Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Y dược đặc điểm về lối sống và bệnh lý kèm theo trên những bệnh nhân nhồi máu cơ tim đa...

Tài liệu đặc điểm về lối sống và bệnh lý kèm theo trên những bệnh nhân nhồi máu cơ tim đang điều trị

.PDF
36
97
65

Mô tả:

ĐẶT VẤN ĐỀ Nhồi máu cơ tim (NMCT) là hiện tượng hoại tử một vùng cơ tim do tắc đột ngột một hoặc nhiều nhánh động mạch vành cấp máu cho vùng cơ tim đó. Đây là một cấp cứu nội khoa thường gặp, có nhiều biến chứng nguy hiểm, tỷ lệ tỷ vong cao nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời, đồng thời NMCT cũng để lại nhiều hậu quả về kinh tế - xã hội [2] Ngày nay, NMCT không chỉ là bệnh phổ biến ở các nước phát triển mà đang có xu hướng gia tăng ở các nước đang phát triển. Theo Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) năm 2002 khoảng 12,6% tỷ lệ tử vong chung trên toàn cầu là do bệnh tim thiếu máu cục bộ và NMCT [5] Trên thế giới, mỗi năm có khoảng 2,5 triệu người chết do NMCT [5]. Ở Mỹ và các nước châu Âu, NMCT vẫn là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong, mặc dù đã có nhiều tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị. Hằng năm ở Mỹ có khoảng 1,5 triệu người bị NMCT, tỷ lệ tỷ vong trong giai đoạn cấp khoảng 30%, trong đó một nửa là chết trong những giờ đầu tiên [5]. Ở Pháp, tỷ lệ tử vong do NMCT cũng chiếm khoảng 30% các trường hợp tử vong nói chung [13]. Ở Việt Nam, trước đây NMCT khá hiếm gặp, song trong những năm gần đây bệnh có xu hướng tăng lên rõ rệt và trở thành vấn đề thời sự. Theo thống kê của Viện Tim mạch Quốc gia Việt Nam, trong vòng 10 năm (1980 - 1990) có 108 trường hợp NMCT nhập viện [12]. Nhưng chỉ trong 5 năm (1/1991 – 10/1995) đã có 82 ca vào viện vì NMCT. Và riêng 10 tháng đầu năm 1995 có 31 bệnh nhân NMCT vào cấp cứu tại Viện Tim mạch [15]. Tỷ lệ bệnh tăng cao không chỉ các bệnh viện chuyên khoa đầu ngành mà ở cả các bệnh viện đa khoa địa phương. Theo thống kê của tổng hội y học năm 2001 tỷ lệ tử vong do nguyên nhân tim mạch nói chung là 7,7%, trong đó 1,02% tử vong do NMCT [13]. Để giảm tỷ lệ mắc mới cũng như tỷ lệ tử vong do NMCT, đã có nhiều cố gắng của giới y học cũng như của xã hội. Đã có nhiều nghiên cứu y học về các yếu tố nguy cơ, và các chương trình xã hội như chương trình tăng huyết áp và phòng chống các bệnh không lây nhiễm của nhà nước. Trên cương vị là một sinh viên khoa điều dưỡng chúng tôi mong muốn các điều dưỡng viên sẽ có vai trò tích cực hơn trong việc phòng và chống lại bệnh NMCT. Vì thế, chúng tôi tiến hành nghiên cứu ” Đặc điểm về lối sống và bệnh lý kèm theo trên những bệnh nhân NMCT đang điều trị nội trú tại Viện Tim mạch – bệnh viên Bạch Mai – Hà Nội ”. Nghiên cứu được tiến hành tại Viện Tim mạch bệnh viện Bạch Mai _ là một cơ sở điều trị bệnh tim mạch lớn trong cả nước ,nơi sẽ có số lượng bệnh nhân lớn và phong phú, chúng tôi hy vọng sẽ đặt được kết quả chính xác cao. Nghiên cứu của chúng tôi nhằm 2 mục tiêu sau 1. Mô tả các một số đặc điểm về lối sống và bệnh lý kèm theo của các bệnh nhân NMCT đang điều trị nội trú ở Viện Tim mạch bệnh viện Bạch Mai – Hà Nội 2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến bệnh NMCT Thang Long University Library CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN Cùng với sự phát triển của khoa học – kỹ thuật, kinh tế - xã hội thì mô hình bệnh tật trên thế giới đã có nhiều thay đổi rõ rệt, trong đó bệnh tim mạch là một vấn đề sức khỏe được cộng đồng xã hội quan tâm nhiều nhất, đặc biệt là các nước phát triển. Nếu như tỷ lệ tử vong do nguyên nhân tim mạch ở đầu thế kỷ XX chỉ chiếm 20% tỷ lệ tử vong chung thì đầu thế kỷ XXI con số đó là khoảng 50% ở các nước phát triển và 25% ở các nước đang phát triển [5] 1.1_ Dịch tễ học bệnh NMCT trên thế giới Trên thế giới mỗi năm có khoảng 2,5 triệu người chết do NMCT [5] Hằng năm tại Mỹ có khoảng hơn 1 triệu người phải nhập viện vì NMCT cấp. Theo thống kê năm 2000 cho thấy ở Mỹ, khoảng 13 triệu người bị bệnh tim thì một nửa trong số đó bị NMCT [9]. Đến nay, NMCT vẫn là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở Mỹ, chiếm 1/5 trường hợp tử vong. Ước tính, cứ khoảng 1 phút lại có một người tử vong vì biến cố mạch vành. Có khoảng 500.000 – 700.000 trường hợp tử vong do bệnh mạch vành (trong đó 1/3 tử vong trong 24 giờ sau khi xuất hiện triệu chứng, 10% tử vong ở bệnh viện, 10% tử vong trong năm đầu tiên) và chi phí cho mỗi bệnh nhân khá tốn kém [9]. Hai nhóm nghiên cứu Baltimore và Framingham của Mỹ đã mổ tử thi trên 1.000 trường hợp đột tử, 20 – 51% nam giới ở độ tuổi 35 – 54 đột tử do NMCT, 6 – 10% phụ nữ ở độ tuổi này đột tử vì NMCT [9] Hung – ga- ri là nước được xếp thứ 10 trên thế giới về bệnh NMCT. Nước này chỉ có 10 triệu dân mà mỗi năm có 25.000 người bị NMCT mới, tử vong do các bệnh tim mạch chiếm 47% tổng số tử vong chung, trong đó 60% tử vong do các bệnh động mạch vành mà hàng đầu là NM CT [9] Ở Pháp, mỗi năm có 100.000 trường hợp NMCT chiếm 30% tỷ lệ tử vong chung [9] Tại Brazil, trong số tất cả những bệnh mạn tính, bệnh tim mạch có số lượng lớn nhất trong số bệnh nhân điều trị nội trú và bệnh tim mạch chính là nguyên nhân của gần một nửa số các trường hợp tử vong được ghi nhận ở những thành phố thủ phủ của các vùng miền Nam và Đông Nam của Brazil [9] Theo báo cáo của WHO, 1999 tỷ lệ tử vong do bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ ở 1 số nước châu Á là: Trung Quốc : 8,6% ; Ấn Độ : 12,5% ; các nước châu Á khác : 8,3% [9] Khuynh hướng trong tương lai tỷ lệ tử vong do bệnh mạch vành ở những nước đang phát triển tăng lên đáng kể. Từ 1990 – 2000, dự đoán tỷ lệ tử vong do bệnh mạch vành ở các nước đang phát triển sẽ tăng lên 120% đối với nữ, 137% đối với nam [9] Nhìn chung, NMCT có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào, song tỷ lệ mắc bệnh cũng như tỷ lệ tử vong có liên quan đến tuổi và giới. Các tỷ lệ này tăng lên rõ rệt theo tuổi và ở cùng một lứa tuổi thì nam giới bị bệnh cao hơn [9] 1.2_Dịch tễ học bệnh NMCT tại Việt Nam Tại bệnh viện Bạch Mai từ năm 1984 – 1989 mỗi năm có 30 trường hợp NMCT, từ 1989 – 1993 mỗi năm có 91 trường hợp NMCT Theo Trần Đỗ Trinh và cộng sự tại viện Tim mạch Việt Nam, tỷ lệ NMCT so với tổng số bệnh nhân nằm viện là : 1991 : 2% ; 1992 : 2,74% ; 1993 : 2,53% trong đó tỷ lệ tử vong là 27,4% [9] Theo Phạm Gia Khải và cộng sự, tỷ lệ NMCT so với tổng bệnh nhân nằm viện là: 1994 : 3,42% ; 1995 : 5% ; 1996 : 6,05% ; 1999 : 9,5% [6] Theo Nguyễn Văn Tiến NMCT ở Việt Nam gặp chủ yếu ở nam giới (87,2%) ở độ tuổi lao động (<60 tuổi) là 49,3% và tỷ lệ tử vong là 24,9% [11] Theo Nguyễn Thị Dung và cộng sự tại bệnh viện Việt Tiệp Hải Phòng từ 1/1997 – 12/2000 có 150 ca NMCT cấp vào viện, trong đó tỷ lệ tử vong tại bệnh viện là 10% [3] Từ 2/1999 – 4/2000 tại Viện Tim mạch 49 bệnh nhân được chẩn đoán NMCT cấp và điều trị nội trú tại Viện Tim mạch. Tỷ lệ tử vong tại viện 12/49 (24,5%), tỷ lệ tử vong trong vòng 30 ngày sau khi vào viện 14/49 (28,6%) [7] Theo thống kê của sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh thì chỉ riêng năm 2000 có 3222 ca NMCT, trong 6 tháng đầu năm 2001 có 1725 ca NMCT vào viện [9] Như vậy, tất cả các thống kê trên cho thấy số lượng bệnh nhân NMCT ngày càng gia tăng nhanh và tỷ lệ tử vong còn cao do đó NMCT đã trở thành 1 vấn đề thời sự rất được quan tâm ở Việt Nam Thang Long University Library 1.3_Đại cương về NMCT 1.3.1 Định nghĩa Theo WHO NMCT là hiện tượng hoại tử một vùng cơ tim do nguyên nhân giảm hay ngừng cung cấp máu đột ngột của một hay nhiều nhánh động mạch vành gây ra. [7] 1.3.2 Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh trong NMCT - Nguyên nhân Huyết khối làm tắc tại 1 vùng của động mạch vành đã bị hẹp lại do xơ vữa động mạch Một số trường hợp có thể thấy tách nội mạc động mạch vành Có trường hợp NMCT không có tắc nghẽn động mạch vành rõ rệt trên phim chụp cản quang. Người ta giải thích bằng hiện tượng co thắt kéo dài của động mạch vành hoặc 1 cục huyết khối đã được thông dòng nhanh hoặc 1 bệnh của vi tuần hoàn vành Nguyên nhân ít gặp : đau thắt ngực do cục nghẽn từ xa đưa tới (như trong viêm nội tâm mạc, hẹp van 2 lá), hẹp lỗ vào động mạch vành do tổn thương ở động mạch chủ (nguyên nhân do giang mai hoặc xơ vữa). Viêm mạch trong các bệnh tự miễn, dị dạng động mạch vành, chấn thương tim Những điều kiện thuận lợi làm cho NMCT xuất hiện + Tụt huyết áp, trạng thái sốc + Phẫu thuật + Nhịp tim nhanh, loạn nhịp hoàn toàn + Các bệnh van tim - Cơ chế bệnh sinh NMCT xảy ra là do tắc đột ngột động mạch vành do huyết khối. Trên nền một động mạch vành bị xơ vữa, tổn thương khởi đầu là nứt mảng xơ vữa, tổn thương này tạo điều kiện cho tiểu cầu tiếp xúc với các thành phần của mảng xơ vữa gây dính, hoạt hóa và kết tụ tiểu cầu. Nứt mảng xơ vữa và hoạt hóa tiểu cầu làm hoạt hóa dây chuyền đông máu nội tại và ngoại lai hình thành fibrin. Fibrin là yếu tố làm phát triển, hoàn thiện và bền vững cục huyết khối. Cục huyết khối được hình thành trên mảng xơ vữa phối hợp với tình trạng co thắt của động mạch vành làm tắc nghẽn hoàn toàn hoặc gần hoàn toàn động mạch vành. Nứt mảng xơ vữa thường xảy ra ở vùng vỏ mỏng của các mảng xơ vữa không ổn định do tương tác của nhiều yếu tố tại chỗ và toàn thân bao gồm hình thái cấu trúc mảng xơ vữa, sự xâm nhập của tế bào viêm, tăng áp lực thành mạch, tăng nồng độ catecholamine, thrombin trong máu [3] - Hậu quả về huyết động Tắc động mạch vành dẫn đến thiếu máu cơ tim đột ngột, từ đó đưa đến những hậu quả về huyết động + Tổn thương chức năng tâm trương thất trái : kéo dài thời gian giãn và tăng kháng lực đối với dòng chảy + Tổn thương chức năng tâm thu : phân suất tống máu tâm thu bị giảm, giảm cung lượng tim. Mức độ tổn thương chức năng tâm thu tương ứng với khối lượng cơ tim bị hoại tử. Nếu hoại tử >40% cơ tim sẽ có tình trạng sốc tim mà thường là không thể hồi phục được + Tổn thương tái tưới máu khi động mạch vành được tái thông : làm tế bào cơ tim choáng váng, tổn thương nội mạc, vi mạch và tổn thương tế bào không hồi phục hoặc hoại tử. Tái tưới máu, cơ tim bị thiếu máu một cách Thang Long University Library trầm trong cũng có thể làm hoại tử và chết tế bào cơ tim. Hiện tượng này thường xuất hiện ở các tế bào cơ tim bị tổn thương trầm trọng do thiếu máu nhưng cũng có thể xuất hiện ở các tế bào cơ tim bị tổn thương có thể phục hồi + Hiện tượng tái cấu trúc thất trái : hiện tượng này diễn ra vài ngày sau NMCT, làm thay đổi kích thước, hình dạng cũng như bề dày các thành tim (đó là sự giãn ra của thất trái ở cả vùng cơ tim bị NMCT và vùng không bị NMCT), làm xấu dần chức năng thất trái và tăng tỷ lệ tử vong ở các bệnh nhân sống sót sau NMCT 1.3.3.Các yếu tố nguy cơ (YTNC) của NMCT YTNC của một bệnh là các yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc xuất hiện và phát triển bệnh đó. Càng có nhiều YTNC thì khả năng phát bệnh càng lớn. Ngoài ra, mức độ của mỗi YTNC càng lớn thì tác động của YTNC đó càng lớn đối với nguy cơ tổng thể của chúng ta. Các YTNC này bao gồm : - Các YTNC không thay đổi được - Các YTNC có thể thay đổi được Các nghiên cứu đã chứng minh rằng giảm các YTNC này thì sẽ giảm được nguy cơ bị NMCT. Có thể giảm bằng cách thay đổi lối sống, dùng thuốc, hoặc cả hai. - Các YTNC không thay đổi được : Tuổi và giới tính + Phụ nữ trước tuổi mãn kinh (50-55 tuổi) được bảo vệ bởi các hóc-mon nữ nên tỷ lệ bệnh thấp hơn hẳn sau khi mãn kinh + Nam giới có nguy cơ bị NMCT cao hơn phụ nữ và bị sớm hơn. Ngay cả sau giai đoạn mãn kinh, khi tỉ lệ tử vong phụ nữ do bệnh tim tăng lên thì cũng không bằng nam giới. + Đến > 75 tuổi thì tỷ lệ bệnh tương đương ở cả 2 giới. - Các YTNC có thể thay đổi được : Hút thuốc lá, béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường, rối lọan mỡ trong máu, lối sống tĩnh tại, stress hoặc căng thẳng, uống rượu. + Tăng huyết áp (THA) HA tăng cao làm tim hoạt động gắng sức hơn, vách tim dày lên và trở nên cứng hơn dẫn đến tăng nguy cơ bị đột quỵ, NMCT, suy thận và suy tim. Khi HA >140/90 mmHg gọi là cao HA và cần được điều trị. Nếu HA cao kèm theo các bệnh suy thận, béo phì, đái tháo đường, mức HA tốt nhất cần đạt là <130/80mmHg. THA làm tăng nguy cơ bệnh động mạch vành lên 3 lần, khi phối hợp với các YTNC khác làm tăng vọt (theo cấp số nhân) nguy cơ bệnh động mạch vành Trên thế giới, số người bị THA nhiều hơn số người bị bệnh tim thiếu máu cục bộ tới 8 lần và thường xảy ra trước bệnh tim thiếu máu cục bộ [8] Theo một nghiên cứu gần đây của Mỹ, những người có huyết áp tâm trương trung bình 105 mmHg thì nguy cơ bị bệnh động mạch vành cao hơn 5 – 6 so với người có huyết áp tâm trương trung bình là 76 mmHg. Điều trị tăng HA làm giảm nguy cơ NMCT và đột quỵ. Các nghiên cứu cho thấy khi giảm 20mmHg HA tâm thu và 11mmHg HA tâm trương thì giảm được 60% đột quỵ và 46% bệnh NMCT. + Hút thuốc lá Hút thuốc lá là nguyên nhân đứng thứ 2 gây tử vong trên thế giới. Mỗi năm có khoảng 5 triệu trường hợp tử vong có liên quan đến thuốc lá. Khi hút thuốc lá, ngay lập tức làm tăng nồng độ cathecholamine trong máu (đây là chất nội tiết có vai trò kích thích hệ thống thần kinh giao cảm của cơ thể) và tăng nồng độ carbon monoxid. Các chất này có thể làm khởi phát những cơn đau ngực hoặc làm nặng thêm bệnh tim khác. Mặt khác, nồng độ nicotine tăng trong máu cũng gây co mạch, tăng huyết áp, tăng nhịp tim làm tim phải làm việc nhiều hơn hoặc cũng có thể gây ra những rối loạn nhịp tim. Các nghiên cứu cũng cho thấy, mức độ ảnh hưởng đến tim mạch cũng tăng theo mức độ hút thuốc lá, tức là càng hút nhiều, hút lâu, nguy cơ mắc bệnh tim mạch càng cao. Hút thuốc lá làm tăng nhanh quá trình vữa xơ động mạch từ đó gây ra các bệnh lý tim mạch như: tăng huyết áp, bệnh động mạch vành, tai biến mạch não, bệnh động mạch ngoại vi... Nhiều nghiên cứu cho thấy, khi dừng hút thuốc lá làm giảm lipoprotein tỷ trong thấp (LDL-C), tăng lipoprotein tỷ trọng cao (HDL-C), và làm giảm tốc độ hình thành xơ vữa động mạch. Thang Long University Library Hiện nay trên thế giới có khoảng 1,3 tỷ người hút thuốc lá, 84% sống ở các nước đang phát triển (Esson, 2004). Với khuynh hướng hút thuốc lá như hiện nay thì sẽ có khoảng 10 triệu người tử vong vào 2020 (WHO, 2005). Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc bệnh động mạch vành lên 30 – 50 % Ở Mỹ, nghiên cứu trên 4120 nam giới hút thuốc lá, người ta thấy nguy cơ bị bệnh động mạch vành tăng lên gấp 3 lần và tỷ lệ tử vong cũng cao hơn nhiều lần so với người không hút thuốc lá [3] Hút thuốc lá không chỉ gây NMCT mà còn gây các bệnh mạch máu chân, tay, não, ung thư phổi, dạ dày, tụy… Nicotine và các chất khác trong thuốc lá như carbon monoxide gây tổn thương thành mạch, co mạch vành, đông máu, gây viêm…  Hút > 20 điếu/ngày sẽ tăng 2-3 lần nguy cơ NMCT so với người không hút. Thậm chí những người không hút thuốc lá nhưng tiếp xúc với khói thuốc lá do người khác hút cũng làm tăng bệnh.  Nếu ngưng thuốc lá, sẽ giảm nguy cơ tử vong do bệnh mạch vành và các bệnh khác. Thời gian ngưng thuốc lá > 3-5 năm thì giảm nguy cơ bệnh mạch vành. Nếu chỉ giảm hút thuốc lá thì hiệu quả chưa rõ ràng. Vì vậy, không hút thuốc lá là rất quan trọng. + Béo phì Người có lượng mỡ trong cơ thể quá mức (đặc biệt ở vùng bụng) dễ bị bệnh tim và đột quỵ ngay cả khi không có bất kỳ YTNC nào khác. Cân nặng quá mức làm tăng hoạt động tim, tăng HA, rối loạn mỡ trong máu và dễ dẫn đến bệnh đái tháo đường.  Đánh giá tình trạng béo phì bằng chỉ số BMI (body mass index) o BMI = cân nặng (kg) / chiều cao2 (m) o Khi BMI = 25 - 29,9 : quá cân; BMI > 30 : béo phì  Điều trị béo phì cần kết hợp chế độ ăn kiêng, tập thể dục, dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. + Rối loạn lipid máu Rối loạn lipid máu là 1 trong những YTNC chính của bệnh động mạch vành. Giảm nồng độ chất HDL-cholesterol và tăng chất LDL-cholesterol, tăng triglyceride là những YTNC độc lập của bênh động mạch vành Theo nghiên cứu của Trương Thanh Hương và Trương Quang Bình, tỷ lệ rối loạn lipid máu ở bệnh nhân bị bệnh động mạch vành chiếm khoảng 67%. Vì vậy, rối loạn lipid máu là vấn đề thường gặp và trầm trọng [10] + Đái tháo đường (ĐTĐ) Bệnh ĐTĐ gây tổn thương mạch máu nhỏ và lớn thông qua xơ vữa mạch máu, gây tác hại đến rất nhiều cơ quan như : thận, mắt, não, chi, đặc biệt là mạch vành ở tim.  Người ĐTĐ có nguy cơ bị bệnh tim mạch gấp 2-8 lần những người không ĐTĐ, 3/4 những ngườI ĐTĐ tử vong vì bệnh mạch vành.  Có 2 dạng ĐTĐ type I và type II. Type I (10%) thường ở người <30 tuổi, type II (90%) thường ở người >30 tuổi. Cả 2 type đều là YTNC của bệnh mạch vành.  Giảm đường huyết có thể giảm được biến chứng. Do đó, kiểm soát tốt đường huyết bằng chế độ tập luyện, ăn kiêng và dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ là điếu cần thiết và quan trọng. + Lối sống tĩnh tại Lối sống tĩnh tại, ít vận động là một YTNC gây mắc bệnh mạch vành tim. Hoạt động thể chất thường xuyên, đều đặn với cường độ từ vừa đến nặng giúp phòng ngừa bệnh tim mạch. Hoạt động thể chất thường xuyên có thể giúp kiểm soát cholesterol máu, ĐTĐ, giảm béo phì , giảm HA, tăng sự lưu thông máu, giảm tình trạng viêm mạch máu, tác dụng tốt cho thành mạch và chức năng đông máu. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng : đi bộ 30 phút/ngày giúp giảm 30% các tai biến tim mạch trong thời gian theo dõi 3,5 năm. + Stress ( Căng thẳng) Khi bị stress, cơ thể tiết quá mức những chất làm tăng nhu cầu oxy cơ tim (thường gặp nhất là adrenaline), làm co mạch vành, gây rối loạn chức năng đông máu, thành mạch… Những người trầm cảm thường bị tăng HA, kém vận động, hút thuốc lá, tăng tiểu cầu. Có mối liên hệ giữa nguy cơ bệnh mạch vành tim và căng thẳng trong cuộc sống, hành vi về sức khỏe và trạng thái kinh tế xã hội của con người. Căng thẳng có thể có Thang Long University Library tác động tạo nên các yếu tố nguy cơ. Ví dụ, người bị căng thẳng có thể ăn quá nhiều, bắt đầu hút thuốc và hút nhiều. + Uống rượu Uống rượu quá nhiều có thể làm tăng HA gây ra suy tim, loạn nhịp tim, đột quỵ, rối loạn mỡ trong máu, ung thư… Rượu góp phần gây ra chứng béo phì, nghiện rượu, tự tử và các tai nạn. Tuy nhiên, nguy cơ bệnh tim ở người uống một lượng rượu vừa phải (trung bình 1 ly nhỏ đối với phụ nữ và 2 ly nhỏ đối với nam giới mỗi ngày) thấp hơn người không uống rượu. Nhưng để phòng tránh bệnh tim mạch thì không nên khuyến cáo những người không uống rượu bắt đầu sử dụng rượu cồn hoặc những người nghiện rượu gia tăng lượng rượu bia họ uống. Nghiện rượu: Nam giới uống 60 g rượu/ ngày tương đương 1200 ml bia nồng độ 5% và 180 ml rượu mạnh, liên tục hàng năm. Nữ uống 20 g rượu/ngày tương đương 250 ml rượu vang hay 60 ml rượu mạnh. 1.4- Chẩn đoán và điều trị NMCT 1.4.1 Chẩn đoán: Theo WHO, chẩn đoán xác định NMCT cấp khi có ít nhất 2 trong 3 triệu chứng sau - Đau ngực điển hình, kéo dài trên 30 giây, dùng các thuốc giãn động mạch vành không đỡ - Có thay đổi đặc trưng trên điện tâm đồ - Men tim tăng cao ít nhất gấp 2 lần giới hạn cao của bình thường 1.4.2 Các phương pháp điều trị NMCT - Điều trị tái tưới máu + Dùng thuốc tiêu sợi huyết + Điều trị can thiệp động mạch vành + Phẫu thuật cầu nối động mạch vành - Điều trị nội khoa + Chống ngưng kết tiểu cầu + Thuốc điều chỉnh rối loạn Lipid máu + Điều trị triệu chứng CHƯƠNG 2 : ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1_Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi gồm 140 bệnh nhân được chẩn đoán NMCT đang trong thời gian điều trị nội trú tại Viện Tim mạch_ bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội từ 1/1/2011 đến 31/3/2011 đủ tiêu chuẩn lựa chọn - Tiêu chuẩn lựa chọn đưa vào nghiên cứu + Bệnh nhân bị NMCT đang điều trị nội trú tại Viện Tim mạch_bệnh viện Bạch Mai trong thời gian từ 1/1/2011 – 31/3/2011 + Đồng ý tham gia nghiên cứu - Tiêu chuẩn loại trừ Không đồng ý tham gia nghiên cứu 2.2_Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 2/2011 đến tháng 3/2011 2.3_ Địa điểm nghiên cứu: Viện Tim mạch - Bệnh viện Bạch Mai – Hà Nội 2.4_Phương pháp nghiên cứu 2.4.1. Thiết kế nghiên cứu: Cắt ngang, mô tả 2.4.2. Cỡ mẫu: 140 bệnh nhân bị NMCT * Cách tính: Áp dụng công thức tính cỡ mẫu n= Z2  pq d2 Trong đó: n: cỡ mẫu z: hệ số tin cậy, với độ tin cậy 95%(Z=1.96) p: tỷ lệ bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ xuất hiện ước lượng 90% (p=0.9) q = 1-p d: sai số chấp nhận được (d=0.05) * Thay vào công thức trên ta được n= 1.96 2  0.9  (1  0.9) =138 0.05 2 Vậy n ≥ 138 2.4.3. Cách chọn mẫu: Tiến hành chọn tất cả các bệnh nhân bị NMCT nằm điều trị tại viện tim mạch từ 1/1/2011 – 31/3/2011 cho đến khi đủ 140 bệnh nhân Thang Long University Library 2.4.4. Công cụ nghiên cứu Bộ câu hỏi do người nghiên cứu thiết kế (theo phiếu câu hỏi phụ lục 1) 2.4.5. Quá trình thu thập số liệu Bước 1: Xây dựng, hoàn thiện công cụ nghiên cứu Bước 2: Chuẩn bị tiến hành nghiên cứu - Tiếp xúc bệnh nhân - Chọn bệnh nhân vào nghiên cứu - Loại trừ những bệnh nhân không đủ tiêu chuẩn Bước 3: tiến hành nghiên cứu: phỏng vấn theo bộ câu hỏi Bước 4: Ghi kết quả vào bảng thu thập số liệu Bước 5: tham khảo hồ sơ bệnh án, ghi nhận bệnh lý tim mạch 2.4.6 Phân tích kết quả: Nhập số liệu và xử lý bằng phần mềm SPSS 2.5_ Đạo đức trong nghiên cứu - Nghiên cứu được báo cáo và được sự đồng ý của lãnh đạo Viện Tim mạchbệnh viện Bạch Mai - Bộ câu hỏi không bao gồm các câu hỏi mang tính chất riêng tư, nhạy cảm nên không ảnh hưởng gì đến tâm lý, sức khỏe của đối tượng nghiên cứu. Mặt khác, trước khi trả lời, đối tượng nghiên cứu đã được giải thích rõ về mục đích nghiên cứu và có sự chấp thuận tham gia - Các số liệu được thu thập nhằm phục vụ cho nghiên cứu, không công bố. CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1_Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 35 30.7 29.3 30 23.6 25 20 15 9.3 10 7.1 t 5 0 < 50 50 - < 60 60 - < 70 70 - < 80 >80 Biểu đồ 3.1: phân bố tỷ lệ % về lứa tuổi của nhóm bệnh nhân NMCT Nhận xét: tỷ lệ bệnh nhân trên 50 tuổi bị NMCT chiếm đa số, trong đó độ tuổi 50 – <60 và 70 – <80 chiếm tỷ lệ cao nhất 29.3% và 30.7% 24.3 Nam Nữ 75.6 Biểu đồ 3.2: Phân bố tỷ lệ % về giới tính của nhóm bệnh nhân NMCT Nhận xét: trong 140 bệnh nhân NMCT có 34 nữ chiếm 24.3%, 106 nam chiếm 75.6%, tỷ lệ nam/nữ là 3.1/1 Thang Long University Library Bảng 3.1 Đặc điểm về nghề nghiệp Nghề nghiệp Số lượng Tỷ lệ % Công nhân viên 72 51.4 Công nhân 26 18.6 Làm ruộng 37 26.4 Khác 5 3.6 Nhận xét: bệnh nhân NMCT trong nghiên cứu của chúng tôi là công nhân viên chiếm tỷ lệ cao nhất 51.4%, những người làm những công việc khác như nội trợ, tự do tỷ lệ bị NMCT thấp nhất 3.6% Bảng 3.2 Đặc điểm về trình độ văn hóa Trình độ văn hóa Số lượng Tỷ lệ % Cấp 1 22 15.7 Cấp 2 23 16.4 Cấp 3 25 17.9 TCCN/ ĐH 65 46.4 Sau đại học 5 3.6 Nhận xét: những bệnh nhân bị NMCT trong nghiên cứu của chúng tôi có trình độ TCCN/ĐH chiếm 46.4%, cao hơn hẳn so với các đối tượng khác. Bảng 3.3 Đặc điểm về nơi ở Nơi ở Số lượng Tỷ lệ % Thành phố 77 55 Nông thôn 57 40.7 Miền núi 6 4.3 Nhận xét : không có sự khác biệt rõ ràng về nơi ở của bệnh nhân NMCT 3.2_Các yếu tố nguy cơ Bảng 3.4 Đặc điểm các YTNC Có YTNC Không Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Yếu tố gia đình 37 26.4 103 73.6 Hút thuốc lá 69 49.3 71 50.7 Bệnh tiểu đường 21 15 119 85 Tăng huyết áp 96 68.6 44 31.4 Béo phì 33 23.6 107 76.4 Uống rượu 78 55.7 62 44.3 Stress 41 29.3 99 70.7 Rối loạn Lipid máu 45 32.1 95 67.9 90 80 85 76.4 73.6 70.7 68.6 67.9 70 55.7 60 50.7 49.3 50 44.3 Có Không 40 32.1 31.4 30 29.3 26.4 23.6 20 15 10 0 Yếu tố gia Hút thuốc đình lá ĐTD Tăng huyết áp Béo phì Uống rượu Stress Rối loạn Lipid máu Biểu đồ 3.3: Phân bố tỷ lệ % về các YTNC của nhóm bệnh nhân NMCT Nhận xét: trong các YTNC của bệnh NMCT thì tăng huyết áp chiếm tỷ lệ cao nhất 68.6%, tiểu đường là YTNC có tỷ lệ thấp nhất 15% Thang Long University Library 55.7 60 50 40 30.7 30 20 7.9 10 2.9 0.7 2.1 0 Không bóng đá chạy bộ cầu lông đi bộ tay không Biểu đồ 3.4: Phân bố tỷ lệ % các môn thể dục của nhóm bệnh nhân NMCT Nhận xét : - 55.7% bệnh nhân NMCT không tham gia một hoạt động thể dục thể thao nào. 38.6% bệnh nhân tham gia các vân động nhẹ : đi bộ 30.7%, tay không 7.9% - Thời gian vận động <1/2 giờ/ngày chiếm 51.6%,vận động <5 ngày/tuần chiếm 80. 97.2 100 90 80 70 60 độc thân 50 có vợ chồng ly hôn 40 30 20 1.4 1.4 10 0 độc thân có vợ chồng ly hôn Biểu đồ 3.5: phân bố tỷ lệ % tình trạng hôn nhân của bệnh nhân NMCT Nhận xét: đại đa số bệnh nhân NMCT đều có gia đình 97.1% 3.3 Một số yếu tố liên quan đến bệnh NMCT Bảng 3.5 Mối liên quan giữa NMCT và giới Giới tính Nữ NMCT P Nam Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % 34 24.3 106 75.6 > 0.05 Nhận xét : Sự khác biệt giữa nam và nữ trong bệnh NMCT là không có ý nghĩa thống kê với P > 0.05 Thang Long University Library Bảng 3.6 Mối liên quan giữa NMCT và tuổi Tuổi < 50 - < 60 ≥ 80 60 - < 80 Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % 51 36.4 76 54.3 13 9.3 NMCT P 0.037 Nhận xét : Nhóm tuổi 60 - < 80 có tỷ lệ mắc bệnh nhiều nhất (54.3%). Và sự khác biệt giữa các nhóm tuổi là có ý nghĩa thống kê với P = 0.037 Bảng 3.7 Mối liên quan giữa điều trị tăng huyết áp và NMCT Điều trị tăng huyết áp Có, không thường xuyên Không Có, thường xuyên Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % 5 6.3 66 68.7 25 26 NMCT P 0.029 Nhận xét : Bệnh nhân có tăng huyết áp điều trị không thường xuyên có tỷ lệ mắc bệnh NMCT cao nhất (68.7%). Và sự khác biệt trong việc điều trị tăng huyết áp là có ý nghĩa thống kê với P = 0.029 Bảng 3.8 Mối liên quan giữa điều trị đái tháo dường và NMCT Điều trị đái tháo đường Không Có, không thường Có, thường xuyên xuyên NMCT Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % 1 4.8 8 38.1 12 57.1 P 1.29 Nhận xét : Không có sự khác biệt rõ ràng trong việc điều trị đái tháo đường thường xuyên hay không với bệnh NMCT Bảng 3.9 Số lượng YTNC trên mỗi bệnh nhân YTNC Số lượng Tỷ lệ % Có 1 10 7.1 Có 2 25 17.9 Có ≥ 3 105 75 Nhận xét : 105/140 bệnh nhân NMCT có từ 3 YTNC trở lên chiếm 75%. Như vậy, có thể kết luận rằng, thường bệnh nhân NMCT có nhiều YTNC Thang Long University Library
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng