Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đảng bộ tỉnh nam hà lãnh đạo phát triển nông nghiệp từ năm 1965 đến năm 1975...

Tài liệu đảng bộ tỉnh nam hà lãnh đạo phát triển nông nghiệp từ năm 1965 đến năm 1975

.PDF
119
139
95

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ĐINH THỊ LOAN ĐẢNG BỘ TỈNH NAM HÀ LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 1965 ĐẾN NĂM 1975 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ HÀ NỘI - 2017 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ĐINH THỊ LOAN ĐẢNG BỘ TỈNH NAM HÀ LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 1965 ĐẾN NĂM 1975 Luận văn Thạc sĩ chuyên ngànhLịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Mã số: 60 22 03 15 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Văn Dũng HÀ NỘI - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Những đánh giá, nhận định trong luận văn do cá nhân tôi nghiên cứu dựa trêntư liệu xác thực và chưa công bố ở bất kỳ công trình nào.Các số liệu, tài liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo tính khách quan. Hà Nội, ngày 20 tháng 6 năm 2017 Tác giả Đinh Thị Loan LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất tới thầy hướng dẫn TS. Nguyễn Văn Dũng - Trưởng khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, đã tận tình chỉ bảo và định hướng để tôi hoàn thành luận văn. Tôi xin cảm ơn các thầy, cô giáo Khoa Lịch Sử, bộ môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Namđã giảng dạy tôi trong suốt quá trình học tập. Tôixin cảm ơn cán bộ phòng lưu trữ Tỉnh ủy, Chi cục văn thư lưu trữ tỉnh Nam Định đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi sưu tầm vàhệ thống tư liệu cần thiết cho luận văn. Mặc dù có nhiều cố gắng và nỗ lực song luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 20tháng 6 năm 2017 Tác giả Đinh Thị Loan MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 2 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................... 4 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .................................................................... 5 5. Nguồn sử liệu và phương pháp nghiên cứu .................................................. 5 6. Đóng góp của đề tài....................................................................................... 6 7. Kết cấu luận văn ............................................................................................ 6 Chƣơng 1. ĐẢNG BỘ TỈNH NAM HÀ LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN NHIỆM VỤPHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 1965 - 1968 .... 7 1.1. Các yếu tố ảnh hƣởng đến kinh tế nông nghiệp của tỉnh Nam Hà và tình hình nông nghiệp của tỉnh trƣớc năm 1965 .......................................... 7 1.1.1. Quá trình hình thành tỉnh Nam Hà ......................................................... 7 1.1.2 Điều kiện tự nhiên và điều kiện xã hội ..................................................... 9 1.1.2.1 Điềiu kiện tự nhên .............................................................................. 9 1.1.2.2 Điều kiện xã hội ............................................................................... 13 1.1.3 Tình hình kinh tế nông nghiệp của tỉnh trước năm 1965 ....................... 14 1.2 Đảng bộ tỉnh Nam Hà lãnh đạo về phát triển kinh tế nôngnghiệp từ năm 1965 đến năm 1968 ............................................................................... 18 1.2.1 Bối cảnh lịch sử và chủ trương của Đảng bộ tỉnh Nam Hà về phát triển kinh tế nông nghiệp ......................................................................................... 18 1.2.2.1 Thực hiện cuộc vận động cải tiến quản lý hợp tác xã, đưa quy mô hợp tác xã bậc thấp lên hợp tác xã bậc cao ................................................ 25 1.2.2.2. Đẩy mạnh sản xuất trong điều kiện thời chiến, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp. .................................................................................. 31 Tiểu kết chƣơng 1 .......................................................................................... 38 Chƣơng 2. ĐẢNG BỘ TỈNH NAM HÀ LÃNH ĐẠO KHÔI PHỤCVÀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 1968 - 1975....................... 39 2.1. Đảng bộ tỉnh Nam Hà lãnh đạo khôi phục và phát triển nông nghiệp từ năm 1968 đến năm 1972........................................................................... 39 2.1.1. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Nam Hà về phát triển nông nghiệp ...... 39 2.1.2 .Đảng bộ chỉ đạo chuyển hướng phát triển kinh tế nông nghiệp ........... 45 2.1.2.1 Quy hoạch vùng sản xuất và tiếp tục thực hiện cải tiến kỹ thuật trong nông nghiệp ........................................................................................ 45 2.1.2.2. Chỉ đạo tích cực sản xuất, giành thắng lợi lớn trên mặt trận nông nghiệp ........................................................................................................... 50 2.2. Đảng bộ tỉnh Nam Hà lãnh đạo khôi phục và phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 1973 đến năm 1975 .............................................................. 55 2.2.1. Chủ trương của Đảng và Đảng bộ tỉnh Nam Hà .................................. 55 2.2.2. Đảng bộ tỉnh Nam Hà chỉ đạo thực hiện khôi phục và phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 1973 đến 1975 ................................................................ 58 2.2.2.1. Tăng cường xây dựng nhân lực và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ nông nghiệp .................................................................................................. 58 2.2.2.2 Khôi phục và phát triển nông nghiệp toàn diện. ............................. 63 Tiểu kết chƣơng 2 .......................................................................................... 69 Chƣơng 3. MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM ........................... 70 3.1. Một số nhận xét ...................................................................................... 70 3.1.1 Ưu điểm .................................................................................................. 70 3.1.2 Hạn chế .................................................................................................. 79 3.2. Một số kinh nghiệm................................................................................ 83 Tiểu kết chƣơng 3 .......................................................................................... 90 KẾT LUẬN .................................................................................................... 92 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 96 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Cuối năm 1964, khi miền Bắc bước vào giai đoạn cuối của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, đế quốc Mỹ đã mở rộng chiến tranh, tiến hành đánh phá miền Bắc. Với sức mạnh không quân, hải quân, đế quốc Mỹ tập trung phá hoại các cơ sở quốc phòng, kinh tế, công trình giao thông vận tải; ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam; hòng làm suy giảm ý chí của quân dân ta. Trước tình hình ngày càng cam go, tháng 3/1965, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa III) lần thứ 11 họp và đề ra phương châm xây dựng và bảo vệ miền Bắc là: “Vừa xây dựng kinh tế vừa chiến đấu. Nhiệm vụ xây dựng kinh tế phải phù hợp với tình hình cả nước đang có chiến tranh với đế quốc Mỹ, mà trong cuộc chiến tranh ấy miền Nam là tiến tuyến lớn và miền Bắc là hậu phương lớn, nhưng hậu phương ấy cũng đang có chiến tranh hạn chế và đang trực tiếp chiến đấu; phải sẵn sàng chuyển cho kịp một khi tình hình chiến sự phát triển” [56, tr.88]. Trung ương Đảng cũng chủ trương “phải tích cực đẩy mạnh phát triển nông nghiệp cả miền Bắc” [56, tr.89]. Cùng với nhân dân miền Bắc, từ năm 1965 đến năm 1975, nhân dân tỉnh Nam Hà ra sức phát huy thế mạnhsẵn có về điều kiện tự nhiên để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển. Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng bộ, nhân dân Nam Hà cố gắng vượt qua khó khăn, gian khổ và giành được những kết quả, thành tích đáng tự hào, tạo ra sự chuyển biến mạnh trong đời sống nông thôn lúc bấy giờ. Năng suất lúa 5 tấn/ha với nhiều mô hình sản xuất, phong trào thi đua diễn ra trên khắp các hợp tác xã. Nhờ đó, sản xuất nông nghiệp không chỉ đáp ứng cơ bản nhu cầu lương thực trong tỉnh mà còn đạt và vượt nghĩa vụ đối với Nhà nước, đảm bảo chi viện cho chiến trường miền Nam. 1 Trước đây, nhiều công trình khoa học lịch sử và tài liệu, sách báo nghiên cứu về nông nghiệp ở miền Bắc hoặc lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở tỉnh Nam Hà nhưng chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu chuyên sâu, cụ thể về nông nghiệp của tỉnh Nam Hà từ năm 1965 đến năm 1975. Do vậy, luận văn bổ sung và làm rõ sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Nam Hà về nông nghiệp của tỉnh giai đoạn 1965 - 1975. Qua đó, rút ra một số bài học, kinh nghiệm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ về nông nghiệp, góp phần giáo dục truyền thống cách mạng địa phương. Với lý do trên, tôi chọn đề tài “Đảng bộ Nam Hà lãnh đạo phát triển nông nghiệp từ năm 1965 đến năm 1975” làm đề tài luận văn thạc sỹ, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Kinh tế nông nghiệp, nông thôn, nông dân của Việt Nam luôn là chủ đề các học giả trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Nhiều công trình khoa học nghiên cứu về kinh tế nông nghiệp của Việt Nam đã công bố, tiêu biểu như: - Công trình nghiên cứu về kinh tế nông nghiệp: Cuốn Nửa thế kỷ phát triển nông nghiệp nông thôn Việt Nam từ 1945 1995, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 1996, của Nguyễn Sinh Cúc, Nguyễn Văn Tiêm. Cuốn sách trình bày khái quát chủ trương cuả Đảng, Nhà nước về vấn đề hợp tác hóa, phát triển sản xuất nông nghiệp, nêu bật vai trò của nông nghiệp trong nền kinh tế của quốc gia qua các giai đoạn lịch sử. Cuốn Hợp tác hóa nông nghiệp Việt Nam, lịch sử - vấn đề - triển vọng, NXb Sự thật, Hà Nội, 1972, của nhóm tác giả: Chử Văn Lâm (Cb), Nguyễn Thái Nguyên, Trần Quốc Toản, Phùng Hữu Phú, Đặng Thọ Vương. Nội dung cuốn sách tập trung làm rõ những vấn đề đặt ra đối với phong trào hợp tác hóa 2 nông nghiệp giai đoạn 1958 - 1991, từ đó xác định vấn đề cần nghiên cứu để đưa nông nghiệp, nông thôn ở nước ta phát triển theo con đường hợp tác. Cuốn Đưa nông nghiệp từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1983, của tác giả Nguyễn Huy. Thông qua cơ sở lý luận và thực tiễn, những thành tích và hạn chế trong xây dựng hợp tác xã nông nghiệp, phát triển trồng trọt, chăn nuôi, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật từ năm 1954 đến đầu năm 80 của thế kỷ XX, cuốn sách khẳng định tính tất yếu phải đưa nông dân vào con đường làm ăn tập thể. Cuốn sách khái quát về quá trình lãnh đạo của Đảng về phát triển kinh tế nông nghiệp từ 1954 - 1982, trong đó tập trung làm rõ hơn bước chuyển biến lớn về cải cách ruộng đất, khôi phục sản xuất nông nghiệp, tiến hành xây dựng tổ đổi công từng bước tiến lên xây dựng hợp tác xã nông nghiệp ở miền Bắc. Công trình Đảng lãnh đạo đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp, xây dựng nông thôn định hướng xã hội chủ nghĩa của Trương Thị Tiến. Từ giai đoạn 1965 - 1975, tác giả tập trung nêu rõ tác động của cơ chế kế hoạch hóa tập trung đối với sự phát triển nông nghiệp. - Công trình nghiên cứu về kinh tế nông nghiệp của tỉnh Nam Hà: Vấn đề nông nghiệp Nam Hà được đề cập trong cuốn Lịch sử Đảng bộ tỉnh Nam Định 1930 - 1975, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2013 do Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Nam Định chỉ đạo biên soạn và cuốn Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hà Nam 1927 - 1975, Tập I,2000 do Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Nam chỉ đạo biên soạn. Luận văn thạc sỹ Đảng bộ tỉnh Nam Hà lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ hậu phương trong cuộc kháng chiế chống Mỹ cứu nước giai đoạn 1965 - 1975, của Nguyễn Thị Thanh Nhàn, ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn.Luận văn nghiên cứu Đảng bộ tỉnh Nam Hà lãnh đạo việc 3 xây dựng hậu phương, qua đó làm sáng tỏ quá trình thực hiện đường lối chiến tranh nhân dân của Đảng, đồng thời thấy rõ vai trò của hậu phương đối với tiền tuyến trong công cuộc kháng chiến cứu quốc và rút ra một số bài học lịch sử về xây dựng bảo vệ hậu phương chi viện tiền tuyến tại Nam Hà. Các công trình trên chỉ khái quát về kinh tế nông nghiệp Việt Nam nói chung và hậu phương Nam Hà giai đoạn 1965 - 1975. Cho đến nay, chưa có một công trình nào nghiên cứu về chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Nam Hà đối với sự phát triển của nông nghiệp giai đoạn 1965 - 1975. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu Làm rõ sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Nam Hà vềphát triển nông nghiệp từ năm 1965 đến năm 1975. Qua đó, đánh giá những thành tựu, hạn chế và rút ra bài học kinh nghiệmvề công tác lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Nam Hà ở giai đoạn này. 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, luận văn tập trung vào nhiệm vụ sau: - Trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến kinh tế nông nghiệp của tỉnhNam Hà và tình hình nông nghiệp tỉnh Nam Hà trước năm 1965; - Làm rõ chủ trương, sự chỉ đạo phát triển nông nghiệp của Đảng bộ tỉnh Nam Hà giai đoạn 1965 - 1975; - Rút ra nhận xét và bài học kinh nghiệm về sự lãnh đạo phát triển nông nghiệp của Đảng bộ tỉnh Nam Hà giai đoạn 1965 - 1975. 4 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Nam Hà đối với việc phát triển nông nghiệp từ năm 1965 đến 1975. 4.2 Phạm vi nghiên cứu Thời gian: Từ năm 1965 đến 1975 Không gian: Tỉnh Nam Hà (nay thuộc tỉnh Hà Nam và Nam Định). 5. Nguồn sử liệu và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Nguồn sử liệu - Các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 1965 - 1975 - Các công trình nghiên cứu về kinh tế nông nghiệp miền Bắc từ năm 1965 - 1975 - Các Nghị quyết, Chỉ thị, Quyết định, Báo cáo kết quả phát triển nông nghiệp tại tỉnh Nam Hà từ năm 1965 - 1975 5.2. Phương pháp nghiên cứu - Để thực hiện đề tài, luận văn dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin (chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử); - Về phương pháp cụ thể, luận văn sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp logic là chủ yếu. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các phương pháp khác như: thống kê, so sánh, phân tích… 5 6. Đóng góp của đề tài Luận văn đóng góp tư liệu, sự nhìn nhận khách quan, toàn diện về sự lãnh đạo, chỉ đạo phát triển nông nghiệp của Đảng bộ Nam Hà trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước giai đoạn 1965 - 1975. Các thắng lợi và thành tựu của Đảng bộ tỉnh thời kỳ này sẽ là tài liệu giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ. Những kinh nghiệm rút ra có thể vận dụngtrong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay. 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 3 chương: Chương 1: Đảng bộ tỉnh Nam Hà lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển nông nghiệp giai đoạn 1965 - 1968 Chương 2: Đảng bộ tỉnh Nam Hà lãnh đạo phát triển nông nghiệp giai đoạn 1968 - 1975 Chương 3: Một số nhận xét và kinh nghiệm 6 Chƣơng 1 ĐẢNG BỘ TỈNH NAM HÀ LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 1965 - 1968 1.1. Các yếu tố ảnh hƣởng đến kinh tế nông nghiệp của tỉnh Nam Hà và tình hình nông nghiệp của tỉnh trƣớc năm 1965 1.1.1. Quá trình hình thành tỉnh Nam Hà Nam Định và Hà Nam vốn là vùng đất lâu đời với bề dày truyền thống lịch sử văn hóa. Thời Hùng Vương, nơi đây thuộc bộ Giao Chỉ. Các cư dân cùng nhau đoàn kết cải tạo tự nhiên, đấu tranh với thú dữ, phòng chống thiên tai để sinh cơ lập nghiệp. Khi dân cư ngày một đông, diện tích canh tác ngày càng mở rộng, người dân bắt đầu khai hoang xuôi theo triền sông, suối để lập ấp, tạo dựng nơi cư trú. Thời thuộc Đường, Nam Định thuộc huyện Chu Duyên, đời Trần gọi là lộ Thiên Trường. Thời thuộc Minh, vùng đất này chia làm 3 phủ: Trấn Nam, Phụng Hóa, Kiến Bình. Năm 1469, Lê Thánh Tông đặt thừa tuyên làm đơn vị hành chính, sau đổi thừa tuyên thành xứ, Nam Định thuộc xứ Sơn Nam. Năm 1741, xứ Sơn Nam tách thành Sơn Nam Thượng và Sơn Nam Hạ bao gồm cả phần đất Thái Bình. Năm Minh Mệnh thứ 3 (năm 1822), Sơn Nam Hạ đổi là trấn Nam Định, năm 1831, đổi trấn lập tỉnh với 4 phủ, 18 huyện bao gồm phần đất tỉnh Thái Bình hiện nay. Năm 1890, tỉnh Thái Bình tách thành tỉnh riêng. Nam Định còn lại 2 phủ và 9 huyện. Từ năm 1926, tỉnh Nam Định có 2 phủ, 7 huyện, 78 tổng, 708 xã [31, tr.7]. Theo dòng chảy lịch sử, địa giới địa danh và địa giới của tỉnh Hà Nam đãtrải qua nhiều lần tách và sáp nhập. Sau khi thực dân Pháp đặt ách cai trị, ngày 20/10/1890, toàn quyền Đông Dương quyết định đem toàn bộ phủ Liêm Bình, 17 xã của huyện Vụ Bản và huyện Thượng Nguyên (thuộc tỉnh Nam 7 Định) nhập với phủ Lý Nhân (gồm 2 huyện Duy Tiên và Kim Bảng) cùng với 2 tổng Mộc Hoàn, Chuyên Nghiệp (huyện Phú Xuyên, Hà Nội) lập thành tỉnh Hà Nam [32, tr 8]. Ngày 24/10/1908, châu Lạc Thủy của tỉnh Hòa Bình sáp nhập vào tỉnh Hà Nam. Ngày 9/3/1910, đặt tỉnh Hà Nam lệ vào tỉnh Nam Định gọi là Đại lý Hà Nam. Đến ngày 31/3/1923, xóa bỏ Đại lý thành tỉnh Hà Nam gồm các huyện Thanh Liêm, Bình Lục, Lý Nhân, Duy Tiên, Kim Bảng, Lạc Thủy và thị xã Phủ Lý với 44 tổng, 390 xã [32, tr.8]. Đến năm 1953, 7 xã miền thượng huyện Nghĩa Hưng sáp nhập vào huyện Ý Yên, đồng thời 3 huyện Mỹ Lộc, Vụ Bản, Ý Yên nhập vào tỉnh Hà Nam. Đến tháng 3/1956, 3 huyện này lại tách về tỉnh Nam Định như trước [32, tr.8]. Năm 1957, huyện Lạc Thủy tách khỏi tỉnh Hà Nam nhập vào tỉnh Hòa Bình. Tỉnh Hà Nam lúc này còn lại 5 huyện (Lý Nhân, Kim Bảng, Thanh Liêm, Bình Lục, Duy Tiên) và 1 thị xã Phủ Lý. Ngày 21/4/1965, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ra Nghị quyết số 103NQ/TVQH, sáp nhập hai tỉnh Hà Nam và Nam Định thành một đơn vị hành chính mới lấy tên là tỉnh Nam Hà [32, tr.379]. Tỉnh lỵ đặt tại thành phố Nam Định. Tên Nam Định vẫn tồn tại với tư cách là thành phố Nam Định trực thuộc tỉnh. Lúc này tỉnh Nam Hà có diện tích rộng 2.304km2 có trên 2 triệu dân [70, tr.6]. Đến ngày 27/12/1975, Quốc hội khoá V, kỳ họp thứ hai quyết nghị hợp nhất hai tỉnh Nam Hà và Ninh Bình thành một tỉnh mới lấy tên là Hà Nam Ninh [32, tr.501-502]. Tỉnh lỵ đặt tại thành phố Nam Định. 8 Ngày 26/12/1991, Quốc hội khoá VIII, kỳ họp thứ 10 ra Nghị quyết chia tỉnh Hà Nam Ninh thành hai tỉnh Nam Hà và Ninh Bình. Tỉnh Nam Hà có 13 đơn vị hành chính, tỉnh Nam Hà tái lập. Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 10 ngày 6/11/1996 về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh, tỉnh Nam Hà chia thành 2 tỉnh Hà Nam và Nam Định. 1.1.2 Điều kiện tự nhiên và điều kiện xã hội 1.1.2.1Điềiu kiện tự nhên Nam Hà nằm ở phía Nam đồng bằng Bắc Bộ. Trên bản đồ hành chính, phía Tây Bắc giáp tỉnh Hà Tây và Hòa Bình, phía Đông Nam giáp vịnh Bắc Bộ, phía Tây Nam giáp tỉnh Ninh Bình, phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Thái Bình và Hải Hưng. Tỉnh Nam Hà có diện tích 2.292km2 trong đó diện tích canh tác là 1.442 km2, chiếm 70% tổng diện tích. Theo điều tra dân số tính đến cuối năm 1965, tỉnh có 1.719.365 người, bình quân là 740 người/km 2. Nếu chia theo diện tích canh tác là 2,7 sào/người [62, tr.9]. Tỉnh Nam Hà gồm có 12 huyện, 1 thành phố và 1 thị xã. Phía Nam của tỉnh gồm 4 huyện: Nghĩa Hưng, Hải Hậu, Xuân Thủy, Nam Ninh. Các huyện này thuộc đồng mùa cấy 2 vụ lúa/năm. Còn lại các huyện ở phía Bắc tỉnh thuộc đồng chiêm trũng, trước đây nhân dân thường chỉ cấy 1 vụ chiêm còn vụ mùa thì bấp bênh hoặc là chỉ gieo trồng ở một số vùng nhất định [62, tr.9]. Dù là tỉnh đồng bằng nhưng địa hình không bằng phẳng mà mấp mô, lượn sóng. Phía Tây Bắc là khu vực bán sơn địa gồm một phần các huyện Thanh Liêm, Kim Bảng, tiếp đến là khu đồng chiêm trũng và sau là khu đồng màu ven biển. Các huyện giáp với tỉnh Hà Tây cao từ 3-4m, đến sông Châu Giang còn từ 1,5-2m, sang bên kia sông Châu Giang độ cao còn khoảng 1,5m, tiến về phía sông Đào (vùng đồng chiêm) cao từ 0,5 - 1,2m, qua sông Đào là 9 0,8m - 1,0m, đến Nam Trực là từ 1,5m - 2m, ra đến biển còn từ 0,6m - 1m. Khu vực đất trũng đồng chiêm có thể nói là chỗ đựng nước của các nơi đổ đến nhất là vùng núi phía Tây Bắc, làm cho đất bị úng hằng năm. Diện tích đồng bằng ven biển với bãi cát ven biển là 32.048ha [62, tr.9]. Phía Tây tỉnh Nam Hà có vùng rừng núi nối liền với dãy núi đá vôi Ba Vì thuộc tỉnh Hòa Bình và Hà Tây, có độ cao trung bình là từ 200 - 450m chạy từ huyện Kim Bảng đến giáp huyện Ý Yên, dài 39km với diện tích là 406ha [62, tr.10]. Hai huyện Thanh Liêm và Kim Bảng có 511ha rừng rậm, trong đó có rừng bương gồm hàng triệu cây chưa khai thác. Dưới các triền núi là thung lũng làm nơi chăn nuôi gia súc như trâu, bò, dê. Hai huyện này còn có 3.609ha đồi trọc trồng các loại cây như chè, trẩu, trong đó có các vùng Đồi Thị, Bồng Lạng, Do Lễ là nổi tiếng hơn cả: Ai về Bồng Lạng, Liên Sơn; Uống chè Đồi Thị ngon hơn chè tầu” [87, tr.15]. Ngoài ra, chiếm một phần diện tích đất đai trên địa bàn tỉnh Nam Hà là khu vực bán sơn địa với diện tích phần nhiều là đồi đất trọc hoặc một số diện tích được người dân canh tác để trồng chè. Khi gió mùa đông bắc tràn về làm nhiệt độ giảm xuống, cùng với ảnh hưởng của núi đá vôi nhiệt độ lại càng xuống thấp hơn, nhất là nơi thung lũng, lòng chảo giam hãm không khí lạnh. Mùa hè thì nóng nực, khô hanh, gây ra thời tiết khô nóng nhất là khu vực đồi trọc. Địa hình đồi núi phía Tây Bắc có ảnh hưởng lớn đến chế độ mưa.Về mùa hè, khi gió mùa đông nam thổi tới, gặp bức bình phong chắn gió gây ra mưa lớn và thường xuyên có dông, làm cho khu vực đồi núi trở thành trung tâm mưa lớn nhất của tỉnh. Mùa mưa kéo dài tới 7 - 8 tháng [62, tr.10]. Tỉnh Nam Hà có 72km đường ven biển tạo điều kiện cho các huyện phía Nam tỉnh có khí hậu tương đối dễ chịu khi mùa đông trời rét dịu, ấm, mùa hè 10 tiết trời mát mẻ. Vùng ven biển có gió đất biển thổi từ biển vào và ban đêm gió từ đất liền thổi ra làm cho không khí dễ chịu [62, tr.10]. Ngoài ra, địa bàn tỉnh có nhiều sông ngòi, phân bố chằng chịt. Sông lớn là sông Hồng và phân lưu của sông Hồng là sông Đáy cùng các sông phụ lưu khác là sông Ninh Cơ, sông Đào, sông Sắt. Đoạn Sông Hồng chạy qua địa bàn tỉnh Nam Hà dài 114km và trở thành ranh giới tự nhiên ngăn cách Nam Hà với các tỉnh Hải Hưng1, Thái Bình. “Sông Hồng có hàm lượng phù sa nhiều, tăng màu mỡ cho đất đai, đồng ruộng. Mùa mưa nước sông dâng cao,đã giải quyết vấn đề nước tưới khá tốt cho đồng ruộng các huyện Duy Tiên, Kim Bảng và 4 huyện phía Nam của tỉnh” [62, tr.11]. Trong khi đó, với các khu vực thuộc đồng chiêm trũng, vấn đề tiêu nước gặp khó khăn do nước đồng thấp hơn nước sông. Mùa khô, nước sông xuống khá thấp. Mực nước trung bình là 0,60m, cao nhất là 1,66m, thấp nhất là 0,24m [62, tr.11]. Sông Đáy là nhánh của sông Hồng chảy vào tỉnh Nam Hà dài 101km, ngăn cách vùng đồng bằng với vùng bán sơn địa và trở thành ranh giới tự nhiên giữa tỉnh Ninh Bình và tỉnh Nam Hà. Sông Đáy có tác dụng tiêu nước cho các huyện phía Tây tỉnh. Mùa mưa nước chảy xiết, mực nước sông cao hơn đồng nên gây ra úng thủy cho khu vực đồng chiêm trũng. Mực nước trung bình mùa mưa cao nhất là 1,13m, thấp nhất là 0,36m. Mùa khô, mực nước hạ xuống trung bình 0,40m, do đó việc tưới tiêu cho các cánh đồng gặp nhiều khó khăn [62, tr.11]. Sông Ninh Cơ là chi lưu của sông Hồng dài 54km, mùa mưa có tác dụng phân lũ sông Hồng, mang nước phù sa bồi đắp cho các huyện Nghĩa Hưng, Hải Hậu, tiêu nước cho 2 huyện Nam Ninh, Nghĩa Hưng, tưới nước cho các 1 Tỉnh Hải Hưng nay là 2 tỉnh Hải Dương và Hưng Yên. 11 huyện Xuân Thủy, Hải Hậu, Trực Ninh. Mực nước trung bình 0,49m, cao nhất 1,66m, thấp nhất 0,53 m [62, tr.11]. Sông Đào do nhân dân góp công sức xây dựng và có tên gọi khác là sông Nam Định. Sông Đào là một phân lưu của sông Hồng và chi lưu của sông Đáy. Sông đưa một phần nước của sông Hồng đổ vào sông Đáy và chảy ra biển Đông. Đoạn chạy qua địa bàn tỉnh có chiều dài 33km, phân chia khu vực đồng chiêm trũng với khu vực chịu ảnh hưởng thủy triều của 4 huyện phía Nam tỉnh. Mùa mưa, sông có tác dụng phân lũ sông Hồng, đem phù sa bồi đắp cho đồng ruộng và tiêu tưới nước cho các huyện Nam Trực, Nghĩa Hưng đồng thời góp phần tưới tiêu cho khu đồng chiêm trũng. Mùa mưa mực nước trung bình đạt 1,72m. Mùa khô mực nước trung bình đạt 0,57m[62, tr.12]. Nhìn chung, Nam Hà có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Người dân canh tác quanh năm, cây trồng có thể hoàn thành vòng sinh trưởng nhanh chóng, có thực vật phong phú. Vùng ven biển Nam Hà có chế độ thủy triều thuận lợi cho việc tưới nước vào ruộng để chống hạn. Tuy nhiên, thời tiết hay có diễn biến thất thường. Hằng năm, vùng ven biển của tỉnh phải hứng chịu nhiều cơn bãolàm ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt của người dân. Chế độ thủy văn Nam Hà có một hệ thống sông và chi lưu dày đặc, mùa mưa tập trung 6 - 7 tháng (chiếm đại bộ phận nước mưa cả năm) [62, tr.13]. Bên cạnh đó, tỉnh Nam Hà còn nằm ở hạ lưu nên vào mùa mưa, nước từ thượng nguồn đổ về thường gây ra lũ lụt, nhất là vùng chiêm trũng. Về mùa khô, mực nước các sông đặc biệt sông Hồng xuống khá thấp, chỉ những chân ruộng thấp dưới 0,6m mới tưới được nước [62, tr.11].Tại các huyện ven biển nước mặn xâm lấn vào mạch nước ngầm gây nhiều khó khăn cho canh tác, cải tạo đất. “Tính trung bình từ năm 1959 đến năm 1962, trong 12 vụ chiếm diện tích bị bỏ hóa vì mặn là 2.598ha, cao nhất là năm 1959 tới 3.986ha” [62, tr.13]. 1.1.2.2 Điều kiện xã hội Quá trình xây dựng và cải tạo tự nhiên là một quá trình lịch sử lâu dài với sự chinh phục và chiến thắng tự nhiên của các thế hệ con người nơi đây. Quá trình đó đã dần hình thành truyền thống đoàn kết, xây dựng một cộng đồng có tính cấu kết cao. Sau khi sáp nhập, tỉnh Nam Hà có 163.713ha ruộng đất canh tác [70, tr.29]. Người dân cùng nhau đoàn kết, khai phá đất đai, mở rộng diện tích canh tác, đồng thời thực hiện các biện pháp thâm canh tăng vụ, nâng cao năng suất và sản lượng cây trồng. Từ vùng chiêm trũng quanh năm lụt lội, các thế hệ phải “sống ngâm da, chết ngâm xương”, người dân phía Bắc tỉnhđã cải tạo đồng đất trở nên phì nhiêu, màu mỡ, một năm có 2 vụ chiêm và mùa. Nơi đây còn là vùng đất thiêng để các bậc đế vương chọn làm nơi cày ruộng tịch điền hằng năm, cầu mong một mùa màng tươi tốt, bội thu. Năm 987, sau khi lên ngôi Hoàng Đế, vua Lê Hoàn dạy dân cày ruộng ở chân núi Đọi (tỉnh Hà Nam ngày nay). Người dân Nam Hà với bản tính kiên trì, sự sáng tạo, khéo léo, bàn tay tài hoa ghi dấu trên tất cả các di tích lịch sử, văn hóa qua các triều đại. Trong quá trình lao động sản xuất đầy khó khăn, cha ông đúc rút nhiều kinh nghiệm quý báu trong việc thâm canh cây lúa và hoa màu, tạo nên những sản phẩm nông nghiệp nổi tiếng như gạo tám xoan ở các huyện Nghĩa Hưng, Hải Hậu, Xuân Trường, Giao Thủy, khoai lang limở Chợ Chùa, làng hoa Vị Khê. Ngoài ra, quê hương còn nổi tiếng với ngành nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống như: Nghề mộc ở Trịnh Xá (huyện Bình Lục), Cao Đà (huyện Lý Nhân); nghề khảm trai, chạm sừng ở làng Đô Hai (huyện Bình Lục); làng dệt 13 lụa Nha Xá (huyện Duy Tiên), làng hoa cây cảnh Vị Khê (huyện Nam Trực), mây tre đan ở Thạch Cầu (huyện Nam Trực), sơn mài, mây tre đan Yên Tiến (huyện Ý Yên)… Nam Định và Hà Nam vốn nổi tiếng là cái nôi sản sinh và nuôi dưỡng nhiều người con ưu tú có đóng góp to lớn cho quê hương, đất nước. Với bản tính cần cù, chịu khó, sáng tạo trong lao động sản xuất và kiên cường, bất khuất, anh dũng trong chiến đấu, do đó mỗi giai đoạn, những người con Nam Định và Hà Nam đều thể hiện dấu ấn, vị trí nhất định trong lịch sử của quê hương, đất nước. Các thế hệ người dân Nam Định và Hà Nam tạo dựng nên mảnh đất địa linh nhân kiệt với truyền thống lịch sử anh hùng và bản sắc văn hóa phong phú. Những con người nơi đây luôn kiên cường, anh dũng không khuất phục trước khó khăn, thử thách. Nhân dân đoàn kết một lòng quyết tâm xây dựng và bảo vệ vững chắc quê hương, đưa kinh tế phát triển nhanh và bền vững. 1.1.3 Tình hình kinh tế nông nghiệp của tỉnh trước năm 1965 Về tình hình thực hiện phong trào hợp tác hóa nông nghiệp: Trước năm 1965, hai tỉnh Nam Định, Hà Nam đã hoàn thànhj xây dựng tổ đổi công và bắt đầu đi vào thực hiện hợp tác hóa nông nghiệp. Năm 1961, tỉnh Nam Định có 91% số hộ nông dân vào hợp tác xã. Cuối năm 1962,tỉnh Hà Nam có 95,75% số hộ nông dân tham gia vào 750 hợp tác xã nông nghiệp, tỷ lệ hợp tác xã bậc cao tăng lên 33,1% [32, tr.339]. Từ năm 1963, hai tỉnh Nam Định và Hà Nam tổ chức mở rộng cuộc vận động cải tiến quản lý hợp tác xã, nhờ vậy các mặt sản xuất có bước phát triển, cơ sở sản xuất phục vụ kinh tế nông nghiệp được xây dựng nhiều hơn trước, công tác quản lý có nhiều tiến bộ và đến năm 1964 hoàn thành vòng I của 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan