Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Chuyên đề hsg rèn luyện kĩ năng làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo...

Tài liệu Chuyên đề hsg rèn luyện kĩ năng làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí

.DOCX
28
5
126

Mô tả:

PHÒNG GIÁO DUC VÀ ĐÀO TẠO TAM DƯƠNG Trêng thCS VÂN HỘI -----***-----  CHUYÊN ĐỀ HSG THCS MÔN: NGỮ VĂN RÈN LUYỆN KĨ NĂNG LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ  Giáo viên: Phạm Thị Thơm Tổ: Ngữ Văn Năm học 2014- 2015 A. ĐẶT VẤN ĐỀ Định hướng chung, cái đích của đổi mới phương pháp dạy học hiện nay là phát huy được tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh trong quá trình lĩnh hội kiến thức, rèn luyện toàn diện về tư duy, tình cảm, tâm hồn. Điều này đồng nghĩa với việc học sinh phải được coi là ngọn lửa cần thắp sáng chứ không phải là cái bình chứa kiến thức. Những năm gần đây, nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và phát triển toàn diện cho học sinh về kiến thức cũng như kĩ năng, đề thi môn văn có rât nhiều đổi mới. Đề bài thường có 2 phần: Nghị luận văn học và nghị luận xã hội. Đây là khó khăn cho học sinh vì nghị luận xã hội đòi hỏi lối viết sắc sảo, tư duy xã hội sâu rộng, thiên về lý trí còn nghị luận văn học đòi hỏi vốn văn học chắc chắn, lối viết thiên về cảm xúc. Học sinh sẽ phải tự dung hòa hai cách viết, hai lối tư duy khác nhau trong cùng một bài viết. Văn nghị luận xã hội là kiểu bài phát biểu ý kiến, bày tỏ nhận thức, đánh giá và thái độ của người viết về một vấn đề nào đó bằng những luận điểm, lí lẽ và dẫn chứng cụ thể. Bởi vậy, bài văn nghị luận xã hội muốn có sức thuyết phục cần lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp. Nhưng theo chúng tôi, nếu chỉ đáp ứng được những yêu cầu đó thì cần mà chưa đủ. Muốn thuyết phục người đọc cả về tư tưởng và tình cảm, bài văn nghị luận cần có chất văn. Nếu chất nghị luận là phần xác thì chất văn được coi như phần hồn, nếu chất nghị luận tác động đến lí trí, giúp người đọc hiểu vấn đề, nắm được tư tưởng của người viết thì chất văn lại lay động trái tim người đọc, mang đến những xúc cảm sâu lắng, khiến ta thấm thía, yêu mến, say sưa. Đặc biệt với bài viết của một học sinh giỏi, chất văn góp phần quyết định sự thành công, tạo những ám ảnh nơi người đọc. Qua thực tế giảng dạy, chúng tôi nhận thấy có một hạn chế phổ biến ở học sinh hiện nay là bài văn nghị luận thiếu chất văn. Bài văn nghị luận có thể mạch lạc, rõ ràng, đáp ứng yêu cầu về nội dung tư tưởng nhưng nhạt về tình cảm, nghèo ngôn ngữ, thiếu tâm huyết hoặc vụng về trong diễn đạt, nghĩa là chất văn còn hạn chế. Bởi vậy, RÈN KĨ NĂNG LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ rất cần thiết, là định hướng đúng đắn cho học sinh. Phần nội dung chuyên đề có cấu trúc như sau: I. Nhận diện đặc điểm của văn nghị luận xã hội – Nghị luận về một tư tưởng đạo lí II. Kĩ năng làm kiểu bài nghị luận về mộ tư tưởng đạo lí đúng, hay và giàu chất văn. III. Hướng dẫn học sinh ôn luyện kiểu bài NL về một tư tưởng đạo lí B. PHẦN NỘI DUNG I. NHẬN DIỆN ĐẶC ĐIỂM KIỂU BÀI NGHỊ LUẬN XÃ HỘI – NGHỊ LUÂN VỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ. 1. Khái niệm. Nghị luận : nghị (xem xét, trao đổi; luận: bàn bạc, đánh giá) dùng lý lẽ, dẫn chứng và cách thức lập luận để phân tích, bàn luận, đánh giá về một (các) vấn đề nào đó. Xã hội : các vấn đề của đời sống con người (triết học, lịch sử, kinh tế, đạo đức, văn học nghệ thuật, lối sống, cách ứng xử…). Nghị luận xã hội là những bài văn nghị luận bàn về các vấn đề xã hội (thực trạng xã hội, các hiện tượng đời sống, vấn đề về lối sống của con người, các mối quan hệ của con người trong xã hội…) nhằm thể hiện suy nghĩ, thái độ, tiếng nói chủ quan của người viết về vấn đề đặt ra, góp phần tạo những tác động tích cực tới con người, bồi đắp những giá trị nhân văn và thúc đẩy sự tiến bộ chung của xã hội. Nghị luận xã hội gồm ba dạng đề cơ bản: Nghị luận về một tư tưởng đạo lí; nghị luận về một hiện tượng đời sống; nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong một tác phẩm văn học. 2.Tìm hiểu chung về nghị luận về tư tưởng đạo lí a. Khái niệm: Nhị luận về tư tưởng đạo lí là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng ,đạo đức , lối sống… của con người . - Yêu cầu về nội dung của bài nghị luận phải làm sáng tỏ các vấn đề ,tư tưởng, đạo lí bằng cách: Giải thích , chứng minh, so sánh, đối chiếu ,phân tich…để chỉ ra chỗ đúng ( hay chỗ sai ) của một tư tưởng nào đó, nhằm khẳng định tư tưởng của người viết . Dạng đề nghị luận về một tư tưởng, đạo lí thường nhân một câu danh ngôn, một nhận định, đánh giá nào đó để yêu cầu người viết bàn luận và thể hiện tư tưởng, quan điểm, thái độ của mình. Dạng đề nghị luận về một hiện tượng đời sống thường nêu lên một hiện tượng, một vấn đề có tính thời sự, được dư luận xã hội trong nước cũng như cộng đồng quốc tế quan tâm. b. Yêu cầu của bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí : -Hiểu được vấn đề cần nghị luận , ta phải qua bước phân tich, giải đề ,xác định vấn đề . Hiểu được vấn đề nghị luận là gì ? VD: Sống đẹp là gì hỡi các bạn ” Muốn tìm thấy các vấn đề cần nghị luận , ta phải qua các bước phân tích , giải đề , xác định vấn đề . + Thế nài là sống đẹp ? *Sống có lí tưởng đúng đắn , cao cả ,phù hợp với thời đại , xác định vai trò trách nhiệm . *Có đời sống tình cảm đúng mực ,phong phú , hài hòa . *Có hành động đúng đắn. Suy ra : Sống đẹp là sống có lí tưởng đúng đắn , cao cả , cá nhân xác định được vai trò trách nhiệm với cuộc sống , có đời sống tình cảm hài hòa phong phú ,có hành động đúng đắn . Câu nói nêu lên lí tưởng và hành động và hướng con người tới hành động để nâng cao giá trị ,phẩm chất của con người. -Từ vấn đề nghị luận xác định người viết tiếp tục phân tích , chứng minh những biểu hiện cụ thể của vấn đề , thậm chí bàn bạc ,so sánh ,bãi bỏ nghĩa là áp dụng nhiều phương pháp lập luận . - Phải biết rút ra ý nghĩa vấn đề. - Yêu cầu vô cùng quan trọng là người thực hiện phải sống có lí tưởng và đạo lí. * Đảm bảo kĩ năng nghị luận: - Tập trung hướng tới luận đề để bài viết không tản mạn. - Có ý thức triển khai thành các luận điểm chặt chẽ. - Dẫn chứng xác đáng, tiêu biểu. - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục. - Ngôn ngữ : trong sáng, có màu sắc luận lí vừa có sắc thái mĩ cảm. * Đảm bảo mục đích, tư tưởng đúng đắn: Phải xuất phát từ một lập trường tư tưởng đúng đắn, tiến bộ, cao đẹp, vì con người, vì sự tiến bộ chung của toàn xã hội hoặc từ các nguyên tắc đạo lý làm người… để bàn bạc, phân tích, khen chê, đề xuất ý kiến. II. KĨ NĂNG LÀM KIỂU BÀI NGHỊ LUẬN XÃ HỘI – NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ ĐÚNG, HAY VÀ GIÀU CHẤT VĂN. 1. Những kinh nghiệm cần có để viết được bài văn nghị luận xã hội đúng, hay và giàu chất văn. - Người viết cần xác định được yêu cầu của đề, nắm bắt tinh thần của đề bài. Phải xác định trúng, nắm bắt chính xác yêu cầu của đề bài thì người viết mới có thể có được định hướng suy nghĩ đúng đắn, khoanh vùng kiến thức, phạm vi dẫn chứng để biện giải vấn đề. - Để bài viết có những tác động tích cực tới nhận thức và tình cảm con người, người viết cần xác định cho mình lập trường và thái độ đúng đắn trên cơ sở những hiểu biết về chuẩn mực đạo đức cũng như các chuẩn đánh giá chung của xã hội. Có vậy sự biện luận mới đúng, sắc và thuyết phục người đọc. - Tuy nhiên, người viết phải thể hiện được cái nhìn, đánh giá của riêng mình về cuộc đời, con người, về mục đích, lối sống… Những điều đó không có trong sách vở mà cần sự trải nghiệm của chính chủ thể. - Phải thể hiện được thái độ, tình cảm, nhiệt tình của người viết. Những cảm xúc chân thành chính là rung động của tâm hồn khi chạm vào cuộc sống, khiến bài văn không phải là bài thuyết giáo cho một tư tưởng đạo lí khô khan mà bài viết là sự chia sẻ chân thành của người viết về những gì mình trải qua, mình chiêm nghiệm. Người viết cần tạo cho mình tâm thế của người trong cuộc, đặt mình trong hoàn cảnh, tình huống của vấn đề. Khi đó, người viết sẽ có những suy ngẫm, đánh giá bằng chính những trải nghiệm của bản thân, điều này sẽ chi phối thái độ, cảm xúc, suy nghĩ, giọng điệu của người viết. Đọc những bài văn này, người đọc sẽ có cảm giác như đang được đối thoại trực tiếp với người viết, chất sống, “chất xã hội” sẽ hiện lên một cách tự nhiên mà sống động. Tuy nhiên, nếu chỉ đặt mình là người trong cuộc, sử dụng điểm nhìn từ bên trong thì những suy ngẫm mang tính chủ quan, những đánh giá dễ mang tính cực đoan, một chiều, hoặc là ngợi ca đề cao quá mức, hoặc là phê phán lên án quá độ. Bởi vậy, để đánh giá vấn đề một cách chính xác, toàn diện thì người viết cũng cần xác định cho mình điểm nhìn khách quan, xem xét vấn đề từ nhiều phương diện, khía cạnh khác nhau. Khi đó, bài văn nghị luận xã hội dễ tìm được sự đồng cảm, đồng tình ở người đọc, thuyết phục người đọc. - Để giúp người đọc hiểu vấn đề, thuyết phục người đọc đồng tình với quan điểm của người viết, bài văn nghị luận xã hội không chỉ cần luận điểm mạch lạc, lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp mà còn cần có chất văn hấp dẫn về hình thức diễn đạt. + Sử dụng linh hoạt các kiểu câu; phong phú, chính xác, tinh tế, độc đáo ngôn ngữ; viết lời dẫn, lời chuyển ý sao cho khéo léo, uyển chuyển, mượt mà… và viết văn có hình ảnh để nâng cao chất văn cho bài viết. + Sau bước giải thích từ ngữ quan trọng, nên lấy từ 2 – 3 ví dụ cụ thể hoá khái niệm (nghĩa của từ ngữ quan trọng). Trên thực tế, bước này đã khơi dậy được không chỉ tâm hồn, cảm xúc mà còn cả lối hành văn rất hình ảnh. Có thể lấy ví dụ cụ thể hoá nghĩa của từ hưởng thụ: Buổi sáng thức giấc, bạn bật tung cửa sổ để đón nhận khí trời và nắng mai. Đó là hưởng thụ, bạn đang hưởng thụ từ Mẹ Trái Đất. Hay lấy hình ảnh gà mái và con suối nhỏ trong cuốn Đaghextan của tôi – Raxun Gamzatốp làm ví dụ cụ thể hoá cho việc con người ta không tự biết mình là ai: gà mái mơ thấy mình là chim ưng, nó bay khỏi vách đá và ngã gãy cánh. Con suối nhỏ mơ thấy mình là dòng sông lớn, nó tràn vào bãi cát và lập tức bị hút khô...; hoặc so sánh người lạc quan với kẻ bi quan: nếu người lạc quan nói sẽ có ánh sáng ở cuối đường hầm thì kẻ bi quan bảo sẽ có con tàu đâm vào chúng ta mất.... + Trong việc sử dụng phối hợp, linh hoạt giữa các kiểu câu, khuyến khích học sinh viết một số câu ghép, câu dài với nhiều vế tạo sự trùng điệp, câu mở rộng thành phần, câu chứa các cặp từ quan hệ để tạo mối liên hệ chặt chẽ giữa các vế. (Không những … mà còn; Càng… càng; Bởi thế…cho nên, Tuy … nhưng). Đây là những kiểu câu giàu màu sắc nghị luận, rất phù hợp với phong cách ngôn ngữ của văn bản nghị luận. Kiểu câu này không chỉ đem lại cảm giác cân đối, mạch lạc, mà nó cũng nói nên rằng người viết thực sự có trường độ tư duy (biết nhìn vấn đề ở nhiều mức, nhiều cấp, nhiều mặt ngay trong một đơn vị rất ngắn là câu….) + Nên viết các kiểu câu có nội dung hai hoặc ba vế vừa phát triển vừa như đối nghịch nhau để gây ấn tượng (Tạm gọi đó là những câu chứa nghịch lí). Ví dụ “Cuộc sống hiện đại của chúng ta đang nảy sinh quá nhiều nghịch lí. Chúng ta đã xây được nhiều nhà to hơn, vững chãi hơn, nhưng gia đình thì nhỏ lại, hạnh phúc gia đình thì mong manh hơn. Chúng ta tạo ra nhiều máy tính để có được nhiều thông tin, nhiều kết nối, nhiều bản sao hơn, nhưng lại càng ít đi những giao tiếp giữa người với người. Chúng ta có thể bay lên mặt trăng rồi quay về trái đất, nhưng chúng ta lại ngại rẽ qua con phố để sang nhà hàng xóm. Nhiều khi chúng ta không chỉ khổ vì nghèo mà còn khổ vì quá giàu có. Đa số những vấn đề chưa giải quyết được của nhân loại ngày nay lại không phải do khách quan tự nhiên đem lại mà do chính chúng ta gieo ra…”. Kiểu câu như vậy cho thấy rõ nhất một cái nhìn có tính chất phát hiện đời sống của người viết. + Dùng liên tiếp các câu có chung một kiểu cấu trúc ngữ pháp, thậm chí có chung chủ ngữ để tạo sự trùng điệp - biện pháp lặp cấu trúc, góp phần nhấn mạnh ý. Cách diễn đạt này cũng sẽ rất thuyết phục nếu chúng ta biết kết hợp với cách nói lớp lang. Trong bài viết “Làm thế nào để biết được giá trị của thời gian?”, tác giả của bài viết đã vận dụng thành công lối diễn đạt này: - Muốn biết giá trị thật sự của một năm, hãy hỏi một học sinh thi rớt đại học - Muốn biết giá trị thật sự của một tháng, hãy hỏi người mẹ đã sanh con non - Muốn biết giá trị thật sự của một tuần, hãy hỏi biên tập viên của một tạp chí ra hàng tuần - Muốn biết giá trị thật sự của một giờ, hãy hỏi những người đang yêu chờ đợi để được gặp nhau - Muốn biết giá trị thật sự của một phút, hãy hỏi người vừa nhỡ chuyến tàu - Muốn biết giá trị thật sự của một giây, hãy hỏi người vừa thoát khỏi tai nạn hiểm nghèo - Muốn biết giá trị thật sự của một phần trăm giây, hãy hỏi người vừa đoạt huy chương bạc Olympics - ….. - Một giây là thời gian, mà thời gian là vòng xoáy bất tận, một giây của hôm nay không như một giây của hôm qua và càng không giống một giây của ngày mai. Hãy sống để không bao giờ hối tiếc dù chỉ một giây ngắn ngủi. Có thể chỉ một giây sẽ thay đổi cuộc đời con người … Cách diễn đạt này vừa xoáy sâu được ý muốn làm nổi bật, vừa thể hiện được kiến thức phong phú của người viết, tạo ra được nét đặc biệt trong một đoạn văn bản. Vừa nghị luận một cách tập trung vừa tạo ra điểm mới trong diễn đạt, khiến người đọc không thể bỏ qua. + Cách diễn đạt trong văn nghị luận không cần phải “vang nhạc, sáng hình” như trong thơ. Nhưng nếu học sinh biết đặt những câu văn có hình ảnh, có nhịp điệu một cách hợp lí đôi khi lại có hiệu quả lớn. Một điều thường thấy trong văn nghị luận, nhất là nghị luận xã hội chính là: để tạo cách diễn đạt hình ảnh, người ta thường hay sử dụng biện pháp so sánh.Ví dụ “ Người ta thường ví đời người như trái núi, sống là một cuộc chinh phụng ngọn núi ấy. Thật buồn cho những ai chưa lên đến đỉnh đã tuột xuống cái dốc bên kia của đời mình”. Còn nhịp điệu của văn nghị luận thường được gợi lên từ những câu văn nhiều vế với độ dài ngắn khác nhau, sự phối hợp các âm “Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già, người trẻ…”. (Hồ Chí Minh) 2. Cách viết mở bài, kết bài trong văn nghị luận xã hội. 2.1. Mở bài *Thế nào là một mở bài hay ? - Là mở bài đúng : có phần dẫn dắt vào đề và nêu vấn đề nghị luận. - Là mở bài ngắn gọn, độc đáo, ấn tượng, sáng tạo. * Một số “mẹo” mở bài hay : - Nhập đề bằng câu chuyện ngắn trong thực tiễn đời sống hay trong văn học. - Nhập đề bằng danh ngôn. - Nhập đề bằng thơ. - Nhập đề bằng lời bài hát. - …. 2.2. Kết bài * Thế nào là một kết bài hay ? - Là kết bài đúng : thể hiện đúng quan điểm đã trình bày ở phần thân bài; chỉ nêu những ý khái quát, có tính tổng kết, không lan man, lặp lại những gì đã trình bày. - Là kết bài độc đáo, sáng tạo, tự nhiên và để lại dư vị. * Một số “mẹo” kết bài hay : - Kết bài theo hình thức nêu câu hỏi đặt ra cho mọi người cùng suy nghĩ. Hoặc viết lời nhắn gửi mong muốn mọi người cùng nghĩ và làm theo. - Kết bài bằng danh ngôn, hoặc câu nói có tính triết lí. 3. Cách làm bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí Về hình thức bài viết có bố cục ba phần a. Mở bài : -Giới thiệu về tư tưởng ,đạo lí cần bàn luận. b. Thân bài : - Giải thích , chứng minh vấn đề tư tưởng , đạo lí . - Nhận định ,đánh giá vấn đề tư tưởng , đạo lí đó trong bối cảnh của cuộc sống riêng , chung. - Kết bài: Kết luận ,tổng kết,nêu nhận thức mới ,tỏ ý khuyên bảo ,hoặc tỏ ý hành động. Ghi nhớ: Muốn làm tốt bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí , ngoài các yêu cầu chung đối với một bài văn , cần chú ý vận dụng các phép lập luận giải thích ,chứng minh, phân tích , tổng hợp . - 3. Cách triển khai phần thân bài đối với kiểu bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lý * Cách tư duy và xác định luận điểm: + Tư tưởng, đạo lý ấy là gì ? + Vì sao tư tưởng, đạo lý ấy lại như thế ? + Nó biểu hiện trong đời sống và văn học thế nào ? + Nó có ý nghĩa gì với cuộc sống, con người và bản thân anh (chị) ? * Các bước triển khai luận điểm, luận cứ : + Bước 1 : Giải thích Có 3 cấp độ giải thích : - Giải thích từ ngữ, hình ảnh, khái niệm. - Giải thích các cụm từ, các vế trong câu. - Giải nghĩa của cả câu. + Bước 2 : Bàn luận (Phân tích, lý giải) - Bộc lộ ý kiến về câu nói : đúng - sai, hợp lý - chưa hợp lý, hoàn toàn đúng – đúng một phần... - Đưa ra các lí lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề NL theo quan điểm đánh giá của người viết (tự đặt ra và tìm các ý trả lời cho câu hỏi Vì sao?) + Bước 3: Mở rộng, nâng cao - Đánh giá vấn đề được đưa ra bàn luận đã là bài học xử thế hay chưa, nó có giá trị như thế nào trong việc hình thành nhân cách của con người và sự tiến bộ của xã hội. - Phản đề: nêu những hiện tượng trái chiều; đặt vấn đề vào những tình huống phức tạp của cuộc sống để bàn luận với cái nhìn nhiều chiều, thậm chí lật ngược vấn đề. + Bước 4: Bài học nhận thức và hành động Ví dụ minh họa Đề: Đại văn hào người Nga M.Goorki từng tâm niệm: Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi không có tình thương. Suy nghĩ của anh (chị) về nhận định trên. (Đề HSG lớp 9 – năm 2012-2013) 1. Giải thích - Bắc Cực nằm ở cực Bắc của trái đất, quanh năm băng tuyết bao phủ. Sự sống ở nơi đây thật khó khăn, khắc nghiệt. Cái lạnh nơi Bắc Cực là sự giá lạnh của thời tiết, của thiên nhiên do vị trí địa lí gây ra. Cái lạnh ở Bắc Cực không ngăn cản được sự sống của sự vật và niềm say mê khám phá những vùng đất lạ của con người. - Tình thương là tình cảm yêu thương, sự chia ngọt, sẻ bùi tự nguyện giữa con người với con người trong cuộc sống. Nơi thiếu tình thương là nơi giữa con người và con người không tồn tại tình người, không có sự cảm thông, thấu hiểu và chia sẻ. Cái lạnh ở nơi không có tình thương là cái lạnh trong lòng người, là sự băng giá của trái tim. - Nhà văn Nga so sánh cái lạnh của đất trời với cái lạnh của lòng người. Bắc Cực là nơi lạnh giá của đất trời, nhưng con người sống thiếu tình thương thì còn lạnh hơn ở Bắc Cực. Cách so sánh giàu ý nghĩa biểu cảm cho chúng ta thấy được tầm quan trọng và ý nghĩa của tình thương trong cuộc sống. 2. Luận bàn về câu nói - Đây là một nhận định hoàn toàn đúng đắn. - Tình thương chính là sự đồng cảm, sẻ chia với mọi nỗi khổ đau, bất hạnh của con người. Nhờ có tình thương, con người biết quan tâm, giúp đỡ người khác, nhờ có tình thương con người sống gần gũi với nhau hơn. Tình thương sẽ cứu chuộc thế giới. ( First new )… ( Dẫn chứng minh họa). - Nếu không có tình thương, con người sẽ trở nên lạnh lùng, thờ ơ, vô cảm trước nỗi khổ đau của người khác, khi đó cuộc sống con người trở nên lạnh giá hơn ở Bắc Cực. Con người sẽ thu mình trong vỏ bọc cô đơn, sẽ không có gia đình, không có cộng đồng, không có nhân loại, không có sự sống…( Dẫn chứng minh họa). 3. Mở rộng, nâng cao - Khẳng định câu nói của M. Goorki là bài học cuộc sống sâu sắc, có ý nghĩa với mọi thời đại. Con người ta không thể sống mà thiếu tình thương. - Trong cuộc sống hiện đại càng cần đến tình thương, sự đồng cảm và chia sẻ. Những biểu hiện của tình thương giữa con người và con người trong cuộc sống hôm nay: Xây dựng những môi trường thân thiện, nhân ái, chung tay góp sức ủng hộ quỹ vì người nghèo, xây dựng nhà tình nghĩa, những ngôi nhà mơ ước..... - Phê phán những người sống thiếu tình thương, không biết đồng cảm, sẻ chia với đau khổ, bất hạnh của con người. 4. Bài học nhận thức và hành động - Tình thương là tình cảm vô cùng quý giá đối với con người. Con người sống không có tình thương chỉ là quái vật. - Cần sống nhân hậu, yêu thương mọi người để cuộc sống thêm ý nghĩa. III. HƯỚNG DẪN HỌC SINH ÔN LUYỆN KIỂU BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG , ĐẠO LÍ . 1. Dạng đề: - Chủ đề 1 : Thành công và thất bại - Chủ đề 2 : Tài và đức - Chủ đề 3 : Tình thương và trách nhiệm - Chủ đề 4 : Tình bạn và tình yêu - Chủ đề 5 : Học và tự học - Chủ đề 6 : Lí tưởng và lối sống - Chủ đề 7 : Tiền bạc và hạnh phúc - Chủ đề 8 : Nghề nghiệp và con người - Chủ đề 9 : Ước mơ và thực tế - Chủ để 10 : Cá nhân và tập thể 2. Phương pháp ôn luyện. - Thường xuyên tập viết các bài nghị luận xã hội. - Học tập cách viết văn nghị luận xã hội của các cây bút lớn như Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Tố Hữu, Nguyễn Đình Thi, Hữu Thọ. - Tham khảo bài viết của các bạn học sinh giỏi, nhất là những bạn đạt giải quốc gia. - Tìm đọc và sưu tầm các bài nghị luận xã hội trên sách báo. - Thường xuyên cập nhật và ghi chép vào sổ tay các thông tin về những vấn đề nghị luận. - Ghi lại những câu danh ngôn hay và học thuộc. 3. Góp ý về cách chọn đề luyện tập - Đề mẫu hoặc đề luyện phải có tính vấn đề, gây được không khí tranh luận. VD : + Học ở trường và học trong cuộc sống, cách học nào quan trọng hơn ? + Sành điệu có phải là hư hỏng ? + Game online tốn thời gian và vô bổ, bạn nghĩ sao ? + Phải chăng người Việt trẻ hiện nay không có lòng yêu nước ? + Chỉ có tiền tài và địa vị mới có hạnh phúc ? - Đề mẫu hoặc đề luyện phải có tính thời sự, thậm chí cập nhật trong những khoảng thời gian gần nhất. VD : + Đề thi của trường Lê Hồng Phong về thái độ vô cảm của nickname "Kẹo mút chơi bời" và hình ảnh của anh Trần Đỗ Huy người chỉ còn duy nhất ngón tay út cử động được nhưng đã dành tất cả sức lực, của trái tim còn lành lặn của mình để giúp đỡ cho những số phận tật nguyền khác (Tuổi Trẻ, ngày 30-11-2011). "Hai câu chuyện trên gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về lối sống của một trái tim không tật nguyền?..." + Hay đề bàn về “thần tượng”. - Đề mẫu hay đề luyện phải khơi gợi được sự tò mò, kích thích sự tìm hiểu của HS à muốn thế đề phải có tính lạ hóa và gây khó khăn một chút cho HS. VD : - Một bà mẹ khuyên con : con ơi con phải luôn ghi nhớ : tay trái của người là tay phải của mình. - Nhạc sĩ Pháp là Gu-nô có lần nói : Hồi tôi 20 tuổi tôi chỉ thừa nhận tôi có tài. 30 tuổi, tôi nói : “Tôi và Mô-da”. 40 tuổi, tôi đã nói : “Mô-da và tôi”. Còn bây giờ, tôi chỉ nói : “Mô-da” - Hay: Đọc truyện Ba câu hỏi sau và viết bài theo yêu cầu : “Ngày nọ có một người đến gặp nhà triết học Sô-cơ-rát và nói: Ông có muốn biết những gì tôi mới nghe được về người bạn của ông không ? – Chờ một chút, Sô-cơ-rat trả lời – Trước khi kể về bạn tôi, anh hãy trả lời tôi ba câu hỏi. Thứ nhất, anh có chắc chắn hoàn toàn rằng những điều anh sắp kể là đúng sự thật không ? - Ồ không – người kia nói – thật ra tôi chỉ nghe nói về điều đó thôi. - Được rồi – Sô-cơ-rat nói tiếp – Bây giờ là điều thứ 2 : có phải điều anh sắp nói là những điều tốt đẹp về bạn tôi không ? – Không, mà ngược lại là… Thế à, Sô-cơ-rát tiếp tục câu hỏi cuối cùng : Tất cả những điều sắp nói về bạn tôi thật sự cần thiết cho tôi chứ ? – Không. Cũng không hoàn toàn như vậy. – Vậy đấy, - Sô-cơ-rat quay sang người khách và nói : “………”. Theo anh/chị, Sô-cơ-rat sẽ nói tiếp với người khách như thế nào ? Hãy bình luận về bài học từ câu chuyện trên. - Cần đưa các vấn đề NLXH vào những tình huống của đời sống để các em thấy nếu thiếu hiểu biết và kĩ năng nghị luận trong những trường hợp như thế thì sẽ thiệt thòi, kém cỏi, mất thể diện hay bị chê cười thế nào. Vd : + Sau khi học tập căng thẳng, em xin bố mẹ đi chơi game trong giây lát nhưng bố mẹ không cho vì nghĩ rằng Game online tốn thời gian và vô bổ, lúc đó nếu không có khả năng “nghị luận” về vấn đề này thì mãi mãi không bao giờ có cơ hội được chơi game. + Hay khi ăn mặc sành điệu, em bị người nhà và người khác cho là hư hỏng trong khi bạn không hư hỏng. Lúc đó nếu không “nghị luận” cho họ hiểu thì bạn sẽ luôn mang tiếng là không ngoan. - Nên ứng dụng CNTT trong một số trường hợp để thu hút sự chú ý, kích thích hứng thú của HS. Chẳng hạn : Cung cấp thêm tư liệu ảnh, các video clip để HS hình dung rõ hơn về vấn đề nghị luận (VD : tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường, lòng nhân ái…). Hoặc sử dụng chính những hình ảnh, băng hình, clip trên Web, Facebook, Youtube để minh họa hay làm đề bài. 4. Hệ thống đề và đáp án gợi ý ôn luyện các dạng bài nghị luận xã về một tư tưởng đạo lí thường gặp. Đề 1: R.Ta-go, nhà thơ Ấn Độ cho rằng: Thà làm một bông hoa sen nở khi thấy mặt trời rồi mất hết tinh nhụy, còn hơn giữ nguyên hình nụ búp trong sương lạnh vĩnh cửu của mùa đông. Suy nghĩ của anh (chị) về nhận định trên. 1. Giải thích ý nghĩa của lời nhận định - Hoa sen: ủ mầm trong bùn đất, tối khuất, nhơ bẩn nhưng mạnh mẽ vươn lên. Hoa sen là biểu tượng cho phẩm cách thanh sạch, biết vươn lên trong cuộc sống của con người. - Mặt trời: Đó là ánh sáng vĩnh cửu đem lại sự sống cho vạn vật. Mặt trời tượng trưng cho sức sống mạnh mẽ, sự huy hoàng. - Nụ búp: ẩn dụ cho cái non nớt, nhút nhát, e sợ của con người. - Sương lạnh vĩnh cửu: là môi trường lạnh giá, khắc nghiệt, ở đó vạn vật phải ẩn mình, thu mình, không thể sinh sôi phát triển. Vì thế nó tượng trưng cho những khó khăn, thử thách trong cuộc sống. => Ý nghĩa câu nói: Ý kiến của Ta- go là một triết lí sống mạnh mẽ, tích cực và tiến bộ. Trong cuộc sống có rất nhiều khó khăn thử thách, nhưng nếu biết sống và cống hiến hết mình ta sẽ nhận được
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan