Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đãi ngộ nhân sự tại công ty tnhh an dương tt...

Tài liệu đãi ngộ nhân sự tại công ty tnhh an dương tt

.PDF
27
29
88

Mô tả:

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG -------------------------- NGUYỄN VIỆT HÀ ĐÃI NGỘ NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY TNHH AN DƯƠNG Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 8.34.01.01 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH (Theo định hướng ứng dụng) HÀ NỘI - 2019 Luận văn được hoàn thành tại: HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG Người hướng dẫn khoa học: TS. VŨ TRỌNG PHONG Phản biện 1: TS. Bùi Minh Hải Phản biện 2: PGS.TS. Lê Thị Lan Hương Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ tại: Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông Vào lúc: 8 giờ 30 phút Ngày 19 Tháng 01 Năm 2019 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Thư viện Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 1 LỜI NÓI ĐẦU 1. Sự cần thiết nghiên cứu đề tài Công ty TNHH An Dương là một trong những nhà phân phối có tiếng với các sản phẩm nội thất đến từ các thương hiệu hàng đầu trên thế giới. Thực tế đó đòi hỏi công ty TNHH An Dương phải có những giải pháp để thúc đẩy và duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng hiệu quả hơn, một trong các giải pháp là đổi mới trong chính sách đãi ngộ nhân sự, đây là động lực chính thúc đẩy người lao động hăng hái làm việc, đổi mới, sáng tạo cống hiến hết mình cho doanh nghiệp. Xuất phát từ thực tế đòi hỏi trên tác giả đã lựa chọn đề tài “Đãi ngộ nhân sự tại công ty TNHH An Dương” làm nội dung nghiên cứu luận văn cao học của mình. 2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu Chế độ đãi ngộ nhân sự có ý nghĩa thiết thực đối với doanh nghiệp và người lao động. Và việc vận dụng vấn đề này với công ty TNHH An Dương là vô cùng cần thiết. Nhận thức được điều này học viên đã lựa chọn đề tài “Đãi ngộ nhân sự tại công ty TNHH An Dương” làm nội dung nghiên cứu luận văn cao học thạc sỹ quản trị kinh doanh của mình. 3. Mục đích nghiên cứu của luận văn Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về đãi ngộ nhân sự. Nghiên cứu, đánh giá thực trạng đãi ngộ nhân sự tại công ty TNHH An Dương Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện đãi ngộ nhân sự tại công ty TNHH An Dương Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề lý thuyết và thực tiễn về đãi ngộ nhân sự trong doanh nghiệp nói chung và đối với công ty TNHH An Dương nói riêng bao gồm: Hệ thống tài chính như tiền lương, tiền công, các khuyến khích tài chính và phi tài chính các phúc lợi xã hội, chăm sóc người lao động cơ sở vật chất, môi trường làm việc... Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu chế độ đãi ngộ nhân sự tại công ty TNHH An Dương. - Phạm vi thời gian: Số liệu nghiên cứu của đề tài được thu thập trong khoảng từ năm 20142017. Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện chế độ đãi ngộ nhân sự tại công ty TNHH An Dương đến năm 2020. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp tổng hợp, thống kê, phân tích đánh giá các tài liệu đã thu thập được. - Phương pháp so sánh, phỏng vấn, điều tra xã hội học…nhằm thu thập thông tin từ thực tế để làm cơ sở phân tích. 2 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÃI NGỘ NHÂN SỰ TRONG DOANH NGHIỆP 1.1. Những vấn đề cơ bản về đãi ngộ nhân sự 1.1.1. Khái niệm đãi ngộ nhân sự, các chế độ đãi ngộ nhân sự Đãi ngộ nhân sự là quá trình chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của người lao động. Qua đó, người lao động có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần thực hiện mục tiêu chung của doanh nghiệp. Đãi ngộ nhân sự còn có thể được hiểu là quá trình bù đắp lao động về vật chất và tinh thần qua các biện pháp đòn bẩy để duy trì, phát triển lực lượng và nâng cao đời sống người lao động. Đãi ngộ nhân sự là một quá trình thể hiện cả 2 mặt bao gồm kinh tế và xã hội nhằm đáp ứng các nhu cầu vật chất cũng như tinh thần của người lao động. Đãi ngộ nhân sự trong doanh nghiệp được thể hiện dưới 2 hình thức cơ bản đó là: - Đãi ngộ tài chính - Đãi ngộ phi tài chính 1.1.2. Các mục tiêu của hệ thống đãi ngộ nhân sự Đãi ngộ nhân sự có ảnh hưởng rất lớn đến sự lựa chọn công việc, tình hình thực hiện công việc của người lao động và chất lượng sản phẩm, hiệu quả hoạt động của tổ chức. Mục tiêu cơ bản của đãi ngộ nhân sự là thu hút được những người lao động có chuyên môn, nghiệp vụ giỏi phù hợp với yêu cầu công việc của doanh nghiệp, gìn giữ và động viên họ thực hiện công việc tốt nhất. Khi đưa các quyết định đãi ngộ nhân sư có một vài mục tiêu cần phải được xem xét đồng thời. Các mục tiêu của hệ thống đãi ngộ nhân sự gồm 4 mục tiêu chính là: mục tiêu kinh tế, mục tiêu xã hội, mục tiêu củng cố và phát triển tổ chức và mục tiêu thực hiện các chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp. - Mục tiêu kinh tế - Mục tiêu xã hội - Mục tiêu củng cố và phát triển tổ chức - Mục tiêu thực hiện các chức năng nhiệm vụ của tổ chức 3 1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến đãi ngộ nhân sự 1.1.4. Các tiêu thức lựa chọn khi xây dựng hệ thống đãi ngộ nhân sự Các tiêu thức lựa chọn khi xây dựng hệ thống đãi ngộ nhân sự phải dựa trên những phân tích, đánh giá thực tế về thực trạng tài chính của doanh nghiệp. Đặc biệt, để xây dựng hệ thống đãi ngộ nhân sự hiệu quả phải có sự phối hợp giữa doanh nghiệp và người lao động. có ba tiêu thức chủ yếu khi xây dựng hệ thống đãi ngộ nhân sự trong doanh nghiệp: 3 tiêu thức - Thứ nhất, khi xây dựng hệ thống đãi ngộ nhân sự, phải vừa có lợi cho người lao động, vừa có lợi cho doanh nghiệp. - Thứ hai, xây dựng hệ thống đãi ngộ nhân sự phải có tác dụng thúc đẩy lợi nhuận và các hoạt động kinh doanh. - Thứ ba, xây dựng hệ thống đãi ngộ nhân sự phải nằm trong khả năng tài chính của doanh nghiệp. 1.2. Nôi dung của đãi ngộ nhân sự trong doanh nghiệp 1.2.1. Tiền lương cho người lao động của doanh nghiệp 1.2.1.1 Lao động và phân loại lao động Lao động là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm tạo ra các sản phẩm phục vụ cho nhu cầu của đời sống xã hội. Lao động là sự tiêu dùng sức lao 4 động trong hiện thực của con người. Lao động là hoạt động đặc trưng nhất, sáng tạo của con người. Phân loại lao động - Phân loại theo thời gian lao động (2 loại): Lao động thường xuyên và lao động tạm thời mang tính thời vụ - Phân loại theo mối quan hệ giữa quá trình sản xuất (2 loại): Lao động trực tiếp sản xuất và lao động gián tiếp sản xuất. - Phân loại theo chức năng của lao động trong quá trình sản xuất ( 3 loại): Lao động thực hiện chức năng sản xuất, lao động thực hiện chức năng bán hàng, lao động thực hiện chức năng quản lý. - Phân loại theo tính triết học của lao động (2 loại): Lao động cụ thể và lao động trừu tượng. 1.2.1.2. Khái niệm và bản chất của tiền lương Bản chất tiền lương: Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động mà người lao động được sử dụng nhằm bù đắp cho phần hao phí sức lao động trong quá trình sản xuất nhằm tái sản xuất sức lao động. Khái niệm tiền lương: Theo quan niệm của các nhà kinh tế học hiện đại: Tiền lương là giá cả của lao động, được xác định bởi quan hệ cung cầu trên thị trường lao động. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, tiền lương luôn được coi là một bộ phận quan trọng của giá trị hàng hoá. Ngoài ra, tiền lương còn đóng vai trò quan trọng trong đời sống của người lao động 1.2.1.3. Chế độ tiền lương và các hình thức trả lương a. Các hình thức trả lương Hình thức trả lương theo thời gian: Tiền lương trả cho người lao động tính theo thời gian làm việc, cấp bậc hoặc chức danh và thang lương theo quy định theo 2 cách: Lương thời gian giản đơn và lương thời gian có thưởng 5 Lương chính theo hợp đồng Lương Tháng = x Số ngày làm việc thực tế 26 Lương tháng Lương ngày = Ngày làm việc theo chế độ Lương giờ Lương Tháng = Số giờ làm việc trong ngày Hình thức trả lương theo sản phẩm: Hình thức trả lương này áp dụng cho các công nhân trực tiếp sản xuất tại các phân xưởng, tổ, đội sản xuất. Hàng tháng, căn cứ vào báo cáo sản lượng hoàn thành đã được tổ trưởng, đội trưởng, cán bộ kỹ thuật xác nhận, căn cứ vào đơn giá lương sản phẩm sẽ tính ra giá trị sản phẩm hoàn thành trong tháng. Giá trị sản phẩm hoàn = thành trong tháng Khối lượng sản phẩm hoàn thành Đơn giá sản x phẩm Toàn bộ khối lượng sản phẩm hoàn thành sẽ quy đổi ra đơn vị. Báo cáo sản lượng cùng với bảng chấm công sẽ làm căn cứ chia lương cho từng người theo công thức sau: Tiền lương sản phẩm của mỗi công nhân (tháng) = Lương cơ bản x Hệ số chung x 26 Số ngày công thực tế Hệ số chung được áp dụng cho toàn công nhân trong tổ và được tính như sau: Giá trị sản phẩm hoàn thành trong tháng Hệ số chung = Tổng tiền lương cơ bản của các công nhân trong tổ của tháng đó Tiền lương = được lĩnh Tiền lương được lĩnh của bộ phận trực tiếp x Tỷ lệ (%) lương gián tiếp Tiền lương làm thêm giờ = Tiền lương giờ x 150% x Số giờ làm thêm vào ban ngày Đó là đối với trường hợp làm thêm giờ vào ban ngày của những ngày làm việc bình thường, còn đối với làm thêm giờ vào các ngày nghỉ hàng tuần tỷ lệ trên sẽ là 200%, làm thêm vào các ngày lễ hoặc nghỉ bù lễ tỷ lệ trên là 300%. 6 Nếu làm thêm giờ vào ban đêm, công thức tính như sau: Tiền lương làm thêm giờ Tiền lương = vào ban đêm Tổng lương = làm thêm 1giờ Số giờ x 130% x làm thêm vào ban ngày Lương chính + các khoản phụ cấp. Tiền lương khoán:Thực chất tiền lương khoán là một dạng của hình thức tiền lương theo sản phẩm mà công ty trả cho người lao động dựa theo khối lượng, công việc giao khoản cho họ: như khoán sửa chữa nhà cửa, khoán bốc dỡ nguyên vật liệu…. Đối với 1 nhóm tổ có số lượng công nhân với trình độ và thời gian làm việc như nhau ta có cách tính: Tiền lương mỗi người trong tổ = Tổng số sản phẩm hoàn thành x Đơn giá 1 sp Các hình thức đãi ngộ khác ngoài tiền lương:Ngoài tiền lương, bảo hiểm xã hội, công nhân viên có thành tích trong sản xuất, trong công tác được hưởng khoản khen thưởng, kỷ luật. Việc tính toán tiền lương căn cứ vào quyết định và chế độ khen thưởng hiện hành. b. Quỹ lương và các khoản trích theo lương Khái niệm về Quỹ lương: Quỹ lương là toàn bộ tiền lương tính theo số người lao động của tổ chức, doanh nghiệp, do doanh nghiệp, tổ chức quản lý và chi trả lương. Các khoản trích theo lương: Theo chế độ quy định hiện hành, các khoản trích theo lương, bao gồm: Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Kinh phí công đoàn và Bảo hiểm thất nghiệp để hình thành quỹ Bảo hiểm xã hội(BHXH), Bảo hiểm y tế (BHYT), Kinh phí công đoàn (KPCĐ), Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) nhằm trợ cấp cho người lao động trong trường hợp tạm thời hay vĩnh viễn mất sức lao động, thất nghiệp. Tỷ lệ trích các khoản trích theo lương theo quyết định 595/2017/QĐ-BHXH của BHXH Việt Nam * Tổng tỷ lệ trích: 32% trong đó: 21,5% tính vào chi phí kinh doanh 10.5% trừ vào lương người lao động Đối với Bảo hiểm xã hội tỷ lệ 25,5% trên tổng số tiền lương đóng bảo hiểm cho người lao động trong tháng, trong đó tính vào Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 17,5%, khấu trừ vào tiền lương trong tháng 8% của người lao động Đối với Bảo hiểm y tế tỷ lệ trích 4.5% trên tổng số tiền lương đóng bảo hiểm cho người lao động, trong đó được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hàng 7 tháng 3%, khấu trừ vào lương người lao động 1.5%. BHYT được nộp lên cơ quan chuyên môn chuyên trách (dưới hình thức mua thẻ BHYT) Đối với kinh phí công đoàn: tỷ lệ 2%, trong đó 1% nộp lên cơ quan quản lý công đoàn cấp trên, 1% để lại tại doanh nghiệp để chi tiêu cho hoạt động của công đoàn công sở (doanh nghiệp chịu) Đối với Bảo hiểm thất nghiệp: tỷ lệ 2% trong đó 1% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, 1% khấu trừ vào lương người lao động. 1.2.1.4. Ý nghĩa của tiền lương. Ttiền lương đóng vai trò quan trọng trong đời sống của người lao động, nó quyết định sự ổn định, phát triển của nền kinh tế và kinh tế gia đình của họ. Tiền lương là nguồn để tái sản xuất sức lao động vì vậy nó tác động rất lớn đến thái độ của người lao động đối với sản xuất, quyết định tâm tư tình cảm của nhân dân đối với chế độ của xã hội. Ở một khía cạnh khác, tiền lương là một trong những công cụ để quản lý doanh nghiệp. Thông qua việc trả lương cho người lao động, người sử dụng lao động có thể tiến hành kiểm tra, theo dõi, giám sát người lao động làm việc theo kế hoạch tổ chức của mình để đảm bảo tiền lương bỏ ra phải đem lại kết quả và hiệu quả cao. Như vậy người sử dụng sức lao động quản lý một cách chặt chẽ về số lượng và chất lượng lao động thông qua tiền lương. 1.2.2. Các khuyến khích tài chính và các loại khuyến khích tài chính của doanh nghiệp, hệ thống các chương trình khuyến khích tài chính của doanh nghiệp Bảng 1.1: Chi tiết phân loại khuyến khích tài chính của doanh nghiệp Phạm vi áp dụng Cấp chung cho toàn doanh nhiệp Cá nhân Tổ nhóm Cấp cụ thể cho phòng ban Phòng Kinh doanh Phòng sản xuất Năng suất Năng suất Thưởng Thưởng Tăng lương tương xứng với thực hiện công việc Thưởng Theo sản phẩm Thưởng Theo sản phẩm, theo thành tích 8 1.2.3. Phúc lợi và các loại phúc lợi cho người lao động, xây dựng và quản lý chương trình phúc lợi cho người lao động Khái niệm về phúc lợi: Phúc lợi là những khoản lợi ích, phụ cấp mà người lao động được hưởng gián tiếp mà không phải trả tiền hoặc chỉ phải trả một phần. Doanh nghiệp sẽ trả thêm phúc lợi cho người lao động ngoài tiền lương và tiền thưởng. Các loại phúc lợi cho người lao động (3 loại): - Phúc lợi bắt buộc - Phúc lợi tự nguyện - Các phúc lợi khác 1.3. Các yếu tố tạo môi trường văn hóa trong doanh nghiệp Năm yếu tố chính tạo nên môi trường văn hóa doanh nghiệp đó là: - Tầm nhìn, - Giá trị, con người, - Môi trường - Các yếu tố khác. Kết luận chương 1 Trong chương này, tác giả đã đề cập đến những vấn đề cơ bản nhất về đãi ngộ nhân sự, định nghĩa của các thuật ngữ, các hệ thống sử dụng và quy trình xây dựng đãi ngộ nhân sự trong doanh nghiệp một cách hoàn chỉnh. Cụ thể đó là, chương 1 đã nêu ra một số khái niệm và nội dung chung về đãi ngộ nhân sự đối với người lao động trong doanh nghiệp. Bên cạnh đó, chương 1 cũng nêu khái quát những vấn đề cơ bản về các chế độ, các mục tiêu, các yếu tố ảnh hưởng và các tiêu thức lựa chọn khi xây dựng hệ thống đãi ngộ nhân sự. Các lý thuyết ở chương 1 về tiền lương cho người lao động của doanh nghiệp, các khuyến khích tài chính và các yếu tố tạo môi trường văn hóa trong doanh nghiệp cũng được coi là tiền đề để triền khai các nội dung ở các chương sau. Tóm lại, chương 1 là nền tảng, cơ sở lý luận cho cả luận văn, giúp cho tác giả hiểu sâu hơn về đãi ngộ nhân sự. Trên cơ sở đó để vận dụng nghiên cứu thực trạng đãi ngộ nhân sự tại công ty TNHH An Dương. 9 Chương 2 : THỰC TRẠNG CHẾ ĐỘ ĐÃI NGỘ NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY TNHH AN DƯƠNG 2.1. Giới thiệu về công ty TNHH An Dương 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Tên giao dịch : Công ty TNHH An Dương. Tên tiếng Anh: An Dương Companny Limited Trụ sở: Số 31-33 Phố Ngô Quyền, P.Hàng Bài, Q. Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội Điện thoại: 02437325068 Email: [email protected] Được thành lập ngày 28/06/1997, đến nay, đã hơn 20 năm thành lập và phát triển công ty TNHH An Dương ngày càng lớn mạnh và khẳng định được vị thế của mình trên thị trường sản xuất nội thất tại Việt Nam. 2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty Lĩnh vực mà công ty hiện đang sản xuất và kinh doanh là lĩnh vực dịch vụ cụ thể như sau: - Bàn tủ văn phòng làm từ gỗ công nghiệp - Bàn, tủ sắt văn phòng - Bàn tủ văn phòng cao cấp làm từ gỗ sơn PU - Ghế xoay văn phòng - Bàn vi tính - Két bạc chống cháy, két an toàn - Vách ngăn văn phòng hiện đại, sang trọng thiết kế theo diện tích và đặc điểm mặt bằng - Các loại bàn ghế ăn, các mặt hàng gia dụng làm từ ống thép, Inox - Các sản phẩm nội thất phục vụ giáo dục: - Các sản phẩm phục vụ công trình công cộng: - Các sản phẩm gia đình làm từ gỗ tự nhiên, bàn ghế Sofa da/nỉ cho văn phòng và gia đình. - Các loại sản phẩm phục vụ cho nội thất công trình làm từ gỗ, sắt,vải, mút, nhựa, Inox: Bàn ghế, tủ bếp, cửa, cầu thang… 10 2.1.3. Cơ cấu tổ chức Hình 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty TNHH An Dương 2.1.4. Khái quát về hoạt động kinh doanh của công ty TNHH An Dương Kết quả hoạt động kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp trên thực tế thì đều được thể hiện tất cả ở trong bảng báo cáo kết quả kinh doanh cuối năm. Vì vậy báo cáo kết quả kinh doanh sẽ phản ánh chính xác nhất tình hình kinh doanh hiện tại cũng như chất lượng dịch vụ mà công ty cung cấp. Trong thời gian gần đây hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH An Dương đã đạt được những thành tựu nhất định cụ thể: Bảng 2.1. Kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2014-2017 Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017 Tổng doanh thu (triệu đồng) 19.700 21.700 24.061 28.192 Tổng chi phí (triệu đồng) 17.665 19. 415 21.455 24.333 2.035 2.285 2.606 3.859 - 8,9 13,7 14,8 Lợi nhuận/ Chi phí 0,108 0,117 0,121 0,159 Doanh thu/ Chi phí 1,108 1,117 1,121 1,159 Lợi nhuận (triệu đồng) Tăng trưởng (%) (Nguồn: Phòng tài chính kế toán) 11 2.1.5. Chính sách chế độ mới của nhà nước ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH An Dương Việt Nam đã ban hành các Nghị quyết và những giải pháp tài chính khác để chia sẻ, hỗ trợ khó khăn với các doanh nghiệp, nhằm tiếp tục nâng cao sản xuất và thúc đẩy các hoạt động kinh doanh trong cộng đồng doanh nghiệp trong năm 2015. Nhìn chung, các chính sách và chế độ mới mà nước ta đã đưa ra đều có ảnh hưởng tích cực đến hoạt động sản xuất và kinh doanh của công ty TNHH An Dương, tạo điều kiện về mặt pháp lý, tài chính để công ty có thể mở rộng kinh doanh. Đồng thời cũng thúc đẩy các doanh nghiệp khác nói chung và công ty An Dương nói riêng phát triển trên thị trường. 2.2. Tình hình thực hiện chế độ đãi ngộ nhân sự tại công ty TNHH An Dương tại công ty TNHH An Dương: Thực trạng tiền lương, thưởng, cơ sở vật chất, môi trường làm việc 2.2.1. Hệ thống các khuyến khích tài chính 2.2.1.1.Đặc điểm lao động tại công ty TNHH An Dương Bảng 2.2. Cơ cấu lao động theo trình độ giai đoạn 2014-2017 Đơn vị tính: Người Năm 2014 2015 2016 2017 Lao động trình độ trên đại học 5 5 6 8 Lao động trình độ đại học 14 15 17 18 Lao động trình độ cao đẳng-trung cấp 15 16 12 14 Lao động nghề 37 34 32 25 71 70 67 65 Chỉ tiêu Tổng lao động (Nguồn: Phòng tổ chức hành chính Nhìn chung cơ cấu lao động như trên là khá hợp lý, công ty TNHH An Dương là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ngành nghề kinh doanh có tính chất đặc thù đòi hỏi đội ngũ cán bộ, nhân viên phải là người có trình độ. Đội ngũ nhân sự có trình độ cao luôn được duy trì ổn định và bồi dưỡng nâng cao trình độ cũng là một lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. 12 2.2.1.2. Hệ thống tiền lương cho người lao động Trên thực tế, vấn đề tiền lương đã được thỏa thuận trong hợp đồng lao động giữa hai bên. Hiện tại, công ty TNHH An Dương trả lương cho người lao động theo thời gian. * Lương thời gian giản đơn: LN = Ltt x HS/22 ngày Trong đó: LN: Tiền lương một ngày công Ltt: Tiền lương tối thiểu chung (1.390.000 VND) HS: Hệ số LC = LN x NCtt LC: Tiền lương chính hàng tháng NCtt: Số ngày công thực tế Lcb = LC + PC Trong đó: Lcb: Lương cơ bản PC: Các khoản phụ cấp bao gồm phụ cấp thâm niên, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp độc hại, phụ cấp thêm giờ. LTL = Lcb – BHXH – BHYT Trong đó: LTL: Lương thực lĩnh BHXH: Bảo hiểm xã hội BHYT: Bảo hiểm y tế * Lương thời gian có thưởng: Đây là hình thức trả lương căn cứ theo tiền thưởng và cả thời gian. Sau đây là công thức tính lương thời gian có thưởng: Tiền lương = Tiền lương theo thời gian giản đơn + tiền thưởng Ban giám đốc là người đưa ra mức tiền thưởng căn cứ trên kết quả hoàn thành và mức độ hoàn thành vượt mức kế hoạch đã được đề ra. 13 Bảng 2.3. Bảng chấm công của cán bộ phòng tổ chức hành chính tháng 10 năm 2017 Họ và tên STT 1 2 Nguyễn Văn Hiền Lê Thị Nhi 1 x x 3 4 5 6 Hoàng Thị Mai Nguyễn Văn Ánh Trần Thị Phượng Lê Hồng Nhung x x x x Ngày công trong tháng 2 3 4 5 … x x x x x x x o x x x o x x x x x x Tổng số NCtt 22 21 31 x x x x x x 22 x x x x 21 x x x x 22 o o x x 20 (Nguồn: Phòng tài chính kế toán) 2.2.1.3. Phụ cấp Phụ cấp chính là phần thu nhập thêm kết hợp với tiền lương tạo thành thu nhập hàng tháng cho người lao động. Hiện tại, công ty TNHH An Dương đang thực hiện các loại phụ cấp bao gồm: Phụ cấp thâm niên và phụ cấp trách nhiệm. - Phụ cấp trách nhiệm + Mức 0,6: áp dụng với các đối tượng như: Kế toán trưởng, Giám đốc, Phó giám đốc của công ty. + Mức 0,5: áp dung đối với trưởng phòng của công ty + Mức 0,4: áp dụng đối với phó phòng của công ty + Mức 0,3: áp dụng với các tổ trưởng của công ty Phụ cấp trách nhiệm được tính theo công thức sau: MPC = HSPCTN x MLTT Trong đó: MPC: mức phụ cấp trách nhiệm HSPCTN: hệ số phụ cấp trách nhiệm công việc MLTT: mức lương tối thiểu theo quy định của nhà nước = 1.390.000 đồng Bảng 2.4. Bảng phụ cấp trách nhiệm công việc của công ty Chức danh Mức phụ cấp trách nhiệm Hệ số phụ cấp Số tiền (đồng) Kế toán trưởng, Giám đốc, Phó giám đốc 0,6 834.000 Trưởng phòng và chức vụ tương đương 0,5 695.000 Phó phòng và chức vụ tương đương 0,4 556.000 . 14 - Phụ cấp thâm niên: Khoản phụ cấp này dành cho các nhân viên có khoảng thời gian làm việc lâu năm tại công ty. MPC = BSTN x HSCB – CV x MLTT Trong đó: MPC: Mức phụ cấp thâm niên HSTN: Hệ số thâm niên theo quy định của Công ty HSBC –CV: Hệ số theo cấp bậc (đối với công nhân) và theo chức vụ (đối với cán bộ). MLTT: Mức lương tối thiểu theo quy định của Nhà nước = 1.390.000 đồng 2.2.1.4. Trợ cấp  Bảo hiểm xã hội: Hàng năm công ty cũng trích ra BHXH để chi trả các chế độ cho người lao động: - Chế độ trợ cấp ốm đau - Chế độ trợ cấp thai sản - Chế độ tử tuất Bảng 2.5. Bảng thanh toán BHXH tháng 4/2017 Đơn vị tính: Đồng Họ và tên Phòng Nghỉ ốm Số Ngày Số tiền Nghỉ con ốm Số Ngày Số tiền Tổng số tiền Ngô Thế Sang TCHC Huỳnh Văn Đạt TCHC Lê Thị Cúc VP Lê Anh Tuấn KHKD 2 336.410 336.410 Mai Thị Ngọc KHKD 5 864.012 864.012 Nguyễn Hữu Minh TCHC Tổng cộng 2 434.548 253.312 621.321 2 432.843 8 1.488.402 nhận 434.548 1 3 Ký 253.312 621.321 432.843 8 1.453.734 2.942.136  Bảo hiểm y tế Công ty TNHH An Dương thực hiện đóng BHYT cho 100% cán bộ, nhân viên tại công ty, trong đó, công ty trợ cấp 4% mức lương cơ bản; 2% trích từ mức lương của người lao động . Các chế độ y tế mà người lao động trong công ty được hưởng như: phát thuốc khi ốm đau hoặc tai nạn, được trả 80% tiền khám chữa bệnh khi có xác nhận của bệnh viện hoặc cơ sở y tế. 15  Kinh phí Công đoàn: Hằng năm, công ty trích lập 2% trên tổng số tiền lương thực tế phải trả cho nhân viên nhằm hình thành kinh phí công đoàn như quy định của nhà nước.  Trợ cấp giáo dục Hàng tháng công ty còn trợ cấp thêm tiền phát triển nguồn nhân lực và chiến lược đào tạo: - Cử nhân, kỹ sư tốt nghiệp loại trung bình khá: 800.000 đồng - Cử nhân, kỹ sư tốt nghiệp loại khá: 1.000.000 đồng - Cử nhân, kỹ sư tốt nghiệp loại giỏi: 1.200.000 đồng  Các trợ cấp khác: Công ty có trợ cấp đi lại cho cán bộ, nhân viên khi đi họp hoặc đi dự hôi nghị do công ty phân công 2.2.2. Khuyến khích tài chính và phúc lợi cho người lao động 2.2.2.1. Tiền thưởng Mức tiền thưởng mà công ty đang áp dụng được tính theo công thức sau: TT = NC x TTBQ x TLT Bảng 2.6. Bảng tiền thưởng công ty TNHH An Dương tháng 11 năm 2017 (Đơn vị tính: Triệu đồng) TT Họ và tên Ngày Số tiền thưởng bình Tỷ lệ công quân thưởng Mức tiền thưởng 1 Ngô Thế Sang 22 1.200.000 2 Nguyễn Hữu Minh 22 1.200.000 860.000 3 Trần Thị Anh 21 1.200.000 830.000 4 Cao Bá Sang 20 1.200.000 800.000 5 Nguyễn Thị Hồng 21 1.200.000 830.000 6 Đỗ Thị Trâm 22 1.200.000 860.000 7 Mai Văn Tâm 22 1.200.000 860.000 8 Lê Thị Cúc 22 1.200.000 860.000 9 Mai Thị Ngọc 22 1.200.000 860.000 10 Lê Anh Tuấn 21 1.200.000 830.000 3% (Nguồn: Phòng tài chính kế toán) 860.000 16 2.2.2.2. Phúc lợi bắt buộc  Chế độ hưu trí Tại công ty TNHH An Dương, hàng tháng người lao động được hưởng chế độ hưu trí thấp hơn quy định, trường hợp nghỉ việc hưởng lương hưu trước tuổi so với quy định thì giảm 1% mức bình quân của tiền lương hàng tháng để làm cơ sở đóng bảo hiểm. Trường hợp những lao động nam có thời gian đóng bảo hiểm trên 30 năm, và lao động nữ trên 25 năm tuổi, bên cạnh việc nhận lương hưu khi nghỉ hưu, người lao động còn được trợ cấp một lần theo cách tính: Cứ mỗi năm đóng BHXH sẽ được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương hàng tháng làm cở sở đóng BHXH.  Ngày nghỉ được trả lương: Công ty TNHH An Dương đưa ra quy định về thời gian nghỉ phép hàng năm như sau: + Đối với người lao động làm việc trong điều kiện bình thường: nghỉ 12 ngày + Đối với người làm việc trong môi trường độc hại: nghỉ 14 ngày + Những đối tượng lao động có thâm niên làm việc tại công ty từ năm năm trở lên Mức lương được hưởng trong thời gian nghỉ phép được tính như sau: LNN = 100.000 x HS x SNN Bảng 2.7. Bảng tiền lương nghỉ phép năm theo chức vụ tại Công ty TNHH An Dương (Đơn vị tính: đồng) TT Họ và tên Hệ số chức Ngày nghỉ quy Ngày nghỉ vụ định thâm niên Tiền lương 1 Giám Đốc 7,4 12 4 11.032.000 2 Phó Giám Đốc 6,32 12 3 9.293.000 3 Kế Toán Trưởng 8,91 12 3 9.596.000 4 Trưởng Phòng 5,72 12 2 8.739.000 5 Phó Phòng 6,82 12 2 7.830.000 6 Nhân viên 3,31 12 3 6.430.000 7 Giám sát 3,12 12 2 6.238.000 (Nguồn: Phòng tổ chức hành chính) 17 2.2.2.3. Phúc lợi tự nguyện  Tiền, quà nhân dịp lễ Tết Vào các dịp tết hoặc lễ hàng năm, công ty An Dương đều cho phép người lao động được nghỉ, tặng quà hoặc tiền theo quy định như sau: - Tết dương lịch: được tặng quà và nghỉ 1 ngày - Tết âm lịch: nghỉ 4 ngày và thưởng 3.000.000 đồng - Ngày quốc khánh: tặng quà và nghỉ 1 ngày - Ngày quốc tế lao động: nghỉ 1 ngày và thưởng 300.000 đồng  Công tác đãi ngộ thông qua công việc Cán bộ nhân viên sẽ được đánh giá, xếp loại, khen thưởng và kỷ luật khác nhau. - Các tiêu chuẩn trọng tâm: - Các tiêu chuẩn khen thưởng, kỉ luật: - Hình thức kỷ luật: - Xếp loại đánh giá hàng tháng 2.2.3. Khuyến khích phi tài chính Đãi ngộ với người lao động không chỉ bằng lương mà còn cả đến đời sống tinh thần của họ. Bởi người lao động làm việc không chỉ vì mục tiêu duy nhất là tiền mà họ còn các nhu cầu khác không thể thỏa mãn bằng vật chất như nhu cầu có được niềm vui trong công việc, sự hứng thú, say mê, được tôn trọng, được đối xử công bằng. Đãi ngộ thông qua môi trường làm việc bằng cách áp dụng các hình thức đãi ngộ như: tạo không khí làm việc, quy định và tạo dựng các quan hệ ứng xử giữa các thành viên trong nhóm làm việc, đảm bảo vệ sinh và an toàn lao động, tổ chức các phong trào văn hoá và thể dục thể thao,... sẽ góp phần tạo ra tinh thần làm việc thoải mái cho họ, giúp họ sẵn sàng mang sức lực - trí tuệ để làm việc và cống hiến Đảm bảo vệ sinh và an toàn lao động công ty đảm bảo vệ sinh và an toàn lao động cho người lao động. Cơ sở vật chất của công ty khá đầy đủ, các trang thiết bị làm việc an toàn. Công ty đã nghiêm chỉnh tuân thủ các quy định về an toàn sản xuất, an toàn máy cơ khí, tiêu chuẩn vệ sinh lao động, tiêu chuẩn về thiết bị bảo hộ lao động, an toàn cháy nổ theo các hướng dẫn của Cục An toàn lao động – Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Tổ chức các phong trào văn nghệ, thể dục thể thao: Hàng năm công ty đều tổ chức các cuộc thi văn nghệ, thể dục thể thao….việc tham gia các hoạt động này nhằm nâng cao sức khỏe và tăng sự hiểu biết giữa các cá nhân, đơn vị trong công ty. Về thực hiện các chính 18 sách phúc lợi Công ty thực hiện khá tốt. Hàng năm công ty đều tổ chức đi du lịch, nghỉ mát, liên hoan cuối năm…nhưng các phúc lợi này chủ yếu dành cho cán bộ khối văn phòng và quản lý còn khối công nhân sản xuất ít khi được hưởng các phúc lợi này. 2.2.4. Môi trường văn hóa Để tạo được môi trường làm việc thoải mái, giúp nhân viên làm việc tích cực và nhiệt tình hơn, công ty TNHH An Dương luôn quan tâm đến việc cải thiện và xây dựng môi trường làm việc cho người lao động 2.3. Đánh giá chung về chế độ đãi ngộ nhân sự tại công ty TNHH An Dương 2.3.1. Kết quả đã đạt được  Về tiền lương Trả lương theo thời gian cũng là một cách rất dễ tính, đơn giản, và đặc biệt mang lại thu nhập ổn định cho người lao động. Bên cạnh đó, hình thức này cũng phản ánh được thời gian làm việc và khả năng thành thạo của nhân viên, đồng thời cũng phản ánh được tính công tác của từng cá nhân dựa trên những chỉ tiêu xét thưởng đã đạt được  Về tiền thưởng: Việc công ty áp dụng nhiều hình thức thưởng khác nhau không chỉ tạo động lực cho nhân viên làm việc tích cực, cống hiến và đóng góp hết sức mình cho doanh nghiệp mà còn mang lại thu nhập ổn định cho người lao động. Mức tiền thưởng của người lao động xứng đáng với sự nỗ lực và kết quả hoạt động kinh doanh của họ.  Về phụ cấp: Công ty TNHH An Dương đã áp dụng những mức phụ cấp khác nhau căn cứ trên các yếu tố như chức vụ, cấp bậc, trọng trách của các cán bộ quản lý thông qua hệ số phụ cấp. Các hệ số từ thấp đến cao tương ứng với các chức vụ từ thấp đến cao. Chính sách này giúp đảm bảo tính công bằng, chính xác và hợp lý. Bên cạnh việc phụ cấp thất nghiệp, phụ cấp thâm niên cũng cho thấy sự quan tâm của công ty đối với những người trung thành năm tại công ty.  Về trợ cấp: Công ty TNHH An Dương đóng BHXH cho toàn bộ cán bộ, nhân viên đang làm việc tại công ty. Đồng thời, công ty cũng trích BHXH chi trả các chế độ như: Thai sản, tai nạn lao động, ốm đau, bệnh nghề nghiệp, tử tuất và chế độ hưu trí cho người lao động. Việc công ty trích 2% tổng số tiền lương trả cho cán bộ, nhân viên nhằm hình thành quỹ công
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan