Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Công tác phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi tỉnh kiên giang, thực trạng và g...

Tài liệu Công tác phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi tỉnh kiên giang, thực trạng và giải pháp

.PDF
10
81
133

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIÊN GIANG PHÒNG GIÁO DỤC TIỂU HỌC ---------------------  CÔNG TÁC PHỔ CẬP GIÁO DỤC TIỂU HỌC ĐÚNG ĐỘ TUỔI TỈNH KIÊN GIANG, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Người viết: Lê Văn Hùng Chức vụ: Trưởng phòng Năm học: 2011 - 2012 MỤC LỤC 1 Trang 1 Mục lục 3 A- ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Bối cảnh của đề tài: 3 2. Phạm vi và đối tượng của đề tài: 4 3. Mục đích của đề tài: 4 4. Điểm mới của đề tài: 4 5 B- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận: 5 2. Một số khái niệm cơ bản có liên quan: 7 a. Phổ cập: 7 b. Phổ cập giáo dục: 7 c. Phổ cập giáo dục tiểu học: 8 d. Phổ cập giáo dục tiểu học Đúng độ tuổi: 8 3. Thực trạng về công tác Phổ cập Giáo dục tiểu học Đúng độ 8 tuổi trong giai đoạn 2007 – 2011 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang: a. Đặc điểm tình hình: 8 b. Công tác triển khai và thực hiện: 9 c. Kết quả thực hiện: 10 4. Những giải pháp thực hiện trong thời gian tới: 15 17 C. KẾT LUẬN 1. Những bài học kinh nghiệm: 17 2. Một số yêu cầu khi áp dụng: 17 3. Ý nghĩa: 18 4. Những kiến nghị, đề xuất: 18 a. Đối với Chính phủ 19 b. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo 19 c. Đối với UBND tỉnh 19 d. Đối với Ngành Giáo dục và Đào tạo. 19 TÀI LIỆU THAM KHẢO 21 Phụ biểu về kế hoạch phổ cập GDTH. ĐĐT mức độ 2 2 A- ĐẶT VẤN ĐỀ: 1. Bối cảnh của đề tài: Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo; đã có nhiều Nghị quyết, Chỉ thị quan trọng chỉ đạo các ngành, các cấp triển khai các nhiệm vụ cụ thể nhằm thực hiện chủ trương “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Bộ Chính trị (khóa VIII) đã ban hành Chỉ thị về Phổ cập Giáo dục Trung học cơ sở (Chỉ thị 61-CT/TW, ngày 28/12/2000). Chỉ thị này đã được cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương tổ chức quán triệt và triển khai nghiêm túc, rộng khắp với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, tạo được sự chuyển biến nhận thức về vai trò, trách nhiệm lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân trong việc Phổ cập giáo dục Trung học cơ sở; công tác xóa mù chữ và phổ cập Giáo dục tiểu học tiếp tục thu được những kết quả quan trọng, cơ sở vật chất được củng cố và phát triển; công tác xã hội hóa giáo dục đã đạt được những tiến bộ nhất định. [6] Ngày 28/12/2010, Tỉnh ủy Kiên Giang đề ra Chương trình hành động số 04-CTr/TU thực hiện Nghị quyết Đại hội IX Đảng bộ tỉnh. Trong đó, đề ra nhiệm vụ và giải pháp “Chú trọng phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục và Đào tạo, nguồn nhân lực”, tiếp tục củng cố, duy trì kết quả phổ cập Giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi, khắc phục tình trạng học sinh bỏ học, xuống cấp về đạo đức và yếu kém trong học tập,...” [8] Tuy nhiên, nhận thức về vị trí và tầm quan trọng của công tác Phổ cập giáo dục và Xóa mù chữ ở một số địa phương trong tỉnh còn chưa đầy đủ; chất lượng phổ cập ở nhiều nơi thật sự chưa bền vững, tỉ lệ lưu ban, bỏ học còn nhiều,...Để khắc phục những hạn chế, thiếu sót trên, ngày 05/12/2011, Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 10-CT/TW về phổ cập Giáo dục Mầm non cho trẻ em 5 tuổi, củng cố kết quả phổ cập Giáo dục Tiểu học và Trung học cơ sở, tăng cường phân luồng học sinh sau Trung học cơ sơ và xóa mù chữ cho người lớn, trong đó nhấn mạnh “…Phổ cập giáo dục là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, nhằm tạo nền tảng dân trí vững chắc để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, góp 3 phần thực hiện thành công một trong ba khâu đột phá trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 – 2020…” [9] Với hy vọng nhỏ bé của mình trong việc tìm ra giải pháp nhằm củng cố và nâng cao chất lượng Phổ cập giáo dục, nhất là công tác Phổ cập Giáo dục tiểu học Đúng độ tuổi theo tinh thần Chỉ thị 10/CT-TW ngày 05/12/2011 của Bộ Chính trị, làm nền tảng để "Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài", góp phần thắng lợi trong công cuộc “Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa” đất nước. Đó cũng là lý do để tôi chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình với tên gọi “Công tác Phổ cập Giáo dục Tiểu học Đúng độ tuổi tỉnh Kiên Giang, thực trạng và giải pháp". 2. Phạm vi và đối tượng của đề tài: - Phạm vi nghiên cứu: Trong khuôn khổ giới hạn của đề tài, chúng tôi tập trung những vấn đề có liên quan đến thực trạng của công tác Phổ cập Giáo dục Tiểu học Đúng độ tuổi trên địa bàn tỉnh Kiên Giang trong giai đoạn 2007 - 2011. Từ đó, đưa ra những giải pháp khắc phục những tồn tại, thiếu sót để tiếp tục thực hiện công tác Phổ cập Giáo dục Tiểu học Đúng độ tuổi từ nay đến 2017 ngày một tốt hơn. - Đối tượng nghiên cứu: Công tác Phổ cập Giáo dục Tiểu học Đúng độ tuổi của tỉnh Kiên Giang. 3. Mục đích của đề tài: Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng về công tác Phổ cập Giáo dục Tiểu học Đúng độ tuổi của tỉnh Kiên Giang trong giai đoạn 2007 - 2011; đề tài xác lập các giải pháp quản lý nhằm củng cố, nâng cao chất lượng công tác Phổ cập Giáo dục Tiểu học Đúng độ tuổi từ nay đến 2017 ngày một tốt hơn. - Có những đề xuất, khuyến nghị với các cấp lãnh đạo trong việc thực hiện Phổ cập Giáo dục Tiểu học Đúng độ tuổi trong thời gian tới. 4. Điểm mới của đề tài: Tìm ra giải pháp chính, mang tính cơ bản để củng cố và nâng cao chất lượng Phổ cập Giáo dục tiểu học Đúng độ tuổi trên địa bàn tỉnh Kiên Giang trong thời gian tới. - Đây là vấn đề mang tính đột phá, được lãnh đạo các cấp quan tâm. 4 B - GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 1. Cơ sở lý luận: Lịch sử phát triển của nhiều nước thế giới cho thấy, tất cả các nước đi vào công nghiệp hoá đều phải bắt đầu từ việc nâng cao dân trí, trước hết là thực hiện phổ cập giáo dục. Nước Pháp, ngay sau cuộc cách mạng tư sản 1789, đã chủ trương tiến hành Phổ cập giáo dục Tiểu học và đến năm 1959 mới hoàn thành Phổ cập giáo dục Trung học cơ sở; Nhật Bản, từ thời Minh Trị Thiên Hoàng đã có Luật Phổ cập giáo dục sơ học (năm 1868), sau đó ban hành Đạo luật Giáo dục (năm 1872), trong đó đặt ra mục tiêu: “Phải làm sao để không một thôn xóm nào còn có gia đình mù chữ, cũng như không một gia đình nào còn có người mù chữ”; Trung Quốc khi quyết định thực hiện “Bốn hiện đại hóa” cũng đã ban hành Luật Giáo dục nghĩa vụ năm 1986 với mục tiêu đến năm 2010 hoàn thành giáo dục nghĩa vụ 9 năm trong cả nước;…các ví dụ trên cho thấy, bất cứ một nước nào muốn đi vào Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đều phải tiến hành Phổ cập giáo dục và đó là công việc cực kỳ khó khăn, các nước đều phải quan tâm, đầu tư lâu dài mới có được kết quả vững chắc. Ở Việt Nam nói chung, Kiên Giang nói riêng, việc chống nạn thất học, Phổ cập giáo dục từ lâu đã là một trong những chủ trương lớn của Đảng và là một tư tưởng lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Người đã khẳng định “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” và đề ra mục tiêu là “Ai cũng được học hành”, “Dân tộc Việt Nam trở thành dân tộc thông thái”,… [2] Những tư tưởng của Hồ Chí Minh về giáo dục đã trở thành những tư tưởng chiến lược để xây dựng và phát triển sự nghiệp giáo dục cách mạng Việt Nam. Suốt mấy thập kỷ qua, vấn đề Phổ cập giáo dục luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm sâu sắc và coi đó là điều kiện cơ bản ban đầu để phát triển con người, phát triển sản xuất, phát triển xã hội, đưa nước ta thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, theo kịp các nước tiên tiến trên thế giới. Năm 2000, nước ta chính thức tuyên bố đạt chuẩn quốc gia về chống mù chữ và Phổ cập giáo dục Tiểu học. Tuy nhiên, để thực hiện sự nghiệp Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước, đi vào hội nhập quốc tế, mục tiêu Phổ cập 5 giáo dục phải đòi hỏi cao hơn tạo nền tảng dân trí cho việc đào tạo nhân lực đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới. Kiên Giang được công nhận phổ cập giáo dục tiểu đúng độ tuổi mức độ 1 năm 2007 là điều đáng mừng, song giữ được chuẩn phổ cập trong thời gian tới là điều đáng lo. Nhiệm vụ ở phía trước về công tác Phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi vẫn còn khá nặng nề. Vì vậy, không được tỏ ra thỏa mãn, chủ quan với kết quả đạt được; phải tiếp tục tổ chức điều tra, bổ sung, cập nhật số liệu về phổ cập giáo dục tiểu học hàng năm; phải huy động tối đa trẻ em trong độ tuổi ra lớp và học xong chương trình tiểu học; xây dựng các giải pháp chống lưu ban, bỏ học, nâng cao chất lượng đội ngũ; thực hiện có hiệu quả chương trình tiểu học ở tất cả các vùng, miền; thực hiện chuẩn kiến thức và kỹ năng các môn học ở tiểu học, tăng cường việc dạy tiếng Anh cho bậc tiểu học; tiếp tục đẩy mạnh chương trình kiên cố hóa trường lớp, mua sắm trang thiết bị dạy học, sách giáo khoa, sách giáo viên để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của người học, người dạy; nâng cao tỷ lệ học sinh tiểu học học 2 buổi/ngày; mở rộng và nâng cao chất lượng trường đạt chuẩn quốc gia và thư viện đạt chuẩn; thực hiện tốt hơn nữa công tác phối hợp chặt chẽ và sự chỉ đạo thống nhất để chuẩn Phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi của tỉnh Kiên Giang được duy trì một cách bền vững. Bước vào thế kỷ XXI, mục tiêu Phổ cập giáo dục của nước ta đã được Đảng xác định: “Củng cố vững chắc kết quả xoá mù chữ và Phổ cập giáo dục Tiểu học, tiến hành Phổ cập giáo dục Trung học cơ sở trong cả nước, phổ cập Trung học phổ thông ở một số thành phố và vùng nông thôn đồng bằng có điều kiện. Đẩy mạnh việc đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng và cơ cấu hợp lý. Tạo điều kiện cho mọi người, mọi lứa tuổi học tập liên tục, suốt đời trong môi trường giáo dục lành mạnh” . [5] Ngày 04/12/2009, Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 36/2009/TT-BGDĐT quy định kiểm tra, công nhận Phổ cập Giáo dục Tiểu học và Phổ cập Giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi, Thông tư này thay thế cho Quyết định 28/1999/QĐ-BGDĐT ngày 23/6/1999 của Bộ Giáo dục và Đào tạo; nó là 6 cơ sở để các đơn vị xây dựng kế hoạch đạt chuẩn phổ cập Giáo dục Tiểu học Đúng độ tuổi mức độ 1, tiến tới xây dựng kế hoạch đạt chuẩn phổ cập Giáo dục Tiểu học Đúng độ tuổi mức độ 2 vào năm 2017 trên phạm vị toàn tỉnh. Trên tinh thần đó, Tỉnh ủy Kiên Giang đã ban hành Chương trình hành động số 04-CTr/TU ngày 28/12/2010 nhấn mạnh: “…tiếp tục củng cố, duy trì kết quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và Trung học cơ sở; khắc phục tình trạng bỏ học, xuống cấp về đạo đức và yếu kém trong học tập; gắn trách nhiệm của gia đình, nhà trường và các đoàn thể, nhất là cha mẹ, thầy cô giáo và đoàn thanh niên trong việc quản lý, giáo dục học sinh, sinh viên…” [8] Chỉ thị số 10-CT/TW ngày 05/12/2011 của Bộ Chính trị về phổ cập Giáo dục Mầm non cho trẻ em 5 tuổi, củng cố kết quả phổ cập Giáo dục Tiểu học và Trung học cơ sở, tăng cường phân luồng học sinh sau Trung học cơ sơ và xóa mù chữ cho người lớn, một lần nữa nhấn mạnh “…Phổ cập giáo dục là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, nhằm tạo nền tảng dân trí vững chắc để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, góp phần thực hiện thành công một trong ba khâu đột phá trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 – 2020…” [9] Có thể nói, việc củng cố và nâng cao chất lượng phổ cập, trong đó có phổ cập Giáo dục tiểu học Đúng độ tuổi đã là vấn đề cấp thiết, được các cấp lãnh đạo quan tâm và nó cũng là vấn đề thách thức, nan giải của Ban Chỉ đạo, cho Ngành Giáo dục trong việc tìm ra những giải pháp cơ bản, nhằm khắc phục những tồn tại, thiếu sót trong quản lý, chỉ đạo, để thực hiện công tác phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi một cách tốt hơn trong thời gian tới. Đây cũng là nội dung cơ bản, cần được giải quyết mà tác giả đề ra trong đề tài. 2. Một số khái niệm cơ bản có liên quan: a. Phổ cập: Nếu là động từ thì nó đề cập đến việc làm sao ai cũng được biết, được có; còn khi là tính từ, nó có nghĩa gần giống như một việc làm mang tính bắt buộc. [10] b. Phổ cập giáo dục là tổ chức giảng dạy, làm cho đa số dân chúng có trình độ giáo dục nhất định (như phổ cập tiểu học, phổ cập trung học cơ sở, phổ 7 cập trung học phổ thông, phổ cập đúng độ tuổi,...) c. Phổ cập giáo dục tiểu học: là thực hiện giáo dục tối thiểu đạt trình độ tiểu học cho trẻ trong độ tuổi quy định một cách phổ biến trên phạm vi cả nước, làm cho đa số trẻ em trong độ tuổi từ 6 đến 14 nắm vững các kỹ năng nói, đọc, viết, tính toán, có những hiểu biết cần thiết về thiên nhiên, xã hội và con người; có lòng nhân ái, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, yêu quý anh chị em; kính trọng thầy giáo, cô giáo, lễ phép với người lớn tuổi; giúp đỡ bạn bè, các em nhỏ; yêu lao động, có kỷ luật; có nếp sống văn hoá; có thói quen rèn luyện thân thể và giữ gìn vệ sinh; yêu quê hương đất nước, yêu hoà bình. [11] d. Sự phát triển cao hơn của Phổ cập giáo dục tiểu học là Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, thực hiện giáo dục cho trẻ em đúng tuổi quy định của đầu vào bậc Tiểu học đến với lớp 1 là 6 tuổi và đầu ra (học sinh tốt nghiệp) của bậc Tiểu học là 11 tuổi. 3. Thực trạng về công tác Phổ cập Giáo dục tiểu học trong giai đoạn 20072011 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang: a. Đặc điểm tình hình: Kiên giang là một trong những tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long có diện tích tự nhiên là 6.346 km2. Phía đông giáp hai tỉnh An Giang và Cần Thơ, phía tây giáp Vịnh Thái Lan, phía bắc giáp Campuchia và phía nam giáp tỉnh Cà Mau. Về mặt địa hình, Kiên Giang bao gồm cả vùng đồng bằng, rừng núi, biên giới hải đảo, có 58km đường biên giới và 200 km bờ biển, có nhiều kênh rạch chằng chịt, dân cư sống phân tán, giao thông đi lại ở một số địa bàn còn nhiều khó khăn. Về mặt hành chính Kiên Giang có 13 huyện, 01 thị xã (TX.Hà Tiên), 01 thành phố (TP.Rạch Giá). Toàn tỉnh có 145 xã, phường, thị trấn, dân số 1.694.652 người trong đó có 12,05% đồng bào dân tộc Khmer, 2,14% đồng bào người Hoa. Toàn ngành hiện có 602 trường công lập, trong đó có 79 trường mầm non; 303 trường tiểu học; 41 trường phổ thông cơ sở; 128 trường trung học cơ sở và 51 trường trung học phổ thông. Tổng số giáo viên hiện có là 17.599 người, trong đó: nhà trẻ, mẫu giáo có 1.516 giáo viên; tiểu học: 8.530 giáo viên, trung học cơ 8 sở: 5.388 giáo viên và trung học phổ thông: 2.165 giáo viên. Năm học 2011 – 2012, huy động đến trường được 312.106 học sinh gồm: mầm non, mẫu giáo là 35.119 cháu; tiểu học: 160.433 học sinh: trung học cơ sở: 86.471 học sinh và trung học phổ thông: 34.105 học sinh. b. Công tác triển khai, thực hiện: - Ban chỉ đạo Phổ cập giáo dục Tiểu học – Chống mù chữ Kiên Giang được thành lập từ năm 2000 và được kiện toàn tại Quyết định số 603/QĐ – UB ngày 02/3/2005; các Trưởng ban là các phó Chủ tịch thuộc đơn vị cấp tỉnh và huyện, Bí thư các đơn vị cấp xã, phường, thị trấn. Các ban ngành, đoàn thể là các thành viên của Ban chỉ đạo đã được phân công trách nhiệm cụ thể, đồng thời ban hành các văn bản chỉ đạo, phối hợp thực hiện công tác Phổ cập giáo dục tiểu học – Đúng độ tuổi với ngành giáo dục. - Ban chỉ đạo đã triển khai kế hoạch thực hiện các mục tiêu Phổ cập giáo dục tiểu học – Đúng độ tuổi, hội nghị về công tác phổ cập, thực hiện lồng ghép vào các chương trình được triển khai trên địa bàn. Hằng năm, tỉnh đã sử dụng nguồn kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia và ngân sách địa phương để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học, hỗ trợ cho sự nghiệp giáo dục nói chung cũng như thực hiện các mục tiêu Phổ cập giáo dục tiểu học – Đúng độ tuổi nói riêng. Ngành giáo dục đã xây dựng chương trình hành động, tham mưu cho Ban chỉ đạo Phổ cập giáo dục của tỉnh và hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện các biện pháp phù hợp với từng vùng để thực hiện đúng tiến độ Phổ cập giáo dục tiểu học – Đúng độ tuổi đảm bảo chất lượng. Ban chỉ đạo các cấp đã cố gắng và tập trung tổ chức thực hiện các mục tiêu Phổ cập giáo dục tiểu học – Đúng độ tuổi. - Tháng 12/2007 Tỉnh Kiên Giang đã được đoàn kiểm tra Bộ Giáo Dục & Đào tạo công nhận đạt chuẩn Phổ cập giáo dục tiểu học – Đúng độ tuổi. Năm 2010, Tỉnh đã thành lập đoàn kiểm tra đánh giá kết quả công tác Phổ cập giáo dục tiểu học – Đúng độ tuổi của tất cả 15 đơn vị huyện, thị, thành phố. Trên cơ sở kết quả kiểm tra, Ban chỉ đạo Phổ cập giáo dục của tỉnh đã tiến hành uốn nắn những thiếu sót, tồn tại trong công công tác quản lý chỉ đạo, hồ sơ sổ sách, các 9 loại số liệu có liên quan đến công nhận đạt chuẩn, đặc biệt là tư tưởng buông lơi, thỏa mãn với kết quả đã đạt được, không tập trung chỉ đạo quyết liệt để giữ vững và nâng tỉ lệ đạt chuẩn Phổ cập giáo dục tiểu học – Đúng độ tuổi mức độ 1, đồng thời chuẩn bị các điều kiện cần thiết để phấn đấu đạt chuẩn Phổ cập giáo dục tiểu học – Đúng độ tuổi mức độ 2 trong các năm tiếp theo. - Ngày 13/4/2011, Sở Giáo dục & Đào tao đã ban hành công văn số 63/SGD&ĐT-GDTH hướng dẫn các đơn vị xây dựng kế hoạch và lộ trình đạt chuẩn Phổ cập giáo dục tiểu học – Đúng độ tuổi mức độ 2 theo điều kiện và tình hình thực tế của từng đơn vị cơ sở theo đúng tinh thần chỉ đạo Thông tư 36 của Bộ GD&ĐT. Đặc biệt là trách nhiệm của Ban chỉ đạo Phổ cập giáo dục các cấp trong việc xây dựng cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dạy và học, tỉ lệ học sinh được học 2 buổi /ngày v.v… c. Kết quả thực hiện: Sau 05 năm triển khai và thực hiện, công tác phổ cập Giáo dục tiểu học Đúng độ tuổi ở Kiên Giang đã đạt được kết quả như sau: c.1. Về Phát triển mạng lưới trường, lớp: Ngành giáo dục đã tham mưu cho các cấp ủy Đảng, chính quyền để chỉ đạo thực hiện và giải quyết kịp thời những vấn đề nẩy sinh trong quá trình thực hiện các mục tiêu Phổ cập giáo dục tiểu học – Đúng độ tuổi. Tham mưu quy hoạch mạng lưới trường lớp phù hợp với yêu cầu phát triển giáo dục của tỉnh. Đến nay, Toàn ngành hiện có 602 trường công lập, trong đó có 79 trường mầm non; 303 trường tiểu học; 41 trường phổ thông cơ sở; 128 trường trung học cơ sở và 51 trường trung học phổ thông. Năm 2010 bố trí xây mới 831 phòng học và 203 phòng công vụ giáo viên, tu sữa 506 phòng học (trong đó Đề án kiên cố hóa 660 phòng học và 203 phòng công vụ), với số vốn được giao là 307.500 triệu đồng. Nguồn ngân sách 30.000 triệu đồng. Nguồn xổ số kiến thiết 182.000 triệu đồng. Nguồn trái phiếu Chính phủ là 95.500 triệu đồng. c.2. Đội ngũ giáo viên: Tổng số giáo viên hiện có là 17.599 người, trong đó: nhà trẻ, mẫu giáo có 1.516 giáo viên; tiểu học: 8.530 giáo viên, trung học cơ sở: 5.388 giáo viên và trung học phổ thông: 2.165 giáo viên. Ngành giáo dục đã 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan