Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Chuyên đề môn hóa học 9 phương pháp rèn luyện học sinh yếu, kém môn hóa học 9...

Tài liệu Chuyên đề môn hóa học 9 phương pháp rèn luyện học sinh yếu, kém môn hóa học 9

.PDF
19
5
51

Mô tả:

CHUYÊN ĐỀ PHƯƠNG PHÁP RÈN LUYỆN HỌC SINH YẾU, KÉM MÔN HÓA HỌC 9 LỜI GIỚI THIỆU Đối với môn hóa học, đây là môn học “vỡ lòng”, hoàn toàn mới lạ đối với các em, sự tiếp xúc môn học này ít nhiều làm cho các em bỡ ngỡ, một số í t các em có năng khiếu còn tìm tòi thích thú đối với môn học mới này, còn đa số các em đều cảm thấy xa lạ vàngần ngại, nếu không cóbiện pháp thích hợp các em rất dễ chán nản, bỏ học. Các em xem môn học này làmột trong những môn học khó khăn nhất giống như các môn học tiếng nước ngoài. Vìthực tế đối với các em, khi học môn học này phải học thuộc lòng các kíhiệu hóa học, tên gọi, hóa trị,… các em còn lúng túng, mù mờ việc dự đoán các sản phẩm tạo thành trong một phương trình phản ứng hóa học, việc củng cố rèn luyện các em đối với môn học này ở bậc THCS giúp cho học sinh cókiến thức cơ bản để làm nền tảng cho bậc học tiếp theo. Quán triệt quan điểm “dạy thật , học thật”, chống lại “bệnh thành tích” trong giáo dục, đang là căn bệnh nhức nhối trong toàn ngành giáo dục nói chung! Trong khuôn khổ chia sẻ “Phương pháp rèn luyện học sinh yếu, kém môn hóa học 9”, bản thân công tác trong ngành luôn trăn trở vàluôn tì m giải pháp nâng cao chất lượng học sinh nói chung trong đó quan tâm nhiều đến học sinh yếu kém nói riêng. I.MỤC TIÊU. - Qua nội dung của chuyên đề giáo viên có phương pháp truyền thụ kiến thức cơ bản cho học sinh, học sinh nhận biết, thông hiểu, vận dụng kiến thức làm các bài tập ở nhà, bài tập ở lớp, bài kiểm tra. - Giúp học sinh yếu củng cố kiến thức cơ bản, bổ trợ những kiến thức học sinh bị hổng từ các lớp dưới, giúp HS có thói quen độc lập suy nghĩ, tự giác trong học tập, cótinh thần trách nhiệm, cóýthức tổ chức kỉ luật. - GV cókế hoạch cụ thể, chi tiết phụ đạo học sinh yếu. - Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, thực hiện tốt “Nói không với HS ngồi nhầm lớp” - Nhằm nâng cao chất lượng dạy vàhọc - Là động lực thúc đẩy các học sinh yếu kém cóýthức hơn trong học tập - Là cơ sở kiến thức cho học sinh tiếp thu chương trình cấp trung học sơ sở - Nêu ra các bước ngắn gọn với các vídụ minh họa vàcó những vídụ thông qua một vài nội dung học ở môn hóa học 8, 9 để từng bước tạo hứng thú cho các em trong các bài học 1 TRƯỜNG THCS TAM HỒNG CHUYÊN ĐỀ PHƯƠNG PHÁP RÈN LUYỆN HỌC SINH YẾU, KÉM MÔN HÓA HỌC 9 Giúp đỡ học sinh yếu kém không chỉ làtrách nhiệm màcòn mang tí nh nhân văn sâu sắc. Như chúng ta đã biết, đối tượng học sinh yếu kém vẫn luôn tồn tại trong giáo dục, tuy nhiên số lượng học sinh yếu, kém nhiều hay ít vàmức độ tiến bộ của các em nhanh hay chậm trong quá trình được giáo dục và rèn luyện mới là điều đáng quan tâm của riêng mỗi nhà trường. Triển khai nhiệm vụ năm học 2019-2020, trường THCS Tam Hồng đã lấy việc bồi dưỡng học sinh yếu kém làm nhiệm vụ trọng tâm trong việc nâng cao chất lượng giáo dục năm nay. Đặc biệt môn hóa học ở trường THCS vìkiến thức môn hoácác em mới được làm quen ở năm lớp 8 còn trừu tượng vàkhó hiểu, nhiều em nhận thức còn hạn chế chí nh vìvậy thầy cô phải hết sức quan tâm. Xuất phát từ thực tế đó, tổ chuyên môn KHTN, tổ chức chuyên đề bồi dưỡng học sinh yếu kém để giúp trao đổi học hỏi thêm kinh nghiệm trong giảng dạy, kèm cặp học sinh yếu. Thông qua chuyên đề mỗi GV đều được thổ lộ tâm tư suy nghĩ, trao đổi vốn hiểu biết, kinh nghiệm của bản thân đối với công tác bồi dưỡng học sinh yếu, kém II. THỰC TRẠNG. 1. Thuận lợi – khó khăn: a) Thuận lợi: Nhà nước vàbộ giáo dục, sở giáo dục, phòng giáo dục, nhà trường quan tâm đến công tác bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho giáo viên. Cơ sở vật chất trường học và đồ dùng phục vụ công tác dạy vàhọc tương đối tốt. Công nghệ thông tin được cập nhật là điều kiện để giáo viên dạy tốt và học sinh học tốt. b) Khó khăn: * Học sinh: - Qua quátrì nh giảng dạy, tôi nhận thấy rằng đa số các học sinh yếu kém lànhững học sinh cábiệt, vào lớp không chịu chúýchuyên tâm vào việc học, về nhà lười học, không chuẩn bị bài, đến giờ học thìcắp sách đến trường, nhiều khi học sinh còn không biết ngày đó học môn gì, vào lớp không chép bài vìlído là không đem đồ dùng học tập của môn học dẫn tới không nắm được các kĩ năng cần thiết trong việc học vàvận dụng vào việc giải quyết các dạng bài tập Hóa học. Còn một bộ phận không í t học sinh lại không xác định được mục đích của việc học, đến lớp lo chọc phábạn bè, gọi đến không biết trả lời. 2 TRƯỜNG THCS TAM HỒNG CHUYÊN ĐỀ PHƯƠNG PHÁP RÈN LUYỆN HỌC SINH YẾU, KÉM MÔN HÓA HỌC 9 - Học sinh không hứng thúhọc tập bộ môn: Khác với các môn khác, môn Hóa Học cónhiều khái niệm trừu tượng, khó, học sinh hạn chế kiến thức cơ bản, do đó học sinh tiếp thu kiến thức ngày càng khó khăn và thiếu hụt. - Chất lượng đầu vào thấp, học sinh học yếu môn Toán, Lý không biết làm tính, yếu các kỹ năng tính toán cơ bản, cần thiết (cộng, trừ, nhân, chia) khó có khả năng tiếp thu kiến thức môn Hóa học do đó sợ môn Hóa vàkhông ham thích học Hóa. - Một số em thiếu tì m tòi, sáng tạo trong học tập, không có sự phấn đấu vươn lên, có thói quen chờ đợi lười suy nghĩ hay dựa vào giáo viên, bạn bèhoặc xem lời giải sẵn trong sách giải một cách thụ động. - Học sinh lười suy nghĩ, trình độ tư duy, vốn kiến thức cơ bản ở lớp dưới còn hạn chế, do mai một kiến thức mỗi hôm hổng một chút, với chương trình học tập như hiện nay, để học tốt, đặc biệt các môn tư duy tính toán như Toán, lý, hoá …thì để việc tập để có kết quả đòi hỏi trước đó HS phải có vốn kiến thức nhất định. Tuy nhiên, hiện nay rất nhiều HS đã không có vốn kiến thức cơ bản ngay từ lớp nhỏ, từ đó việc học càng lên các lớp lớn hơn, học những kiến thức mới có kiên quan đến những kiến thức cũ thì học sinh đã quên hết cho nên việc tiếp thu kiến thức mới trở thành điều rất khó khăn đối với các em. Nguyên nhân này cóthể nói đến một phần lỗi của giáo viên là chưa đánh giá đúng trình độ của học sinh. - Đọc chậm, viết chậm, học vẹt, không cókhả năng vận dụng kiến thức. - Ảnh hưởng công nghệ thông tin: chơi điện thoại, trò chơi máy tính– zalo - facebook khi bố mẹ không để ý, làm mất thời gian cho học tập buổi tối của học sinh. * Giáo viên: - Hệ thống câu hỏi gợi mở dẫn dắt chưa logic, chưa phù hợp cho từng đối tượng học sinh, có những tiết giáo viên thuyết trình nhiều, ngoài lề chưa khắc sâu kiến thức trọng tậm. - Chưa quan tâm đến đồng đều được tất cả HS trong lớp do sĩ số học sinh quá đông( hơn 40 HS/ lớp), chưa thực sự quan tâm đến tất cả các đối tượng học sinh trong cả lớp màchỉ chú trọng một số em học khá, giỏi vàtrung bình thời gian trên lớp giành cho HS yếu không cónhiều và coi đây là chất lượng chung của cả lớp, giáo viên chưa thật tâm lý, chưa động viên khéo léo kịp thời đối với những tiến bộ của học sinh dùnhỏ. - Chưa cân đối giữa việc truyền thụ kiến thức với rèn luyện kỹ năng thực hành hóa học. 3 TRƯỜNG THCS TAM HỒNG CHUYÊN ĐỀ PHƯƠNG PHÁP RÈN LUYỆN HỌC SINH YẾU, KÉM MÔN HÓA HỌC 9 - Không nắm chắc đối tượng dẫn tới đề quácao hoặc quáthấp đối với học sinh. - Chưa tạo được không khíhọc tập thân thiện. Giáo viên bộ môn chưa phối kết hợp tốt với giáo viên chủ nhiệm vàphụ huynh học sinh. - Phương pháp dạy học đổi mới chưa nhanh: Nhiều giáo viên chưa chú ý đến phương pháp dạy học đặc trưng của bộ môn: không cóthínghiệm trên lớp, bỏ giờ thực hành thínghiệm, phương tiện dạy học nghèo nàn, lạc hậu. - Việc kiểm tra, đánh giá chưa nghiêm túc, chưa có tác dụng khí ch lệ học sinh trong học tập, thậm chícòn tạo điều kiện cho học sinh chây lười. - Chưa tổ chức được các buổi ngoại khóa, những hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh tham gia, chưa biết xử lýhết các tì nh huống trong tiết dạy, việc tổ chức các hoạt động còn mang tí nh hì nh thức chưa phù hợp. - Phương pháp giảng dạy chưa phù hợp, năng lực tổ chức giờ học theo nhóm đối tượng còn hạn chế. * Phụ huynh học sinh vàxãhội: - Học sinh làcon em nhân dân lao động, nghèo ít có điều kiện đầu tư việc học cho con cái. - Một số phụ huynh không quan tâm đến việc học của con em, khoán trắng việc học tập của con em họ cho nhà trường. - Sự phát triển bùng nổ của công nghệ thông tin cùng với internet với các dịch vụ vui chơi, giải tríhấp dẫn đã lôi cuốn các em. 2. Thành công – Hạn chế: * Thành công: Khi áp dụng chuyên đề này phần lớn học sinh cóhứng thú với môn học, siêng năng và có ý thức tự học. Các em học sinh luôn tích cực qua việc hoàn thành bài tập ở nhàvànắm được tương đối kiến thức trọng tâm của từng bài học * Hạn chế: Thời lượng phân phối chương trình lên lớp chưa đủ để cho các em làm bài tập và trực quan bằng thínghiệm biểu diễn, một số học sinh chưa có tinh thần tự giác học tập, không cóthói quen tự học ở nhà; một bộ phận phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con em mình. 3. Mặt mạnh, mặt yếu: - Chuyên đề làtài liệu tham khảo cho giáo viên đang giảng dạy môn hóa học ở trường THCS cũng như giáo viên đang giảng dạy ở nhiều môn học khác tạo động lực cho học sinh học tập tốt hơn môn học của mình. Học sinh ý thức hơn việc tự học, nhận thấy rằng việc tự học làrất cần thiết để nâng cao kiến thức cho bản thân cũng như giúp học tốt hơn các môn học trong nhà trường đặc biệt làmôn hóa học. 4 TRƯỜNG THCS TAM HỒNG CHUYÊN ĐỀ PHƯƠNG PHÁP RÈN LUYỆN HỌC SINH YẾU, KÉM MÔN HÓA HỌC 9 - Với đối tượng học sinh yếu, để các em phát huy tốt khả năng của mì nh cần cósự phối hợp thường xuyên hơn giữa gia đình với nhà trường vàgiáo viên giảng dạy bộ môn vìvới đối tượng học sinh này kỹ năng tự học ở nhà là chưa tốt. 4. Nguyên nhân, các yếu tố tác động: Từ thực tế giảng dạy tôi nhận thấy rằng việc các em học yếu kém môn hóa học làdo nhiều nguyên nhân như: Do đặc điểm lứa tuổi, do hoàn cảnh sống và môi trường tác động, ở đây vì nhiều gia đình có hoàn cảnh khó khăn nên số học sinh bỏ học giữa chừng để làm kinh tế phụ giúp gia đình khá phổ biến, các em thấy bạn cùng lứa tuổi mình đã có thể kiếm được tiền màkhông cần học tập nhiều, cộng với việc tiếp thu các môn học gặp nhiều khó khăn cũng góp phần làm các em lơ là việc học nên tự bản thân học sinh chưa có động lực để học tập. Ngoài những nguyên nhân khách quan trên cũng còn một phần làdo kiến thức môn hóa học trừu tượng, khótiếp thu đối với một số học sinh, số lượng bài tập nhiều và khó cũng góp phần tạo nên sự chán nản nơi học sinh. 5. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà chuyên đề đã đặt ra - Từ các vấn đề màthực trạng học sinh yếu kém môn Hóa Học đã nêu ở đây có 2 nguyên nhân chủ yếu: + Làyếu tố ngoại cảnh, do môi trường sống, bạn bè và gia đình tác động đến sự tự học của học sinh nói chung.Với nguyên nhân này giải pháp khắc phục làcần tăng cường sự phối hợp tốt hơn nữa giữa nhà trường và gia đình học sinh, đặc biệt lànhững em mà gia đình có điều kiện kinh tế khó khăn, sự động viên khích lệ của giáo viên dành cho bản thân các em làcần thiết. + Là do đặc điểm môn học và phương pháp giảng dạy của giáo viên.Tâm lý chung của học sinh làdễ chán nản nếu như các em không hiểu bài. Chẳng hạn trong chương trình lớp 8 nếu các em không học thuộc bảng 1 – Một số nguyên tố hóa học SGK/ 42 vàbảng 2 – Hóa trị của một số nhóm nguyên tử SGK/ 43, những công thức chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất thìcác em khócóthể cónhững kiến thức kỹ năng cơ bản để giải bài tập. Đây lànhững công thức căn bản cóthể áp dụng vào cho cả chương trình hóa học mà nếu các em ngay từ đầu không nắm vững thìsẽ rất khóvận dụng vào làm bài tập ở những bài học tiếp theo dẫn đến chán nản dẫn đến kết quả học tập giảm sút. Từ những khó khăn nêu trên mà học sinh khi học môn hóa học 8, 9 mắc phải, với những kinh nghiệm giảng dạy nhiều năm môn hóa học lớp 8 và9 tôi mạnh dạn đề xuất một vài giải pháp nhằm giúp các em khắc phục những khó khăn trên đồng thời thông qua việc các em nắm được các kiến thức áp dụng vào làm bài tập để từng bước các em biết cách học để nâng cao kiến thức của mình. 5 TRƯỜNG THCS TAM HỒNG CHUYÊN ĐỀ PHƯƠNG PHÁP RÈN LUYỆN HỌC SINH YẾU, KÉM MÔN HÓA HỌC 9 KẾT QUẢ NĂM HỌC 2018-2019 Lớp Sĩ số Học lực Giỏi % Khá % TB % Yếu % 8A 41 16 39 20 48,8 5 12,2 8B 43 5 11,6 30 69,8 8 18,6 8C 41 12 29,3 27 65,8 2 4,9 8D 43 8 18,6 28 65,1 7 16,3 8E 44 12 27,3 29 65,9 3 6,8 Tổng 212 82 38,68 97 45,76 12 5,66 21 9,9 III. GIẢI PHÁP- BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC. * Mục tiêu của giải pháp- biện pháp: Viết lại những kinh nghiệm đã có trong quátrì nh giảng dạy nhằm giúp học sinh từng bước nắm được những kiến thức cơ bản để cải thiện kết quả học tập các môn học nói chung vàmôn hóa học nói riêng cũng như tạo tiền đề tốt để phát triển thêm nhiều kỹ năng khác trong môn hóa học như kỹ năng làm thí nghiệm, kỹ năng viết báo cáo thực hành, kỹ năng giải bài tập…… 1. Đối với phụ huynh: - PHHS theo dõi, động viên vàkiểm tra bài vở của con em mình ở nhà. - Giúp đỡ học sinh trong quátrì nh học tập ở nhà, phải có thời gian biểu cho con em của mình. - Đôn đốc, động viên con em đi học chuyên cần. - Có sự kiểm tra đột suất vàchuẩn bị cho con em đầy đủ đồ dùng trước khi đến trường. - Không cho con chơi điện thoại, máy tính vào các trò chơi vô bổ, ảnh hưởng tới chất lượng học tập của con em.Quản lý thời gian các buổi chiều của con không tới trường. - Thường xuyên liên hệ với giáo viên chủ nhiệm lớp vàgiáo viên bộ môn để nắm được tình hì nh học tập của con em mình. Từ đó GVCN cùng trao đổi với phụ huynh để tìm biện pháp tốt nhất cho con em. 2. Đối với giáo viên: Giáo viên là người chủ đạo trong việc khắc phục học sinh yếu, thành hay bại làphần lớn do giáo viên. Vìvậy giáo viên là người hết sức quan trọng trong việc khắc phục học sinh yếu. 6 TRƯỜNG THCS TAM HỒNG CHUYÊN ĐỀ PHƯƠNG PHÁP RÈN LUYỆN HỌC SINH YẾU, KÉM MÔN HÓA HỌC 9 - Giáo viên nghiên cứu tài liệu, có giáo án đầy đủ khi lên lớp, cósổ theo dõi học sinh học tập, kiểm tra đánh giá học tập của học sinh trong quátrì nh phụ đạo. - Chủ động gặp phụ huynh trao đổi về việc học tập của HS, cùng với phụ huynh tìm biện pháp khắc phục. - Tiếp theo GV lập kế hoạch phụ đạo HS yếu ngoài giờ học tự chọn, chí nh khóa cóthể ở trường, ở nhà. - Trong tiết dạy học bình thường GV soạn bài nhất thiết phải cókế hoạch dạy học cho những HS yếu. Kế hoạch dạy học cho HS yếu phải phù hợp với trình độ HS đó, không nên dạy những vấn đề hoặc kiến thức của lớp đó mà có thể dạy kiến thức của lớp dưới. - Phân công HS khá, giỏi giúp đỡ bạn ở trường, ở nhà, xây dựng đôi bạn cùng tiến. Tạo ra các nhóm học tập, thi đua trong các nhóm có học sinh yếu. - Đưa câu hỏi vàbài tập dạng nhận biết vào giờ luyện tập để cho HS làm - Động viên, tuyên dương kịp thời HS cótiến bộ - Phân tích nguyên nhân từ đâu. Để từ đó có biện pháp khắc phục hợp lý vàcóhiệu quả. Từ thực tiễn giảng dạy tôi nhận thấy rằng để học sinh không còn yếu kém đối với môn học này cũng như từng bước tạo hứng thúsay mêvới môn học của các em, để ngày càng nâng cao chất lượng môn học thìcần phải trải qua những bước làm cụ thể sau: + Phân loại học sinh, giúp đỡ, động viên kịp thời: + Kiểm tra kiến thức chung của các em từ đầu năm học từ đó phân loại học sinh yếu kém, trao đổi với giáo viên chủ nhiệm,giáo viên bộ môn của năm học trước để cóthể nắm rõtí nh cách, hoàn cảnh học lực của những môn học liên quan. Giáo viên không chỉ truyền đạt kiến thức màquan trọng hơn là tổ chức những tì nh huống kí ch thích sự tò mò, đòi học của các em, hướng dẫn các em khắc phục khó khan màhọc tập để tiến bộ, trang bị cho các em học sinh yếu kém những kiến thức cơ bản đã học qua màcác em quên hoặc chưa biết, cần thiết ghi tóm tắt, cách nhớ, mẹo nhớ…giúp cho các em biết cách học, có phương pháp học tập phùhợp với bộ môn - Thiết nghĩ làm giáo dục và đào tạo không chỉ dạy các em kiến thức cơ bản trong từng môn học màcòn phải kết hợp giáo dục đạo đức, hiểu rõ tâm lý đối tượng nghiên cứu để có biện pháp thí ch hợp vàkịp thời, tùy theo từng học sinh vàtừng nguyên nhân cụ thể dẫn đến học yếu, kém. Hóa học làmôn tự nhiên liên quan mật thiết với môn Toán, Lýnếu các em hỏng kiến thức, thiếu kỹ năng làm toán thìcác em dễ chán nản môn Hóa học. 7 TRƯỜNG THCS TAM HỒNG CHUYÊN ĐỀ PHƯƠNG PHÁP RÈN LUYỆN HỌC SINH YẾU, KÉM MÔN HÓA HỌC 9 - Điều này bắt nguồn từ bệnh thành tí ch của nhiều năm trước, có những em đã học lớp 9 màtìm ẩn x hay áp dụng quy tắc tam suất để tìm số mol trên phương trình còn chưa nắm vững. Giúp các em lấy lại tự tin, đòi hỏi giáo viên phải ôn lại những kiến thức căn bản về toán học. Vídụ: Tìm hóa trị của một nguyên tố chưa biết, ta cần đặt ẩn x (làhóa trị của nguyên tố cần tìm), sau đó áp dụng quy tắc hóa trị để tì m x, chẳng hạn ta được 2x = 6 => x = 6/2 = 3. Hay, cứ 1 mol sắt tác dụng với 2 mol HCl. Vậy 0,05 mol sắt tác dụng thìcần bao nhiêu mol HCl phản ứng, màcác em còn lung túng chưa giải quyết được. - Thường xuyên kiểm tra bài, làm những bài tập đơn giản để động viên, khích lệ tinh thần, khen tặng những tiến bộ qua từng bài tập nhỏ. Chẳng hạn: “ Hôm nay em rất tiến bộ, cố gắng thêm”. Ngoài những khen tặng động viên khi các em tự hoàn thành một bài tập hay đã nắm vững một vấn đề nào đó còn phải tìm những điểm tôt khác của các em để khen ngợi. Chẳng hạn, tính cẩn thận, cách trình bày rõràng. Khen tặng, khích lệ tinh thần làmột nghệ thuật dẫn dụ con người màtừ xưa đến nay các nhàkhoa học lừng danh đã làm nên lịch sử cũng từ đó. - Để hỗ trợ các em trong học tập, cần hướng dẫn các em suy đoán đơn giản về sản phẩm tạo thành cho một phản ứng hóa học vô cơ thông thường: phản ứng trung hòa, phản ứng trao đổi, phản ứng hóa hợp, phản ứng thế, phản ứng nhiệt phân vàkể cả phản ứng oxi hóa khử thông thường…. - Đầu tiên phải kiểm tra vàgiúp cho các em học thuộc kíhiệu vàhóa trị của một số nguyên tố thường gặp một cách thành thạo - Hướng dẫn lại cách viết đúng công thức hóa học: Công thức hóa học dạng chung: a b AxBy Trong đó: A, B làKHHH của nguyên tố (B cóthể lànhóm nguyên tử) a;b làhóa trị của A,B x, y làchỉ số của A, B + Trường hợp I: a = b  x= y= 1(chỉ số 1 không ghi trong CTHH) I I Vídụ: + NaxCly  CTHH: NaCl II II Mg x OY  CTHH: MgO II II Fex(SO4)y  CTHH : FeSO4 8 TRƯỜNG THCS TAM HỒNG CHUYÊN ĐỀ PHƯƠNG PHÁP RÈN LUYỆN HỌC SINH YẾU, KÉM MÔN HÓA HỌC 9 + Trường hợp II: a # b  x= b, y = a (x, y tối giản) III II Vídụ : AlxOy  CTHH : Al2O3 IV II SxOy  CTHH: SO2 II III Cax (PO4)y  CTHH: Ca3 (PO4)2 II II Cax (HPO4) y  CTHH: CaHPO4 - Cách nhanh để lập CTHH: Hóa trị của nguyên tố này là chỉ số của nguyên tố kia (trừ một số trường hợp ngoại lệ) * Cho các em viết công thức hóa học từ dễ đến khó như sau: - Viết công thức các chất tham gia phản ứng - Dự đoán phản ứng xảy ra (dự đoán sản phẩm tạo thành) của oxit bazơ với axit : để viết đúng sản phẩm của phản ứng giữa axit với oxit bazơ, ta có cách nhớ như sau : ‘‘ Kim loại trong oxit sẽ kết hợp với gốc axit tạo thành muối, hidro kết hợp với oxi tạo thành nước’’ hay dễ nhớ nhất là ‘‘ gần với gần, xa với xa’’ Vídụ: 6HCl + Al2O3 -> 2AlCl3 + 3H2O Quan trọng hơn là học sinh phải thuộc hóa trị để viết đúng công thức hóa học vàcân bằng đúng phương trình. Đối với nhiều học sinh lớp 9 bài toán tính theo PTHH đơn giản nhiều em vẫn chưa biết làm, chưa biết mì nh phải bắt đầu từ đâu, giáo viên nên đưa ra phương pháp giải và hướng dẫn học sinh từ từ để học sinh nắm được phương pháp. Trước tiên phải ôn tập cho học sinh một số công thức cần vận dụng khi giải toán tí nh theo PTHH: * Công thức chuyển đổi giữa khối lượng và lượng chất: m = n . M  n = m: M  M = m : n m: Khối lượng chất( g) , n làsố mol chất( mol). M làkhối lượng mol (g) * Công thức chuyển đổi giữa lượng chất vàthể tích chất khí: + V (đktc) = 22, 4. n  n = V: 22,4 +V (đk thường) = 24.n  n= V: 24 * Công thức tỉ khối của khí A đối với khíB: dA/B = MA : MB * Công thức tìm khối lượng dung dịch liên quan đến khối lượng riêng: m = V. D  V = m: D 9 TRƯỜNG THCS TAM HỒNG CHUYÊN ĐỀ PHƯƠNG PHÁP RÈN LUYỆN HỌC SINH YẾU, KÉM MÔN HÓA HỌC 9 m: làkhối lượng dung dịch (g) D làkhối lượng riêng V làthể tích dung dịch. * Công thức tính nồng độ mol vànồng độ % của dung dịch: - Công thức tính nồng độ mol: CM = n/V CM: Nồng độ mol n: số mol V: thể tích (l) - Công thức tí nh nồng độ phần trăm: C% = mct . 100% mdd + mct làkhối lượng chất tan, biểu thị bằng gam + m dd làkhối lượng dung dịch, biểu thị bằng gam mdd = mct+ m dm Từ những công thức trên, học sinh đã vận dụng vào bài tập tí nh theo PTHH Dạng cơ bản: Dựa vào lượng 1 chất tính lượng các chất khác theo phản ứng. Phương pháp giải: Bước 1: Đổi khối lượng hoặc thể tích chất khíra số mol: + Nếu đề bài cho khối lượng: n= m/M + Nếu đề bài cho thể tích chất khí(đktc): n= V/22.4 Bước 2: Lập PTHH của phản ứng Bước 3: Dựa vào PTHH để tìm số mol chất tham gia hoặc tạo thành Bước 4: Đổi số mol thành khối lượng hoặc thể tí ch (m = n.M, V = n.22, 4)  Lớp 8: Vídụ 1: Bài tập này cóthể được vận dụng thi học kì1 sau khi học tiết 32, 33 tí nh theo PTHH. Đề: Cho 3, 25 gam kẽm tác dụng với dung dịch axit clohiđric (HCl) vừa đủ, tạo thành kẽm clorua (ZnCl2) và khí hiđro. a. Tính khối lượng của axit clohiđric đã dùng? b. Tính thể tích khí hiđro thoát ra( đk tc) Hướng dẫn: n m M Zn = Zn : Zn = 3,25 : 65 = 0,05(mol) Phương trình hóa học Zn + 2HCl -> ZnCl2 + H2 (1) 0.05------->0.1------------------>0.05 (mol) Theo phương trình hóa học ta có: (1) ta có nHCl = 2.nZn = 2.0,05= 0,1 (mol) 10 TRƯỜNG THCS TAM HỒNG CHUYÊN ĐỀ PHƯƠNG PHÁP RÈN LUYỆN HỌC SINH YẾU, KÉM MÔN HÓA HỌC 9 HCl nHCl . MHCl  0, 1. 36, 5 = 3, 65(g) + nH2 = nZn = 0, 05 (mol) VH2 = n .22, 4 = 0, 05. 22, 4 =1, 12 (lit) Vídụ 2: Bài tập này có thể được vận dụng thìhọc kìII sau khi học tiết 62,33 Nồng độ dung dịch Đề: Hòa tan 8, 4 gam Fe bằng dd HCl 10, 95% (vừa đủ) a. Viết PTHH. b. Tính thể tích khi thu được (đktc) c. Tính khối lượng dung dịch axit cần dùng? d. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch thu được sau phản ứng. Hướng dẫn: a. PTHH: Fe + 2HCl -> FeCl2 +H2 (1) b. nFe = m: M = 8,4: 56 = 0,15 ( mol) Theo (1); nH2= nFeCl2 = nFe = 0.15 (mol) V H2 (đktc) = 22, 4. 0, 15 = 3, 36 (l) c. Theo (1) nHCl = 2 nFe = 2. 0, 15 = 0, 3 (mol) m HCl = 0,3. 36, 5 = 10, 95 = 100 (g) Khối lượng dung dịch axit HCl 10, 95% cần dùng là: m HCl = ( 10,95.100) / 10,95 = 100 g d. Dung dịch sau phản ứng cóFeCl2 .mFeCl2= 0, 15. 127 = 19, 05 (g) m H2= 0, 15 .2 = 0, 3 (g) m dd sau p/ư = ( 8,4 + 100) – 0,3 = 108,1 gam C% FeCl2 = (19, 05 .100) / 108, 1 = 17, 62% Hoặc là, để nhận dạng một bài toán, chẳng hạn dạng toán dư thường gặp ở bậc THCS.Các em chú ý đến dữ kiện đề bài (bài cho đồng thời cả 2 lượng chất tham gia phản ứng vàyêu cầu tính lượng chất tạo thành. Trong số hai chất tham gia phản ứng sẽ cómột chất phản ứng hết, chất kia cóthể phản ứng hết hoặc dư. Lượng chất tạo thành tính theo lượng chất nào phản ứng hết, do đó phải tìm xem trong hai chất cho biết, chất nào phản ứng hết. Phương pháp giải: Tìm chất dư, chất hết → Tính theo chất hết. - Bước 1: Tí nh số mol mỗi chất. - Bước 2: Viết phương trình phản ứng: A+B → C+D - Bước 3: Lập tỉ lệ so sánh: m 11 TRƯỜNG THCS TAM HỒNG CHUYÊN ĐỀ PHƯƠNG PHÁP RÈN LUYỆN HỌC SINH YẾU, KÉM MÔN HÓA HỌC 9 nAbaicho nBbaicho nAphuongtrinh nBphuongtrinh so với Tỉ số nào lớn hơn chất đó dư, chất kia hết → Tính theo chất hết. Vídụ: Cho 32,5 gam kẽm tác dụng với 47,45 gam axit clohiđric. a. Tính thể tích khí hiđro sinh ra (đktc) ? b. Tính khối lượng muối kẽm clorua tạo thành ? Hướng dẫn: - Số mol các chất tham gia phản ứng: + nZn = mZn 32,5 = 0,5(mol)  M Zn 65 + nZn = mHCl 47, 45 = 1,3(mol)  M HCl 36,5 - Phương trình phản ứng: Zn + 2HCl → ZnCl2+ H2 - Xét tỉ lệ: nZnbaicho nZnphuongtrinh  0,5 1 < nHClbaicho nHClphuongtrinh  1,3 2 → Axit HCl dư, kim loại Zn hết. → Tính theo Zn. a. Theo phương trình phản ứng ta có: +n H2 = nZn = 0,5(mol) →VH2 = 0,5 . 22,4 = 1,12(l) b. Theo phương trình phản ứng ta có: + nZnCl2 = nZn = 0, 5 (mol) mZnCl2 = nZnCl2 .MZnCl2 = 0, 5. 136= 68(g) *Gây hứng thútừ những ứng dụng hóa học vào thực tế Ngoài ra làm một số thínghiệm vui để gợi tính tò mò, thích thú. Tìm tòi và sưu tầm những đoạn phim video clip thực hành trong phòng thínghiệm để các em quan sát những hiện tượng vàcác thao tác khi làm thínghiệm. Đồng thời giải thích các hiện tượng bíẩn trong tự nhiên gây hứng thú, khám phá đối với lứa tuổi dễ bị lôi cuốn này, vàcho các em hiểu rằng các sự việc, hiện tượng xảy ra xung quanh ta như ăn, uống hay đồ kim loại bị hư…, đều có phản ứng hóa học xảy ra. - Vídụ: Giải thích hiện tượng ma chơi trong tự nhiên : ‘‘Ma trơi’’ thường xuất hiện ở những vùng đầm lầy, nghĩa địa lànhững đóm sang bay bay trong không khí mà người ta đã dệt nên nhiều câu chuyện rùng rợn về ma quỷ. Tại các nghĩa địa, khi xác chết bị thối rữa do vi sinh vật hoạt động, ở não người chứa lượng photpho được giải phóng dưới dạng photphin(PH3)và điphotphin(P2H4). Điphotphin là chất lỏng, dễ bay hơi và tự 12 TRƯỜNG THCS TAM HỒNG CHUYÊN ĐỀ PHƯƠNG PHÁP RÈN LUYỆN HỌC SINH YẾU, KÉM MÔN HÓA HỌC 9 bốc cháy trong không khíở nhiệt độ thường làm cho PH3 cháy tạo ta P4H10 và H2O, khi cháy tỏa ra nhiệt lượng lên đến 150oC: 2 P2H4+ 7 O2-------->2P2O5 +4H2O +Q Nhờ nhiệt lượng Q tỏa ra ở phản ứng trên mà: 2PH3+ 4O2------ >P2O5+ 3H2O + Q Từ hai phản ứng trên tạo ra năng lượng dưới dạng ánh sáng. Do đó khi hỗn hợp (PH3, P2H4) cóhình ngọn lửa vàng sáng, bay là là di động trên mặt đất, lúc ẩn, lúc hiện mà người ta gọi đó chơi là ‘‘Ma trơi’’ hiện tượng này thường gặp ở các nghĩa địa khi cótrời mưa có gió nhẹ. - Vídụ: phát hiện dấu vân tay : Cơ quan điều tra thường rắc bột để phát hiện dấu vân tay của thủ phạm. điều này các nhàkhoa học ứng dụng phản ứng hóa học vào công tác điều tra. Trên da chúng ta có một lớp mỡ, lớp mỡ này sẽ bán vào các vật dụng như con dao, thanh gỗ hay súng… Ta dùng cồn iot rắc lên vật đó, cồn iot sẽ hòa tan hết lớp mỡ và xuất hiên dấu vân tay, sau đó đối chiếu với chứng minh thư của những người tì nh nghi sẽ dễ dàng phát hiên ra thủ phạm - Vídụ: Các nhũ thạch được hình thành từ đá vôi (thành phần chính là CaCO3) qua 2 giai đoạn: - Sự pháhủy đá vôi CaCO3 do tác dụng của nước mưa có hòa tan khí CO2 tạo ra muối tan Ca(HCO3)2 PTHH: CaCO3 + CO2 + H2O -----> Ca(HCO3)2 - Sự phân hủy Ca(HCO3)2 : dung dịch Ca(HCO3)2 theo các kẽ nứt chảy xuống các vòm hang vàbị phân hủy tạo ra nhũ thạch - PTHH: Ca(HCO3)2----- >CaCO3↓+ CO2↑+ H2O *Kết hợp phương pháp ôn- giảng- luyện : Đây là 3 bước chí nh của một tiết lên lớp được sử dụng liên tục trong quátrình giảng dạy. Để sử dụng phương pháp ôn – giảng – luyện đạt hiệu quả, trước nhất giáo viên bộ môn phải xem xét toàn bộ chương trình giảng dạy của bộ môn mình phụ trách trong năm học cóliên hệ với những kiến thức cơ bản của những lớp dưới mà các em đã học. Sau đó lập kế hoạch ôn tập hệ thống hóa kiến thức cơ bản của những lớp học trước vào đầu năm học cho học sinh kết hợp với giảng vàluyện. Đối với học sinh yếu, kém thường ít chú ý đến tiết học, việc học-hiểuhành tại lớp làcần thiết. Ngoài ra cũng phải biết sắp xếp thời gian học tập một cách khoa học giữa các môn học vàlàm bài tập ở nhà. Các em cónhiều lỗ hỏng 13 TRƯỜNG THCS TAM HỒNG CHUYÊN ĐỀ PHƯƠNG PHÁP RÈN LUYỆN HỌC SINH YẾU, KÉM MÔN HÓA HỌC 9 kiến thức và ‘‘khó nhớ, mau quên’’ nên phương pháp ôn- giảng-luyện phải được sử dụng thường xuyên. Trong bước kiểm tra bài cũ để ta ‘‘ôn’’ kiến thức đã học cho học sinh, đồng thời chuẩn bị cho việc tiếp thu kiến thức mới, ta vẫn phải giảng vàluyện nếu cần thiết. ‘‘giảng’’ nếu đã quên hay chưa hiểu. ‘‘luyện’’ nếu chưa đủ để khắc sâu…Nếu phần câu hỏi kiểm tra liên quan đến bài học mới thìthìviệc luyện ở trong bước này sẽ giúp í ch rất nhiều cho việc tiếp thu bài mới của học sinh *Vídụ: Về môn hóa học ở lớp 9: khi dạy bài bazơ, ta có thể cho học sinh các câu hỏi sau đã học ở lớp 8 vàở tiết trước : 1.Viết CTHH của các hợp chất sau đây: Natri hiđroxit, Canxi hiđroxit, Magiehiđroxit, Nhôm hiđroxit 2. Viết các phương trình phản ứng sau: a. H2SO4 + NaOH ----- > b. HCl + Al (OH) 3-----> c. CO2 + Ca (OH) 2 dư----- > d. CuSO4 + NaOH----- > Sau khi học sinh làm bài tập, ta kết hợp với quả làm bài của các em mà giảng hoặc luyện để cuối cùng nhận xét vàvào bài mới: Thế nào là Bazơ? Phân loại Bazơ, Tính chất hóa học của bazơ? *Trong bước giảng bài mới giáo viên cần phải làm nổi bật kiến thức trọng tâm của bài. Với phương pháp ôn- giảng – luyện kết hợp với phương pháp tinh giảng, đa luyện, tuy luyện tập vẫn kết hợp với giảng, dùng luyện để bớt giảng. Nhưng đối với học sinh yếu kém vẫn phải thường xuyên ôn kiến thức. Muốn như vậy với từng kiến thức trọng tâm đều cho học sinh lặp lại bằng hì nh thức trả bài (ôn), sau khi cho học sinh làm bài (luyện) để rút ra kết luận (giảng). Cứ như thế khi giảng bài mới vẫn kết hợp nhuần nhuyễn với luyện vàôn giúp học sinh tiếp thu dễ dàng bài học mới…. Việc phát hiện học sinh yếu kém, qua đó bổ sung kiến thức cơ bản vàsử dụng phương pháp Ôn - giảng - luyện phùhợp với độ tiếp thu của học sinh yếu kém để giúp các em học tập tiến bộ. Rèn kĩ năng giải bài tập: Đối với môn hóa học (hay một số môn khác), để rèn luyện học sinh yếu kém thìgiáo viên cần rèn luyện kỹ năng giải bài tập cho học sinh. Bài tập hóa học cótác dụng: + Phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh + Giúp học sinh hiểu rõvàkhắc sâu kiến thức 14 TRƯỜNG THCS TAM HỒNG CHUYÊN ĐỀ PHƯƠNG PHÁP RÈN LUYỆN HỌC SINH YẾU, KÉM MÔN HÓA HỌC 9 + Hệ thống hóa các kiến thức đã học…. + Rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo (sử dụng ngôn ngữ hóa học, lập công thức, cân bằng phương trình, tính theo công thức và phương trình, các tính toán đại số : quy tắc tam suất, giải phương trình, hệ phương trình….) + Giúp giáo viên đánh giá được học sinh, học sinh cũng tự kiểm tra, biết được lỗ hỏng kiến thức để kịp thời bổ sung. + Rèn luyện cho học sinh tí nh kiên trì,chịu khó, cẩn thận, chí nh xác, khoa học… làm cho các em yêu thích bộ môn, say mêkhoa học. - Lựa chọn bài tập tiêu biểu, điển hình. Biên soạn hệ thống các bài tập để làm tài liệu tiện sử dụng, như: các bài tập cơ bản, điển hì nh; sắp xếp theo từng dạng bài tập; sắp xếp theo mức độ từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp - Cho các em nắm chắc phương pháp giải các bài tập cơ bản: sửa bài tập mẫu thật kĩ (giảng chậm, có thể giảng kĩ để các em hiểu thật rõ vànắm chắc); cho thêm các bài tập tương tự ở mức độ khó dần, ôn luyện thường xuyên. Nếu các em quên ta cũng kiên trì nhắc lại một cách vui vẻ vàtự nhủ với lòng mình ‘‘thế đã tốt lắm rồi, đã chịu học rồi!’’ - Thường xuyên kiểm tra bài để các em thuộc bài đã học (cóthể hệ thống hóa kiến thức ở từng bài). Sau đó rèn kỹ năng giải bài tập theo sự phân loại dựa vào nội dung màcác em vừa mới học Một số vídụ về bài tập dạng nhận biết các chất: Cho các em học thuộc các phản ứng hóa học đặc trưng của từng loại nhóm chức, ảnh hưởng qua lại của nhóm chức với gốc hóa học, từ đó dựa vào phản ứng tạo kết tủa, cómàu hoặc sủi bọt khí… mà giúp cho các em phân biệt. Hệ thống hóa lại cách nhận biết cho các em dễ nhớ : Các dung dịch muối đồng thường có màu xanh lam, dùng quỳ tím để nhận biết axit( quỳ tím hóa đỏ), bazơ( quỳ tím hóa xanh), các muối =SO3, = CO3 nhận bằng dung dịch HCl, H2SO4loãng -> có khíthoát ra (SO2, CO2), các muối =SO4 nhận biết bằng các dung dịch muối như : BaCl2, Ba(NO3)2,…hoặc ngược lại-> tạo kết tủa trắng BaSO4, các muối – Cl nhậnbằng dung dịch AgNO3 (hoặc ngược lại)->tạo kết tủa trắng (AgCl)… *Vídụ 1: Hãy nhận biết 3 dung dịch không màu đựng trong ba lọ mất nhãn sau bằng phương pháp hóa học: HCl, KOH, Na2SO4 (Dùng quỳ tím) *Vídụ 2: Hãy nhận biết 3 dung dịch không màu đựng trong ba lọ mất nhãn sau bằng phương pháp hóa học: Na2SO4, NaCl, NaNO3 15 TRƯỜNG THCS TAM HỒNG CHUYÊN ĐỀ PHƯƠNG PHÁP RÈN LUYỆN HỌC SINH YẾU, KÉM MÔN HÓA HỌC 9 Giáo viên cần lưu ý học sinh giữa gốc = SO4và– Cl, ưu tiên nhận gốc = SO4 trước (Dùng dung dịch BaCl2 nhận Na2SO4 cóhiện tượng kết tủa trắng đục; dùng AgNO3 nhận NaCl xuất hiện kết tủa trắng đục, còn lại NaNO3 không có hiện tượng gì) PTHH : Na2SO4 + BaCl2 ---- > 2NaCl + BaSO4↓ NaCl + AgNO3 ---- >NaNO3+ AgCl↓ *Tóm lại: Để rèn kĩ năng cho học sinh yếu kém, ngoài tình yêu thương dành cho học trò, giáo viên cần phải nâng niu soạn giảng từng bài trong hệ thống bài tập từ đơn giản đến phức tạp vàcómức độ nâng dần lên, cho các em làm đi, làm lại nhiều bài tập cùng một loại để khắc sâu cách giải cho các em. Từ đó giúp các em cótiến bộ, có căn bản, tự tin trong học tập bộ môn. Bản thân luôn tự nhắc nhở phải hết sức bình tĩnh, luôn nhẹ nhàng hướng dẫn từng vấn đề, không tỏ ra nóng giận, khó chịu, hay lớn tiếng khi các em làm sai bài tập, hay chưa hiểu đúng một vấn đề,…Điều đó dễ làm các em tự ty, mặc cảm mà thu người lại. Hóa thân thành người bạn của các em để hiểu rõ các em đang nghĩ gì, muốn gì. Quan tâm đến các em, hiểu rõhoàn cảnh giúp đỡ kịp thời, có thể trò chuyện, gần gũi, thăm hỏi. Sự khích lệ cuả người thầy làm học sinh tự hào về mình, tự tin vào bản thân vàcóhứng thúhọc tập thực sự. Đây làlứa tuổi các em không còn trẻ con nữa, nhưng chưa hẳn là người lớn. Ở lứa tuổi này các em dễ bị tổn thương, cần được phát huy tính độc lập nhưng cũng rất cần đến sự chăm sóc chu đáo và đối xử tế nhị. Đó là tình yêu đích thực của người thầy với tương lai học trò. Tiếp theo giáo viên lập kế hoạch phụ đạo học sinh yếu ngoài giờ học chí nh khóa cóthể ở trường, ở nhà. Trong tiết học bình thường GV soạn bài nhất thiết phải cókế hoạch dạy học yếu phải phùhợp với trình độ học sinh đó. + Đối với môn Hoáhọc : trong một tiết học chúng ta phải cho tất cả các em hoạt động cho dùhọc sinh giỏi hay yếu bằng nhiều cách để lôi cuốn các em tham gia vào hoạt động học.Nói chung HS hổng kiến thức ở đâu thì GV phải có kế hoạch ôn tập, bổ sung ở đó. - Chủ động gặp phụ huynh học sinh đối với việc học tập của học sinh, cùng với phụ huynh tìm biện pháp khắc phục. - Trong buổi sinh hoạt tổ hàng tháng, báo cáo tiến độ, nếu giáo viên nào còn vướng mắc thìgiáo viên trong tổ cùng đóng góp ý kiến. 3. Đối với tổ chuyên môn: 16 TRƯỜNG THCS TAM HỒNG CHUYÊN ĐỀ PHƯƠNG PHÁP RÈN LUYỆN HỌC SINH YẾU, KÉM MÔN HÓA HỌC 9 - Chịu trách nhiệm trước BGH nhà trường về việc công tác quản lý tổ viên phụ đạo HS yếu kém. - Tập hợp danh sách học sinh yếu kém báo cáo nhà trường. - Họp tổ để phân tí ch nguyên nhân, bàn kế hoạch khắc phục học sinh yếu kém - Đề xuất với nhà trường về cách khắc phục HS yếu kém - Tổ hội thảo chuyên đề “Bồi dưỡng học sinh yếu, kém”. - Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra các biện pháp khắc phục học sinh yếu kém. - Giao trách nhiệm cho từng giáo viên và báo cáo thường xuyên cho nhà trường. - Hàng tháng sinh hoạt tổ chuyên môn với nhà trường thìtổ chuyên môn báo cáo tiến độ tiếp thu của những em học sinh yếu. 4. Đối với đại diện hội cha mẹ học sinh: -Ban đại diện hội cha mẹ HS nhà trường mời phụ huynh có con em học yếu bàn về cách khắc phục.Ban đại diện hội CMHS có biện pháp hỗ trợ về vật chất cho GV, HS (nếu có). - Đặc biệt thường xuyên động viên, đôn đốc phụ huynh đưa con đi học chuyên cần, quan tâm đến việc học để nâng cao chất lượng. 5. Đối với chính quyền địa phương xã: - Nhà trường thường xuyên báo cáo về những phụ huynh không quan tâm hoặc con em ở nhà đi học không chuyên cần hay nghỉ đi chơi…. Từ đó, chính quyền địa phương có biện pháp nhắc nhở, động viên những phụ huynh này. - Có biện pháp hỗ trợ vật chất cho những gia đình gặp khó khăn về kinh tế. - Quản lýnghiêm ngặt các quán chơi internet * Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp: Để các giải pháp trên cóthể áp dụng thành công trong việc rèn luyên học sinh yếu kém môn Hóa Học THCS trước hết cần ở giáo viên giảng dạy tinh thần trách nhiệm cao, chịu khótìm hiểu các sách tham khảo, tài liệu trên internet để cóthêm kiến thức chuyên môn vừa sâu vừa rộng. Cần cósự phối hợp của gia đình học sinh trong việc nhắc nhở các em trong thời gian học ở nhà, cóthời gian hợp lýgiữa việc học vàcác công việc phụ giúp gia đình của các em. *Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp: Các biện pháp nêu ra để làm tăng cường khả năng tự học của học sinh phù hợp với các giải pháp mà đề tài đã nêu. Để các giải pháp được giải quyết trọn 17 TRƯỜNG THCS TAM HỒNG CHUYÊN ĐỀ PHƯƠNG PHÁP RÈN LUYỆN HỌC SINH YẾU, KÉM MÔN HÓA HỌC 9 vẹn vàhiệu quả thìcác biện pháp cần thiết thực, dễ thực hiện đối với giáo viên kể cả những giáo viên mới ra trường Các biện pháp cụ thể để giải quyết vấn đề đều gắn liền với giải pháp được nêu ra trong đề tài, qua đó giúp các giải pháp nêu ra phát huy hiệu quả cao nhất đồng thời giúp giải quyết được những mâu thuẫn trong đề tài. * Kết quả khảo nghiệm, giátrị khoa học của vấn đề nghiên cứu Qua thời gian giảng dạy và vận dụng phương pháp rèn luyện học sinh yếu kém môn hóa học, nhận thấy tiết học sinh động hơn, không còn cảm giác nặng nề như trước đây, nhất làcác em học sinh yếu kém tỏ ra có hứng thú với môn học hơn trước, siêng năng và có ý thức tự học. Các em luôn tích cực qua việc hoàn thành bài tập ở nhàvànắm được tương đối kiến thức trọng tâm từng bài học. IV. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ: 1. Kết luận: Để đạt kết quả tốt trong giảng dạy người thầy phải có niềm say mê, tì nh yêu thương đối với mọi đối tượng học trò, tí nh kiên nhẫn, cóniềm tin vàkhông ngại khó, Là giáo viên đứng lớp, tiếp xúc với các em hằng ngày, hiểu được tâm lý của lứa tuổi khó bảo, Luôn tạo cho các em tin mỗi ngày đến trường làmột niềm vui, khi các em đã yêu thích môn học thìviệc hạn chế học sinh yếu kém là không khó.‘‘Phương pháp giáo dục phổ thông làphải phát huy tí nh tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phùhợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học ;bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm ; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn ; tác động đến tì nh cảm, đem lại niềm vui, hứng thúhọc tập cho học sinh’’ * Đối với học sinh - Trong tiết học, phải tập chung tất cả cho việc nghe giảng bài, tự ghi bài đầy đủ, tham gia đóng góp với lớp khi cóvấn đề được đặt ra. - Học thuộc bài và làm bài tập của thầy, cô cho và sách giáo khoa… chuẩn bị tốt theo lời dặn của thầy côcho tiết học tới. - Tham gia học tổ, học nhóm… mạnh dạn hỏi giáo viên những vấn đề chưa nắm rõ - Chủ động tìm hiểu vàhọc tập những kiến thức mới với ôn- luyện những kiến thức cũ và có thể bổ sung, nâng cao. - Để đạt được kết quả trong học tập thìbản thân học sinh phải tự mình tìm kiếm kiến thức vàluôn ôn- luyện để không bị quên kiến thức đã học. * Đối với giáo viên: 18 TRƯỜNG THCS TAM HỒNG CHUYÊN ĐỀ PHƯƠNG PHÁP RÈN LUYỆN HỌC SINH YẾU, KÉM MÔN HÓA HỌC 9 - Luôn tìm tòi học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp, họp tổ, nhóm, họp hội đồng bộ môn ….đầy đủ. - Sưu tầm tài liệu, tì m những bíquyết để giúp các em dễ nhớ vànhớ lâu kiến thức cơ bản, hướng dẫn kỹ năng, phương pháp học tập cho học sinh. - Cần phải có tình yêu thương học sinh, tận tụy với nghề nghiệp, luôn động viên, khen ngợi, khí ch lệ tinh thần kịp thời và đúng lúc, phải có phương châm ‘‘kỷ cương, tình thương, trách nhiệm’’ Mặc dù bản thân người viết rất cố gắng cho bài viết được cô đọng, có chiều sâu về nội dung cũng như cách trình bày nhưng vì thời gian có hạn, quá trì nh công tác và kinh nghiệm còn hạn chế nên không thể tránh được những thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp thiết thực từ quýthầy cônhằm giúp đề tài được hoàn thiện hơn và có thể triển khai áp dụng vào thực tiễn 2. Kiến nghị: Đề tài có thể áp dụng vào thực tiến giảng dạy tôi xin đề xuất 1 vài ýkiến chủ quan như sau: Đối với lãnh đạo nhà trường: + Cần phối hợp giữa GVBM. GVCN và nhà trường, ban đại diện hội cha mẹ học sinh kịp thời vận động các em bỏ tiết đi học đều đặn. + Nhà trường cần xây dựng thêm phòng học để cóthể bố trílớp phụ đạo cho tất cả các môn học các em học yếu kém bộ môn. + Không những chỉ môn Hóa học màcác môn học khác các thầy cô nên chútrọng sâu hơn vấn đề chuẩn bị, nội dung, phương pháp và hình thức phụ đạo cho học sinh có tính khơi gợi hứng thú để học sinh nắm bắt kịp kiến thức các môn học./. Tam Hồng, ngày… tháng … năm …… Người viết chuyên đề Duyệt của BGH 19 TRƯỜNG THCS TAM HỒNG
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan