Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Chuyên đề dạy văn tích hợp liên môn trong dạy học môn ngữ văn thcs...

Tài liệu Chuyên đề dạy văn tích hợp liên môn trong dạy học môn ngữ văn thcs

.DOC
20
5
139

Mô tả:

PHỤ LỤC STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Mục Phần 1 I II III IV Phần 2 I II III IV V VI 13 14 15 VII VIII Phần 3 Nội dung Đặt vấn đề Lí do chọn đề tài Mục đích Đối tượng và phạm vi Phương pháp nghiên cứu Nội dung Cơ sở lí luận Cơ sở thực tiễn Thực trạng Quan niệm về dạy học liên môn Những giải pháp thực hiện Thiết kế giáo án vận dụng kiến thức liên môn Tổ chức giờ dạy tích hợp liên môn Bài soạn thực hành Kết luận, kiến nghị 1 Trang 3 3 3 4 4 4 4 4 5 6 6 9 9 11 16 Chuyên đề: TÍCH HỢP LIÊN MÔN TRONG DẠY HỌC NGỮ VĂN Ở TRƯỜNG THCS Phần 1: ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Theo Đề án đổi mới căn bản toàn diện giáo dục thì sau năm 2015, số môn bắt buộc của học sinh sẽ chỉ còn 3-8 môn, thay vì 11-13 môn như hiện nay. Chương trình giáo dục phổ thông sẽ dạy theo phương án tích hợp và phân hóa. Cụ thể, ở tiểu học tăng cường tích hợp trong nội bộ môn học Toán, Tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội (các lớp 1, 2, 3) và lồng ghép các vấn đề như môi trường, biến đổi khí hậu, kĩ năng sống, dân số, sức khỏe sinh sản,… vào các môn học và hoạt động giáo dục. Lớp 4 và lớp 5, thực hiện điều chỉnh và hình thành hai môn: Khoa học và Công nghệ và Tìm hiểu xã hội. Ở THCS, tăng cường tích hợp trong nội bộ môn học Toán, Ngữ Văn, Ngoại ngữ, Công nghệ, Giáo dục công dân,… và lồng ghép các vấn đề như môi trường, biến đổi khí hậu, kĩ năng sống, dân số, sức khỏe sinh sản,…vào các môn học và hoạt động giáo dục. Xây dựng hai môn học mới là môn Khoa học tự nhiên (trên cơ sở các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học hiện hành) và môn Khoa học xã hội (trên cơ sở các môn Lịch sử, Địa lý hiện hành và một số vấn đề xã hội). Ở THPT, tiếp tục thực hiện tích hợp một số nội dung chưa thành môn học nhưng cần thiết giáo dục cho HS vào các môn học và hoạt động như đã làm trong chương trình hiện hành. Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho biết: "Dạy học tích hợp sẽ mang lại nhiều lợi ích như giúp học sinh áp dụng được nhiều kỹ năng, nền tảng kiến thức tích hợp giúp việc tìm kiếm thông tin nhanh hơn, khuyến khích việc học sâu và rộng, thúc đẩy thái độ học tập tích cực đối với học sinh. Thay đổi cách dạy này không gây ra sự xáo trộn về số lượng và cơ cấu giáo viên, không nhất thiết phải đào tạo lại mà chỉ cần bồi dưỡng một số chuyên đề dạy học tích hợp. Không đòi hỏi phải tăng cường quá nhiều về cơ sở vật chất và thiết bị dạy học". Như vậy, dạy học văn tích hợp với các bộ môn liên quan là một xu thế phổ biến hiện nay trong dạy học hiện đại. Nó giúp học sinh tiết kiệm thời gian học tập mà vẫn mang lại hiệu quả nhận thức, đồng thời phát triển tư duy biện chứng, khả năng thông hiểu và vận dụng kiến thức linh hoạt vào các yêu cầu môn học theo nhiều cách khác nhau. II. MỤC ĐÍCH 2 Nhằm giảm bớt những khó khăn mà các em gặp phải trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu bộ môn Ngữ văn phần văn học trong nhà trường. Đặc biệt thông qua đó giúp các em có được những phương pháp học phần văn học đạt được kết quả cao hơn. Học sinh sẽ đúc rút được cho mình những cách thức tiếp cận đối với phần văn học một cách tốt nhất. Qua quá trình giảng dạy trên lớp và qua những tiết dự giờ đồng nghiệp trên lớp, đặc biệt qua quá trình kiểm tra đánh giá học sinh, tôi nhận thấy học sinh còn hạn chế trong vấn đề này. Do vậy, tổ chuyên môn đã nghiên cứu và đưa ra chuyên đề "Tích hợp liên môn trong dạy học Ngữ văn ở trường THCS". III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI Về đối tượng cũng như phạm vi của chuyên đề đề cập đến toàn bộ hệ thống các văn bản trong nhà trường THCS từ lớp 6 đến lớp 9. Áp dụng chung trong nhà trường THCS, trong đó có kết hợp liên môn như Âm nhạc, Mĩ thuật, Giáo dục công dân, Địa lí, Sinh học... IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp điều tra, nghiên cứu, phân tích Phương pháp thực nghiệm Phần 2: NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN - “Những người theo quan điểm duy vật biện chứng khẳng định tính thống nhất vật chất của thế giới là cơ sở của mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tuợng. Các sự vật, hiện tuợng tạo thành thế giới, dù có đa dạng, phong phú, có khác nhau bao nhiêu, song chúng đều chỉ là những dạng khác nhau của vật chất. Nhờ có tính thống nhất đó, chúng không thể tồn tại biệt lập, tách rời nhau, mà tồn tại trong sự tác động qua lại, chuyển hóa lẫn nhau theo những quan hệ xác định. Chính trên cơ sở đó, triết học duy vật biện chứng khẳng định rằng, liên hệ là phạm trù triết học dùng để chỉ sự quy định, sự tác động qua lại, sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt của một sự vật, của một hiện tượng trong thế giới” - Giữa các bộ môn khoa học xã hội có quan hệ với nhau như: Giữa Lịch Sử- Văn Học, giữa Lịch Sử- Triết học, kiến thức của các môn có thể bổ sung, hổ trợ cho nhau … Vì vậy, vận dụng nguyên tắc liên môn trong dạy học các môn học : VD như dạy học môn Ngữ văn hay Lịch Sử là việc thực hiện tính kế thừa trong nhận thức các quá trình lịch sử dân tộc và 3 thế giới từ cổ đến kim, làm cho học sinh hiểu rõ sự phát triển của xã hội một cách thống nhất, liên tục, tránh nhận thức rời rạc, tản mạn. Đồng thời học sinh có thể thấy mối liên hệ hữu cơ giữa các lĩnh vực của đời sống xã hội, giữa các môn học, từ đó phát triển tư duy cho hoc sinh. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN - Nhìn chung trên thế giới, nhiều nước có xu hướng tích hợp các môn học thuộc lĩnh vực khoa học xã hội như Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân…để tạo thành môn học mới, với hình thức tích hợp liên môn và tích hợp xuyên môn. Xu hướng thứ hai là việc thực hiện quan điểm tích hợp nhưng không tạo môn học mới. Đại diện cho xu hướng này là Cộng hòa Liên bang Đức, Hà Lan… - Ở Việt Nam, thời Pháp thuộc quan điểm tích hợp đã được thể hiện trong một số môn học của trường Tiểu học. Từ những năm 1987, việc nghiên cứu xây dựng môn Tự nhiên – xã hội theo quan điểm tích hợp đã được thực hiện và đã được thiết kế đưa vào dạy học từ lớp 1 đến lớp 5. Cho đến nay việc nghiên cứu quan điểm tích hợp trong quá trình dạy học chưa được thực hiện một cách hệ thống, đầy đủ, đặc biệt là ở bậc trung học. Tuy nhiên trong những năm gần đây, do yêu cầu của xã hội, nhiều nội dung mới đã được tích hợp vào môn học. Khi thực hiện môn học tích hợp có ưu điểm sau: Làm cho qúa trình học tập có ý nghĩa; Xác đinh rõ mục tiêu, phân biệt cái cốt yếu và cái ít quan trọng hơn; Dạy học sử dụng kiến thức trong tình huống; Lập mối liên hệ giữa các khái niệm đã học; Tránh những kiến thức, kỹ năng trùng lặp; Các kiến thức gắn liền với kinh nghiệm sống của học sinh; Có điều kiện phát triển kỹ năng chuyên môn. Tuy nhiên khi thực hiện môn tích hợp cũng gặp phải những khó khăn như: Còn mới đối với các nhà trường, với giáo viên, với phương diện quản lý, tâm lý học sinh và phụ huynh cũng như các nhà khoa học của mỗi bộ môn; Các chuyên gia, các nhà sư phạm đào tạo giáo viên trong các trường sư phạm, các chuyên viên phụ trách môn học, họ khó có thể chuyển đổi từ chuyên môn sang lĩnh vực mới cần sự kết hợp với chuyên ngành khác mà họ đã gắn bó; Giáo viên và các cán bộ thanh tra, chỉ đạo thường gắn theo môn học, không dễ gì có thể yêu cầu họ thực hiện chương trình tích hợp các môn học; Phụ huynh học sinh và những người lớn khó có thể ủng hộ những chương trình khác với chương trình mà họ có đã được học. 4 III. THỰC TRẠNG - Hiện nay giáo viên rất tích cực trong việc đổi mới phương pháp, vận dụng quan điểm dạy học liên môn vào giảng dạy các bộ môn để nâng cao hơn nữa hiệu quả giáo dục. Giáo viên đã nêu ra những thuận lợi cũng như khó khăn khi vận dụng quan niệm dạy học này là số học sinh có hứng thú tìm hiểu kiến thức các bộ môn nhất là các bộ tự nhiên ngày càng nhiều hơn, sách giáo khoa được trình bày theo hướng “ mở”.Tuy nhiên, việc vân dụng quan niệm dạy học này cũng gặp phải những khó khăn nhất định như điều kiện dạy học còn nhiều hạn chế, thiếu thốn, do lượng kiến thức nhiều song thời gian học cho các môn thì ít; đời sống của giáo viên còn thấp. Học sinh ít hứng thú với các môn xã hội. - Mặc dù, quan niệm dạy học liên môn đã được vận dụng vào giảng dạy lịch sử, song hiệu quả đạt được là chưa cao. Do đó phần lớn học sinh hiện nay có thái độ bình thường, chưa phát huy được tính tích cực trong học tập. - Vì vậy với chuyên đề này, không tham vọng gì nhiều, chúng tôi chỉ muốn đưa ra một số nội dung cơ bản, trong việc vận dụng kiến thức của các bộ môn cụ thể để giải quyết vấn đề nảy sinh trong quá trình dạy học. IV. QUAN NIỆM VỀ DẠY HỌC LIÊN MÔN - Dạy học liên môn là một trong những nguyên tắc quan trọng trong dạy học. Đây được coi là một quan niệm dạy học hiện đại, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường. - Dạy học liên môn là hình thức tìm tòi những nội dung giao thoa giữa các môn học với nhau, những khái niệm, tư tưởng chung giữa các môn học, tức là con đường tích hợp những nội dung từ một số môn học có liên hệ với nhau. Từ những năm 60 của thế kỉ XX, người ta đã đưa vào giáo dục ý tưởng tích hợp trong việc xây dựng chương trình dạy học. Tích hợp là một khái niệm của lí thuyết hệ thống, nó chỉ trạng thái liên kết các phần tử riêng rẽ thành cái toàn thể, cũng như quá trình dẫn đến trạng thái này. - Dạy học theo quan điểm liên môn có ba mức độ: ở mức độ thấp, Mức độ cao và mức độ cao nhất. - Dạy học vận dụng kiến thức liên môn giúp cho giờ học sẽ trở nên sinh động hơn, vì không chỉ có giáo viên là người trình bày mà học sinh cũng tham gia vào quá trình tiếp nhận kiến thức, từ đó phát huy tính tích cực của học sinh. 5 - Dạy học liên môn cũng góp phần phát triển tư duy liên hệ, liên tưởng ở học sinh. Tạo cho học sinh một thói quen trong tư duy, lập luận tức là khi xem xét một vấn đề phải đặt chúng trong một hệ quy chiếu, từ đó mời có thể nhận thức vấn đề một cách thấu đáo. V. NHỮNG GIẢI PHÁP THỰC HIỆN - Trong quá trình học tập ở nhà trường, các em sẽ được học các môn học bao gồm các môn khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Khoa học tự nhiên gồm các môn: Toán, Lí, Hóa, Sinh, Địa…, và khoa học xã hội gồm: Văn, Sử GDCD, Mỹ thuật… Giữa các bộ môn trong nhóm có quan hệ với nhau. - Ví như giữa Văn Học và Lịch Sử có liên hệ, kiến thức môn này sẽ hỗ trợ cho môn kia, văn học sẽ cung cấp cho ta những tư liệu lịch sử mà nhờ đó học sinh có thể nhận thức một cách rõ ràng, như khi học tác phẩm Tắt Đèn của Ngô Tất Tố, học sinh sẽ hiểu về những thuế, những sưu mà nhân dân phải gánh chịu, hiểu được những chính sách áp bức, bóc lột của thực dân Pháp, đặc biệt hiểu và thông cảm sâu sắc cho tình cảnh người nông dân Việt Nam, làm việc cực nhọc “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” nhưng vẫn không đủ sống, mà tôi nghĩ là bằng ngôn từ của mình giáo viên khó có thể khắc họa hết những tủi nhục, những đắng cay mà người dân phải gánh chịu trong thời kỳ pháp thuộc. Và cũng khó tìm thấy một ngôn từ nào để diễn tả cho hết sức mạnh như vũ bão của quân ta trong cuộc kháng chiến chống Minh xâm lược hơn những lời thơ của Nguyễn Trãi: Đánh một trận sạch không kình ngạc, Đánh hai trận tan tác chim muông Cơn gió to trút sạch lá khô Tổ kiến hổng sụt toang đê vỡ ( Bình Ngô đại cáo- Nguyễn Trãi) - Nguợc lại, Lịch sử cũng góp phần giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn về Văn Học, như phải hiểu hoàn cảnh tác phẩm đó ra đời như thế nào mới hiểu hết được dụng ý nghệ thuật cũng như nội dung sâu sa mà tác giả muốn gửi đến người đọc là gì. Hay như giữa môn Địa Lí và lịch sử chẳng hạn, điều kiện tự nhiên sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của lịch sử các nước, hiểu được vị trí địa lí, ta sẽ giải thích được vì sao quân dân ta lại ba lần đánh thắng quân xâm lược trên sông Bạch Đằng. Nói về sự hỗ trợ của Lịch sử đối với các môn học khác, G. Elton đã nói “Nhà sử học cũng có thể dạy cho các khoa học khác rất nhiều điều. Anh ta có thể giúp các khoa học này 6 hiểu thế giới quan của nhiều phương án xây dựng sơ đồ, vạch rõ những mối quan hệ tương hỗ mà một chuyên môn hẹp khó nhận thấy, giúp các khoa học xã hội hiểu rằng đối tượng mà chúng có quan hệ là những con người. Trong khi tiếp nhận các khoa học khác tính chính xác và tầm rộng của sự khái quát, đồng thời Lịch Sử có thể hoàn thành nghĩa vụ của mình bằng cách xây dựng một thái độ nghiêm túc đối với các tài liệu và tránh những khái quát không có cơ sở vững chắc” - Giữa khoa học tự nhiên và khoa học xã hội cũng có quan hệ gắn bó với nhau, như môn Vật Lí bằng phương pháp phóng xạ cacbon đã giúp xác định niên đại các di vật cổ xưa. Hóa Học, sinh học, toán học còn giúp cho môn ngữ văn giải quyết các vấn đề nảy sinh trong các văn bản nhật dụng. Ví dụ như: Khi giảng bài “ Ôn dịch thuốc lá”, giáo viên có thể dùng kiến thức hóa học để làm rõ các chất có trong thuốc lá; kiến thức môn sinh để thấy chất độc có trong thuốc lá có hại cho sức khỏe con người như thế nào? Các phép tính còn giúp cho các em thấy được hút thuốc lá không những có hại cho sức khỏe mà còn tiêu tốn tiền bạc; Môn GDCD giúp các em hiểu được tác hại từ hút thuốc lá dẫn đến hủy hoại về đạo đức, nhân cách… - Hay dạy học liên môn giữa môn lịch sử với môn Mỹ thuật. Đây là một phương pháp dạy học hiện đại trong dạy học Lịch Sử, giúp học sinh phát triển toàn diện về mọi mặt áp dụng vào giảng các bài tìm hiểu về văn hóa xã hội các thời kỳ lịch sử. Ví dụ như bài “Phong trào văn hóa Phục Hưng” Giáo viên có thể đưa ra những tranh, ảnh thể hiện hiện nội dung của phong trào văn hóa Phục Hưng, sau đó sẽ giải thích về những nội dung được thể hiện trong tranh. Cuối cùng, đặt một số câu hỏi giúp học sinh nhận thức vấn đề và rút ra kết luận cần thiết. Hoặc chúng ta có thể liên hệ các khái niệm vật lí liên quan đến môi trường như: tiết kiệm, hiệu suất, năng lượng, phân loại năng lượng, phân loại nguồn gốc năng lượng, năng lượng tái sinh và không tái sinh. Liên hệ kiến thức vật lí liên quan đến các yếu tố tác động đến sự suy thoái và ô nhiễm môi trường: Liên hệ kiến thức vật lí đến sự biến đổi khí hậu toàn cầu: hiệu ứng nhà kính, hiện tượng băng tan… Liên hệ các kiến thức vật lí đến các hành động bảo vệ môi trường như: các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn (trong phần sóng âm), các biện pháp tiết kiệm năng lượng, các biện pháp chống thất thoát nhiệt lượng, năng lượng; các biện pháp tiết kiệm vật dụng, tăng hiệu suất và tuổi thọ của các thiết bị. 7 Và đặc biệt là ta có thể giải thích câu tục ngữ bằng kiến thức hóa học: Ví dụ: “ Nước chảy đá mòn” mang ý nghĩa hóa học gì? Như chúng ta đã biết: Thành phần chủ yếu của đá là CaCO3 (Canxi cacbonat). Khi gặp nước mưa và khí CO2 (Cacbonic) trong không khí, CaCO3 sẽ chuyển hoá thành Ca(HCO3)2 (muối Canxit hidrocacbonat). Theo Phương trình Hóa học sau: CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2 Tức là: Khi nước chảy cuốn theo Ca(HCO3)2, theo nguyên lí dịch chuyển cân bằng thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo phía phải. Kết quả là sau một thời gian nước đã làm cho đá bị bào mòn dần. Áp dụng: Hiện tượng này thường thấy ở những phiến đá có dòng nước chảy qua. Do hiện tượng xảy ra chậm nên phải thật sự chú ý chúng ta mới nhận ra điều này. Hiểu được điều này giúp học sinh biết được dụng ý khoa học của câu tục ngữ có từ xa xưa và làm cho hóa học trở nên rất gần gũi hơn trong cuộc sống đời thường. Giáo viên có thể liên hệ vấn đề này ở phần “Muối cacbonat ”(Tiết 39 hóa lớp 9). Hoặc dạy tiết 45. Bài "Ôn dịch, thuốc lá" giáo viên có thể tích hợp với bộ môn Sinh học, Mĩ thuật để HS tìm hiểu, khám phá vấn đề về Ôn dịch thuốc lá. Dạy bài này, tích hợp với bộ môn Sinh sẽ giúp cho học sinh nắm được các tác hại của thuốc lá đối với cơ thể con người, từng bộ phận trên cơ thể. Hơn nữa, tích hợp với bộ môn Mĩ thuật để cho học sinh vẽ tranh tuyên truyền chống lại nạn hút thuốc lá, cho học sinh tìm bài hát có nội dung tuyên truyền chống nạn hút thuốc. Hay dạy bài "Bức thư của thủ lĩnh da đỏ" GV có thể tích hợp với vấn đề bảo vệ môi trường. Qua việc tích hợp với vấn đề bảo vệ môi trường, học sinh sẽ thấy được ý thức trách nhiệm của cá nhân trong việc bảo vệ môi trường thông qua bài học. Dạy bài "Mùa xuân nho nhỏ" của Thanh Hải, giáo viên có thể áp dụng tích hợp với bộ môn Âm nhạc để giới thiệu bài bằng bài hát Mùa xuân nho nhỏ, để thu hút học sinh, gây hứng thú khi vào bài mới. Để nâng cao hiệu quả của môn học tích hợp, chúng tôi đã đưa ra một số phương pháp để dạy học tích hợp như sau: - Dạy học theo dự án. - Phương pháp trực quan. - Phương pháp thực địa. - Phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề. Trong các phương pháp trên, chúng ta thường sử dụng phương pháp thứ tư đó là: Phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề. Phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề là phương pháp dạy học trong đó GV tạo ra những tình huống có vấn đề, điều 8 khiển HS phát hiện vấn đề, hoạt động tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo để giải quyết vấn đề và thông qua đó chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kĩ năng và đạt được nhũng mục đích học tập khác. Đặc trưng cơ bản của phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn là “tình huống gợi vấn đề” vì “Tư duy chỉ bắt đầu khi xuất hiện tình huống có vấn đề” Tình huống có vấn đề (tình huống gợi vấn đề) là một tình huống gợi ra cho HS những khó khăn về lý thuyết hay thực tiễn mà họ thấy cần có khả năng vượt qua, nhưng không phải ngay tức khắc bằng một thực giải, mà phải trải qua quá trình tích cực suy nghĩ, hoạt động để biến đổi đối tượng hoạt động hoặc điều khiển kiến thức sãn có. Đây chính là một trong những hình thức dạy học vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết những vấn đề đặt ra trong bài học. VI THIẾT KẾ GIÁO ÁN VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN Giáo án giờ học vận dụng kiến thức liên môn không phải là một bản đề cương kiến thức để giáo viên lên lớp giảng giải, truyền thụ áp đặt cho học sinh, mà là một bản thiết kế các hoạt động, thao tác nhằm tổ chức cho HS thực hiện trong giờ lên lớp để lĩnh hội tri thức, phát triển năng lực và nhân cách theo mục đích giáo dục và giáo dưỡng của bộ môn. Đó là bản thiết kế gồm hai phần hợp thành hữu cơ: Một là, hệ thống các tình huống dạy học được đặt ra từ nội dung khách quan của bài dạy, phù hợp với tính chất và trình độ tiếp nhận của học sinh. Hai là, một hệ thống các hoạt động, thao tác tương ứng với các tình huống trên do giáo viên sắp xếp, tổ chức hợp lí nhằm hướng dẫn HS từng bước tiếp cận, chiếm lĩnh bài học một cách tích cực và sáng tạo. Thiết kế giáo án giờ học vận dụng kiến thức liên môn phải bám chặt vào những kiến thức các bộ môn có liên quan. Thiết kế giáo án giờ học vận dụng kiến thức liên môn phải bảo đảm nội dung và cấu trúc đặc thù nhưng không gò ép vào một khuôn mẫu cứng nhắc mà cần tạo ra những chân trời mở cho sự tìm tòi sáng tạo trong các phương án tiếp nhận của học sinh , trên cơ sở bảo đảm được chủ đích, yêu cầu chung của giờ học. Nội dung dạy học của thiết kế giáo án giờ học vận dụng kiến thức liên môn phải làm rõ những tri thức và kĩ năng cần hình thành, tích luỹ cho HS qua phân tích, chiếm lĩnh bài văn; mặt 9 khác, phải chú trọng nội dung tích hợp giữa tri thức bộ môn mình dạy với các bộ môn khác. Giáo án giờ học vận dụng kiến thức liên môn theo quan điểm tích hợp phải chú trọng thiết kế các tình huống tích hợp và tương ứng là các hoạt động phức hợp để học sinh vận dụng phối hợp các tri thức và kĩ năng của các phân môn vào xử lí các tình huống đặt ra, qua đó chẳng những lĩnh hội được những tri thức và kĩ năng riêng rẽ của từng phân môn mà còn chiếm lĩnh tri thức và phát triển năng lực tích hợp. VII. TỔ CHỨC GIỜ DẠY TÍCH HỢP LIÊN MÔN Tổ chức giờ học trên lớp là tiến trình thực thi bản kế hoạch phối hợp hữu cơ hoạt động của giáo viên và học sinh theo một cơ cấu sư phạm hợp lí, khoa học, trong đó giáo viên giữ vai trò, chức năng tổ chức, hướng dẫn, định hướng chứ không phải truyền thụ áp đặt một chiều. học sinh được đặt vào vị trí trung tâm của quá trình tiếp nhận, đóng vai trò chủ thể cảm thụ, nhận thức thẩm mĩ, trực tiếp tiến hành hoạt động tiếp cận, khám phá, chiếm lĩnh kiến thức. Ví dụ trong văn học, ta phải chuyển tác phẩm của nhà văn vào trong tư duy, cảm xúc của mình, biến tác phẩm thành thế giới tinh thần, tình cảm của riêng mình để tự nhận thức, tự giáo dục và phát triển theo mục đích định hướng giáo dục của giáo viên. Tổ chức hoạt động đọc hiểu vận dụng kiến thức liên môn trên lớp, giáo viên phải chú trọng mối quan hệ giữa học sinh và nội dung dạy học, phải coi đây là mối quan hệ cơ bản, quan trọng nhất trong cơ chế giờ học. Muốn vậy, giáo viên phải từ bỏ vai trò, chức năng truyền thống là truyền đạt kiến thức có sẵn cho học sinh, còn học sinh không thể duy trì thói quen nghe giảng, ghi chép, học thuộc, rồi “làm văn” theo lối tái hiện, sao chép, làm thui chột dần năng lực tư duy trên văn bản, khả năng tự đọc, tự tìm tòi, xử lí thông tin, tổ chức các kiến thức một cách sáng tạo. Quan điểm dạy học vận dụng kiến thức liên môn hay dạy cách học, dạy tự đọc, tự học không coi nhẹ việc cung cấp tri thức cho học sinh. Vấn đề là phải xử lí đúng đắn mối quan hệ giữa bồi dưỡng kiến thức, rèn luyện kĩ năng và hình thành, phát triển năng lực, tiềm lực cho học sinh. Đây thực chất là biến quá trình truyền thụ tri thức thành quá trình học sinh tự ý thức về phương pháp chiếm lĩnh tri thức, hình thành kĩ năng. Muốn vậy, chẳng những cần khắc phục khuynh hướng dạy tri thức hàn lâm thuần tuý và khắc phục khuynh hướng rèn luyện kĩ năng theo lối kinh nghiệm chủ nghĩa, coi nhẹ kiến thức, nhất là kiến thức phương pháp. 10 * Tóm lại, “Quan điểm dạy học vận dụng kiến thức liên môn cần được hiểu toàn diện và phải được quán triệt trong toàn bộ môn học; quán triệt trong mọi khâu của quá trình dạy học; quán triệt trong mọi yếu tố của hoạt động học tập; tích hợp trong chương trình, tích hợp trong sách giáo khoa, tích hợp trong phương pháp dạy học của giáo viên và tích hợp trong hoạt động học tập của học sinh; tích hợp trong các sách đọc thêm, tham khảo. Quan điểm “lấy học sinh làm trung tâm” đòi hỏi thực hiện việc tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh trong mọi mặt, trên lớp và ngoài giờ; tìm mọi cách phát huy năng lực tự học của học sinh, phát huy tinh thần dân chủ, bồi dưỡng lòng tin cho học sinh thì các em mới tự tin và học tốt được. Quan điểm dạy học vận dụng kiến thức liên môn hay dạy cách học, dạy tự đọc, tự học không coi nhẹ việc cung cấp tri thức cho học sinh. Vấn đề là phải xử lí đúng đắn mối quan hệ giữa bồi dưỡng kiến thức, rèn luyện kĩ năng và hình thành, phát triển năng lực, tiềm lực cho học sinh. Đây thực chất là biến quá trình truyền thụ tri thức thành quá trình học sinh tự ý thức về phương pháp chiếm lĩnh tri thức, hình thành kĩ năng. Muốn vậy, chẳng những cần khắc phục khuynh hướng dạy tri thức hàn lâm thuần tuý và khắc phục khuynh hướng rèn luyện kĩ năng theo lối kinh nghiệm chủ nghĩa, coi nhẹ kiến thức, nhất là kiến thức phương pháp. VIII. Bài thực hành Tiết 45. Tuần 12. Bài 11, 12 Văn bản: ÔN DỊCH THUỐC LÁ A. MỤC TIÊU BÀI HỌC Giúp HS: 1. Kiến thức _ Mối nguy hại ghê gớm, toàn diện của tệ nghiện thuốc lá đối với sức khoẻ con người và đạo đức xã hội. _ Tác dụng của việc kết hợp các phương thức biểu đạt lập luận và thuyết minh trong văn bản. 2. Kĩ năng 11 _ Đọc - hiểu một văn bản nhật dụng đề cập đến một vấn đề xã hội bức thiết. _ Tích hợp với phần Tập làm văn để tập viết bài văn thuyết minh một vấn đề của đời sống xã hội. 3. Tư tưởng Giáo dục cho HS thấy được tác hại to lớn của việc hút thuốc lá để bản thân không sa vào tệ hút thuốc lá; vận động các thành viên trong gia đình và những người xung quanh cần loại bỏ thuốc lá ra khỏi cộng đồng. B. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN 1. Phương pháp _ Học theo nhóm: thảo luận, trao đổi, phân tích tác hại của việc hút thuốc lá và những việc cần làm ngay để phòng chống tệ nạn hút thuốc lá. _ Minh hoạ bằng băng hình, tranh ảnh minh hoạ. _ Viết sáng tạo về tác hại của việc hút thuốc lá. _ Động não: suy nghĩ rút ra những bài học thiết thực về tác hại của thuốc lá. 2. Phương tiện _ SGK Ngữ văn 8 ( tập một ). _ Thiết kế bài dạy. _ Tài liệu tham khảo. C. CÁC KNS ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI _ Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, phản hồi, lắng nghe tích cực về những tác hại của việc hút thuốc lá và những tổn thất to lớn do hút thuốc lá gây ra cho con người. _ Suy nghĩ sáng tạo: phân tích, bình giảng, bình luận về tính thuyết phục, tính hợp lí trong lập luận của văn bản. _ Ra quyết định: quyết tâm phòng chống tệ nạn hút thuốc lá. D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Tổ chức * Ổn định lớp. * Kiểm tra sĩ số: 8A: 8B: 2. Kiểm tra bài cũ * Câu 1: Trong văn bản “Thông tin về ngày trái đất năm 2000”, chúng ta đã được kêu gọi về vấn đề gì? Vấn đề ấy có tầm quan trọng như thế nào? Từ khi học bài đó đến nay, em đã thực hiện lời kêu gọi ấy như thế nào? * Câu 2: 12 Mục đích lớn nhất của tác giả khi viết “Thông tin về ngày trái đất năm 2000” là gì? 3. Bài mới Hoạt động 1: Hút thuốc lá (và thuốc lào) là một thói quen, một thú vui, thậm chí có thể xem là một phần của phong tục tập quán, một phần của văn hoá nhiều quốc gia, nhiều dân tộc trên thế giới, trong đó có dân tộc Việt Nam. Hút nhiều, hút mãi thành quen, thành nghiện, khó lòng có thể bỏ được. Nghiện thuốc lá (thuốc lào) cũng đã từ lâu trở thành một căn bệnh khó chữa trị đối với nhiều người. Hiện nay, hút thuốc lá dần thay thế cho hút thuốc lào ở thành thị cũng như nông thôn. Nhưng hút thuốc lá không chỉ tốn tiền mà còn đem lại rất nhiều hậu quả to lớn, tác hại không thể lường hết. Đến mức chống thuốc lá, chống hút thuốc lá từ lâu đã trở thành một vấn đề khoa học – xã hội mang tầm thế giới. Bài “Ôn dich, thuốc lá” chính là một trong những tiếng còi báo động gióng lên rất kịp thời. Hoạt động 2: hiểu chú thích. I. Đọc – Tìm 1. Đọc. * GV hướng dẫn HS đọc văn * HS nghe GV hướng dẫn cách bản: đọc. Đọc rõ ràng, mạch lạc, chú ý những dòng chữ in nghiêng cần đọc chậm; những câu cảm thán cần đọc với giọng phù hợp: Tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi! Tội nghiệp thay những cái thai còn * HS nghe GV đọc. nằm trong bụng mẹ. * HS đọc văn bản. * GV đọc mẫu đoạn đầu của văn bản. * HS nhận xét cách đọc. * GV lệnh 3-4 HS đọc các đoạn 2. Tìm hiểu chú thích. còn lại của văn bản. a. Tác giả * GV cho HS nhận xét cách đọc. GV chiếu chân dung tác giả b. Từ khó HS nêu vài nét về tác giả * GV cho HS tìm hiểu 10 từ ngữ trong phần Chú thích (*) – SGK trang 121. * GV giải thích thêm: 13 _ Vi trùng: sinh vật nhỏ bé, gây bệnh. _ Kí sinh trùng: động vật bậc thấp sống bám vào, nhờ vào một sinh vật chủ nào đó. Hoạt động 3: bản. II. Tìm hiểu văn 1. Kiểu văn bản. * GV hỏi: - Văn bản “Ôn dich, thuốc lá” Văn bản “Ôn dich, thuốc lá” thuộc kiểu văn bản nhật dụng thuộc kiểu văn bản nào? Phương - Phương thức biểu đạt: miêu tả, thức biểu đạt? nghị luận 2. Nội dung chính. * GV hỏi: Hãy nêu nội dung chính của Thuốc lá là một thứ ôn dịch văn bản “Ôn dịch, thuốc lá”? gây tác hại nghiêm trọng, nhiều mặt đến đời sống cá nhân và cộng đồng. Từ đó có quyết tâm phòng chống nạn dịch này. * GV gợi mở: 3. Bố cục. Nếu cần tìm bố cục 3 phần * HS trả lời: của bài văn này thì em sẽ dự _ Phần 1 (Từ đầu đến “... còn kiến tách đoạn như thế nào? nặng hơn cả AIDS”): Nêu ý chính của mỗi đoạn? Thông báo về nạn dịch thuốc lá. _ Phần 2 ( Tiếp theo đến “...con đường phạm pháp”): Tác hại của thuốc lá. _ Phần 3 ( Còn lại ): Kiến nghị chống thuốc lá. H: Ôn dịch là gì? thuốc lá là gì? 4. Phân tích. a. Nhan đề văn bản - Ôn dịch: là một loại bệnh lan truyền rộng - Thuốc lá: cách nói tắt của tên nghiện thuốc lá → Nhan đề văn bản là lời thông H: Dấu phẩy dùng ở nhan đề có báo ngắn gọn, xúc tích, nhấn tác dụng gì? mạnh được hiểm hoạ → Dấu phẩy được dùng theo lối tu từ. Nhấn mạnh sắc thái biểu 14 * GV lệnh HS theo dõi phần đầu của văn bản, rồi cho biết: H: Những tin tức nào được thông báo trong phần mở bài? H: Trong đó thông tin nào được nêu thành chủ đề cho văn bản? H Nhận xét đặc điểm lời văn thuyết minh trong các thông tin này? H: Tác dụng của nó? * GV hỏi: Em đón nhận thông tin này với thái độ nào? A. Ngạc nhiên vì bất ngờ. B. Không ngạc nhiên. C. Mới. D. Không mới. Vì sao em lựa chọn như vậy? cảm b.1. Thông báo về nạn dịch thuốc lá. * HS theo dõi phần đầu của văn bản, rồi trả lời: _ Tin tức: Có những ôn dịch mới xuất hiện vào cuối thế kỉ này, đặc biệt là nạn AIDS và ôn dịch thuốc lá. => Thông tin “ Ôn dịch thuốc lá đang đe doạ sức khoẻ và tính mạng loài người” được nêu thành chủ đề cho văn bản. _ Đặc điểm lời văn thuyết minh: + Sử dụng các từ thông dụng của ngành y tế (ôn dịch, dịch hạch, thổ tả, AIDS ). + Dùng phép so sánh ( Ôn dịch thuốc lá...còn nặng hơn cả AIDS ). _ Tác dụng: + Thông báo ngắn gọn, chính xác nạn dịch thuốc lá. + Nhấn mạnh hiểm hoạ to lớn của dịch này. * HS tự bộc lộ. * GV lệnh HS theo dõi phần hai của văn bản, rồi cho biết: H: Tác hại của thuốc lá được thuyết minh trên những phương diện nào? b.2. Tác hại của thuốc lá. H: Sự huỷ hoại của thuốc lá đến * HS theo dõi phần hai của văn sức khoẻ con người được phân bản, rồi trả lời: tích trên các chứng cớ nào? _ Tác hại của thuốc lá được thuyết minh trên những phương diện: sức khoẻ, lối sống, đạo đức cá nhân và cộng đồng. _ Sự huỷ hoại của thuốc lá đến sức khoẻ con người được phân 15 GV: Trình chiếu ảnh liên quan đến ung thư phổi, ung thư vòm họng, xuất huyết não để HS quan sát GV cho HS liên hệ với bộ môn Sinh học để chỉ cho HS thấy ảnh hưởng của thuốc lá đến các bộ phận trong cơ thể con người H: Thuốc lá có ảnh hưởng như thế nào đến lối sống, đạo đức con người? tích trên các chứng cớ: + Khói thuốc lá chứa nhiều chất độc thấm vào cơ thể người hút. Chất hắc ín làm tê liệt các lông mao ở vòm họng, phế quản, nang phổi, tích tụ lại gây ho hen, viêm phế quản, ung thư vòm họng và phổi. Chất ô-xít các-bon thấm vào máu không cho tiếp nhận ô-xi khiến sức khoẻ giảm sút. Chất ni-cô-tin làm co thắt các động mạch, gây bệnh huyết áp cao, tắc động mạch, nhồi máu cơ tim, có thể tử vong. + Khói thuốc lá còn đầu độc những người xung quanh ( cũng đau tim mạch, cũng ung thư, đẻ non, thai nhi yếu). H: Để thuyết minh tác hại của thuốc lá, tác giả đã dùng _ Huỷ hoại lối sống, nhân cách phương pháp nào? người Việt Nam, nhất là thanh thiếu niên. + Để có tiền hút thuốc sang, thiếu niên ta sinh ra trộm cắp. * GV tổ chức cho HS thảo luận + Từ nghiện thuốc có thể dẫn nhóm: đến nghiện ma tuý. Toàn bộ thông tin ở phần 2 _ Để thuyết minh tác hại của cho ta hiểu biết về thuốc lá như thuốc lá, tác giả đã dùng thế nào? phương pháp: + Phân tích. + Dùng số liệu. + So sánh. GV trình chiếu các hình ảnh * HS thảo luận rồi trình bày: 16 về thanh thiếu niên hút _ Thuốc lá là một thứ độc hại thuốc rồi dẫn đến phạm tội ghê gớm đối với sức khoẻ cá nhân và cộng đồng. * GV hỏi: _ Thuốc lá có thể huỷ hoại nhân H: Phần cuối văn bản cung cấp cách tuổi trẻ. thông tin về vấn đề gì? H: Em hiểu thế nào là “chiến dịch chống thuốc lá”? b.3. Kiến nghị chống thuốc lá. * GV hỏi tiếp: * HS trả lời: Trong số những thông tin về _ Thông tin: Chiến dịch chống chiến dịch chống thuốc lá, em thuốc lá. chú ý nhiều hơn đến thông tin nào? Vì sao? _ Chiến dịch chống thuốc lá là * GV hỏi: các hoạt động thống nhất rộng Khi nêu kiến nghị chống khắp nhằm chống lại một cách thuốc lá, tác giả đã bày tỏ thái hiệu quả ôn dịch thuốc lá. độ như thế nào? * HS tự bộc lộ. GV cho HS liên hệ với bộ môn Mĩ thuật, khi các em vẽ tranh cổ động phong trào phòng chống thuốc lá trong * HS trả lời: trường học _ Cổ vũ chiến dịch chống thuốc lá. _ Tin ở sự chiến thắng của chiến dịch này. Hoạt động 4: III. Luyện tập. 1. Nghệ thuật HS nêu nghệ thuật chính của Lập luận chặt chẽ, có căn cứ văn bản khoa học tin cậy, so sánh độc đáo, giàu sức thuyết phục 2. Nội dung HS đọc ghi nhớ Ghi nhớ SGK GV cho học sinh nghe bài hát có nội dung về chống nạn hút thuốc lá. 4. Củng cố: Nêu nội dung chính và nghệ thuật của văn bản "Ôn dịch thuốc lá"? 5. Hướng dẫn về nhà: 17 1. 2. 3. 4. Đọc lại văn bản “ Ôn dịch, thuốc lá”. Học thuộc phần Ghi nhớ (SGK trang 122). Đọc phần Đọc thêm ( SGK trang 122, 123). Học bài theo các câu hỏi phần “ Đọc – hiểu văn bản” (SGK trang 121). 5. Làm BT phần Luyện tập. 6. Đọc, soạn văn bản: Bài toán dân số. Phần 3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Về phía bản thân tôi nhận thấy qua đề tài, chuyên môn của tổ chuyên môn được nâng cao hơn, phương pháp dạy học mới được phát huy, giải quyết được vướng mắc và lúng túng của tổ chuyên môn khi tiến hành soạn bài có tích hợp liên môn. Xây dựng được cho tổ chuyên môn một phương pháp dạy học văn có tích hợp, liên hệ với các bộ môn khác Bài học thực tiễn: Qua việc thực hiện chuyên đề tổ chuyên môn nhận thấy: + Phương pháp dạy học văn bản có tích hợp với các bộ môn liên quan là rất quan trong, gây hứng thú cho HS, giúp HS hiểu bài nhanh hơn, làm cho bài dạy thêm sinh động. + Phương pháp dạy học văn bản tích hợp với các bộ môn liên quan góp phần vào việc nâng cao chất lượng đào tạo, khắc phục sự đơn điệu trong tổ chức dạy học trên lớp của giáo viên, phát huy được tính tích cực, năng động của học sinh, tạo nên sự hứng thú trong học tập, chủ động sáng tạo trong nhận thức và rèn luyện được các kỹ năng rất khác nhau cho học sinh. + Trong quá trình áp dụng đề tài đòi hỏi giáo viên phải có sự phối hợp linh hoạt với các phương pháp, liên hệ tốt với các môn học có liên quan, GV tìm tòi tranh ảnh, tư liệu các môn học khác liên quan đến bài dạy. + Tuy nhiên, khi tiến hành, có một khó khăn đối với GV như: việc sưu tầm, nghiên cứu kiến thức các môn học liên quan đến bài dạy rất. 2. Kiến nghị Đối với tổ chuyên môn khi sinh hoạt ngoài việc thực tập các giờ dạy cần đưa ra thảo luận, thống nhất về phương pháp dạy học tác phẩm văn chương theo hướng tích hợp các bộ môn khác có liên quan đạt được kết quả cao. Trên đây là một số ý kiến nhỏ của bản thân, rất mong được sự góp ý bổ sung của các đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn! Trung Kiên, ngày 02 tháng 12 năm 2013 Nhóm Ngữ văn- Tổ KHXH 18 19 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan