Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Chuyên đề giáo dục trật tự an toàn giao thông cho học sinh thcs gắn với môn giáo...

Tài liệu Chuyên đề giáo dục trật tự an toàn giao thông cho học sinh thcs gắn với môn giáo dục công dân

.DOC
17
5
108

Mô tả:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC -------------------PHÒNG GD&ĐT VĨNH TƯỜNG TRƯỜNG THCS TUÂN CHÍNH *********  CHUYÊN ĐỀ GIÁO DỤC TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG CHO HỌC SINH THCS GẮN VỚI MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN Tổ Khoa học xã hội Tuân chính, tháng 3 năm 2008 -1- CHUYÊN ĐỀ GỒM CÓ: A. PHẦN MỞ ĐẦU: I. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU. II. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 1. Cơ sở lý luận. 2. Cơ sở thực tiễn. III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU B. PHẦN NỘI DUNG: I. MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN VỚI VIỆC GIÁO DỤC TTATGT Ở TRƯỜNG THCS. 1. Nội dung môn GDCD ở trường THCS. 2. Ưu thế của môn GDCD với việc giáo dục trật tự an toàn giao thông. II. NỘI DUNG GIÁO DỤC TT ATGT GẮN VỚI GIẢNG DẠY GDCD. 1. Giáo dục về nhận thức pháp luật Trật tự an toàn giao thông. 2. Những hiểu biết cần thiết khi tham gia giao thông đường bộ. 3. Vài thông tin về tình hình giao thông đường bộ . III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG GẮN VỚI MÔN GDCD. 1. Dạy và học các bài về trật tự an toàn giao thông trong chương trình GDCD 2. Giáo dục TTATGT kết hợp trong giờ dạy và học GDCD 3. Thực hành an toàn giao thông. C. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC KHI ÁP DỤNG CHUYÊN ĐỀ. 1. Về nhận thức. 2. Về hành vi, thói quen 3. Kết quả khác D. KẾT LUẬN. E. TÀI LIỆU THAM KHẢO. A. PHẦN MỞ ĐẦU: -2- I. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: - Chuyên đề nhằm nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật về Trật tự ATGT của học sinh THCS, giúp học sinh nhận thức đầy đủ về luật An toàn giao thông, rèn kỹ năng và thói quen tham gia giao thông đúng pháp luật. - Cùng cả nước triển khai đồng bộ, quyết liệt, thường xuyên, liên tục các giải pháp cấp bách đảm bảo ATGT, đảm bảo đúng pháp luật; đồng thời đề cao trách nhiệm, quan hệ phối hợp của nhà trường với các cơ quan, ban ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội từ huyện đến cơ sở và UBND các xã, thị trấn trong việc giữ gìn ATGT. - Góp phần giảm thiểu đến mức thấp nhất tai nạn giao thông, hậu quả của tai nạn giao thông ở địa phương, trên địa bàn cả nước; làm lành mạnh hoá việc thực hiện giao thông trong và ngoài nhà trường, xây dựng nếp sống văn minh trên mọi tuyến đường. II. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 1 - Cơ sở lý luận: - Nghị quyết số 13/2002/NQ - CP ngày 19/11/2002 của Chính phủ về các giải pháp kiềm chế gia tăng tiến tới giảm dần tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông; Chỉ thị số 22 - CT- CT/TW ngày 24/2/2003 của Ban bí thư TW Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo trật tự ATGT, từ năm 2003 đến 2005, yêu cầu các cấp các ngành, các địa phương tích cực triển khai và thực hiện được mục tiêu kìm chế tai nạn giao thông. - Nghị quyết của Chính phủ về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 22- CT/TW của Ban Bí thư, thực hiện Nghị quyết số 32/2007/NQ- CT Bộ GD & ĐT yêu cầu các cấp quản lý giáo dục, các cơ Sở Giáo dục chỉ đạo và thực hiện tốt nhiệm vụ: Đưa nội dung giáo dục TT ATGT cho học sinh vào giảng dạy trong chương trình chính khoá. - Tại chỉ thị số 45/2007 CT-BGD-ĐT ngày 17.8.2007 của Bộ GD&ĐT về việc tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong ngành giáo dục ghi rõ: Trong những năm trước mắt cần tập trung phổ biến giáo dục pháp luật về an toàn giao thông, phòng chống ma tuý, bảo vệ môi trường, quy chế thi cử và các quy định cụ thể liên quan đến cuộc sống và học tập phù hợp từng cấp học và trình độ đào tạo. - Học sinh THCS có độ tuổi từ 11 đén 14, 15; có tâm sinh lý tương đối phức tạp , chưa thật ổn định về tâm lý, tính cách. Các em cần được giáo dục pháp luật nói chung, giáo dục TTATGT nói riêng một cách thường xuyên, nội dung thiết thực, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi, hình thành cho các em hiểu biết và kỹ năng tham gia giao thông đúng Luật, giảm thiểu tối đa những vi phạm, những tai nạn đáng tiếc xảy ra. 2 - Cơ sở thực tiễn: -3- - Giáo dục TTATGT là nhiệm vụ thường xuyên và quan trọng của các trường học nói chung và các trường THCS nói riêng. Từ đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh THCS - có thể gọi là tuổi thích thể hiện mình trước người khác. Khi ra đường các em thích ra oai bằng cách lạng lách đánh võng, phóng nhanh vượt ẩu, đi hàng ba, hàng tư... có thể gây tai nạn giao thông bất cứ lúc nào. Vì vậy, cần phải giáo dục ý thức và kỹ năng tham gia giao thông ngay từ độ tuổi đang học THCS. - Trong thời gian qua các cơ sở giáo dục đã tích cực triển khai nhiều biện pháp tuyên truyền, giáo dục TTATGT cho học sinh. Song ở một số nơi còn mang tính hình thức, chưa hiệu quả, ý thức của học sinh khi học ATGT ở môn GDCD còn chưa chú ý, chưa được coi trọng. - Thực tế, tình hình tai nạn giao thông diễn ra phức tạp trên phạm vi cả nước và đặc biệt trên địa bàn huyện nhà. Theo thống kê năm 2007, cả nước mỗi ngày có 36 người chết do tai nạn giao thông. Riêng huyện Vĩnh Tường năm 2007 có tới 40 người thiệt mạng vì tai nạn giao thông. Các đối tượng này phần lớn là thanh niên là những trụ cột gia đình, là lực lượng lao động chính của xã hội. Họ chết một cách uổng phí để lại cho gia đình sự đau thương mất mát, gia đình mất đi chỗ dựa, xã hội mất đi một lực lượng lao động lớn. Thậm chí có những thanh niên vừa trải qua một quá trình học tập rèn luyện vất vả ở các trường Đại học, chưa kịp đem kiến thức phục vụ đất nước thì đã ra đi bởi tai nạn giao thông. Hàng năm kinh phí chi cho việc khắc phục hậu quả tai nạn giao thông là một con số khổng lồ (khoảng 885 triệu USD), có thể dùng xây dựng nhiều trường học đạt chuẩn Quốc gia cho các vùng nông thôn, rừng núi, hải đảo, hoặc giúp cho bao cuộc đời bệnh nhân bị nhiễm chất độc màu da cam có cuộc sống tốt hơn. Từ thực tế đáng báo động đó, chúng ta thấy việc giáo dục TTATGT cho mọi người dân đặc biệt là lứa tuổi học sinh THCS là vô cùng quan trọng. Giáo dục TTATGT cho học sinh cần gắn với tất cả các môn học, đặc biệt là môn GDCD. III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: - Nghiên cứu các văn bản của Đảng và nhà nước các cấp về TTATGT - Nghiên cứu Chỉ thị nhiệm vụ năm học, chương trình GDCD bậc THCS - Nghiên cứu thực tế tình hình giao thông của cả nước, địa phương và của học sinh nhà trường - Từ thực tế giảng dạy môn GDCD gắn với việc GD TTATGT - Rút ra kết luận B – PHẦN NỘI DUNG: I. MÔN GDCD TRONG TRƯỜNG THCS ĐỐI VỚI VIỆC GIÁO DỤC TTATGT: 1. Nội dung môn GDCD - Môn GDCD ở trường THCS nhằm giáo dục cho học sinh các chuẩn mực của xã hội đối với người học sinh, người công dân ở mức độ phù hợp lứa tuổi, trên cơ sở đó góp phần hình thành những phẩm chất nhân cách của người công dân trong giai đoạn hiện nay phù hợp với xu thế phát triển và tiến bộ của thời đại. -4- - Môn GDCD còn giúp học sinh biết tự đánh giá hành vi và hành động giao tiếp của bản thân đối với mọi người xung quanh theo các chuẩn mực, biết lựa chọn và thực hiện cách ứng xử phù hợp. 2. Ưu thế của môn GDCD Nội dung môn GDCD là giáo dục con người sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Vì vậy đưa nội dung giáo dục TTATGT vào trong chương trình môn GDCD là rất phù hợp, vừa giáo dục ý thức thực hiện TTATGT vừa rèn luyện kỹ năng tham gia giao thông đúng luật, đồng thời qua môn GDCD, mỗi học sinh sẽ trở thành một tuyên truyền viên tích cực cho mỗi gia đình, mỗi làng xóm của các địa phương về thực hiện TTATGT . II. NỘI DUNG GIÁO DỤC TTATGT GẮN VỚI GIẢNG DẠY GDCD: 1. Giáo dục về nhận thức pháp luật Trật tự ATGT Để giáo dục nhận thức pháp luật về TTATGT phải cung cấp một số kiến thức cơ bản về giao thông đường bộ thuộc phạm vi Luật để học sinh có những hiểu biết và có kỹ năng tham gia giao thông. Trước hết là: Những quy định chung về bảo đảm trật tự an toàn giao thông HS cần nắm vững: - Khi phát hiện công trình giao thông bị xâm phạm hoặc có nguy cơ không an toàn thì phải báo ngay cho chính quyền địa phương hoặc người có trách nhiệm - Mọi hành vi vi phạm về TTATGT phải được xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật, không phân biệt đối tượng vi phạm. - Khi xảy ra tai nạn giao thông phải giữ nguyên hiện trường để nhà chức trách tiến hành lập biên bản. Người có mặt tại nơi xảy ra tai nạn phải giúp đỡ, cứu chữa người bị thương và báo cho cơ quan nhà nước hoặc chính quyền địa phương gần nhất. - Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới đi trên làn đường bên trái . - Khi vượt, xe phải có báo hiệu và người đi xe chú ý quan sát, chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước. - Khi tránh xe ngược chiều, phải giảm tốc độ và đi về bên phải theo chiều xe chạy của mình. - Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ. - Người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy không được mang vác vật cồng kềnh, không xử dụng ô, không bám, kéo hoặc đẩy các phương tiện khác. - Người điều khiển xe đạp chỉ được chở tối đa một người lớn và một trẻ em dưới 7 tuổi, không được sử dụng ô, điện thoại di động, không mang vác vật cồng kềnh, không đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái. - Người điều khiển xe thô sơ phải cho xe đi hàng một và đi đúng phần đường quy định. Hàng hoá xếp trên xe phải bảo đảm an toàn không gây cản trở giao thông. -5- - Trẻ em dưới 12 tuổi không được đi xe đạp người lớn. Trẻ em dưới 16 tuổi không được lái xe gắn máy. - Người đi bộ đi trên hè phố, lề đường. Nơi không có vỉa hè, phải đi sát mép đường. Khi sang đường phải quan sát các xe đang đi tới, nhường đường cho các phương tiện đang lưu thông và chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn khi qua đường. - Trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường đô thị phải có người lớn dắt. 2 – Những hiểu biết cần thiết khi trực tiếp tham gia giao thông: Hệ thống báo hiệu đường bộ: a/ Đèn tín hiệu giao thông: Gồm ba màu có dạng hình tròn lắp theo chiều thẳng đứng hoặc nằm ngang. Ý nghĩa của đèn tín hiệu: - Tín hiệu xanh là được đi. - Tín hiệu đỏ là cấm đi. - Tín hiệu vàng là báo hiệu sự thay đổi tín hiệu. Khi đèn vàng bật sáng, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi chậm lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp. b/ Biển báo hiệu đường bộ: gồm 5 nhóm - Biển báo cấm: để biểu thị các điều cấm, có dạng hình tròn viền đỏ, nền trắng, trên nền có hình vẽ màu đen (dùng hình vẽ hoặc biển báo đã in để minh họa). - Biển báo nguy hiểm: để cảnh báo các tình huống nguy hiểm, Có dạng hình tam giác đều, viền đỏ, nền vàng trên có hình vẽ màu đen (dùng hình vẽ hoặc biển báo đã in để minh họa). - Biển hiệu lệnh: hình tròn, nền xanh lam, trên nền có hình vẽ màu trắng đặc trưng cho hiệu lệnh nhằm báo cho người sử dụng đường biết điều lệnh phải thi hành (dùng hình vẽ hoặc biển báo đã in để minh họa). - Biển chỉ dẫn: Hình chữ nhật hoặc vuông, nền xanh lam để báo cho người sử dụng biết những định hướng cần thiết trong hành trình (dùng hình vẽ hoặc biển báo đã in để minh họa). - Biển phụ: Hình chữ nhật hoặc vuông, đặt kết hợp với các biển báo nguy hiểm, biển cấm, biển hiệu lệnh, biển chỉ dẫn nhằm thuyết minh bổ sung để hiểu rõ các biển đó hoặc được sử dụng độc lập (dùng hình vẽ hoặc biển báo đã in để minh họa). 3 – Vài thông tin về tình hình TTATGT đường bộ: a/ Tổn thất và hậu quả do tai nạn giao thông gây ra. Năm 2005, cả nước ta xảy ra 14.141 vụ tai nạn giao thông làm chết 11.184 người, bị thương 11.760 người. Riêng 9 tháng đầu năm 2006 cả nước đã xảy ra 10.787 vụ tai nạn giao thông, làm chết 9.353 người, bị thương 8.286 người. (Chỉ trong vòng 6 ngày tết mà đã có 380 vụ tai nạn giao thông). Đáng lưu ý là số người chết và bị thương do tai nạn giao thông phần lớn là đang ở lứa tuổi lao động (16 – 45 tuổi) nhiều gia đình mất đi những người trụ cột, nhiều người bị thương trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. -6- Theo công bố của Ngân hàng phát triển châu Á tại Hội nghị “Tăng cường hợp tác quốc tế phòng chống tai nạn thương tích” diễn ra tại Hà Nội vào cuối tháng 10 năm 2006, tổn thất về vật chất do tai nạn giao thông hàng năm ở Việt Nam vào khoảng 885 triệu USD cao hơn cả tổng giá trị tiền thuốc sử dụng cho hơn 80 triệu dân nước ta trong năm 2005. Từ năm 2006 đến nay, tình hình tai nạn giao thông có những diễn biến phức tạp, tai nạn giao thông tăng so với những năm trước. Năm 2007, có tới hơn 14.000 vụ tai nạn, làm chết 13.000 người và bị thương 11.000 người. Tổn thất và hậu quả do tai nạn giao thông gây đang là một trong những mối lo ngại bậc nhất của Việt Nam cũng như nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay. b/ Một số vụ tai nạn giao thông đường bộ: ( Tranh ảnh minh hoạ) - Ở lứa tuổi học sinh THCS. - Các lứa tuổi khác c/ Một số nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông - Hệ thống đường bộ chưa đủ đáp ứng yêu cầu tham gia giao thông . - Phương tiện tham gia giao thông tăng quá nhanh. - Ý thức chấp hành trật tự an toàn giao thông của một số người chưa tốt. d. Phong trào giữ gìn TTATGT và việc giảng dạy ATGT: Từ năm học 2001- 2002, năm trường trọng điểm của năm tỉnh, thành phố dọc quốc lộ 1A, từ Hà Nội đến Thanh Hoá được Uỷ ban An toàn giao thông Quốc gia chọn làm điểm trong phong trào giữ gìn TTATGT Hiện nay, ở các trường học việc thực hiện TTATGT đã trở thành nội dung sinh hoạt chuyên đề, tháng 9 hàng năm là tháng ATGT. GV- HS thường xuyên thực hiện và ký cam kết thực hiện đúng luật ATGT. Một dự án đưa giáo dục ATGT vào giảng dạy ở các cơ sở từ Mầm non đến Đại học đang được nghiên cứu và thí điểm ở một số trường. Tiến tới thực hiện trên phạm vi cả nước III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC TTATGT GẮN VỚI MÔN GDCD 1. Dạy và học các bài về Trật tự an toàn giao thông đường bộ: a. Chương trình phân phối cụ thể: ( CV số 333/GD - ĐT, ngày 12 tháng 9 năm 2007) Lớp 6 - Tiết 23,24 - Bài 14: Thực hiện trật tự an toàn giao thông Lớp 7 - Tiết 15 - Dạy ATGT Lớp 8 - Tiết 18 - Dạy ATGT Lớp 9 - Tiết 15 - Dạy ATGT b. Nội dung: Được sự hỗ trợ của Uỷ ban An toàn giao thông Quốc gia, Vụ giáo dục Trung học đã tổ chức các chuyên gia của Viện chiến lược và chương trình giáo dục Cục cảnh sát giao thông đường bộ biên soạn tài liệu “Giáo dục trật tự an toàn giao thông” dùng cho giáo viên và học sinh từ năm học 2003 - 2004. Tài liệu gồm 2 phần. -7- Phần thứ I: Là hai bài dạy về TTATGT được đưa thêm vào môn GDCD THCS (ngoài bài 14 “ Thực hiện TTATGT ” đã có trong SGK môn GDCD lớp 6) Phần thứ II: Là tư liệu tham khảo phục vụ cho việc tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCS về TTATGT. Những hoạt động này cần được tổ chức ở tất cả các khối lớp nhằm giúp học sinh củng cố, khắc sâu kiến thức, giáo dục ý thức trách nhiệm, tự giác chấp hành các quy định của pháp luật về TTATGT. Qua đó HS nắm vững : + Các loại biển báo hiệu giao thông đường bộ: - Biển báo cấm - Biển báo nguy hiểm - Biểm hiệu lệnh - Biển chỉ dẫn + Luật giao thông đường bộ - Điều: 9,11,28,29,30 - Các điều khác: Tham khảo b. Thời gian dạy: Tháng 9 năm 2007 2. Giáo dục TTATGT kết hợp trong giờ dạy và học môn GDCD Việc giáo dục TTATGT có thể gắn vào tất cả các môn học, nhưng đặc biệt có hiệu quả là môn GDCD. * Những bài có thể giáo dục TTATGT trong chương trình THCS: a. Lớp 6: - Tiết 6 - Bài 5: Tôn trọng kỷ luật b. Lớp 7: - Tiết 4 - Bài 4: Đạo đức và kỷ luật - Tiết 5,6 - Bài 5: Yêu thương con người - Tiết 8 - Bài 7: Đoàn kết tương trợ c. Lớp 8 - Tiết 1 - Bài 1: Tôn trọng lẽ phải - Tiết 5 - Bài 5: Pháp luật và kỷ luật - Tiết 7 - Bài 7: Tích cực tham gia các hoạt động chính trị – xã hội - Tiết 10 - Bài 9: Góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư - Tiết 30,31 - Bài 21: Pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam d. Lớp 9: - Tiết 27, 28 - Bài 15: Vi phạm Pháp luật và trách nhiệm pháp lý của công dân - Tiết 32 - Bài 18: Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật VD: Với bài “Tôn trọng lẽ phải”(Lớp 8) thì ta có thể giáo dục TTATGT bằng câu hỏi: Một người thực hiện tốt Luật giao thông có phải là người biết tôn trọng lẽ phải . Đúng hay sai ? Tại sao? Cho ví dụ. -8- * Đối với nhiều bài khác của chương trình GDCD, chúng ta đều có thể liên hệ đến nội dung giáo dụcTTATGT VD khi dạy bài “Liêm khiết” (Lớp 8) ta có thể đặt câu hỏi lồng ghép: 1 người đi xe máy không đội mũ bảo hiểm nhưng đã có hành vi hối lộ anh công an. Anh công an không nhận tiền và lập biên bản phạt người đó theo quy định. Em nhận xét xem tình huống trên ai đúng ai sai? Tính liêm khiết được thể hiện như thế nào ? 3. Thực hành an toàn giao thông: Nhằm củng cố kiến thức, hiểu biết về Luật ATGT, rèn luyện kỹ năng và thói quen khi tham gia giao thông. * Thời gian dành cho phần thực hành giao thông gồm: Các tiết thực hành ngoại khoá các vấn đề của địa phương còn lại của tất cả 4 khối lớp 6,7,8,9 . * Nội dung thực hành. Cụ thể là: a. Tổ chức cho học sinh thi tìm hiểu về Luật giao thông VD: Đặt câu hỏi: Em hãy nêu 1 số hành vi cấm đối với người đi xe đạp và xe gắn máy ? Học sinh sẽ tìm hiểu và trả lời: + Đi xe dàn hàng ngang + Đi xe lạng lách, đánh võng + Đi xe vào phần đường dành cho phương tiện khác + Sử dụng ô, điện thoại di động + Buông cả hai tay + Đến tuổi nào thì được đi xe đạp người lớn? Xe đạp được đèo mấy người? ... b- Tổ chức trò chơi: Trò chơi là phương pháp tổ chức cho học sinh tìm hiểu một vấn đề hay thực hiện những hành động, những thái độ, những việc làm thông qua một trò chơi nào đó. VD: Chia lớp thành 2 đội. Giáo viên ghi lên bảng tên 4 nhóm biển báo phát cho học sinh. 2 đội thi nhau lên dán những tấm biển báo vào đúng nhóm. Đội nào dán chính xác, nhanh thì đội đó thắng. c –Phương pháp tập đóng vai: GV: Đưa ra một tình huống, học sinh sắm vai các tình huống VD: 1 em đóng vai một người công an đứng trước cột đèn báo hiệu 1 em đóng vai người tham gia giao thông vượt đèn đỏ 1 em đi xe máy không đội mũ bảo hiểm Công an xử lý 2 trường hợp và sau đó nhận xét d - Phương pháp tập giải quyết tình huống: GV: Đưa ra một số tranh ảnh, một số lỗi khi tham gia giao thông. Học sinh nhận xét hành vi của những người trong ảnh và nêu rõ cách ứng xử của em trong tình huống đó. -9- đ- Phương pháp thảo luận nhóm: Làm gì để thực hiện tốt các quy định và tránh các vi phạm về TTATGT ? e - Tổ chức triển lãm tranh ảnh về đề tài TTATGT - Học sinh + Sưu tầm tranh ảnh về những hành vi vi phạm TTATGT + Sưu tầm tranh ảnh về những cử chỉ đẹp, những hành động tốt về tham gia giao thông - Giáo viên dùng tranh ảnh triển lãm theo chủ đề, hướng dẫn HS học tập nội dung tốt, tránh nội dung xấu. g - Kiểm tra nhận biết các biển báo hiệu đường bộ (Theo 5 nhóm) C. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC KHI ÁP DỤNG CHUYÊN ĐỀ 1. Về nhận thức: - Bước đầu học sinh đã có nhận thức đúng về sự cần thiết phải thực hiện ATGT khi tham gia giao thông. - Nắm được những điều Luật cơ bản năm 2001, có liên quan trực tiếp với học sinh THCS (Điều: 9,11,28,29,30); nội dung ý nghĩa và hình thức của một số biển báo thường gặp. 2. Về hành vi, thói quen: - Khi các em tham gia giao thông: đại bộ phận đã biết đi đúng phần đường quy định, biết dùng báo hiệu xin đường khi rẽ trái hoặc rẽ phải, sang đường. - Khắc phục tình trạng HS vi phạm: đi xe đạp hàng ba, hàng tư; HS đi bộ lấn sang phần đường của xe cơ giới... - Xây dựng được “ Cổng trường an toàn giao thông”, đội “Sao xanh” hướng dẫn thực hiện Luật giao thông cho HS khu vực cổng trường. 3. Kết quả khác: - Từ nhiều năm nay, không có trường hợp tai nạn giao thông đường bộ nào xảy ra đối với học sinh nhà trường. - Góp phần cùng địa phương giải quyết tình trạng ùn tắc, vi phạm Luật An toàn giao thông. Người thân và gia đình HS ít có trường hợp vi phạm Luật giao thông đường bộ. D. KẾT LUẬN: Tổn thất và hậu quả do tai nạn giao thông gây ra là một trong những mối lo ngại bậc nhất của Việt Nam cũng như của nhiều quốc gia hiện nay. Yêu cầu giảm thiểu tai nạn giao thông là trách nhiệm của mọi cấp, mọi ngành, mọi công dân. Vì vậy, giáo dục TTATGT cho học sinh THCS là vô cùng cần thiết. Để việc giáo dục TTATGT đạt kết quả, cần giúp học sinh hiểu biết về Luật giao thông, hướng dẫn cho các em ít nhất, biết cách đi đường từ nhà tới trường, từ trường về nhà một cách an toàn cho mình và cho mọi người. Ngoài ra, chúng tôi đề nghị: a. Đối với giáo viên dạy GDCD: - 10 - - Cần lựa chọn phương pháp sinh động cuốn hút được sự chú ý của học sinh khi dạy phần TTATGT để các em có được những kiến thức về Luật giao thông và có kỹ năng tham gia giao thông đúng pháp luật. - Bản thân GV dạy GDCD nói riêng và CB - GV nhà trường nói chung phải gương mẫu thực hiện Luật giao thông đường bộ để gia đình, người thân và HS noi theo. b. Đối với nhà trường - Thực hiện đúng chương trình GDCD phần dành cho giáo dục TTATGT (Theo CV số 333/GD - ĐT, ngày 12 tháng 9 năm 2007) - Có biện pháp tuyên truyền ATGT một cách rộng rãi mạnh mẽ bằng nhiều hình thức. - Đưa nội dung thực hiện TTATGT thành tiêu chí thi đua cho từng lớp, từng học sinh, hợp thành nội dung xếp loại đạo đức cho các em cuối học kỳ, cuối năm học. - Kiên quyết kỷ luật đối với những hành vi vi phạm Luật ATGT trong GV- HS. Khen ngợi những HS có đóng góp thiết thực cho phong trào TTATGT tại địa phương, tại nhà trường. c. Bản thân học sinh phải tự giác tìm hiểu và thực hiện nghiêm chỉnh Luật giao thông, đồng thời có trách nhiệm hướng dẫn cho bạn bè, người thân tham gia giao thông đúng Luật, góp phần cùng địa phương và cả nước khắc phục và giảm thiểu tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông. E – TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Luật giao thông đường bộ.năm 2001 2. Giáo dục TTATGT của Uỷ ban ATGT quốc gia và Bộ GD - ĐT. 3. Nghị quyết số 32/2007/NQ - CP ngày 29/6/07 của Chính phủ. 4. Chỉ thị nhiệm vụ năm học 2007 - 2008. 5. Kế hoạch số 857/ KH - UBND của UBND huyện Vĩnh Tường ngày 10.8.2007 về thực hiện Nghị quyết số 32/ 2007/NQ – CP của chính phủ về một giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông. 6. Các loại sách, truyện hướng dẫn về TTATGT hiện hành 7. Các tài liệu khác có liên quan đến vấn đề giáo dục ATGT - 11 - CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC ------------PHÒNG GD&ĐT VĨNH TƯỜNG TRƯỜNG THCS TUÂN CHÍNH --------------------- CHƯƠNG TRÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CUỘC VẬN ĐỘNG “HAI KHÔNG” Năm học 2007- 2008 - 12 - CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC ------------PHÒNG GD&ĐT VĨNH TƯỜNG TRƯỜNG THCS TUÂN CHÍNH --------------------- CHƯƠNG TRÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CUỘC VẬN ĐỘNG “HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH” Năm học 2007- 2008 - 13 - CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC ------------PHÒNG GD&ĐT VĨNH TƯỜNG TRƯỜNG THCS TUÂN CHÍNH --------------------- CHƯƠNG TRÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG Năm học 2007- 2008 - 14 - PHẦN TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH TT THỜI GIAN CÔNG VIỆC - 15 - NGƯỜI PHỤ TRÁCH GHI CHÚ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC ------------PHÒNG GD&ĐT VĨNH TƯỜNG TRƯỜNG THCS TUÂN CHÍNH --------------------- CHƯƠNG TRÌNH TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH BỒI DƯỠNG HỌC SINH YẾU KÉM Năm học 2007- 2008 - 16 - - 17 -
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan