Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Đại cương Chế độ trợ giúp xã hội đối với hộ nghèo qua thực tiễn tại phường ngọc thụy, quận...

Tài liệu Chế độ trợ giúp xã hội đối với hộ nghèo qua thực tiễn tại phường ngọc thụy, quận long biên, thành phố hà nội

.PDF
85
1
76

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI --------------- LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH: LUẬT KINH TẾ CHẾ ĐỘ TRỢ GIÚP XÃ HỘI ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO QUA THỰC TIỄN TẠI PHƢỜNG NGỌC THỤY, QUẬN LONG BIÊN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI VŨ THỊ NHUNG Hà Nội – 2021 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI --------------- LUẬN VĂN THẠC SĨ CHẾ ĐỘ TRỢ GIÚP XÃ HỘI ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO QUA THỰC TIỄN TẠI PHƢỜNG NGỌC THỤY, QUẬN LONG BIÊN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI VŨ THỊ NHUNG Ngành: Luật kinh tế Mã số: 8380107 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN THỊ MAI LOAN Hà Nội - 2021 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu trong Luận văn này chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy, trung thực và rõ nguồn gốc./. Tác giả luận văn Vũ Thị Nhung i MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................................i MỤC LỤC ........................................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................... v DANH MỤC BẢNG BIỂU............................................................................................... vi DANH MỤC BIỂU ĐỒ....................................................................................................vii MỞ ĐẦU ..............................................................................................................................1 Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ CHẾ ĐỘ TRỢ GIÚP XÃ HỘI ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO ..........................................................8 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHẾ ĐỘ TRỢ GIÚP XÃ HỘI ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO .........................................................................................................................8 1.1.1.. Khái niệm nghèo ......................................................................................................8 1.1.2. Khái niệm hộ nghèo............................................................................................... 11 1.1.3. Khái niệm trợ giúp xã hội..................................................................................... 13 1.1.4. Khái niệm trợ giúp xã hội đối với hộ nghèo....................................................... 14 1.1.5. Đặc điểm của chế độ trợ giúp xã hội đối với hộ nghèo .................................... 15 1.1.6. Ý nghĩa của chế độ trợ giúp xã hội đối với hộ nghèo ....................................... 17 1.1.7. Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động trợ giúp xã hội đối với hộ nghèo.... 19 1.1.7.1. Yếu tố chính sách và pháp luật ảnh hưởng đến hoạt động trợ giúp xã hội đối với hộ nghèo ............................................................................................................... 19 1.1.7.2. Yếu tố cán bộ chính sách tại địa phương ảnh hưởng đến hoạt động trợ giúp đối với hộ nghèo ............................................................................................................... 20 ii 1.1.7.3. Yếu tố nhận thức của người nghèo ảnh hưởng hoạt động trợ giúp xã hội đối với người nghèo ................................................................................................................ 21 1.2. PHÁP LUẬT VỀ CHẾ ĐỘ TRỢ GIÚP XÃ HỘI ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO……………………………………………………………………..29 1.2.1. Nguyên tắc thực hiện chế độ trợ giúp xã hội đối với hộ nghèo………….. 29 1.2.2. Đối tượng hưởng và điều kiện hưởng ……………………………………..30 1.2.3. Hồ sơ thủ tục xác nhận hộ nghèo…………………………...……………… 24 1.2.4. Các chế độ trợ giúp xã hội cụ thể đối với hộ nghèo……………..………….25 1.2.5. Chế độ trợ giúp và mức hưởng trợ giúp xã hội đối với hộ nghèo …………31 1.2.4. Nguồn tài chính thực hiện chế độ trợ giúp xã hội đối với hộ nghèo……… 33 Kết luận chương 1 ............................................................................................................ 34 Chương 2. THỰC TRẠNG CHẾ ĐỘ TRỢ GIÚP XÃ HỘI ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO TẠI PHƯỜNG NGỌC THỤY, QUẬN LONG BIÊN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI .................... 36 2.1. Mô tả về phường Ngọc Thụy................................................................................... 36 2.2. Mô tả đặc điểm hộ nghèo tại phường Ngọc Thụy, quận Long Biên, thành phố Hà Nội ................................................................................................................................ 38 2.2.1. Tổng số hộ nghèo từ năm 2016 -2020 tại phường Ngọc Thuy......................... 38 2.2.2. Nhu cầu của người nghèo tại phường Ngọc Thụy............................................. 39 2.3.Thực trạng thực hiện chế độ trợ giúp xã hội đối với hộ nghèo tại phường Ngọc Thụy, quân Long Biên thành phố Hà Nội. .................................................................... 41 2.4. Đánh giá thực trạng hoạt động trợ giúp xã hội đối với hộ nghèo tại phường Ngọc Thụy, quận Long Biên, thành phố Hà Nội .......................................................... 42 Tiểu kết chương 2 ............................................................................................................. 47 iii Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRỢ GIÚP XÃ HỘI ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO TẠI PHƯỜNG NGỌC THỤY, QUẬN LONG BIÊN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI .......................................................................... 48 3.1. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về chế độ trợ giúp xã hội đối với hộ nghèo .................................................................................................................................. 48 3.2. Một số khuyến nghị nâng cao hiệu quả thực hiện hoạt động trợ giúp xã hội đối với hộ nghèo tại phường Ngọc Thụy, quận Long Biên, Thành Phố Hà Nội ............ 50 Kết luận chương 3 ............................................................................................................ 58 KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 59 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................... 61 Phụ lục 1. Bảng hỏi .......................................................................................................... 64 Phụ lục 2. Phiếu hỏi.......................................................................................................... 73 iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ASXH An sinh xã hội ILO Lao động quốc tế WHO Tổ chức thế giới HĐND Hội đồng nhân dân UBND Ủy ban nhân dân MTTQ Mặt trận Tổ quốc v DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.2.1: Bảng tổng hợp hộ nghèo tại phường Ngọc Thụy quận Long Biên qua các năm từ 2016 – 2020 ................................................................................................... 34 Bảng 2.2.2: Nhu cầu của người nghèo tại phường Ngọc Thụy .................................. 35 Bảng 2.4.1 : Tỷ lệ trả lời về việc thực thi chính sách xã hộ đối với hộ nghèo ở phường Ngọc Thụy........................................................................................................... 45 Bảng 2.4.2: Đánh giá suy nghĩ về hoạt động trợ giúp người nghèo hiện nay tại phường Ngọc Thụy........................................................................................................... 46 vi DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.4.1: Mức độ đánh giá của các hộ nghèo về chế độ hỗ trợ nhà ở tại phường Ngọc Thụy ......................................................................................................................... 42 Biểu đồ 2.4.2: Đánh giá của hộ nghèo về chế độ trợ giúp dạy nghề và tạo việc làm tại phường Ngọc Thụy. .................................................................................................... 43 Biểu đồ 2.4.3: Mức độ đánh giá của các hộ nghèo về chế độ hỗ trợ vay vốn tại phường Ngọc Thụy........................................................................................................... 44 vii MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đói nghèo là vấn đề đã và đang diễn ra khắp thế giới với các mức độ khác nhau, trở thành một thách thức lớn đối với sự phát triển của mỗi khu vực, mỗi quốc gia. Ngày nay, có khoảng ¼ dân số thế giới (tương đương 1,5 tỷ người) đang sống trong điều kiện cùng cực, nghèo khổ, không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu cơ bản. Hàng trăm triệu người đang sống quanh giới tuyến nghèo khổ. Một nửa dân số thế giới đang bị phân biệt đối xử, khước từ các cơ hội chỉ vì màu da, nghèo đói. Thiệt thòi lớn nhất là trẻ em, hàng trăm triệu trẻ em không được đến trường trong đó có 130 trẻ em ở độ tuổi tiểu học và 175 triệu trẻ em ở độ tuổi trung học cơ sở, hơn 1/3 số trẻ em trên thế giới bị suy dinh dưỡng. Vấn đề nghèo đói và không đảm bảo thu nhập ở các quốc gia có liên quan tới bất bình đẳng. Mức độ bất bình đẳng cao không những giảm tác động của tăng trưởng kinh tế đối với giảm nghèo, mà còn cản trở tăng trưởng kinh tế [28]. Ở nước ta sau hơn 20 năm đổi mới, nền kinh tế đang từng bước khởi sắc và đạt được những thành tựu to lớn, đời sống của nhân dân dần được cải thiện và nâng cao. Tuy nhiên, trước xu thế phát triển đi lên của xã hội đã hình thành một bộ phận dân cư giàu lên và một bộ phận dân cư rơi vào cảnh nghèo đói. Khoảng cách xã hội giữa các bộ phận dân cư nêu trên ngày một xa, ảnh hưởng lớn tới cơ hội phát triển của những người đang rơi vào hoàn cảnh khó khăn. Hiện nay, mức độ nghèo khổ của nước ta đang cao, đặc biệt là các khu vực miền núi, hải đảo, nông thôn. Ngọc Thụy là một phường thuộc quận Long Biên, thành phố Hà Nội, có địa bàn rộng 8889 ha được chia làm 26 Tổ dân phố với 10.1190 hộ và 32.513 nhân khẩu. Toàn phường có 22 hộ nghèo với 64 nhân khẩu, 11 hộ cận nghèo với 38 nhân khẩu vào đàu năm 2017. Cuối năm 2017, căn cứ vào mục tiêu, phương hướng và các giải pháp giảm nghèo, phường đã giúp 3 hộ (với 9 nhân khẩu thoát nghèo, giúp 2 hộ (với 8 nhân khẩu) thoát cận nghèo. Trải qua một thời gian tích cực thực hiện chủ trương, chính sách xóa đói giảm nghèo của Đảng và Nhà nước tỷ lệ nghèo của 1 phường Ngọc Thụy có giảm nhưng không triệt để. Hiện nay, phường Ngọc Thụy vẫn còn 8 hộ nghèo, 12 hộ cận nghèo và 24 cháu có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Do vây, tác giả quyết định chọn đề tài “Chế độ trợ giúp xã hội đối với hộ nghèo qua thực tiễn tại phường Ngọc Thụy, quận Long Biên, Thành phố Hà Nội” để nghiên cứu. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Nghèo đói là vấn đề toàn cầu với sự quan tâm của tất cả các quốc gia trên thế giới. Thực hiện tốt chế độ trợ giúp xã hội đối với các hộ nghèo trong đời sống xã hội là một trong những mục tiêu của hệ thống pháp luật an sinh xã hội mỗi quốc gia. Nghiên cứu về chế độ trợ giúp xã hội đối với hộ nghèo có thể kể đến một số công trình liên quan sau: - Pháp luật về trợ giúp xã hội từ thực tiễn quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh của tác giả Đỗ Hải năm 2018. Công trình đã đánh giá được hệ thống cơ sở lý luận về pháp luật trợ giúp xã hội đối nói chung trong đó có đối tượng hộ nghèo và đánh giá thực tiễn thực hiện chế độ trợ giúp xã hội tại địa bàn quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh và đưa ra một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về chế độ trợ giúp xã hội. - Thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách xã hội khác của tác giả Hoàng Thị Liên năm 2015. - Hệ thống giáo trình bài giảng của các cơ sở đào tạo chuyên luật như: Giáo trình luật an sinh xã hội của Trường Đại học Luật Hà Nội; giáo trình Luật an sinh xã hội của Trường Đại học mở Hà nội ở một góc độ nào đó đã cung cấp một bức tranh khái quát về hệ thống cơ sở pháp lý liên quan đến vấn đề trợ giúp xã hội đối với hộ nghèo. - Công tác xã hội và xóa đói giảm nghèo (nghiên cứu tại Umuebu – Nigeria): Tác giả Prof.Miu Chung Yan. Tác giả đã chỉ rõ vai trò và tiếng nói của nhân viên xã hội trong việc lập kế hoạch và thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo tại Nigeria. Nghiên cứu là cơ sở cho các nhà hoạch định chính sách ở Negeria, Ngân hàng thế giới và cộng đồng quốc tế về lợi ích của việc kết hợp quan điểm, tiếng nói 2 của các nhân viên xã hội trong việc lập kế hoạch và thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo. - Vai trò của quỹ tín dụng trong xóa đói giảm nghèo: RemenyiJoe, Benjamin Quinones đã chứng minh được mức thu nhập từ những hộ nhận được tín dụng nhỏ cao hơn những hộ không vay. Ở Indonesia, mức tăng thu nhập trung bình hằng năm của những hộ có vay tăng 12,9% so với mức tăng của nhóm đối chứng. Nghiên cứu ở Ấn Độ cũng tương tự như vậy, nhóm vay là 46% trong khi nhóm không vay chỉ 24%.... - Nghèo đói và xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam của tác giả Lê Xuân Bá và các đồng nghiệp. Nghiên cứu của nhóm tác giả đã chỉ ra nguyên nhân nghèo đói ở Quảng Bình, theo đó chúng ta có thể tiến hành ở các địa phương khác và có giải pháp cho từng vùng cụ thể. Đưa ra một số mô hình thoát nghèo bằng cách sử dụng thế mạnh của gia đình với sự trợ giúp của cộng đồng. - Định hướng tiếp cận giải quyết vấn đề nghèo đói ở nước ta của tác giả Nguyễn Hải Hữu. Tác giả khẳng định nghèo đói là vấn đề toàn cầu và một số chính sách hỗ trợ người nghèo chưa thực sự phù hợp đã ảnh hưởng đến hiệu quả của chương trình xóa đói giảm nghèo, từ đó tác giả nêu lên một số giải pháp để thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ xóa nghèo trong thực tiễn. - Vấn đề giảm nghèo trong nền kinh tế thi trường ở Việt Nam hiện nay của Trần Thị Hằng. Tác giả chỉ ra rằng: nguyên nhân của hộ nghèo đói là do không có kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh, thiếu vốn, đông con. Còn đối với vùng nghèo là do sức sản xuất yếu, chưa có thị trường hoặc hoạt động yếu. Đối với nước nghèo là do lực lượng sản xuất ở trình độ thấp. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đã đề cập nên trên tiếp cận vấn đề nghèo đói ở những khía cạnh, góc độ khác nhau. Mỗi một nghiên cứu sẽ là những tài liệu quý giá để tác giả kế thừa. Tuy nhiên, các nghiên cứu chưa đi sâu vào các chế độ trợ giúp người nghèo ở một địa bàn cụ thể. Do đó, tác giả lựa chọn nghiên cứu một địa bàn cụ thể đó là “Chế độ trợ giúp xã hội đối với hộ nghèo qua thực tiễn tại phường Ngọc Thụy, quận Long Biên, Thành Phố Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu. 3 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá thực trạng thực hiện chế độ trợ giúp xã hội đối với hộ nghèo qua thực tiễn phường Ngọc Thụy, quận Long Biên, luận văn hướng đến việc đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về chế độ trợ giúp xã hội đối với hộ ngheeof tại địa phương 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu đề tài tập trung vào nghiên cứu những vấn đề sau: - Nghiên cứu một số vấn đề lý luận và pháp luật về trợ giúp xã hội đối với hộ nghèo - Phân tích đánh giá thực trạng các quy định pháp luật về chế độ trợ giúp xã hội đối với hộ nghèo từ thực tiễn phường Ngọc Thụy, quận Long Biên, Thành phố Hà Nội, từ đó đánh giá kết quả đạt được trong tổ chức thực hiện, chỉ ra những mặt hạn chế và nguyên nhân của những mặt hạn chế trong việc thực hiện chế độ trợ giúp người nghèo tại phường Ngọc Thụy, quận Long Biên, Thành phố Hà Nội - Đề xuất những giải pháp và khuyến nghị góp nâng cao hiệu quả thực hiện chế độ trợ giúp xã hội đối với hộ nghèo tại phường Ngọc Thụy, quận Long Biên, Thành phố Hà Nội. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu Các quy định của pháp luật hiện hành về chế độ trợ giúp xã hội đối với hộ nghèo 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nộ dung: Luận văn tập trung nghiên các quy định pháp luật về chế độ trợ giúp xã hội đối với hộ nghèo tại phường Ngọc Thụy, quận Long Biên, thành phố Hà Nội. - Về không gian: Quận Long Biên, thành phố Hà Nội - Về thời gian: Từ 2016 -2020 4 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp phân tích tài liệu Trong đề tài này, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài nhằm tìm ra những vấn đề có liên quan đến đề tài nghiên cứu và xác định xem những vấn đề gì được giải quyết cùng những vấn đề gì chưa được giải quyết và tìm hiểu,thu thập các tài liệu cần thiết sau đó chắt lọc những thông tin cần thiết để từ đó phục vụ lợi ích cho đề tài của mình. 5.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Trong đề tài này, tác giả chọn phương pháp điều tra bằng bảng hỏi là phương pháp thu thập thông tin chính của đề tài. Khách thể nghiên cứu của đề tài chủ yếu là người dân nghèo trong địa bàn phường và các cán bộ đang thực hiện các chính sách đối với đối tượng nghèo. Do đó tác giả trực tiếp hỏi và tìm kiếm thông tin qua các phiếu hỏi thăm dò ý kiến đến với người dân nghèo và phỏng vấn sâu với các cán bộ làm chính sách trong địa bàn phường. Thực hiện khảo sát người dân thuộc diện hộ nghèo tại phường Ngọc Thụy, quận Long Biên, thành phố Hà Nội. 5.3. Phương pháp phỏng vấn sâu Tác giả đã sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu nhằm để bổ sung các thông tin định tính cho hệ thống các thông tin định lượng thu thập qua bảng hỏi. Các vấn đề trực tiếp thu nhận trong bảng hỏi sẽ được tác giả đưa vào trong các cuộc phỏng vấn sâu. Đồng thời phỏng vấn 3 cán bộ chính sách của Phường để thu thập thêm thông tin về các dịch vụ hoặc hoạt động trợ giúp người nghèo đang được triển khải tại địa bàn phường. Thông qua phỏng vấn sâu có cấu trúc và bán cấu trúc được kết hợp một cách chặt chẽ nhằm tìm kiếm và khai thác thông tin cho đề tài nghiên cứu. 5.4. Phương pháp quan sát Tác giả sử dụng phương pháp quan sát nhằm tìm hiểu các hoạt động, dịch vụ có lợi cho sự trợ giúp thực hiện các chế độ đối với người nghèo, ngoài ra có thể quan sát những sinh hoạt cũng như điều kiện kinh tế của các hộ gia đình. Qua đó phần nào sẽ đánh giá được hiệu quả hoạt động của chế độ trợ giúp xã hội đối với người nghèo. 5 5.5. Phương pháp xử lý số liệu SPSS. Ở đề tài này tác giả đã vận dụng phương pháp xủ lý số liệu để điều tra số liệu thực tế tại thời điểm điều tra nhằm tìm hiểu rõ, chính xác nhất về vấn đề. Trên cơ sở kết quả của việc điều tra bằng bảng hỏi, em đã thực hiện các kỹ năng như làm sạch phiếu hỏi, tổng hợp, mã hóa và xử lý số liệu trên phần mềm SPSS. Ngoài ra em còn dùng phương pháp thống kê toán học dùng để tiến hành thống kê, phân tích, so sánh các số liệu nghiên cứu nhằm mục đích phục vụ hiệu quả quá trình nghiên cứu và đảm bảo tính khoa học. Đối với đề tài đã lựa chọn, để khảo sát thông tin định lượng em tiến hành khảo sát với 70 người dân thuộc hộ nghèo của phường Ngọc Thụy. 6 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn - Thứ nhất, góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về chế độ trợ giúp xã hội đối với hộ nghèo - Thứ hai, đánh giá thực trạng chế độ trợ giúp xã hội đối với hộ nghèo tại địa bàn phường Ngọc Thụy, quận Long Biên, Thành phố Hà Nội, chỉ ra được những bất cập, hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế đó. - Thứ ba, đưa ra một số giải pháp và khuyến nghị nhằm góp phần hoàn thiện các quy định về chế độ trợ giúp xã hội đối với hộ nghèo, nâng cao hiệu quả thực hiện chế độ trợ giúp xã hội đối với hộ nghèo tại phường Ngọc Thụy, quận Long Biên, thành phố Hà Nội. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn chia thành 3 chương: Chương 1: Hệ thống hóa cơ sở lý luận về chế độ trợ giúp xã hội đối với hộ nghèo Chương 2: Thực trạng thực hiện chế độ trợ giúp xã hội đối với hộ nghèo tại phường Ngọc Thụy, quận Long Biên, Thành Phố Hà Nội. Chương 3: Một số giải pháp, khuyến nghị nâng cao hiệu quả thực hiện chế trợ giúp xã hội đối với hộ nghèo tại phường Ngọc Thụy, quận Long Biên, Thành Phố Hà Nội. KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 7 CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ CHẾ ĐỘ TRỢ GIÚP XÃ HỘI ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO 1.1. Những vấn đề lý luận về chế độ trợ giúp xã hội đối với hộ nghèo 1.1.1.. Khái niệm nghèo - Trên thế giới Hội nghị bàn về giảm nghèo đói ở khu vực Châu Á- Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức tại Băng Cốc tháng 9/1993 đã đưa ra khái niệm và định nghĩa về nghèo đói. Theo Hội nghị “Nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội và phong tục tập quán của các địa phương”. Có thể xem đây là định nghĩa chung nhất về nghèo đói, trong đó các tiêu chí và chuẩn mực đánh giá về nghèo đói còn để ngỏ về mặt lượng hóa, bởi nó chưa tính đến những khác biệt và độ chênh lệch giữa các vùng, các điều kiện lịch sử cụ thể quy định trình độ phát triển ở mỗi nơi. Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển xã hội tổ chức tại Copenhagen ở Đan Mạch năm 1995 đã đưa ra một số định nghĩa cụ thể hơn về nghèo đói như sau: “Người nghèo là tất cả những ai mà thu nhập thấp hơn dưới 1 USD mỗi ngày cho mỗi người, số tiền được coi như đủ để mua những sản phẩm thiết yếu để tồn tại”. Ngoài ra, cũng có quan niệm khác về nghèo đói mang tính kinh điển hơn, triết lý hơn của chuyên gia hàng đầu Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) - ông Abapia Sen, người được giải thưởng Nooben về kinh tế năm 1998, cho rằng “Nghèo đói là sự thiếu cơ hội lựa chọn tham gia vào quá trình phát triển của cộng đồng”. Xét cho cùng sự tồn tại của con người nói chung và người giàu, người nghèo nói riêng, cái khác nhau cơ bản để phân biệt họ chính là cơ hội lựa chọn của mỗi người trong cuộc sống, thông thường người giàu có cơ hội lựa chọn nhiều hơn, người nghèo có cơ hội lựa chọn ít hơn. Như vậy, nghèo đói được phản ánh ở 3 khía cạnh cơ bản: Người nghèo không được hưởng thụ những nhu cầu cơ bản ở mức tối thiểu dành cho con người; 8 họ có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng dân cư và thiếu cơ hội lựa chọn, tham gia trong quá trình phát triển cộng đồng. Có thể nhận dạng nghèo thông qua các dạng sau: Nghèo đói tuyệt đối: Là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và không thỏa mãn những nhu cầu cơ bản tối thiểu để duy trì cuộc sống của con người mà những nhu cầu này được thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội và phong tục tập quán của từng địa phương. Những người nghèo tuyệt đối là những người phải đấu tranh để sinh tồn với điều kiện thiếu thốn mọi mặt [28]. Nghèo tương đối: Là tình trạng một bộ phận dân cư sống dưới mức trung bình của cộng đồng ở một thời kỳ nhất định. Nghèo tương đối có thể xem như là việc cung cấp không đầy đủ các tiềm lực vật chất và phi vật chất cho những người thuộc về một số tầng lớp xã hội nhất định so với sự sung túc của xã hội đó. Chính vì lẽ đó mà nhiều nhà nghiên cứu cho rằng nghèo tuyệt đối có thể xóa được còn nghèo tương đối là hiện tượng thường có trong xã hội. Vấn đề đặt ra là làm thế nào rút ngắn khoảng cách chênh lệch giàu – nghèo và hạn chế sự phân hóa giàu – nghèo [28]. Nghèo theo tình trạng sống: Tình trạng sống có nghĩa là lưu ý đến những khía cạch khác nhau ngoài thu nhập khi định nghĩa “Nghèo con người” như cơ hội đào tạo, mức sống, quyền tự quyết, ổn định về luật lệ, khả năng ảnh hưởng đến những quyết định chính trị và nhiều khía cạnh khác nhau. Năm 1998, Amrtya Sen, người được giải Nobel kinh tế năm 1998 cho rằng: “Nghèo là sự thiếu hụt cơ hội lựa chọn tham gia vào quá trình phát triển cộng đồng”. Thực tế trong xã hội, những người giàu thường có cơ hội lựa chọn nhiều hơn so với người nghèo. Theo Tổ chức Liên hợp quốc (2008): "Nghèo là thiếu năng lực tối thiểu để tham gia hiệu quả vào các hoạt động xã hội. Nghèo có nghĩa là không có đủ ăn, đủ mặc, không được đi học, không được khám chữa bệnh, không có đất đai để trồng trọt hoặc không có nghề nghiệp để nuôi sống bản thân, không được tiếp cận tín dụng. Nghèo cũng có nghĩa là không an toàn, không có quyền, và bị loại trừ, dễ bị 9 bạo hành, phải sống trong các điều kiện rủi ro, không tiếp cận được nước sạch và công trình vệ sinh". Theo từ điển bách khoa toàn thư: Nghèo được mô tả là "Sự thiếu cơ hội để có thể sống một cuộc sống tương ứng với các tiêu chuẩn tối thiểu nhất định. Thước đo các tiêu chuẩn này và các nguyên nhân dẫn đến nghèo nàn thay đổi tùy theo địa phương và theo thời gian". Như vậy, có nhiều quan điểm về nghèo và tiếp cận nghèo ở những góc độ khác nhau nhưng đều thống nhất cho rằng nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư sống có mức sống thấp hơn so với thu nhập trung bình của cộng đồng dân cư. Theo đó, khái niệm nghèo được hiểu một cách khái quát và toàn diện như sau: Nghèo là tình trạng con người có mức sống thấp hơn so với mức thu nhập trung bình của cộng đồng, thiếu thốn cả về vật chất và tinh thần, thiếu cơ hội lựa chọn, tham gia phát triển cộng đồng cần sự trợ giúp của xã hội để vượt qua khó khăn, hòa nhập với cuộc sống. - Khái niệm nghèo ở Việt Nam Ở Việt Nam Nghèo: Là tình trạng một bộ phận dân cư chỉ có điều kiện thoả mãn một phần những nhu cầu tối thiểu cơ bản của cuộc sống và có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng xét trên mọi phương diện. Trong hoàn cảnh nghèo thì người nghèo và hộ nghèo cũng chỉ vẫn vật lộn với những mưu sinh hàng ngày và kinh tế vật chất, biểu hiện trực tiếp nhất ở bữa ăn. Họ không thể vươn tới các nhu cầu về văn hóa, tinh thần hoặc những nhu cầu này phải cắt giảm tới mức tối thiểu gần nhất, gần như không có. Điều này đặc biệt rõ ở nông thôn với hiện tượng trẻ em bỏ học, thất học, các hộ nông dân nghèo không có khả năng để hưởng thụ văn hóa, chữa bệnh khi ốm đau, không đủ hoặc không thể mua sắm thêm quần áo cho nhu cầu mặc, sửa chữa nhà cửa cho nhu cầu ở… Như vậy, nghèo là khái niệm chỉ tình trạng mà thu nhập thực tế của người dân chỉ dành hầu như toàn bộ cho nhu cầu ăn, thậm chí không đủ chi cho ăn hiểu theo ba khía cạnh chủ yếu sau: + Không được thụ hưởng những nhu cầu cơ bản ở mức độ tối thiểu dành cho 10 con người. + Có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng dân cư. + Thiếu cơ hội lựa chọn, tham gia vào quá trình phát triển của cộng đồng. Với cách hiểu nêu trên cho thấy định nghĩa về nghèo ở Việt Nam tương đồng với định nghĩa nghèo trên thế giới. 1.1.2. Khái niệm hộ nghèo Chuẩn nghèo do Ngân hàng Thế giới và Tổng cục Thống kê đưa ra để đánh giá đói nghèo dưới góc độ vĩ mô, dựa theo mức chi tiêu thông qua các cuộc điều tra mức sống dân cư. Có hai phương pháp để xác định mức chuẩn đói nghèo thông qua đường đói nghèo về lương thực và đường đói nghèo chung. - Đường đói nghèo về lương thực và thực phẩm là đường đói nghèo ở mức thấp nhất, được xác định theo chuẩn mà hầu hết các nước đang phát triển cũng như Tổ chức Thế giới (WHO) và các cơ quan khác đang xây dựng mức Kcalo tối thiểu cần thiết cho mỗi thể trạng con người, là chuẩn về nhu cầu 2.100 Kcal/người/ngày. Những người có mức chi tiêu dưới mức chi cần thiết để đạt được lượng Kcalo này gọi là nghèo về lương thực, thực phẩm. Theo Ngân hàng Thế giới, nếu một hộ gia đình có mức chi tiêu trung bình cho một người dưới 1.280.000 đồng/năm thì được coi là hộ nghèo về lương thực thực phẩm. - Đường đói nghèo chung, là đường đói nghèo ở mức cao hơn, bao gồm cả mặt hàng lương thực, thực phẩm và tính thêm chi phí cho các mặt hàng phi lương thực thực phẩm. Tính thêm những chi phí này với đường đói nghèo về lương thực, thực phẩm ta sẽ có đường đói nghèo chung. Với cách xác định như này, một hộ gia đình được coi là nghèo nếu chi tiêu trung bình theo đầu người dưới 1.787.000 đồng/năm. Bộ Lao động thương binh - xã hội cho rằng: chuẩn nghèo là thước đo nhằm xác định ai là người nghèo hoặc không nghèo để thực hiện các chính sách hỗ trợ. Hiện nay, Việt Nam đã áp dụng chuẩn nghèo đa chiều: đây là cách tiếp cận mới nhằm hạn chế việc bỏ sót những đối tượng tuy không nghèo về thu nhập nhưng lại nghèo về các chiều cạnh khác. Bởi nghèo không chỉ gắn liền với sự thiếu thốn 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan