Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Y dược đánh giá kết quả điều trị phục hình thẩm mỹ răng bằng chụp sứ zỉconia...

Tài liệu đánh giá kết quả điều trị phục hình thẩm mỹ răng bằng chụp sứ zỉconia

.PDF
85
195
148

Mô tả:

1 2 BỆNH ÁN PHỤC HÌNH I. HÀNH CHÍNH Họ tên bệnh nhân : Nghề nghiệp : Đơn vị công tác : Địa chỉ : Ngày khám: Lý do đến khám : Tuổi : Nam/Nữ ĐT : II. TIỀN SỬ BỆNH 1. Bệnh toàn thân đã mắc Tim mạch : D Đái tháo đường : D Tiêu hóa : D Gan : Khớp : D 2. Bệnh răng miệng : Sâu răng : D Bệnh liêm mạc miệng: D Viêm lợi: D Viêm quanh răng: D Chấn thương răng: D Tật nghiến răng: Có: D Không: D III. HIỆN TRẠNG 1. Tình trạng toàn thân : Tốt D 2. Răng hàm mặt: Ngoài mặt: Hình dạng khuôn mặt: Mặt cân đối : D Đều phải trái : D Thói quen nhai: Khám miệng: + Khớp cắn: - Khớp cắn sâu: mm - Khớp cắn chìa: mm - Có bị sang chấn khớp không: - Các răng ở hàm đối. + Tình trạng răng bị tổn thương: - Có cần phục hồi thân răng không: Có - Viêm tủy - Thân răng Cao D - Răng chắc D - Đã điều trị tủy chưa: Có D -Tình trạng thân răng: Tốt D Không tốt: D Không cân đối : D Không đều : D D Không D Viêm quanh cuống D Thấp D Lung lay D Không D Không D D 3 MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA 1. Bệnh nhân: Đinh Ngọc Ph. 24T Chụp răng 11, 12, 21, 22 Trước điều trị Sau khi mài cùi Răng sứ trên mẫu hàm thạch cao Ngay sau khi lắp Mặt trong và Hình ảnh Xquang sau lắp 4 ĐẶT VẤN ĐỀ Ngày nay, với đời sống ngày càng nâng cao, nhu cầu chăm sóc sức khỏe răng miệng tăng lên và đặc biệt là nhu cầu về thẩm mỹ, nhất là với những trường hợp răng bị nhiễm màu tetracyclin, fluor ở mức độ nặng khi sử dụng phương pháp tẩy trắng không có kết quả, các trường hợp răng đổi màu do chết tủy, sâu răng, sang chấn hoặc những răng bị gãy vỡ nhiều thì thường được điều trị bằng phục hình sứ. Hiện nay, có rất nhiều vật liệu mới được nghiên cứu phát triển và được đưa vào ứng dụng trong lâm sàng, Zirconium Oxide hay còn được gọi là Zirconia, được tìm ra năm 1789 bởi nhà hóa học ngời Đức Martin Heinrich Klaproth. Zirconia là một loại sứ công nghiệp nhưng đã được sử dụng trong y khoa hơn hai mươi năm qua và gần đây được đưa vào ứng dụng trong nha khoa rất nhiều. So với các loại vật liệu được dùng trong phục hình răng thẩm mỹ trước đây thì phục hình toàn sứ Zirconia có nhiều ưu điểm hơn như thẩm mỹ cao, ít mài mòn răng đối diện, độ tương hợp sinh học tốt, độ cứng tương đương với răng thật, có độ khúc xạ ánh sáng, phản ánh màu sắc giống với răng thật, cổ răng đảm bảo tự nhiên không thay đổi màu sắc theo thời gian, thích hợp cho bệnh nhân dị ứng với kim loại…. Do đó, hiện nay phục hình toàn sứ Zirconia được sử dụng ngày càng rộng rãi, để đánh giá một cách toàn diện và hiệu quả sử dụng vật liệu Zirconia trên lâm sàng, 5 cũng như việc cập nhật các dụng cụ, vật liệu lấy dấu, vật liệu gắn thế hệ mới,v.v…., chúng tôi tiến hành chọn đề tài: “Đánh giá kết quả điều trị phục hình thẩm mỹ răng bằng chụp sứ Zirconia”. Với các mục tiêu: 1. M« t¶ đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của các bệnh nhân có nhu cầu phục hình thẩm mỹ r¨ng t¹i BÖnh ViÖn §¹i Häc Y Hµ Néi và ViÖn §µo T¹o R¨ng Hµm MÆt n¨m 2014. 2. Nhận xét kết quả điều trị phục hình r¨ng bằng chụp sứ Zirconia cho nhóm bệnh nhân trên. 6 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1. Khớp cắn Khớp cắn là thành phần quan trọng trong bộ máy nhai. Trong nha khoa khớp cắn là sự chạm các răng trên và dưới khi thực hiện chức năng sinh lý như nhai, nuốt, phát âm hoặc các cận chức năng như nghiến răng. Bộ máy nhai bao gồm ba thành phần chính là khớp thái dương hàm, hệ thống thần kinh - cơ, khớp cắn. Ba thành phần của bộ máy nhai hoạt động điều hòa để thực hiện các chức năng sinh lý và các cận chức năng của bộ máy nhai. Tất cả các phương pháp phục hình răng đều phải khôi phục lại khớp cắn đúng để có được sự ổn định lâu dài [1],[2]. Khớp cắn trung tâm là một vị trí có sự tiếp xúc giữa các răng của hai hàm (là một vị trí tương quan răng - răng) trong đó các răng có sự tiếp xúc với nhau nhiều nhất, hai hàm ở vị trí đóng khít nhất và hàm dưới đạt được sự ổn định cơ học cao nhất. Hình 1.1. Khớp cắn trung tâm [1] 7 1.2. Tổn thương bệnh lý thường gặp cần phục hình răng 1.2.1. Tổn thương thân răng Đây là loại tổn thương hay gặp. Các loại tổn thương thân răng gồm: mòn răng, rạn nứt thân răng, vỡ, mẻ một góc răng, gãy vát ngang thân răng, mất một phần thân răng do sâu răng. Các loại tổn thương trên có thể kèm theo: Viêm tủy, hở buồng tủy, viêm quanh cuống [3],[4]. Hình 1.2. Mất một phần thân răng do sâu răng Hình 1.3. Gãy, vỡ thân răng * Nguyên nhân: - Do sang chấn [5]: Là nguyên nhân hay gặp có thể do ngã (12-14%), va dập vật cứng, tai nạn giao thông, trong luyện tập thể thao. 8 - Do sâu răng: Khi răng bị sâu mất nhiều tổ chức thì thường bị vỡ. - Do nhai hoặc tật nghiến răng gây mòn răng. 1.2.2. Răng đổi màu, răng nhiễm màu Tetraxyclin, răng nhiễm Fluor Bệnh nhân bị răng đổi màu có thể do chết tủy, nhiễm Tetraxyclin, nhiễm Fluor gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ và tâm lý làm người bệnh thiếu tự tin trong giao tiếp. Hình 1.4. Răng chết tủy [6] 9 Hình 1.5. Nhiễm fluor [6] Hình 1.6. Nhiễm Tetraxyclin [6] 1.2.3. Lệch lạc hệ thống răng - Bất thường về số lượng: Thừa hoặc thiếu răng - Bất thường về hình thể và cấu trúc răng: Răng to, nhỏ hoặc có hình thể đặc biệt - Bất thường về vị trí răng: Răng mọc ngoài cung, răng xoay trục, răng mọc chen chúc … Hình 1.7. Răng mọc ngoài cung răng 1.2.4. Mất răng Mất răng là một loại tổn thương phổ biến trong bệnh lý răng miệng. Theo Vũ Thị Kiều Diễm và cộng sự tình hình mất răng trong cuộc điều tra sức khỏe răng miệng ở miền Nam Việt Nam năm 1991 [6] số trung bình mất răng cho mỗi người như sau: Bảng 1.1. Số trung bình mất răng mỗi người Tuổi Số trung bình răng mất/người Tỷ lệ mất răng 12 0,07 6,66% 10 15 0,18 10,33% 35-44 3,49 68,66% Theo kết quả điều tra răng miệng năm 2002 của Trần Văn Trường Viện Răng Hàm Mặt Hà Nội [8] tỷ lệ mất răng ở vùng Đồng bằng Sông Hồng trên 45 tuổi là 6,3% . Do đó tỷ lệ bệnh nhân đòi hỏi phục hồi răng là rất cao. 1.3. Các biện pháp phục hình răng cố định Tùy theo tình hình tổn thương và vật liệu có sẵn để phục hồi răng [9]: - Hàn tái tạo lại thân răng bằng composite hoặc cement: Trong trường hợp tổn thương không lớn lắm. - Tái tạo lại thân răng trong trường hợp mất nhiều mô răng: + Inlay: và hai biến thể là onlay, pinlay + Chụp răng: phục hồi toàn phần hoặc một phần răng riêng rẽ sau khi răng này được mài toàn phần hoặc một phần tùy theo chụp được chỉ định làm.  Chụp toàn diện kim loại.  Chụp toàn diện kim loại, riêng mặt ngoài đợc phủ thêm một lớp nhựa hoặc sứ.  Chụp sứ - kim loại thường, sứ titan, sứ - kim loại quý.  Chụp toàn nhựa hoặc toàn sứ.  Chụp từng phần - Trường hợp mất răng: 11 + Cầu răng là loại phục hình cố định để phục hồi mất răng bằng cách dùng các răng bên cạnh để làm trụ mang gánh răng giả thay thế răng mất. + Implant: là phục hình cố định có trụ cắm ghép vào trong xương hàm thay thế cho những răng mất. Các biện pháp phục hồi răng ở trên đã phần nào đáp ứng được nhu cầu thẩm mỹ và độ bền. Tuy nhiên để đáp ứng với nhu cầu ngày càng cao về thẩm mỹ, các vật liệu đặc biệt là sứ nha khoa đã không ngừng cải tiến để tạo ra sản phẩm phục hình sống động hơn, tự nhiên hơn. 1.4. Giới thiệu hệ thống sứ nha khoa 1.4.1. Lịch sử sứ nha khoa Sứ đã được sử dụng trong nha khoa trên 200 năm qua và phục hình toàn sứ được giới thiệu lần đầu tiên vào thế kỉ XVIII. Năm 1903 cách thức để làm chụp sứ (chụp Jacket) đã được miêu tả nhưng lại gặp phải sự thất bại về độ bền. Từ đó xuất hiện các phương pháp mới nhằm cải tiến kỹ thuật nung để làm tăng độ bền và chống gẫy vỡ của sứ. Đến năm 1963 phục hình toàn sứ đã có thể sử dụng cho vùng răng trước và cả vùng răng sau bởi những cải tiến về kỹ thuật và vật liệu để đạt được yêu cầu cao về thẩm mỹ và độ bền. 1.4.2. Những hiểu biết về sứ nha khoa 1.4.2.1. Sứ truyền thống Sứ nha khoa được hợp thành từ những tinh thể vô cơ (Feldspath, Silic và nhôm) trong một khung tựa thể tích thường chứa khoảng 65% oxide silic (SiO2) và 15% oxide nhôm (Al2O3) và phần còn lại là 20% của hỗn hợp K2O. Na2O. LiO2. Để sứ có biểu hiện tương tự bề ngoài của cấu trúc răng người ta thêm vào SnO2, TiO2. Ở trạng thái keo những chất này cho phép khuyếch tán tản mát ánh sáng (hiện tượng Tyndall) và cho màu trắng sữa. 12 Ngoài thành phần trên để sứ có màu răng tự nhiên người ta thêm vào một lượng nhỏ oxide mầu làm cho sứ có ánh mầu vàng (oxide cobal), hồng (oxide sắt) hay xanh (oxide crom). Để tạo ra tính chất huỳnh quang của men người ta cho thêm vào sứ những muối của uralium và những oxide quý hiếm. Các vật liệu toàn sứ được tăng cường các mối nối cơ học và các mối nối đồng hóa trị dẫn đến thẩm mỹ cao hơn, mài răng ít hơn và gắn liền bờ phục hình hơn. 1.4.2.2 Phân loại sứ * Phân loại sứ theo nhiệt độ nóng chảy  Sứ có độ nóng chảy cao : 1290 -13700C  Sứ có độ nóng chảy trung bình : 1090-12600C  Sứ có độ nóng chảy thấp : 870-10650C - Sứ nha khoa có độ nóng chảy cao được sử dụng trong hàm giả tháo lắp (các bộ răng sứ) và trước đây sử dụng làm chụp toàn sứ. Loại này có chứa:  Feldspath : 70-90%  Thạch anh (SiO2) : 11-18%  Kaolin : 1-10%. Thành phần chủ yếu của feldspath là một dioxide silic dưới dạng của Na2O.Al2O3.6SiO2. và K2O.Al2O3.6SiO2 khi nóng chảy nó chuyển thành một vật liệu thể kính làm cho sứ có độ trong. Feldspath giữ vai trò khung tựa cho những tinh thể thạch anh SiO2 (tinh thể này có độ nóng chảy rất cao), hình thành một bộ khung chịu nhiệt đối với những thành phần khác bị chảy ra, cho phép răng giả không bị thay đổi hình thể trong quá trình nung. 13 Kaolin là vật liệu kết dính liên kết các phần tử của sứ chưa nung. - Sứ nha khoa có độ nóng chảy vừa và thấp là sứ đã qua sự kết dính, những thành phần của nó được làm nóng chảy rồi làm lạnh đột ngột và tán nhỏ thành bột rất mịn, sau đó đợc gia công và nung nóng lên để thành răng giả cố định. * Phân loại theo cách sử dụng: - Sứ sử dụng làm cầu, chụp sứ kim loại (thường hoặc quý) - Sứ dùng trong cầu chụp toàn sứ: Bao gồm sứ thủy tinh (Empress CAD), sứ thủy tinh được gia cố thêm (E.max Press/CAD), sứ oxide (ZrO2: Cercon, E.max ZirCAD, Al2O3: Alumia). Hình 1.8. Chụp toàn sứ * Phân loại theo kỹ thuật sản xuất: Sứ dung kết: Sứ feldspath được tăng cường thêm lượng tinh thể leucite (K[AlSi2O6 ]), sử dụng kỹ thuật đắp từng lớp sứ từ dạng hỗn hợp bột nước. Nhược điểm của kỹ thuật này là dung kết từng lượng nhỏ làm cho sự kết dính khó kiểm soát sẽ tạo ra các vết xốp và sự không đồng nhất giữa các thành phần từ đó hình thành các vết nứt. 14 Sứ đúc: Đầu tiên đúc ly tâm pha thủy tinh lỏng sau đó đợc phủ lên lớp sứ bóng feldspath truyền thống. Nhược điểm là khi đúc sứ hay bị co từ đó làm cho sứ không đồng nhất và bị xốp. Sứ được làm bằng máy (CAD-CAM: sứ Cercon, sứ E.max CAD): Hình dạng của đai và mẫu sáp được ghi vào máy scan, rồi chuyển thông tin này vào máy cắt, lõi được mài từ khối sứ đã được đúc từ nhà sản xuất, sau đó được phủ sứ truyền thống. Sứ ép nóng vào khuôn: Các thỏi sứ felfspath được gia cố leucite sau khi nung nóng được ép vào khuôn theo kỹ thuật làm mất sáp. Sau đó được phủ màu bằng một loại sứ thủy tinh. Sứ thấm: Có lớp lót là khung nhôm, sau đó cho sứ thủy tinh nấu chảy thâm nhập vào khung xốp này. Phủ màu bằng sứ felfspath truyền thống. * Phân loại theo thành phần của sứ sử dụng trong hệ thống cầu, chụp toàn sứ hiện nay Dựa vào thành phần của lõi sứ mà người ta chia ra: - Sứ thủy tinh (40% SiO2): Emax, Empress II (IvoclarVivadent)… - Sứ nhôm (> 35% Al2O3): Procera (Nobel Biocare), InCeram Alumina (Vita).. - Sứ Zirconia (> 90% ZrO2): Cercon (Densply), Lava (3M ESPE), DCZirkon.. 1.5. Sứ Zirconia Zirconia là một loại vật liệu có tính bền vững cao, độ tương hợp sinh học tốt, đặc biệt có khả năng chịu được uốn và lực nén mạnh. Thành phần của loại sứ này chủ yếu là Zirconium dioxide (ZrO2). 15 ZrO2 được phát hiện từ năm 1789 bởi nhà hóa học người Đức Martin Heinrich Klaproth nhưng ít được ứng dụng. Khoảng 20 năm trở lại đây ZrO2 đã được ứng dụng rất nhiều trong các ngành công nghiệp (tàu con thoi, máy bay, ô tô, …) và đặc biệt được dùng trong y khoa để thay thế xương, khớp hông với tỉ lệ thành công cao (400.000 khớp hông được thay thế đáp ứng sinh học tốt). Trong nha khoa Zirconia được ứng dụng rộng rãi: để làm chốt chân răng (1989), làm khí cụ chỉnh nha (1994), để làm cùi răng trong cấy ghép implant (1995) và cho phục hình răng cố định (1998). Trong phục hình răng cố định, hệ thống sứ Zirconia được dùng ngày càng nhiều. Từ năm 2001 tới nay đã có 200 hệ thống được lắp đặt trên toàn châu Á, ở 45 quốc gia trên toàn thế giới con số này là 1800 và đã sản xuất trên 6 000.000.000 phục hình. Kết quả có được là nhờ đặc tính sinh, cơ học của loại vật liệu này kết hợp với phương pháp chế tác hiện đại CAD (Computer Aided Design)/CAM (Computer Aided Manufacturing). 1.5.1. Thành phần cấu tạo của sứ Zirconia Bao gồm phần khung sườn cứng chắc và phần sứ thẩm mỹ bao phủ bên ngoài. - Phần khung sườn có thành phần cấu tạo chủ yếu là Zirconia (chiếm > 92%). Zirconia là một khoáng chất quý hiếm được tìm thấy trong tự nhiên, ở nhiệt độ bình thường cho tới dưới 1170oC nó tồn tại ở dạng monoclinic. Khi nhiệt độ tăng cao khoảng 1170oC - 2370oC nó chuyển thành dạng tetragonal đồng thời thể tích của nó cũng giảm đi 5%. Khi được làm lạnh, hình thái cấu trúc và thể tích của nó lại trở về như ban đầu. 16 Zirconia dùng trong phục hình răng được duy trì ở trạng thái Tetragonal. Để duy trì trạng thái này ở nhiệt độ bình thường người ta cho vào một số oxide như Yttrium oxide (Y2O3) 5%, Hafni Oxide (Hf2O3) <2%, Magnesium oxide (MgO),…để tăng độ bền và khả năng đề kháng với sự lan truyền nứt gãy của loại vật liệu này. - Phần sứ phủ bên ngoài khung sườn thường là sứ thẩm mỹ để có màu sắc và đặc tính quang học như răng thật. 1.5.2. Đặc tính cơ bản của sứ Zirconia Bảng 1.2. Độ bền và khả năng đề kháng với sự lan truyền nứt gãy Độ cứng 1200 VHN Lực uốn >1300Mpa Độ bền chống nứt gãy 900MPa (tương đương với 9177 kg/cm2) tức là lớn hơn lực nhai gần 100 lần. 210GPa HÖ sè ®µn håi (tư¬ng tù như hîp kim thÐp (193Gpa)) Khả năng đề kháng với sự lan truyền nứt gãy được biết đến là điểm nổi bật đặc trưng do sự biến đổi hình thái trong cấu trúc. Các chất phụ trợ được thêm vào như Yttrium oxit làm cho Zirconia có được cấu trúc dạng tetragonal 17 ở nhiệt độ bình thường. Khi có lực mạnh tác động gây nên những vết nứt gãy thì ngay lập tức cấu trúc của Zirconia từ dạng tetragonal được chuyển sang dạng monoclinic, dạng monoclinic lớn hơn 4% về thể tích so với dạng tetragonal. Sự giãn nở trong quá trình chuyển dạng lập tức xảy ra làm xiết chặt các vết nứt không cho chúng tiếp tục lan ra, do đó làm tăng độ bền, kéo dài tuổi thọ của phục hình răng [10]. Cơ chế ngăn cản sự lan truyền nứt gãy của Zirconia như sau: Hình 1.9. Cơ chế ngăn cản sự lan truyền nứt gãy của Zirconia (hình tự vẽ để minh họa) 18 * Thẩm mỹ và tương hợp sinh học - Zirconia có tính tương hợp sinh học rất cao, là vật liệu được lựa chọn để thay thế khớp hông trong 22 năm qua. - Trong nha khoa đặc tính này đã được khảo sát khi cấy ghép răng bằng Zirconia vào trong xương hàm của động vật. Kết quả cho thấy nó có ái lực cao với mô xương tương tự như khi cấy ghép bằng titan. Với 20 nghiên cứu được công bố từ năm 2002 và hơn 1,250,000 trường hợp thành công trên lâm sàng độ an toàn của sứ đã được khẳng định. - Khung sườn Zirconia có màu trắng tương tự màu của răng tự nhiên, do đó xử lý được viền đen vùng cổ răng của phục hình sứ kim loại. Nó cũng có khả năng dẫn truyền ánh sáng nên rất thích hợp cho phục hình răng thẩm mỹ. Hình 1.10. Khung sườn Zirconia Ngoài ra, phần khung sườn mỏng cho phép đắp được nhiều lớp sứ phủ để đạt được đầy đủ các đặc tính quang, sinh học của răng. * Độ nhạy cảm với kích thích nóng lạnh Zirconia là một chất điện môi quan trọng đợc sử dụng làm vật cách điện trong máy bán dẫn của thiết bị vi điện tử. Do đó với kích thích nóng 19 lạnh của thức ăn và đồ uống răng không bị nhạy cảm, tạo nên sự thoải mái cho bệnh nhân. * Giảm bệnh quanh răng và sâu vi kẽ Cấu trúc vi thể của loại sứ này cho phép dễ dàng đánh bóng, tạo độ trơn láng do đó làm giảm ma sát ở bờ lợi, giảm sự tập trung mảng bám răng vì vậy làm giảm bệnh quanh răng và sâu vi kẽ. * Sự sát khít của phục hình Sự sát khít thay đổi tùy theo độ thuôn của răng được sửa soạn nhưng trung bình từ 40,3-50,7µ. Do được thiết kế, sản xuất hoàn toàn tự động bằng máy tính, khung sườn Zirconia có độ sát khít cao, đem lại sự ổn định lâu dài của phục hình. 1.6. Chụp sứ Hình 1.11. Chụp sứ Chụp sứ là chụp toàn diện được làm bằng sứ để phục hình riêng rẽ cho từng răng [11]. Cầu răng là loại phục hình từng phần cố định dùng để phục hồi một hay nhiều răng mất bằng cách dùng các răng kế cận các răng mất làm trụ để mang gánh các răng giả hay thay thế cho răng mất [12]. 20 Răng trụ là răng cần phải chịu lực vì vậy răng trụ phải tốt có mô răng và mô nâng đỡ khỏe mạnh, việc đánh giá răng trụ dựa vào các yếu tố sau: - Tủy răng: tủy răng còn sống là tốt nhất, khi đó mô răng và mô nha chu còn cứng chắc khỏe mạnh. Nếu tủy bị tổn thương phải điều trị nội nha tốt. - Hình dạng thân răng: Thân răng trụ cao tốt hơn thân răng trụ thấp. - Hình dạng chân răng: Chân dài, to, nhiều chân phân kỳ giúp cho răng trụ vững chắc. - Tỷ lệ thân/chân tốt nhất là 1/2, trung bình là 2/3, và giới hạn là 1/1 đối với răng một chân. Tỷ lệ này được nhận xét trên phim tia X. - Bề mặt chân răng có hiệu quả. Bề mặt chân răng được bao phủ bởi dây chằng quanh răng, nó phụ thuộc vào thể tích chân răng, số lượng chân răng, độ cao của xương ổ răng. Nếu nó càng lớn thì răng trụ càng khỏe. Hiệu lực nhai của răng trụ được đánh giá dựa trên bảng hiệu lực nhai do I.M.OCKMAN đề xuất [13]: Lùc HT 2 1 4 3 3 5 5 2 R¨ng 1 2 3 4 5 6 7 8 Lùc HD 1 1 4 3 3 5 5 3 Lực này được tính khi xương ổ răng không bị tiêu, chân răng vững chắc trong xương ổ răng. Trước đây người ta quan niệm chân răng có hình trụ do đó nếu xương ổ răng bị tiêu 1/2 chiều dài chân thì hết hiệu lực dự trữ. Nếu xương ổ răng bị tiêu 1/4 chiều dài chân răng thì chân răng mất 25% lực dự trữ. Nhưng thực chất chân răng có hình cone, nếu xương ổ răng bị tiêu 1/3 chiều dài chân răng thì sẽ hết lực dự trữ nhai. 1.6.1. Nguyên tắc trong việc chuẩn bị cùi răng cho chụp toàn sứ
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng