Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Chuyên đề giá trị nhân đạo trong truyện kiều của nguyễn du...

Tài liệu Chuyên đề giá trị nhân đạo trong truyện kiều của nguyễn du

.DOC
11
6
109

Mô tả:

CHUYÊN ĐỀ MÔN NGỮ VĂN: “ GIÁ TRỊ NHÂN ĐẠO TRONG TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU ” PHẦN MỞ ĐẦU . I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Nguyễn Du tự là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, biệt hiệu là Hồng Sơn lạp hộ, người xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Nguyễn Du thuộc dòng dõi trâm anh thế phiệt: cha là Xuân Quận Công Nguyễn Nghiễm, từng làm tới Tể Tướng triều Lê Mạt; mẹ là người vợ thứ ba, nhũ danh Trần Thị Tần, người Kinh Bắc; anh là Toản Quận Công Nguyễn Khản cũng làm tới Tham Tụng, Thái Bảo trong triều. Sinh ra trong một gia đình quan lại, có truyền thống văn học, năng khiếu thơ văn của Nguyễn Du sớm có điều kiện nảy nở và phát triển. Từ nhỏ ông đã nổi tiếng thông minh dĩnh ngộ. Năm 1783, Nguyễn Du thi hương đậu Tam Trường. Vì lẽ gì không rõ, ông không tiếp tục thi lên nữa. Năm 1789, Nguyễn Huệ kéo binh ra Bắc, đại thắng quân Thanh. Nguyễn Du, vì tư tưởng trung quân phong kiến, không chịu ra làm quan cho nhà Tây Sơn. Năm 1802, Nguyễn Ánh lật đổ Tây Sơn đã vời Nguyễn Du ra làm quan; ông từ chối mãi mà không được nên miễn cưỡng tuân mệnh. Năm 1805, ông được thăng Đông Các điện học sĩ, tước Du Đức Hầu. Năm 1813, thăng Cần Chánh điện học sĩ, được cử làm Chánh Sứ đi Trung Quốc. Sau khi về nước, năm 1815, ông được thăng Lễ Bộ Hữu Tham Tri. Đường công danh của Nguyễn Du với nhà Nguyễn chẳng có mấy trở ngại. Ông thăng chức nhanh và giữ chức trọng, song chẳng mấy khi vui, thường u uất bất đắc chí. Theo Đại Nam Liệt Truyện: Nguyễn Du là người ngạo nghễ, tự phụ, song bề ngoài tỏ vẻ giữ gìn, cung kính, mỗi lần vào chầu vua thì ra dáng sợ sệt như không biết nói năng gì... Năm 1820, Minh Mạng lên ngôi, cử ông đi sứ lần nữa, nhưng lần này chưa kịp đi thì ông đột ngột qua đời. Đại Nam Liệt Truyện viết: Đến khi đau nặng, ông không chịu uống thuốc, bảo người nhà sờ tay chân. Họ thưa đã lạnh cả rồi. Ông nói "được" rồi mất; không trối lại điều gì. Nguyễn Du là con người có trái tim nhân hậu. Nhà thơ đã từng khẳng định Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài. Mộng liên đường chủ nhân trong lời tựa Truyện Kiều cũng đã đề cao tấm lòng nhân ái của Nguyễn Du đối với con người và cuộc đời: Lời văn tả ra hình như có máu chảy ở đầu ngọn bút, nước mắt thấm trên tờ giấy, khiến ai đọc lên cũng cũng phải thấm thía, ngậm ngùi, đau đớn đến đến đứt ruột.Tố Như tử dụng tâm đã khổ, tự sự đã khéo, tả cảnh đã hệt, đàm tình đã thiết. Nếu không phải có con mắt trông thấu sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời thì không thể nào có cái bút lực ấy. Kiệt tác của đại thi hào Nguyễn Du là một truyện thơ nôm viết bằng thể lục bát, dựa theo tác phẩm Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, Trung Quốc, Truyện Kiều, gồm 3.254 câu thơ. Hàng trăm năm qua, Truyện Kiều đã sống chan hoà trong đời sống của toàn dân tộc. Chuyên đề môn Ngữ văn 1 Không riêng gì Văn học Việt Nam, mà trong Văn học thế giới cũng hiếm có tác phẩm nào chinh phục được rộng rãi tình cảm của đông đảo người đọc, từ già đến trẻ, từ người có học đến quần chúng bình dân trước đây phần lớn bị thất học, như Truyện Kiều. Truyện Kiều đóng một vai trò quan trọng trong sinh hoạt văn hoá Việt Nam. Nhiều nhân vật trong Truyện Kiều trở thành điển hình cho những mẫu người trong xã hội cũ, mang những tính cách tiêu biểu Sở Khanh, Hoạn Thư, Từ Hải, và đều đi vào thành ngữ Việt Nam. Khả năng khái quát của nhiều cảnh tình, ngôn ngữ, trong tác phẩm khiến cho quần chúng tìm đến Truyện Kiều như tìm một điều dự báo. Bói Kiều rất phổ biến trong quần chúng ngày xưa. Ca nhạc dân gian có dạng Lẩy Kiều. Sân khấu dân gian có trò Kiều.Hội họa có nhiều tranh Kiều. Thơ vịnh Kiều nhiều không kể xiết. Giai thoại xung quanhTruyện Kiều cũng rất phong phú. Tuồng Kiều, cải lương Kiều, phim Kiều cũng ra đời. Nhiều câu, nhiều ngữ trong Truyện Kiều đã lẫn vào kho tàng ca dao, tục ngữ. Từ xưa đến nay, Truyện Kiều đã là đầu đề cho nhiều công trình nghiên cứu, bình luận và những cuộc bút chiến. Ngay khi Truyện Kiều được công bố (đầu thế kỷ XIX) ở nhiều trường học của các nho sĩ, nhiều văn đàn, thi xã đã có trao đổi về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Đầu thế kỷ XX, cuộc tranh luận về Truyện Kiều càng sôi nổi, quan trọng nhất là cuộc phê phán của các nhà chí sĩ Ngô Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng phản đối phong trào cổ xuý Truyện Kiều do Phạm Quỳnh đề xướng (1924) Năm 1965, Nguyễn Du chính thức được nhà nước làm lễ kỷ niệm, Hội đồng hoà bình thế giới ghi tên ông trong danh sách những nhà văn hoá thế giới. Nhà lưu niệm Nguyễn Du được xây dựng ở làng quê ông xã Tiên Điền. Trường viết văn để đào tạo những cây bút mới cũng được mang tên ông. Nguyễn Du trở thành tác gia được đưa vào giảng dạy trong chương trình Ngữ văn lớp 9 với số lượng tiết học không nhỏ. Tần số câu hỏi về Nguyễn Du là rất lớn trong các kì thi. Nguyễn Du là tác gia đáng lưu tâm hàng đầu đối với người dạy và người học. Xưa nay đã có rất nhiều những công trình nghiên cứu phê bình lớn về"Truyện Kiều" và đã có không ít những cách đánh giá, nhìn nhận khác nhau. Về nội dung tư tưởng còn có nhiều ý kiến khác nhau nhưng về nghệ thuật thì xưa nay ai ai cũng cho là tuyệt diệu. Phải nói nét độc đáo nhất trong nghệ thuật " Truyện Kiều" là bút pháp xây dựng nhân vật. Với tài năng sáng tạo bậc thầy, Nguyễn Du đã thành công trong việc xây dựng một hệ thống nhân vật đa dạng, phong phú và sinh động. Thành công của Nguyễn Du đã đánh dấu bước phát triển của nghệ thuật xây dựng nhân vật của loại hình tự sự trong Văn học Trung đại (đặc biệt là với thể loại Truyện Nôm), đồng thời cũng khẳng định sức sáng tạo tuyệt vời của Nguyễn Du trong quá trình chuyển đổi cốt truyện của Thanh Tâm Tài Nhân thành tác phẩm của mình. Vì những lý do trên mà tôi quyết định chọn chuyên đề “ GIÁ TRỊ NHÂN ĐẠO TRONG TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU ” . Thông qua nội dung chuyên đề, giúp HS đội tuyển HSG có cái nhìn khái quát, hệ thống, đầy đủ về một trong những thành công tuyệt đỉnh trong nghệ thuật Truyện Kiều đó là nghệ thuật miêu tả thiên nhiên và miêu tả nhân vật giúp vào việc tìm hiểu, khai thác giá trị của “ Truyện Kiều” tốt hơn. - HS có kiến thức mở rộng nâng cao và biết vận dụng kiến thức vào làm các bài tập liên quan đến nội dung chuyên đề. Chuyên đề môn Ngữ văn 2 - Giáo dục cho HS có ý thức tìm hiểu tài liệu để mở rộng, nâng cao, hiểu sâu sắc kiến thức trong chương trình học; kích thích tinh thần ham học, sự sáng tạo của HS trong học và làm văn. II. ĐỐI TƯỢNG- PHẠM VI- PHƯƠNG PHÁP BỒI DƯỠNG. 1- Đối tượng bồi dưỡng: HS đội tuyển HSG Ngữ Văn lớp 9( đang bồi dưỡng thi HSG cấp Tỉnh) Thời gian thực hiện: 4 tiết. 2- Phạm vi kiến thức bồi dưỡng: Thế giới nhân vật và một vài nét sáng tạo về nghệ thuật của Nguyễn Du trong " Truyện Kiều”. 3- Phương pháp bồi dưỡng: Phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp khái quát hoá. PHẦN II NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ I. Giá tri nhân đạo trong truyện Kiều của Nguyễn Du . Giá trị nhân đạo là cảm hứng nhân văn bao trùm lên toàn bộ Truyện Kiều .Đó là tiếng nói ngợi ca những giá trị ,phẩm chất tốt đẹp của con người như tài săc , tình nghĩa ,long vị tha , chung thủy trong tình yêu… Đó còn là tấm lòng của nhà thơ đồng tình với những giá trị và khát vọng về tình yêu lứa đôi , về tự do công lí , là sự đồng cảm , xót thương với bao nỗi đau , bị vùi dập của con người ,nhất là đối với người phụ nữ “bạc mệnh” trong xã hội phong kiến . Có thể nói giá trị nhân đạo trong truyện Kiều thể hiện ở tấm long trân trọng và yêu thương con người bị áp bức , bị chà đạp. Mộng Liên Đường đã bình luận: “ Lời văn tả ra nhơ máu chảy ở đầu ngọn bút , nước mắt thấm ở trên tờ giấy , khiến ai đọc đến cũng phải thấm thía ngậm ngùi, đau đớn đứt ruột...Tố Như tử dụng tâm đã khổ, tự sự đã khéo, tả cảnh đã hệt ,đàm tình đã thiết, nếu không phải có con mắt trông thấu sáu cõi , tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời , thì tài nào có cái bút lực ấy”. Nếu là tâm hồn không bị sóng gió vùi dập, một trái tim không thổn thức trước những nỗi đắng cay của bức tranh thế sự , một lương tâm không phẫn lộ trước thói đời vô nhân bạc nghĩa, thì Nguyễn Du dẫu có tài ba lỗi lạc đến đâu cũng không tìm ra được những âm điệu , những vần thơ khiến cho người đọc trong cuộc nghe như khóc , như than , như uát , như oán hờn. Quả đúng như vậy truyện Kiều là tiếng nói thiết tha bảo vệ quyền sống quyền tự do của con người bị áp bức ,truyện kiều còn là sự kết tinh truyền thống nhân đạo của dân tộc bao thế kỉ. - Kiều đã từng trải qua hầu hết những kiếp đời oan khổ của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến: Tình duyên tan vỡ , làm gái lầu xanh , làm nô ti , làm vợ lẽ , bị làm nhục khi chồng vừa chết...và khi Từ Hải chết , lòng Kiều đã tắt hết mọi niềm ước ao hạnh phúc trên cõi đời . “ Còn chi nữa cánh hoa tàn Tơ lóng đã đứt dât đàn tiểu lân Rông thương còn mảnh hồng quần Hơi tàn được thấy gốc phần là may” -Người ngoài cuộc nghe tiêngs nói của Kiều cũng phải thổn thức cùng nỗi niềm tuyệt vọng ẩn chứa trong ước mơ bé nhỏ ấy . Cuộc đơi nàng được nhà thơ vĩ đại giàu lòng nhân đạo tổng kết bằng những lời thơ đau xót : Chuyên đề môn Ngữ văn 3 - - - - - - - - Thương thay cũng một kiếp người Hại thay mang lấy sắc tài là chi Những là oan khổ lưu li Chờ cho hết kiếp còn gì là thân. Tuy nhiên Thúy Kiều không chỉ xuất hiện với tư cách là một nạn nhân đau khổ mà còn là hình tượng tiêu biểu cho giá trị phẩm chất , cho tinh thần chiến đấu , tiêu biểu ở thái độ chống lễ giáo phong kiến , giám vươn lên tìm lấy hạnh phúc chính đáng . Chỉ phút đầu gặp gỡ với chàng Kim: Kiều đã dung động , ước mơ thầm kín nhưng vô cùng tha thiết : “ Người đâu gặp gỡ làm chi Trăm năm biết có duyên gì hay không ?” Mặc dù Kiều vẫn biết rằng : “ Nên chăng thì cũng tại lòng mẹ cha”. Khi Kim Trọng tỏ tình , Kiều mạnh dạn nhận lời gắn bó , Khi thuận lợi Kiều chủ động vượt rào sang nhà người yêu tình tự: “Săm săm băng nẻo vườn khuya một mình... Vì hoa nên phải đánh đường tìm hoa...”Mối tình vượt lễ giáo phong kiến ấy lại là một mối tình rất trong sạch , thủy chung . Khi buộc phải cách xa , nàng khắc sâu hình bóng cháng Kim... Tất cả đều nói nên rằng những thế lực hắc ám của chế độ phong kiến chỉ có thể làm tan nát hạnh phúc của Kiều nhưng không thể tiêu diệt tình yêu trong trái tim thủy chung ấy, đúng như lời Chu Manh Trinh đã viết : “ Tấm lòng này như tuyết ,như băng , mối sầu nọ qua ngày , qua tháng...Ngọc kia không vết, giá liên thành khôn xiết so bì . Nước đã trôi xuôi , hồn cựu mộng hãy còn vơ vẩn...” Mối tình Kim Trọng –Thúy Kiều là thiên diễm tình tuyệt đẹp trong văn học thời phong kiến ! Chế Lan Viên viết : “ Tố Như ơi lệ chảy quanh thân Kiều.” Quả vậy tấm lòng thương người cao cả, sâu sắc của nhà thơ như “ Máu chảy ở đầu ngọn bút , nước mắt thấm trên tờ giấy...” , như hòa trong từng chữ , từng câu thơ xé ruột . Ở đoạn “Mã Giám Sinh mâu Kiều”, Thúy Kiều là hiện thân của con người bị chà đạp , của sắc tài bị vùi dập thảm thương . Miêu tả đúng tâm trạng của Kiều trong cảnh mua bán – đó là hiện thực : nhưng nói nên được nỗi đau xót khôn cùng khi sắc tài bị vùi dập – đó là nhân đạo và nhân văn sâu sắc . Nguyễn Du đã tứng trân trọng tài sắc con người khi miêu tả chị em Thúy Kiều : giờ đây ông lại đau đớn lòng trước tài sắc bị vùi dập bởi những thế lực tàn bạo mà tiêu biểu chính là tên buôn người vô lương tàn ác , với sức mạnh tàn nhẫn , lạnh lùng của đồng tiền trong xã hội cũ : “Tiền lưng đã sẵn việc gì chẳng xong”. Khi Kiều ở lầu Ngưng Bích , bị Tú Bà “ khóa xuân” , trong cái nỗi buồn mênh mang vô tận ,không thể làm gì vơi bớt , không có ai để chia sẻ - nỗi buồn của một con người hoàn toàn cô đơn giữa một khung cảnh cô đơn , vắng lặng; Kiều chỉ còn biết nhớ về người thân . Nhà thơ lại đảo tình lên hiếu , trái với trật tự cương thường của đạo lý phong kiến khi miêu tả Kiều nhớ Kim trọng trước , nhớ cha mẹ sau. Nếu trước kia , Nguyễn Du đã không tiếc lời ngợi ca thiên diễm tình tuyệt đẹp vượt lễ giáo phong kiến thì giờ đây ,khi mối tình đầu trong sáng ấy “trâm gẫy bình tan” ; chính ông lại đồng cảm hết sức với tâm sự của người con gái đang yêu buộc phải xa cách người yêu . Nguyễn Du thật thấu hiểu nhân tình ! Nỗi nhớ người thân cũng không làm Kiều khuây khỏa nỗi buồn rơn ngợp . Buồn mà Chuyên đề môn Ngữ văn 4 trông ra cảnh vật : Buồn trông cửa biển chiều hôm Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa. Buồn trong ngon nước mới sa Hoa trôi man mác biết là về đâu Buồn trông nội cỏ dầu dầu Chân mây mặt đất một màu xanh xanh Buồn trông gió cuốn mặt duềnh Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi. Tám câu thơ dựng lên bốn bức tranh buồn được bắt đầu bằng hai chữ “Buồn trông” . Dường như ở đây không có con người , chỉ có cái nhìn hay đúng hơn , chỉ có tâm trạng . Tâm trạng của Kiều mà cũng là tâm trạng của Nguyễn Du . Lòng nhà thơ tưởng như cũng hòa vào với lòng nhân vật ,cùng đồng cảm , buồn thương, đau xót với nhân vật.... -Không dừng lại ở sự ca ngợi , đồng cảm với người trong cuộc bể dâu . Nhà thơ còn dựng lên cả một bức tượng đồng Từ Hải – tượng trưng cho công bằng , công lý , dân chủ xã hội trong xã hôi phong kiến xấu xa , mục nát . - Đó là một bậc anh hùng cái thế với tính chất phi thường về diện mạo ,vóc dáng : Râu hùm , hàm en , mày ngài Vai năm tấc rộng thân mười thước cao Phi thường cả về bản lĩnh , tài năng , phong độ ,chí khí : Đường đường một đấng anh hào Côn quyền hơn sức lược thao gồm tài Đội trời đạp đất ở đời Họ Từ tên Hải vốn người Việt Đông Giang hồ quen thói vẫy vùng Gươm đàn nửa gánh , non sông một chèo Từ Hải chính là nhân vật phẩn ánh ước mơ tự do và công lý . Từ Hải là một người anh hùng cái thế , tài cao trí cả , dũng mãnh vô song , rất mực phóng túng , ngang tàng , sống trí khi “ đội trời đạp đất” , “ Dọc ngang trời rộng vẫy vùng biển khơi”. Từ Hải thiết tha với lý tưởng : “ Chọc trời khuấy nước măc dầu – Dọc ngang nào biết trên đầu có ai” Với giọng điệu anh hùng ca , Nguyễn Du kể về sự nghiệp anh hùng của Từ Hải : “ Thừa cơ trúc chẻ ngói tan Binh uy từ ấy sấm ran trong ngoài Triều đình riêng một góc trời Gồm hai văn vũ, rạch đôi sơn hà !” - Thái độ vô quân ấy , về nhiều mặt có ý nghĩa phản phong khá mạnh mẽ . Hình tượng Từ Hải là một minh chứng cho sự sụp đổ của quyền lực phong kiến . - Từ Hải là con người có tấm lòng bao dung , nhân ái hào hiệp , tình cảm nhân văn bình dị tôn trọng phẩm giá con người , đường hoàng cứu vớt Kiều ra khỏi lầu xanh , đem lại cho Kiều cuộc sống hạnh phúc : Vinh hoa bõ lúc phong trần Chữ tình ngày lại thêm xuân một ngày. - Từ Hải là ân nhân lớn của Kiều , là người duy nhất có thể đem Kiều từ thân phận một cô gái lầu xanh lên địa vị một phu nhân ngồi ở ghế quan tòa để báo an , báo oán : Chuyên đề môn Ngữ văn 5 Trướng hùm mở giữa trung quân Từ công sánh với phu nhân cùng ngồi Tiên nghiêm ,trống chửa dứt hồi Điểm danh trước dẫn trực ngoài cửa viên Từ rằng : “ Ân oán hai bên Mặc nàng xử quyết báo đền cho minh” - Từ Hải đã thiết lập một tòa án , một pháp trường để xét xử những kẻ gian manh ,độc ác đã từng giày xéo , đọa đày Kiều . Phiên tòa ấy thể hiện khát vọng lẽ công bằng , công lý sẽ chiến thắng . - TỪ Hải đến và đi trong cuộc đời Kiều như một ngôi sao vụt sáng ; là giấc mơ dẹp tan mọi bất bình , xóa sạch những bất công ngang trái , sống tự do ngoài khuôn khổ trật hẹp của xã hội phong kiến . Giấc mơ Từ Hải ! - Vừa đau xót ,thông cảm ; vừa ca ngợi đồng tình với những con người bị chà đạp , áp bức; Nguyễn Du đã biểu lộ trong Truyện Kiều tinh thần nhân đạo sâu xa của một nghệ sĩ thiên tài. - Giá trị nhân đạo trong Truyện Kiều , trước hết là tiếng nói ngợi ca những giá trị ,phẩm chất tốt đẹp của con người . Kiều là hiện thân cho cái đẹp và tài năng tuyệt vời . Nàng kiều diễm rực rỡ “ Hoa ghen thua thắm , liễu hờn kém xanh”. Kiều không chỉ đẹp nghiêng nước ,nghiêng thành mà còn có một tài năng toàn diện : Thông minh vốn sẵn tính trời Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm. + Truyện Kiều là tiếng khóc thương cho số phận bi kịch của con người . Nguyễn Du khóc thương cho nàng Kiều tài sắc , hiếu hạnh ,tiêu biểu cho tinh hoa của loài người . Nàng phải chịu những bất hạnh đau đớn nhất của con người : Tình yêu tan vỡ , tình cốt nhục chia lìa , nhân phẩm bị chà đạp, thân xác bị đọa đày,... + Truyện Kiều đề cao , trân trọng vể đẹp hình thức ,phẩm chất , tài năng , ước mơ khát vọng của con người. Xây dựng nhân vật Thúy Kiều tài sắc , hiếu hạnh vẹn toàn bị xã hội chà xéo dày đạp , nhà văn muốn lên án và đề cao những giá trị cao quý ấy của con người; xây dựng mối tình Kim-Kiều , Kiều- Từ Hải l;à nhằm ngợi ca tình yêu tự do, trong sáng , thủy chung , chống lại lễ giáo phong kiến hà khắc ; xây dựng nhân vật Từ Hải – một anh hùng xuất chúng , đội trời đạp đất là ước mơ ,khát vọng về tự do , công lí muốn đạp bằng xã hội bất công , tàn bạo , xây dựng một cuộc sống công bằng , tốt đẹp công ấy. II. Đề học sinh tự giải. Đề 1.Cảm hứng nhân văn của Nguyễn Du trong đoạn trích "Chị em Thúy Kiều"? HD Goethe - nhà đại tư tưởng người Đức-từng phát biểu một câu nói rất sâu sắc: “ Chỉ những công cuộc nào vì cảnh ngộ mà làm nên mới lâu bền được ”. Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du quả thật là một tác phẩm làm nên từ cảnh ngộ Sống trong xã hội phong kiến đầy rẫy bất công, chứng kiến nhiều oan khuất của những Chuyên đề môn Ngữ văn 6 người phụ nữ, cụ Nguyễn Du đã viết nên danh tác bằng tất cả lòng ngưỡng mộ và cảm thương sâu sắc cho những bóng hồng tài sắc vẹn toàn mà bạc mệnh. Truyện Kiều kể về cuộc đời đầy trắc trở, nỗi đau đớn đoạn trường của nàng Kiều tài sắc, từ đó lên án hiện thực đau lòng của xã hội phong kiến đương thời. Trong tác phẩm, đoạn trích “ Chị em Thúy Kiều ” được đưa vào sách giáo khoa là một đoạn miêu tả nhân vật đặc sắc, thể hiện rõ nét tài sắc của nàng Kiều và đưa ra dự cảm cho số phận đoạn trường của nàng Nguyễn Du sinh ra trong thời kì loạn lạc, đất nước xảy ra nội chiến giữa hai miền NamBắc, nhà Thanh kéo quân xâm lược nước ta. Sinh thời ông chứng kiến nhiều nỗi bất hạnh oan khuất của nhân dân và cảm thương sâu sắc cho số phận của họ, đặc biệt đối với những người phụ nữ. Hoàn cảnh sống và tâm hồn đa tư đa lự của cụ Nguyễn Du đã cho ra đời danh tác truyện Kiều lưu truyền muôn đời. Tác phẩm đặc biệt thành công trong nghệ thuật miêu tả nhân vật, tiêu biểu là trong đoạn trích “ Chị em Thúy Kiều ” với bút pháp ước lệ - lấy cảnh tả người đặc sắc. Đoạn trích không những thành công khắc họa chân dung Vân, Kiều mà còn đưa ra dự cảm về số phận chìm nổi của nhân vật chính Hai câu thơ đầu trong đoạn trích đã giới thiệu sơ lược hai nhân vật được miêu tả Tự ngàn xưa trăng đã xuất hiện nhiều trong thơ ca. Trăng mang một vẻ đẹp dịu dàng, thanh cao mà tràn đầy quyến rũ. “ Tố nga ” là từ Hán Việt có nghĩa đen là vầng trăng đẹp, trong truyện Kiều lại được dùng để giới thiệu hai tiểu thư xinh đẹp, thật là tinh tế ! Ngay từ câu đầu tiên, cụ Nguyễn Du đã giúp người đọc hình dung được Vân và Kiều có vẻ đẹp thanh cao của con nhà quyền quí. Nhắc đến mai và tuyết, ta liền nhớ đến dáng vẻ thanh thoát, uyển chuyển của cây mai và màu trắng tinh khiết, trong sạch của những bông tuyết. Bút pháp ước lệ trong câu thơ “ Mai cốt cách, tuyết tinh thần ” đã nêu phẩm chất tốt đẹp của chị em Thúy Kiều: cốt cách thanh cao, tâm hồn trong sáng. Câu thơ kế tiếp lại khẳng định Vân và Kiều mỗi người đều có một vẻ đẹp riêng và đều là vẻ đẹp hoàn mĩ “ mười phân vẹn mười ”. Vẻ đẹp của nàng Vân là vẻ đẹp phúc hậu từ khuôn mặt đến cử chỉ. Hình ảnh trăng lại xuất hiện để tả khuôn mặt đầy đặn của nàng, hợp với hàng lông mày nở nang tạo nên nét đẹp thuần hậu. Nụ cười tươi như hoa và những lời ngọc ngà, đứng đắn, nghiêm trang của Vân đã nói lên phẩm chất tốt đẹp của nàng. Lại thêm mái tóc bồng bềnh mềm mại như mây và làn da trắng tuyết đã khẳng định Vân là một nữ nhân xinh đẹp, đức độ. Bằng bút pháp ước lệ, Nguyễn Du đã ví vẻ đẹp của Thúy Vân với những gì cao đẹp nhất của thiên nhiên: trăng, con ngài, hoa, ngọc, mây và tuyết. Tuy nhiên việc miêu tả nàng Vân của cụ mang tính cụ thể hơn đối với Kiều: cụ thể trong bút pháp liệt kê mặt, lông mày, tiếng cười, lời nói, mái tóc, làn da, trong cách dùng từ láy “ trang trọng ”, “ đầy đặn ”, “ nở nang ” khiến chân dung nàng trở nên thật rõ nét. Chân dung của nàng cũng mang tính dự báo số phận. Vẻ phúc hậu, hòa hợp với thiên nhiên, được thiên nhiên chấp nhận “ thua ”, “ nhường ” đã nói trước cuộc đời bình lặng, suôn sẻ của nàng Chuyên đề môn Ngữ văn 7 Nhan sắc của Vân và Kiều lại mang tính đối lập nhau. Nếu sắc đẹp của Vân nhẹ nhàng, hiền dịu thì Kiều sắc sảo, quyến rũ Câu thơ đầu tả Kiều đã khái quát đặc điểm nàng: sắc sảo về trí tuệ, mặn mà về tâm hồn. Nguyễn Du lại khẳng định nàng tài sắc hơn hẳn em nàng “ So bề tài sắc lại là phần hơn ”. Tác giả vẫn dùng bút pháp ước lệ quen thuộc, nhưng so với khi tả Vân thì nhan sắc của Kiều được tả không rõ rệt “ làn thu thủy, nét xuân sơn”. Người đọc phải ngẫm nghĩ mới hiểu ra cụ ví đôi mắt Kiều như nước hồ thu, lông mày thanh thoát như nét núi mùa xuân. Mùa thu, bầu trời xanh và cao hơn, mặt nước hồ phản chiếu bóng trời càng trở nên sâu hơn. Đôi mắt Kiều cũng như làn thu thủy: trong vắt, long lanh, sâu lắng, phản chiếu cả tâm hồn nàng. Đôi mắt chính là cửa sổ tâm hồn, có sức quyến rũ lớn nhất, có lẽ vì vậy mà cụ Nguyễn Du đã chọn mắt và lông mày để tả Thúy Kiều. Vẻ đẹp của nàng có thể nghiêng nước nghiêng thành, làm thiên nhiên phải “ ghen ”, “ hờn ” chứ không chịu “ thua ”, “ nhường ” như Vân. Ta nhớ đến Bao Tự, Đát Kỉ, Điêu Thuyền…những mĩ nhân khiến hôn quân phải mất nước, đồng thời số phận của họ cũng không tốt đẹp gì. Quả thật “ Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen ”, Nguyễn Du đã dự cảm cho số phận đầy sóng gió, trắc trở của Kiều bởi sắc đẹp “ không thuận lòng trời ” của nàng một số phận đoạn trường như bao mĩ nhân ngày xưa Không những là một tuyệt sắc giai nhân, Thúy Kiều còn có tài năng thiên phú khó ai sánh bằng ... PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 1. Kết luận. Có thể nói giá trị nhân đạo trong Truyện Kiều , trước hết là tiếng nói ngợi ca những giá trị ,phẩm chất tốt đẹp của con người . Kiều là hiện thân cho cái đẹp và tài năng tuyệt vời . Nàng kiều diễm rực rỡ “ Hoa ghen thua thắm , liễu hờn kém xanh”. Kiều không chỉ đẹp nghiêng nước ,nghiêng thành mà còn có một tài năng toàn diện Truyện Kiều là tiếng khóc thương cho số phận bi kịch của con người . Nguyễn Du khóc thương cho nàng Kiều tài sắc , hiếu hạnh ,tiêu biểu cho tinh hoa của loài người . Nàng phải chịu những bất hạnh đau đớn nhất của con người : Tình yêu tan vỡ , tình cốt nhục chia lìa , nhân phẩm bị chà đạp, thân xác bị đọa đày,... Truyện Kiều đề cao , trân trọng vể đẹp hình thức ,phẩm chất , tài năng , ước mơ khát vọng của con người. Xây dựng nhân vật Thúy Kiều tài sắc , hiếu hạnh vẹn toàn bị xã hội chà xéo dày đạp , nhà văn muốn lên án và đề cao những giá trị cao quý ấy của con người; xây dựng mối tình KimKiều , Kiều- Từ Hải l;à nhằm ngợi ca tình yêu tự do, trong sáng , thủy chung , chống lại lễ giáo phong kiến hà khắc ; xây dựng nhân vật Từ Hải – một anh hùng xuất chúng , đội trời đạp đất là ước mơ ,khát vọng về tự do , công lí muốn đạp bằng xã hội bất công , tàn bạo , xây dựng một cuộc sống công bằng , tốt đẹp 2. Kiến nghị. Để giúp học sinh có thể hiểu một cách sâu sắc, toàn diện mọi giá trị của "Truyện Kiều" chỉ với 5 tiết trong chương trình Ngữ văn 9 hiện nay. Tôi mạnh dạn đưa ra một số Chuyên đề môn Ngữ văn 8 đề xuất như sau: Thứ nhất, tôi rất mong ban chỉ đạo chuyên môn các cấp mở các lớp tập huấn cho giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Ngữ văn 9 sinh hoạt theo những chuyên đề lớn (Thao giảng các tiết về tác giả, tác phẩm lớn), để từ đó giúp tập thể giáo viên có cái nhìn đồng bộ và có phương pháp tối ưu hơn khi giảng dạy "Truyện Kiều". Thứ hai, tôi mong ban chỉ đạo chuyên môn cần tạo điều kiện thuận lợi hơn để khuyến khích giáo viên mở các chuyên đề ngoại khoá về những giá trị đặc sắc của "Truyện Kiều". Thứ ba, ở các trường THCS hiện nay, ngoài sách giáo khoa, sách giáo viên thì có rất ít sách tham khảo mở rộng kiến thức về "Truyện Kiều". Tôi mong ban chỉ đạo chuyên môn có thể giới thiệu cho các giáo viên một vài đầu sách tham khảo khác để bạn đọc xa gần có thể hiểu thêm "Truyện Kiều". LỜI CẢM ƠN Với điều kiện và khả năng có hạn, qua quá trình giảng dạy và bồi dưỡng học sinh lớp 9, tham khảo các sách "Kỷ niệm 200 năm sinh Nguyễn Du" (Nxb KHXH- 1967), "Truyện Kiều đối chiếu" (Phạm Đan Quế - Nxb Hà Nội -1991) và một số tài liệu khác, tôi cũng mạnh dạn đưa ra một vài ý kiến về : Giá trị nhân đạo trong truyện Kiều của Nguyễn Du . Trong quá trình viết và thực hiện chuyên đề tôi đã được các đồng chí đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đóng góp nhiều ý kiến quý báu. Tuy nhiên, cũng không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Rất mong được các đồng chí và các bạn bổ sung để chuyên đề của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Vân Hội, ngày 8 tháng 8 năm 2014 Người thực hiện chuyên đề Phạm Thị Thơm Chuyên đề môn Ngữ văn 9 Chuyên đề môn Ngữ văn 10 Chuyên đề môn Ngữ văn 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan