Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Chùa hoa tại tp.hcm...

Tài liệu Chùa hoa tại tp.hcm

.DOCX
42
357
71

Mô tả:

22 QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU Chọn đề tài: Chùa người Hoa tại Thành phố Hồ Chí Minh Qúa trình nghiên cứu có 2 giai đoạn: Giai đoạn 1:tìm hiểu chung đề tài. Sau khi chốt đề tài, nhóm đã phân công mỗi thành viên đều phải tìm hiểu về đề tài, thu thập tất cả tài liệu và in ra để họp nhóm thảo luận. Trong quá trình thảo luận, mọi vấn đề đều tập trung ở đây, có những vấn đề mà ở tài liệu này viết kiểu này, nhưng lại khác ở 1 tài liệu khác, đặc biệt vấn đề gây nhiều nghi vấn nhất là: chùa người Hoa vừa thờ thần, vừa thờ phật, ở mảng này, nhóm phân vân không biết nên chọn nghiên cứu về cả 2 hay chỉ chọn 1 trong 2 tín ngưỡng, vì theo như ý định ban đầu thì nhóm sẽ chỉ nghiên cứu về mảng thờ Phật( thật ra khi tìm hiểu về đề tài thì mới biết là chùa người Hoa có thờ thần), sau 1 hồi thảo luận, nhóm quyết định đi theo hướng nghiên cứu cả 2 tín ngưỡng, vì nếu chỉ chọn 1 trong 2 thì đề tài cũng chẳng có khối lượng bao nhiêu, và 1 khi đã đụng đến thì phải nghiên cứu cho xong luôn, chẳng ai lại muốn bỏ đi 1 lĩnh vực thú vị như thế này,…Để chắc chắn thêm về quyết định, nhóm đã lên tham khảo ý kiến giáo viên bộ môn, và cô cũng hướng nhóm đi theo hướng như vậy… Giai đoạn 2: nghiên cứu chi tiết đề tài( ở giai đoạn này, mặc định các thành viên phải biết rõ về các hạng mục của đề tài để có thể phản biện, đóng góp hoàn thiện phần nghiên cứu cho nhau). Khi quyết định được thống nhất, nhóm phân công công việc cho từng thành viên theo từng hạng mục: 1. Nguồn gốc, quá trình hình thành và phát triển chùa người Hoa.( ở mảng này, để biết được nguồn gốc của chùa người Hoa thì trước tiên phải biết được quá trình người Hoa du nhập tại Việt Nam, từ đó khai thác về quá trình hình thành Phật giáo cũng như quan niệm tín ngưỡng của họ). 2. Đặc điểm về kiến trúc.( với hạng mục này yêu cầu phải nêu được lí do hình thành, ý nghĩa, giá trị nhân văn của các đặc điểm, vd ý nghĩa của các bức phù điêu, tại sao chùa người Hoa lại tạo sân trong,…) 3. Phân tích 1 vài công trình tiêu biểu( ở mảng này yêu cầu phải thể hiện được thêm hiện trạng bây giờ của công trình) 4. So sánh với chùa người Việt để thấy được điểm mạnh điểm yếu, giá trị văn hóa cần bảo tồn cũng như quan niệm cần học hỏi của công đồng người Hoa. 5. Kết luận, bảo tồn và phát huy… Ở mỗi hạng mục, từng thành viên đã có nêu được nguyên nhân, ý nghĩa cũng như có thể đánh giá khách quan về vấn đề, lĩnh vực…để người đọc có thể hiểu rõ hơn về đề tài nhóm đã chọn. Bên cạnh đó, nhóm cũng đã đi khảo sát thực tế những ngôi chùa người Hoa hiện tại còn cho đến bây giờ ở tp HCM, để có thể đánh giá, so sánh thực tế với những tài liệu mà mình đã tham khảo; để tăng thêm tính xác thực cũng như thấy được hiện trạng ngày nay của những ngồi chùa này, và hơn hết là cũng để có dịp đi tham quan, tìm hiểu những giá trị văn hóa, tín ngưỡng, kiến trúc mà nhóm chưa biết đến hoặc biết không nhiều. 22 Sau khi phân công công việc, từng thành viên chịu trách nhiệm về mảng của mình, khi hoàn thành thì lại đem kết quả ra, để nhóm thống nhất lại 1 lần nữa, từ đó mới hoàn thiện tiếp hạng mục và gửi bài để tổng kết kết quả nghiên cứu. Trong quá trình tham khảo tài liệu( internet, sách…), có những tài liệu viết không giống nhau, số khác lại trái ngược nhau, nhưng chung quy lại vẫn có thể bổ sung qua lại và hoàn thiện cho đề tài, việc của nhóm là chọn lọc lại, cái nào đúng, cần thiết để lấy làm tài nguyên cho bài của mình. Tài liệu tham khảo: - Phật giáo người Hoa tại TP.HCM http://www.phattuvietnam.net/phatgiaovietnam/ghpgvn/662-ph%E1%BA%ADt-gi %C3%A1o-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-hoa-t%E1%BA%A1i-tp.-h%E1%BB%93-ch %C3%AD-minh.html - Lịch sử người Hoa ở Sài Gòn http://madeinsaigon.vn/bai-viet/lich-su-nguoi-hoa-o-sai-gon-1432969236939.html - Ngôi chùa cổ 250 năm của người gốc Hoa ở Sài Gòn http://dulich.vnexpress.net/photo/anh-video/ngoi-chua-co-250-nam-cua-nguoi-gochoa-o-sai-gon-3344408.html - Ngôi chùa người Hoa lâu đời nhất TP.HCM http://www.vtc.vn/anh-ngoi-chua-nguoi-hoa-lau-doi-nhat-tphcm-i195277.html - Những ngôi chùa đẹp nhất của người Hoa ở Sài Gòn http://www.huynhthinga.com/nhung-ngoi-chua-dep-nhat-cua-nguoi-hoa-o-saigon.html - Hải ngoại ký sự - thích đại sán – vhac xuất bản – 1952 - Histoire du vietnam – ts lê thành khôi – paris – 1951 - Các dân tộc ít người - tập ii - nhiều tác giả - hànội 1973 - Tuyển tập hội thảo “người hoa ở việt nam” – 1999 - Ô châu cận lục - bản dịch á nam trần tuấn khải – nha học liệu bộ gd- 1966 - Tìm hiểu đạo phật - sống đời thanh thản theo ptvn - Một số cơ sở tín ngưỡng dân gian, nhiều tác giả, Ban Quản lý di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh TP HCM, xuất bản năm 2001. - Các vị tồ ngành nghề Việt Nam, tập 1, Lê Minh Quốc, NXB Trẻ, xuất bản năm 2010. - Hỏi đáp về Sài Gòn TP HCM, tập 6, Kiến trúc & Tín ngưỡng, nhiều tác giả, NXB Trẻ xuất bản năm 2007. https://ngochieppham.blogspot.com/2013/06/hoi-quan-ao-quan-va-chua-phatgiao.html 22 MỤC LỤC I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN…….4 II. ĐẶC ĐIỂM CHÙA NGƯỜI HOA..…11 III. PHÂN TÍCH MỘT VÀI CÔNG TRÌNH TIÊU BIỂU..…30 IV. SO SÁNH VỚI CHÙA VIỆT NAM…..42 V. KẾT LUẬN…..47 22 I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN Từng là một thị trấn sầm uất, tập trung đông đảo cộng đồng người Hoa sinh sống, khu “phố người Hoa” nằm trên rạch Bến Nghé (nay là kênh Tàu Hủ) ra đời cùng lúc với Bến Nghé vào đầu thế kỷ XVII. Gần 400 năm qua, nhiều thế hệ người Hoa đã tạo dựng một cơ ngơi đáng tự hào của họ tại TP.Hồ Chí Minh, trong đó kiến trúc chùa chiền, tín ngưỡng đặc thù của Phật giáo người Hoa đã hòa nhập sinh động vào bản sắc văn hóa độc đáo của Việt Nam... 1. Quá trình du nhập của người Hoa vào Việt Nam Người Hoa có mặt ở vùng Sài Gòn vào khoảng nửa cuối thế kỷ XVII, khi ở Trung Hoa nhà Thanh đã lật đổ hoàn toàn nhà Minh vào năm 1644. Những người buộc phải ra đi là những người chống lại nhà Thanh không thành và bị đàn áp, bắt bớ. Thoạt đầu họ được chúa Nguyễn cho định cư ở vùng Đồng Nai và một vài nơi tại miền Tây Nam bộ. Tại Đồng Nai mà họ gọi là Nông Nại, người Hoa đã lập nên Cù Lao Phố sầm uất một thời. Kẹt giữa cuộc chiến giữa chúa Nguyễn và nhà Nguyễn Tây Sơn của anh em Nguyễn Huệ, vì theo giúp chúa Nguyễn nên họ đã bị nhà Nguyễn Tây Sơn tàn sát khi anh em Nguyễn Huệ kéo quân đến Đồng Nai. Người Hoa ở Cù Lao Phố chạy về vùng Sài Gòn bây giờ, ở đó họ còn chịu những tổn thất nữa cho đến khi Nguyễn Ánh đánh thắng quân Tây Sơn, và lên ngôi năm 1802. Người Hoa khi đến Saigon, đã biến vùng Chợ Lớn bây giờ thành một trung tâm buôn bán sầm uất của cả miền Nam. Cùng với những khởi sắc về kinh tế, họ cũng đã đặt những nền tảng về giáo dục, văn hóa, tín ngưỡng riêng của họ... mà điển hình là về mặt tín ngưỡng. Phố Lý Thường Kiệt trước Cách Mạng Tháng Tám 22 Đình Minh Hương tại Quận 5 Qua tới Việt Nam, bất kể nguồn gốc cố hương, Quảng Đông, Hải Nam, Triều Châu, Hẹ, hay Phước Kiến…, nói phương ngữ khác nhau, các di dân nhà Minh cũng quây quần sống chung với nhau, tổ chức thành làng xã theo kiểu Việt Nam. Chợ Lớn là nơi đầu tiên hình thành làng Minh Hương ở Việt Nam Làng Minh Hương Đến đây, ta có thể đặt ra câu hỏi : “Tại sao làng Minh Hương đầu tiên không được thành lập tại Cù Lao Phố (Biên Hòa) một nơi cưc kỳ phồn hoa đô hội, hay vùng Mỹ Tho là nơi dân Minh Hương đang canh tác và phát triển nông công ngư nghiệp ?”. Câu trả lời có thể, đây là đầu cầu liên lạc chính thức giữa những người Minh Hương và người Việt. Đó là nơi mà người Minh Hương đã gặp quan Chưởng Cơ Nguyễn Hữu Cảnh (1650-1700) vào Nam lập phủ Gia Định (1698), xác nhận quyền sở hữu chính trị của người Việt, để xin thành lập làng Minh Hương ngay trên vùng lãnh thổ mới khai sinh. 22 Những nhân vật đại diện người Minh Hương tại đây phải là những người cự phách, được sự tin cẩn của mọi bang hội người Minh Hương, không những từ trong hai nhóm của hai cựu tổng binh, mà còn từ nhóm ông Mạc Cửu (鄚鄚,hay Mạc Kính Cửu (鄚鄚鄚): 1655 – 1735), đã đến Hà Tiên từ năm 1671 nữa. Những người dân tại đây khá giả, phong lưu, như câu ca dao nói về phong hóa làng Minh Hương : Gỏi chi ngon bằng gỏi tôm càng Đố ai lịch sự cho bằng làng Minh Hương. Nói đến người Hoa, ai cũng xác định được bởi những phong tục tập quán khác với người Việt. Nhưng ít ai biết hết được những thói quen hàng ngày cũng như tín ngưỡng của từng nhóm ngôn ngữ người Hoa tại TP.Hồ Chí Minh như: Phúc Kiến, Triều Châu, Quảng Đông, Hải Nam, Hẹ, Nùng... Từ đó xuất hiện những phong tục tập quán, tín ngưỡng tôn giáo của từng nhóm ngôn ngữ trên cũng khác nhau. Hầu hết, di dân người Hoa theo đạo Phật và tín ngưỡng dân gian chiếm đại đa số. Một trong những điển hình về tín ngưỡng của họ là những ngôi miếu mà tên chữ gọi là Hội quán, và gọi theo dân gian là "chùa Tàu - một cách nói nôm na về những nơi thờ phượng của người Hoa ở Sài Gòn. Người Hoa họ gọi những nơi này là Hội quán, từ điển giải nghĩa Hội quán là "nơi gặp gỡ, tụ họp của một hội". Đối với người Hoa, kể từ thời chúa Nguyễn ở vào các thế kỷ trước, khi đã có mặt khá đông đúc tại đất Gia Định, và cuộc sống đã ổn định họ lập ra những Hội quán, đó là nơi tụ họp, gặp gỡ của những người cùng một "Bang", bang là một tổ chức của những người Hoa đồng hương. Ở Sài Gòn người Hoa có những bang tiêu biểu như bang Quảng Đông, Triều Châu, Phúc Kiến, Hải Nam, Hẹ... Ngày trước năm 1975, một bang của người Hoa như thế được tổ chức khá quy mô, thường gồm một hay vài miếu thờ (Hội quán), trường học các cấp, bệnh viện, nghĩa trang (người Hoa gọi là Nhị tì)... Đó là một hình thức nương nhờ, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng của họ nơi đất khách quê người. Có khá nhiều Hội quán của người Hoa ở vùng Saigon, đó là nơi tụ họp, gặp gỡ, thông qua hình thức tín ngưỡng. Người Hoa thờ đa thần, kết hợp giữa Phật giáo, Lão giáo, và tín ngưỡng dân gian. Trong những Hội quán của họ thờ rất nhiều vị thần. Họ thờ từ Đức Phật Như Lai, Phật Bà Quán Thế Âm, cho đến Ngọc Hoàng Thượng Đế, Bà Chúa Thai Sinh, Bà Thiên Hậu, Phật Bà Nam Hải, Quan Thánh Đế Quân, Ông Bổn, Thổ Thần, Thổ Địa, Thần Tài, cho đến Thầy trò Đường tăng... Tuy nhiên phổ biến tên gọi dân gian của những Hội quán là chùa Ông, chùa Bà... Những ngôi chùa nêu trên cũng là nơi dừng chân cư trú của các vị Tăng sĩ người Hoa di cư theo dân chúng, để rồi sau này các vị đã mở mang tạo dựng các ngôi chùa mang nét thuần túy Phật giáo, đặt nền tảng cho Phật giáo người Hoa ở Việt Nam ngày nay. 2. Sự hình thành và phát triển của Phật giáo người Hoa Vào những năm 1930, số người Hoa theo đạo Phật, sống và sinh hoạt theo từng chùa, từng nhóm chưa có tổ chức giáo hội; các chùa thời bấy giờ là các hội quán của người Hoa, chưa có ngôi chùa Phật giáo. Hội quán, Hội tương tế là nơi sinh hoạt tín ngưỡng, hội họp của người Hoa tại Việt Nam 22 Hội quán Nhị Phủ Hội quán Nghĩa An Đến năm 1945, Hòa thượng (HT) Thống Lương và HT. Thanh Thuyền vận động xây dựng chùa Phổ Đà Sơn (quận 6),đây là ngôi chùa Phật giáo đầu tiên của nhóm người Hoa di dân vào Việt Nam. Những năm sau đó, các vị Tăng sĩ ở Trung Hoa đã lần lượt sang Việt Nam và bắt đầu xây dựng các ngôi chùa Hoa tại Sài Gòn-Chợ Lớn như: chùa Quan Âm, chùa Từ Ân (quận 11), chùa Hoa Nghiêm (quận Bình Thạnh), chùa Vạn Phật (quận 5), chùa Thảo Đường (quận 6)... Chùa Vạn Phật Chùa Nam Phổ Đà Tuy đã hình thành nhưng các chùa Hoa thời bấy giờ vẫn sống và tu học theo từng chùa, từng nhóm, chưa có một tổ chức Phật giáo nào của người Hoa. Cho đến năm 22 1958, HT. Siêu Trần từ Đài Loan sang, ngài xét thấy cần có một tổ chức Giáo hội Phật giáo của người Hoa sống tại Việt Nam, để tạo điều kiện cho các chùa Hoa đoàn kết lại tu học. Nhằm đáp ứng sự mong mỏi của tín đồ Phật giáo người Hoa, HT. Siêu Trần vận động, kêu gọi các chùa Hoa và Tăng Ni Phật tử thành lập Giáo hội Phật giáo người Hoa. Đến năm 1968, Ban Vận động thành lập Phật giáo Hoa Việt Nam ra đời do HT. Siêu Trần và HT. Thanh Thuyền đứng đầu. Nhưng mãi đến năm 1973, Đại hội Phật giáo Hoa tông mới chính thức thành lập, khi đó lấy tên là Giáo hội Phật giáo Hoa tông Việt Nam (GHPGHTVN) và bầu ra Ban Chấp hành Trung ương, trụ sở đặt tại quận 7 Sài Gòn (nay là quận 8). Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng (30-4-1975), HT. Siêu Trần và HT. Thanh Thuyền đi định cư ở nước ngoài. Lúc bấy giờ GHPGHTVN không có người đứng đầu, Ban Chấp hành GHPGHTVN thành lập Ban Vận động, đứng ra tổ chức Đại hội bất thường và suy tôn HT. Phước Quang, HT. Tăng Đức Bổn đứng ra lãnh đạo Phật giáo người Hoa. Trụ sở đặt tại quận 5, TP. Hồ Chí Minh. Từ sau Đại hội GHPGHTVN, được bầu vào cơ quan lãnh đạo Giáo hội, HT. Phước Quang ra sức xây dựng trang nghiêm Giáo hội, vận động Tăng Ni, Phật tử người Hoa tham gia các phong trào cách mạng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy có những giai đoạn gặp nhiều khó khăn do nước nhà mới độc lập nhưng với tinh thần phụng sự đạo pháp và dân tộc, HT. Phước Quang đã nỗ lực xây dựng, củng cố nhân sự, gìn giữ Giáo hội, tạo dựng lòng tin vững chắc cho Tăng Ni, Phật tử, qua đó thể hiện uy tín và những đóng góp của GHPGHTVN ngày càng lớn mạnh. Mãi đến đầu thập niên 80, các hệ phái Phật giáo trong cả nước tổ chức vận động thống nhất Phật giáo, HT. Phước Quang cùng chư tôn đức lãnh đạo GHPGHTVN tham gia vận động Tăng Ni Phật tử người Hoa cùng nhau đoàn kết chung ngôi nhà Phật giáo. Tháng 11-1981, Hội nghị thống nhất Phật giáo cả nước được tổ chức tại chùa Quán Sứ, Hà Nội, Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) được thành lập, trong đó GHPGHTVN trước kia là một thành viên. Tại Đại hội, HT. Phước Quang được bầu làm Thành viên HĐCM GHPGVN. Năm 1982, Đại hội Phật giáo TP.HCM được tổ chức, thành lập Ban Trị sự Thành hội, HT. Phước Quang được cử làm Chánh đại diện Phật giáo quận 5 và là thành viên trong BTS THPG đặc trách Phật giáo người Hoa tại TP.HCM. Năm 1988, HT. Phước Quang viên tịch, Tăng Ni Phật tử người Hoa tổ chức cuộc họp tại chùa Vạn Phật, quận 5 và đề cử HT. Tăng Đức Bổn làm Trưởng đại diện Phật giáo người Hoa, sau đó THGP TP.Hồ Chí Minh cử HT. Tăng Đức Bổn làm Chánh đại diện Phật giáo quận 5, văn phòng đặt tại chùa Vạn Phật, quận 5. Đến năm 1997, được sự tín nhiệm của Tăng Ni Phật tử người Hoa, TT. Thích Tôn Thật lên kế nhiệm HT. Tăng Đức Bổn, làm Trưởng đại diện Phật giáo người Hoa, và được THPG cử làm Chánh đại diện Phật giáo quận 5 cho đến ngày nay. Theo 22 thống kê của Ban Đại diện Phật giáo quận 5 và hệ phái Hoa tông, trên cả nước hiện có hơn 60 ngôi chùa và tịnh xá của người Hoa, trong đó tại TP. HCM có 49 ngôi chùa, phần lớn tập trung tại quận 5, quận 6 và quận 11. Trải qua 25 năm kể từ khi GHPGVN được thành lập, Phật giáo người hoa tại TP.HCM đã không ngừng phát huy truyền thống văn hóa, tín ngưỡng trong môi trường văn hóa dân tộc, luôn hoàn thành mọi công tác phật sự mà giáo hội giao phó. Cho đến nay, hoạt động tín ngưỡng phật giáo của người Hoa đang từng bước mở rộng mối quan hệ với tăng ni, phật tử người Việt. Công tác giảng dạy giáo lý phật pháp cũng được thực hiện đều khắp tại các chùa hoa ở TP.HCM. về hoạt động từ thiện xã hội (TTXH), có thể nói Phật giáo người Hoa hoạt động rất mạnh và rất hiệu quả trong lĩnh vực này. Ngay từ buổi đầu khi còn là một tổ chức giáo hội hoạt động riêng biệt, Phật giáo người Hoa đã có những đóng góp to lớn trong các hoạt động TTXH, luôn quan tâm và giúp đỡ đồng bào trong cả nước khi gặp hoạn nạn, với phương châm “phụng sự chúng sanh là cúng dường chư Phật”, được xem là kim chỉ nam trong công tác TTXH của Phật giáo người Hoa. Đối với người Hoa, vấn đề tín ngưỡng luôn được xem trọng, mang màu sắc đặc biệt và đa dạng. Các hình thức tín ngưỡng dân gian và tín ngưỡng tôn giáo trong đời sống tinh thần người Hoa phần lớn tập trung ở các ngôi chùa của họ, nơi có đông người Hoa sinh sống. Nơi đây, hàng năm thường xuyên tổ chức các hoạt động tín ngưỡng và sinh hoạt văn hóa dân tộc. 3. Quan niệm về tín ngưỡng của người Hoa Trong nhiều thế kỷ qua, ngôi chùa thờ Phật của cộng đồng người Hoa thường bị đồng hoá với miếu thờ các vị thần linh thuộc tín ngưỡng dân gian. Danh từ “chùa” bao gồm các cơ sở tín ngưỡng dân gian và cơ sở tôn giáo. Do đó, nhiều người dân đã quen gọi miếu thờ Bà Thiên Hậu, thờ Ông Quan Thánh là chùa Bà và chùa Ông. Có lẽ vì thế, cho dù là một Phật tử đã quy y ở các chùa Phật giáo, nhưng họ cũng đến các miếu thờ ông, thờ bà, thần thánh để cúng viếng, xem đó là một nhu cầu cần thiết trong cuộc sống của họ. Tuy nhiên, nhu cầu tín ngưỡng của người Hoa cũng được hệ thống hóa giữa thần linh và thánh nhân. Hệ thống tín ngưỡng thánh nhân bao gồm việc thờ cúng Quan Công, Bà Thiên Hậu, Quán Âm Bồ tát, Bổn Đẩu Công, còn tín ngưỡng thần linh bao gồm việc thờ Ngọc Hoàng, Phật Di Lặc, Thần Tài, Thổ Công… 22 Đền thờ Ngọc Hoàng Đền thờ Quan Công Đức Quán Thế Âm Bồ tát mà người Hoa thường gọi là Phật Bà Quan Âm là biểu tượng của sự kết hợp giữa tôn giáo và tín ngưỡng của Phật giáo người Hoa. Đối với người Hoa, Phật Bà Quán Thế Âm là một phụ nữ có đức tính cao đẹp, vị cứu khổ cứu nạn, luôn làm phúc cho mọi người. Điều này định hướng cho sự giáo dục về mối quan hệ người với người, luôn mang lại điềm lành cho nhau, giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn để tìm về hạnh phúc an vui trong cuộc sống. Ngoài ra người Hoa còn có phong tục thờ cúng Ngọc Hoàng, với ý niệm mong cầu sự phù hộ bao trùm trên nhiều lĩnh vực cuộc sống. Thờ Phật Di Lặc cũng là một ý niệm mong cầu niềm vui, sự thăng hoa… Chính những phong tục thờ phụng ấy đã tạo ra màu sắc thiêng liêng của tín ngưỡng, làm tăng thêm ý chí trong cuộc sống thường ngày và là một tiềm năng về đức tin Phật giáo trong đời sống tinh thần của người Hoa. Tinh thần tam giáo đồng nguyên cũng là một trong những khả năng tinh thần để bảo vệ giá trị tinh thần và tín ngưỡng. Với những pha trộn này, ngay tại chùa chiền người Hoa, việc thờ phượng "Tiền Phật, hậu Thần" hay "Tiền Thần, hậu Phật" phản 22 ảnh rất rõ nét. Trong chùa chiền, vẫn thờ Quan Công, Ngọc Hoàng Thượng đế, Nam Tào, Bắc Đẩu, bà Thiên Hậu... Hội quán Tuệ Thành Hội quán Nhị Phủ II. Đặc điểm kiến trúc chùa người Hoa: Tháp chùa người Hoa chia làm hai loại: một loại để đựng di cốt của các sư sãi viên tịch, có nhiều công đức trong xây dựng chùa; loại thứ 2: thờ Phật. Thờ phượng: cách thiết trí thờ phượng trong một ngôi chùa người Hoa ở Nam Việt Nam cũng có những điểm đặc biệt, khác với chùa người Việt. Chẳng hạn như cách thiết trí trong chùa Ngọc Hoàng (Phước Hải) tại phường Đa Kao (TP. Hồ Chí Minh) như sau: Ngay khi vào chùa, sẽ thấy trước tiên hai bàn thờ "môn quan thần" và "thổ địa thần" là nơi thờ những vị thần trấn áp tà ma quấy phá chùa. Sau đó là bàn thờ Phật, có bày những tượng Dược sư Lưu Ly Quang Vương Phật, Phật A Di Đà, Phật Thích ca mâu ni, Đại thế chí Bồ tát và Quan thế âm Bồ tát. Về phương diện thờ cúng, chùa của người Hoa có đặc điểm tượng thờ được đặt trong khánh để đảm bảo sự tinh khiết. 22 Tam thế phật là bộ tượng chính, đặt thờ bên cạnh bộ tượng 5 vị tại bàn ngoài cùng (5 vị này có khác với 5 vị được thờ tại các chùa cổ của người việt) gồm : Phổ Hiền, Di Lặc, Quan âm, Văn thù, Địa tạng vương Bồ tát. Chùa Hoa còn thờ phật Di lặc và Ngọc hoàng Thượng đế. Trên điện thờ, lư hương dùng đựng trầm được đốt trong các buổi đại lễ và ngọn đèn dầu phộng giữ cháy liên tục, tượng trưng cho chính pháp không bao giờ tắt ! Bia công đức là một điểm đặc thù trong các chùa miếu của người Hoa, ghi lại tên và số tiền quyên góp vào việc dựng và trùng tu chùa... Tùy theo từng nhóm ngôn ngữ khác nhau, mỗi chùa có nét riêng trong đọc tụng lời kinh và pháp khí sử dụng theo phong cách riêng. Ngoài một số chùa đặt tượng 18 la hán, chùa thảo đường còn có tranh vẽ 500 la hán, theo phong cách thờ la hán ở Trung Quốc. Hai vị hộ pháp trong chùa Hoa là Vi đà Hộ pháp và Già lam Thánh chúng. Phía sau các chùa Hoa thường có diên sinh đường, nơi đặt long vị của cư sĩ có công lớn với chùa. Trên các long vị này thường thờ phật dược sư. Tên gọi diên sinh đường vì là nơi chú nguyện phước báu cho các cư sĩ còn sống được mạnh khỏe, trường thọ. Khi cư sĩ đã mãn phần, được đưa vào đặt tại công đức đường. So với những kiến trúc ở miền Bắc và miền Trung thì chùa chiền ở miền Nam Việt Nam tương đối ra đời chậm nhất. TP. Hồ Chí Minh cũng nằm trong trường hợp này, vì mãi cho đến thế kỷ 19 mới được nói đến. Một trong những ngôi chùa ở TP. Hồ Chí Minh được lập ra sớm nhất vùng này là chùa Giác Lâm. Ngôi chùa tọa lạc tại số 118 đường Lạc Long Quân thuộc quận Tân Bình. Theo nhiều tài liệu lịch sử ghi lại thì chùa này được thành lập sơ khởi vào năm 1744,nhưng thời gian đó chỉ là một am nhỏ và về sau đã được trùng tu lại cảnh trí như ngày nay là vào tháng 12 năm 1900. Những công trình điêu khắc, kiến trúc và hội họa trang trí trong ngôi chùa như đã thấy hiện nay cũng bắt đầu xuất hiện từ 1900 trở về sau mà thôi. Từ cổng chính đi vào, qua tam quan thì trông thấy một cây bồ đề to lớn, được mang từ ấn độ sang vào năm 1902 do Hoà thượng Quảng Lạc cúng dường sau chuyến hành hương sang phật tích. Cạnh cây bồ đề có nhiều ngôi tháp và miễu nhỏ thờ cúng những người góp công của trong đợt trùng tu sau này. Tháp thờ Hoà thượng Quảng Lạc được xây dựng công phu bên cạnh chùa. Một pho tượng toàn thân của Đức Quan thế âm Bồ tát ngay vào con đường dẫn vào chính điện của chùa Giác Lâm. Những công trình kiến trúc cũng như điêu khắc hội họa khác ở mái chùa, cột chùa cũng như chung quanh chùa đều kết bằng sành sứ, muôn màu muôn vẽ, như những kiến trúc Trung Hoa hiện nay. 22 Chùa Giác Lâm Vì ngôi chùa được quản trị do một hội đồng tín hữu người hoa kiều gốc quảng đông hiện nay, cho nên những nghi thức hành lễ, cầu siêu, cầu an, đại trai đàn chẩn tế, lễ xá tội vong nhân, những ngày chính lễ phật giáo đều được cử hành theo đúng nghi thức tụng niệm trung hoa. Chúng ta có thể nhìn vào cách thờ phượng trong chùa thì rõ. Chính điện thờ đức phật thích ca trong tư thế cửu long tức là đức phật đản sinh tại vườn lâm tỳ ni. đi sâu vào thì có tượng đức phật di đà và đương lai hạ sinh di lặc tôn phật, hai đức phật biểu hiện cho quá khứ và cho vị lai của đức thế tôn. những pho tượng kể trên đều được thỉnh từ trung hoa sang cho nên mọi đường nét đều trình bày tỉ mỉ, rườm rà và pha trộn những mô hình khác nhau. Đặc biệt hơn hết là màu sắc trang trí vô cùng rực rỡ. Bên tả thờ Đức Quan công cùng với Trương Phi và Lưu Bị trong tư thế hành động cho nên rất linh hoạt, sống động lạ thường. Bên hữu thì thờ quan âm thị kính trong truyền thuyết bình dân. Ngài ngồi trên toà sen màu trắng trong, chung quanh có những vầng hào quang sáng chói. Một phần bên trái của hương án thờ chính, còn có bàn thờ đức ngọc hoàng thượng đế; bên trái có tượng của thái thượng lão quân; bên phải là tượng của tam đại chính thần tức là 3 vị hộ pháp cho đức ngọc hoàng thượng đế. Tất cả trở thành một cảnh trí trong huyền thoại mang tính chất bình dân.trên chính điện có một toà linh đăng do 49 ngọn đèn chạm trổ công phu kết lại. theo giải lý đây là biểu tượng của 49 cõi của cảnh giới cực lạc cung trời đâu suất 22 đang chiếu sáng khắp mọi nơi. Vì chịu ảnh hưởng tín ngưỡng bình dân, cho nên phíaphải của chùa có nơi xin xăm, xin quẻ, thu hút rất đông đảo thiện nam tín nữ đến hành lễ và cầu xin, bói quẻ. Bài thơ của thiền sư trung hoa thích pháp quang của tổng hội phật giáo đài bắc khi đến viếng thăm ngôi chùa này được thoát dịch như sau: Cảnh trí uy nghiêm, chốn nhiệm mầu, hồi chuông bát nhã gửi về đâu? Ba ngàn thế giới mong siêu thoát, một chốn trang nghiêm thoát bể dâu. Trong chuyến vân du này, thiền sư cũng trao tặng nhiều kinh sách và pháp cụ cho chùa. Liên hệ của chùa giác lâm với giáo hội đài bắc rất chặt chẽ. Nhìn đại thể về kiến trúc và cách thờ phượng thì chùa giác viên và giác lâm có nhiều điểm tương đồng và cũng được quản trị do một hội đồng người hoa gốc phúc kiến tại chợ lớn. Chùa giác viên toạ lạc tại khu đầm sen thuộc quận 11 TPHCM. Theo những tài liệu và di chỉ còn lưu lại tại ngôi chùa này viết bằng hán văn thì chùa giác viên được xây vào năm 1793, trong thời kỳ chúa nguyễn ánh đang khởi binh đánh tây sơn. Chúa nguyễn cũng nhiều lần đến trú ngụ trong khuôn viên của ngôi chùa. hai đạo dụ sắc phong đời gia long chứng tỏ được điểm lịch sử này. Hoà thượng thích hải tịnh gốc trung hoa là người đứng ra cổ động xây dựng và sáng lập ngôi chùa này,trước khi giao lại cho một hội đồng cư sĩ điều hành. Hoà thượng hải tịnh viên tịch vào tháng ba năm 1819 dưới đời vua gia long và cũng được nhà vua sắc phong là thánh sư. Chùa giác viên Địa chỉ ngôi chùa hiện nay là 161/25/20 đường lạc long quân. Phía ngoài có một cổng lớn, rồi qua một con đường khá lầy lội, trước khi đi vào sân chùa. Chung quanh sân chùa có nhiều ngôi mô xây bằng đá và nhiều bửu tháp nhỏ. Nơi đây thờ những vị sư kế tiếp nhau trụ trì, cùng những cư sĩ có công điều hành ngôi chùa qua những giai đoạn khó khăn khác nhau. Ngay trước cửa đi vào chính điện, có một chiếc lư lớn mà khách thập phương thường lên nhang đèn trước khi đi vào chính điện. Đây cũng là một trong những nơi lễ bái cầu phước của thập phương. Đi vào chính điện, sẽ thấy nhiều bàn thờ sắp đặt qui mô. Thoạt tiên là bàn thờ và pho tượng của hoà thượng hải tịnh, vị khai sinh của ngôi chùa. Các hình vẽ khác nhau về vị sư này qua nhiều tư thế, do những danh họa trung hoa trình bày. Một bàn thờ đối diện với chính điện là các vị thập bát kim cương, các vị thần bảo vệ cho đức phật như thường thấy ở những chùa miền bắc đời lý, trần. Hai bên trái và phải là hình của diêm vương thập điện, tức là 10 vị phán quan của âm phủ. đây là nơi cúng tế cho những vong hồn vừa khuất. Những bức tranh phát họa khung cảnh này được treo chung quanh điện thờ, với những chú thích nội dung của từng bối cảnh một. Phía chính điện rộng lớn ở chính giữa có bàn thờ của đức thích ca mâu ni cùng 12 vị phật và bồ tát khác. Những tượng đó của đức đại thế chí bồ tát, văn thù sư lợi bồ tát, quan thế âm bồ tát, đại hạnh phổ hiền bồ tát...Trong chùa có nhiều câu đối, do những phật tử từ hồng kông, đài loan và singapore trong những chuyến hành hương sang việt nam đã hỷ cúng. Có thể đọc được những câu 22 sau đây: vạn thế trang nghiêm tự, chính quả đắc niết bàn. Hay là: vạn vật duy tâm tạo, vãng sinh tịnh độ thiên. Những liên hệ của ngôi chùa này với những tổ chức hoa kiều trong ba quốc gia nói trên từ trước đến nay về nhiều phương diện khác nhau rất chặt chẽ. Cũng như ngôi chùa giác lâm, một gian lớn dùng để thiết lập bàn thờ dùng lễ xin xăm, bói quẻ được nhiều khác thập phương, nhất là người hoa đến cúng tế và xin quẻ nhiều nhất. Dường như quanh năm suốt tháng chùa này không bao giờ vắng khách đến cúng tế thường xuyên. Chùa có ban quản trị gồm những thành viên chính trong hội tương tế quảng đông và triều châu liên kết cho nên việc tổ chức và trùng tu liên tiếp rất chu đáo và toàn diện. hằng năm có 4 ngày lễ lớn: lễ đầu năm (nguyên đán) lễ phật đản, lễ xá tội vong nhân và lễ phật bà liễu sinh. Chùa ngọc hoàng, còn có tên là phước hải tự là một trong ba ngôi chùa lớn do hoa kiều xây dựng tại TPHCM (bên cạnh chùa giác lâm và chùa giác viên). Hội tương tế triều châu quản trị toàn bộ những sinh hoạt và tài chính, trùng tu ngôi chùa này. Toàn thể ngôi chùa toạ lạc tại số 73 đường mai thị lựu ở vùng dakao. Những khách thập phương đến lễ bái chùa ngọc hoàng có thể đi vào chùa theo hướng của số 20 đường điện biên phủ vào. Hội đồng tín đồ phật giáo triều châu hiện nay lo việc quản lý và trách nhiệm với chính quyền ngôi chùa này sau khi được chính quyền địa phương trao lại. chế độ bán tự trị được tổ chức trong vòng hai năm gần lại đây. Như tên gọi, trọng tâm chính của ngôi chùa này là thờ phượng đức ngọc hoàng thượng đế và chư thánh trên thiên đình, dưới chín tầng địa ngục... Theo quan niệm của đạo lão là chính; sau đó mới giành một phần để thờ phật, nhất là hình tượng của đức phật bà quan thế âm. Chùa được xây cất lần đầu tiên vào năm 1909, nhưng sau đó thì trải qua nhiều cuộc trùng tu, xây dựng bổ túc thêm tiền đình và hậu tổ, mới có được cảnh quan như ngày hôm nay. Chùa có khả năng thu hút khách thập phương, không ngày nào là không cúng lễ hương khói trong vùng dakao. Trên tổng thể, những phần chính của chùa ngọc hoàng bố cục như sau: từ cửa chính đi vào bên trong, thoạt tiên có hai bàn thờ nhỏ bên ngoài; một bên thờ môn thần và bên kia thờ thổ thần. Đây là hai vị thần canh giữ ngôi chùa chống lại những tai kiếp từ nhiều phía đến, như quan niệm thờ cúng của người trung hoa. Một chiếc hộp phước sương lớn được đặt ngay nơi cúng bái để khách thập phương cúng lễ hương khói dễ dàng. Trước hết là bàn thờ của chư phật, từ ngoài vào trong thấy có: phật mẩu chuẩn đề, địa tạng vương bồ tát, đức phật di lặc, phật dược sư lưu ly quang vương và đức quan thế âm bồ tát. Đức thích ca mâu ni tại chùa này chỉ được thờ ở một góc của những vị phật kể trên, khác với cách bài trí của tất cả ngôi chùa khác. Vào trong thêm nữa là ba bàn thờ dùng để dâng hương hoa quả phẩm. Đi vào sâu cũng là chính điện là nơi thờ những vị phật và thần liên quan đến đến ngọc hoàng như tứ đại kim cang, đại vương minh quang, phật mẫu chuẩn đề, nam tào, bắc đẩu. Ngôi tượng ngọc hoàng ở phía giữa lớn nhất, uy nghiêm nhất và trang hoàng nhiều nhất. Hai hàng phướn rủ xuống hai bên tượng đức ngọc hoàng, có 22 hai hàng chữ vô lượng công đức và bên kia tam thế cứu nhân, như những ngôi thờ ngọc hoàng khác tại các ngôi miếu việt nam. Phần bên trái của chính điện có một phó điện để thờ những cô hồn uổng tử người hoa trên đường đi tìm những vùng đất để phát triển trong toàn vùng đông nam á châu. Quang cảnh nơi đây cũng khá trang nghiêm dùng trong những lúc lên đồng bóng. thành thử chính điện của căn này thờ đức thanh hoàng là chính yếu. Hai bên tượng thanh hoàng có tượng âm quan và thưởng thiện, phạt ác là những vị thần điều động mọi việc xử lý của đức thanh hoàng. Hai bên phía ngoài có 10 tượng khác trình bày 10 cảnh trí của điạ ngục mà người chết sẽ phải trải qua trước khi được đầu thai. Những hình ảnh được mô tả theo lối hiện thực và bình dân. Ra phía ngoài, có tượng của đức địa tạng vương bồ tát và đức quan âm nhưng lấy theo ý nghĩa của quan âm thị kính. Kim hoa thành mẫu, thường được tôn xưng là pháp chủ của nữ giới được đặt ở ngoài cùng và được thờ bái vô cùng trang nghiêm. Qua những hình thái trên đây, ta có thể thấy được những đường nét chính như sau: - Chủ yếu là thờ vị ngọc hoàng thượng đế của đạo lão và những vị thần chung quanh ngọc hoàng. - Mặt khác chùa cũng thờ nhiều phật bà quan thế âm dưới những thể hiện và xuất xứ khác nhau. - Những tượng phật kể cả đức phật thích ca chỉ là phụ, trong mục đích tạo thêm danh nghĩa là cảnh chùa. - Dân chúng thường xuyên đi lễ bái chùa này là người bình dân, xin xăm, cầu quẻ, mong sao có được những kết quả tốt trong những ngày tới. Qua những cách bố cục như thế, chùa ngọc hoàng là một hình thức cầu kiến, bốc phệ, mê tín dị đoan hơn là tu tâm dưỡng tánh. ___________ Văn hóa kiến trúc và thờ tự Về cách thờ tự, tuy chưa có quy cách chung trong việc bài trí nhưng mỗi ngôi chùa Hoa đều có nhiều điểm chung khá giống nhau. Chánh điện là nơi thờ Phật Thích Ca hay Phật A Di Đà, là nơi quan trọng nhất, nên thường được trang trí nhiều gam màu sặc sỡ. Nếu chùa xây cất nhiều tầng thì chánh điện thờ Phật nằm trên tầng cao nhất, kế tiếp là điện thờ Quán Thế Âm Bồ tát và tầng cuối thờ Địa Tạng Vương Bồ tát. Bàn thờ Tổ được đặt sau lưng chánh điện thờ Phật. Các pho tượng thờ thường được trưng bày trong lồng kính lớn để bảo đảm tinh khiết, không bám bụi. Ngoài các tượng thờ Phật, Bồ tát như các chùa Phật giáo Bắc tông của người Việt, chùa Hoa cũng thờ hai vị Hộ pháp Vi Đà và Già Lam thánh chúng, và tại nhà trù (nhà bếp) ở các chùa Hoa thường thờ vị Khẩn Na La Vương Bồ tát. Theo Phật Quang đại từ điển, tại nhà trù ở các 22 chùa Hoa khi xưa thường thờ vị Bồ tát Hồng Sơn Đại Thánh, nhưng từ đời Nguyên về sau, đại đa số chùa Hoa thờ Đại Thừa Khẩn Na La Vương Bồ tát, với ý niệm mong cầu được giám hộ. Một đặc điểm nữa ở các chùa Hoa là nơi thờ các vị cư sĩ có công lao đối với chùa, đó là Diên sanh đường. Gọi là Diên sanh đường vì đây là nơi chú nguyện hồi hướng phước báo cho các vị cư sĩ được sống lâu, khỏe mạnh và cũng mang ý nghĩa nhà chùa không quên công lao của các vị hộ đạo, vì Phật pháp mà góp công tạo dựng ngôi chùa. Đối với những Phật tử quá vãng, chùa Hoa thường đặt bài vị của họ nơi Công đức đường. Vào những ngày giỗ của người quá vãng hay những dịp Lễ Vu lan, Tết Nguyên đán…, thân nhân của người đã khuất đến Công đức đường thắp nhang, cúng viếng tưởng niệm. ____________ Hội quán, Đạo quán và chùa Phật giáo người Hoa ở Saigon. Người Hoa thờ đa thần, kết hợp giữa Phật giáo, Lão giáo, và tín ngưỡng dân gian. Trong những Hội quán của họ thờ rất nhiều vị thần. Họ thờ từ Đức Phật Như Lai, Phật Bà Quán Thế Âm, cho đến Ngọc Hoàng Thượng Đế, Bà Chúa Thai Sinh, Bà Thiên Hậu, Phật Bà Nam Hải, Quan Thánh Đế Quân, Ông Bổn, Thổ Thần, Thổ Địa, Thần Tài, cho đến Thày trò Đường tăng... Tuy nhiên phổ biến tên gọi dân gian của những Hội quán là chùa Ông, chùa Bà... - Ngôi chùa Ông lớn nhất của người Hoa ở Saigon (Miếu Quan Công - Nghĩa An hội quán): Như tất cả các ngôi chùa Tàu khác, tuy được gọi là chùa Ông, chùa Bà, nhưng bên trong thờ rất nhiều vị thần của người Hoa như Phúc Đức Chính Thần (Thổ Thần), Tài Bạch Tinh Quân (Thần Tài), Mã Đầu Tướng Quân tay cầm cương ngựa Xích Thố. Nơi Mã Đầu Tướng Quân và con ngựa Xích Thố này tôi hay thấy mấy chị phụ nữ sau khi cầu khẩn, lắc lắc cái chuông đeo nơi cổ Xích Thố, có khi còn chui qua bụng con ngựa. Chùa Ông nhưng cũng có thờ Bà Thiên Hậu, theo hầu là hai tiên nữ, và hai vị thần là Thiên Lý Nhãn và Thuận Phong Nhĩ... Là Chùa Ông, nên Quan Đế là vị thần được thờ chính, có câu hoành phi chữ Hán trong chính điện nêu lên công đức của ngài: Nghĩa khí trung tâm nguy nguy đế đức tham thiên địa/ An Lưi tá Hán hách hách thần uy quán cổ kim. (Nghĩa khí lòng trung đức ngài cao sánh trời đất/ Giúp Lưu (Lưu Bị) phò Hán uy thần lừng lẫy khắp xưa nay). - Ngôi chùa Bà lớn nhất (Miếu Thiên Hậu - Tuệ Thành hội quán): 22 7 miếu thờ Bà tại Saigon Do những thương nhân Trung Hoa đi thuyền buôn sang buôn bán. Khi đi biển họ thường van vái Thánh Mẫu phù hộ đi bình an, cho nên những thương nhân khi đến vùng này đã quyên góp tiền bạc xây nên ngôi miếu này, cũng là nơi dừng chân cho họ khi đến Saigon. Điện thờ chính trong miếu dành cho Bà Thiên Hậu. Bà tên thật là Lâm Mặc Nương, sống ở tỉnh Phúc Kiến vào thế kỷ thứ X. Theo truyền thuyết Bà là người hiếu thảo và có lòng thương người, hay giúp đỡ người khác. Bà rất thông minh, có tài tiên tri, chữa bệnh, trừ tà..., được nhiều người thương yêu. Bà mất năm 987 lúc 28 tuổi, được người dân lập miếu thờ. Trước khi vượt biển những thương nhân thường đến cầu xin Bà đi về bình yên. Cũng như những ngôi chùa Tàu khác, chùa Bà Thiên Hậu còn có những khám thờ Quan Thánh Đế Quân, Địa Tạng, Thần Tài, Thổ Địa, Long Mẫu Nương Nương, Kim Hoa Nương Nương... Cả đức Phật Thích Ca cùng Phật Bà Quán Thế Âm... - Ngôi chùa Phật giáo đầu tiên của người Hoa ở Saigon: Trong khi những Hội quán thờ Bà và thờ Ông với tín ngưỡng dân gian của người Hoa đã có từ rất lâu trước đó, thì chùa Phật giáo nơi người Hoa ở Saigon mãi đến gần giữa thế kỷ XX mới được xây dựng. Chùa Nam Phổ Đà là ngôi chùa Phật giáo của người Hoa được xây dựng đầu tiên ở Saigon vào năm 1945. Chánh điện của chùa có tượng Tam Tôn, thờ Di Đà, Quan Âm, Thế Chí. trong chùa còn thờ các vị Bồ tát của Phật giáo như Chuẩn Đề, Văn Thù, Phổ Hiền..., có cả khám thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế. Tại sân thiên tỉnh (giếng trời của ngôi chùa), có tháp cải táng của các hòa thượng người Phúc Kiến trước đây tu tại chùa Nam Phổ Đà. - Ngôi Đạo quán duy nhất của người Hoa ở Saigon (Đạo giáo - Khánh Vân Nam Viện): Chánh điện là Thái Thanh cung thờ Thái Thượng Lão Quân, phía sau chính điện là phòng thờ Phật Thích Ca. Tiền điện thờ Vương Đại Thiên Quân (vị Hộ pháp của Đạo giáo), bên phải thờ Phúc thần. Trung điện thờ Hoa Đà Giáo Chủ, Phật Bà Quán Thế Âm, Quan Công, Lữ Động Tân, Huỳnh Đại Tiên, có cả bài vị thờ Thổ Địa... ______________________ 1. BỐ CỤC KHÔNG GIAN – KẾT CẤU BAO CHE: Lối kiến trúc tam quan, cách điệu với cửa vào ở chính giữa và hai hành lang hai bên. 22 Tứ hợp viện: tiền điện, chánh điện, 2 dãy nahf dài tả vu hữu vu, tạo kt kín phía sau tiền điện là khoảng tống hoặc sân thiên tĩnh Điều làm nên sự đặc biệt cho ngôi chùa chính là được xây dựng toàn bằng vật liệu của Trung Quốc, từ viên gạch cho đến những tấm ngói. Phần kiến trúc chính giữa suốt cả chiều dọc ngôi chùa là nơi tôn nghiêm dành cho các hoạt động tín ngưỡng, ở giữa lòng của phần kiến trúc này có khoảng trống vừa để lấy ánh sáng, khí trời vừa làm lối thoát khói nhang. Dọc theo phần kiến trúc chính là hai lối đi phân cách, tạo sự thông thoáng để mọi người dễ dàng di chuyển vào những ngày đông người đến viếng. Sân trước hương ra trước, sân rộng, mở cổng giữa hoặc 2 bên ròa thưa thông ra phía trước là đường phố Hồ phóng sinh, tạo tổng thể phù hợp mong cầu kiết tường theo quan niệm phong thủy tạo mảng sơn thủy ở thành phố Nội thất và ngoại thất? Miếu dũ bằng gốm sứ Nguyên tắc chủ đạo chú trọng tủng tâm hơn ngoại biên, đăng đối, xem trọng tính đối xứng 22
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan