Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Địa lý Chuyên đề một số vấn đề phát triển và phân bố ngành thương mại việt nam...

Tài liệu Chuyên đề một số vấn đề phát triển và phân bố ngành thương mại việt nam

.PDF
26
346
70

Mô tả:

Chuyên đề: Một số vấn đề phát triển và phân bố ngành thương mại Việt Nam MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn chuyên đề ................................................................................. 2 2. Mục đích của chuyên đề ............................................................................... 2 3. Cấu trúc chuyên đề ....................................................................................... 3 NỘI DUNG Chương I. Một số vấn đề phát triển và phân bố ngành thương mại Việt Nam I. Vai trò của ngành thương mại trong nền kinh tế nước ta ............................. 4 II. Cơ cấu ngành thương mại ............................................................................ 5 III. Ngành nội thương ....................................................................................... 6 IV. Ngành ngoại thương ................................................................................. 12 Chương II. Một số dạng câu hỏi và bài tập phần ngành thương mại Việt Nam 1. Dạng câu hỏi trình bày, phân tích .............................................................. 17 2. Dạng câu hỏi giải thích .............................................................................. 21 3. Dạng câu hỏi chứng minh ......................................................................... 22 KẾT LUẬN ................................................................................................. 25 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 26 [1] Chuyên đề: Một số vấn đề phát triển và phân bố ngành thương mại Việt Nam PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn chuyên đề Khu vực dịch vụ là một khu vực kinh tế phức tạp, có vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế của thế giới nói chung, của từng nước nói riêng. Vai trò ngày càng cao của ngành dịch vụ trong nền kinh tế hiện đại thể hiện ở chỗ khi một nước chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp sang kinh tế công nghiệp và đến kinh tế hậu công nghiệp, thì trong cơ cấu kinh tế, tỉ trọng của khu vực nông nghiệp không ngừng giảm xuống, tỉ trọng của công nghiệp cũng chỉ tăng đến một mức độ nhất định rồi sẽ giảm, trong khi đó tỉ trọng của khu vực dịch vụ lại có xu hướng tăng không ngừng. Một trong những hoạt động kinh tế quan trọng hàng đầu của khu vực dịch vụ là hoạt động thương mại. Trong nền kinh tế Việt Nam ngành thương mại như một mắt xích không thể thiếu trong quá trình vận hành nền kinh tế theo cơ chế thị trường, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa; góp phần mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại và hội nhập... Xuất phát từ vai trò thiết yếu của ngành thương mại hiện nay, trong khuôn khổ của chuyên đề Hội thảo khoa học các trường THPT Chuyên Khu vực Duyên hải và Đồng bằng Bắc Bộ, tôi lựa chọn chuyên đề: “Một số vấn đề phát triển và phân bố ngành thương mại Việt Nam”. Các ngành dịch vụ khác xin phép không được đề cập 2. Mục đích của chuyên đề Chuyên đề : “Một số vấn đề phát triển và phân bố ngành thương mại Việt Nam” chỉ hệ thống hóa kiến thức phần ngành thương mại Việt Nam; xây dựng và tổng hợp các dạng câu hỏi và bài tập vận dụng các kiến thức và kỹ năng địa lý trong nội dung chuyên đề. Các ngành dịch vụ khác sẽ không được đề cập trong chuyên đề này. [2] Chuyên đề: Một số vấn đề phát triển và phân bố ngành thương mại Việt Nam 3. Cấu trúc của chuyên đề Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của chuyên đề gồm ba phần lớn: - Một số vấn đề phát triển và phân bố ngành thương mại Việt Nam. - Một số dạng câu hỏi và bài tập phần ngành thương mại Việt Nam. [3] Chuyên đề: Một số vấn đề phát triển và phân bố ngành thương mại Việt Nam NỘI DUNG CHƯƠNG I – MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NGÀNH THƯƠNG MẠI VIỆT NAM I. Vai trò của ngành thương mại trong nền kinh tế nước ta 1. Thương mại tạo điều kiện chuyển nền kinh tế tự cung tự cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước Ở nước ta, thương mại thúc đẩy quá trình phân công lại lao động xã hội, chuyên môn hóa và hợp tác hóa, hướng sản xuất theo nền sản xuất hàng hóa lớn, tạo ra nguồn hàng đủ cung cấp cho nhu cầu đa dạng trong nước và xuất khẩu. Sự hoạt động của thương mại chịu sự chi phối của các quy luật kinh tế hàng hóa, đồng thời còn thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội của Nhà nước (cung ứng tư liệu sản xuất, vật phẩm tiêu dùng và mua các sản phẩm ở vùng kém phát triển để thúc đẩy kinh tế hàng hóa ở các vùng, rút ngắn sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế giữa các vùng, cân bằng lại các hoạt động kinh tế...) 2. Thương mại góp phần xóa bỏ cơ chế kế hoạch hóa, tập trung, quan liêu, bao cấp, từng bước xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Nhờ sự đổi mới trong hoạt động thương mại mà việc mua – bán trên thị trường được thực hiện tự do theo quan hệ cung – cầu, giá cả được hình thành trên thị trường dựa trên cơ sở quy luật giá trị, cung – cầu, sức cạnh tranh... Tất cả những điều đó đã góp phần xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, chuyển sang nền kinh tế thị trường hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa. 3. Thương mại thúc đẩy sản xuất phát triển, cung ứng các nhu cầu cho nhân dân và đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. [4] Chuyên đề: Một số vấn đề phát triển và phân bố ngành thương mại Việt Nam Là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, thương mại cung ứng các tư liệu sản xuất cần thiết, tạo điều kiện cho tái sản xuất tiến hành một cách thuận lợi. Thương mại còn có nhiều đóng góp tích cực trong việc ổn định và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Hoạt động thương mại thông qua cơ chế thị trường kích thích các nhà sản xuất kinh doanh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đổi mới trang thiết bị và quy trình công nghệ, ứng dụng khoa học vào quản lý để nền sản xuất có đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Đây là những tiến trình quan trọng trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Mặt khác, bản thân thương mại cũng tạo ra tích lũy – đó chính là lợi nhuận do thực hiện chức năng lưu thông. Như vậy, hoạt động thương mại cũng góp phần tích lũy vốn cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước như nhiều ngành kinh tế khác. 4. Thương mại góp phần mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại và hội nhập Thực hiện đường lối Đổi mới, quan hệ hợp tác quốc tế giữa nước ta với các nước ngày càng phát triển, phù hợp với xu hướng chung là hội nhập khu vực và thế giới. Thương mại đóng vai trò trực tiếp mở rộng các hoạt động xuất – nhập khẩu, thiết lập và mở rộng quan hệ buôn bán với các nước trên thế giới, góp phần mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, nối liền sản xuất và tiêu dùng trong nước với các nước trên thế giới, góp phần tích lũy vốn, nhất là ngoại tệ và đổi mới công nghệ. Ngoài ra, sự mở cửa quan hệ thương mại góp phần thay đổi cách nhìn nhận của bạn bè quốc tế và nâng cao vị thế của Việt Nam. Việc nước ta trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã chứng minh điều đó. II. Cơ cấu ngành thương mại Thương mại là một mạng lưới phức tạp bao gồm những luồng hàng trao đổi giữa các nền kinh tế của các đô thị, các vùng, các quốc gia và thế giới. Trên [5] Chuyên đề: Một số vấn đề phát triển và phân bố ngành thương mại Việt Nam thực tế, căn cứ vào các tiêu chí khác nhau thương mại có thể được phân chia theo nhiều cách khác nhau: - Theo phạm vi hoạt động, thương mại có ngoại thương và nội thương. - Theo đặc điểm và tính chất của sản phẩm trong quá trình tái sản xuất xã hội, có thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, thương mại hàng tiêu dùng... - Theo các khâu của quá trình lưu thông, có thương mại bán buôn, thương mại bán lẻ. - Theo mức độ can thiệp của Nhà nước vào quá trình thương mại, có thương mại tự do hay mậu dịch tự do và thương mại có sự bảo hộ. - Theo kỹ thuật giao dịch, có thương mại truyền thống và thương mại điện tử. Cách phân chia có ý nghĩa phổ biến nhất trên thế giới hiện nay là chia thương mại thành hai bộ phận: nội thương và ngoại thương. III. Ngành nội thương Việt Nam 1. Tình hình phát triển và phân bố ngành nội thương Sau khi đất nước bước vào công cuộc Đổi mới, hoạt động nội thương của nước ta có những thay đổi về chất. Sự thay đổi này được thể hiện: 1.1. Hình thành thị trường thống nhất trong cả nước, hàng hóa phong phú, đa dạng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân. Việc thực hiện tự do hóa thương mại đã làm cho hàng hóa giao lưu giữa các vùng, các địa phương trở nên thuận tiện; khai thác được thế mạnh của từng vùng, từng địa phương, từng doanh nghiệp. Quá trình tích tụ và tập trung trên thị trường đã dẫn tới sự hình thành các trung tâm thương mại quốc gia và vùng. Hiện nay nước ta có hai trung tâm buôn bán lớn nhất là TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội. TP. Hồ Chí Minh là trung tâm buôn bán lớn nhất, chiếm hơn 70% tổng mức bán lẻ của Đông Nam Bộ và gần 24% của cả nước, năm 2010. Hà Nội là trung tâm buôn bán lớn nhất Đồng bằng sông Hồng, chiếm 60,9% tổng mức [6] Chuyên đề: Một số vấn đề phát triển và phân bố ngành thương mại Việt Nam bán lẻ của vùng và chiếm 13% tổng mức bán lẻ của cả nước. Các tỉnh lị, thị xã, thị trấn cũng hình thành trung tâm thương mại của vùng, của địa phương. Lượng cung hàng hóa trên thị trường được ngày càng đa dạng từ nhiều nguồn khác nhau trong và ngoài nước và luôn tăng trưởng ở mức cao khoảng 10%. Đồng thời các mặt hàng ngày càng phong phú về quy cách, chủng loại và chất lượng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của nhân dân. Xuất phát từ nhu cầu tiêu dùng đa dạng của người dân, đồng thời do thu nhập của người dân ngày càng tăng lên nên nhu cầu thị trường ngày càng phong phú và biến đổi không ngừng. Cơ cấu chủng loại hàng hóa có sự biến đổi phù hợp với sự tiến bộ về tiêu dùng: tỉ trọng hàng công nghiệp trong buôn bán tăng lên trong khi tỉ trọng hàng lương thực, thực phẩm giảm xuống. 1.2. Quy mô thị trường hàng hóa trong nước phát triển mạnh Sự phát triển của thị trường trong nước được thể hiện chủ yếu qua tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của xã hội. Trong những năm qua, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ nước ta tăng nhanh và liên tục, từ 121 nghìn tỉ đồng năm 1995 lên gần 1.512 nghìn tỉ đồng năm 2010 (tăng gấp hơn 12 lần). Đặc biệt, trong những năm gần đây do nước ta đang trong quá trình hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, nhất là sau sự kiện Việt Nam gia nhập WTO năm 2007 đã tác động lớn đến các hoạt động nội thương của nước ta. Mức bán lẻ hàng hóa tính theo đầu người cũng tăng lên liên tục đạt 17,7 triệu đồng/người năm 2010, tăng gấp hơn 10 lần so với năm 1995, bình quân giai đoạn 1995 – 2010 tăng lên trên 3 triệu đồng/người. 1.3. Nước ta đã tạo dựng được ngành nội thương với sự tham gia của đầy đủ các thành phần kinh tế, trong đó khu vực kinh tế ngoài Nhà nước thống lĩnh thị trường. Cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ phân theo thành phần kinh tế ở nước ta có xu hướng thay đổi. Tỉ trọng của khu vực kinh tế Nhà [7] Chuyên đề: Một số vấn đề phát triển và phân bố ngành thương mại Việt Nam nước giảm từ 22,6% năm1995 xuống còn 10,7% năm 2007. Khu vực ngoài Nhà nước có lực lượng đông đảo nhất trên thị trường (bao gồm các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, tư thương, tiểu thương), chi phối thị trường trong nước, giữ tỉ trọng cao nhất và ngày càng tăng từ 76,9% năm 1995 lên 85,6% năm 2007. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tuy tham gia thị trường trong nước muộn hơn (từ năm 1994) nhưng ngày càng đóng góp nhiều hơn vào tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ toàn xã hội, chiếm 3,7% năm 2007 so với 0,5% năm 1995. Bảng: Cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng (theo giá trị thực tế) của nước ta phân theo thành phần kinh tế giai đoạn 1995 – 2010 (đơn vị: %) Chia ra Năm Tổng Kinh tế Kinh tế ngoài Nhà nước Nhà nước Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 1995 100,0 22,6 76,9 0,5 2000 100,0 17,8 80,6 1,6 2005 100,0 12,9 83,3 3,8 2007 100,0 10,7 85,6 3,7 Nguồn: Atlat Địa lý Việt Nam, trang 24 – Thương mại 1.4. Hoạt động nội thương diễn ra không đều theo lãnh thổ * Hoạt động nội thương diễn ra không đều theo vùng kinh tế: Theo quy luật chung, vùng có nền kinh tế phát triển cũng đồng thời là vùng có hoạt động buôn bán tấp nập. [8] Chuyên đề: Một số vấn đề phát triển và phân bố ngành thương mại Việt Nam Bảng: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ theo vùng của nước ta năm 2010 Vùng Nghìn tỉ % trong Bình quân đầu đồng cả nước người (triệu đồng/người) (giá thực tế) Cả nước 1.541,8 100,0 17,7 Đồng bằng sông Hồng 332,0 21,5 17,8 Trung du và miền núi Bắc Bộ 101,0 6,6 8,0 Bắc Trung Bộ 93,9 6,1 9,3 Duyên hải Nam Trung Bộ 143,6 9,3 16,2 Tây Nguyên 66,6 4,3 12,8 Đông Nam Bộ 527,2 34,2 36,2 Đồng bằng sông Cửu Long 277,5 18,0 16,1 Nguồn: Atlat Địa lý Việt Nam, trang 24 – Thương mại Trong hệ thống thị trường trong nước thì thị trường vùng Đông Nam Bộ là phát triển nhất (34,2% tổng mức bán lẻ hàng hóa cả nước), tiếp đến là thị trường Đồng bằng sông Hồng (21,5%), Đồng bằng sông Cửu Long (18,0%); các thị trường kém phát triển nhất là Tây Nguyên (4,3%), Bắc Trung Bộ (6,1%), Trung du và miền núi Bắc Bộ (6,6%). * Hoạt động nội thương cũng có sự phân bố không đều theo địa phương. Các tỉnh có hoạt động nội thương phát triển thường gắn với các trung tâm kinh tế lớn (Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Bình Dương có tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo đầu người đạt trên 16 triệu đồng). Ngược lại, những địa phương kinh tế còn kém phát triển, hoạt động nội thương cũng kém phát triển chủ yếu thuộc miền núi cao Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc Trung Bộ có tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo đầu người thấp dưới 4 triệu đồng/người/năm). [9] Chuyên đề: Một số vấn đề phát triển và phân bố ngành thương mại Việt Nam 2. Những cơ hội, thách thức và định hướng phát triển ngành nội thương Năm 2007 – mốc thời gian quan trọng đánh dấu sự kiện nước ta trở thành thành viên thứ 150 của WTO. Sau khi gia nhập WTO, nền kinh tế của nước có cơ hội nhập sâu vào nền kinh tế của thế giới. Vì thế, thị trường thế giới đã và đang có những tác động trực tiếp cả vào hoạt động ngoại thương lẫn vào thị trường nội địa. Riêng đối với thị trường nội địa, cơ hội cũng nhiều nhưng thách thức cũng không ít. 2.1. Những cơ hội - Hàng hóa vào thị trường nội địa nước ta đa dạng hơn với giá cả cạnh tranh hơn và môi trường kinh doanh minh bạch hơn. Việc thực hiện các cam kết quốc tế cùng với chủ trương khuyến khích tất cả các thành phần kinh tế tham gia là cho quá trình tự do hóa thương mại của nước ta trở nên sâu sắc hơn và từ đó tạo ra môi trường kinh doanh minh bạch hơn, thông thoáng hơn. - Hệ thống phân phối ngày càng phát triển với sự kết hợp giữa trong nước và ngoài nước. Nhìn chung, các công ty xuyên quốc gia ngày càng có vai trò to lớn trong việc kiểm soát hệ thống tiêu thụ sản phẩm trên phạm vi thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Bên cạnh những tập đoàn phân phối lớn (như Metro Cash & Carry, Big C, Parkson) sớm có mặt ở nước ta thì các tập đoàn kinh doanh bán lẻ hàng đầu thế giới cũng đang thâm nhập sâu vào thị trường bán lẻ của nước ta (như Walmart – Hoa Kỳ, Carrefour – Pháp, Marko – Hà Lan...). Ở trong nước, các tập đoàn kinh tế cũng đang được hình thành và phát triển; các hoạt động liên doanh, liên kết với nước ngoài cũng được mở rộng. Tất cả những thay đổi đó dẫn tới hệ thống phân phối của nước ta ngày càng phát triển. - Việc tổ chức và quản lý kinh doanh nội thương diễn ra theo hướng hiện đại: bán hàng qua mạng internet, sàn giao dịch, thương mại điện tử ngày càng phát triển đã mang đến một diện mạo mới, văn minh, hiện đại cho dịch vụ phân [10] Chuyên đề: Một số vấn đề phát triển và phân bố ngành thương mại Việt Nam phối của nước ta. Cùng với sự hội nhập kinh tế quốc tế, hệ thống phân phối của nước ta đã và đang phát triển theo hướng văn minh, hiện đại. 2.2. Những thách thức - Thị trường nội địa đang chịu sức ép cạnh tranh gay gắt do thị trường trong nước về cơ bản manh mún và nhỏ lẻ. Sản xuất hàng hóa trong nước vẫn ở trình độ thấp, phân tán, thiếu các vùng sản xuất hàng hóa lớn phù hợp với yêu cầu của thị trường. Do kết quả của việc mở cửa thị trường, hàng hóa ngoại nhập tràn ngập thị trường trong nước. Nhiều loại hàng hóa ngoại chiếm ưu thế hơn so với hàng sản xuất trong nước. Thêm vào đó là sự yếu kém của hàng nội về chất lượng, mẫu mã, chủng loại... và tâm lý sính ngoại đã làm cho hàng nội yếu thế. Hàng loạt nguy cơ mà các chủ thể kinh doanh trong nước có thể phải đối mặt như thu hẹp sản xuất, phá sản, thất nghiệp... và nhiều mặt hàng nội địa mất thị phần ngay trên thị trường nước nhà. - Những biến động trên thị trường quốc tế có tác động mạnh mẽ và trực tiếp đến thị trường nội địa. Vì vậy, nếu không có những chính sách vĩ mô thích hợp thì dễ dẫn đến những bất ổn về thị trường và khủng hoảng về tài chính, kinh tế. - Các tập đoàn bán lẻ nước ngoài ào ạt vào nước ta, hình thành mạng lưới phân phối hiện đại. Trong khi đó, hệ thống phân phối trong nước vẫn phát triển theo chiều rộng, quy mô nhỏ lẻ, manh mún. Do vậy, hệ thống phân phối hàng nội địa có nguy cơ bị các tập đoàn bán lẻ nước ngoài kiểm soát. Chính vì thế, vấn đề chiếm lĩnh thị trường trong nước, người Việt dùng hàng Việt có vai trò đặc biệt quan trọng. 2.3. Định hướng phát triển ngành nội thương nước ta Theo Bộ Công thương, đến năm 2020 ngành nội thương của nước ta phát triển theo những định hướng chủ yếu sau: - Phát triển đa dạng các loại hình doanh nghiệp với nhiều quy mô khác nhau, tăng về số lượng, mới về phương thức hoạt động theo hướng hiện đại, phù hợp với quy mô lưu thông hàng hóa. [11] Chuyên đề: Một số vấn đề phát triển và phân bố ngành thương mại Việt Nam - Phát triển đa dạng các loại hình kết cấu hạ tầng thương mại kết hợp hài hòa giữa thương mại truyền thống với thương mại hiện đại, phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của thị trường ở từng địa phương. - Phát triển các mô hình tổ chức lưu thông theo từng thị trường mặt hàng sao cho phù hợp với trình độ sản xuất, xu hướng tiêu dùng và yêu cầu quản lý vĩ mô của Nhà nước. - Phát triển nội thương phù hợp với thị trường của từng khu vực. Về đại thể, phát triển nhất là thị trường khu vực thành thị, tiếp theo là thị trường khu vực nông thôn và cuối cùng là thị trường khu vực miền núi. IV. Ngành ngoại thương Việt Nam 1. Tình hình phát triển và phân bố ngành ngoại thương Công cuộc Đổi mới, mở cửa nền kinh tế được khởi xướng từ Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI (năm 1986) . Từ đó đến nay đất nước ta đã có những biến đổi sâu sắc, hoạt động ngoại thương có những bước tiến vượt bậc. Nhờ việc thực hiện chính sách mở cửa, đa dạng hóa, đa phương hóa các mối quan hệ quốc tế, nước ta đã có quan hệ buôn bán với hàng trăm nước và lãnh thổ trên thế giới. Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của WTO. Đó là điều kiện thuận lợi để nước ta đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, mở rộng buôn bán và hợp tác kinh tế với các nước trên thế giới và trong khu vực với những thành quả chủ yếu sau: 1.1. Tổng kim ngạch xuất – nhập khẩu tăng liên tục qua các năm Trước đây giá trị xuất – nhập khẩu của nước ta có quy mô nhỏ bé nhưng hiện nay đã tăng lên rất nhanh, từ 31,2 tỉ USD năm 2001 lên 156,9 tỉ USD năm 2010. Trong đó giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu đều tăng nhưng giá trị nhập khẩu tăng nhanh hơn giá trị xuất khẩu (giá trị nhập khẩu tăng 5,2 lần, giá trị xuất khẩu tăng 4,8 lần). [12] Chuyên đề: Một số vấn đề phát triển và phân bố ngành thương mại Việt Nam Bảng: Giá trị xuất – nhập khẩu hàng hóa giai đoạn 2001 – 2010 (đơn vị: triệu USD) Năm Tổng số Xuất khẩu Nhập khẩu 2001 31.247,1 15.029,2 16.217,9 2003 45.405,1 20.149,3 25.255,8 2005 69.208,2 32.447,1 36.761,1 2007 111.326,1 48.561,4 62.764,7 2010 156.933,1 72.191,9 84.801,2 Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam các năm Giá trị nhập khẩu tăng liên tục với tốc độ cao, bình quân hàng năm tăng 25,8% trong giai đoạn 2001-2008. Nhập khẩu tăng nhanh chủ yếu là do nước ta đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa nên đòi hỏi một lượng lớn máy móc, nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất. Bên cạnh đó, nước ta còn nhập cả một số mặt hàng tiêu dùng do trong nước chưa sản xuất được. Quy mô kim ngạch xuất khẩu tuy không ngừng gia tăng với tốc độ cao (trung bình 18,2%/năm, giai đoạn 2001-2009) nhưng hiện nay vẫn chỉ ở mức trung bình so với các nước trong khu vực. Năm 2009, kim ngạch xuất khẩu của nước ta xếp thứ 5 trong số các nước ASEAN, nhưng khoảng cách với các nước xếp trên, đặc biệt với nước dẫn đầu Xingapore vẫn còn rất lớn (chỉ bằng 21% của Xingapore và 49% so với nước xếp ngay trên nước ta là Inđônêxia). 1.2. Cán cân xuất – nhập khẩu Cán cân xuất – nhập khẩu đang dần tiến tới cân bằng, năm 1992 nước ta lần đầu xuất siêu; sau đó đến nay tiếp tục nhập siêu song bản chất nhập siêu khác xa thời kỳ trước. Trước đây nước ta nhập siêu là do nền kinh tế còn nhiều yếu kém. Hiện nay, nhập siêu chủ yếu là nhập khẩu máy móc thiết bị để công nghiệp hóa, hiện đại hóa và do các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào nước ta. Nhìn chung, tình trạng nhập siêu thường kéo dài tương đối phổ biến đối với các nước đang phát triển trong quá trình công nghiệp hóa như Việt Nam, [13] Chuyên đề: Một số vấn đề phát triển và phân bố ngành thương mại Việt Nam bởi vì nhu cầu nhập khẩu tư liệu phục vụ sản xuất và đầu tư là rất lớn. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại ở nước ta là các mặt hàng nguyên liệu nhập khẩu về để gia công, lắp ráp chiếm tỉ trọng cao. Vì thế, hiệu quả kinh tế thấp dẫn tới tình trạng xuất khẩu càng tăng thì nhập khẩu cũng tăng nhanh không kém. 1.3. Cơ cấu hàng xuất – nhập khẩu đa dạng và có sự thay đổi. - Cơ cấu xuất khẩu phân theo nhóm hàng : Cơ cấu hàng hóa theo Bảng phân loại tiêu chuẩn ngoại thương của nước ta chủ yếu gồm hai nhóm hàng : hàng thô hoặc mới sơ chế và hàng chế biến hoặc đã tinh chế. Bảng : Cơ cấu giá trị xuất khẩu theo nhóm hàng (đơn vị : %) 1986-1990 1991-1995 1996-2000 Hàng thô hay mới sơ chế Hàng chế biến hay tinh chế Tổng số 2001 2005 2009 70,1 74,6 54,8 53,3 49,6 39,0 29,9 25,4 45,2 46,7 50,4 61,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam các năm Trong cơ cấu, tỉ trọng hàng thô còn khá cao, nhưng đang có xu hướng giảm dần qua từng giai đoạn và từng năm. Nâng cao tỉ trọng của nhóm hàng chế biến hoặc đã tinh chế trong cơ cấu giá trị xuất khẩu là mục tiêu quan trọng trong Chiến lược phát triển ngoại thương của nước ta nhằm khai thác tốt hơn các nguồn lực hiện có. Tỉ trọng của các mặt hàng chế biến hoặc đã tinh chế trong những năm qua có xu hướng tăng dần nhưng tốc độ tăng còn chậm và chưa thật ổn định. - Cơ cấu nhập khẩu phân theo nhóm hàng : Cùng với chủ trương khuyến khích xuất khẩu, nhập khẩu cũng có vai trò hết sức quan trọng nhằm phục vụ cho nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa [14] Chuyên đề: Một số vấn đề phát triển và phân bố ngành thương mại Việt Nam đất nước cũng như đẩy nhanh quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới. Chính vì mục tiêu cho sự phát triển của đất nước, cơ cấu hàng nhập khẩu có sự thay đổi tích cực. Bảng : Các mặt hàng nhập khẩu phân theo nhóm hàng giai đoạn 2001-2009 (đơn vị : %) Năm 2001 2005 2009 Tổng số 100,0 100,0 100,0 - Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng 30,5 25,3 31,6 - Nguyên, nhiên, vật liệu 61,5 64,4 58,6 - Lương thực - - 0,1 - Thực phẩm 3,0 3,0 3,0 - Hàng y tế 2,0 1,4 1,6 - Hàng khác 3,0 3,7 4,6 - 2,2 0,5 1. Tư liệu sản xuất 2. Hàng tiêu dùng 3. Vàng phi tiền tệ Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam các năm Trong cơ cấu hàng nhập khẩu, tư liệu sản xuất chiếm ưu thế tuyệt đối, trong đó nguyên, nhiên, vật liệu chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu hàng nhập khẩu của nước ta. Có nhiều nguyên nhân khiến cho nguyên, nhiên, vật liệu chiếm tỉ trọng cao, trong đó nguyên nhân nổi bật là do những hạn chế về sản xuất trong nước. Hiện nay nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta như may mặc, da giày, sản phẩm gỗ muốn tăng xuất khẩu thì buộc phải nhập nguyên liệu. Trong số này có khá nhiều sản phẩm trong nước có thể sản xuất được. Kết quả này dẫn đến một mặt hạn chế nguồn ngoại tệ dùng để nhập khẩu máy móc, thiết bị nhằm hiện đại hóa, nâng cao năng lực sản xuất; mặt khác [15] Chuyên đề: Một số vấn đề phát triển và phân bố ngành thương mại Việt Nam xuất khẩu nước ta phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu bên ngoài, công nghệ chậm được thay đổi. Xuất khẩu tuy tăng nhanh nhưng hiệu quả thấp do phải chi phí quá nhiều cho nhập khẩu đầu vào. Trong cơ cấu hàng nhập khẩu, tỉ trọng hàng tiêu dùng có xu hướng giảm từ 13,4% năm 1986 xuống còn 9,2% năm 2009. Điều đó phù hợp với chủ trương hạn chế việc nhập khẩu hàng tiêu dùng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nước ta, tuy nhiên tốc độ giảm còn rất chậm. 1.4. Thị trường xuất – nhập khẩu ngày càng được mở rộng Ngoài thị trường truyền thống trước đây, hiện nay đã hình thành thị trường trọng điểm như Châu Á, Tây Âu, Bắc Mỹ. Các bạn hàng xuất khẩu lớn là Nhật Bản, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Xingapore; bạn hàng nhập khẩu lớn là Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc, Xingapore. Hiện nay cơ chế chính sách cũng có nhiều thay đổi theo hướng mở rộng quyền xuất – nhập khẩu cho các ngành, các địa phương; tăng cường sự quản lý thống nhất của Nhà nước bằng pháp luật. 1.5. Phân bố hoạt động ngoại thương theo lãnh thổ Hoạt động ngoại thương có sự phân hóa rõ rệt giữa các vùng: Hoạt động ngoại thương phát triển sôi động nhất ở ba vùng: Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng và phụ cận, Đồng bằng sông Cửu Long. Các vùng còn lại kim ngạch xuất – nhập khẩu không đáng kể. Hoạt động ngoại thương còn có sự phân hóa sâu sắc giữa các tỉnh (thành phố). Địa phương có hoạt động ngoại thương phát triển nhất là TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đồng Nai, Bình Dương... 2. Định hướng phát triển ngành ngoại thương - Phát triển xuất – nhập khẩu với tốc độ nhanh và bền vững, tiến tới chấm dứt tình trạng nhập siêu. [16] Chuyên đề: Một số vấn đề phát triển và phân bố ngành thương mại Việt Nam - Chuyển dịch cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu theo hướng tăng dần tỉ trọng hàng công nghiệp, dịch vụ và giảm dần tỉ trọng hàng thô (nhất là khoáng sản và hàng sơ chế). Nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu, từng bước chiếm lĩnh và ổn định thị trường xuất khẩu. - Tăng tỉ trọng cac mặt hàng nhập khẩu dịch vụ kỹ thuật, hạn chế nhập khẩu hàng tiêu dùng. Tập trung sản xuất cac mặt hàng nhiên, nguyên, vật liệu phục vụ các ngành kinh tế để giảm bớt nhập khẩu. - Tiếp tục đa phương hóa, đa dạng hóa thị trường theo hướng giữ vững và thâm nhập sâu hơn nữa vào các thị trường đã có (Châu Á – Thái Bình Dương, Bắc Mỹ) và mở rộng các thị trường truyền thống và các thị trường mới. - Về mặt lãnh thổ, hình thành một số trung tâm thương mại các cấp khác nhau (quốc tế, quốc gia, cửa khẩu). CHƯƠNG II - MỘT SỐ DẠNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP PHẦN NGÀNH THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 1. Dạng bài tập trình bày, phân tích Thông thường dạng câu hỏi trình bày là dạng câu hỏi đơn giản nhất, yêu cầu học sinh sử dụng kiến thức cơ bản thuần túy dưới góc độ thuộc bài để trả lời câu hỏi. Ở mức độ cao hơn, đó là dạng yêu cầu nhận xét, phân tích vấn đề, đòi hỏi học sinh ngoài kiến thức cơ bản còn phải tổng hợp, lựa chọn nhiều kiến thức. Trong phạm vi chuyên đề, người viết sẽ đưa ra hai dạng câu hỏi trình bày và phân tích, nhận xét cùng một vấn đề để so sánh về hai cấp độ câu hỏi này. Ví dụ 1: Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày các đặc điểm nổi bật của ngành nội thương ở nước ta. Gợi ý trả lời Những đặc điểm nổi bật của ngành nội thương nước ta: [17] Chuyên đề: Một số vấn đề phát triển và phân bố ngành thương mại Việt Nam - Cả nước đã hình thành thị trường thống nhất, hàng hóa phong phú, đa dạng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân. - Quy mô thị trường hàng hóa trong nước phát triển mạnh, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ở nước ta tăng nhanh và liên tục, từ 121 nghìn tỉ đồng năm 1995 lên gần 1.512 nghìn tỉ đồng năm 2010 (tăng gấp hơn 12 lần). Mức bán lẻ hàng hóa tính theo đầu người cũng tăng lên liên tục đạt 17,7 triệu đồng/người năm 2010, tăng gấp hơn 10 lần so với năm 1995. - Nước ta đã tạo dựng được ngành nội thương với sự tham gia của đầy đủ các thành phần kinh tế. Cơ cấu giá trị theo thành phần kinh tế có sự thay đổi theo hướng giảm tỉ trọng khu vực Nhà nước, tăng tỉ trọng khu vực ngoài Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. - Hoạt động nội thương diễn ra không đều theo lãnh thổ. Các vùng có hoạt động nội thương phát triển là Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long; các thị trường kém phát triển nhất là Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ, Trung du và miền núi Bắc Bộ. Các tỉnh có hoạt động nội thương phát triển mạnh là Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Bình Dương. Ngược lại, những địa phương kinh tế còn kém phát triển, hoạt động nội thương cũng kém phát triển chủ yếu thuộc miền núi cao Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc Trung Bộ. Ví dụ 2. Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét tình hình phát triển và phân bố hoạt động nội thương ở nước ta. Gợi ý trả lời 1. Tình hình phát triển - Từ sau khi đất nước bước vào công cuộc Đổi mới, ngành nội thương có điều kiện phát triển mạnh, cả nước đã hình thành thị trường thống nhất, hàng hóa phong phú, đa dạng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân. [18] Chuyên đề: Một số vấn đề phát triển và phân bố ngành thương mại Việt Nam - Sự phát triển của ngành nội thương thể hiện rõ rệt ở tổng mức bán lẻ hàng hóa của xã hội. + Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng nước ta tăng nhanh và liên tục, từ 121 nghìn tỉ đồng năm 1995 lên gần 1.512 nghìn tỉ đồng năm 2010 (tăng gấp hơn 12 lần). + Tốc độ tăng của các khu vực kinh tế không giống nhau: khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh nhất (46 lần); khu vực ngoài Nhà nước tăng khá nhanh (6,9 lần); khu vực Nhà nước tăng chậm nhất (2,9 lần). + Mức bán lẻ hàng hóa tính theo đầu người cũng tăng lên liên tục đạt 17,7 triệu đồng/người năm 2010, tăng gấp hơn 10 lần so với năm 1995. - Cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hóa có sự tham gia của đầy đủ các thành phần kinh tế và có sự chuyển dịch theo hướng: giảm tỉ trọng khu vực Nhà nước (từ 22,5%/1995 xuống 10,7%/2007), tăng tỉ trọng khu vực ngoài Nhà nước (từ 76,9%/1995 lên 85,6%/2007) và tăng tỉ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (từ 0,6% lên 3,7% trong cùng thời điểm). 2. Về phân bố - Hoạt động nội thương diễn ra không đều theo lãnh thổ: + Giữa các vùng: . Các vùng có tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng lớn nhất cả nước là: Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long do đây là 3 vùng kinh tế năng động, dân số đông, kinh tế phát triển, hàng hoá đa dạng, nhu cầu tiêu dùng lớn… Tuy nhiên, do dân số đông nên tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng bình quân/người ở Đồng bằng sông Hồng thấp hơn hai vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. . Các vùng có tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng thấp là các khu vực miền núi như: Trung du miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên do kinh tế chậm phát triển, dân số thưa thớt, kinh tế mang tính tự [19] Chuyên đề: Một số vấn đề phát triển và phân bố ngành thương mại Việt Nam cung tự cấp, nhu cầu thấp… Tuy nhiên, Tây Nguyên do có quy mô dân số nhỏ nên tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng bình quân/người cao hơn Trung du và miền núi Bắc Bộ. + Giữa các tỉnh: . Các tỉnh có tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng bình quân/người cao nhất (>16tr) gồm các tỉnh, thành phố có nền kinh tế phát triển như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Bình Dương. . Các tỉnh có tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng bình quân/người khá cao (12-16triệu) như Quảng Ninh, Tây Ninh, Cần Thơ , Bà Rịa – Vũng Tàu do vị trí địa lý thuận lợi cho việc buôn bán (có các cửa khẩu quốc tế) hoặc do kinh tế phát triển, thu nhập bình quân đầu người cao. . Các tỉnh có tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng bình quân/người thấp (dưới 4 triệu) là các tỉnh có nền kinh tế chậm phát triển thuộc vùng núi cao Tây Bắc, Đông Bắc hoặc các tỉnh có dân số đông như Thái Bình, Nam Định, Thanh Hoá, Nghệ An. - Hai trung tâm buôn bán tấp nập nhất của cả nước là TP.Hồ Chí Minh (chiếm >70%tổng mức bán lẻ hàng hóa của vùng Đông Nam Bộ và chiếm gần 24% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của cả nước/2010). Hà Nội (chiếm 61% tổng mức bán lẻ hàng hóa của vùng Đồng bằng sông Hồng, là trung tâm buôn bán lớn thứ 2 cả nước, chiếm 13% tổng mức bán lẻ hàng hóa của cả nước). - Tuy thương mại nội địa có những thành tựu nhất định, song nếu so với các nước trong khu vực và trên thế giới, nội thương của nước ta còn nhỏ bé và lạc hậu với nhiều hạn chế: thị trường trong nước manh mún, nhỏ lẻ; sản xuất hàng hóa trong nước vẫn ở trình độ thấp, phân tán, thiếu các vùng sản xuất hàng hóa lớn phù hợp với yêu cầu của thị trường; tính tự phát của thị trường [20]
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan