Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Chuyển biến kinh tế xã hội tỉnh phú thọ trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đ...

Tài liệu Chuyển biến kinh tế xã hội tỉnh phú thọ trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa (1996 – 2015)

.DOC
27
166
82

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN  HÀ NGỌC NINH CHUYỂN BIẾN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH PHÚ THỌ TRONG THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HÓA – HIỆN ĐẠI HÓA (1996 – 2015) Chuyên ngành: LỊCH SỬ VIỆT NAM Mã số: 62.22.03.13 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2020 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. VÕ VĂN SEN Phản biện 1: .......................................................................... Phản biện 2:.......................................................................... Phản biện 3: .......................................................................... Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Nhà nước họp tại Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM vào hồi ........ giờ .....ngày.... tháng....năm 2020. Phản biện độc lập 1:............................................................... Phản biện độc lập 2:............................................................... Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh - Thư viện Trung tâm Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh - Thư viện Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh. - Phòng tư liệu khoa Lịch sử, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Phú Thọ là một tỉnh trung du, miền núi thuộc Đông Bắc Việt Nam. Nằm ở cửa ngõ phía Tây thủ đô Hà Nội, Phú Thọ thành cầu nối giữa đồng bằng Sông Hồng với các tỉnh miền núi Tây Bắc, Đông Bắc. Từ đó, Phú Thọ trở thành vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, nơi giao lưu kinh tế - văn hoá - khoa học kỹ thuật giữa đồng bằng Bắc Bộ với Tây Bắc… Hội tụ điều kiện tự nhiên thuận lợi, Phú Thọ có tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội, có ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển chung của cả nước. Tuy nhiên, sau 20 năm tái lập tỉnh (1996 - 2015), Phú Thọ vẫn là một tỉnh nghèo, đang có nguy cơ tụt hậu về kinh tế so với bình quân chung cả nước. Việc nghiên cứu đề tài chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (1996 - 2015) tác giả không chỉ dừng lại ở mức độ tái hiện bức tranh sinh động về sự chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ mà còn rút ra những đặc điểm, chỉ ra nguyên nhân của thành công và hạn chế trong thời kỳ này; từ đó, đưa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm ngăn chặn nguy cơ tụt hậu về kinh tế, thúc đẩy kinh tế xã hội tỉnh Phú Thọ phát triển. Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XVIII (nhiệm kỳ 2015 – 2020) đưa ra mục tiêu phấn đấu xây dựng Phú Thọ trở thành tỉnh phát triển hàng đầu của vùng trung du, miền núi Bắc Bộ. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa (1996 – 2015) giúp tỉnh Phú Thọ sớm hoàn thành mục tiêu này. Từ đó, khẳng định sự đúng đắn trong chủ trương, đường lối đổi mới của Đảng, Nhà nước thông qua việc nghiên cứu thực tiễn đường lối đổi mới ở một tỉnh trung du, miền núi. Mặt khác đây sẽ là nguồn tư liệu bổ sung, cung cấp cho việc nghiên cứu, biên soạn, giảng dạy lịch sử địa phương. 2. Mục đích và Nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Phục dựng một cách chân thực bức tranh chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa (1996 – 2015), qua hai giai đoạn 1996 – 2005 và 2006 – 2015. Từ đó, đưa ra những nhận xét, đánh giá ưu điểm, hạn chế quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội; rút ra đặc điểm, nguyên nhân của những thành công và hạn chế; chỉ ra những vấn đề đặt ra cho tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới; đề xuất những giải pháp, kiến nghị thực tiễn để Phú Thọ hoàn thành mục tiêu phấn đấu trở thành tỉnh phát triển hàng đầu của vùng trung du, miền núi Bắc Bộ. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Một là, phân tích, đánh giá các yếu tố tác động đến quá tr nh chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ thời kỳ này. Hai là, phục dựng lại bức tranh tổng thể về chuyển biến kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ sau 20 năm tái lập; từ đó đưa ra những nhận xét, đánh giá ưu điểm, hạn chế quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội. Ba là, rút ra những đặc điểm riêng trong quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội; nguyên nhân của những thành công và hạn chế trong quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa (1996 - 2015). Bốn là, chỉ ra những vấn đề đặt ra cho tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới; đồng thời, đề xuất những giải pháp, kiến nghị để Phú Thọ hoàn thành mục tiêu phấn đấu trở thành tỉnh phát triển hàng đầu của vùng trung du, miền núi Bắc Bộ. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3.1. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: Địa bàn nghiên cứu của luận án là tỉnh Phú Thọ. Để có những đánh giá toàn diện, trong quá trình nghiên cứu về chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ thời kỳ này, luận án có mở rộng không gian ra vùng Tây Bắc, Đông Bắc, trung du, miền núi Bắc Bộ, cả nước. Phạm vi thời gian: Luận án nghiên cứu chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (1996 – 2015), qua 2 giai đoạn 1996 – 2005 và 2006 – 2015. Luận án lấy mốc thời gian mở đầu từ 1996, năm Phú Thọ tái lập tỉnh; năm 2015, thời điểm kết thúc, v đây là cột mốc kết thúc 20 năm tái lập tỉnh Phú Thọ. Để làm nổi bật quá tr nh chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa (1996 – 2015), tác giả có đề cập đến thời gian trước năm 1996 ở mức độ cần thiết, nhằm hiểu được t nh h nh kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ trước khi tái lập. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Chuyển biến kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế; chuyển biến các ngành kinh tế (công nghiệp – thủ công nghiệp, nông-lâm-ngư nghiệp, dịch vụ). Chuyển biến xã hội: Lĩnh vực xã hội có tác động trực tiếp đến kinh tế, đặt trong mối quan hệ biện chứng với quá trình chuyển biến kinh tế ở Phú Thọ, đó là: Dân số, lao động, việc làm, đói nghèo; mức sống, chất lượng cuộc sống; giáo dục - đào tạo; y tế - chăm sóc sức khỏe nhân dân. 4. Phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu 4.1. Phương pháp luận Luận án dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử. Đặc biệt là dựa trên quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phương pháp lịch sử, phương pháp logic và phương pháp so sánh. Song song với đó, luận án còn sử dụng các phương pháp khác: Phân tích, định lượng, thống kê, tổng hợp hệ thống số liệu, dữ kiện nhằm rút ra những kết quả tổng hợp, đáp ứng yêu cầu của một đề tài lịch sử kinh tế - xã hội. 4.3. Nguồn tư liệu Nguồn tư liệu sử dụng cho việc nghiên cứu đề tài bao gồm những nguồn chính: Một là, Nghị quyết, Văn kiện Đại hội Đảng; Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về kinh tế - xã hội; Văn kiện Đảng bộ tỉnh Phú Thọ. Hai là, Nghị quyết, Báo cáo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc. Báo cáo của các sở, ban, ngành tỉnh Phú Thọ. Ba là, sách viết về kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ đã xuất bản; bài báo viết về kinh tế - xã hội đăng trên các Tạp chí. Bốn là, luận án tiến sĩ viết về kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ. 5. Những đóng góp của luận án 5.1. Đóng góp về khoa học: (1). Luận án chỉ ra, đánh giá những yếu tố tác động đến quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa (1996 – 2015); (2). Luận án phục dựng lại bức tranh toàn cảnh, tổng thể, có hệ thống về chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa (1996 – 2015); (3). Luận án đánh giá, nhận xét những thành tựu đạt được, những hạn chế còn tồn tại trong quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa (1996 – 2015); (4). Luận án rút ra những đặc điểm quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa (1996 – 2015); (5). Luận án chỉ ra nguyên nhân những thành công, nguyên nhân hạn chế trong quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa (1996 – 2015); (6). Luận án chỉ ra những vấn đề đặt ra cho tỉnh Phú Thọ trong thời gia tới, đồng thời đưa ra những giải pháp, kiến nghị để kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ ngày càng phát triển. 5.2. Đóng góp về thực tiễn: (1). Kết quả nghiên cứu của luận án có thể dùng cho việc hoạch định chủ trương, chiến lược, biện pháp phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới. Những kết quả nghiên cứu được đưa vào thực tiễn sẽ góp phần giúp tỉnh Phú Thọ tránh nguy cơ tụt hậu và sớm hoàn thành mục tiêu trở thành tỉnh phát triển hàng đầu của vùng trung du, miền núi Bắc Bộ. (2) Qua nghiên cứu thực tế ở tỉnh Phú Thọ, luận án góp phần khẳng định sự đúng đắn trong chủ trương, đường lối đổi mới của Đảng, Nhà nước; từ đó, đóng góp nhất định những minh chứng thực tiễn cụ thể, luận cứ khoa học cho việc tiếp tục hoàn thiện đường lối đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước của Đảng, Nhà nước. 5.3. Đóng góp về đào tạo: (1). Luận án góp phần bổ sung, cung cấp thêm tư liệu cho nghiên cứu, biên soạn, giảng dạy lịch sử địa phương; (2). Luận án góp phần giáo dục thế hệ trẻ hôm nay thêm tự hào về quê hương Đất Tổ, có ý thức trách nhiệm xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh, phồn vinh. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội dung chính của luận án gồm 4 chương. Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1.1. Một số vấn đề lý luận về “chuyển biến kinh tế - xã hội” và “công nghiệp hóa – hiện đại hóa” 1.1.1. Một số vấn đề lý luận về “chuyển biến kinh tế - xã hội” 1.1.1.1. Nhận thức về chuyển biến kinh tế - xã hội Chuyển biến kinh tế - xã hội là quá trình biến đổi lâu dài cả về lượng và chất của nền kinh tế - xã hội do nhiều yếu tố tác động, có sự kết hợp chặt chẽ, hoàn thiện của hai lĩnh vực kinh tế - xã hội. 1.1.1.2. Các chỉ số chuyển biến kinh tế - xã hội Để đánh giá sự chuyển biến kinh tế - xã hội, người ta hay dùng hai chỉ số về tăng trưởng kinh tế và chỉ số phát triển xã hội. Các chỉ số tăng trưởng kinh tế: Tăng trưởng kinh tế được đánh giá thông qua sự gia tăng thực tế của tổng sản phẩm quốc dân (GNP), tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hay sản phẩm quốc dân dòng NNP trong một thời kỳ nhất định; bên cạnh đó, là sự gia tăng thực tế theo đầu người của GNP, GDP hay NNP trong một thời kỳ nhất định. Các chỉ số phát triển xã hội: Chỉ số mức tăng dân số; Chỉ số về dinh dưỡng; Chỉ số về giáo dục; Chỉ số về y tế; Chỉ số về tuổi thọ bình quân; Chỉ số phản ánh về công bằng xã hội, nghèo đói; Chỉ số về việc làm; Chỉ số phát triển con người… 1.1.2. Một số vấn đề lý luận về “công nghiệp hóa – hiện đại hóa” 1.1.2.1. Khái niệm về “công nghiệp hóa – hiện đại hóa” Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại, dựa trên sự phát triển công nghiệp và tiến bộ khoa học – công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao. 1.1.2.2. Thời kỳ “công nghiệp hóa – hiện đại hóa” ở nước ta và tỉnh Phú Thọ Từ năm 1960 đến năm 2015, nước ta và tỉnh Phú Thọ đã có 55 năm thực hiện công nghiệp hóa theo quan niệm, mô h nh và cơ chế với những thể nghiệm, tìm tòi, rồi điều chỉnh, bổ sung, phát triển để không ngừng hoàn thiện. 1.2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu đề tài 1.2.1. Các công trình nghiên cứu về chuyển biến kinh tế - xã hội ở Việt Nam 1.2.1.1. Các công trình tác giả nước ngoài nghiên cứu về chuyển biến kinh tế - xã hội ở Việt Nam Cho đến nay, rất nhiều tác giả nước ngoài nghiên cứu về chuyển biến kinh tế - xã hội ở Việt Nam, trong đó phải kể đến các công trình tiêu biểu sau: Sự đổi thay của nông thôn Miền Bắc Việt Nam sau đổi mới (Qua nghiên cứu cụ thể hợp tác xã làng Trang Liệt), Iwai Misaki, (1998); Những chuyển đổi kinh tế - xã hội ở vùng cao Việt Nam, Thomas Sikor, Jenny Sowerwine, Jeff Romm, Nghiêm Phương Tuyến, (2008); Những xu hướng phát triển ở vùng núi phía Bắc Việt Nam, Deanna Donovan, Terry Rambo A, Jefferson Fox, Lê Trọng Cúc, Trần Đức Viên, (1997); Sự biến đổi kinh tế - xã hội của người Thái ở Điện Biên từ Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến nay, luận án tiến sĩ của Pichet Saiphan, (2011); Những khó khăn trong công cuộc phát triển miền núi ở Việt Nam, Neil L. Jamieson, Lê Trọng Cúc, A.Terry Rambo (1999); Sự thay đổi kinh tế nông thôn miền Nam theo xu hướng công nghiệp hóa từ năm 1945 – 2009: trường hợp của xã Phú An, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương, Shibuya, (2015); Việt Nam 20 năm đổi mới, Ari Kokko, (2008); Sự biến đổi cơ cấu tổ chức kinh tế và tiêu thụ sản phẩm của nông dân trong thời kỳ đổi mới, Sumiko Shitara, (2004); Vùng núi phía Bắc Việt Nam - một số vấn đề về môi trường và kinh tế - xã hội, A.Terry Rambo, Lê Trọng Cúc, (2001); Một vài đặc điểm kinh tế xã hội của người Chăm hồi giáo ở đồng bằng sông Cửu Long, Mahmod, (1982); Một số vấn đề kinh tế xã hội vùng Mường, Rôđơ Marixen, (1974);... 1.2.1.2. Các công trình học giả trong nước nghiên cứu về chuyển biến kinh tế - xã hội ở Việt Nam Trong khuôn khổ luận án, tác giả không thể đề cập hết mà tập trung tìm hiểu những công trình có liên quan đến đề tài, trong đó, phải kể đến những nhóm công trình sau: Các công trình luận án tiến sĩ về chuyển biến – kinh tế - xã hội ở nước ta, tiêu biểu như: Những chuyển biến kinh tế - xã hội của tỉnh Khánh Hòa từ 1975 đến 2005 , Nguyễn Thị Kim Hoa, (2010); Những chuyển biến kinh tế - xã hội ở nông thôn tỉnh Vĩnh Long thời kỳ đổi mới (1986 – 2005), Nguyễn Bách Khoa, (2009); Những chuyển biến kinh tế - xã hội ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (1993 – 2008), Huỳnh Đức Thiện, (2012); Những chuyển biến kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương từ 1945 đến 2005, Nguyễn Văn Hiệp, (2007); Chuyển biến kinh tế - xã hội Củ Chi (Thành phố Hồ Chí Minh), Nguyễn Minh, (2018); Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Phú Yên từ năm 1989 đến 2015, Trần Văn Tàu (2018); Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Hà Nam từ năm 1997 đến 2012, Bùi Đức Dục, (2017); Chuyển biến kinh tế - xã hội của thành phố Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) từ năm 1975 đến năm 2010, Ngô Thành Vinh, (2017); Chuyển biến kinh tế - xã hội ở xã Đồng Quang, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (1904 – 2005),Nguyễn Văn Dũng, (2013); Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây từ năm 1986 đến năm 2008, Mai Thúc Hiệp, (2017); Quá trình biến đổi xã hội trong hai mươi năm đầu đổi mới ở TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bình Dương (1986 – 2006), Nguyễn Thanh Long, (2016); Chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Đắc Lắk từ 1975 đến 2003, Nguyễn Duy Thụy, (2011); Những chuyển biến trong đời sống kinh tế - xã hội của ngư dân ở tỉnh Bình Thuận trong giai đoạn 1991 – 2011, Phạm Thị Phương Thanh, (2017); Biến đổi kinh tế, xã hội văn hóa của người Raglai ở Ninh Thuận từ 1975 đến 2015, Nguyễn Thị Tuyết Hạnh, Trường Đại học Đà Lạt; Chuyển biến kinh tế - xã hội thành phố Buôn Ma Thuột từ năm 1975 đến năm 2010, Lương Thy Cân, (2014); Những biến đổi về kinh tế - xã hội ở nông thôn tỉnh Đồng Tháp từ năm 1975 đến năm 2010, Nguyễn Thị Thu Nga, (2013);… Các công trình viết về chuyển biến kinh tế - xã hội vùng trung du, miền núi phía Bắc, bao gồm các công trình tiêu biểu: Thực trạng và động thái phát triển kinh tế - xã hội của các vùng dân tộc và miền núi Việt Nam sau 15 năm thực hiện đường lối đổi mới (19862005), Viện Kinh tế học (2000); Phát triển kinh tế - xã hội miền núi các tỉnh phía Bắc: Nhiệm vụ chiến lược và cấp bách, Phạm Văn Vang, (1991);Một số vấn đề kinh tế xã hội các tỉnh miền núi phía Bắc hiện nay, Bế Viết Đẳng, (1990); Thu hút và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư để công nghiệp hóa, hiện đại hóa các tỉnh miền núi phía Bắc, Đinh Văn Phượng, (1997); Một số vấn đề kinh tế - xã hội các tỉnh miền núi phía Bắc, Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Nhà nước và Pháp luật, (1987); Phát triển nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở các tỉnh miền núi phía Bắc hiện nay của Lê Tuấn Ngọc, (2015); Giảm rủi ro thiên tai để phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam của Ngô Xuân Hoàng, (2010); Thực trạng cơ cấu xã hội ở miền núi phía Bắc Việt Nam của Nguyễn Thế Huệ, (2001); Thực trạng vấn đề dân cư các dân tộc ít người ở miền núi phía Bắc trong sự phát triển kinh tế xã hội hiện nay của Lê Duy Đại, (1995); Phát triển kinh tế với giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc của Hoàng Thị Hương, (2010); Chuyển biến kinh tế, xã hội huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang từ năm 1986 đến năm 2010, Lê Hồng Sơn, (2016); Chuyển biến kinh tế, xã hội tỉnh Hòa Bình từ năm 1991 đến năm 2010, Bùi Thị Nguyệt Quỳnh, (2017); Chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên từ năm 1997 đến năm 2010, Hoàng Thị Mỹ Hạnh, (2013); Quá trình chuyển biến kinh tế và xã hội tỉnh Lào Cai từ năm 1991 đến năm 2010, Nguyễn Thị Nguyền, (2013); Một số vấn đề về kinh tế - xã hội của các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam, Đào Văn Tập, (1982);… Các công tr nh viết về chuyển biến kinh tế - xã hội chung ở Việt Nam như: Lịch sử kinh tế Việt Nam, Võ Văn Sen, (2017); Những chuyển biến lớn về kinh tế - xã hội 10 năm qua, Vũ Hiền, (2000); Một số vấn đề kinh tế - xã hội sau 20 năm đổi mới ở Việt Nam: Dự án hỗ trợ tổng kết 20 năm Đổi mới ở Việt Nam, Nguyễn Văn Thường, Thang Văn Phúc, Nguyễn Minh Phương, (2007); Tổng quan kinh tế - xã hội Việt Nam 2006 - 2010, NXB.Thống kê, (2009); Một số vấn đề kinh tế - xã hội Việt Nam thời kỳ đổi mới, Nguyễn Văn Thường, (2004); Kinh tế - Xã hội Việt Nam, các tỉnh - thành phố - quận - huyện, NXB. Thống kê, (2006);… 1.2.2. Các công trình nghiên cứu về tỉnh Phú Thọ Những sự kiện lịch sử Đảng bộ Vĩnh Phú 1930 – 1954 (tập I), Ty Văn hoá Thông tin tỉnh Vĩnh Phú, (1982); Những sự kiện lịch sử Đảng bộ Vĩnh Phú 1968 – 2000 (tập II), Ty Văn hoá Thông tin tỉnh Vĩnh Phú, (1987); Lịch sử Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phú 1930 – 1945 (tập I), Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Vĩnh Phú, (1985); Lịch sử Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phú 1954 – 1975 (tập II), Cao Tiến Phùng, Đỗ Việt Tr viết, (1995); Truyền thống giữ nước của nhân dân vùng Đất Tổ (từ Thời đại Hùng Vương đến năm 1930), Vũ Kim Biên, (2002); Lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp của quân và dân Phú Thọ, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Phú Thọ, (1999); Lịch sử Đảng bộ tỉnh Phú Thọ 1939 – 1968 (tập I), Ban Thường vụ Tỉnh ủy, (2000); Lịch sử Đảng bộ tỉnh Phú Thọ 1968 – 2000 (tập II), Ban Thường vụ Tỉnh ủy, (2003); Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước của quân và dân Phú Thọ, NXB. Quân đội nhân dân (2000); Làm theo lời Bác của Dương Huy Thiện, (2013); Bác Hồ với Đền Hùng, Tỉnh uỷ Phú Thọ (2009); Bác Hồ với Phú Thọ - Phú Thọ làm theo lời Bác, Nguyễn Hữu Điền, Ngô Đức Vượng, (2005); Phú Thọ vào thế kỷ 21, Đảng bộ tỉnh Phú Thọ, (2000); Bác Hồ với Vĩnh Phú, Ty Văn hóa Vĩnh Phú (1975); Lịch sử Vĩnh Phú, Lê Tượng, Vũ Kim Biên, (1980); Vĩnh Phú lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 – 1954) , Tỉnh đội viên Vĩnh Phú, (1989);… 1.2.3. Các công trình nghiên cứu về chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lãnh đạo thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn từ năm 1997 đến năm 2010, Luận án tiến sĩ của Tống Thị Nga, (2015); Nông nghiệp, nông thôn Phú Thọ phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Trương Văn Khôi, (2002); Hiệu quả các mô hình trang trại lâm nghiệp ở tỉnh Phú Thọ của Trần Thị Thu Thủy, (2005); Nông nghiệp Phú Thọ bứt phá đi lên của Phạm Ngọc Thước, (2009); Phú Thọ phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 7 khóa X, Ngô Đức Vượng, (2009); Một số kinh nghiệm trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Phú Thọ, Lưu Thế Vinh, (2009); Tống Thị Nga, Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lãnh đạo thực hiện ứng dụng khoa học và công nghệ trong nông nghiệp, nông thôn, (2014); Lịch sử công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp Vĩnh Phú, Vũ Kim Biên, (1999); Ngành thương mại – du lịch Phú Thọ 60 năm xây dựng và phát triển (1946 – 2006), Sở Thương mại Du lịch Phú Thọ, (2006); Phú Thọ - tiềm năng và triển vọng phát triển kinh tế - xã hội, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Thọ, phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (1997); Thực hiện tốt cơ chế một cửa liên thông trong thu hút triển khai các dự án đầu tư, Quốc Vượng, (2009); Phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Phú Thọ, Luận án Tiến sĩ Dương Hoàng Hương, (2017); Nghiên cứu phát triển du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ, Luận án tiến sĩ của Lê Thị Thanh Thủy, (2015); Nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh Phú Thọ, Luận án tiến sĩ của Nguyễn Quang Hậu, (2012); Thực trạng và giải pháp nâng cao trình độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đến năm 2030, Luận án tiến sĩ của Nguyễn Huy Lương, (2018); Dạy nghề cho nông dân ở Phú Thọ và những vấn đề đặt ra, Nguyễn Đ nh Tráng, (2005); Kinh nghiệm của Phú Thọ qua cuộc điều tra khảo sát và dự báo nhu cầu dạy nghề cho lao động nông thôn, Nguyễn Hữu, (2010); Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế ở tỉnh Phú Thọ, Nguyễn Quang Hậu, (2011); Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Tống Thị Nga, (2013); Đảng bộ huyện Phù Ninh (Phú Thọ) lãnh đạo phát triển làng nghề trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Tống Thị Nga, (2014); Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo đối với đời sống kinh tế xã hội của người Mường tỉnh Phú Thọ, Luận án tiến sĩ của Nguyễn Anh Dũng, (2009);… 1.3. Nhận xét về tình hình nghiên cứu đề tài và những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu 1.3.1. Một vài nhận xét về tình hình nghiên cứu đề tài Qua lịch sử nghiên cứu vấn đề cho thấy, có nhiều công trình viết về các lĩnh vực khác nhau có liên quan đến chuyển biến kinh tế - xã hội ở Việt Nam nói chung. Các học giả nước ngoài đã nghiên cứu về chuyển biến kinh tế - xã hội ở Việt Nam trên nhiều phương diện, lĩnh vực đã tạo nên sự đa dạng, phong phú, giúp tác giả luận án có cái nhìn toàn diện hơn về diện mạo kinh tế - xã hội. Các công trình luận án tiến sĩ là những tài liệu quan trọng, là cơ sở khoa học để tác giả tham khảo, đối chiếu rút kinh nghiệm khi nghiên cứu đề tài. Các công trình nghiên cứu chuyển biến kinh tế - xã hội vùng trung du, miền núi phía Bắc giúp tác giả có cái nh n toàn diện về t nh h nh kinh tế - xã hội của vùng từ khi đổi mới đến nay. Các công trình nghiên cứu chung về chuyển biến kinh tế - xã hội ở Việt Nam giúp cho tác giả có thêm những hiểu biết về cơ sở lý luận, có cái nhìn toàn diện về chuyển biến kinh tế - xã hội Việt Nam từ đổi mới đến nay. Hiện nay, nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ từ khi thành lập tỉnh cho đến nay. Trong đó, nhóm công trình viết về tỉnh Phú Thọ đã phác họa được đặc điểm tự nhiên, hành chính, kinh tế - xã hội của vùng đất Phú Thọ trong kháng chiến chống Pháp - Mỹ; khái quát được t nh h nh đời sống kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ từ khi thành lập tỉnh đến khi tái lập tỉnh (1891 – 1996), tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ sau 8 năm tái lập tỉnh (1996 – 2004). Tuy nhiên, các công trình này chỉ dừng lại ở mức miêu tả từng thời kỳ, từng giai đoạn mà chưa nghiên cứu chuyên sâu, xuyên suốt về kinh tế - xã hội ở Phú Thọ từ khi tái lập tỉnh đến nay (1996 – 2015). Nhóm công trình viết về kinh tế tỉnh Phú Thọ đã vẽ lên một bức tranh sinh động về tình hình kinh tế ở tỉnh Phú Thọ sau ngày tái thành lập tỉnh cho đến nay. Những công trình này mang tính nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện trên tất cả các ngành kinh tế giúp tác giả nắm được tình hình kinh tế tỉnh Phú Thọ trước, sau tái lập tỉnh, góp ích rất nhiều để tác giả hoàn thành luận án của mình. Tuy nhiên, các công trình này chỉ nghiên cứu một số ngành, lĩnh vực riêng biệt, từng giai đoạn mà chưa có công tr nh nào viết xuyên suốt về kinh tế Phú Thọ từ ngày tái lập tỉnh đến nay (1996 – 2015). Nhóm công tr nh nghiên cứu về xã hội ở tỉnh Phú Thọ cũng đã vẽ được bức tranh về t nh h nh xã hội tỉnh Phú Thọ từ khi tái thành lập tỉnh đến nay (1996 – 2015). Các công tr nh này cũng mang tính chuyên sâu, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực xã hội. Các công tr nh nghiên cứu về xã hội này giúp tác giả nắm được tình hình xã hội tỉnh Phú Thọ trước, sau tái lập tỉnh, góp phần không nhỏ để tác giả hoàn thành luận án của mình. Song, các công trình chỉ nghiên cứu một số ngành, lĩnh vực riêng biệt, từng giai đoạn lịch sử, ở mức độ khái quát những thành tựu, hạn chế, các định hướng phát triển của từng lĩnh vực xã hội riêng biệt, từng giai đoạn lịch sử. 1.3.2. Những nội dung luận án kế thừa Trong luận án, tác giả kế thừa những nội dung sau: (1). Đặc điểm về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên tỉnh Phú Thọ là những vấn đề đã được các nhà khoa học nghiên cứu từ lâu; (2). Đặc điểm về địa giới hành chính, lịch sử, văn hóa, truyền thống tỉnh Phú Thọ đã được các nhà khoa học thừa nhận; (3). Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ trước năm 1996 đã được đề cập trong các công trình nghiên cứu về lịch sử Đảng bộ tỉnh Phú Thọ, lịch sử Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phú; (4). Chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng bộ tỉnh Phú Thọ; (5). Các nhận xét, đánh giá, số liệu về kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ (1996 – 2015) mà các công tr nh đã đề cập trong từng vấn đề cụ thể. 1.3.3. Những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu Kế thừa kết quả của những công tr nh khoa học trước đây, luận án tiếp tục nghiên cứu những vấn đề sau: (1). Phân tích, đánh giá các yếu tố tác động đến chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa (1996 – 2015); (2). Khái quát t nh h nh kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ trước khi tái lập tỉnh (năm 1996); từ đó, đánh giá chung về tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ trước năm 1996; (3). Nghiên cứu hệ thống, toàn diện những chuyển biến về kinh tế - xã hội của Phú Thọ trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa (1996 – 2015); (4). Đánh giá thành tựu đạt được, những hạn chế trong quá tr nh chuyển biến kinh tế - xã hội ở tỉnh Phú Thọ thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa (1996 - 2015); (5). Rút ra đặc điểm quá tr nh chuyển biến kinh tế - xã hội; chỉ ra nguyên nhân thành công, nguyên nhân của hạn chế trong quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa (1996 - 2015); (6). Chỉ ra những vấn đề đặt ra cho tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới; đồng thời, đưa ra giải pháp, kiến nghị để Phú Thọ sớm hoàn thành mục tiêu trở thành tỉnh phát triển hàng đầu vùng trung du, miền núi Bắc Bộ trong thời gian tới. Chương 2: CHUYỂN BIẾN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH PHÚ THỌ TRONG THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HÓA – HIỆN ĐẠI HÓA (1996 - 2005) 2.1. Khái quát về tỉnh Phú Thọ và những yếu tố tác động đến quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ (1996 - 2005) 2.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và lịch sử, truyền thống 2.1.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên Các yếu tố về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên cho thấy Phú Thọ là tỉnh có nhiều điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế - xã hội. Các nguồn lực này là điều kiện thuận lợi, động lực cho tỉnh phát triển toàn diện các ngành kinh tế nông - lâm nghiệp, công nghiệp - xây dựng, du lịch. 2.1.1.2. Sự tác động của những yếu tố về lịch sử, truyền thống Với truyền thống lịch sử - văn hóa hàng ngàn năm sẽ tạo nên nền tảng vững chắc, là động lực để tỉnh Phú Thọ phát huy trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa hiện nay. Người dân Phú Thọ cần cù sáng tạo trong lao động sản xuất, anh dũng kiên cường chống giặc ngoại xâm là động lực để tỉnh Phú Thọ viết tiếp trang sử hào hùng trong thời kỳ đổi mới hiện nay. 2.1.2. Vài nét về thực trạng kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ trước năm 1996 Nh n tổng thể về t nh h nh kinh tế - xã hội đến năm 1996 ta thấy Phú Thọ vẫn là tỉnh thuần nông, chủ yếu sản xuất nông nghiệp nhưng phương thức sản xuất lạc hậu, dựa chủ yếu vào tự nhiên, mang nhiều tính tự cấp tự túc. Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ chiếm tỷ lệ nhỏ trong nền kinh tế. Cơ sở vật chất thiếu, chưa đáp ứng được nhu cầu của nhân dân. Các lĩnh vực xã hội còn rất nhiều hạn chế, yếu kém, đời sống nhân dân rất khó khăn, là một tỉnh nghèo so với cả nước. Đây là những khó khăn, thách thức đối với tỉnh trong phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa (1996 – 2015). 2.1.3. Bối cảnh, chủ trương phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, Nhà nước và Đảng bộ tỉnh Phú Thọ (1996 – 2005) 2.1.3.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước Bối cảnh quốc tế vừa gây khó khăn vừa tạo điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế, tạo ra sức mạnh, lợi thế mới cho tỉnh Phú Thọ. Những kết quả đạt được của đất nước sau 10 năm đổi mới (1986 – 1996) đã tạo tiền đề thuận lợi để tỉnh Phú Thọ chuyển sang thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 2.1.3.2. Chủ trương phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, Nhà nước Các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội đối với cả nước nói chung và khu vực miền núi phía Bắc nói riêng là những yếu tố tác động hết sức quan trọng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ. Từ các chương tr nh, dự án phát triển kinh tế - xã hội, đó là tiền đề quan trọng tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế xã hội tỉnh Phú Thọ. 2.1.3.3. Chủ trương phát triển kinh tế - xã hội của Đảng bộ tỉnh Phú Thọ Trong quá trình thực hiện đường lối phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, Đảng bộ tỉnh Phú Thọ đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách cụ thể thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Thông qua các cơ chế, chính sách ban hành, thực thi đã tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội của giai đoạn 1996 – 2005. 2.2.Những chuyển biến kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa (1996 - 2005) 2.2.1. Những chuyển biến về kinh tế 2.2.1.1. Tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế B nh quân tốc độ tăng trưởng kinh tế trong 10 năm (1996 – 2005) đạt 9,06%, cao hơn b nh quân chung vùng trung du miền núi Bắc Bộ 0,21%, cao hơn b nh quân chung cả nước 1,96%. Cơ cấu kinh tế của tỉnh đã chuyển dịch rõ nét theo hướng giảm dần tỷ trọng của ngành nông, lâm, ngư nghiệp từ 33% (năm 1996) xuống còn 27,6% (năm 2005), tỷ trọng các ngành công nghiệp - xây dựng Phú Thọ có xu hướng tăng từ 33% (năm 1996) lên 38,1% (năm 2005); ngành dịch vụ cũng tăng từ 34% (năm 1996) lên 34,3% (năm 2005). Tuy nhiên, tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Phú Thọ thấp, không tiến bộ bằng cơ cấu kinh tế chung cả nước. 2.2.1.2. Chuyển biến các ngành kinh tế a. Nông - lâm - ngư nghiệp Xóa dần phương thức độc canh cây lương thực, h nh thành vùng cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi tập trung; chuyển dịch từ sản xuất lương thực tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa tập trung cung cấp nguyên liệu cho chế biến và xuất khẩu; áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa làm cho năng suất và sản lượng tăng lên. Lâm nghiệp chuyển từ khai thác rừng sang khai thác và bảo vệ rừng. Diện tích, sản lượng, giá trị thủy sản đã tăng nhanh; thủy sản phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa; chú trọng nuôi trồng các loại thủy sản có giá trị cao; cơ cấu thủy sản thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng nuôi trồng, giảm tỷ trọng khai thác tự nhiên. Ngành nông, lâm, ngư nghiệp phát triển nhanh nên tốc độ tăng trưởng b nh quân 10 năm (1996 – 2005) đạt 6,85%/năm, cao hơn b nh quân chung cả nước 2,9%. Từ 1 tỉnh thiếu lương thực thường xuyên đã đứng thứ 2 vùng Đông Bắc về sản xuất lương thực, đứng thứ 4 về sản lượng chè cả nước. Tuy nhiên, nông nghiệp vẫn chủ yếu dựa vào tự nhiên; khoa học kỹ thuật áp dụng vào trong sản xuất chưa nhiều; năng suất tăng lên nhưng thấp hơn b nh quân chung cả nước; tích lũy từ nông nghiệp chưa cao; ứng dung khoa học kỹ thuật áp dụng vào sản xuất lâm nghiệp còn ít; khai thác thủy sản tự nhiên vẫn còn nhiều. b. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp Cơ cấu công nghiệp chuyển dịch tích cực; cơ sở vật chất, kỹ thuật sản xuất ngày càng tiên tiến; ngành công nghiệp phát triển khá, sản phẩm khá phong phú; thu hút đầu tư vào công nghiệp phát triển khá; tốc độ và giá trị công nghiệp tăng nhanh. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp b nh quân là 14,75%/năm, đứng thứ nhất vùng trung du miền núi Bắc Bộ, đứng thứ 18 cả nước. Tuy nhiên, chất lượng sản phẩm còn hạn chế, sức cạnh tranh chưa cao; sản phẩm chưa được phong phú, đa dạng; thu hút đầu tư nước ngoài còn hạn chế. Tốc độ tăng trưởng công nghiệp chậm hơn b nh quân chung cả nước 1,4%. Tốc độ phát triển trung bình tiểu thủ công nghiệp đạt 17,4%/năm. Đến năm 2005, toàn tỉnh có trên 50 cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, với 87 nghề, hàng trăm mặt hàng, có sản phẩm xuất khẩu ở trên 30 nước. Tuy nhiên, công nghệ sản xuất tiểu thủ công nghiệp của tỉnh còn lạc hậu, sức cạnh tranh trên thị trường thấp, chưa thu hút được nghệ nhân giỏi, hiệu quả sản xuất chưa cao, kết quả đạt được chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh. c. Dịch vụ Thị trường thống nhất, gắn thị trường địa phương với cả nước và quốc tế; mạng lưới kinh doanh thương mại phát triển nhanh với sự tham gia đông đảo của các thành phần kinh tế; tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng tăng nhanh từ 7,07% (năm 1996) lên 11,7% (năm 2005), cao hơn cả nước 0,7%. Hoạt động xuất – nhập khẩu, thu hút đầu tư phát triển khá, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng từ 85,58 triệu USD (năm 2000) lên 125,819 triệu USD (năm 2005). Lượng khách và doanh thu du lịch tăng nhanh; cơ sở vật chất phục vụ du lịch ngày càng tiến bộ; lao động phục vụ du lịch ngày càng đáp ứng được nhu cầu. Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải đã được hoàn thiện một bước quan trọng. Mạng lưới bưu chính, viễn thông được hiện đại hóa, phát triển nhanh với nhiều loại h nh dịch vụ phong phú. Do đó, tốc độ tăng trưởng nghành dịch vụ tăng nhanh, b nh quân 10 năm (1996 – 2005) đạt 10,6%/năm, cao hơn b nh quân chung cả nước 5,1 %. Tuy nhiên, thị trường phát triển chưa đồng đều giữa các vùng miền, nhất là khu vực nông thôn, miền núi; đội ngũ thương nhân đông nhưng không mạnh; Dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài quy mô còn nhỏ, năng lực tài chính còn hạn chế. Xuất khẩu địa phương còn nhỏ lẻ, khả năng cạnh tranh thấp, thị trường chưa ổn định. Cơ sở vật chất du lịch nhiều nơi còn thiếu về số lượng, kém về chất lượng; kết quả đạt được về du lịch chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh. Hệ thống giao thông đến các xã còn gặp nhiều khó khăn; khối lượng vận tải còn thấp. Hoạt động bưu chính ở các bưu cục vẫn làm thủ công là chính; chất lượng chưa đảm bảo. 2.2.2. Những chuyển biến về xã hội 2.2.2.1. Dân số, lao động Đến năm 2005 tỷ lệ tăng tự nhiên giảm 0,84%, thấp hơn b nh quân chung cả nước 0,9%. Dân số có sự chuyển dịch theo hướng giảm dân số ở nông thôn từ 86,5% (năm 1996) xuống 84,3% (năm 2005), tăng dân số ở đô thị từ 13,5% (năm 1996) lên 15,7% (năm 2005). Chất lượng lao động đã được cải thiện rõ rệt, số lao động đã qua đào tạo tăng nhanh từ 17,28% (1996 - 2000) lên 29,0% (2001 - 2005), cao hơn b nh quân chung cả nước 4,21%, cao hơn cả vùng tây Bắc 15,5%. Cơ cấu lao động chuyển dịch tích cực, lao động trong ngành nông nghiệp giảm từ 80,8% (năm 1996) xuống còn 74,9% (năm 2005), nghành công nghiệp - xây dựng tăng từ 10,5% (năm 1996) lên 14,5% (năm 2005), ngành dịch vụ tăng từ 8,7% (năm 1996) lên 10,6% (năm 2005). Tuy nhiên, quá tr nh chuyển dịch dân số chậm, ở nông thôn vẫn còn quá đông. Nguồn lao động có trình độ văn hoá cao nhưng tr nh độ chuyên môn, kỹ thuật còn thấp, cơ cấu lao động chuyển dịch chậm. 2.2.2.2. Việc làm Trong 10 năm (1996 - 2005) tỉnh Phú Thọ đã giải quyết việc làm cho 369.350 người. Tình trạng thất nghiệp ở thành thị đã giảm nhanh từ 6,5% (năm 1996) xuống còn 4,9% (năm 2005), tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn tăng từ 70.2 % (năm 1996) lên 80% (năm 2005). Tuy nhiên, so với yêu cầu và tiềm năng thực tế thì số người được giải quyết việc làm còn ít và chưa vững chắc. Lao động thành thị thất nghiệp còn cao, lao động ở nông thôn thiếu việc làm còn lớn. 2.2.2.3. Đói nghèo Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 23% năm 1996 xuống còn 4,9% năm 2005, thấp hơn tỷ lệ nghèo đói b nh quân chung của cả nước 2,1%. Tuy nhiên, tỷ lệ đói, nghèo có giảm nhanh nhưng chưa vững chắc, tỷ lệ tái nghèo vẫn còn cao, nhất là vùng đồng bào dân tộc, đặc biệt nhóm nằm sát chuẩn nghèo. 2.2.2.4. Mức sống, chất lượng cuộc sống GDP b nh quân đầu người tăng từ 1.792.000 đồng/năm (1996) lên 5.060.000 đồng/người/năm (2005). B nh quân lương thực đầu người đạt 320 kg/người (năm 2005) (tăng 1,67 lần so với năm 1996). Tuy nhiên, thu nhập, b nh quân Phú Thọ mới đạt 51,4% GDP bình cả nước, b nh quân lương thực thấp hơn cả nước 1,44 lần. 2.2.2.5. Giáo dục – Đào tạo Quy mô, mạng lưới trường lớp phát triển hợp lý theo hướng đa dạng hóa, từng bước xã hội hóa, đáp ứng được nhu cầu học tập của nhân dân. Cơ sở vật chất được hoàn thiện, chất lượng dạy và học được nâng cao. Tuy nhiên, quy mô giáo dục giữa các vùng miền, cấp học không đồng đều; cơ sở vật chất trường học còn nghèo, chưa đủ phòng học đáp ứng cho hoạt động giáo dục toàn diện. 2.2.2.6. Y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân Mạng lưới y tế từ tỉnh đến cơ sở được củng cố; các cơ sở y tế được đầu tư mới về cơ sở vật chất, trang thiết bị. Chương tr nh quốc gia về y tế đạt hiệu quả cao, chất lượng phục vụ trong các cơ sở y tế có nhiều chuyển biến. Công tác gia đ nh, trẻ em đạt kết quả toàn diện; chất lượng dân số, sức khỏe sinh sản, sức khỏe bà mẹ, trẻ em được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế vẫn thiếu đồng bộ, chưa thật hiện đại. Nhân lực ngành y tế thiếu. Chất lượng dịch vụ y tế còn thấp, nhất là tuyến y tế cơ sở ở vùng sâu, vùng xa. 2.3. Đánh giá chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa (1996 - 2005) 2.3.1. Những thành tựu đạt được trong chuyển biến kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa (1996 - 2005) Một là, tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động chuyển biến tích cực; Hai là, các ngành kinh tế phát triển nhanh, toàn diện; Ba là, đời sống nhân dân được nâng lên; Bốn là, giáo dục – đào tạo; y tế - chăm sóc sức khỏe nhân dân phát triển. 2.3.2. Những hạn chế trong chuyển biến kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa (1996 – 2005) Một là, kinh tế phát triển chưa thực sự vững chắc; cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động chuyển dịch chậm; Hai là, chất lượng tăng trưởng, hiệu quả và sức cạnh tranh các ngành kinh tế còn thấp; Ba là, đời sống nhân dân được nâng lên nhưng vẫn còn nhiều khó khăn; Bốn là, chất lượng một số lĩnh vực xã hội chưa được nâng cao. Tiểu kết chương 2 Trong 10 năm qua (1996 - 2005) kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ có sự chuyển biến tích cực. Về kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh; cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; các ngành kinh tế phát triển nhanh, toàn diện. Về xã hội: Chất lượng lao động được nâng cao; giải quyết việc làm đạt kết quả tích cực; xóa đói, giảm nghèo đạt kết quả cao; thu nhập, chất lượng cuộc sống được cải thiện; sự nghiệp giáo dục – đào tạo, y tế - chăm sóc sức khỏe nhân dân ngày càng tiến bộ. Bên cạnh những thành tựu, trong quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ cũng bộc lộ một số hạn chế nhất định. Về kinh tế: Kinh tế phát triển chưa thực sự vững chắc; cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động chuyển dịch chậm; chất lượng tăng trưởng, hiệu quả, sức cạnh tranh các ngành kinh tế còn thấp. Về xã hội: Dân cư phân bố không đều; chất lượng lao động còn nhiều hạn chế; giải quyết việc làm tăng chậm, chưa vững chắc; mức sống, chất lượng cuộc sống được nâng lên nhưng còn nhiều khó khăn; giáo dục, y tế chưa đáp ứng được nhu cầu đa dạng của nhân dân. Chương 3: CHUYỂN BIẾN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH PHÚ THỌ TRONG THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HÓA - HIỆN ĐẠI HÓA (2006 - 2015) 3.1. Những yếu tố tác động đến chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa (2006 – 2015). 3.1.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước T nh h nh đất nước, bối cảnh quốc tế đã tạo cho Phú Thọ những cơ hội và thách thức trong việc thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới (2006 – 2015). 3.1.2. Chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội Với những chủ trương, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Đảng; Những đầu tư lớn từ các chương tr nh, dự án phát triển kinh tế - xã hội nhằm phát triển vùng trung du, miền núi phía Bắc sẽ tạo nhiều cơ hội để Phú Thọ đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn 2006 – 2015. 3.1.3. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Phú Thọ về phát triển kinh tế - xã hội Trong quá tr nh thực hiện đường lối phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, Đảng bộ tỉnh Phú Thọ tiếp tục ban hành nhiều chủ trương chỉ đạo, các chính sách cụ thể thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Thông qua các chủ trương, chính sách được ban hành trên đã tạo nên những tác động tích cực cho kinh tế - xã hội tỉnh phát triển trong giai đoạn 2006 - 2015. 3.2. Những chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa (2006 - 2015) 3.2.1. Những chuyển biến về kinh tế 3.2.1.1. Tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế Tốc độ tăng trưởng kinh tế b nh quân 10 năm (2006 – 2015) đạt 8,23%, cao hơn b nh quân chung cả nước 2,12%. Một số chỉ tiêu về kinh tế (quy mô, thu nhập b nh quân đầu người) đứng trong nhóm đầu của các tỉnh vùng Tây Bắc. Tỷ trọng ngành nông, lâm, ngư nghiệp giảm từ 27,6% (năm 2006) xuống còn 25,5% (năm 2015), công nghiệp - xây dựng giảm từ 38,1% (năm 2006) xuống còn 36,5% (năm 2015), dịch vụ tăng từ 34,3% (năm 2006) lên 38% (năm 2015). Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp hơn giai đoạn trước. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm hơn giai đoạn trước, không tiến bộ bằng b nh quân chung cả nước. 3.2.1.2. Chuyển biến các ngành kinh tế a. Nông – lâm – ngư nghiệp Nông nghiệp đã chuyển dần sang sản xuất hàng hóa theo nhu cầu của thị trường, nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thâm canh tăng vụ, dồn đổi ruộng đất; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học về giống cây trồng; đưa cơ giới hóa vào sản xuất nên năng suất, sản lượng cây trồng tăng. Lâm nghiệp đã gắn sản xuất lâm nghiệp với phát triển kinh tế trang trại, h nh thành nhiều vườn rừng; sản phẩm khai thác lâm nghiệp chủ yếu từ nuôi trồng. Ngành thủy sản chuyển sang sản xuất hàng hoá; h nh thành một số khu nuôi trồng thủy sản tập trung hàng hóa; cơ cấu thủy sản thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng nuôi trồng, giảm tỷ trọng khai thác tự nhiên; h nh thành các nghề dịch vụ cho sản xuất thủy sản. Do đó, tốc độ tăng trưởng b nh quân ngành nông, lâm, ngư nghiệp Phú Thọ đạt 5,19 %/năm, cao hơn b nh quân chung cả nước 1,96%. Giá trị của sản xuất ngành nông, lâm, ngư nghiệp tăng từ 1.997 tỷ đồng (năm 2006) lên 6.870 tỷ đồng (năm 2015). Tuy nhiên, khoa học kỹ thuật áp dụng vào trong sản xuất còn hạn chế; năng suất tăng lên nhưng thấp hơn b nh quân chung cả nước; tích lũy từ nông nghiệp chưa cao. Năng suất, giá trị kinh tế của rừng còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng. Năng suất, sản lượng thủy sản còn thấp; tr nh độ nuôi hiện nay mới ở mức quảng canh cải tiến đến bán thâm canh mức thấp; cơ sở hạ tầng ngành nuôi còn sơ sài, chậm phát triển. b. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp Cơ cấu thành phần công nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực, cơ sở vật chất kỹ thuật ngày càng hiện đại; sản phẩm ngày càng đa dạng hóa, đáp ứng yêu cầu hội nhập, đóng góp lớn vào nền kinh tế của tỉnh. Tốc độ tăng trưởng b nh quân của công nghiệp đạt 9,87% (2006 – 2015), đứng thứ 26 cả nước. Tuy nhiên, công nghiệp giai đoạn này phát triển chậm, thấp hơn b nh quân chung cả nước 2,28%. Một số ngành, sản phẩm thiếu ổn định, sức cạnh tranh chưa cao. Hạ tầng khu công nghiệp tuy được quan tâm đầu tư song vẫn còn thiếu, yếu. Giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp tăng trưởng b nh quân 24,5%/năm. Công tác xúc tiến thương mại, đào tạo nghề, truyền nghề, xây dựng làng nghề, phát triển làng nghề được triển khai đồng bộ, nhiều ngành nghề, làng nghề được khôi phục, phát triển. Tuy nhiên, quy mô cơ sở sản xuất còn nhỏ, công nghệ, thiết bị lạc hậu, chưa h nh thành được sản phẩm chất lượng cao, có thương hiệu để xuất khẩu; đội ngũ lao động có tr nh độ, tay nghề còn thấp. c. Dịch vụ Chất lượng hạ tầng thương mại từng bước phát triển theo hướng hiệu quả, chuyên nghiệp, một số trung tâm thương mại quy mô lớn được h nh thành, tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng nhanh từ 6.864 tỷ đồng (năm 2006) lên 54.318 tỷ đồng (năm 2015). Xuất khẩu tăng b nh quân 19,9%/năm (chiếm hơn 50% giá trị kim ngạch xuất
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan