Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Chuyên đề phương pháp giải bài tập về chuyển động cơ học...

Tài liệu Chuyên đề phương pháp giải bài tập về chuyển động cơ học

.PDF
11
8
133

Mô tả:

CHUYÊN ĐỀ “ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP VỀ CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC” I. Lí do chọn chuyên đề Đối với học sinh trung học cơ sở, bài tập vật lý là một phương tiện quan trọng giúp học sinh rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo vận dụng lý thuyết đã học vào thực tiễn. Việc giải bài tập vật lý giúp các em ôn tập, cũng cố, đào sâu, mở rộng kiến thức, rèn luyện thói quen vận dụng kiến thức khái quát để giải quyết các vấn đề của thực tiễn. Ngoài ra, nó còn giúp các em làm việc độc lập, sáng tạo, phát triển khả năng tư duy cũng như giúp các em tự kiểm tra mức độ nắm kiến thức của bản thân. Bài tập vật lý giúp cho học sinh hiểu sâu sắc hơn những quy luật vật lý, những hịên tượng vật lý, biết phân tích chúng và ứng dụng chúng vào những vấn đề thực tiễn. Trong nhiều trường hợp, dù giáo viên có cố gắng trình bày tài liệu mạch lạc, hợp lôgic, phát biểu định nghĩa, định luật chính xác, làm thí nghiệm đúng phương pháp và có kết quả thì đó mới là điều kiện cần chưa phải là đủ để học sinh hiểu sâu sắc và nắm vững kiến thức. Chỉ có thông qua các bài tập ở hình thức này hay hình thức khác, tạo điều kiện cho học sinh vận dụng linh hoạt những kiến thức để tự lực giải quyết thành công những tình huống cụ thể khác nhau thì những kiến thức đó mới trở nên sâu sắc, hoàn thiện và biến thành vốn riêng của học sinh. Việc giải bài tập vật lý đòi hỏi học sinh phải tóm tắt được dữ liệu của đề bài (Cho gì? hỏi gì? cần tìm gì?). Trong đề bài ẩn chứa các hiện tượng, nội dung, bản chất vật lí nào? Kế hoạch giải ra sao? Chọn công thức, cách giải nào phù hợp? Một mặt học sinh phải nắm được các dạng bài tập và phương pháp giải của các dạng đó. Trên cơ sở đó sẽ giúp học sinh củng cố lại những kiến thức đã học, hiểu sâu sắc bản chất của các hiện tượng vật lí, từ đó giúp học sinh nhớ lâu các kiến thức và biết cách vận dụng vào thực tế. Trong quá trình giải quyết các tình huống cụ thể do bài tập đề ra, học sinh phải vận dụng những thao tác tư duy như so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hoá… để tự lực tìm hiểu vấn đề. Vì thế, bài tập vật lý còn là phương trình rất tốt để tư duy óc tưởng tượng tính độc lập trong việc suy luận, tính kiên trì trong việc khắc phục khó khăn. Bài tập vật lý rất đa dạng và phong phú. Trong phân phối chương trình số tiết bài tập ít so với nhu cầu cần củng cố và nâng cao kiến thức cho học sinh. Chính vì thế, người giáo viên phải làm thế nào để tìm ra phương pháp tốt nhất nhằm tạo cho học sinh niềm say mê yêu thích môn học này. Giúp học sinh trong việc phân loại các dạng bài tập và hướng dẫn cách giải là rất cần thiết. Việc làm này rất có lợi cho học sinh. Trong thời gian ngắn các em sẽ nắm được các dạng bài tập, nắm được phương pháp giải và từ đó có thể phát triển hướng tìm tòi lời giải mới cho các dạng bài tương tự. Qua thực tế giảng dạy vật lý ở trường THCS nói chung và bộ môn vật lý 8 nói riêng, tôi nhận thấy HS còn gặp rất nhiều khó khăn, lúng túng khi giải các bài tập vật lý về chuyển động cơ học, mặc dù các em đã có một số vốn kiến thức về toán chuyển 1 động ở tiểu học. Đặc biệt đối với học sinh có nhận thức chậm, học sinh không chú ý học, không tự giác học tập. Điều này ảnh hưởng nhiều đến chất lượng dạy và học. Xuất phát từ những lý do trên, tôi thấy rằng việc rèn luyện kỹ năng cho HS giải bài tập là việc làm hết sức cần thiết. Vì vậy, tôi chọn và viết chuyên đề: “Phương pháp giải bài tập chuyển về động cơ học”. Chuyên đề này chỉ giới thiệu một số dạng bài tập cơ bản để phụ đạo học sinh yếu kém. Giúp các em có thể nắm được cách làm một số bài tập về chuyển động cơ học trong chuẩn kiến thức, kỹ năng. II. Tên chuyên đề: “Phương pháp giải bài tập về chuyển động cơ học”. III. Tác giả chuyên đề: - Họ và tên: Nguyễn Xuân Thao - Chức vụ: Giáo viên - Địa chỉ: Trường THCS Tam Hồng – Tam Hồng – Yên Lạc – Vĩnh Phúc IV. Lĩnh vực áp dụng chuyên đề: - Chuyên đề này được áp dụng trong chương trình bồi dưỡng , phụ đạo học sinh môn vật lí lớp 8. - Dự kiến số tiết dạy: 09 tiết V. Thực trạng chất lượng giáo dục môn Vật lý của trường THCS Tam Hồng năm học 2018 – 2019. 1. Thuận lợi Được sự quan tâm của nhà trường, phân công giảng dạy đúng chuyên môn, được tham gia các lớp tập huấn chuyên môn do Phòng và Sở GDĐT tổ chức. Giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng, nhiệt tình trong công tác. Học sinh chấp hành khá tốt nội qui nhà trường, được trang bị đầy đủ SGK. Về cơ sở vật chất được quan tâm đầu tư xây dựng theo hướng kiên cố hóa; trường, lớp khang trang, thoáng mát tạo điều kiện tốt cho việc học tập, sinh hoạt và vui chơi giải trí. 2. Khó khăn a. Đối với giáo viên Do nhiều lý do nên giáo viên vẫn còn dạy học theo lối truyền thống, truyền thụ kiến thức theo lối một chiều, chưa mạnh dạng trong việc đổi mới phương pháp dạy học (PPDH). Một số giáo viên có ý thức đổi mới PPDH nhưng chỉ mang tính đối phó khi có thao giảng, dự giờ, kiểm tra. Một bộ phận giáo viên không tích cực đầu tư trong tiết dạy cũng như công tác soạn giảng, thậm chí còn sao chép giáo án của người khác hoặc tải trên mạng về điều chỉnh chút ít để làm giáo án của riêng mình và để đối phó; lên lớp thiếu sự chuẩn bị 2 phương tiện, đồ dùng dạy học dẫn đến tình trạng dạy chay, giờ học nhàm chán, thiếu thu hút, không gây được hứng thú cho học sinh. Trong quá trình dạy học còn nặng về truyền thụ lý thuyết, ít vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống, ít cho học sinh thực hành thí nghiệm mà chủ yếu là thí nghiệm biểu diễn của giáo viên. b. Đối với học sinh Một bộ phận học sinh có ý thức tự học còn thấp, năng lực tiếp thu bài chưa tốt để có thể học tập tốt nội dung giáo viên truyền thụ và có thể trả lời tốt các câu hỏi của giáo viên. Vẫn còn một số học sinh thiếu tôn trọng đối với giáo viên, tỏ thái độ không tốt khi được giáo viên nhắc nhở. Phương pháp học tập của học sinh chưa phù hợp với đặc thù bộ môn, thụ động trong học tập, tái hiện một cách máy móc rập khuôn những gì giáo viên giảng, lười suy nghĩ tìm tòi sáng tạo. Còn nhiều học sinh chưa chú tâm vào việc thực hiện hiệm vụ của giáo viên giao trên lớp, làm bài tập ở nhà, lười suy nghĩ, lười chép bài hoặc chép qua loa cho có lệ. Đa số học sinh không học bài cũ, không nghiên cứu bài mới trước khi đến lớp. Nhiều học sinh mất căn bản về kiến thức toán học nên khi gặp những bài toán khó có liên quan nhiều đến kiến thức toán học thì các em lại không làm bài được. Từ đó dẫn đến chất lượng học tập Vật lý của các em thấp. Một bộ phận gia đình học sinh chưa quan tâm nhiều đến việc học tập của các em, thiếu sự phối hợp với nhà trường trong việc giáo dục con em mình. III. NGUYÊN NHÂN 1. Về mặt khách quan Ngoài các trường đạt chuẩn quốc gia, đa số các trường còn chưa có phòng thí nghiệm thực hành nên việc dạy học còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt trong các tiết thực hành. Các dụng cụ thí nghiệm được cấp về trong thời gian khá lâu nên một số dụng cụ đã xuống cấp, thiếu chính xác, sai số gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc dạy và học. Trang thiết bị hỗ trợ cho công tác dạy của giáo viên và học tập của học sinh còn thiếu. Một số dụng cụ thí nghiệm không có trong danh mục thiết bị tối thiểu nhưng trong chương trình dạy học lại có nói đến. Chương trình hiện tại còn quá tải so với khả năng nhận thức của học sinh nên nhiều em không theo kịp nội dung bài học. Do điều kiện học sinh của huyện đa số là con của nông dân nên các em ngoài việc học tập còn phụ giúp gia đình làm kinh tế nên thời gian đầu tư cho việc học tập không được nhiều. Khả năng vận dụng kiến thức của học sinh còn hạn chế nên ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả học tập của các em. Nhiều cha mẹ học sinh đi làm ăn xa nên việc theo dõi, đôn đốc học tập của các em ở nhà chưa thường xuyên là liên tục. 2. Về mặt chủ quan Giáo viên chưa nhận thức hết tầm quan trọng việc đổi mới, thiếu tính kiên trì và thường xuyên trong việc thực hiện đổi mới PPDH. Sự đa dạng các phương tiện, kỹ 3 thuật dạy học còn hạn chế làm ảnh hưởng đến kết quả dạy và học. Giáo viên ít quan tâm đến công tác đầu tư, chuẩn bị cho tiết dạy, trong giảng dạy ít quan tâm đến các học sinh yếu, kém Học sinh học tập thụ động, lười học không chịu học bài, làm bài tập và thiếu tinh thần hợp tác với giáo viên trong giờ học. Khả năng tự ghi bài của học sinh còn chưa tốt nên trông chờ vào việc ghi bảng, đọc chép của giáo viên. Một số học sinh còn mê chơi các trò chơi điện tử rồi dẫn đến bỏ học, cúp tiết, thiếu tôn trọng giáo viên. VI. Nội dung chuyên đề 1. Một số kiến thức cơ bản 1.1. Khái niện về chuyển động cơ học: Sự thay đổi vị trí của một vật so với các vật khác theo thời gian gọi là chuyển động cơ học. 1.1.2 Chuyển động đều: - Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian. - Vận tốc của chuyển động đều được xác định bằng quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian và không đổi trên mọi đường đi. s v = , trong đó: s là độ dài quãng đường đi được, t là thời gian để đi hết quãng t đường đó - Đơn vị vận tốc phụ thuộc vào đơn vị quãng đường và đơn vị thời gian. + Đơn vị hợp pháp là: m/s và km/h 1 km 1000 m 1 m m km = = và 1 = 3, 6 s h h 3600 s 3, 6 s - Đường đi của chuyển động đều tỉ lệ thuận với thời gian đi: s = v.t 1.1.3 Chuyển động không đều: - Chuyển động không đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian. - Vận tốc trung bình của chuyển động không đều trên một quãng đường nào đó( tương ứng với thời gian chuyển động trên quãng đường đó) được tính bằng công thức: vtb = s , trong đó: s là quãng đường đi được, t là thời gian đi hết quãng đường t s. 2. Phân tích phương pháp và vận dụng giải các dạng bài tập cơ bản: Giáo viên đưa ra một số loại bài tập cơ bản. Trong mỗi loại bài đều có việc phân tích lý thuyết, tìm ra phương pháp và vận dụng giải 1 số bài tập cơ bản. Dạng 1. So sánh chuyển động nhanh hay chậm. 1. Phương pháp giải: - Đổi hoặc tính các vận tốc ra cùng một đơn vị. 4 - So sánh giá trị của các vận tốc rồi rút ra kết luận. 2. Bài tập vận dụng Bài 1: Chuyển động của phân tử khí hyđro ở 0 0C có vận tốc 1692m/s, của vệ tinh nhân tạo trái đất có vận tốc 28800km/h. Hỏi chuyển động nào nhanh hơn? Bài giải Vận tốc của phân tử khí hyđro là: v1 = 1692.3,6 = 6091,2 km/h Ta thấy v1 = 6091,2 km/h < v2 = 28800km/h Vậy chuyển động của vệ tinh nhân tạo của trái đất nhanh hơn chuyển động của phân tử khí hyđro ở 00C Bài 2: Một thuyền máy đang chạy ngược dòng sông với vận tốc 120m/phút, một học sinh đạp xe với vận tốc 5m/s, một tàu hỏa đang chạy với vận tốc 36km/h. Hãy xếp thứ tự các chuyển động trên từ nhanh đến chậm? Bài giải Vận tốc của dòng nước là: v1 = 120m/phút = 120:60 = 2m/s Vận tốc của tàu hỏa là: v3 = 36km/h = 36000:3600 = 10m/s Ta thấy v1 = 2m/s < v2 = 5m/s < v3 = 10m/s Vậy thứ tự các chuyển động trên từ nhanh đến chậm là: tàu hỏa, xe đạp, thuyền máy. 3. Bài tập tự luyện Bài 1: Trên một đoạn đường có biển báo giao thông ghi 30km/h. Đi trên đoạn đường đó gồm có: một xe máy với vận tốc 10m/s; một xe ô tô 4 chỗ ngồi với vận tốc 480m/ph; một xe tải với vận tốc 700cm/s. Hỏi xe nào vi phạm luật giao thông? Bài 2: Bốn bạn: Bình, An, Hòa, Hùng cùng xuất phát chạy cự li 100m trong giờ thể dục với các vận tốc của các bạn lần lượt là: 10m/s; 480m/ph; 39,6km/h; 900cm/s. Hỏi ai về đích sớm nhất, ai về đích cuối cùng? Bài 3: Bạn Bình đi từ nhà đến trường dài 3,6km hết 1 giờ, Bạn Tùng đi từ nhà đến bên xe buýt dài 7,2km hết 60 phút. Bạn Thành đi từ nhà ra bưu điện với vận tốc 2,5m/s. Hỏi bạn nào đi nhanh nhất, bạn nào đi chậm nhất? Bài 4: Ba bạn: Hoa, Mai, Lan cùng đạp xe từ nhà Lan tới trường lúc 6h30ph, giờ vào lớp là 6h45ph; khoảng cách từ nhà tới trường là 3,6km. Vận tốc đạp xe của bạn Hoa là 14,4km/h, của bạn Mai là 300cm/s, của bạn Lan là 10m/s. Hỏi bạn nào sẽ bị muộn học? Bài 5: Vận tốc Báo vằn Châu Phi khoảng 80km/h khi đuổi bắt con mồi. Linh Dương đầu bò khi chạy vận tốc lên tới 1800cm/s. Đà Điểu khi chạy vận tốc đạt tói 5 1166,7m/ph. Nếu phải lựa chọn con mồi để đuổi bắt , theo em Báo vằn nên chọn con mồi nào thì dễ bắt hơn? Vì sao? Dạng 2. Tính vận tốc, quãng đường và thời gian chuyển động. 1. Phương pháp giải: - Đổi đơn vị của các đại lượng cho thích hợp với yêu cầu đề bài. - Dùng công thức: v = s để tính vận tốc, quãng đường, thời gian của chuyển động. t 2. Bài tập vận dụng Bài 1: Một ô tô khởi hành từ Hà Nội lúc 8h, đến Hải Phòng lúc 10h. Cho biết quãng đường Hà Nội-Hải Phòng dài 100km. Tính vận tốc của ô tô ra km/h và m/s? Bài giải Đổi s = 100km = 100000m Thời gian ô tô đi hết quãng đường Hà Nội-Hải Phòng là t = 10 – 8 = 2h = 7200s - Vận tốc của ô tô tính ra km/h là: v = - Vận tốc của ô tô tính ra m/s là: v = s 100 = = 50km / h t 2 s 100000 =  13,9m / s t 7200 Bài 2: Lúc 7h sáng, một mô tô đi từ Sài Gòn đến Biên Hòa cách nhau 30km. Lúc 7h20ph, mô tô còn cách Biên Hòa 10km. a) Tính vận tốc của mô tô. b) Nếu mô tô đi liên tục không nghỉ thì sẽ đến Biên Hòa lúc mấy giờ? Bài giải 1 3 a) Đổi: 7h20 ph = 7 h - Quãng đường mô tô đi được là: s = 30 – 10 = 20km 1 3 1 3 - Thời gian mô tô đi hết quãng đường 20km là: t = 7 − 7 = h s t - Vận tốc của mô tô là: v = = 20 = 60km / h 1 3 b) Thời gian mô tô đi hết quãng đường Sài Gòn - Biên Hòa là: t'= s 30 1 = = h = 30 ph v 60 2 Vậy nếu đi liên tục không nghỉ thì mô tô sẽ đên Biên Hòa lúc 7h30ph 3. Bài tập tự luyện 6 Bài 1: Một người đứng trên bờ sông quan sát một đám bèo trôi trên dọng nước. Thấy sau 1ph nó trôi được một đoạn dài 0,1km. a) Tính vận tốc dòng nước ra đơn vị m/s? b) Sau 0,5h thì đám bèo đó cách xa vị trí ban đầu là bao nhiêu? c) Đám bèo nói trên muốn trôi từ bến sông A đến bến sông B cách nhau 2,5km thì mất thời gian bao nhiêu? Bài 2: Lúc 7h sáng một ô tô chạy từ Hà Nội đi Thanh Hóa với vận tốc không đổi. Quãng đường Hà Nội-Thanh Hóa dài 150km. Đến 7h45ph ô tô còn cách Thanh Hóa 111km. a) Tính vận tốc của ô tô ra km/h và m/s? b) Lúc 9h ô tô còn cách Thanh Hóa bao nhiêu km? Khi tới Thanh Hóa đồng hồ chỉ bao nhiêu? Bài 3: Một vận động viên đua xe đạp địa hình trên chặng đường AB gồm 3 đoạn: đường bằng, leo dốc và xuống dốc. Trên đoạn đường bằng, xe chạy với vận tốc 45km/h trong 20 phút. Trên đoạn leo dốc xe chạy hết 30 phút, xuống dốc hết 10 phút. Biết vận tốc trung bình khi leo dốc bằng 1 vận tốc trên đường bằng, vận tốc lúc xuống dốc gấp bốn 3 lần vận tốc khi lên dốc. Tính độ dài của cả chặng đường AB. Bài 4: Để đo độ sâu của biển người ta dùng máy phát siêu âm theo nguyên tắc sau: Tia siêu âm được phát thẳng đứng từ máy phát đặt trên mặt biển, khi gặp đáy biển sẽ dội lại máy thu đặt liền với máy phát. Căn cứ vào thời gian từ lúc phát siêu đến lúc thu được siêu âm người ta sẽ tìm được độ sâu của biển. a) Tìm chiều sâu của hố Marian ( Thái Bình Dương) biết rằng sau khi phát siêu âm đi 73,55 giây thì máy thi nhận được tia siêu âm dội trở lại. Biết vận tốc siêu âm trong nước biển là 300m/s. b) Giả sử ở khu vực này có một tàu bị nạn chìm xuống với vận tốc 0,5m/s thì bao lâu sau tàu chìm xuống đáy biển? Dạng 3. Tính vận tốc trung bình 1. Phương pháp giải: * Dùng công thức vtb = s s1 + s2 + s3 + ... = để tính vận tốc trung bình t t1 + t2 + t3 + ... a) Trường hợp chia nhỏ quãng đường đi với các vận tốc khác nhau: - Dùng công thức: t = s để tính thời gian đi hết các đoạn đường nhỏ theo cả quãng v đường với các vận tốc khác nhau. - Dùng công thức vtb = s s = để tính vận tốc trung bình t t1 + t2 + t3 ... b) Trường hợp chia nhỏ thời gian đi với các vận tốc khác nhau: 7 - Dùng công thức: s = vt để tính các quãng đường đi được trong từng khoảng thời gian nhỏ theo cả thời gian đi với các vận tốc khác nhau 2. Bài tập vận dụng Bài 1. Một người đi xe máy trên một quãng đường, trong 1,5 giờ đầu người đó đi với vận tốc 48 km/giờ, trong 0,5 giờ tiếp theo người đó đi với vận tốc 40 km/h. Tính vận tốc trung bình của người đó trên suốt quãng đường đã đi? Phân tích: Đối với bài toán này dễ dàng tìm được vận tốc trung bình của người đó bằng cách tính quãng đường đi trong 1,5 giờ đầu và 0,5 giờ sau rồi lấy tổng quãng đường chia cho tổng thờ gian người đó đi. Bài giải Quãng đường người đó đi trong 1,5 giờ đầu là: s1 = v1.t1 = 48 x 1,5 = 72 (km) Quãng đường người đó đi trong 0,5 giờ sau là: s2 = v2.t2 = 40 x 0,5 = 20 (km) Vận tốc trung bình người đó đi là: vtb = s1 + s2 72 + 20 = = 46 km / h t1 + t2 1,5 + 0,5 Bài 2: Một vận động viên đua xe đạp vô địch thế giới đã thực hiện cuộc đua vượt đèo gồm 3 đoạn: Lên dốc, xuống dốc và đường bằng với kết quả như sau: Đoạn lên dốc dài 45km trong 2 giờ 15 phút, đoạn xuống dốc dài 30km trong 24 phút, đoạn đường bằng dài 10km trong 1/4 giờ. a) Tính vận tốc trung bình trên mỗi đoạn đường. b) Tính vận tốc trung bình trên cả quãng đường. Bài giải Đổi t1 = 2h15ph = 2,25h; t2 = 24ph = 0,4h; t3 = 1/4h = 0,25 a) Vận tốc trung bình của VĐV khi lên dốc là: v1 = s1 45 = = 20 km / h t1 2, 25 Vận tốc trung bình của VĐV khi xuống dốc là: v2 = s2 30 = = 75 km / h t2 0, 4 Vận tốc trung bình của VĐV khi đi trên đoạn đường bằng là: v3 = s3 10 = = 40 km / h t3 0, 25 b) Vận tốc trung bình của VĐV khi đi trên cả quãng đường đua là: 8 vtb = s1 + s2 + s3 45 + 30 + 10 =  29,3km / h t1 + t2 + t3 2, 25 + 0, 4 + 0, 25 Bài 3: Một xe chuyển động từ A về B. Trong 3/4 quãng đường đầu, xe chuyển động với vận tốc v1. Quãng đường còn lại xe chuyển động trong thời gian 10 phút với vận tốc v2 = 24km/h. Biết vận tốc trung bình của xe trên cả quãng đường AB là v = 32km/h, tính vận tốc v1? Bài giải 1 Độ dài quãng đường sau là: s2 = v2t2 = 24. = 4km 6 Độ dài quãng đường đầu là S1 = 3S2 = 12km. Tổng độ dài quãng đường AB là S = S1 + S2 = 12 + 4 = 16km. s 16 = 0,5 h v 32 Thời gian đi hết quãng đường AB là: t = = Thời gian đi hết quãng đường đầu là là t1 = t - t2 = 0,5 – 1/6 = 1/3 (h) Vận tốc của xe trên quãng đường đầu là: s1 12 = = 36km / h t1 1 3 Bài 4: Tính vận tốc trung bình của một vật trong các trường hợp sau: v1 = a) Trong nửa thời gian đầu vật đi với vận tốc v 1, nửa thời gian còn lại vật đi với vận tốc v2. b) Trong nửa quãng đường đầu vật đi với vận tốc v1, nửa nửa quãng đường còn lại vật đi với vận tốc v2. c) So sánh vận tốc trung bình trong hai trường hợp (câu a và b). Áp dụng với v 1 = 30km/h; v2 = 70km/h. Bài giải a) Gọi thời gian đi cả quãng đường là t(h). - Quãng đường vật đi được: + Trong nửa thời gian đầu là: s1 = v1t1 = v1 t 2 + Trong nửa thời gian còn lại là: s2 = v2t2 = v2 - Vận tốc trung bình của vật là: va = s s1 + s2 = = t t b) Gọi chiều dài cả quãng đường là s(km) - Thời gian chuyển động của vật: 9 t 2 ( v1 + v2 ) t t 2 = v1 + v2 2 + Trong nửa quãng đường đầu là: t1 = s1 s = v1 2v1 + Trong nửa quãng đường còn lại là: t2 = s t - Vận tốc trung bình của vật là: vb = = s2 s = v2 2v2 2v v s s = = 1 2 t1 + t2  1 1  v1 + v2 s +   2v1 2v2  c) So sánh va và vb: (v − v ) v1 + v2 2v1v2 − = 1 2 0 Xét hiệu: va − vb = 2 v1 + v2 2 ( v1 + v2 ) 2 Vậy va > vb. Dấu “=” xảy ra khi va = vb. - Áp dụng với v1 = 30km/h; v2 = 70km/h. Ta có va = v1 + v2 30 + 70 = = 50km / h 2 2 vb = 2v1v2 2.30.70 = = 42km / h v1 + v2 30 + 70 3. Bài tập tự luyện Bài 1: Một người đi xe máy trên một quãng đường, trong 1,5 giờ đầu người đó đi với vận tốc 48 km/giờ, trong 0,5 giờ người đó đi với vận tốc 40 km/giờ. Tính vận tốc trung bình của người đó trên suốt quãng đường đã đi? Bài 2: Một ô tô chạy trên quãng đường trong 5 giờ. Biết 2 giờ đầu xe chạy với vận tốc 60 km/h và 3 giờ sau xe chạy với vận tốc 40 km/h. Tính vận tốc trung bình của xe trong suốt thời gian chuyển động? Bài 3: Một người đi xe máy chuyển động theo 3 giai đoạn: Giai đoạn 1 chuyển động thẳng đều với vận tốc 30 km/h trong 10 km đầu tiên; giai đoạn 2 chuyển động với vận tốc 40 km/h trong 30 phút; giai đoạn 3 chuyển động trên 4km trong 10 phút. Tính vận tốc trung bình trên cả đoạn đường? Bài 4: Một người đi xe đạp, nửa đầu quãng đường có vận tốc v 1 = 12km/h, nửa sau quãng đường có vận tốc v2 không đổi. Biết vận tốc trung bình trên cả quãng đường là v = 8km/h, tính v2. Bài 5: Hai vận động viên cùng xuất phát, cùng chạy trên một đoạn đường. Người thứ nhất chạy nửa quãng đường đầu với vận tốc 18km/h, nửa quãng đường sau với vận tốc 15km/h. Người thứ hai chạy nửa thời gian đầu với vận tốc 18km/h, nửa thời gian sau với vận tốc 15km/h. a) Hỏi ai về đích trước? b) Cho biết người chạy chậm tới đích sau người kia 20 giây. Tính độ dài quãng đường? 10 VII. Kết luận - Trên đây là một số dạng bài tập cơ bản về chuyển động cơ học, giúp giáo viên bồi dưỡng, phụ đạo học sinh. Đối với mỗi bài tập đưa ra các em phải biết nhận dạng bài tập và lựa chọn kiến thức, công thức giải phù hợp. - Tôi nhận thấy đây là việc làm thiết thực và quan trọng để nâng cao chất lượng học tập và toàn diện cho học sinh. Học sinh phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo trong học tập. Hệ thống bài tập giáo viên đưa ra đảm bảo từ dễ đến khó để học sinh tư duy một cách hệ thống. Cuối cùng giáo viên phải hiểu được tâm lý học sinh để chuyển tải kiến thức cho hợp lý, vừa sức với học sinh, tránh sự gò bó, áp đặt với học sinh. Tam Hồng, ngày ….. tháng 12 năm 2019. Xác nhận của tổ chuyên môn Người viết Nguyễn Xuân Thao 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan