Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Đại cương đại cương lịch sử việt nam. tập 3, 1945 2005...

Tài liệu đại cương lịch sử việt nam. tập 3, 1945 2005

.PDF
346
24
80

Mô tả:

ĐẠI CƯƠNG LỊCH SỬ VIỆT NAM T Ậ P III (194 5 -2 0 0 5 ) 04 - 2008/CXB/460 - 1999/GD Mã số : 7X142h8 - DAI LÊ MẬU HÃN (Chủ biên) TRẦN BÁ ĐỆ - NGUYỄN VĂN THƯ ĐẠICUƠNG LỊCH SỬ VIỆT NAM TẬP III ( 1945- 2005) (Tái bản lần thú mười một) NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC PGS. LÊ MẬU HÀN Phân công biên soạn : PGS. LÊ MẬU HÁN (Chương I, II, III) PGS. TS. TRẦN BÁ ĐỆ (Chương VI, VII, V III, IX, X) PGS. TS. NGUYỄN VĂN THƯ (Chương IV, V) Bìa I . Nhân dân Sài Gòn chào mừng đất nước thông nhất (1975) (Ảnh Lê Phức) LÒI NÓI ĐẦU Lịch sử dân tộc Việt Nam từ năm 1945 đến nay là lịch sử của 30 năm chiến tranh cách mạng chống lại sự xâm lược của đế quốc Pháp (1945 - 1954) và của đế quốc Mĩ (1954 - 1975) nhằm hoàn thành sự nghiệp giải phổng dân tộc, thống nhất Tổ quốc và lịch sử của 30 năm xây dựng đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghía (từ 1975 đến nay). Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, một Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hỗ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động cách mạng, nhân dân ta đã phát huy lên tầm cao mới di sản truyển thống dân tộc và trí tuệ của con người Việt Nam, chiến đấu kiên cường, thông minh sáng tạo, lập nên những kì tích vỉ đại, mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc như một trong những trang chói lọi nhất và đi vào lịch sử thế giới như những sự kiện có tẩm quan trọng quốc tế to lớn, mang tầm vổc thời đại sâu sắc. Nhân dân ta củng đã kiên trì trài qua một chặng đường đầy thử thách trên con đường xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa, đưa đất nước vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội, hoàn thành vé cơ bản những nhiệm vụ được đề ra cho chặng đường đầu của thời kì quá độ để bước vào một thời kì mới - thời kì công nghiệp hđa, hiện đại hóa vỉ mục tiêu dân giàu - nước m ạnh - xá hội công bầng, vàn m in h , vững bước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Lịch sử Việt Nam hơn nửa thế kỉ qua giữ một vị trí quan trọng trong lịch sử tiến hđa của dân tộc. Việc nghiên cứu và giảng dạy lịch sử Việt Nam suốt 5 thập niên này có ý nghỉa khoa học và thực tiễn sâu sắc. Vì thế đây là một bộ phận quan trọng trong chương trình đào tạo ở khoa Sử thuộc các trường Đại học Khoa học xả hội và nhân vàn, các trường Đại học Sư phạm ở nước ta. Cuốn Dại cương lịch sử Việt N a m , tập III (1945 - 2005) được biên soạn nhằm phục vụ yêu cấu đào tạo đó. 5 Căn cứ vào phương hướng cơ bản của ch ương t r ì n h lịch sừ Việt Nam d ù n g t r o n g các khoa Sử ở các t r ư ờ n g đại học của nư ớc ta hiện nay, cuốn Đại cương lịch sử Việt N a m , t ậ p III (1945-2005) đ ã được biên soạn một cách hệ t h ố n g và tư ơn g đói toàn diện về các m ặ t kinh tế, chính trị, q u â n sự, văn hđa, xã hội. Song nội d u n g lịch sử d â n tộc t a t r o n g n h ữ n g t h ậ p niên này t h ậ t vô c ù ng r ộ n g lớn, phong phú và phức tạp. Nhiều v ấ n đề đ a n g còn m a n g tính thời sự mới mẻ. Công tác biên soạn ch ươ n g t r ìn h lịch sử Việt N a m ở các t r ư ờ n g đại học đ a n g còn p h ả i t iế p t ụ c h o à n t h i ệ n , v ì t h ế c ô n g t r ì n h n à y chỉ được x e m n h ư m ộ t p h á c t h ả o đ ấ u tiê n . B ê n c ạ n h n h ữ n g ưu đ i ể m đ ã đ ạ t được, c ô n g t r ì n h k h đ t r á n h khỏi n h ữ n g h ạ n chế, t h i ế u sót. C h ú n g tôi hi vọng sẽ cổ m ộ t công t r ìn h ho àn chỉnh và s á t hợp hơn nữa với ch ương tr ìn h đào tạo t r ê n cơ sở được bổ s u n g và s ử a chữa th eo sự gđp ý xây d ự n g của các th ấ y giáo, sinh viên và các bạn đọc q u a n tâm. C ác tá c giả 6 PHẲN MỘT VIỆT NAM TRONG THÒI KÌ KHÁNG CHIẾN CHỐNG THựC DÂN PHÁP XÂM Lược VÀ XÂY DựNG NỀN DÂN CHỦ CỘNG HÒA (1945 - 1954) Chương I XÂY DựNG VÀ BẢO VỆ CHÊ ĐỘ DÂN CHỦ CỘNG HÒA • ■ I • (1945 -1946) I - Đ Ặ C Đ IỂ M T ÌN H H ÌN H V À N H IỆ M v ụ M Ố I C Ủ A D À N T Ộ C V IỆ T N A M K H I C H Ế Đ Ộ D Â N C HỦ CỘNG H Ò A Đưộc T H À N H LẬP Cách mạng tháng Tám thành công. Ngày 2-9-1945, Chủ tịch Hổ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tuyên bố trước quốc dân và thế giới: nước Việt N am dần chủ cộng hòa dã ra dời. Tuyên ngôn nêu rõ: "Tát cả các dản tộc trẽn thế giói dầu sinh ra bình dàng; dân tộc nào củng có quyền sống, quyền sung sướng và quyần tự do". ..."Nước Việt N am có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự th ậ t đã thành một nước tự do độc lập. Toàn th ể dân tộc Việt N am quyết đem tât cả tinh thần và lực lượng, tính m ạng và của cải đ ể g iữ vững quyền tự do, độc lập ấy°m . Sự nghiệp giữ vững quyền tự do, độc lập, xây dựng chế độ mới của nhân dân Việt Nam đã diễn ra trong bối cảnh quốc tế và trong nước có những thay đổi lớn: Hệ thông xã hội chủ nghĩa đã hình thành. Uy tín và ảnh hưởng của Liên Xô đang phát triển mạnh mẽ. Liên Xô có vị trí quan trọng trên vũ đài chính trị quốc tế, là trụ cột của cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc, dân chủ và hoà bình thế giới. Cách mạng giải phóng dân tộc phát triển rộng rãi, làm lay chuyển mạnh mẽ hệ thông thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc. (1) Hồ Chí Minh. Toàn tập. Tập 3, NXB Chính trị quốc gia, H. 1995, tr. 555, 557. 8 Phong trà o đấu tra n h của g ia i cấp công nhân và nhân dân lao động ở các nước tư bản chủ nghĩa đòi tự do, dân chủ, đòi cải thiện đời sống đã diễn ra sôi nổi và rộng lớn. Tại một số nước như I t a lia , Pháp, Đảng Cộng sản cđ v ị t r í quan trọng trong đời sống chính t r ị của đất nước. Hệ thống các nước đế quốc chủ nghĩa đang bị chấn động; ba đê CTiii tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập , quôc Đức, Italia, k fa i sinh nưý c Y ịệị N am D CCH . Nhật đã bị lực lượng đồng minh đánh bại; Anh, Pháp thì suy yếu nhiều. Riêng đế quốc Mĩ đã vượt lên sau chiến tranh đang ra sức lôi kéo, tập hợp lực lượng phản động ở các nước đế quốc để chống lại các lực lượng cách mạng trên thế giới. Một đặc điểm nổi bật của tình hình quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai là các lực lượng hòa bình, dân tộc, dân chủ trên thế giới đang trên đà tiến công mạnh mẽ vào chủ nghỉa đế quốc và các thế lực phản cách mạng dưới nhiều hình thức và tính chất khác nhau. Song các lực lượng đế quốc và các thế lực phản cách mạng cũng đang tìm mọi cách để phục hồi và phát triển vai trò của mỉnh, phàn lcích mạnh mẽ các lực lượng hòa bỉnh, dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xâ hội. Những mâu thuẫn trên thế giới đang diễn biến khá phức tạp và ngày 9 càng gay gắt, mà chủ yếu là mâu thuẫn giữa các lực lượng hòa bình, dân tộc, dân chủ và chủ nghỉa xã hội (do Liên Xô làm trụ cột) với các nước đế quốc và lực lượng phản động, do đế quốc Mĩ cẩm đầu. Việt Nam là một bộ phận của thế giới nên đã chịu tác c-ộng lớn của cuộc đối đấu gay gắt và phức tạp đó. Vừa mới ra đời, nước Viật Nam dân chủ cộng hòa đã bị chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động liên kết với nhau bao vây, chống phá quyết liệt. Với danh nghĩa giải giáp quân đội Nhật, các đội quân đổng minh đã dồn dập kéo vào Việt Nam. ỏ miển Bắc, khoảng 20 vạn quân của Tưởng Giới Thạch, gổm 4 quân đoàn do tướng Lư Hán làm tổng chỉ huy, lũ lượt kéo vào đóng ở Hà Nội và hẩu hết các thành phố, thị xã từ biên giới Việt - Trung đến vĩ tuyến 16. Quân của Tưởng Giới Thạch vào Việt Nam còn nhằm thực hiện ý đổ tiêu diệt Đảng Cộng sản Đông Dương, phá tan mặt trận Việt Minh, giúp bọn phản cách mạng Việt Nam đánh đổ chính quyền nhân dân, lập một chính phủ phản động làm tay sai cho chúng. Khi tiến quân vào Việt Nam, quân đội Tưởng đã kéo theo số người Việt phản động sống lưu vong ở Trung Quốc gồm lực lượng Việt Quốc do Vũ Hồng Khanh, Nguyễn Tường Tam cấm đẩu và Việt Cách do Nguyễn Hải Thẩn nám giữ, về nước chóng phá cách mạng/1) Dựa vào quân đội Tưởng, bọn Việt Quốc và Việt C á c h đã chiếm giữ một số nơi ở Yên Bái, Vĩnh Yên, Mđng Cái. Chúng quấy nhiễu, cướp phá, giết người, rải truyén đơn, ra báo Việt N am , Thiết Thực , Đòng Tảm nhằm vu cáo, nđi xấu Việt Minh, chống chính quyền cách mạng và đòi gạt các bộ trưởng là đảng viên cộng sản ra khỏi chính phủ. Lực lượng của Tưởng và bọn tay sai phản động là kẻ thù nguy hiểm đang đe dọa hàng ngày, hàng giờ đối với chính quyền cách mạng. ò miễn Nam, tình hình còn nghiêm trọng hơn. Ngoài việc lấy danh nghĩa quân Đồng Minh vào giải giáp quân Nhật từ vỉ tuyến 16 trở vào, quân đội Anh còn đổng lõa và giúp cho thực dân Pháp quay lại xâm lược nước ta lấn thứ hai. Ngay từ ngày 2 - 9 - 1945, giữa lúc nhân dân Sài Gòn mít tinh (1) Lực lượng của V iệt Q u ố c và V iệt C ách k há p h ú c tạp. V iệt C ách có hai phái - phái cùa Bồ X uân Luật đ ã só m vé nưỏc, h u óng th e o ngọn cò đ ộ c lập d â n tộc của H ổ C hí M inh, th a m gia b ảo vệ và xây dựng c h ế đ ộ mói; cò n phái của N guyễn H ải T h ầ n sống dựa vào Tưỏng, chống lại cách m ạng. Tuy vậy, ngay tro n g nội bộ của V iệ t C ách (d o N guyễn H ài T h ầ n nắm ) cũng có m ột số ngưòi yêu niíóc; tron g tổ chúc V iệt Q u ố c củ a Vũ H ổ n g K hanh cũng có m ột số ít nguòi yêu niíóc. H ọ đ ã đi th e o ngọn cò độc lập d â n tộ c cùa H ổ Chí M inh. (2) Việt Quốc: tên gọi tắt của tồ chúc Việt N am Q uốc dân dáng; Việt Cách: tê n gọi tắ t của tổ chúc Việt N am cách mọng đòng minh hội. 10 mừr.g ngày tuyên bố độc lập của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, một số tên thực dân phản động người Pháp đã núp trong các khu nhà, xả súng bắn ra làm 47 người chết và nhiều người bị thương. Ngày 23 - 9 - 1945, quân đội Pháp nổ súng đánh chiếm Sài Gòn, mở đấu cuộc xâm lược Việt Nam lẩn thứ hai. Ngoài lực lượng của quân Tưởng, Anh, Pháp, trên đất nước ta lúc đố có khoảng 6 vạn quân Nhật. Trong lúc chờ giải giáp, một bộ phận của đội quân Nhật đã được quân Anh sử dụng, đánh vào lực lượng vũ trang của ta, dọn đường cho quân Pháp đánh chiếm Sài Gòn và nhiễu vùng ở miền Nam. Dựa vào thế lực của quân đội nước ngoài, các lực lượng phản cách mạng trong cả nước đã lấn lượt ngđc đẩu dậy chống phá chính quyển cách mạng. Chưa lúc nào trên đất nước Việt Nam có nhiều kẻ thù như vậy! Trong lúc đd, lực lượng mọi mặt của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa chưa kịp củng cố và phát triển. Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời chưa được một nước nào trên thế giới công nhận. Khối đại đoàn kết toàn dân trong mặt trận dân tộc thống nhất và cơ cấu tổ chức bộ máy chính quyền cách mạng đang còn phải tiếp tục củng cố và Ĩ11Ở rộng. Lực lượng vũ trang cách mạng còn non trẻ, trang bị kém, thiếu thốn đủ mọi bề, kinh nghiệm chiến đấu còn quá ít. Nền kinh tế của đất nước vốn nghèo nàn, lạc hậu, đã bị kiệt quệ nặng nề do chính sách vơ vét, bóc lột của Pháp - Nhật trong mấy mươi năm thông trị bóc lột của chúng. Công nghiệp lạc hậu và đình đôn, nông nghiệp tiêu điều vì hơn 50% ruộng đất ỏ tìac Bộ bị bỏ hoang do lụt và hạn gây nên. Thương nghiệp ngừng trệ, bế tắc, hàng hóa khan hiếm. Tài chính cạn kiệt : kho bạc hầu như trông rỗng, Ngân hàng Đông Dương còn nằm trong tay của tư bản Pháp. Lợi dụng quyền nắm việc phát hành giấy bạc, chúng luôn luôn gây rỗi về tiền tệ. Quân đội Tưởng còn tung đồng “quan kim" và “quốc tệ” của chúng ra thị trường, làm lũng đoạn nặng nề hơn nền tài chính của ta. Nạn đói đầu năm 1945 vừa mới chấm dứt, đã cướp đi sinh mệnh của 2 triệu đồng bào ta thì nguy cơ một nạn đói mới đang đe dọa dân ta. Các “di sản” văn hóa lạc hậu của chế độ thực dân để lại khá nặng nề: hơn 90% dân sỗ* không biết chữ, các tệ nạn xã hội cũ như nạn nghiện rượu, 11 hút thuốc phiện, mê tín dị đoan v.v... rất trầm trọng và phổ biến. Giặc ngoài, thù trong, khđ khăn chồng chất khổ khăn đè nặng lên đất nước ta, đật chính quyền cách mạng trước một tinh thế "ngàn cân treo sợi tóc"! Vận mệnh độc lập tự do của dân tộc vừa mới giành được đang đứng trước nguy cơ mất còn! Trọng trách nặng né đối với dân tộc đã giao phd cho Đàng và Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, do Hồ Chí Minh đứng đẩu, với tư cách là người lãnh đạo và quản lí điéu hành cao nhất của đất nước. Căn cứ vào phương hướng và nhiệm vụ, chiến lược và sách lược do Hội nghị toàn quốc của Đảng và Quốc dân đại hội họp tháng 8 - 1945 đã thông qua, ngay sau khi vể Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Chính phủ đã đề ra những nhiệm vụ và biện pháp cấp bách đấu tiên để bảo vệ và xây dựng đất nước. Đặc biệt ngày 25 - 11 - 1945, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ra bản chỉ thị quan trọng vê Khảng chiến , kiến quốc , xác định nhiệm vụ chiến lược, nhiệm vụ trước mát và những chính sách lớn để chỉ đạo hành động của toàn Đảng, toàn dân trong cuộc đấu tranh nhằm giữ vững quyền độc lập tự do, bảo vệ chế độ mới. Phân tích cụ thể tỉnh hình thế giới và trong nước, đánh giá thái độ, âm mưu của các thế lực đế quốc đối với cách mạng Đông Dương, bản chi thị xác định: "Cuộc cách mạng Đông Dương lúc này vẫn là cuộc cách m ạng dân tộc giải phóng. Cuộc cách mạng ấy đang tiếp diễn, nổ chưa hoàn thành, vì nước chưa được hoàn toàn độc lập. Khẩu hiệu vản là: "Dân tộc trẽn hết", "Tố quốc trên hét". Kẻ thù chính của ta lúc này là thực dân Pháp xâm lược, phải tập trung ngọn lửa đấu tranh vào chúng"^1'. Chỉ thị đã đẽ ra những nhiệm vụ cáp bách, song rất cơ bản của nhân dân ta lúc này là: 1- Củng cố chính quyển cách mạng 2- Chống thực dân Pháp xâm lược 3- Bài trừ nội phản 4- Cải thiện đời sống nhân dân. Bảo vệ và củng cố chính quyén cách mạng là nhiệm vụ bao trùm, khó khản và nặng nể nhãt vì trong điêu kiện nước ta ỉúc bấy giờ "việc giènh chính quyền dễ bao nhiêu thì việc giữ chính quyén càng khố bấy nhiêu' 2). (1), (2 ) Đ áng Cộng sán Việt Nam . V ăn kiện D ảng T o àn tập, tập 8, N XB C hính trị q u ố c gia, H., 2900. t r .2 6 - 2 7 . 12 Mu5n hoàn thành các nhiệm vụ đđ, Đảng phải tầng cường và mở rộng khổi dại đoàn kết toàn dân, hòa hợp dân tộc, xây dựng và củng cố đất nước vể mọ mặt: chính trị, quân sự, kinh tế, văn hda, xã hội và ngoại giao; chống giặc ngoại xâm gắn liễn với chống giặc đói và giặc dốt. Các nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ được khái quát thành khẩu liệu chiến lược - "Kháng chiến và kiến quốc". II-M Ỏ RỘ NG K H Ố I Đ Ạ I Đ O À N K Ế T D Â N TỘ C, X Â Y DỰNG NỀN D À N C H Ủ CỘNG H Ò A 1- Đai đoàn k ết dân tộc, liên hiệp quốc dân V iệt Nam Thưc hiện khẩu hiệu "Dân tộc trên hết", "Tổ quốc trên hết", hoàn thành sự nghiép giải phóng dân tộc là nhiệm vụ thiêng liêng và cấp bách nhất của nhân dán ta lúc bấy giờ. Vỉ vậy phải mở rộng khối đại đoàn kết dân tộc, xây dưr.g Hội liên hiệp quốc dân Việt Nam, gạt bỏ những bất đổng trong nội bộ quốc gia - dân tộc nhằm chĩa mũi nhọn vào kẻ thù xâm lược bên ngoài Vỉ. các lực lượng phản động tay sai. Ban Dhấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương chủ trương lập mặt trậĩ dân tộc thống nhất chống thực dân Pháp xâm lược, mở rộng Việt Minh làm chc nđ bao gổm mọi tầng lớp nhân dân, chú trọng iôi kéo cả địa chủ phong kiến, đồng bào công giáo, phát triển và thống nhất các tổ chức trong toàn (JU)C, tổ chức thêm các đoàn thể cứu quốc mới vào Việt Minh v.v. Chím phủ và Chủ tịch Hổ Chí Minh đã thực thi nhiêu biện pháp để tập hợp, sử dụng những nhân sỉ trí thức, tìm kiếm nhân tài của đất nước phục vụ cho 5ự nghiệp kháng chiến và kiến quốc. Nhiều nhân sĩ trí thức được chính piủ mời tham gia bộ máy hành chính, các cơ quan chuyên môn ở các cấp, nhit là Trung ương. Vĩnh Thụy (cựu hoàng Bảo Đại), vừa mới thoái vị ngôi VUI để làm người công dân tự do của một nước độc lập, đã được cử làm cố rấn Chính phủ lâm thời dân chủ cộng hòa theo sắc lệnh só 23-SL do Chủ tịch Hổ Chí Minh kí ngày 10 - 9 - 1945. Mặt trận Việt Minh được củng cố và chấn chỉnh lại. Một số đoàn thể quán chíng lần lượt ra đời, như Công thương cứu quốc, Sinh viên cứu quốc, (1) Xen Dáng Cộng sản Việt N am . V ãn kiện D àng toàn tập, tập 8, Sđd, tr. 29 - 3 0 . 13 Công giáo cứu quốc, Hướng đạo cứu quốc, Viên chức cứu quổc, Cựu binh sĩ cứu quốc... Các hội Công nhân cứu quốc, Thanh niên cứu quốc ở Bác Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ lần lượt mở hội nghị để thống nhất hệ thống tổ chức. Số lượng hội viên của các đoàn thể cứu quốc trong Việt Minh tăng lên nhanh chổng. Công tác vận động tổ chức, đoàn kết các dân tộc ít người được Chủ tịch Hổ Chí Minh đặc biệt quan tâm. N h a dàn tộc thiểu số được thành lập để giúp chính phủ giải quyết mọi vấn đề liên quan đến các dân tộc thiểu số trong toàn cõi Việt Nam. Hội nghị các dân tộc thiểu só toàn quốc được tổ chức tháng 12 - 1945 và Hội nghị đại biểu các dân tộc thiểu số khu vực miền Nam họp tháng 6 - 1946 đã góp phấn củng cố khối đoàn kết dân tộc trong cộng đồng quốc gia thống nhất. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu rõ: "Đổng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Giarai hay Êđê, Xơđăng hay Bana và các dân tộc thiểu số khác, đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sổng chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đổi giúp nhau... Giang sơn và Chính phủ là giang sơn và Chính phủ chung của chúng ta. Vậy nên tất cả dân lộc chúng ta phải đoàn kết chặt chẽ để giữ gìn nước non ta, để ủng hộ Chính phủ ta. Chúng ta phải thương yêu nhau, phải kính trọng nhau, phải giúp đỡ nhau để mưu hạnh phúc chung của chúng ta và con cháu chúng ta. Sóng cố thể cạn, núi cđ thể mòn, nhưng lòng đoàn kết của chúng ta không bao giờ giảm bớt. Chúng ta quyết góp chung lực lượng lại để giữ vững quyền tự do, độc lập của chúng Do nhu cầu mở rộng hơn nữa cuộc vận động, tổ chức công nhân và iao động, Tổng liên doàn lao dộng Việt N am đã được thành lập (20 - 7 - 1946). Đàng Xã hội Việt Nam ra đòi (22 “ 7 - 1946) nhằm tập hợp, đoàn kết mọi trí thức yêu nước và dân chủ. Hội liên hiệp phụ nữ Việt N am thành íập ngày 20 - 10 - 1946. Đặc biệt, ngày 29 - 5 - 1946, Hội liên hiệp quốc cân Việt Nam đã tuyên bố chính thức thành lập ở Hà Nội. Đây là một hình tằức tổ chức rộng rãi của mặt trận trong thời kì mới, một sự kiện chính trị qtan trọng. Hội có mục đích đoàn kết tất cả các đảng phái yêu nước và các đóng bào yêu nước không đảng phái, không phân biệt giai cấp, tôn giáo, xu hưcng chính trị, chảng tộc để làm cho nước Việt Nam được Độc lập, Thống nlắt, (1) Hổ Chí M inh. Toàn tập. Tập 4, N X B Chính trị quốc gia, H. 1995, tr. 217. 14 Dán chủ , Phú cường. H ộ i liên hi ệ p quốc dân Việt Nam ra đời đã tạo t h ê m khả năng mới để đoàn kết và tranh thủ những ai cd thể tranh thủ được để thống nhất các lực lượng quốc gia dân tộc, thực hiện mục đích chung của Hội là: vì nước. Hơn bao giờ hết, "bao nhiêu thành kiến giai cấp, bao nhiêu phân tranh đảng phái, bao nhiêu đố kị về tôn giáo và nòi giống phải hất ra khỏi con đường tiến triển của dân tộc Việt Nam. Từ nay quốc dân Việt Nam đã liên hiệp, không phải chỉ liên hiệp ở trong chính phủ, mà còn liên hiệp ở quảng đại quẩn chúng nhân dân... Thống nhất dân tộc là một vũ khí sắc bén chống lại kẻ thù dân tộc. Vũ khí ấy, ta phải giữ như một của báu... Lúc này bí quyết của sự thành công ở chỗ tinh thẩn đoàn kết"^1). ♦ 2- Xây dựng hệ thống chính quyển nhân dân và pháp luật Thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Tám đã đưa đến việc thành lập bộ máy chính quyền trong cả nước từ Trung ương đến cơ sở. Chính quyền là công cụ sác bén để bảo vệ thành quả cách mạng, bảo vệ quyền độc lập tự do. Vì vậy, một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là phải củng cố và tăng cường sức mạnh của bộ máy chính quyền từ Trung ương đến địa phương, làm cho chính quyển đó thực sự là của dân, do dân và vì dân. Chính quyền Nhà nước ỏ Trung ương: Ngày 3 - 9 - 1945, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu rõ: “Trước chúng ta đã bị chế độ quân chủ chuyên chế cai trị, rồi đến chế độ thực dân không kém phần chuyên chế, nên nước ta không có hiến pháp. Nhân dân ta không được hưởng quyền tự do d â n c hủ. C h ú n g t a p h ả i có m ộ t h i ế n p h á p d â n c h ủ . T ô i đ ề n g h ị c h í n h phủ tổ chức càng sớm càng hay cuộc Tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu. Tất cả công dân trai gái mười tám tuổi đều có quyền ứng cử và bầu cử, không phân biệt giàu, nghèo, tôn giáo, dòng giông v.v...”®. Ngày 8 - 9 - 1945, Chủ tịch Chính phủ lâm thời nưốc Việt Nam dân chủ cộng hòa ra sắc lệnh sô" 14 - SL quy định trong thòi hạn hai tháng, kể từ ngày kí 3ắc lệnh này, sẽ mở cuộc Tổng tuyển cử để bầu Quốc hội. Chính phủ cũng đã liên tiếp ra một sô' sắc lệnh để xúc tiến công cuộc chuẩn bị cụ thể cho cuộc Tổng tuyển cử. Một ủy ban dự thảo Hiến pháp được thành lập theo Sắc lệnh số 34-SL, công bo" ngày 20 - 9 - 1945 gồm 7 thành viên là : (1) Trường Chinh. H ội liên hiệp quốc dân Việt Nam ra đời. Báo Sự thật, số 38, ngày 1 - 6 -1 9 4 6 . (2) HỔ Chí M inh, Toàn tập. Tập 4, NXB Chính trị quốc gia, H. 1995, tr. 8. 15 Hổ Chí Minh, vinh Thụy, Đặng Thai Mai, Vũ Trọng Khánh, Lê Văn Hiến, Nguyễn Lương Bằng, Đặng Xuân Khu. "Tổng tuyển cử là một dịp cho toàn thể quốc dân tự do lựa chọn những người cổ tài, có đức, để gánh công việc nước nhà. Trong cuộc Tổng tuyển cử, hễ là những người muốn lo việc nước thì đều có quyên ra ứng cử, hễ là công dân thì đêu cđ quyên đi bầu cử. Không chia gái trai, giàu nghèo, tôn giáo, nòi giống, giai cấp, đảng phái, hễ là công dân Việt Nam thì đều cđ hai quyền đố. Vỉ lẽ đổ, cho nên Tổng tuyển cử tức là tự do, bình đẳng; tức là dân chủ, đoàn kết"**1). Quá trình chuẩn bị và tiến hành Tổng tuyển cử đã diễn ra trong điêu kiện các lực lượng đế quốc và tay sai ráo riết chống lại chính quyền cách mạng, chống lại độc lập tự do. Vì vậy, đây không phải là một cuộc Tổng tuyển cử bình thường mà thực sự là một cuộc đấu tranh chính trị, đấu tranh dân tộc gay go phức tạp, quyết liệt. Việt Quốc, Việt Cách đòi phải lập lại chính phủ, xda bỏ chế độ ủy banv nhân dân ... Việt Quốc đòi giữ các Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Quốc phồng, Bộ Giáo dục, Bộ Thanh niên, đòi được chiếm giữ 1/3 số ghế trong Quốc hội và Việt Minh cũng chỉ được giữ 1/3 số ghế. Việt Minh và Chính phủ lâm thời kiên quyết bác bỏ mọi yêu sách, đấu tranh chông mọi sự phá hoại của Việt Quốc, Việt Cách, đồng thời kiên trì thương lượng, hòa giải, nhân nhượng một cách khôn khéo nhằm tạo bầu không khí ổn định và mọi thuận lợi cho Tổng tuyển cử. Để tránh mũi nhọn tấn công của kẻ thù, Đảng Cộng sản Đông Dương phải đi vào hoạt động bí mật, song lại tuyên bô" tự giải tán nhằm loại bỏ tất cả những điều kiện hiểu lầm ở ngoài nước và trong nước có thể gây trở ngại cho tiền đồ giải phóng của nước nhà và chỉ để lại một bộ phận hoạt động dưối danh nghĩa “Hội nghiên cứu chủ nghĩa Mác ỏ Đông Dương”. Đó là biện pháp lãnh đạo kín đáo và có hiệu quả hơn. Nhiều cuộc tiếp xúc thương lượng giữa Việt Minh với Việt Quốc, Việt Cách đã diễn ra. Trên cơ sỏ đó, đại diện của Việt Minh, Việt Quốc và Việt Cách đã lần lượt kí kết các văn bản ghi nhận về tinh thần, nguyên tắc và các biện pháp đoàn kết hợp tác, trong đó có các điểm chủ yếu như: độc lập và đoàn kết trên hết, ủng hộ Tổng tuyển cử Quốc hội và kháng chiến, đình (1) Hổ Chí Minh. Toàn tập. Tập 4, NXB Chính trị quốc gia, H. 1995, tr. 133. 16 'chỉ công kích lẫn nhau, mở rộng Chính phủ lâm thời, thừa nhặn 70 ghế cho Việt Quốc, Việt Cách trong Quốc hội không qua bầu cử V.V.. Ngày 1 - 1 - 1946, Chính phủ lâm thòi tự cải tổ thành Chính phủ liên hiệp lâm thòi, mở rộng thêm một số’ thành viên của Việt Quốc, Việt Cách. Chính phủ liên hiệp lâm thời do Hồ Chí Minh giữ chức Chủ tịch kiêm ngoại giao Chương trình đôi nội đầu tiên của Chính phủ liên hiệp lâm thời là làm cho cuộc Tổng tuyển cử của toàn dân được thành công tốt đẹp và tích cực chuẩn bị cho việc khai mạc Quốc hội. Cùng với quá trình đấu tranh và nhân nhượng hòa giải với các lực lượng chính trị đôi lập ở bên trên, chính phủ và Việt Minh đã triển khai sâu rộng công tác chuẩn bị Tổng tuyển cử trong cả nước, coi đó là một cuộc vận động giáo dục và tổ chức quần chúng rộng lớn, thực hiện đại đoàn kết thông nhất dân tộc. Úy ban dự thảo Hiến pháp đã khẩn trương soạn thảo bản dự án Hiến pháp. Sau khi được Hội đồng chính phủ thảo luận, bản dự án Hiến pháp đã được công bô" công khai để toàn dân bàn bạc, góp ý. Ngày õ - 1 - 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi quốc dân đi bỏ phiếu để phát huy quyền làm chủ của mình, tự do lựa chọn và bầu ra những đại biểu xứng đáng thay mật cho mình để gánh vác việc nước. Quốc dân đồng bào đi bầu cự là tỏ rõ cho thế giối biết rằng dân tộc Việt Nam đã "kiên quyết đoàn kết chặt chẽ, kiên quyết chống bọn thực dân, kiên quyết tranh quyền độc lập". Ngày 6 - 1 - 1946, cuộc Tổng tuyển cử đã diễn ra sôi nổi trong cả nưốc. Nhiều địa phương, nhất là ở Nam Bộ, cuộc bầu cử đã diễn ra dưói bom đạn ác liệt của kẻ thù. Nhiều cán bộ, chiến sĩ đã hi sinh trong khi làm nhiệm vụ Tổng tuyển cử (riêng ở Sài Gòn, Chợ Lớn có 42 cán bộ và chiến sĩ đã hi sinh, trong đó có Nguyễn Văn Tư - cán bô của Tổng công đoàn). Cuộc Tổng tuyển cử đã được toàn dân tham gia rộng rãi, có địa phương đến 90% tổng số' cử tri đi bỏ phiếu. Cả nước đã bầu được 333 đại biểu, trong (1) Thành phần Chính phủ liên hiộp lâm thời gồm: Chủ tịch kiêm ngoại giao - Hổ C hí M inh, Phó chủ tịch - N guyễn Hải Thẩn (Việt Cách), Bộ trường Bộ Nội vụ - Võ N guyên Giáp; Bộ trưởng Bộ Tuyên truyển cổ động - Trần Huy Liệu; Bộ trưởng Bộ Quốc phòng - Chu Văn Tấn, Bộ trường Bô Thanh niên Dương Đức Hiền; Bộ trường Bộ Q uốc dân kinh tế - Nguyễn Mạnh Hà, Thứ trường Bộ Quốc dân kinh tế N guyễn Tường Long (Việt Quốc); Bộ trưởng Bộ Cứu tế xà hội - N guyễn Vãn Tố, Bộ trưởng Bộ Tư pháp - V ũ T rọng Khánh; Bộ trường Bộ Y tế - Trương Đình Tri (V iệt Cách), Thứ trưởng Bộ Y tế - Hoàng Tích Trí; Bỏ trường Bộ G iao thông công chính - Đào T rọng Kim; Bộ trưởng Bộ Lao động Lô Văn Hiến; Bộ trường Bộ Tài chính - Phạm Văn Đồng; Bộ trưởng Bộ Quòc gia giáo dực - Vù Đình Hòe; n y xCạản; n ; Bô7firơng Bộ trướng Không giự Bộ a o -.N Nguyê Bộ trường Bộ Canh nông - Cù Huy kfy&nggiự B ô nJ iào g u y ên Văn Xuân: ĐAI HỌC ỗ u O C ^ I A H A NỌT Ị:?ỊJNG tâm thõng tin thư viện 2-Lịch sử VN T3 V -G J 39315 17 đđ cổ 57% số đại biểu thuộc các đảng phái dân chủ khác nhau, 43% đại biểu không đảng phái (87% số đại biểu là công nhân, nông dân, chiến sĩ cách mạng, 10 đại biểu nữ và 34 đại biểu các dân tộc ít người). Quốc hội khđa I là thành quả của cuộc đấu tranh dân tộc gay gắt. Đó là Quốc hội của độc lập, thống nhất dân tộc và đại đoàn kết toàn dân, của tất cả các giai cấp, dân tộc, tôn giáo, đảng phái yêu nước và dân chủ. Thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử ngày 6-1-1946 đánh dấu mốc phát triển dầu tiên trong tiến trinh xây dựng thề chế dần chủ trên dát nước Việt Nam. Thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói, là "kết quả của sự hi sinh, tranh đấu của tổ tiên ta, nđ là kết quả của sự đoàn kết anh dũng phấn đấu của toàn thể đồng bào Việt Nam ta... không kể già trẻ, lớn bé, gồm tất cả các tôn giáo, tất cả các dân tộc trên bờ cõi Việt Nam đoàn kết chặt chẽ thành một khối hi sinh không sợ nguy hiểm tranh lấy nền độc lập cho Tổ quốc"'1'. Sau thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử, tình hình chính trị ở nước ta lại cổ những diễn biến phức tạp mới. Cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp ở miền Nam đang lan rộng. Cuộc kháng chiến của quân và dân ta đang gặp nhiều khổ khăn, ở miền Bác, quân Pháp từ Vân Nam kéo vào Lai Châu, Tuần Giáo, Điện Biên. Lợi dụng tình hình đđ, Việt Quốc, Việt Cách đã gây sức ép với chính quyền cách mạng. Pháp và Tưởng cũng đã ngấm ngẩm thương lượng đàn xếp để quân Pháp ra miền Bắc thay thế quân Tưởng. Trong bối cảnh đổ, ngày 2 - 3 - 1946, gẩn 300 đại biểu Quốc hội đã họp kì thứ nhất tại Nhà hát lớn (Hà Nội), do Ngô Tử Hạ, đại biểu cao tuổi nhất làm Chủ tịch kỉ họp. Do tình thế đặc biệt cẩn phải nhân nhượng, hòa giải để tăng thêm sự liên hiệp quốc dân trong cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, Quốc hội đã biểu quyết tán thành đề nghị của Chủ tịch Hồ Chí Minh là ĨĨ1 Ở rộng thêm 70 đại tiểu (đại diện cho Việt Quốc, Việt Cách) không qua bầu cử, theo như văn bản "Mười bốn điều thỏa thuận giữa Việt Nam cách mệnh đồng minh hội, Việt Nam quốc* dân đảng, Việt Minh" đã kí kết ngày 23 - 12 - 1945 tại Hà Nội. Quốc hội đã quyết định thành lập Chính phủ liên hiệp kbáng chiến, bầu Hổ Chí Minh làm Chủ tịch và Nguyễn Hải Thần làm Pbó Chủ tịch, đong thời giao cho Chủ tịch và Phđ Chủ tịch lập chính phủ mới. (1) H ồ Chí Minh. Toàn tập. Tập 4, N X B Chính trị quốc gia, H. 1995. tr. 189. 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan