Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Chuyên đề nâng cao chất lượng phụ đao học sinh yếu, kém cấp thcs – môn sinh học ...

Tài liệu Chuyên đề nâng cao chất lượng phụ đao học sinh yếu, kém cấp thcs – môn sinh học lớp 9

.PDF
16
5
124

Mô tả:

PHẦN I: ĐĂT VẤN ĐỀ I. Lý do chọn chuyên đề: - Căn cứ vào công văn số: 332/GD ĐT- THCS ngày 07/10/2019 v/v tổ chức hội thảo nâng cao chất lương phu đạo học sinh yếu kém cấp THCS của Phòng GD&ĐT huyện Yên Lạc. - Căn cứ vào công văn số: 01/KH-CCM1 v/v tổ chức hội thảo nâng cao chất lượng phụ đạo học sinh yếu, kém cấp THCS. - Căn cứ vào kết quả của học sinh thi vào lớp 10 môn Sinh học của trường THCS Tam Hồng năm học 2012-2013 và 2017-2018. Là một giáo viên dạy môn Sinh học, bản thân tôi rất chăn trở với kết quả thi vào lớp 10 của trường THCS Tam Hồng trong 2 năm học có thi môn Sinh học. Đó là, năm học 2012-2013 thi vào lớp 10 với 4 môn thi là Toán – VănNgoại ngữ - Sinh học trong đó bài thi môn Sinh học tính thang điểm 10, năm học 2017-2018 thi vào lớp 10 với các môn: Toán – Văn – Tổ hợp ( Ngoại ngữ Sinh – Sử) trong đó bài thi môn Sinh học tính thang điểm 3/10. Chính vì lý do đó tôi cố gắng tìm hiểu và viết ra chuyên đề “ Nâng cao chất lượng phụ đao học sinh yếu, kém cấp THCS – Môn Sinh học lớp 9” với mong muốn được trao đổi, thảo luận và học hỏi kinh ngiệm của các bạn đồng nghiệp. II. Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu để xác định được tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng học sinh yếu kém đối với môn Sinh học 9 nói riêng và môn Sinh học cấp THCS nói chung cũng như các môn học khác của cấp THCS, đăc biệt là những môn thi vào lớp 10. III. Nhiệm vụ nghiên cứu: Trong chuyên đề này, tôi tập trung tìm hiểu và đưa ra một số giải pháp giải quyết những vấn đề sau: 1. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu: Thực trạng của giáo viên. Thực trạng của học sinh trường THCS Tam Hồng trong năm học 2019- 2020 2. Các giải pháp nâng cao chất lượng phụ đạo học sinh yếu, kém trong năm học 2019 -2020 . IV. Đối tượng và pham vi nghiên cứu. 1. Đối tượng: 1 Trường THCS Tam Hồng! Học sinh yếu, kém trong các lớp 9 của trường THCS Tam Hồng. Năm học 2019 – 2020 trường THCS Tam Hồng có 5 lớp 9 ( từ 9a1 đến 9a5). Trong đó học sinh yếu kém tập trung chủ yếu ở các lớp 9a2,9a3,9a4,9a5. 2. Phạm vi nghiên cứu: Nội dung kiến thức môn Sinh học 9 để phụ đạo cho học sinh yếu, kém V. Phương pháp nghiên cứu. Trong phạm vi chuyên đề này tôi đã lựa chọn một số phương pháp sau: 1.Phương pháp điêu tra , khảo sát. 2. Phương pháp nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm. PHẦN II: NỘI DUNG I. Cơ sở lý luận và thực tiễn: 1. Cơ sở lý luận Phụ đạo kiến thức cho học sinh yếu, kém là giáo viên phải bổ sung được lỗ hổng kiến thức cho học sinh, chủ yếu là kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa Sinh học 9 để lấy lại kiến thức mà các em chưa lĩnh hôi hết trong tiết dạy chính khóa trên lớp. Từ đó học sinh có thể hòa nhập theo kip với các bạn học sinh khác. Theo tôi muốn làm tốt hoạt động này thì bản thân giáo viên cần phải nắm bắt chính xác và đánh giá được mức độ kiến thức đọng lai ở mỗi học sinh trong các tiết dạy để chuẩn bị lên kế hoạch phụ đao, thiết kế nội dung phụ đạo sao cho hiêu quả nhất. Muốn vậy giáo viên cần phải tìm hiểu xem nguyên nhân: - Tại sao học sinh chán học môn Sinh học và tìm cách giải tỏa tâm lý này cho các em. - Hướng dẫn học sinh tự đánh giá hiểu biết của bản thân về môn học và tự rèn luyên ý thức học tập. - Giáo viên xác định khối lượng kiến thức đối với từng bài học cụ thể cho học sinh yếu, kém. Như vậy cần ở học sinh phải hoàn toàn tự giác cao trong suy nghĩ và hành động, tích cực phối hơp với giáo viên để vá lại lỗ hổng kiến thức. 2. Cơ sở thực tiễn: Qua quá trình giảng dạy môn Sinh học 9 trong những năm môn Sinh học 9 là môn thi vào lớp 10 (2012 -2013 và 2017 -2018) và cả những năm môn Sinh học 9 không phải là môn thi vào lớp 10, tôi nhận thấy năm nào cũng có, khóa học nào cũng có học sinh yếu, kém . Đây chính là nguyên nhân làm giảm chất lượng thi vào lớp 10, làm giảm chất lượng khảo sát đại trà của môn Sinh học 9. 2 Trường THCS Tam Hồng! Vì vậy việc phu đạo học sinh yếu, kém là một giải pháp rất chính đáng, thực sự cần thiết để nâng cao chất lượng đại trà nói chung và chất lương thi vào lớp 10 nói riêng. II. Thực trạng: 1.Thuận lợi: - Về phía nhà trường: + Đươ ̣c sự quan tâm chỉ đa ̣o của Phòng giáo du ̣c, Đảng ủy, chính quyề n điạ phương và các ban ngành đoàn thể ta ̣i điạ phương. +BGH nhà trường đã quan tâm nhiều đến việc nâng cao chất lượng giảng dạy, đặc biêt là nâng cao chất lượng học sinh yếu. +Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học tương đối đầy đủ nên học sinh có điều kiện tốt cho học sinh trong việc học tập của học sinh. - Về phía học sinh: + Đa số ho ̣c sinh chăm ngoan thực hiêṇ tố t nô ̣i quy nhà trường. b. Khó khăn: - Về phía phụ huynh: +Một số phụ huynh chưa quan tâm đúng mức đến việc học tập của con cái mà thường phó mặc cho thầy cô theo kiểu: “ Trăm sự nhờ thầy cô”. + Đặc biệt là những gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, bố mẹ đi làm xa nên việc chăm sóc con cái không được chu đáo. + Nhiều phu huynh có tâm lý chỉ cần học 3 môn cơ bản Văn – Toán Ngoại ngữ, môn Sinh học là môn phụ không cần phải học và họ cũng gieo vào đầu con cái của họ suy nghĩ như thế. - Về phía học sinh: + Một số em chưa có ý thức cao, còn mải chơi mà lơ là trong việc học. Chưa coi việc học là của bản thân mình mà còn trông chờ vào sự thúc giục của bố mẹ và thầy cô giáo. +Trong lớp vẫn còn nhiều em lười học bài cũ, hổng kiến thức cơ bản từ các lớp dưới. + Tâm lý của đa số học sinh coi môn Sinh học là môn phụ không phải học, nếu có thi vào lớp 10 nó chỉ có 3 điểm chỉ cần đúng 3 câu là được 0,6 điểm chống liệt là được. Các em chỉ tập trung vào các môn chính là Toán – Văn – Anh. - Về phía giáo viên: +Thời lượng một tiết học chỉ 45 phút, kiến thức truyền đạt cho học sinh tương đối nhiều. Trong khi đó khả năng tiếp thu của các em không đồng đều. + Công tác quan hệ của giáo viên với phụ huynh học sinh chưa được thường xuyên, khi trong lớp có học sinh học yếu, kiểm tra nhiều lần không 3 Trường THCS Tam Hồng! thuộc bài giáo viên chưa chủ động thông báo cho phụ huynh để cùng phối hợp giáo dục học sinh. + Hệ thống câu hỏi gợi mở, dẫn dắt chưa logic, chưa phù hợp cho từng đối tượng; có những tiết giáo viên còn nói lan man, ngoài lề chưa khắc sâu kiến thức trọng tâm - Việc sử dụng đồ dùng dạy học trực quan, tranh ảnh, SGK, thí nghiệm còn hạn chế, chưa khai thác hết tác dụng của ĐDDH. - Chưa quan tâm đến tất cả HS trong lớp, GV chỉ chú trọng vào các em HS khá, giỏi và coi đây là chất lượng chung của lớp. - Nhiều khi thương HS mà chưa nghiêm khắc với học sinh, thấy học sinh học các môn Văn –Toán – Ngoại ngữ nhiều không có thời gian học môn Sinh nên nhiều khi kiểm tra bài cũ học sinh không thuộc nhưng giáo viên không phạt mà vẫn cho điểm . - Còn lúng túng, chưa mạnh dạn tìm các giải pháp mạnh giải quyết vấn đề chất lượng học tập của HS, còn tâm lí trông chờ chỉ đạo của cấp trên. - Tinh thần trách nhiệm chưa cao, thiếu quyết tâm, bệnh thành tích, không đánh giá đúng thực chất của lớp mình giảng dạy. - Giáo viên chạy theo “bệnh thành tích” mặc dù biết học sinh yếu, kém thực sự nhưng để đảm bảo với chỉ tiêu giao đầu năm nên vẫn nâng điểm,dễ dãi với học sinh. - Về phía nhà trường: +Chỉ tổ chức học bồi dưỡng cho học sinh lớp 9 các môn Văn – Toán Anh từ đầu năm học, các môn khác đến khi báo môn thi vào lớp 10 mới tổ chức học bồi dưỡng. Mà thời gian báo môn thi vào lớp 10 thường rất muộn khoảng cuối tháng 3 đầu tháng 4 mới báo. Chương trình lúc đó đã học gần hết kiến thức Sinh lớp 9, việc ôn tập lại kiến thức mất rất nhiều thời gian. Đầu tháng 6 đã thi vào lớp 10, như vậy thời gian để ôn tập rất ngắn mà nội dung kiến thức thì nhiều. + Trong năm học nhà trường chỉ có kế hoạch phu đạo học sinh yếu, kém 3 môn Văn – Toán – Tiếng anh chứ không có kế hoach phụ đạo học sinh yếu kém môn Sinh học nói riêng và các môn khác nói chung. + Để đảm bảo chất lượng các môn học mà nhà trường đã đăng ký với cấp trên đầu năm học, nên cuối kỳ, cuối năm BGH nhắc nhở giáo viên nên căn cứ vào chỉ tiêu đầu năm để xếp loại học sinh. Nếu không đạt chỉ tiêu giao thì xếp loại thi đua giáo viên cuối kỳ, cuối năm sẽ không đạt. Như vậy “bệnh thành tích” là do từ cấp trên xuống đến cấp dưới. Có giáo viên nào lại muốn mình bị hạ thi đua vì môn mình dạy đâu cơ chứ. 4 Trường THCS Tam Hồng! III. Các giải pháp nâng cao chất lượng phu đạo học sinh yếu: 1.Các giải pháp: Để giúp học sinh yếu, kém vá lại lỗ hổng kiến thức, sớm theo kịp các bạn học sinh khác ở trên lớp tôi đã chuẩn bị cho hoạt động phụ đạo học sinh yếu, kém như sau: - Tìm hiểu nguyên nhân: Từ việc đã xác định được đối tượng giáo viên phải tiến hành điều tra và xác định được nguyên nhân nào dẫn đến việc học yếu. Qua việc tìm hiểu, điều tra, kiểm tra, quan sát, đi thực tế…. Chúng ta phải xác định rõ nguyên nhân dẫn đến học yếu của từng em. Đây là bước quan trọng để có thể lựa chọn đúng giải pháp giúp các em học tiến bộ hơn. Một số nguyên nhân có thể dẫn đến việc học sinh học yếu: + Do trí tuệ kém phát triển. + Do bị hỏng một số kiến thức, kĩ năng cơ bản. + Do ham chơi, lười học. + Do phương pháp của giáo viên chưa phù hợp, lời giảng chưa thu hút. + Do gia đình thiếu quan tâm, hoàn cảnh gia đình quá khó khăn phải phụ làm thêm với cha mẹ không có thời gian học ở nhà. + Do ảnh hưởng tâm lý. + Do ảnh hưởng từ bạn bè. + Do bị nghiện game, hoặc có một số sở thích khác…. Việc xác định nguyên nhân là cả một quá trình vô cùng khó khăn và phức tạp nhưng đó chính là điều kiện không thể thiếu để lựa chọn giải pháp giáo dục phù hợp cho từng đối tượng mà chúng ta đã tìm được nguyên nhân. - Lên danh sách học sinh yếu, kém môn Sinh học ở các lớp 9 và tập trung thành lớp học. - Yêu cầu học sinh xem lại kiến thức cơ bản nhất của từng bài, từng chương ( giáo viên không giao ồ ạt một lúc khiến học sinh sợ và chán học mà chỉ định từng nội dung cụ thể, từng đơn vi kiến thức một với phương trâm “ được đâu trắc đấy”) - Yêu cầu học sinh học thuộc kiến thức đã xem lại của từng bài. Sau đó giáo viên kiểm tra từng em và cho các em kiểm tra chéo nhau. Nếu chưa thuộc bắt học sinh phải học thuộc - Cho học sinh làm bài kiểm tra trắc ngiệm, chấm, chữa bài và rút kinh nghiệm tới từng em học sinh. Từ đó đánh giá được kiến thức mà học sinh đã nắm bắt được. - Sau mỗi lần thi thử của trường và của phòng GD &ĐT tổ chức nếu học sinh nào không đạt gọi phu huynh đến cùng tìm biện pháp giúp đỡ học sinh ở 5 Trường THCS Tam Hồng! nhà và ở trường. Nếu học sinh nào đạt điểm cao thì giáo viên khen trước lớp, trước toàn khối 9 và nếu có điều kiên thì thưởng cho học sinh có hứng thú hơn với môn học. 2. Các biện pháp để thực hiện: a. Đối với học sinh - Đi học phải chuyên cần, nghỉ học phải có lý do chính đáng. - Học bài, làm bài, chuẩn bị bài trước khi đến lớp . - Trong giờ học tập trung nghe cô giáo giảng bài, tích cực tham gia xây dựng bài. b. Đối với phụ huynh - Theo dõi và kiểm tra bài vở của con em mình. - Giúp đỡ HS trong quá trình học tập ở nhà, phải có thời gian biểu cho học sinh. Đôn đốc, động viên con em đi học chuyên cần. - Có sự kiểm tra và chuẩn bị cho con em trước khi đến trường. - Thường xuyên liên hệ với giáo viên chủ nhiệm lớp và giáo viên bộ môn để nắm được tình hình học tập của con em mình, từ đó cùng trao đổi với giáo viên để tìm biện pháp tốt nhất cho con em mình học tập. - Gia đình là cái nôi nuôi dưỡng và giáo dục con người tốt nhất. Chính vì vậy giáo viên phải thường xuyên liên hệ gia đình, gặp riêng phụ huynh những học sinh yếu để cùng thảo luận giải pháp giúp các em học tập tốt hơn. Cụ thể nên hướng dẫn cha mẹ học sinh cách dạy và nội dung dạy phù hợp; phụ huynh biết quản lí thời gian học ở nhà của các em bằng thời gian biểu hằng ngày; quản lí giờ chơi, yêu cầu gia đình tạo mọi điều kiện cho các em tham gia học tập tích cực và tự học; gia đình phải kịp thời động viên, đôn đốc con em đi học chuyên cần. Có sự kiểm tra và chuẩn bị cho con trước khi đến trường. c. Đối với giáo viên - Thường xuyên theo dõi, kiểm tra và nhắc nhở cho học sinh, giúp các em có thói quen tự học, tự rèn luyện ở nhà cũng như ở trường. - Xây dựng tốt phong trào “ Đôi bạn cùng tiến”, phân công bạn khá giỏi kèm cặp, giúp đỡ. - Phân loại mức độ yếu của học sinh để có nội dung phụ đạo kịp thời và hợp lí. - Động viên, giúp đỡ các em trong từng tiết học để tạo phấn chấn trong học tập cho các em, tạo cho các em ý thức được vai trò, trách nhiệm của bản thân trong học tập, nâng cao năng lực cá nhân. 6 Trường THCS Tam Hồng! - Chấm, chữa bài cho học sinh thường xuyên, chỉ rõ sự tiến bộ hoặc chưa tiến bộ để học sinh có hướng phấn đấu, rèn luyện. - Động viên, tuyên dương kịp thời những tiến bộ của học sinh giúp học sinh có thêm động cơ học tập. - Đánh giá, xếp loại học sinh thông qua kết quả học tập thường xuyên và kết quả kiểm tra chất lượng (đối với học sinh yếu) hàng tháng phải có nhận xét đánh giá cụ thể,... - Giáo viên là người chủ đạo trong việc khắc phục học sinh yếu, thành hay bại là phần lớn do giáo viên. Vì vậy giáo viên là người hết sức quan trọng trong việc khắc phục học sinh yếu. Giáo viên được ví như một người huấn luyện viên trưởng. Vì vậy giáo viên cần lưu ý một số biện pháp sau : - Chủ động gặp phụ huynh, gặp giáo viên chủ nhiệm lớp trao đổi về việc học tập của học sinh, cùng với phụ huynh và giáo viên chủ nhiệm lớp tìm biện pháp khắc phục. - Trong tiết dạy học bình thường giáo viên soạn bài nhất thiết phải có kế hoạch dạy học cho những học sinh yếu. Kế hoạch dạy học cho học sinh yếu phải phù hợp với trình độ học sinh . Ngoài những giải pháp nhằm cải thiện kết quả học tập của học sinh yếu, biện pháp lâu dài là tạo ra sự hứng thú trong quá trình học tập. Thông qua những phương pháp dạy học tích cực, người thầy phải chuyển yêu cầu học tập thành nhu cầu vì nguồn gốc của tính tích cực, sự hứng thú là nhu cầu. Thì tự các em sẽ tìm kiếm tri thức. Đó chính là khả năng tự học. Hơn nữa, các em học sinh lớp 9 là thế hệ tương lai của đất nước. Nên hướng các em theo khẩu hiệu “Học vì ngày mai lập nghiệp”. Học để hiểu biết, học để trau dồi tri thức và học để trở thành những người công dân có ích cho xã hội. A. Mẫu minh họa thiết kế các hoạt động trong một chuyên đề phụ đạo học sinh yếu: Chuyên đề: AND VÀ GEN A.Mục tiêu: 1. Kiến thức: Giúp hoc sinh củng cố kiến thức về: - Thành phần hóa học của : AND, ARN, prôtêin. - Cấu tạo, cức năng của AND, ARN, prôtêin. - Bản chất của gen. - Mối liên hệ gen và ARN, giữa gen và tính trạng. - Quá trình tự nhân đôi của AND, ARN. 2. Kỹ năng: 7 Trường THCS Tam Hồng! - Rèn kỹ năng quan sát, pân tích. - Làm bài tập phần AND. B. Phương tiên dạy học: - Giáo viên: Giáo án phụ đạo học sinh yếu, kém. - Học sinh: Ôn tâp lý thuyết, làm bài tâp SGK. C. Phương pháp giảng dạy: - Trực quan. D. Tiến trình bài giảng: I. Tổ chức: - Kiểm tra sĩ số : HS yếu, kém. II. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh I. Lý thuyết I.Lý thuyết: Câu 1: Nêu thành phần hóa học cấu tạo Câu 1: Thành phân cấu tạo nên : nên phân tử AND, ARN, prôtêin? -AND: gồm các nguyên tố C, H, O, N, P. Đơn phân cấu tạo nên AND là 4 -Giáo viên gọi từng em trả lời ý. Yêu cầu loại nuclêôtit: A, T, G, X. chỉ nêu những ý chính. - ARN: gồm cácc nguyên tố C, H, O, N,P. Đơn phân cấu tạo nên ARN là 4 loại nuclêôtit : A, U, G,X. - Prôtêin: gồm các nguyên tố C, H, O, N và một số nguyên tố khác.Đơn phân cấu tạo nên prôtêin là axit amin. Câu 2: Nêu cấu trúc khôg gian của Câu 2: Cấu trúc không gian của: AND, prôtêin? -AND: là một chuỗi xoắn kép gồm hai mạch song song xoắn đều quanh một trục theo chiều từ trái sang phải gọi là - Giáo viên kiểm tra từng học sinh. xoắn ngược chiều kim đồng hồ. Các nuclêôtít trên hai mạch liên kết với nhau bằng liên kết hiđrô. Mỗi chu kỳ xoắn cao 34 A0 gồm 10 cặp nuclêôtit. Đường kính vong xoắn là 20 A0. - Prôtêin: Có 4 bậc cấu trúc: +Cấu trúc bậc 1: là chuỗi axit amin. + Cấu trúc bậc 2: Chuỗi axit amin tạo vòng xoắn lò so. 8 Trường THCS Tam Hồng! + Cấu trúc bậc 3: là hinh dạng không gian ba chiều do cấu trúc bậc 2 cuộn xếp. + Cấu trúc bậc 4: Gồm 2 hay nhiều chuỗi axit amin cùng loại hay khác loại kết hợp với nhau tạo thành. Câu 3: Trình bày quá trình tự nhân đôi của AND? Câu 3: Địa điểm xảy ra quá trình tự nhân đôi ở -Quá trình tự nhân đôi của AND diễn đâu? ra ở trong nhân của tế bào tại các NST ở kỳ trung gian khi NST ở dang sợi mảnh. Diễn biến quá trình tự nhân đôi AND? - Phân tử AND tháo xoắn thành hai mạch đơn nhờ enzim tháo xoắn. Các nuclêôtit trên hai mach đơn liên kết với các nuclêôtit tự do trong môi trương nội bào theo nguyên tắc bổ sung để hình thành mạch mới. - Khi quá trình nhân đôi kết thúc 2 phân tử AND con được tạo thành và Kết quả của quá trình tư nhân đôi AND? đóng xoắn. - Kết quả: Từ 1 AND mẹ cho ra 2 AND con có 1 mạch của AND mẹ và 1 mạch được tổng hợp mới. AND được tổng hợp theo những nguyên - Nguyên tắc tổng hợp AND: tắc nào? + Khuôn mẫu: ADN + NTBS: A-T, G-X. + Bán bảo toàn. Câu 4: Trình bày quá trình tổng hơp ARN? Diễn biến quá trình tổng hơp ARN Câu 4: Quá trình tổng hợp ARN: -Khi bắt đầu tổng hợp: AND tháo xoắn thành hai mạch đơn. môt trong hai mạch đơn được chọn làm mạch khuôn. Các nuclêôtit trên mạch khuôn liên kết với các nuclêôtit tự do trong môi trường nội bào thành từng cặp theo NTBS để hình thành dần mạch ARN: Amk – U, Tmk – A, Gmk – X, Xmk _ G. - Khi kết thúc, phân tử ARN được hình thành tách khỏi gen và rời nhân 9 Trường THCS Tam Hồng! Nguyên tắc tổng hợp ARN? đi ra ngoài chất tế bào để thực hiện quá trình tổng hợp prôtêin. - Nguyên tắc tổng hợp ARN: + Khuôn mẫu: ADN + NTBS: A-U, G- X. Câu 5: Trình bày quá trình tổng hợp chuỗi axit amin? Diễn biến quá trình tổng hợp ? Nguyên tắc tổng hợp chuỗi axit amin? Câu 5: -mARN rời khỏi nhân tế bào đến ribõom để tổng hợp prôtêin. - Các tARN mang các axit amin vào ribôxôm khớp với mARN theo NTBS . Đặt các axit amin vào đúng vị trí. - Khi ribôxôm dịch được 1 nấc trên mARN thì 1 axit amin được tổng hợp. Khi ribôxôm dịch chuyển hết chiều dài của mARN thì chuỗi axit amin được tổng hơp xong. -Nguyên tắc tổng hợp: + Khuôn mẫu: mARN +NTBS: A-U, G –X. Câu 6: Trình bày vai trò của AND, ARN, prôtêin? Câu 6: Vai trò: Vai trò của AND? -AND: + Lưu giữ thông tin di truyền. + truyền đạt thông tin di truyền. Vai trò của ARN? -ARN: +mARN: truyền đạt thông tin quy đinh cấu trúc của prôtêin. +tARN: vận chuyển axit amin. + rARN: Cấu tạo nên ribôxôm là nơi tổng hợp prôtêin. Vai trò của prôtêin? -Prôtêin: + Chức năng cấu trúc: là thành phần cấu tạo của chất nguyên sinh, là hợp phần quan trọng xây dựng nên các bào quan và màng sinh chất. +Chức năng xúc tác các quá trình trao đỏi chất: Quá trình trao đổi chất diễn 10 Trường THCS Tam Hồng! ra nhiều phản ứng hóa học nhờ xúc tác bởi các enzim. Bản chất của các enzim là prôtêin. + Chức năng điều hòa các quá trình Câu 7: Trình bày mối quan hệ gữa gen trao đổi chất: Các hoocmôn có vai trò và tính trạng? điều hào các quá trình trao đổi chất trong tế bào. các hoocmôn phần lớn là prôtêin. Hãy vẽ sơ đồ tóm tắt mối quan hệ Câu 7: Mối quan hê giữa gen và tính trạng được thể hiện qua sơ đồ: Bản chất của mối quan hệ trên là gì? Gen ( 1 đoạn AND) → mARN → Prôtêin →Tính trạng. Mối liên hệ: -AND là khuôn mẫu để tổng hợp nên mARN. -mARN là khuôn mẫu tổng hợp ra chuỗi axit amin là cấu trúc bậc 1 của prôtêin. - Prôtêin tham gia vào các hoat động sinh lý của tế bào và cơ thể biểu hiện thành tính trạng. Bản chất mối quan hệ: -Trình tư các nuclêôtit trên AND quy định trình tự các nuclêôtit trên mARN. II. BÀI TẬP -Trình tự các nuclêôtit trên mARN quy định trình tự các axit amin trong Bài 1: Một mạch đơn của phân tử AND phân tử prôtêin. có trình tự sắp xếp như sau: -Prôtêin tham gia vào các hoạt động -A-T –X-X-G-A-T-T-G-Gsinh lý của tế bào và cơ thể từ đó biểu Hãy viết đoan mạch đơn bổ sung với nó. hiện thành tính trạng. Bài 2: Một đoạn mạch AND có cấu trúc như sau: Mạch 1: -A-T-T-X-G-G-A-AMạch 2: -T-A-A-G-X-X-T-TViết cấu trúc 2 đoạn AND con được tạo thành sau khi đoạn mạch AND mẹ kết thúc quá trình tự nhân đôi? II.BÀI TẬP Bài 1: -A-T-X-X-G-A-T-T-G-GT-A-G-G-X-T-A-A-X-X- Bài 2: Cấu trúc của: 11 Trường THCS Tam Hồng! + AND con thứ nhất: -A-T-T-X-G-G-A-ABài 3: -T-A-A-G-X-X-T-TMột đoạn mạch AND có cấu trúc như + AND con thứ hai: sau: -T-A-A-G-X-X-T-TMạch 1: -A-G-T-X-X-T-A-T-T-X-G-G-A-AMach 2: -T-X-A-G-G-AViết cấu trúc của 2 đoạn AND con được tao thành sau khi đoạn mạch trên kết thúc Bài 3: quá trình tự nhân đôi. AND con 1: -A-G-T-X-X-TBài 4: -T-X-A-G-G-AMột phân tử AND có só nuclêôtit loại X= AND con 2: 250, T= 300. Tính số nuclêôtit loại A,G? -T-X-A-G-G-ATính số nuclêôtit của đoạn AND nói trên? -A-G-T-X-X-TBài 4: -Theo NTBS ta có: + A = T = 300 +G =X = 250 -Số nuclêôtit của đoạn AND: N = A+T+G+X= 2A +2G 2.300 + 2.250 = 1100 (nuclêtit) Củng cố: - Gọi HS đọc các câu hỏi và đáp án phần lý thuyết. - Câu hỏi trắc nghiệm: Khoanh vào đáp án đúng trong các câu sau: 1. Trong cấu trúc của AND liên kết hiđrô được hình thành giữa các loại nuclêôtit nào? a. A-T và T-U b. G-X và G – U c. X-G và T-U d. A-T và G-X 2.Trên phân tử AND, chiều dài mỗi chu kỳ xoắn là bao nhiêu? a. 3,4A0 b. 34A0 c 340A0 d. 20A0 3. Loại ARN nào có chức năng truyền đạt thông tin di truyền? a. mARN. b. tARN. c. rARN. 4. Chức năng của AND là gì? a.Tự nhân đôi. b. Lưu giữ và truyền đạt thông tin di truyền. c. Vận chuyển các axit amin. d. Cấu tạo nên ribôxôm. V. Hướng dẫn về nhà: 12 Trường THCS Tam Hồng! - Học thuộc bài giờ sau kiểm tra. - Xem lại kiến thức chương 4. 4. Kết quả đạt được sau bài kiểm tra 1 tiết ( tiết 21) của các lớp có học sinh yếu kém Lớp Sĩ số Điểm <5 Điểm 5,6,7 Điểm 8,9,10 9a2 40 7 16 17 9a3 43 8 24 11 9a4 40 21 26 3 9a5 42 9 22 11 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1.Kết luận: Trải qua quá trình nghiên cứu để viết ra chuyên đề này, tôi nhận thấy phải có sự kết hợp đồng bộ, nhịp nhàng giữa giáo viên bộ môn – giáo viên chủ nhiệm – nhà trường – gia đình trong việc phụ đạo cho học sinh. - Thường xuyên theo dõi và ghi nhận sự tiến bộ của các em, cũng như những hạn chế, khó khăn các em gặp phải để kịp thời điều chỉnh phương pháp dạy học cho phù hợp với từng cá thể học sinh. - Giáo viên phải bình tĩnh, khéo léo, tuyệt đối tránh nôn nóng, xúc phạm các em; phải từng bước dẫn dắt các em trong bầu không khí học tập thoải mái, nhẹ nhàng, tạo tâm lý hưng phấn thích học, thích khám phá, tìm tòi ở các em. Từ đó nâng cao dần tri thức (nhưng phải đảm bảo tính vừa sức) với các em. - Việc phụ đạo học sinh yếu đòi hỏi người giáo viên phải có tâm huyết yêu nghề, mến trẻ và cần phải kiên trì, liên tục trong suốt năm học; không nên thấy các em tiến bộ lại vội ngừng hay lơ là đi. Vì đó chỉ là kết quả nhất thời, chưa bền vững, các em có thể tái yếu kém. 2.Kiến nghị: Trong khi thực hiện phụ đạo học sinh yếu, kém tôi gặp một số khó khăn cho cả giáo viên và học sinh . Vì vây tôi có một số kiến nghị sau: - Cần phối hơp giữa giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm, phụ huynh, nhà trường để kịp thời vận động các học sinh bỏ tiết, bỏ học phu đạo đi học đều đăn. - Nhà trường có thể bố trí học phụ đạo cho học sinh yếu kém lớp 9 ở tất cả các môn phải thi vào lớ 10. 13 Trường THCS Tam Hồng! Chuyên đề này tôi đã cố gắng trình bày bằng kinh nghiệm của bản thân từ thực tế song nhất định không tránh khỏi nhiều thiếu sót. Tôi rất mong sự góp ý chân thành của các đồng ngiệp để viêc giảng dạy môn Sinh Học 9 đạt hiệu quả cao nhằm giảm bớt tỷ lệ học sinh yếu kém, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục. Tôi xin trân trọng cảm ơn! DUYỆT CỦA BGH Tam Hồng, ngày 15 tháng 10 năm 2019 NGƯỜI VIẾT CHUYÊN ĐỀ Nguyễn Thị Vân 14 Trường THCS Tam Hồng! TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. 2. 3. 4. 5. Sách giáo khoa Sinh học 9. Sách giáo viên Sinh học 9. Sách bài tập trắc nghiệm Sinh học 9. Sách bài tập Sinh học 9. Sách để học tốt Sinh học 9. 15 Trường THCS Tam Hồng! Mục Lục Đề mục Trang Phần I : Đặt vấn đề 1 I. Lý do chọn chuyên đề 1 II. Mục đích nghiên cứu 1 III. Nhiệm vụ nghiên cứu 1 IV.Đối tượng, phạm vi của chuyên đề 1 IV. Phương pháp nghiên cứu. 1 Phần II : Nội dung 2 I. Cơ sở Lý luận và thực tiễn. 2 1. Cơ sở lý luận 2 2. Cơ sở thực tiễn 2 II. Thực trạng 2 1. Thuận lợi 2 2. Khó khăn 3 III. Các giải pháp nâng cao chất lươg phụ đao học 4 sinh yếu 1. Các giải pháp 4 2. Các biện pháp để thự hiện 5 3.Mẫu bài dạy minh họa 6 4.Kết quả đạt được 11 Phần III. Kết luận và kiến nghị 12 1. Kết luận 12 2. Kiến nghị 12 13 Tài liệu tham khảo 16 Trường THCS Tam Hồng!
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan