Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Đại cương Đánh giá quy trình chăm sóc của điều dưỡng cho bệnh nhi viêm đường hô hấp cấp tạ...

Tài liệu Đánh giá quy trình chăm sóc của điều dưỡng cho bệnh nhi viêm đường hô hấp cấp tại khoa nhi bệnh viện đa khoa hậu lộc tỉnh thanh hóa, năm 2022

.PDF
37
1
110

Mô tả:

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH ------------- ĐỖ THỊ NHUNG ĐÁNH GIÁ QUY TRÌNH CHĂM SÓC CỦA ĐIỀU DƯỠNG CHO BỆNH NHI VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP CẤP TẠI KHOA NHI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HẬU LỘC TỈNH THANH HÓA, NĂM 2022 BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NAM ĐỊNH – 2022 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH ------------- ĐỖ THỊ NHUNG ĐÁNH GIÁ QUY TRÌNH CHĂM SÓC CỦA ĐIỀU DƯỠNG CHO BỆNH NHI VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP CẤP TẠI KHOA NHI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HẬU LỘC TỈNH THANH HÓA, NĂM 2022 Chuyên ngành: Điều dưỡng Nhi khoa BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN TS.BS. VŨ VĂN THÀNH NAM ĐỊNH - 2022 i LỜI CẢM ƠN Trong thời gian nghiên cứu và hoàn thành chuyên đề này, cá nhân em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các giảng viên, của nhà trường, của cơ quan, bạn bè, anh chị em đồng nghiệpvà những người thân trong gia đình. Trước tiên với tình cảm sâu sắc và chân thành nhất, cho phép em được bày tỏ lòng biết ơn đến Ban giám hiệu nhà trường, phòng đào tạo sau đại học, thầy cô giảng viên của trường Đại học Điều dưỡng Nam Định đã tận tình hỗ trợ, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập. Thời gian từ khi bắt đầu học tập tại trường đến nay, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý Thầy Cô và đồng nghiệp. Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến Thầy giáo hướng dẫn của em: TS Vũ Văn Thành, thầy đã tận tình truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu chuyên đề. Bằng tất cả tình cảm Em xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc Bệnh viện đa khoa Hậu Lộc, lãnh đạo cùng tập thể Bác sĩ, Điều dưỡng tại khoa Nhi, anh chị em đồng nghiệp đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để em thực hiện chuyên đề tốt nghiệp. Em xin dành tất cả tình cảm yêu quý và biết ơn đến bố mẹ, anh chị em những người thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện thời gian để em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp lần này. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn! Nam Định, ngày 20 tháng 8 năm 2022 Tác giả Đỗ Thị Nhung ii LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan đây là báo cáo chuyên đề của em trong thời gian qua. Nội dung trong bài cáo cáo này hoàn toàn trung thực, khách quan và chưa được áp dụng. Báo cáo này do bản thân em thực hiện dưới sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn. Nếu có điều gì sai trái em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Học viên Đỗ Thị Nhung iii MỤC LỤC Trang LỜI CẢM ƠN…………………………………………………………….…………….i LỜI CAM ĐOAN…………………………………………………….………………..ii MỤC LỤC………………………………………………………………….…………iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT……………………………………………....…….…iv DANH MỤC BẢNG……………………………………………………………….….v DANH MỤC BIỂU ĐỒ………………………………………………………….…...vi ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................................ 1 Chương 1 ......................................................................................................................... 3 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ............................................................................. 3 1.1. Cơ sở lý luận. ........................................................................................................... 3 1.2. Các nghiên cứu về chăm sóc viêm đường hô hấp cấp tính ở trẻ em...................... 13 CHƯƠNG 2 .................................................................................................................. 15 MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT ........................................................................ 15 2.1. Giới thiệu về Bệnh viện đa khoa huyện Hậu Lộc. ................................................. 15 2.2. Thực trạng của vấn đề. ........................................................................................... 15 CHƯƠNG 3 .................................................................................................................. 20 BÀN LUẬN .................................................................................................................. 20 3.1. Thực trạng hoạt động chăm sóc của điều dưỡng đối với bệnh nhi viêm đường hô hấp cấp tại Bệnh viện đa khoa Hậu Lộc, năm 2022 ..................................................... 20 3.2. Tồn tại, khó khăn ................................................................................................... 24 3.3. Nguyên nhân ……………………………………………………..………………23 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP ………………………………………………...….24 KẾT LUẬN ................................................................................................................... 26 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................. iv DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ĐD: Điều dưỡng KTV: Kỹ thuật viên GDSK: Giáo dục sức khỏe NHS: Nữ hộ sinh NKHHCT: Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính RLLN: Rút lõm lồng ngực SDD: Suy dinh dưỡng WHO: World Health Organizatio/Tổ chức y tế thế giới v DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 2.1. Đặc điểm nhân khấu học của bệnh nhi.………………………….……… 20 Bảng 2.2. Tiền sử của bệnh nhi.……………………………………………………. 21 Bảng 2.3. Triệu chứng cơ năng và toàn thân……………………………………….. 21 Bảng 2.4. Triệu chứng thực thể…………………………………………………….. 21 Bảng 2.5. Đặc điểm chăm sóc của bệnh nhi………………………………………... 22 Bảng 2.6. Các loại thuốc dùng cho bệnh nhi………………………………………. 23 vi DANH MỤC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 2.1. Biểu đồ phân bổ bệnh nhi theo số lần khí dung 22 Biểu đồ 2.2. Phân nhóm chăm sóc bệnh nhi trong thời gian điều trị 23 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Viêm đường hô hấp cấp tính là một nhóm bệnh do vi khuẩn hoặc virus gây nên những tổn thương viêm cấp tính ở một phần hay toàn bộ hệ thống đường hô hấp kể từ tai, mũi, họng cho đến phổi, màng phổi. Viêm đường hô hấp cấp tính có tỷ lệ mắc cao, chiếm 30-35% tổng số các bệnh. Theo số liệu của Wajula (1991) tỷ lệ đến khám vì nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở Etiopia là 25,5%; ở Batda-Irak là 39,3%; ở Sao Palo-Brazin là 41,8%; ở London là 30,5%; ở Herston – Australia là 34%.Viêm đường hô hấp cấp tính có tỷ lệ tử vong cao, đặc biệt là viêm phổi. Theo số liệu của WHO (1990), trên toàn thế giới, hàng năm có khoảng 14 triệu trẻ em dưới 5 tuổi chết (95% ở các nước đang phát triển), trong đó có 4 triệu trẻ chết vì NKHHCT. Đây là một trong 3 nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi [22]. Ở Việt Nam, nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính là nguyên nhân hàng đầu gây gánh nặng bệnh tật và đứng thứ ba gây tử vong cho trẻ dưới 5 tuổi, là nguyên nhân nhập viện thường gặp nhất ở trẻ em, chiếm 27,9% số ca nhập viện, đặc trưng bởi thời gian nằm viện dài (7,6 ngày) ngay cả trường hợp bệnh nhẹ [2], [19]. Viêm đường hô hấp cấp tính không những có tỷ lê mắc bệnh cao mà còn bị mắc nhiều lần trong năm, trung bình 1 trẻ trong 1 năm có thể bị viêm đường hô hấp cấp tính từ 3 - 5 lần, làm ảnh hưởng đến sức khoẻ và tính mạng của trẻ, đổng thời làm giảm ngày công lao động của người mẹ. Nhận thức được tầm quan trọng của nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em, từ năm 1984 đến nay chương trình nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính (ARI) do WHO và UNICEF khởi xướng đã được triển khai thực hiện ở nước ta. Cho đến nay chương trình đã triển khai rộng khắp trên 96% địa phương toàn quốc, đã có 98% trẻ em dưới 5 tuổi được chương trình bảo vệ. Thành công của chương trình là giáo dục kiến thức cho bà mẹ biết cách phát hiện sớm dấu hiệu của bệnh, đưa trẻ đến cơ sở y tế kịp thời, chăm sóc và phòng ngừa bệnh cho trẻ [1]. Vì những lý do trên, năm 1983 Tổ chức Y tế thế giới đã có chương trình phòng chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính (chương trình ARI) ở trẻ em trên phạm vi toàn cầu 2 và năm 1984 Viêt Nam đã có chương trình quốc gia phòng chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính. Chương trình nhằm 2 mục tiêu: Mục tiêu trước mắt là giảm tỷ lê tử vong do nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi, trong đó chủ yếu là viêm phổi. Mục tiêu lâu dài là giảm tỷ lê mắc bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em, đặc biêt là trẻ dưới 5 tuổi. Bệnh viện đa khoa Hậu Lộc hàng năm tiếp nhận hàng trăm bệnh nhi bệnh hô hấp. Bên cạnh việc điều trị thì hoạt động chăm sóc của điều dưỡng với bệnh nhi viêm đường hô hấp cấp đóng vai trò rất quan trọng để đánh giá các dấu hiệu của bệnh kịp thời và lựa chọn phương pháp chăm sóc phù hợp, có kiến thức chăm sóc đúng đắn cho trẻ nhằm giảm nguy cơ biến chứng nặng và tử vong. Vì thế, hoạt động chăm sóc của điều dưỡng đối với những bệnh nhi này là rất cần thiết. Tuy nhiên, trên thực tế, hoạt động chăm sóc của điều dưỡng với bệnh nhi viêm đường hô hấp cấp vẫn có nhiều những tồn tại, khó khăn. Nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc của điều dưỡng đối với bệnh nhi viêm đường hô hấp cấp cũng như có thể đề xuất các giải pháp để nâng cao hoạt động chăm sóc, chúng tôi thực hiện nghiên cứu: “Đánh giá quy trình chăm sóc của điều dưỡng cho bệnh nhi viêm đường hô hấp cấp tại khoa Nhi - Bệnh viện đa khoa Hậu Lộc tỉnh Thanh Hóa, năm 2022”, với 2 mục tiêu sau: 1. Mô tả thực trạng hoạt động chăm sóc bệnh nhi viêm đường hô hấp cấp tại khoa Nhi - Bệnh viện đa khoa Hậu Lộc tỉnh Thanh Hóa, năm 2022. 2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hoạt động chăm sóc bệnh nhi viêm đường hô hấp cấp tại khoa Nhi - Bệnh viện đa khoa Hậu Lộc tỉnh Thanh Hóa. 3 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Cơ sở lý luận. 1.1.1. Định nghĩa nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính NKHHCT là một nhóm bệnh do vi khuẩn hoặc virus gây nên những tổn thương viêm cấp tính ở một phần hay toàn bộ hệ thống đường hô hấp bao gồm: Tai, mũi, họng, thanh quản, khí quản, phế quản, tiểu phế quản, phổi. Thời gian bị bệnh không quá 30 ngày, ngoại trừ viêm tai giữa cấp là 14 ngày [3], [11]. 1.1.2. Phân loại về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính 1.1.2.1. Phân loại theo vị trí giải phẫu: Lấy nắp thanh quản là ranh giới để phân ra viêm đường hô hấp trên và đường hô hấp dưới. Nếu tổn thương ở phía trên nắp thanh quản là viêm đường hô hấp trên, tổn thương ở phía dưới nắp thanh quản là viêm đường hô hấp dưới. + Viêm đường hô hấp trên là các viêm họng, viêm VA, viêmamidal, viêm xoang, viêm tai giữa, ho, cảm lạnh... Viêm đường hô hấp trên thường nhẹ và ít gây tử vong. + Viêm đường hô hấp dưới thường gặp nhất là viêm phổi, ít gặp viêm thanh quản, khí quản, phế quản, tiểu phế quản...tuy chỉ chiếm khoảng 1/3 số ca NKHHCT nhưng thường nặng và dễ gây tử vong [3], [10], [11]. 1.1.2.2. Phân loại theo mức độ nặng nhẹ: Theo TCYTTG có thể dựa vào dấu hiệu cơ bản như ho, thở nhanh, rút lõm lồng ngực và một số dấu hiệu khác để phân loại xử trí theo mức độ nặng nhẹ của bệnh. - Bệnh rất nặng: Trẻ có một trong các dấu hiệu nguy kịch. -Viêm phổi nặng: Trẻ có dấu hiệu rút lõm lồng ngực. - Viêm phổi: Trẻ có dấu hiệu thở nhanh, không rút lõm lồng ngực. - Không viêm phổi (ho và cảm lạnh): Trẻ chỉ có dấu hiệu ho, chảy nước mũi, không thở nhanh, không rút lõm lồng ngực [3], [10], [11]. 1.1.3. Các biểu hiện lâm sàng 1.1.3.1. Dấu hiệu thường gặp [3],[11]. 4 - Ho. - Sốt. - Chảy nước mũi. - Nhịp thở nhanh: + Trẻ< 2 tháng: Nhịp thở ≥ 60 lần/phút là thở nhanh. + Trẻ 2 – 12 tháng: Nhịp thở ≥ 50 lần/phút là thở nhanh. + Trẻ 12 tháng – 5 tuổi: Nhịp thở ≥ 40 lần/phút là thở nhanh. - Rút lõm lồng ngực (RLLN): + Rút lõm lồng ngực: là lồng ngực phía dưới bờ sườn hoặc phần dưới của xương ức rút lõm xuống trong thì hít vào. + Ở trẻ dưới 2 tháng tuổi nếu chỉ có RLLN nhẹ thì chưa có giá trị chẩn đoán vì lồng ngực của trẻ còn mềm. RLLN phải mạnh và sâu mới có giá trị chẩn đoán. - Thở khò khè (Wheezing): + Tiếng thở khò khè nghe ở thì thở ra. + Tiếng khò khè xuất hiện khi lưu lượng không khí bị tắc lại ở trong phổi vì thiết diện các phế quản nhỏ bị hẹp lại. + Khò khè hay gặp trong hen phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi. - Thở rít (Stridor): + Tiếng thở rít nghe ở thì hít vào. + Tiếng thở rít xuất hiện khi luồng khí đi qua chỗ hẹp ở thanh – khí quản. + Hay gặp trong mềm sụn thanh quản bẩm sinh, viêm thanh quản rít, dị vật đường thở. - Tím tái 1.1.3.2. Dấu hiệu nguy kịch [3], [11] * Dấu hiệu nguy kịch ở trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi: - Trẻ không uống được hoặc bỏ bú. - Co giật. - Ngủ li bì hoặc khó đánh thức: Là khi gọi hoặc gây tiếng động mạnh trẻ vẫn ngủ li bì hoặc mở mắt rồi ngủ lại ngay (khó đánh thức). - Thở rít khi nằm yên. 5 - Suy dinh dưỡng nặng. * Dấu hiệu nguy kịch ở trẻ dưới 2 tháng tuổi: - Bú kém hoặc bỏ bú. - Co giật. - Ngủ li bì khó đánh thức. - Thở rít khi nằm yên. - Thở khò khè. - Sốt hoặc hạ nhiệt độ. 1.1.4. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ 1.1.4.1. Nguyên nhân: Nguyên nhân gây NKHHCT do virus và vi khuẩn. Virus là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh. Virus hay gặp nhất là virus hợp bào hô hấp (RSV), sau đó đến Adenovirus, virus cúm, virus á cúm,… Ở các nước đang phát triển vi khuẩn vẫn chiếm vị trí quan trọng trong NKHHCT. Vi khuẩn hay gặp nhất là các vi khuẩn phế cầu và H.influenzae, sau đó đến tụ cầu, liên cầu và các vi khuẩn khác [3], [10], [11]. 1.1.4.2. Các yếu tố nguy cơ - Trẻ đẻ ra có cân nặng thấp (dưới 2500g): Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ chết do viêm phổi ở trẻ dưới 1 tuổi có cân nặng lúc sinh dưới 2500g cao hơn so với trẻ có cân nặng trên 2500g. - Suy dinh dưỡng cũng là yếu tố mắc NKHHCT cao hơn trẻ bình thường và khi bị NKHHCT thì thời gian điều trị kéo dài hơn, tiên lượng xấu hơn. - Không được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ: Nguy cơ tử vong do viêm phổi ở trẻ không được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ cao hơn so với trẻ được nuôi bằng sữa mẹ. - Ô nhiễm không khí, khói bụi sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động bảo vệ niêm mạc hô hấp, các lông rung, quá trình tiết chất nhày cũng như hoạt động của đại thực bào, sự sản sinh các Globulin miễn dịch, do đó trẻ dễ bị NKHHCT. - Khói thuốc lá cũng là một yếu tố gây ô nhiễm không khí rất nguy hiểm cho trẻ nhỏ. - Thời tiết lạnh, thay đổi là điều kiện thuận lợi gây NKHHCT ở trẻ em. 6 - Ngoài các yếu tố trên, nhà ở chật chội, thiếu vệ sinh, đời sống kinh tế thấp, thiếu vitamin A cũng là điều kiện làm trẻ dễ mắc NKHHCT. Thiếu vitamin A làm giảm đáp ứng miễn dịch của cơ thể và giảm khả năng biệt hoá của các tổ chức biểu mô dễ gây sừng hoá niêm mạc, đặc biệt là niêm mạc đường hô hấp và đường tiêu hoá, do đó trẻ dễ bị NKHHCT[3], [10], [11]. 1.1.5. Tình hình nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em NKHHCT là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Năm 1997 giết chết khoảng 4 triệu trẻ em ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh. Trong đó viêm phổi là nghiêm trọng nhất và chiếm gần như tất cả các trường hợp tử vong do NKHHCT [23]. Nguyên nhân tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi trên thế giới (năm 2004): Các bệnh không lây nhiễm là 4%, chấn thương là 4%, các bệnh truyền nhiễm và ký sinh trùng khác là 9%, HIV/AIDS là 2%, sởi là 4%, sốt rét là 7%, bệnh tiêu chảy là 16%, viêm phổi là 17% [18]. Mặc dù việc thực hiện các can thiệp an toàn, hiệu quả đã làm giảm tỷ lệ tử vong do viêm phổi từ 4 triệu vào năm 1981 xuống chỉ còn hơn một triệu vào năm 2013, nhưng viêm phổi vẫn chiếm gần 1/5 số ca tử vong ở trẻ em trên toàn thế giới [23]. Ước tính vào năm 2000, 1,9 triệu trẻ em đã chết vì NKHHCT, 70% trong số trẻ em đó ở Châu Phi và Đông Nam Á. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính có 2 triệu trẻ em dưới 5 tuổi chết vì viêm phổi mỗi năm [19]. Trong năm 2010, có 120 triệu đợt viêm phổi (14 triệu trong số đó tiến triển đến các đợt nặng) ở trẻ dưới 5 tuổi. Ước tính có khoảng 1,3 triệu ca tử vong do viêm phổi ở trẻ em dưới 5 tuổi vào năm 2011,[23]. Trên toàn thế giới, 70% tỷ lệ mắc bệnh ở trẻ em dưới 5 tuổi là do NKHHCT và tỷ lệ tử vong là 20% (chủ yếu là viêm phổi), chiếm 2,04 triệu ca tử vong/năm. Đông Nam Á đứng đầu về số lượng mắc NKHHCT, chiếm hơn 80% tổng số ca mắc bệnh cùng với các nước châu Phi cận Sahara. Tại Ấn Độ, có hơn 700 triệu lần nhập viện do NKHHCT và hơn 52 triệu lần do viêm phổi, hơn 4000 ca tử vong mỗi năm do viêm phổi chiếm 13%-16% tổng số ca tử vong khi nhập viện nhi khoa. Các báo cáo gần đây cho thấy 3,5% gánh nặng bệnh tật toàn cầu là do NKHHCT gây ra. Ở các nước đang phát triển, trung bình mỗi trẻ em có 5 đợt NKHHCT/năm chiếm 7 30%-50% tổng số lần khám ngoại trú nhi khoa và 20%-30% lần nhập viện nhi khoa. Trong khi ở nước đang phát triển, một đứa trẻ có khả năng bị viêm phổi khoảng 0,3 lần/năm và ở các nước phát triển là 0,03 lần/trẻ/năm [20]. Tại khu vực Tây Thái Bình Dương, phần lớn tử vong viêm phổi (>75%) xảy ra tại 6 quốc gia: Campuchia, Trung Quốc, Lào, Papua New Guinea, Philippines và Việt Nam. Mặc dù đạt được nhiều tiến bộ trong quản lý viêm phổi gần đây, tần suất mắc viêm phổi trẻ em Việt Nam vẫn cao gấp 10 lần các nước có thu nhập cao trong khu vực như Mỹ, Nhật Bản. Viêm đường hô hấp cấp tính không chỉ tạo ra gánh nặng bệnh tật mà cả gánh nặng kinh tế đối với gia đình. Chi phí điều trị và tác dụng phụ tăng lên nếu trẻ không được quản lý tốt (bao gồm cả nhập viện không cần thiết và sử dụng kháng sinh quá mức). Hiện tại NKHHCT là nguyên nhân nhập viện chính của trẻ em Việt Nam, chiếm 39,9% tổng nhập viện tại bệnh viện Nhi đồng II [19]. Theo nghiên cứu của Hoàng Văn Thìn và Đàm Thị Tuyết (2013) về “Thực trạng nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi tại 2 xã huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang” trên 673 trẻ em. Kết quả cho thấy: Tỷ lệ trẻ mắc NKHHCT ở địa điểm nghiên cứu còn cao (39,5%), trong đó tỷ lệ không viêm phổi: Ho hoặc cảm lạnh (33,3%); Viêm phổi và viêm phế quản (5,6%); Viêm phổi nặng (0,6%.) Tỷ lệ mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính cao ở lứa tuổi từ 12 - 35 tháng tuổi (43,8%) [8]. Theo nghiên cứu của Ngô Viết Lộc và Võ Thanh Tâm (1017) về “Tình hình nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em dưới 5 tuổi tại huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị” trên 746 trẻ em cho biết tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính là 23,5% [4]. 1.1.6. Chăm sóc bệnh nhi viêm đường hô hấp cấp. 1.1.6.1. Nhận định [6] Hỏi + Lý do vào viện + Trẻ tuổi của trẻ? Người điều dưỡng phải hỏi tuổi để xác định xem trẻ trong lứa tuổi nào? Trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi hay trẻ dưới 2 tháng tuổi để có thể đánh giá dấu hiệu thở nhanh hay dấu hiệu nguy hiểm. + Quá trình diễn biến của bệnh: các triệu chứng xuất hiện như thế nào? Cách xử trí? 8 + Trẻ có ho không? Ho khan hay có xuất huyết đờm dãi. Ho là một phản xạ của đường hô hấp để tống đờm dãi ra ngoài khi cơ quan hô hấp bị viêm nhiễm. Vậy ho là triệu chứng chứng tỏ bộ phận hô hấp bị tổn thương. + Trẻ có sốt không? Sốt từ bao giờ? + Trẻ có cơn ngừng thở hay tím tái không? + Chế độ dinh dưỡng: trẻ ăn như thế nào? Số lượng?Thành phần của bữa ăn? + Dinh dưỡng: ăn gì? Số lượng?Thành phần? + Tâm lý gia đình: lo lắng? Sự hiểu biết của bố mẹ về các vấn đề liên quan đến bệnh như cách chăm sóc trẻ tại nhà, các biện pháp phòng bệnh…. + Tiền sử: tiền sử sản khoa, tiền sử tiêm chủng, tiền sử bệnh tật, tiền sử nuôi dưỡng và tiền sử dịch tễ. Khám + Quan sát toàn trạng: tinh thần, da niêm mạc, thể trạng của trẻ, sốt,…. + Khám về hô hấp bao gồm: nhịp thở, rút lõm lồng ngực, tiếng thở khò khè, tiếng thở rít, ho, chảy nước mũi,…. + Khám về tuần hoàn: nhịp tim, tần số mạch…. + Khám về tiết niệu: số lượng, màu sắc và tính chất nước tiểu…… + Khám về tiêu hóa: tình trạng đại tiện của trẻ, số lần và tính chất phân…. + Khám về thần kinh: co giật, nôn, thóp,…. + Tham khảo hồ sơ bệnh án về cận lâm sàng: Công thức máu, khí máu động mạch không sâm lấn ( độ bão hòa oxy [Sa02]) 1.1.6.2. Chẩn đoán điều dưỡng[6] - Khó thở liên quan đến tắc nghẽn đường thở do nhiễm trùng - Nguy cơ lây nhiễm chéo liên quan đến thiếu kiến thức về phòng bệnh - Trẻ sốt do nhiễm khuẩn - Trẻ ho do tăng xuất tiết đường hô hấp - Nguy cơ mất nước và điện giải do sốt và thở nhanh - Nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng liên quan đến mất cảm giác ngon miệng ở trẻ bị bệnh nhiễm khuẩn. - Gia đình lo lắng liên quan đến thiếu kiến thức về bệnh và cách chăm sóc tại nhà trẻ 9 1.1.6.3. Lập kế hoạch chăm sóc[6] * Giảm tình trạng khó thở - Làm thông thoáng đường thở - Thực hiện y lệnh - Theo dõi và đánh giá tình trạng khó thở, nhịp thở, rút lõm lồng ngực, thở khò khè…. * Đề phòng nguy cơ lây chéo - Đảm bảo vệ sinh cho trẻ - Đảm bảo vệ sinh môi trường xung quanh - Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng - Hạn chế tiếp xúc với các trẻ bị bệnh khác. * Hạ sốt - Hạ sốt bằng phương pháp vật lý - Tăng cường dịch cho trẻ - Thực hiện y lệnh thuốc hạ sốt cho trẻ sốt >= 38,5 độ C - Theo dõi nhiệt độ, nhịp thở, mạch… * Giúp trẻ ho có hiệu quả - Giữ ấm cho trẻ - Tăng cường dịch cho trẻ - Hướng dẫn vỗ rung cho trẻ - Hướng dẫn bà mẹ sử dụng các thuốc ho an toàn - Thực hiện y lệnh thuốc * Tăng cường bù dịch cho trẻ - Cho trẻ sử dụng ORS - Hướng dẫn mẹ cho trẻ bú tích cực, ăn thêm hoa quả và ăn lỏng dễ tiêu - Theo dõi số lượng ORS uống được và nước tiểu * Giáo dục sức khỏe - Cung cấp kiến thức về phòng bệnh - Cung cấp cho bà mẹ cách chăm sóc trẻ tại nhà 1.1.6.4. Thực hiện kế hoạch chăm sóc[6] - Giảm khó thở: 10 Các can thiệp đươc thực hiện để giảm bớt sự khó chịu và khó thở.. Khí dung là một biện pháp điều trị phổ biến để giảm triệu chứng khó chịu đường hô hấp. Trẻ lớn hơn thường có thể kiểm soát dịch tiết ở mũi dễ dàng hơn. Đối với trẻ nhỏ thường thở bằng mũi, cần loại bỏ dịch tiết mũi, đặc biệt là trước khi ngủ hoặc trước khi cho bé ăn. Đối với trẻ từ 2 đến 12 tuổi: có thể dung nạp thuốc thông mũi, thuốc nhỏ mũi Vasoconstrictive có thể dung mỗi 4 giờ khi cần thiết. Sử dụng dầu long não, tinh dầu bạc hà và dầu khuynh diệp làm giảm ho, nghẹt mũi và hỗ trợ giấc ngủ, chú ý tránh tiếp xúc trực tiếp vùng miệng hoặc mũi. Khi trẻ vào viện có thể sợ hãi, chú ý khuyến khích sự có mặt của gia đình trong việc chăm sóc vì khi trẻ giảm lo lắng và sợ hãi trẻ sẽ thoải mái hơn, và giảm khó thở. - Đề phòng lây nhiễm: Trẻ không bị lây chéo biểu hiện là gia đình có kiến thức về phòng bệnh cho trẻ và đảm bảo vệ sinh trong quá trình chăm sóc trẻ. Rửa tay là rất quan trọng khi chăm sóc trẻ bị nhiễm trùng đường hô hấp. trẻ em và gia đình nên sử dụng khăn giấy hoặc cánh tay để che mũi và miệng khi ho hoặc hắt hơi, bỏ khăn giấy đúng cách và rửa tay. Trẻ bị nhiễm trùng đường hô hấp không nên dùng chung cốc uống nước, dụng cụ ăn uống, khan lau hoăc khăn tắm. Cha mẹ nên cố gắng tránh để trẻ bệnh tiếp xúc với an hem không bị bệnh của chúng. - Hạ sốt: Thân nhiệt của trẻ duy trì trong ngưỡng bình thường biểu hiện là thân nhiệt đo ở nách trong khoảng từ 360C đến < 37.50C. Nếu trẻ có sốt, việc kiểm soát cơn sốt là rất quan trọng để tạo sự thoải mái.Điều dưỡng nên chú ý hướng dẫn cha mẹ để họ biết cách kiểm tra nhiệt độ cho trẻ. Hướng dẫn cách sử dụng thuốc một cách chi tiết và các thông số về liều lượng và khoảng thời gian dùng thuốc để tránh tác dụng tích lũy. Bổ sung cho trẻ các loại nước hoa quả để hạ sốt và phòng tình trạng mất nước. - Giúp trẻ ho có hiệu quả: 11 Ho là một phản xạ có lợi để tống các dịch tiết ra khỏi đường hô hấp. Vì vậy trẻ cần được bổ sung thêm dịch để làm loãng đờm giúp trẻ ho dễ dàng hơn. Ngoài ra hướng dẫn mẹ sửdụng các thuốc ho an toàn như quất mật ong, hoa hồng bạch,mật ong,…. - Tăng cường bù dịch: Trẻ được cung cấp đầy đủ dịch biểu hiện là không còn các dấu hiệu mất nước như toàn trạng tỉnh táo, độ chun giãn da tốt, uống nước bình thường, khóc có nước mắt, mắt không trũng và niêm mạc miệng ướt…. Mất nước là một biến chứng tiềm ẩn khi trẻ bị nhiễm trùng đường hô hấp và bị sốt hoặc chán ăn, đặc biệt là khi nôn hoặc tiêu chảy. Cần tăng cường dịch bằng cách cung cấp cho trẻ các loại nước ưa thích của trẻ. Trẻ sơ sinh đang bú sữa mẹ nên tiếp tục bú sữa mẹ, vì sữa mẹ phần nào đó có khả năng bảo vệ khỏi nhiễm trùng. Để đánh giá mức độ mất nước, hướng dẫn cha mẹ theo dõi tần xuất đi tiểu và thông báo cho điều dưỡng nếu trẻ đi tiểu ít. Cân tã để đánh giá khối lượng nước tiểu, xấp xỉ 1ml/kg/giờ ở trẻ nặng dưới 30kg, hoặc 30ml mỗi giờ ở những bệnh nhi nặng hơn 30kg. - Theo dõi dấu hiệu bất thường: Tăng nhịp thở, co rút cơ hô hấp, tăng nhịp tim, giảm oxy, tưới máu kém, giảm mức độ tỉnh táo và thờ ơ. Khi trẻ có các dấu hiêu nguy cấp cần chuyển sang đơn vị chăm sóc đặc biệt. (ICU) - Cung cấp dinh dưỡng: Trẻ sẽ bú hoặc ăn khá dần lên. Biểu hiện là trẻ ăn ngon miệng, ăn hết khẩu phần ăn và cân nặng được duy trì hoặc tăng lên. - Chăm sóc tại nhà: Trẻ nhỏ bị nhễm trùng đường hô hấp có thể rất khó chịu, do đó gia đình cần hỗ trợ, khuyến khích để giúp trẻ thoải mái khi sử dụng thuốc. Ngoài thuốc hạ sốt và thuốc giảm đau, trẻ có thể phải điều trị bằng kháng sinh.Cha mẹ cần được giáo dục về tầm quan trọng của việc sử dụng thường xuyên và tiếp tục dung thuốc trong thời gian quy định bất kể trẻ có bị bệnh hay không. - Đối với trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi * Nuôi dưỡng: 12 + Cho trẻ ăn tốt hơn khi ốm, bồi dưỡng thêm khi trẻ khỏi bệnh, đề phòng SDD + Cho trẻ uống nhiều nước để bù lại lượng nước mất do sốt, thở nhanh, nôn trớ, tiêu chảy. * Giảm ho, làm dịu họng bằng các thuốc đông y không gây độc hại như quất hấp đường phèn, hoa hồng bạch hấp đường phèn, mật ong,… * Vệ sinh mũi họng * Vấn đề quan trọng nhất là theo dõi và đưa dến cơ sở y tế nếu thấy một trong các dấu hiệu sau: + Thở nhanh hơn + Thở khó hơn + Không uống được + Trẻ mệt hơn - Trẻ dưới 2 tháng * Cho trẻ bú mẹ nhiều hơn bình thường * Lau sạch làm thông mũi * Giữ ấm cho trẻ nhất là về mùa lạnh. * Quan trọng nhất là theo dõi và đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế nếu thấy 1 trong các dấu hiệu sau: + Thở nhanh hơn + Khó thở hơn + Bú kém hơn + Trẻ mệt hơn 1.1.6.5. Đánh giá - Trẻ có bị khó thở không? - Trẻ có thể hiện sự thoải mái khi bị bệnh và nằm viện không? - Trẻ có bị lây nhiễm chéo không? - Trẻ có bị tăng thân nhiệt không? - Trẻ có bị mất dịch không? - Trẻ có bị diễn biến bệnh bất thường không? - Trẻ có bị thiếu hụt dinh dưỡng không?
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan