Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Đại cương Chế độ hưu trí từ thực tiễn áp dụng tại quận long biên, thành phố hà nội ...

Tài liệu Chế độ hưu trí từ thực tiễn áp dụng tại quận long biên, thành phố hà nội

.PDF
86
1
102

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI --------------- LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH: LUẬT KINH TẾ CHẾ ĐỘ HƢU TRÍ TỪ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI QUẬN LONG BIÊN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI HOÀNG THỊ THU NGA Hà Nội – 2021 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI --------------- LUẬN VĂN THẠC SĨ CHẾ ĐỘ HƢU TRÍ TỪ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI QUẬN LONG BIÊN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI HOÀNG THỊ THU NGA Ngành: Luật kinh tế Mã số : 8380107 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN THỊ MAI LOAN Hà Nội - 2021 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu trong Luận văn này chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy, trung thực và rõ nguồn gốc./. Tác giả luận văn Hoàng Thị Thu Nga i MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................................i MỤC LỤC ........................................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................................. iv DANH MỤC BẢNG BIỂU................................................................................................ v MỞ ĐẦU ..............................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................................1 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài .................................................................2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................4 3.1. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................................4 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................................4 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .................................................................................5 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu ..................................................................................................5 4.2. Phạm vi nghiên cứu .....................................................................................................5 5. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................................5 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn ...........................................................................................6 7. Kết cấu của luận văn .......................................................................................................6 Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ CHẾ ĐỘ HƢU TRÍ .7 1.1. Những vấn đề lý luận về chế độ hƣu trí ....................................................................7 1.1.1.Khái niệm chế độ hƣu trí ..........................................................................................7 1.1.2. Đặc điểm của chế độ hƣu trí................................................................................ 13 1.1.3. Ý nghĩa của chế độ hƣu trí................................................................................... 16 1.1.4. Nguyên tắc chế độ hƣu trí..................................................................................... 17 1.2. Pháp luật về chế độ hƣu trí ...................................................................................... 22 1.2.1. Đối tƣợng tham gia của bảo hiểm hƣu trí .......................................................... 22 1.2.2. Điều kiện hƣởng chế độ hƣu trí ........................................................................... 24 1.2.3. Mức hƣởng, chế độ và hồ sơ, thủ tục hƣởng chế độ hƣu trí…………………………………………………………………………………...34 KẾT LUẬN CHƢƠNG1…………………………………………………………..36 ii Chƣơng 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ CHẾ ĐỘ HƢU TRÍ TỪ THỰC TIỄN QUẬN LONG BIÊN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI ..................................................................................................................................... 37 2.1. Thực trạng thực hiện các quy định của pháp luật về chế độ hƣu trí ............................ 37 2.1.1. Chế độ hƣu trí bắt buộc ......................................................................................... 37 2.1.2. Chế độ hƣu trí tự nguyện ...................................................................................... 51 2.1.3. Thủ tục hƣởng chế độ hƣu trí ............................................................................... 54 2.2.Thực tiễn thực hiện chế độ hƣu trí tại địa bàn quận Long Biên, Thành Phố Hà Nội ...................................................................................................................................... 56 2.2.1. Giới thiệu về cơ quan Bảo hiểm xã hội quận Long Biên.................................. 56 2.2.3. Một số hạn chế trong công tác giải quyết chế độ hƣu trí tại cơ quan bảo hiểm xã hội quận Long Biên ..................................................................................................... 64 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ............................................................................................... 66 CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CHẾ ĐỘ HƢU TRÍ VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ HƢU TRÍ TẠI QUẬN LONG BIÊN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI. ........................................................... 67 3.1. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về chế độ hƣu trí ..................................... 67 3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chế độ hƣu trí tại quận Long Biên, Thành Phố Hà Nội.................................................................................................. 72 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ................................................................................................ 75 KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 76 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................... 77 iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ASXH An sinh xã hội CĐHT Chế độ hƣu trí BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế BNTN Bảo hiểm thất nghiệp CNTT Công nghệ thông tin ILO Tổ chức Lao động quốc tế LĐTBXH Lao động – Thƣơng binh và Xã hội NLĐ Ngƣời lao động SDLĐ Sử dụng lao động TNLĐ,BNN Tai nạn lao động, Bệnh nghề nghiệp CNTT Công nghệ thông tin KCB Khám chữa bệnh iv DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ Bảng 2.1.1.1: Tỷ lệ hƣởng lƣơng hƣu của lao động nam và nữ [18] ......................... 43 Bảng 2.1.1.2. Số năm đóng BHXH trƣớc khi nghỉ hƣu để tính mức bình quân tiền lƣơng tháng đóng BHXH [18] ........................................................................................ 45 Bảng 2.1.1.3. Điều kiện về tuổi đời hƣởng chế độ hƣu trí do suy giảm KNLĐ từ 61% đến 80% [18] ............................................................................................................ 47 Bảng 2.2.2.1: Bảng số liệu tổng hợp số ngƣời tham BHXH, BHYT, BHTN (từ 2018- tám tháng đầu năm 2020) ..................................................................................... 62 Bảng 2.2.2.2: Kết quả thu BHXH, BHYT ( 2018- tám tháng đầu năm 2020) qua bảng sau: ............................................................................................................................ 63 Bảng 2.2.2.3: Giải quyết chế độ hƣu trí tại BHXH quận Long Biên từ năm 2018- 8 tháng đầu năm 2020 đƣợc thể hiện thông qua bảng số liệu sau: .................................... 64 Sơ đồ 1: Sơ đồ hệ thống bộ máy của BHXH quận Long Biên ................................... 58 v MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cùng với sự phát triển kinh tế, hệ thống an sinh xã hội (ASXH) cũng đang ngày một lớn mạnh và càng hoàn thiện hơn, đặc biệt là các chính sách về bảo hiểm xã hội (BHXH); bảo hiểm y tế (BHYT). Các chính sách an sinh xã hội đặc biệt là BHXH có vai trò vô cùng quan trọng đối với lao động đến tuổi nghỉ hƣu. Ở Việt Nam, chế độ hƣu trí luôn có vị trí quan trọng đặc biệt đối với ngƣời tham gia Bảo hiểm xã hội. Nó góp phần ổn định đời sống của những ngƣời lao động hết tuổi lao động- đến tuổi nghỉ hƣu đƣợc hƣởng một khoản tiền thƣờng đƣợc gọi là lƣơng hƣu để ổn định cuộc sống. Tuy nhiên trên thực tế, pháp luật về an sinh xã hội nói chung và về chế độ hƣu trí nói riêng chƣa thực sự đáp ứng đƣợc đầy đủ các nguyện vọng của ngƣời dân. Nhiều ngƣời chƣa hiểu đúng về việc đóng BHXH trong đó có bảo hiểm hƣu trí. Nhận thấy đƣợc những bất cập này, Đảng và Nhà nƣớc ta vẫn luôn cố gắng xây dựng và hoàn thiện chế độ hƣu trí để phù hợp hơn với thời kì đổi mới, luôn tự đặt ra các yêu cầu thực hiện Bảo hiểm xã hội đối với ngƣời về hƣu nhƣ thế nào là đạt đƣợc hiệu quả cao nhất. Có thể thấy đây là một vấn đề không chỉ đƣợc Nhà nƣớc chú trọng mà còn đƣợc sự quan tâm lớn từ phía ngƣời dân, ảnh hƣởng trực tiếp đến quyền lợi của ngƣời dân nói chung và ngƣời lao động nói riêng. Bắt nhịp cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc, chính sách BHXH nói chung và chế độ hƣu trí nói riêng đã từng bƣớc đƣợc hoàn thiện, ngày càng đồng bộ dần khẳng định và phát huy vai trò là một trụ cột chính của hệ thống ASXH. Đặc biệt sự ra đời của Luật BHXH năm 2014 với nhiều điểm mới, tiến bộ hơn so với các quy định trƣớc đó.Tuy nhiên, qua triển khai thực hiện, một số nội dung về chế độ hƣu trí đƣợc quy định trong Luật cũng đã bộc lộ bất cập hạn chế, chƣa tạo đƣợc sự đồng thuận cao của xã hội nhƣ: Việc mở rộng đối tƣợng tham gia vào hệ thống BHXH còn dƣới mức tiềm năng, độ bao phủ BHXH tăng chậm; tình trạng trốn đóng, nợ đọng BHXH chậm đƣợc khắc phục ảnh hƣởng đến quyền lợi 1 NLĐ; lƣơng hƣu của một số nhóm đối tƣợng thấp hơn mức tiền lƣơng cơ sở, khoảng cách giữa ngƣời có mức lƣơng hƣu thấp nhất và cao nhất quá xa, còn có sự phân biệt trong cách tính lƣơng hƣu của khu vực trong và ngoài nhà nƣớc; số ngƣời hƣởng BHXH một lần tăng nhanh; quỹ hƣu trí và tử tuất có nguy cơ mất cân đối trong dài hạn. Việc đánh giá khách quan, toàn diện về chế độ hƣu trí ở nƣớc ta hiện nay, tìm ra những bất cập, hạn chế trong thực tiễn triển khai, từ đó đề xuất những giải pháp góp phần hoàn thiện chính sách trong dài hạn, ổn định dƣ luận xã hội, tạo lòng tin trong nhân dân đang là mối quan tâm rất lớn của các cơ quan xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách BHXH. Tại địa bàn quận Long trong thời điểm Bộ luật Lao động đang có những thay đổi về độ tuổi nghỉ hƣu. Bên cạnh đó thực tiễn nợ đọng quỹ bảo hiểm xã hội tại cơ quan bảo hiểm xã hội quận Long Biên đang là một rào cản đối với việc thực hiện chế độ hƣu trí làm cho công tác giải quyết chế độ hƣu trí tại quận Long Biên gặp những khó khăn, trở ngại nhất định. Từ những phân tích trên, tác giả quyết định chọn đề tài “Chế độ hưu trí từ thực tiễn áp dụng tai quận Long Biên, Thành phố Hà Nội” để nghiên cứu. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Các chế độ về BHXH trong đó có chế độ BHHT đƣợc nhiều ngƣời quan tâm, nghiên cứu: - Đề án nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Khảo sát sự hài lòng của ngƣời về hƣu đối với chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế một số tỉnh, thành phố” do Tiến sĩ Phạm Đình Thành, Viện khoa học BHXH Việt Nam làm chủ nhiệm năm 2011. Công trình nghiên cứu giúp các nhà hoạch định chính sách nắm bắt kịp thời tâm tƣ, nguyện vọng của ngƣời nghỉ hƣu, đồng thời đánh giá đƣợc những ƣu điểm và hạn chế của các quy định hiện hành về thực hiện giải quyết chế độ, chính sách bảo hiểm. Từ đó, có thể đƣa ra những giải pháp hoàn thiện, sửa đổi các quy địnhvề chính sách phù hợp với đối tƣợng nghỉ hƣu, đảm bảo tốt quyền lợi an sinh mà nhà nƣớc đã quy định cho họ. 2 - Đề án nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Thực trạng và giải pháp phòng chống lạm dụng quỹ bảo hiểm xã hội” do Thạc sỹ Điều Bá Đƣợc, Trƣởng ban thực hiện chính sách BHXH, BHXH Việt Nam làm chủ nhiệm (năm 2012). Đề án đã đánh giá đƣợc thực trạng công tác tổ chức thực hiện chính sách BHXH hiện nay. Từ phân tích những thực trạng đó tìm ra các giải pháp phòng chống lạm dụng quỹ BHXH nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, tổ chức thực hiện chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật. - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành: “Thực trạng đời sống của ngƣời nghỉ hƣu, những giải pháp về cung cấp dịch vụ xã hội nhằm cải thiện đời sống vật chất, tinh thần ngƣời nghỉ hƣu” do Tiến sĩ Phạm Đình Thành, Viện khoa học BHXH Việt Nam làm chủ nhiệm năm 2013. Đề tài đã nêu rõ các cơ sở pháp lý về ngƣời cao tuổi, ngƣời nghỉ hƣu, vai trò của các hệ thống dịch vụ đối với ngƣời cao tuổi, ngƣời nghỉ hƣu cũng nhƣ nhu cầu của ngƣời cao tuổi, ngƣời nghỉ hƣu đối với các hệ thống cung cấp dịch vụ. Qua sự phân tích, đánh giá, tác giả đã nhóm các nhu cầu cơ bản của ngƣời cao tuổi và nghỉ hƣu chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực: việc làm, chăm sóc sức khỏe…Từ đó, tác giả đã đƣa ra những giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển dịch vụ xã hội để chăm sóc, cải thiện đời sống cho đối tƣợng là ngƣời nghỉ hƣu ở Việt Nam. - Đề án nghiên cứu khoa học cấp Bộ do “Chế độ hƣu trí, tử tuất theo quy định của Luật BHXH – Thực trạng và kiến nghị hoàn thiện” do Hoàng Thị Kim Dung, Phó trƣởng ban thực hiện chính sách BHXH, BHXH Việt Nam làm chủ nhiệm năm 2014. Đề án đã phân tích thực tiễn áp dụng giải quyết chế độ hƣu trí tử tuất còn tồn tại những bất cập, chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế. Từ đó, đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách về thực hiện và giải quyết chế độ bảo hiểm cho đối tƣợng là ngƣời nghỉ hƣu trong thời gian tới. - Đề án cải cách chính sách BHXH do Chính phủ giao Bộ LĐTBXH chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và các chuyên gia xây dựng trình Hội nghị Trung ƣơng 7, khóa XII tháng 5/2018 với nhiều điểm mới, tiến bộ mang tính đột phá, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc nhƣ: Diện bao phủ về đối tƣợng rộng, theo hƣớng xây dựng BHXH đa tầng, điều chỉnh tuổi nghỉ hƣu để đối phó với 3 tình trạng già hóa dân số, rút ngắn điều kiện tham gia BHXH để hƣởng lƣơng hƣu, thu hẹp khoảng cách chênh lệch lƣơng hƣu giữa các nhóm đối tƣợng hƣởng…Đề án đã đƣợc Hội nghị Trung ƣơng 7, khóa XII thông qua bằng việc ban hành nghị quyết số 28- NQ/TW. - Hệ thống giáo trình, bài giảng của một số khoa chuyên ngành Bảo hiểm trƣờng nhƣ: Đại Học Kinh Tế Quốc Dân, Đại Học Thƣơng Mại, Đại Học Lao Động –Xã Hội. Các công trình đã phân tích đặc điểm, vai trò của Bảo hiểm hƣu trí. Phân tích đối tƣợng hƣởng và điều kiện hƣởng chế độ hƣu trí theo quy định của pháp luật hiện hành. Nhìn chung, mỗi một công trình đều nghiên cứu về chế độ hƣu trí ở những góc độ khác nhau trong cuộc sống. Kết quả của các công trình là cơ sở để tác giả kế thừa và tiếp tục nghiên cứu. Hiện tại, chƣa có công trình nào nghiên cứu cụ thể về chế độ hƣu trí tại địa bàn quận Long Biên, Thành Phố Hà Nội cho nên tác giả lựa chọn đề tài “Chế độ hƣu trí từ thực tiễn áp dụng tại Quận Long Biên, Thành Phố Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu - Nghiên cứu của đề tài nhằm làm rõ những vấn đề lý luận về nội dung, vai trò của chế độ hƣu trí. - Đánh giá việc thực hiện các quy định của pháp luật về chế độ hƣu trí trên địa bàn quận Long Biên, Thành Phố Hà Nội. - Từ đó chỉ ra những điểm hoàn thiện, chƣa hoàn thiện để đƣa ra những giải pháp kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn các quy định về chế độ hƣu trí ở nƣớc ta hiện nay từ những thực tế áp dụng trên địa bàn quận Long Biên, Thành Phố Hà Nội. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài tập trung vào nghiên cứu những vấn đề sau: - Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về CĐHT - Nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành về chế độ CĐHT từ thực tiễn áp dụng tại quận Long Biên, Thành Phố Hà Nội từ đó đánh giá kết quả đạt đƣợc 4 trong tổ chức thực hiện, chỉ ra những mặt hạn chế và nguyên nhân của những mặt hạn chế trong việc thực hiện CĐHT tại quận Long Biên. - Đề xuất những giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật cũng nhƣ nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về CĐHT tại quận Long Biên, Thành phố Hà Nội. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu Các quy định của pháp luật hiện hành về chế độ hƣu trí từ thực tiễn áp tại địa bàn quận Long Biên, Thành Phố Hà Nội. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu chế độ hƣu trí dƣới góc độ pháp lý nhƣ: chế độ hƣu trí bắt buộc và chế độ hƣu trí tự nguyện (Đối tƣợng tham gia; điều kiện hƣởng, mức hƣởng và hồ sơ, thủ tục hƣởng). Luận văn không nghiên cứu chế độ hƣu trí bổ sung và giải quyết tranh chấp về hƣu trí. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu và giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu, đề tài sử dụng các phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, phƣơng pháp hệ thống, phƣơng pháp so sánh, phƣơng pháp lịch sử cụ thể, phƣơng pháp chuyên gia, phƣơng pháp thống kê, phƣơng pháp nghiên cứu dữ liệu thứ cấp, phƣơng pháp nghiên cứu trƣờng hợp điển hình. - Phƣơng pháp hệ thống, phân tích dữ liệu thứ cấp, phân tích và tổng hợp, thống kê: Thông qua phƣơng pháp này, các thông tin đơn lẻ sẽ đƣợc tổng hợp, hệ thống hóa và xâu chuỗi thành các nhóm vấn đề; đƣợc phân tích, khái quát hóa để xây dựng khung phân tích theo yêu cầu của đề tài. Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng ở cả 3 chƣơng. - Phƣơng pháp nghiên cứu luật học so sánh: Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để so sánh các khái niệm, quy định pháp luật và các nội dung khác theo yêu cầu của đề tài luận văn. Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng chủ yếu trong chƣơng 1 và chƣơng 2. - Phƣơng pháp thống kê: từ các số liệu thống kê về thực trạng thực hiện pháp luật về chế độ hƣu trí trên địa bàn quận Long Biên, của Bảo hiểm xã hội Hà Nội cung cấp, luận văn phân tích, đánh giá hiệu lực, hiệu quả, tính khả thi của các quy 5 định pháp luật liên quan đến chế độ hƣu trí trên địa bàn quận Long Biên hiện nay. Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng chủ yếu trong chƣơng 1 và chƣơng 2. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn - Thứ nhất, góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về chế độ hƣu trí - Thứ hai, đánh giá thực trạng chế độ hƣu trí từ thực tiễn thực hiện tại địa bàn quận Long Biên, Thành phố Hà Nội, chỉ ra đƣợc những bất cập, hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế đó. - Thứ ba, đƣa ra một số giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về chế độ hƣu trí tại địa bàn quận Long Biên, thành phố Hà Nội. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn chia thành 3 chƣơng: Chƣơng 1: Những vấn đề lý luận và pháp luật về chế độ hƣu trí Chƣơng 2: Thực trạng thực hiện các quy định của pháp luật về chế độ hƣu trí từ thực tiễn quận Long Biên, Thành phố Hà Nội Chƣơng 3: Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về chế độ hƣu trí và nâng cao hiệu quả thực hiện chế độ hƣu trí tại quận Long Biên, thành phố Hà Nội 6 Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ CHẾ ĐỘ HƢU TRÍ 1.1. Những vấn đề lý luận về chế độ hƣu trí 1.1.1. Khái niệm chế độ hưu trí Để làm rõ nội hàm khái niệm chế độ hƣu trí cần làm rõ khái niệm hƣu trí là gì? Chế độ hƣu trí là gì? - Khái niệm hƣu trí Con ngƣời muốn tồn tại và phát triển phải tham gia lao động. Quá trình lao động con ngƣời sẽ tạo ra của cải vật chất nuôi sống bản thân mình và gia đình, đồng thời góp phần vào sự thúc đẩy phát triển nền kinh tế của xã hội. Bản thân mỗi con ngƣời ai cũng phải trải qua những giai đoạn khác nhau trong quá trình lao động. Mỗi một giai đoạn đều gắn liền với dấu mốc về độ tuổi của từng ngƣời.Tuổi còn trẻ khả năng lao động của chúng ta sẽ gấp nhiều lần so với khi về già. Khối lƣợng công việc cũng nhƣ hiệu quả công việc khi chúng ta thực hiện khi còn trẻ sẽ không thể so sánh với khối lƣợng công việc và năng suất công việc khi chúng ta đã hết tuổi lao động bởi khi hết tuổi lao động, ngƣời lao động (NLĐ) sẽ giảm sút khả năng lao động do sức khỏe kém thậm chí không còn khả năng lao động. Trong những hoàn cảnh nhƣ vậy NLĐ sẽ phải phụ thuộc vào con cháu hoặc sống nhờ vào những khoản tiền tiết kiệm do tích góp mà có. Tuy nhiên, không phải ai cũng có những khoản tích góp riêng khi về già. Mặt khác, khi về già nhu cầu về cuộc sống lại tăng lên do nhu cầu về chăm sóc sức khỏe bởi ốm đau, bệnh tật…Chính vì lẽ đó cần có chế độ để giúp đỡ, hỗ trợ đối với những ngƣời lao động đã hết độ tuổi lao động. Chế độ đó thƣờng đƣợc gọi là chế độ hƣu trí. Nhƣ vậy, bản chất của hƣu trí là tên gọi dùng để chỉ những đối tƣợng đã hết tuổi lao động, không tham gia lao động chính nữa. Hay nói cách khác, hƣu trí là đối tƣợng đã về hƣu hoặc nghỉ hƣu theo chế độ và đƣợc hƣởng các chế độ của bảo hiểm. Khái niệm về hƣu trí đƣợc hiểu dựa trên hai tiêu chí cơ bản: sức lao động của ngƣời lao động và điều kiện kinh tế xã hội của quốc gia. 7 - Chế độ hƣu trí Chế độ hƣu trí là một trong những nội dung của BHHT liên quan trực tiếp đến quyền lợi của ngƣời lao động tham gia bảo hiểm xã hội với mục đích bảo đảm đảm bảo thu nhập cho ngƣời lao động khi già yếu, hết tuổi lao động hoặc không còn tham gia quan hệ lao động nữa. Xét ở khía cạnh nhân quyền thì quyền hƣởng hƣu trí là quyền của công dân, của ngƣời lao động. Điều này đã đƣợc ghi nhận tại Điều 9 Công ƣớc quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hoá năm 1966 của Liên Hợp Quốc "Các quốc gia thành viên Công ƣớc này thừa nhận quyền của mọi ngƣời đƣợc hƣởng an sinh xã hội, kể cả bảo hiểm xã hội”. Điều 25 Phần IV Công ƣớc số 102 năm 1952 của ILO quy định những quy phạm tối thiểu về an sinh xã hội cũng nhấn mạnh: "Mọi nƣớc thành viên chịu hiệu lực của Phần này trong Công ƣớc phải đảm bảo cho những ngƣời đƣợc bảo vệ đƣợc nhận trợ cấp tuổi già theo những điều của Công ƣớc”. Công ƣớc số 102 năm 1952 đƣợc coi là một trong những văn bản pháp luật cơ bản nhất đƣa ra những quy phạm tối thiểu về BHXH mà một quốc gia tùy thuộc điều kiện kinh tế chính trị - xã hội của mình mà dựa vào đó để xây dựng văn bản pháp luật về BHXH của nƣớc mình. Công ƣớc 102 quy định 9 chế độ BHXH sau: Chăm sóc y tế, trợ cấp ốm đau; trợ cấp thai sản; trợ cấp tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp; trợ cấp tàn tật, mất sức lao động; trợ cấp tuổi già (hƣu trí); trợ cấp tử tuất; trợ cấp thất nghiệp và trợ cấp gia đình. Theo quy định của ILO trong Công ƣớc 102, để đảm bảo mức tối thiểu về an sinh xã hội thì các nƣớc thành viên cần lựa chọn ít nhất là ba trong chín chế độ bảo hiểm xã hội, trong đó có khuyến nghị các nƣớc thành viên phải thực hiện bảo hiểm hƣu trí bắt buộc. Điều này chứng tỏ, chế độ hƣu trí luôn đƣợc ILO, Chính phủ các nƣớc cũng nhƣ ngƣời lao động hết sức quan tâm. Ở Việt Nam, chế độ hƣu trí là một trong những chế độ bảo hiểm xã hội đƣợc Nhà nƣớc hết sức quan tâm, luôn có sự sửa đổi bổ sung và hoàn thiện cho phù hợp với thực tế đƣợc ghi nhận trong Luật Bảo hiểm (Luật BHXH số 71/2006/QH11 đƣợc Quốc hội thông qua ngày 29/06/2006; Luật BHXH số 58/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung và thay thế Luật BHXH số 71/2006/QH11 và hệ thống các văn bản dƣới 8 luật có liên quan). Ngƣời lao động tham gia bảo hiểm xã hội, khi hết tuổi lao động hoặc không còn tham gia quan hệ lao động nữa đƣợc hƣởng chế độ bảo hiểm hƣu trí một lần hoặc hàng tháng theo quy định của pháp luật. Đây là khoản trợ cấp nhằm đảm bảo thu nhập và đời sống cho ngƣời về hƣu, thay thế cho khoản tiền lƣơng trƣớc đây mà họ có đƣợc khi còn đang tham gia quan hệ lao động. Có thể thấy rằng ở Việt Nam, chế độ hƣu trí là bộ phận quan trọng của hệ thống an sinh xã hội, là một trong những chế độ BHXH đƣợc Nhà nƣớc hết sức quan tâm. Chế độ bảo hiểm hƣu trí là công cụ quan trọng để Nhà nƣớc phòng ngừa, hạn chế, khắc phục rủi ro cho mọi thành viên trong xã hội. Chế độ hƣu trí luôn có sự sửa đổi, bổ sung hoàn thiện cho phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội trong từng giai đoạn phát triển khác nhau. Ngƣời lao động tham gia bảo hiểm xã hội, khi hết tuổi lao động hoặc không còn tham gia quan hệ lao động nữa đƣợc hƣởng chế độ bảo hiểm hƣu trí một lần hoặc hàng tháng theo quy định của pháp luật. Đây là khoản trợ cấp nhằm đảm bảo thu nhập và đời sống cho ngƣời về hƣu, thay thế cho khoản tiền lƣơng trƣớc đây mà họ có đƣợc khi còn đang tham gia quan hệ lao động. Hiểu rõ khái niệm hƣu trí, chế độ hƣu trí sẽ giúp chúng ta hiểu sâu đƣợc bản chất của hƣu trí . Chế độ hƣu trí (CĐHT) là một trong các chế độ của Bảo hiểm xã hội (BHXH).Từ sau cuộc cách mạng công nghiệp, hệ thống các chế độ BHXH đã có những cơ sở để hình thành và phát triển. Trong hoạt động sản xuất, trƣớc những rủi ro của cuộc sống (già yếu, ốm đau, tai nạn lao động) đã buộc NLĐ tìm cách khắc phục bằng những hành động tƣơng thân, tƣơng ái (lập các quỹ tƣơng tế, các hội công đoàn…) đồng thời họ đòi hỏi giới chủ và Nhà nƣớc phải có trợ giúp đảm bảo cuộc sống cho họ khi gặp những rủi ro đó. Năm 1850, một số bang của nƣớc Đức lần đầu tiên thành lập quỹ hỗ trợ nỗi đau. Năm 1883, họ tiếp tục ban hành Luật BHYT và bảo hiểm tai nạn lao động sau đó là đạo luật về hƣu trí với sự đóng góp của cả 3 bên (NLĐ, chủ SDLĐ, nhà nƣớc) nhằm bảo vệ NLĐ trong các trƣờng hợp rủi ro”[22] 9 Kinh nghiệm về BHXH của Đức sau đó đƣợc nhiều nƣớc trên thế giới học hỏi. Các chế độ BHXH bắt buộc đầu tiên đƣợc thực hiện là bảo hiểm ốm đau, BHYT, bảo hiểm tai nạn lao động và BHHT. Sau đó khi hệ thống BHXH đƣợc nhân rộng, các nƣớc mới mở rộng thêm các chế độ bảo hiểm khác nhƣ tuất, thất nghiệp, bệnh nghề nghiệp, mất sức lao động. Tháng 6 năm 1952, ILO đã thông qua công ƣớc số 102 về Quy phạm tối thiểu về an toàn xã hội, trong đó đƣa ra hệ thống các chế độ BHXH bao gồm các chế độ: Chăm sóc y tế, trợ cấp ốm đau, trợ cấp thất ngiệp, trợ cấp tuổi già (hƣu bổng), trợ cấp TNLĐ, BNN, trợ cấp gia đình, trợ cấp sinh đẻ, trợ cấp tàn tật, trợ cấp tiền tuấtvà khuyến nghị các nƣớc thành viên ít nhất phải thực hiện đƣợc 3 chế độ, trong đó ít nhất phải có một trong 5 chế độ: trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp tuổi già, trợ cấp TNLĐ- BNN, trợ cấp tàn tật và trợ cấp tiền tuất. Nhƣ vậy, BHHT luôn đƣợc ILO, Chính phủ các nƣớc cũng nhƣ NLĐ quan tâm. Tại Điều 25, Điều 26 Công ƣớc 102 quy định: Mọi Nƣớc thành viên chịu hiệu lực của Phần này trong Công ƣớc phải đảm bảo cho những ngƣời đƣợc bảo vệ đƣợc nhận trợ cấp tuổi già ( hƣu bổng) theo những Điều sau đây của Phần này; Trƣờng hợp bảo vệ là tình trạng sống lâu hơn một độ tuổi đƣợc quy định; Độ tuổi quy định không đƣợc quá 65. Tuy nhiên, các cơ quan có thẩm quyền có thể ấn định một độ tuổi cao hơn, xét theo khả năng làm việc của những ngƣời cao tuổi trong nƣớc đó. Nhƣ vậy, CĐHT luôn đƣợc ILO, Chính phủ các nƣớc cũng nhƣ NLĐ quan tâm. Đất nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa ngay khi dành đƣợc chính quyền cũng đã quan tâm đến các chế độ BHXH, trong đó có chế độ hƣu trí thể hiện trong các điều khoản của Sắc lệnh số 54/SL ngày 03/11/1945, Sắc lệnh số 76/SL ngày 20/5/1950. Do hoàn cảnh chiến tranh kéo dài, nền kinh tế còn nghèo nàn nên chính sách BHXH ban hành trong thời kỳ này nói chung và chế độ hƣu trí nói riêng còn rất hạn chế. Sau hòa bình lặp lại, Chính phủ đã ban hành điều lệ BHXH tạm thời kèm theo Nghị định số 218/CP ngày 27/12/1961 về BHXH cho công nhân viên 10 chức nhà nƣớc. Tiếp đến ngày 18/9/1985 cùng với việc cải tiến chế độ tiền lƣơng, Hội đồng bộ trƣởng đã ban hành Nghị định số 236/HĐBT sửa đổi, bổ sung các quy định về cách quy đổi thời gian công tác cũng nhƣ trong quy định lại cách tính lƣơng hƣu.Tuy nhiên chính sách BHXH nói chung và chế độ hƣu trí nói riêng thực sự có những thay đổi căn bản khi Quốc hội thông qua Bộ luật Lao động (có hiệu lực từ 01/01/1995). Trên cơ sở quy định của Bộ luật Lao động, Chính phủ đã ban hành Điều lệ BHXH kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995 và Nghị định số 45/CP ngày 15/7/1995, đồng thời có điều chỉnh các quy định về chế độ chính sách BHXH trong đó có chế độ hƣu trí cho phù hợp. Ngày 29/6/2006, Quốc hội thông qua Luật BHXH. Việc luật hóa chế độ chính sách BHXH nói chung, chế độ hƣu trí nói riêng tạo cơ sở pháp lý để nâng cao hiệu quả thực thi chế độ, chính sách BHXH, bổ sung các quy địnhmới phù hợp với quá trình chuyển đổi của nền kinh tế theo cơ chế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, bảo đảm ASXH và hội nhập quốc tế. Các quy định của Luật BHXH về chế độ hƣu trí cơ bản đƣợc kế thừa từ các quy định trƣớc đây và có đổi mới, đặc biệt là việc bổ sung loại hình BHXH tự nguyện tạo điều kiện cho ngƣời dân tham gia và thụ hƣởng chế độ hƣu trí khi về già, đảm bảo ASXH lâu dài.Tại kỳ họp thứ 8, ngày 20/11/2014, Quốc hội khóa XIII thông qua Luật BHXH 2014. Việc sửa đổi Luật BHXH đã cơ bản đáp ứng mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện pháp luật về BHXH nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển hệ thống ASXH phù hợp nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế trong tình hình mới, khắc phục những hạn chế trong chính sách, pháp luật BHXH hiện hành và tháo gỡ những khó khăn, bất cập trong tổ chức thực hiện, tiến tới BHXH cho mọi NLĐ. Vì vậy, Luật BHXH 2014 có thêm nhiều quy định mới, đặc biệt là chế độ hƣu trí nhƣ về điều kiện nghỉ hƣu, công thức tính lƣơng hƣu, mức bình quân tiền lƣơng tháng đóng BHXH để tính lƣơng hƣu, trợ cấp một lần, điều chỉnh lƣơng hƣu, trợ cấp một lần khi nghỉ hƣu. Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về CĐHT trong hệ thống chính sách BHXH: 11 - Có quan điểm cho rằng “CĐHT là việc Nhà nƣớc điều chỉnh bằng pháp luật tạo nguồn tài chính nhằm bảo đảm cuộc sống, nghỉ ngơi, đƣợc chăm lo sức khỏe cho ngƣời lao động tham gia bảo hiểm khi suy giảm khả năng lao động bởi tuổi tác, già yếu theo tâm, sinh lý lao động chung của đại đa số ngƣời lao động ở một quốc gia cụ thể”[27] - Có quan điểm cho rằng “CĐHT đƣợc hiểu là chế độ bảo hiểm xã hội đảm bảo thu nhập cho ngƣời hết tuổi lao động hoặc không còn tham gia quan hệ lao động nữa. Dƣới góc độ pháp luật, bảo hiểm hƣu trí là tổng hợp các quy định pháp luật về điều kiện và mức hƣởng lƣơng hƣu cho những ngƣời tham gia bảo hiểm xã hội khi đã hết tuổi lao động không còn tham gia quan hệ lao động”[23]. - Cũng có quan điểm cho rằng “Chế độ hƣu trí đƣợc hiểu là chế độ bảo hiểm xã hội đảm bảo thu nhập cho ngƣời hết tuổi lao động hoặc không còn tham gia quan hệ lao động nữa. Dƣới góc độ pháp luật, chế độ bảo hiểm hƣu trí là tổng hợp các quy phạm pháp luật quy định về các điều kiện và mức trợ cấp cho những ngƣời tham gia BHXH, khi đã hết tuổi lao động hoặc không còn tham gia quan hệ lao động”[24]. Mỗi một quan điểm về CĐHT nêu trên đều thể hiện những đặc điểm cơ bản thể hiện bản chất của BHHT. Cho dù cách tiếp cận khác nhau nhƣng đều thống nhất một quan điểm: CĐHT là chế độ BHXH áp dụng đối với NLĐ đã hết tuổi lao động hoặc không còn tham gia quan hệ lao động nữa nhằm đảm bảo thu nhập và đời sống cho ngƣời về hƣu. Nhƣ vậy, khái niệm về CĐHT có thể đƣợc hiểu một cách toàn diện nhƣ sau: CĐHT là một trong các chế độ của BHXH nhằm đảm bảo thu nhập cho ngƣời lao động tham gia BHXH khi hết tuổi lao động hoặc không còn tham gia quan hệ lao động. Dƣới góc độ pháp luật, CĐHT là tổng hợp các quy định pháp luật về điều kiện và mức hƣởng lƣơng hƣu cho những ngƣời tham gia bảo hiểm xã hội khi đã hết tuổi lao động hoặc không còn tham gia quan hệ lao động. 12 1.1.2. Đặc điểm của chế độ hưu trí CĐHT là một trong các chế độ của bảo hiểm xã hội bảo vệ quyền lợi cho NLĐ khi NLĐ nghỉ hƣu. Nghĩa là, CĐHT là bảo hiểm cho NLĐ khi không còn tham gia quan hệ lao động. NLĐ khi tham gia BHXH có quyền đƣợc hƣởng chế độ trợ cấp BHXH nhƣng phải đáp ứng đủ điều kiện hƣởng bảo hiểm hƣu trí theo quy định của pháp luật về tuổi đời và số năm đóng bảo hiểm. Nội dung của bảo hiểm hƣu trí đƣợc quy định trong Luật và các văn bản có liên quan. Đối tƣợng áp dụng BHHT là ngƣời đã đến tuổi nghỉ hƣu; đƣợc thực hiện song hành cùng bảo hiểm y tế; chế độ hƣu trí đƣợc thể hiện dƣới nhiều dạng: BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện và bảo hiểm hƣu trí bổ sung. BHHT bắt buộc là hình thức bảo hiểm mà NLĐ và chủ SDLĐ phải tham gia và hàng tháng cùng đóng vào quỹ hƣu trí theo mức quy định để NLĐ hƣởng lƣơng hƣu. Khi đủ điều kiện về tuổi và thời gian đóng BHXH, NLĐ đƣợc nghỉ hƣu. Trong một số trƣờng hợp vì điều kiện, môi trƣờng làm việc, tính chất đặc thù công việc, NLĐ đƣợc nghỉ hƣu sớm hơn từ 01-05 tuổi. NLĐ cũng có quyền đƣợc nghỉ hƣu sớm khi bị suy giảm khả năng lao động ở một mức độ nhất định phù hợp với quy định của pháp luật. BHHT tự nguyện là hình thức bảo hiểm mà NLĐ tự nguyện tham gia và đƣợc lựa chọn mức đóng, phƣơng thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nƣớc có chính sách hỗ trợ tiền đóng BHXH để ngƣời tham gia hƣởng chế độ hƣu trí. Cũng giống nhƣ loại hình BHHT bắt buộc, khi đủ điều kiện về tuổi đời và thời gian đóng BHXH thì NLĐ đƣợc nghỉ hƣu. Tuy nhiên, NLĐ tham gia loại hình BHHT tự nguyện không đƣợc nghỉ hƣu sớm do điều kiện lao động, tính chất công việc hoặc bị suy giảm khả năng lao động. Hiện nay hầu hết các nƣớc trên thế giới đều quy định về hai hình thức BHHT, mục đích là để cho mọi NLĐ trong xã hội đều có điều kiện tham gia BHXH, hƣởng lƣơng hƣu khi về già, đảm bảo cuộc sống cho bản thân. Chế độ hƣu trí có các đặc điểm chung cụ thể nhƣ sau: Tài chính thực hiện chế độ hƣu trí hình thành bởi sự đóng góp của ngƣời tham gia và có thể có sự đóng góp bổ sung hoặc trợ cấp của Nhà nƣớc. Trợ cấp hƣu 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan