Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội đánh giá sự sẵn lòng chi trả cho việc sử dụng nước sạch ở nông thôn trên địa bàn...

Tài liệu đánh giá sự sẵn lòng chi trả cho việc sử dụng nước sạch ở nông thôn trên địa bàn huyện vĩnh thuận, tỉnh kiên giang

.DOCX
67
2
69

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ------------------------------------ HUỲNH TẤN PHI ĐÁNH GIÁ SỰ SẴN LÒNG CHI TRẢ CHO VIỆC SỬ DỤNG NƯỚC SẠCH Ở NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VĨNH THUẬN, TỈNH KIÊN GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ---------------------------------------- HUỲNH TẤN PHI ĐÁNH GIÁ SỰ SẴN LÒNG CHI TRẢ CHO VIỆC SỬ DỤNG NƯỚC SẠCH Ở NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VĨNH THUẬN, TỈNH KIÊN GIANG Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60340410 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS, TS. NGUYỄN VĂN SĨ TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn “Đánh giá sự sẵn lòng chi trả cho việc sử dụng nước sạch ở nông thôn trên địa bàn huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang” là kết quả nghiên cứu và trình bày bởi riêng cá nhân tôi. Dữ liệu được thu thập một cách khách quan, các tài liệu trích dẫn được chú thích nguồn gốc rõ ràng, trung thực. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm với lời cam đoan này. TP. Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 01 năm 2018 Học viên thực hiện Huỳnh Tấn Phi MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ TÓM TẮT LUẬN VĂN CHƯƠNG 1...............................................................................................................................1 GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU..................................................................................................1 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.....................................................................................................1 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU..............................................................................................2 1.2.1. Mục tiêu chung............................................................................................................. 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể.............................................................................................................2 1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU.................................................................................................2 1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.................................................................3 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................................3 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu......................................................................................................3 1.5. KẾT CẤU LUẬN VĂN.....................................................................................................3 CHƯƠNG 2...............................................................................................................................4 CƠ SỞ LÝ THUYẾT............................................................................................................... 4 2.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM........................................................................................................4 2.1.1. Hộ và hộ gia đình nông thôn........................................................................................ 4 2.1.2. Thu nhập và thu nhập hộ gia đình................................................................................ 4 2.1.3. Về tài nguyên nước.......................................................................................................5 2.1.4. Về nước sạch................................................................................................................ 5 2.2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ MỨC SẴN LÒNG CHI TRẢ....................................................5 2.2.1. Khái niệm về mức sẵn lòng chi trả theo lý thuyết marketing.......................................5 2.2.1.1. Định giá sản phẩm.................................................................................................6 2.2.1.2 Giá tối đa................................................................................................................7 2.2.1.3. Giá hạn chế............................................................................................................7 2.2.2. Mức sẵn lò ng chi trả theo lý thuyết kinh tế hoc........................................................8 2.3. CÁC NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN.....................................................................................9 2.3.1. Trên thế giới................................................................................................................. 9 2.3.2. Ở Việt Nam.................................................................................................................10 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2....................................................................................................... 12 CHƯƠNG 3.............................................................................................................................13 MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............................................................13 3.1. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ NGẪU NHIÊN................................................................ 13 3.1.1. Nội dung phương pháp...............................................................................................13 3.1.2. Các bước thực hiện CVM...........................................................................................15 3.2. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU............................................................................................. 19 3.3. DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU................................................................................................. 24 3.4. MẪU NGHIÊN CỨU........................................................................................................24 3.4.1. Cỡ mẫu nghiên cứu.....................................................................................................24 3.5. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SỐ LIỆU.....................................................................25 3.5.1. Quy trình sàng loc và xx lý dữ liệu............................................................................ 25 3.5.2. Phân tích thống kê mô tả............................................................................................ 25 3.5.3. Kiểm định trung bình hai mẫu độc lập (t-test)............................................................25 3.5.4. Phương pháp hồi quy Binary Logistic........................................................................26 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3....................................................................................................... 26 CHƯƠNG 4.............................................................................................................................27 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.....................................................................................................27 4.1. TỔNG QUAN VỀ HUYỆN VĨNH THUẬN..................................................................27 4.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội............................................................................27 4.1.2. Thực trạng sx dụng nguồn nước sạch của người dân tại huyện Vĩnh Thuận.............28 4.2. THỐNG KÊ MÔ TẢ MẪU KHẢO SÁT.......................................................................30 4.2.1. Giới tính chủ hộ..........................................................................................................30 4.2.2. Dân tộc chủ hộ............................................................................................................30 4.2.3. Hoc vấn chủ hộ...........................................................................................................31 4.2.4. Nghề nghiệp chủ hộ....................................................................................................32 4.2.5. Tuổi của chủ hộ.......................................................................................................... 34 4.2.6. Qui mô hộ gia đình.....................................................................................................34 4.2.7. Thu nhập hộ gia đình..................................................................................................34 4.2.8. Tham gia hội đoàn thể................................................................................................35 4.3. KẾT QUẢ HỒI QUY...................................................................................................... 36 4.3.1. Kiểm định sự phù hợp tổng quát................................................................................ 36 4.3.2. Kiểm định sự phù hợp của mô hình............................................................................36 4.3.3. Kiểm định mức độ giải thích của mô hình................................................................. 37 4.3.4. Kết quả hồi quy Binary Logistic.................................................................................37 4.4. MỨC GIÁ SẴN LÒNG CHI TRẢ CỦA HỘ GIA ĐÌNH TẠI HUYỆN VĨNH THUẬN....................................................................................................................................39 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4....................................................................................................... 41 CHƯƠNG 5.............................................................................................................................42 KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH............................................................................. 42 5.1. KẾT LUẬN...................................................................................................................... 42 5.2. HÀM Ý CHÍNH SÁCH...................................................................................................42 5.2.1. Đối với Công ty cấp thoát nước tỉnh Kiên Giang.......................................................42 5.2.2. Đối với UBND huyện Vĩnh Thuận.............................................................................43 5.3. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO.......................44 TÀI LIỆU THAM KHẢO BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN HỘ GIA ĐÌNH PHỤ LỤC SỐ LIỆU DANH MỤC VIẾ T TẮT CB ĐVT CCVC NN CN Đơn vị tính LT Cán bộ BB Công chức viên chức KD Nông nghiệp THCS Công nghiệp THPT Làm thuê NSNT Buôn bán CTRSH Kinh doanh RTSH Trung hoc cơ sở WTP Trung hoc phổ thông WTA Nước sạch nông thôn UBND Chất thải rắn sinh hoạt Rác thải sinh hoạt Mức sẵn lòng chi trả Mức sẵn lòng chấp nhận Ủy ban nhân dân DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1: Giải thích các biến độc lập trong mô hình Bảng 4.1: Sẵn lòng chi trả theo giới tính chủ hộ Bảng 4.2: Sẵn lòng chi trả đối với dân tộc Bảng 4.3: Sẵn lòng chi trả theo hoc vấn Bảng 4.4: Sẵn lòng chi trả theo nghề nghiệp Bảng 4.5: Sẵn lòng chi trả theo tuổi Bảng 4.6: Sẵn lòng chi trả theo qui mô hộ Bảng 4.7: Sẵn lòng chi trả theo thu nhập hộ gia đình Bảng 4.8: Sẵn lòng chi trả theo tham gia hội đoàn thể Bảng 4.9: Độ phù hợp tổng quát của mô hình Bảng 4.10: Sự phù hợp của mô hình Bảng 4.11: Mức độ giải thích của mô hình Bảng 4.12: Kết quả hồi quy Binary Logistic Bảng 4.13: Mức sẵn lòng chi trả của người dân Bảng 4.14: Lý do hộ gia đình sẵn lòng chi trả Bảng 4.15: Lý do hộ gia đình sẵn lòng chi trả . DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất Biểu đồ 4.1: Dân số theo khu vực Biểu đồ 4.2: Giới tính chủ hộ Biểu đồ 4.3: Dân tộc chủ hộ Biểu đồ 4.4: Hoc vấn chủ hộ Biểu đồ 4.5: Nghề nghiệp chủ hộ Biểu đồ 4.6: Tham gia hội đoàn thể TÓM TẮT LUẬN VĂN Việc cung cấp nước sạch cho hộ gia đình ở nông thôn trong điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng và ô nhiễm môi trường trong giai đoạn hiện nay là rất quan trong, tất yếu khách quan và cần thiết. Bằng phương pháp chon mẫu phi xác suất, tác giả chon mẫu khảo sát gồm 160 hộ gia đình đang sinh sống trên địa bàn huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang. Tiến hành thống kê mô tả các đặc trưng của chủ hộ, của hộ gia đình để có cái nhìn khái quát về mẫu nghiên cứu. Sx dụng mô hình hồi quy Binary Logistic xác định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sẵn lòng chi trả cho việc sx dụng nước sạch. Luận văn đề xuất mô hình nghiên cứu gồm 6 biến độc lập: giới tính chủ hộ, tuổi chủ hộ, thành phần dân tộc của chủ hộ, hoc vấn chủ hộ, nghề nghiệp chủ hộ, quy mô hộ, thu nhập của hộ và tham gia hội đoàn thể. Kết quả hồi quy cho thấy, có 5 biến độc lập ảnh hưởng đến khả năng sẵng lòng chi trả cho việc sx dụng nước sạch của hộ gia đình gồm tuổi chủ hộ, hoc vấn chủ hộ, nghề nghiệp chủ hộ, thu nhập bình quân đầu người/tháng của hộ gia đình và tham gia hội đoàn thể. Kết quả nghiên cứu trên là cơ sở để giúp Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Vĩnh Thuận và Công ty cấp thoát nước tỉnh Kiên Giang có những chính sách nhằm hỗ trợ người dân trên địa bàn huyện Vĩnh Thuận tiếp cận được nguồn nước sạch, bảo đảm vệ sinh môi trường, góp phần nâng cao sức khỏe cho người dân địa phương đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới trong thời gian tới. Rất mong quý Thầy, Cô, bạn bè, anh em hoc viên tham gia đóng góp để luận văn được hoàn thiện hơn. 1 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Tài nguyên nước ở Việt Nam được đánh giá là rất đa dạng và phong phú, bao gồm cả nước mặt, nước ngầm và các thủy vực tự nhiên như sông, suối, ao, hồ, đầm, phá có trữ lượng rất dồi dào nhưng trên thực tế nguồn nước để sx dụng ngay lại có hạn vì được phân bổ không đồng đều, nhiều vùng thiếu nước sạch để sinh hoạt do bị ô nhiễm, lũ lụt, sạt lỡ đất, hạn hán và biến đổi khí hậu. Ngoài ra chất lượng nước cũng bị suy giảm nghiêm trong đã hủy hoại môi trường sống đã đẩy con người gần các rủi ro nguy hiểm, lượng nước mất đi do lãng phí trong truyền dẫn và sx dụng còn quá lớn (khoảng 37%) chưa được khắc phục triệt để nên ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, đời sống, năng suất lao động của con người. Theo Hội tài nguyên nước quốc tế (IWRA) bình quân đầu người ở Việt Nam 3 3 mỗi năm sx dụng 3.840m thấp hơn chỉ tiêu 4.000/m /người mà Hội này đã đề ra. Thống kê của Viện sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường (BXT) Việt Nam hiện có khoảng 17,2 triệu người (tương đương 21,5% dân số) đang sx dụng nguồn nước sinh hoạt từ giếng khoang (nước ngầm) chưa được kiểm nghiệm hay qua xx lý. Mặc khác việc khai thác quá mức và không có quy hoạch đã làm cho mực nước dưới đất bị hạ thấp sẽ dấn đến hiện tượng xâm nhập mặn và bị ô nhiễm nặng, còn nước mặt ở ao, hồ, sông, suối cuãng bị nhiễm mặn, nhiễm bẩn, tình trạng khô hạn thiếu nước đang diễn ra gay gắt ở nhiều nơi. Từ thực tế nêu trên đòi hỏi bằng sự nổ lực của các cấp chính quyền và cộng đồng xã hội phải quan tâm đến việc sx dụng và quản lý nguồn nước sạch trong bối cảnh hiện nay. Theo kết quả điều tra từ các địa phương cho thấy đến nay có 85,7% tỷ lệ dân số ở nông thôn sx dụng nước hợp vệ sinh trong đó có 49% sx dụng nước sạch và có 43,5% sx dụng nước sạch từ công trình cấp nước tập trung (theo Nguyễn Mai tháng 5/2017) đây là một tỷ lệ còn thấp cần có nhiều giải pháp đồng bộ để thúc đẩy số lượng người dân nông thôn được sx dụng nước sạch. Vĩnh Thuận là huyện vùng sâu của tỉnh Kiên Giang có diện tích tự nhiên 394,75 2, Km , dân số 92.636 người, với 22.443 hộ, huyện có 8 đơn vị hành chính (1 thị trấn, 7 xã) đời sống nhân dân ngày càng được nâng lên. Thực hiện chương trình đưa nước 2 sạch về nông thôn đã được người dân đồng tình hưởng ứng, hiện nay toàn huyện có 3 trạm cấp nước sạch quy mô nhỏ tập trung nhiều nhất ở thị trấn Vĩnh Thuận. Tính đến cuối năm 2016 toàn huyện cung cấp nước sạch đạt 17,11%; (phần còn lại người dân phải sx dụng nước giếng khoang, nước ao, hồ để sinh hoạt ăn uống nên chất lượng nước sẽ không an toàn và đảm bảo sức khỏe vì không được kiểm tra thường xuyên nên rất cần nguồn nước sạch, để người dân thụ hưởng. Để tìm ra nguyên nhân nhằm giải quyết những nhu cầu chính đáng đó, xét thấy sự cần thiết phải tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình sx dụng nước sạch hiện nay và mức độ hài lòng để chi trả khi sx dụng trong thời gian tới nhằm đề xuất giải pháp hiệu quả cao nhất giúp nhân dân nâng cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo sức khỏe, giảm các bệnh truyền nhiễm do nguồn nước gây ra vì vậy hoc viên đã chon đề tài “Đánh giá sự sẵn lòng chi trả cho việc sử dụng nước sạch ở nông thôn trên địa bàn huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang” làm đề tài luận văn thạc sĩ. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Mục tiêu của đề tài là đánh giá mức sẵn lòng chi trả (WTP) cho việc sx dụng nước sạch nông thôn của hộ gia đình trên địa bàn huyện Vĩnh Thuận. Từ đó, đề xuất giải pháp thực hiện đảm bảo cấp nước sạch, an toàn, chất lượng nước đạt quy định góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và sức khỏe con người. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Để đạt được những mục tiêu trên, luận văn thực hiện các mục tiêu cụ thể sau: Làm rõ các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc sx dụng nước sạch của hộ gia đình nông thôn trên địa bàn huyện Vĩnh Thuận. Xác định mức phải trả chi phí cho việc sx dụng nước sạch nông thôn của hộ dân trong huyện Vĩnh Thuận. Đề xuất các chính sách nhằm giúp người dân tiếp cận tốt hơn đối với nước sạch nông thôn. 1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Những yếu tố nào ảnh hưởng đến khả năng chi trả của hộ gia đình cho việc sx dụng nước sạch nông thôn trên địa bàn huyện Vĩnh Thuận? Mức phải trả cho việc sx dụng nước sạch nông thôn của hộ gia đình trên địa bàn huyện Vĩnh Thuận là bao nhiêu? 3 Các chính sách nào nhằm giúp người dân tiếp cận tốt hơn đối với nước sạch nông thôn? 1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài đánh giá khả năng sẵn lòng chi trả của hộ gia đình cho việc sx dụng nước sạch nông thôn. 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu Không gian: nghiên cứu thực hiện trên hộ gia đình thuộc địa bàn huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang. Thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu trong thời gian từ năm 2014 - 2016. Số liệu sơ cấp thu thập 160 hộ gia đình trên địa bàn huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang thông qua phỏng vấn trực tiếp các hộ gia đình trong thời gian tháng 10/2017. 1.5. KẾT CẤU LUẬN VĂN Luận văn kết cấu gồm 5 chương: Chương 1. Giới thiệu đề tài. Chương này trình bày vấn đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phương pháp nghiên cứu, kết cấu luận văn. Chương 2. Cơ sở lý thuyết và nghiên cứu liên quan. Chương này trình bày các khái niệm về hộ gia đình, mức sẵn lòng chi trả, các lý thuyết kinh tế và tổng hợp các nghiên cứu liên quan đến đề tài. Chương 3. Phương pháp và mô hình nghiên cứu. Chương này trình bày phương pháp chon mẫu, phương pháp phân tích dữ liệu và mô hình nghiên cứu. Chương 4. Kết quả nghiên cứu. Chương này trình bày thực trạng sx dụng nước sạch của hộ gia đình trên địa bàn huyện Vĩnh Thuận, đặc điểm mẫu khảo sát, kết quả hồi quy và thảo luận kết quả nghiên cứu. Chương 5. Kết luận và hàm ý chính sách. Chương này trình bày những kết quả mà đề tài đạt được, các hàm ý chính sách nhằm mở rộng mạng lưới cung cấp nước sạch nông thôn, đồng thời chỉ ra các hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo. 4 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM 2.1.1. Hộ và hộ gia đình nông thôn Hộ có nhiều định nghĩa khác nhau bởi nhiều tác giả. Theo giáo trình kinh tế phát triển nông thôn có trích dẫn thì tác giả Martin (1988) có định nghĩa, hộ là đơn vị cơ bản liên quan đến sản xuất, tái sản xuất, đến tiêu dùng và các hoạt động xã hội khác. Theo Harris, ở viện nghiên cứu phát triển trường Đại hoc tổng hợp Susex (Luân Đôn - Anh) cho rằng: “Hộ là một đơn vị tự nhiên tạo nguồn lao động”. Từ đó, có thể hiểu hộ là một nhóm người cùng chung huyết tộc hay không cùng huyết tộc, cùng sống chung hay không cùng sống chung một mái nhà, có chung một nguồn thu nhập và ăn chung, cùng tiến hành sản xuất chung. Hộ gia đình nông thôn được hiểu là hộ có phương tiện kiếm sống từ ruộng đất và sx dụng chủ yếu lao động gia đình và sản xuất. Luôn nằm trong hệ thống kinh tế rộng lớn nhưng về cơ bản được đặc trưng tham gia một phần vào thị trường với mức độ chưa hoàn chỉnh. Nông hộ cũng có thể được hiểu là hộ có phương tiện kiếm sống từ ruộng đất và sx dụng chủ yếu lao động gia đình vào sản xuất. Hộ nông dân là những hộ chủ yếu hoạt động nông nghiệp theo nghĩa rộng bao gồm cả nghề rừng, nghề cá và hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn (Trần Văn Hiền, 2014). Theo Ellis (1988): Nông hộ là các hộ nông dân thu hoạch các phương tiện sống từ ruộng đất, sx dụng chủ yếu lao động gia đình trong sản xuất nông trại, nằm trong một hệ thống kinh tế rộng hơn nhưng về cơ bản được đặc trưng bằng việc tham gia một phần trong thị trường hoạt động với một trình độ hoàn chỉnh không cao. 2.1.2. Thu nhập và thu nhập hộ gia đình Theo Tổng Cục Thống kê (2010):Thu nhập là tổng số tiền mà một người hay một gia đình kiếm được trong 1 ngày, 1 tuần hay 1 tháng, hay nói cụ thể hơn là tất cả những gì mà người ta thu được khi bỏ công sức lao động một cách chính đáng được goi là thu nhập. Thu nhập bình quân đầu người 1 tháng được tính bằng cách chia tổng thu nhập trong năm của hộ gia đình cho số nhân khẩu của hộ và chia cho 12 tháng. 5 Thu nhập của hộ gia đình là toàn bộ số tiền và giá trị hiện vật quy thành tiền sau khi đã trừ chi phí sản xuất mà hộ gia đình và các thành viên của hộ nhận được trong một thời gian nhất định, thường là 1 năm, bao gồm (1) thu từ tiền công, tiền lương, (2) thu từ sản xuất nông, lâm, nghiệp, thủy sản (đã trừ chi phí sản xuất và thuế sản xuất), (3) thu từ ngành nghề phi nông, lâm, thủy sản (đã trừ chi phí sản xuất và thuế sản xuất), (4) thu khác được tính vào thu nhập (không tính tiền từ tiết kiệm, bán tài sản, vay thuần túy, thu nợ và các khoản chuyển nhượng vốn nhận được). 2.1.3. Về tài nguyên nước Theo luật tài nguyên nước quy định (sxa đổi và bổ sung 2012): Tài nguyên nước bao gồm nguồn nước mặt, nước dưới đất, nước mưa và nước biển trên lãnh thổ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Luật cũng quy định, nguồn nước là các dạng tích tụ nước tự nhiên hoặc nhân tạo có thể khai thác, sx dụng bao gồm sông, suối, kênh, rạch, hồ, ao, đầm, phá, biển, các tầng chứa nước dưới đất; mưa, băng, tuyết và các dạng tích tụ nước khác. 2.1.4. Về nước sạch Theo quy định của Luật Tài nguyên nước năm 1998 thì nước sạch là nước đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng của Tiêu chuẩn Việt Nam. Theo tiêu chuẩn của Bộ Y Tế “nước sạch trong quy định này là nước dùng trong các mục đích sinh hoạt cá nhân và gia đình, không sx dụng làm nước ăn uống trực tiếp. Nếu dùng trực tiếp cho ăn uống phải xx lý để đạt tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống ban hành theo Quyết Định số 1329/QĐ- BYT ngày18/4/2002 của Bộ Y Tế”. 2.2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ MỨC SẴN LÒNG CHI TRẢ 2.2.1. Khái niệm về mức sẵn lòng chi trả theo lý thuyết marketing Theo Breidert (2005), khi mua sắm một sản phẩm, khách hàng sẵn lòng chi trả bao nhiêu phụ thuộc vào giá trị kinh tế nhận được và mức độ hữu dụng của sản phẩm. Hai giá trị xác định mức giá một người sẵn long chấp nhận là mức giá hạn chế và mức giá tối đa. Tuy thuộc nhận định của khách hàng khi mua sản phẩm là sản phẩm dự định mua không có sản phẩm thay thế thi để có được độ hữu dụng của sản phẩm, khách hàng sẵn sàng chi trả khoản tiền cao nhất là mức giá hạn chế; hoặc sản phẩm thay thế của sản phẩm dự định mua có giá trị kinh tế thấp hơn mức hữu dụng thi mức giá cao nhất khách hàng chấp nhận chi trả bằng với giá trị kinh tế của sản phẩm thay 6 thế là mức giá tối đa. Mức sẵn lòng chi trả được định nghĩa là mức giá cao nhất một cá nhân sẵn sàng chấp nhận chi trả cho một hàng hóa dịch vụ. 2.2.1.1. Định giá sản phẩm Nagle va Holden (2002) va Monroe (2003), dẫn theo Breidert (2005), cho rằng định giá là một trong những yếu tố quan trong nhất trong marketing hỗn hợp. Nó là yếu tố duy nhất sản sinh ra thu nhập. Giá một sản phẩm (là hàng hóa hay dịch vụ) được đưa ra tương tác mạnh mẽ với hầu hết các yếu tố khác của marketing hỗn hợp như: quảng cáo và khuyến mại, phân phối… Kotler va Armstrong (2001) định nghĩa giá là “lượng tiền phải trả cho một sản phẩm hoặc dịch vụ, hoặc tổng giá trị mà người tiêu dùng đánh đổi để có hoặc sx dụng sản phẩm hay dịch vụ”. Monroe (2003) định nghĩa giá theo công thức sau: P=M/G Trong đó: - P là giá sản phẩm; - M là lượng tiền hoặc hàng hóa/ dịch vụ mà người bán nhận được; - G là lượng hàng hóa/ dịch vụ mà người mua nhận được. Có hai phương pháp định giá sản phẩm là định giá sản phẩm dựa vào chi phí và định giá sản phẩm dựa vào giá trị người tiêu dùng nhận được. Định giá sản phẩm dựa vào chi phí: Sản phẩm ->Chi phí ->Giá ->Giá trị nhận được ->Khách hàng. Định giá sản phẩm dựa vào giá trị nhận được: Khàch hàng ->Giá trị nhận được ->Giá ->Chi phí ->Sản phẩm. Theo phương pháp định giá sản phẩm dựa vào chi phí (cost basedpricing), giá bán được đưa ra dựa vào các chi phí liên quan đến việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Chi phí là yếu tố quyết định giá bán. Ngược lại, nhiều công ty định giá sản phẩm của ho dựa vào giá trị nhận được (value based-pricing). Giá bán được xây dựng trước khi tính đến các chi phí liên quan đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Công ty ước tinh giá trị nhận được của người tiêu dùng khi sx dụng hàng hóa/ dịch vụ của công ty là giá bán. Căn cứ vào giá trị mục tiêu và giá bán mục tiêu, các quyết định về thiết kế sản phẩm và chi phí được đưa ra (Kotler va Armstrong, 2001, dẫn theo Breidert, 2005). Việc định giá sản phẩm dựa và giá trị nhận được khó khăn hơn dựa vào chi phí nhưng 7 tiềm năng lợi nhuận của chiến lược giá dựa vào giá trị nhận được lớn hơn nhiều so với bất kỳ phương pháp định giá nào khác (Monroe, 2003, dẫn theo Breidert, 2005). Tuy nhiên, việc nhận định giá trị nhận được của khách hàng sai gây ảnh hưởng lớn đến doanh thu của sản phẩm. Nếu công ty nhận định giá trị khách hàng nhận được nhiều dẫn đến định giá sản phẩm quá cao, sản phẩm sẽ không tiêu thụ được, doanh thu bị ảnh hưởng. Ngược lại, nhận định giá trị nhận được thấp dẫn đến giá bán thấp, doanh thu cũng bị ảnh hưởng. Việc đưa ra khái niệm này nhằm mục đích phân tích mức WTP của người dân để được sử dụng nước sạch so sánh với mức giá của nhà máy dẫn đến việc ra quyết định của người dân. 2.2.1.2 Giá tối đa Nagle va Holden (2002), Monroe (2003), dẫn theo Breidert (2005), định nghĩa giá tối đa như sau: Giá tối đa (pmax) của một sản phẩm được hình thành bởi người tiêu dùng như là sự nhận biết mức giá tham khảo của các sản phẩm tham khảo cộng với giá trị khác biệt giữa sản phẩm tham khảo và sản phẩm quan tâm. Mức giá tối đa được thể hiện như sau: Pmax = pref + pdiff Trong đó: Pmax là giá tối đa, pref là giá trị tham khảo, pdiff là giá trị khác biệt. Giá trị tham khảo (pref) là chi phí mà khách hàng bỏ ra để mua một sản phẩm cạnh tranh mà ho cho là sự thay thế tốt nhất của sản phẩm ho đang quan tâm. Giá trị khác biệt (pdiff) là giá trị của bất kỳ sự khác biệt nào giữa sản phẩm quan tâm và sản phẩm tham khảo. Như vậy, sản phẩm hoàn hảo, ưu việt nhất so với các sản phẩm cạnh tranh sẽ có giá bán tối đa. Mấu chốt để có giá bán tối đa là khác biệt hóa sản phẩm, tức là sxa đổi một sản phẩm làm nó thu hút hơn, khác biệt hơn đối với một nhóm khách hàng nhất định. Sự khác biệt đòi hỏi một chiến lược gia tinh vi dựa vào giá trị nhận được của sản phẩm (Kotler va Armstrong (2001), dẫn theo Breidert (2005)). Qua giá tối đa có thể suy luận về mức WTP khi cải thiện chất lượng nước xem mức WTP này có chấp nhận được không. 2.2.1.3. Giá hạn chế Theo Varian ((2003), dẫn theo Breidert (2005)): Các nhà kinh tế goi mức sẵn lòng chi trả tối đa của một người là mức giá hạn chế của người đó. Giá hạn chế là mức giá cao nhất mà một người chấp nhận và vẫn mua sản phẩm. Nói cách khác, giá hạn 8 chế của một người là mức giá mà tại đó anh ấy hoặc cô ấy quyết định giữa việc mua hàng và không mua hàng. Theo Breidert (2005), giá hạn chế (pres) của một vài sản phẩm là mức giá mà tại đó người tiêu dùng không thấy sự khác biệt giữa việc tiêu thụ hoặc không tiêu thụ sản phẩm (hoặc bất kỳ loại hàng hóa nào khác của cùng một lớp sản phẩm). Sử dụng giá tối thiểu nhằm tìm hiểu mức WTP mà người dân chưa sử dụng nước sạch có thể trả. 2.2.2. Mức sẵn lò ng chi trả theo lý thuyết kinh tế học Người tiêu dùng thường chi tiêu cho sản phẩm A ho muốn tiêu dùng với mức giá thị trường là P*. Tuy nhiên, tuy thuộc sở thích tiêu dùng của cá nhân người tiêu dùng, ho chấp nhận chi tiêu với mức giá cao hơn giá thị trường để có được sản phẩm A. Tại hình 2, mức giá cao nhất người tiêu dùng chấp nhận bỏ ra để mua sản phẩm A là P1. Như vậy, mức sẵn lòng chi trả (WTP) chính là biểu hiện sở thích tiêu dùng, là thước đo sự thỏa mãn của khách hàng. Người tiêu dùng mua Q* sản phẩm A với giá trị của mỗi đơn vị sản phẩm A chính là giá trị của sản phẩm cuối càng là Q*. Người tiêu dùng được hưởng thặng dư tiêu dùng vi ho chỉ phải trả một lượng giá trị là Q* đồng đều cho từng đơn vị hàng hóa đã mua. Theo quy luật về hữu dụng cận biên giảm dần, mức độ thỏa mãn của khách hàng khi tiêu dùng sản phẩm A giảm dần từ đơn vị sản phẩm thứ 1 đến đơn vị sản phẩm thứ Q*. Mức thỏa dụng thặng dư người tiêu dùng sẽ nhận được từ đơn vị sản phẩm thứ 1 đến đơn vị sản phẩm thứ Q*-1. Do vậy, đường cầu được mô tả giống như đường sẵn lòng chi trả của người tiêu dùng. Miền nằm dưới đường cầu, bao gồm chi phí người tiêu dùng bỏ ra để mua sản phẩm theo giá thị trường và thặng dư người tiêu dùng nhận được khi sx dụng sản phảm, đo lường tổng giá trị của WTP. Biểu đồ 2.1: Thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất Nguồn: Markiw (2003) Hay nói cách khác: SOP1MQ*=SOP*MQ*+SP*MP1 Trong đó: 9 SOP1MQ*: là diện tích hình OP1MQ* thuộc miền nằm dưới đường cầu, biểu thị tổng giá trị mức sẵn lòng chi trả của người tiêu dùng. SOP* MQ*: là diện tích hình OP*MQ*, biểu thị chi phí tính theo giá thị trường của sản phẩm. SP*MP1: là diện tích hình P*MP1, biểu thị thặng dư người tiêu dùng nhận được khi mua sản phẩm. 2.3. CÁC NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN 2.3.1. Trên thế giới Nghiên cứu của Shion Guha (2007) về “Trong việc thẩm định giá cung cấp nước sạch qua phương pháp sẵn sàng chi trả trong một quốc gia đang phát triển – trường hợp nghiên cứu ở Calcutta, Ấn Độ”. Nghiên cứu này điều tra mức bình quân về sự sẵn sảng chi trả của người dân cho nước sạch ở Calcutta và đưa ra các giải pháp khả thi. Một nxa trong số 202 người được khảo sát trong nghiên cứu này là những cư dân khu ổ chuột trong khi một nxa còn lại là những cư dân khu chung cư. Cuộc khảo sát được tiến hành theo phương pháp định giá ngẫu nhiên (CVM), để ước tính việc sẵn sàng chi trả của ho dành cho nước uống được tiến hành trong các tòa nhà chung cư tại Dhakuria, Calcutta. Những người trong nhóm thu nhập thấp và trung bình chủ yếu sống trong chung cư này. Kết quả phân tích hồi quy đa biến cho thấy 5 nhân tố xác định ảnh hưởng bao gồm thu nhập hộ gia đình, tuổi tác của người trả lời, năm hoc của người trả lời, số trẻ em trong gia đình, và số thành viên trong hộ gia đình của người trả lời. Nghiên cứu của Kaliba Norman và Chang (2003) về “Nghiên cứu mức sẳn lòng chi trả nhằm cải thiện việc cung cấp nước cho những vùng nông thôn thuộc vùng Trung bộ Tanzania Châu Phi và những gợi ý chính sách”. Nghiên cứu mức sẳn lòng chi trả nhằm mục đích để cải thiện và khả năng phát triển bền vững cho những ngành dịch vụ công cộng về nước nông thôn. Đề tài đã khảo sát cộng đồng tại các vùng Dodoma và Singida thuộc khu vực miền Trung Tanzania, bằng cách sx dụng các hàm logit đa thức. Kết quả phân tích cho thấy, dân trong vùng khảo sát đồng tình với việc cải tiến loại hình dịch vụ cấp nước và việc chứng thực mức sẳn lòng chi trả cho việc cải thiện này, các biến có ý nghĩa thống kê về mặt tích cực là quy mô hộ gia đình và sự hài lòng trong việc thực thi các hoạt động trong dự án; các biến có ý nghĩa thống kê về mặt tiêu cực là độ tuổi, tài sản và các khoảng đóng tiền mặt. 10 Nghiên cứu của Churai Tapvong và Jittapatr Kruavan (2003) xác định giá trị ngẫu nhiên cải thiện chất lượng nước của sông Chao Phraya của Thái Lan do bị ô nhiễm môi trường. Nghiên cứu này sx dụng phương pháp giả định ngẫu nhiên (CVM) trong phân tích chính sách để đánh giá cư dân ở Bangkok có sẵn sàng chi trả cho việc cải thiện chất lượng nước của sông Chao Phraya của Thái Lan. Ước tính mức sẵn sảng trả theo phương pháp định lượng xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính bằng cách sx dụng phương pháp OLS, số liệu sẵn lòng trả được xem như là một biến phụ thuộc, để xác định các yếu tố chi phối số tiền lệ phí một cá nhân sẵn sảng trả cho việc xứ lý từng loại chất lượng nước. Kết quả đã tìm ra biến giáo dục, biến tầm quan trong, thu nhập, tình trạng cảm nhận về chất lượng nước hiện có, việc sinh sống gẩn sông, các biến phí trưng cầu dân ý là những biến có ý nghĩa thống kê. 2.3.2. Ở Việt Nam Nghiên cứu của Nguyễn Bá Huân (2017) về “Ước lượng mức sẵn lòng chi trả cho sx dụng nước sạch của người dân tại huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội”. Huyện Chương Mỹ là địa phương (trước đây thuộc tỉnh Hà Tây) có tỷ lệ dân số sx dụng nước sạch theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống của Bộ Y tế thấp nhất khu vực ngoại thành Hà Nội. Phần lớn dân cư vẫn đang chủ yếu sx dụng nước giếng khoan chưa đảm bảo an toàn. Ước lượng mức sẵn lòng chi trả cho sx dụng nước sạch của người dân làm cơ sở khoa hoc quan trong trong việc đề xuất các giải pháp nhằm tăng tỷ lệ sx dụng nước sạch nông thôn trong bối cảnh nguồn nước này càng bị ô nhiễm nghiêm trong. Bằng việc sx dụng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên, kết quả khảo sát 360 hộ gia đình ở 4 xã đại diện huyện Chương Mỹ cho thấy mức 3 WTP bình quân là 5.310 đồng/m nước sạch. Đồng thời, kết quả hồi quy cũng chỉ ra rằng các yếu tố: nghề nghiệp, thu nhập, trình độ hoc vấn, tuổi, giới tính và sự tham gia tổ chức môi trường của hộ là những yếu tố ảnh hưởng lớn nhất. Nghiên cứu của Lê Thị Phương Dung và cộng sự (2016) về “Mức sẵn lòng chi trả của hộ dân để cải thiện môi trường nước ở làng nghề gỗ Đồng Kỵ, Bắc Ninh”. Mỗi năm, làng nghề chế biến gỗ Đồng Kỵ của tỉnh Bắc Ninh đã tạo ra giá trị sản phẩm đạt khoảng 500 tỷ đồng với 65% các sản phẩm xuất khẩu. Trong những năm gần đây, tổng giá trị sản xuất tăng hơn 17%/năm. Tuy nhiên, tình trạng ô nhiễm môi trường của làng bây giờ rất nghiêm trong, đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước, đất và không khí. Các chỉ số BOD, TSS, Sunfua vượt chuẩn cho phép nhiều lần. Nghiên cứu này sx dụng
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan