Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Chất lượng đội ngũ viên chức phân hiệu trường đại học nội vụ hà nội tại thành ph...

Tài liệu Chất lượng đội ngũ viên chức phân hiệu trường đại học nội vụ hà nội tại thành phố hồ chí minh (luận văn thạc sỹ định hướng ứng dụng quản lý công)

.PDF
28
1
121

Mô tả:

BỘ NỘI VỤ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI NGUYỄN THỊ KIM OANH CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ VIÊN CHỨC PHÂN HIỆU TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI TẠI TP. HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ CÔNG Thành phố Hồ Chí Minh, 01/2022 BỘ NỘI VỤ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI NGUYỄN THỊ KIM OANH CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ VIÊN CHỨC PHÂN HIỆU TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI TẠI TP. HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ CÔNG Mã số: 8340403 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Quốc Sửu Thành phố Hồ Chí Minh, 01/2022 3 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập được coi là đội ngũ then chốt đóng vai trò quyết định cho sự vận hành và phát triển của một đơn vị. Đại hội XIII của Đảng đã nhấn mạnh đến vấn đề phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao: “Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế. Phát triển đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành; chú trọng đội ngũ nhân lực kỹ thuật, nhân lực số, nhân lực quản trị công nghệ, nhân lực quản lý, quản trị doanh nghiệp; nhân lực quản lý xã hội và tổ chức cuộc sống, chăm sóc con người” - Văn kiện đại hội toàn quốc lần thứ XIII, Nxb CTQGST, tập 1, tr. 231. Định hướng: “ưu tiên nguồn nhân lực cho công tác lãnh đạo, quản lý và các lĩnh vực then chốt trên cơ sở nâng cao, tạo bước chuyển biến căn bản, mạnh mẽ, toàn diện về chất lượng giáo dục, đào tạo gắn với cơ chế tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ người tài; đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng và phát triển khoa học công nghệ; khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, ý chí phấn đấu vươn lên, phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” - Văn kiện đại hội toàn quốc lần thứ XIII, Nxb CTQGST, tập 1, tr. 54. Trải qua quá trình hình thành và phát triển, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội được thành lập năm 2011 với chức năng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực có trình độ đại học và sau đại học trong công tác Nội vụ và các ngành nghề có liên quan. Với mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho người học tại khu vực Nam bộ và Tây Nguyên tham gia học tập, góp phần đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho bộ máy chính quyền địa phương và cho nhu cầu xã hội. Ngày 27 tháng 12 năm 2018, Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo đã ký quyết định số 5600/QĐ-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thành lập Phân hiệu Trường Đại 4 học Nội vụ Hà Nội tại Thành phố Hồ Chí Minh. Việc thành lập Phân hiệu Trường Đại học Nội vụ Hà Nội tại thành phố Hồ Chí Minh có ý nghĩa rất quan trọng để nhà trường có đủ cơ sở pháp lý trong việc tổ chức hoạt động, đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho ngành nội vụ, nền công vụ khu vực phía Nam. Khi thành lập, Phân hiệu tại thành phố Hồ Chí Minh có hơn 100 viên chức và người lao động trong đó hơn 90 người là viên chức. Trường Đại học Nội vụ Hà Nội nói chung và Phân hiệu Trường Đại học Nội vụ Hà Nội tại Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng đang có những cơ chế phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức giỏi, đúng ngành nghề đào tạo. Là một viên chức đang làm việc trong Phân hiệu trường Đại học Nội vụ Hà Nội tại thành phố Hồ Chí Minh (sau đây được viết tắt là Phân hiệu), với mong muốn nghiên cứu về chất lượng đội ngũ viên chức của Phân hiệu nhằm đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế, khó khăn, vướng mắc cũng như nguyên nhân của thực trạng, từ đó đề xuất phương hướng và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức của Phân hiệu góp phần xây dựng đội ngũ viên chức vững mạnh, chất lượng cao trong thời gian tới. Với lý do trên nên tác giả mạnh dạn chọn đề tài: “Chất lượng đội ngũ viên chức Phân hiệu Trường Đại học Nội vụ Hà Nội tại Thành phố Hồ Chí Minh” cho đề tài luận văn thạc sĩ Quản lý công của mình. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài; Trong phần này đề tài nêu một số luận văn thạc sỹ, bài viết trên tạp chí … về chất lượng viên chức ở một số đơn vị sự nghiệp công lập. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu; 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở hệ thống lý luận, tác giả đánh giá thực trạng chất lượng viên chức tại Phân Hiệu và đề xuất quan điểm nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức; 5 từ đó đề xuất giải pháp khắc phục các hạn chế và tăng cường các ưu điểm về chất lượng đội ngũ viên chức Phân hiệu Trường Đại học Nội vụ Hà Nội tại Thành phố Hồ Chí Minh. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên, tác giả xác định 3 nhiệm vụ: Hệ thống hóa lý luận về vấn đề chất lượng đội ngũ viên chức tại Phân hiệu Trường Đại học Nội vụ Hà Nội tại Thành phố Hồ Chí Minh Đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ viên chức Phân hiệu Trường Đại học Nội vụ Hà Nội tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức Phân hiệu Trường Đại học Nội vụ Hà Nội tại Thành phố Hồ Chí Minh. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là chất lượng đội ngũ viên chức Phân hiệu Trường Đại học Nội vụ Hà Nội tại Thành phố Hồ Chí Minh. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nội dung: Nghiên cứu chất lượng đội ngũ viên chức Phân hiệu Trường Đại học Nội vụ Hà Nội tại Thành phố Hồ Chí Minh Phạm vi không gian: Phân hiệu Trường Đại học Nội vụ Hà Nội tại Thành phố Hồ Chí Minh. Phạm vi thời gian: Từ năm 2017 đến 2020 5. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở phương pháp luận Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, pháp Luật Nhà nước về đổi mới căn bản, toàn 6 diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, hội nhập quốc tế và thực hiện đổi mới cơ chế nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức trong Trường Đại học. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: Phương pháp điều tra xã hội học: Thông qua phương pháp này tác giả có thêm cơ sở để đánh giá chất lượng đội ngũ viên chức tại Phân hiệu một cách khách quan hơn. Tác giả thực hiện phiếu khảo sát online ngẫu nhiên đối với sinh viên chính quy đào tạo tại Phân hiệu các khóa học từ năm 2018 đến năm 2020. Kết quả thu được 330 câu trả lời từ sinh viên. Công việc phục vụ cho mục đích khảo sát thông qua phiếu điều tra xã hội học bằng hình thức online được nhóm tác giả thực hiện, xử lý vào tháng 11/2020. Phương pháp phân tích, tổng hợp: là sự phân chia cái chung, cái toàn bộ thành các phần, các bộ phân khác nhau nhằm nghiên cứu sâu các sự vật, hiện tượng để làm rõ bản chất, đặc trưng của từng vấn đề. Còn phương pháp tổng hợp là quá trình ngược với quá trình phân tích, nhưng lại hỗ trợ cho quá trình phân tích để tìm ra cái chung cái khái quát, nó liên kết các yếu tố đã được phân tích lại với nhau tìm ra mối liên hệ cơ bản của chúng nhằm nhận thức sự vật trong một chỉnh thể thống nhất. Phương pháp thống kê: Cho phép thu nhận được những thông tin khách quan về số liệu, các yếu tố cấu thành chất lượng đội ngũ viên chức tại Phân hiệu. Phương pháp so sánh: Tác giả so sánh số liệu giữa các năm để làm cơ sở cho việc phân tích chất lượng đội ngũ viên chức tại Phân hiệu giai đoạn 2017 - 2020. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài; Về mặt lý luận: 7 Luận văn làm rõ thêm cơ sở lý luận về việc chất lượng đội ngũ viên chức trong bối cảnh mới hiện nay. Về mặt thực tiễn: Phân tích, đánh giá chất lượng đội ngũ viên chức tại Phân hiệu. Rút ra những kinh nghiệm và bài học thực tiễn của chất lượng đội ngũ viên chức Phân hiệu. Đề xuất những giải pháp cụ thể nhằm góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức Phân hiệu. 7. Bố cục của luận văn; Ngoài phần mở đầu, kết luận, Luận văn bao gồm 3 chương: Chương 1. Những vấn đề lý luận về đội ngũ viên chức Trường Đại học. Chương 2. Thực trạng đội ngũ viên chức Phân hiệu Trường Đại học Nội vụ Hà Nội tại thành phố Hồ Chí Minh. Chương 3. Quan điểm và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức Phân hiệu Trường Đại học Nội vụ Hà Nội tại thành phố Hồ Chí Minh. 8 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐỘI NGŨ VIÊN CHỨC TRƯỜNG ĐẠI HỌC 1.1. Khái niệm đội ngũ viên chức ở Trường Đại học Trong phần này căn cứ Luật Viên chức năm 2010 đề tài trình bày định nghĩa cơ bản về Viên chức là gì và những điều kiện thỏa mãn yêu cầu của một viên chức. 1.1.2. Khái niệm chất lượng đội ngũ viên chức Theo Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học định nghĩa “Chất lượng là cái làm nên phẩm chất, giá trị của một con người, một sự vật, sự việc” [45, tr.144]. Chất lượng của cá nhân được hiểu là tổng hợp những phẩm chất nhất định về sức khỏe, trí tuệ khoa học, chuyên môn nghề nghiệp, phẩm chất đạo đức, ý chí, niềm tin, năng lực; luôn gắn bó với tập thể, cộng đồng. 1.1.3. Vị trí, vai trò của chất lượng đội ngũ viên chức Vị trí, vai trò của viên chức trong trường Đại học được thể hiện qua việc trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia đào tạo nguồn lực con người, lực lượng lao động chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, góp phần nâng cao dân trí, phát triển nhân tài cho đất nước; nâng cao tiềm lực khoa học công nghệ quốc gia thông qua hoạt động nghiên cứu khoa học, triển khai các kết quả nghiên cứu đó vào đời sống; xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; xây dựng, phát triển kinh tế đất nước. Chất lượng đội ngũ viên chức tại trường Đại học là nhiệm vụ quan trọng để đáp ứng nhu cầu phát triển của cơ sở đào tạo nói riêng và của ngành giáo dục nói chung. Đó là mục tiêu, là nhiệm vụ hết sức cấp bách trong thời kỳ đổi mới chương trình giáo dục đại học. Xây dựng đội ngũ viên chức có trình độ đạt chuẩn 9 và trên chuẩn đồng thời không ngừng đào tạo, bồi dưỡng và tự bồi dưỡng để nâng cao phẩm chất, đạo đức, cũng như trình độ chuyên môn nghiệp vụ. 1.2. Tiêu chí và phương pháp đánh giá đội ngũ viên chức 1.2.1. Tiêu chí đánh giá đội ngũ viên chức 1.2.1.1. Tiêu chí về số lượng, cơ cấu tổ chức bộ máy - Tiêu chí về số lượng. Viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập đòi hỏi phải có số lượng, chất lượng và cơ cấu hợp lý so với yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra. Tính hợp lý được biểu hiện ở sự tinh giảm mức tối ưu, đảm bảo gọn nhẹ, hoạt động có hiệu quả, trong đó mỗi viên chức phát huy được hết sở trường, năng lực của mình, có thể thực hiện tốt công việc được giao. - Tiêu chí về Cơ cấu tổ chức bộ máy và cơ chế quản lý Một cơ cấu tổ chức bộ máy cồng kềnh, một đội ngũ viên chức quá đông, không đảm bảo chất lượng sẽ gây ra sự trì trệ trong công việc, trong điều hành, gây ra sự dư thừa, lãng phí nhân lực, không tạo được môi trường và động cơ làm việc cho viên chức. Cơ cấu tổ chức bộ máy các đơn vị sự nghiệp công lập hợp lý ảnh hưởng tích cực đến chất lượng viên chức trong các đơn vị, tạo nên tính năng động, sáng tạo và hiệu quả trong hoạt động. Trường Đại học công lập phát triển cần một bộ máy hợp lý và một cơ chế quản lý phù hợp để thực thi hiệu quả mục tiêu phát triển của đơn vị, đồng thời tạo môi trường và động cơ phấn đấu, làm việc cho viên chức. 1.2.1.2. Tiêu chí về chất lượng viên chức - Trình độ của viên chức 10 Trình độ của người viên chức bao gồm 3 mặt chủ yếu: Trình độ học vấn; trình độ chính trị; trình độ chuyên môn. - Phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức của viên chức + Chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; thi hành nhiệm vụ theo đúng quy định của pháp luật. Không ngừng học tập, rèn luyện nâng cao trình độ lý luận chính trị để vận dụng vào hoạt động giảng dạy, giáo dục và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. + Có ý thức tổ chức kỷ luật, chấp hành nghiêm sự điều động, phân công của tổ chức; có ý thức tập thể, phấn đấu vì lợi ích chung. + Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, tích cực tham gia các hoạt động chính trị, xã hội. - Kỹ năng nghề nghiệp, năng lực công tác của viên chức + Tâm huyết với nghề nghiệp, có ý thức giữ gìn danh dự, lương tâm nhà giáo; có tinh thần đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ đồng nghiệp trong cuộc sống và trong công tác; có lòng nhân ái, bao dung, độ lượng, đối xử hòa nhã với người học, đồng nghiệp; sẵn sàng giúp đỡ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng + Năng lực của viên chức là tổng hợp những yếu tố tạo nên khả năng cá nhân cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ của người viên chức. Năng lực của người viên chức bao gồm hai mặt chủ yếu: Năng lực trí tuệ và năng lực chuyên môn. - Kết quả thực hiện công việc Chất lượng viên chức trong Trường Đại học có vai trò quyết định trong việc đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo dục. Do vậy, việc phát triển chất lượng viên chức được coi là giải pháp đột phá trong việc nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực. - Thái độ, ý thức trong thực thi công vụ, sự hài lòng của công dân 11 Thái độ đạo đức của người viên chức do ý thức đạo đức quy định, biểu hiện ra bên ngoài là sự yêu hay ghét, ủng hộ hay phê phán đối với cái: thiện, ác, đẹp, xấu, tiến bộ, lạc hậu…; là đúng mực, nghiêm túc hay không nghiêm túc với công việc, nghề nghiệp, với đồng chí, đồng nghiệp, gia đình, bạn bè và quần chúng nhân dân… Hành vi đạo đức của người viên chức là những hành động, lời nói, việc làm liên quan đến phạm trù đạo đức, có tính nêu gương, giáo dục đạo đức đối với bản thân, gia đình, đồng chí, đồng nghiệp và nhân dân. 1.2.3. Phương pháp đánh giá viên chức Đánh giá viên chức được dựa trên các quy định về nghĩa vụ và trách nhiệm của viên chức tại Luật Viên chức. Cụ thể căn cứ vào: Vị trí công việc, yêu cầu và trách nhiệm cơ quan, đơn vị phân công rõ ràng, cụ thể cho người viên chức; sản phẩm công tác cụ thể của mỗi một chức danh, một người viên chức trong thời gian đánh giá (tháng, năm). 1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ viên chức 1.3.1. Yếu tố về pháp luật * Chế độ, chính sách đối với viên chức: Chế độ, chính sách đối với viên chức chính là hệ thống các quy định do nhà nước đặt ra. Chế độ, chính sách đối với viên chức là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng viên chức. Trong đó quan trọng nhất là các chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đào tạo, các chính sách về việc làm, thất nghiệp, các chính sách về an toàn lao động và nâng cao sức khỏe người lao động ... Qua các chính sách đó, Nhà nước nhằm thực hiện mục tiêu về vấn đề phát triển bền vững con người. * Thị trường lao động bên ngoài: Điều kiện về thị trường lao động bên ngoài có ảnh hưởng rất lớn đến công tác tuyển dụng viên chức. Thị trường lao 12 động được thể hiện qua cung và cầu lao động. Khi cung lao động lớn hơn cầu lao động thì việc tuyển dụng viên chức là thuận lợi và ngược lại. * Khen thưởng: Tại Khoản 2, Điều 3, Luật Thi đua khen thưởng số15/200 3/QH11 ngày 26/11/2003 quy định: “Khen thưởng là việc ghi nhận, biểu dương, tôn vinh công trạng và khuyến khích bằng lợi ích vật chất đối với cá nhân, tập thể có thành tích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” * Kỷ luật: Kỷ luật là việc xử lý viên chức mắc sai phạm trong quá trình thi hành nhiệm vụ, thực hiện quy chế làm việc, chất lượng công việc được giao; là yếu tố không thể thiếu trong việc duy trì nề nếp làm việc, kỷ cương trật tự xã hội. Do đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 27/2021/NĐ-CP ngày 06 tháng 04 năm 2012 của Chính phủ Quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức. 1.3.2. Yếu tố về quản lý viên chức 1.3.2.1. Đào tạo, bồi dưỡng viên chức Chúng ta đang lao động trong thời kỳ công nghệ 4.0 như hiện nay, con người luôn phải tiếp xúc với những kiến thức về xã hội, về kỹ thuật máy móc, những kiến thức này lại không ngừng phát triển. Nên hệ thống giáo dục của tất cả các quốc gia đều tập trung vào nhiệm vụ nâng cao chất lượng nguồn đào tạo. Vậy để tăng hiểu biết cho người lao động, giúp người lao động cập nhật kiến thức, kỹ năng mới thì việc đào tạo, bồi dưỡng và phát triển cho họ là những việc làm vô cùng cần thiết. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng: Nội dung đào tạo, bồi dưỡng ở trong nước đó là lý luận chính trị; chuyên môn, nghiệp vụ; kiến thức pháp luật; kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước và quản lý chuyên ngành; tin học, ngoại ngữ, tiếng dân tộc. 13 Nội dung bồi dưỡng ở ngoài nước: kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng quản lý hành chính nhà nước và quản lý chuyên ngành; kiến thức, kinh nghiệm hội nhập quốc tế. Hình thức tổ chức đào tạo, bồi dưỡng: Tập trung; Bán tập trung; Vừa làm Vừa học; Từ xa; online…. 1.3.2.2. Tuyển dụng và sử dụng viên chức Tuyển dụng viên chức tại trường Đại học là một hoạt động công, do cơ quan, tổ chức và người có thẩm quyền thực hiện và chịu sự điều chỉnh của các quy phạm pháp luật thuộc ngành. Thông qua tuyển dụng để tạo nguồn viên chức Đại học đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, tổ chức. Việc tuyển dụng viên chức Đại học phải căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế được giao. Trong quá trình xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức đại học việc bố trí, sử dụng đúng viên chức luôn là vấn đề được đặc biệt quan tâm và có thể nói đây là một trong những nhân tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức Đại học. Việc sắp xếp đúng chỗ, đúng việc sẽ tạo điều kiện phát huy tinh thần hăng say làm việc, phát huy được năng lực, sở trường, rèn luyện kỹ năng thành thạo công việc, khuyến khích tinh thần học tập và rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn, góp phần đảm bảo cho việc hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị. Do đó, công tác phân công, bố trí viên chức có ảnh hưởng rất lớn đối với chất lượng của viên chức Đại học. 1.3.2.3. Công tác đánh giá, kiểm tra, giám sát đối với viên chức Sau khi Luật cán bộ, công chức và Luật viên chức sửa đổi, bổ sung được ban hành ngày 25/11/2019 có hiệu lực từ ngày 01/7/2020, thì việc quy định về đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức đã có sự thay đổi rất lớn. Từ nguyên tắc 14 đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức đến các tiêu chí để đánh giá, xếp loại đã có sự chuyển biến tích cực. Nghị định 90/2020/NĐ-CP ban hành ngày 13/8/2020 quy định về việc đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức (dưới đây xin gọi tắt là Nghị định 90/2020/NĐ-CP) nhằm cụ thể hóa Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức năm 2019, nguyên tắc đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức được quy định tại Điều 3: “1. Bảo đảm khách quan, công bằng, chính xác; không nể nang, trù dập, thiên vị, hình thức; bảo đảm đúng thẩm quyền quản lý, đánh giá cán bộ, công chức, viên chức. 2. Việc đánh giá, xếp loại chất lượng phải căn cứ vào chức trách, nhiệm vụ được giao và kết quả thực hiện nhiệm vụ, thể hiện thông qua công việc, sản phẩm cụ thể; đối với cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý phải gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, phụ trách. 3. Cán bộ, công chức, viên chức có thời gian công tác trong năm chưa đủ 06 tháng thì không thực hiện việc đánh giá, xếp loại chất lượng nhưng vẫn phải kiểm điểm thời gian công tác trong năm, trừ trường hợp nghỉ chế độ thai sản. Cán bộ, công chức, viên chức nghỉ không tham gia công tác theo quy định của pháp luật trong năm từ 03 tháng đến dưới 06 tháng thì vẫn thực hiện đánh giá nhưng không xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên. Cán bộ, công chức, viên chức nghỉ chế độ thai sản theo quy định của pháp luật thì kết quả xếp loại chất lượng trong năm là kết quả xếp loại chất lượng của thời gian làm việc thực tế của năm đó. 4.Kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức theo quy định tại Nghị định này được sử dụng làm cơ sở để liên thông trong đánh giá, xếp loại chất lượng đảng viên.” 15 1.3.2.5. Môi trường làm việc và điều kiện làm việc Môi trường làm việc và điều kiện làm việc là một trong những yếu tố quan trọng giúp cho viên chức thể hiện năng lực, sức sáng tạo và tinh thần làm việc của mình, tạo động lực làm việc rất lớn cho viên chức, giúp họ yên tâm công tác và không ngừng phát huy khả năng sáng tạo trong quá trình thực thi nhiệm vụ đem lại hiệu quả cao. Ngược lại, nếu môi trường làm việc và điều kiện làm việc không được đảm bảo sẽ kìm hãm động lực làm việc của viên chức, hạn chế khả năng và sức sáng tạo của viên chức trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, hiệu quả công việc sẽ không đạt được như mong muốn. 1.3.3. Yếu tố về sự tự giác, tự rèn luyện, phấn đấu của viên chức "Trong lịch sử chưa hề có một giai cấp nào giành được quyền thống trị, nếu không đào tạo trong hàng ngũ của mình những lãnh tụ chính trị, những đại biểu tiên phong có đủ khả năng tổ chức và lãnh đạo phong trào" (V.I.Lênin, toàn tập, tập 4, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1971, tr.273), Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh "cán bộ là cái gốc của mọi công việc", "muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém"( Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 4, Nxb CTQG, H.1995, tr.487). Vì vậy, việc nâng cao khả năng tự rèn luyện của viên chức trong hoạt động thực tiễn luôn là vấn đề cấp bách cả trước mắt và lâu dài. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ VIÊN CHỨC PHÂN HIỆU TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1. Tổng quan và thực trạng về Phân hiệu Trường Đại học Nội vụ Hà Nội tại thành phố Hồ Chí Minh 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 16 Phân hiệu Trường Đại học Nội vụ Hà Nội tại TP. Hồ Chí Minh (gọi tắt là Phân hiệu TP. Hồ Chí Minh) là đơn vị trực thuộc Trường Đại học Nội vụ Hà Nội (Bộ Nội vụ) được thành lập theo quyết định số 5600/QĐ-BGDĐT ngày 27/12/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thành lập Phân hiệu Trường Đại học Nội vụ Hà Nội tại Thành phố Hồ Chí Minh (trên cơ sở kế thừa đội ngũ nhân lực, cơ sở vật chất của Cơ sở Trường Đại học Nội vụ Hà Nội tại thành phố Hồ Chí Minh). Hiệu trưởng Trường Đại học Nội vụ Hà Nội ban hành Quyết định số 51/QĐĐHNV ngày 07 tháng 01 năm 2019, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Phân hiệu cụ thể như sau: 2.1.2. Chức năng Phân hiệu Trường Đại học Nội vụ Hà Nội tại TP.Hồ Chí Minh là cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thuộc Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, có chức năng đào tạo trình độ đại học, sau đại học; nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ; hợp tác quốc tế và dịch vụ công phục vụ ngành Nội vụ, nền công vụ và yêu cầu của xã hội tại khu vực Nam Bộ, Nam Trung Bộ và một số tỉnh Tây Nguyên. 2.1.3. Nhiệm vụ, quyền hạn Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền chiến lược, kế hoạch phát triển Phân hiệu và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt; 2.1.4. Cơ cấu tổ chức Bộ máy tổ chức của Phân hiệu Trường Đại học Nội vụ Hà Nội gồm có 01 Ban Giám đốc; 01 Hội đồng tư vấn; 05 Phòng chức năng; 05 Khoa chuyên môn; 03 Trung tâm; và các khối Đảng; Đoàn thanh niên và hội sinh viên. 2.1.4.1. Các khoa chuyên môn: 17 Các khoa chuyên môn là nòng cốt cơ bản của Phân hiệu trong việc giáo dục và đào tạo. Đóng vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng giảng dạy của Phân hiệu. 2.1.4.2. Phòng Hành chính – Quản trị - Tổ chức Phòng có chức năng tham mưu và giúp Giám đốc Phân hiệu trong việc quản lý, thực hiện công tác hành chính, tổng hợp, cơ sở vật chất và tổ chức bộ máy, nhân sự; thực hiện chế độ, chính sách; công tác thanh tra, bảo vệ chính trị nội bộ của Phân hiệu. 2.1.4.3. Phòng Quản lý đào tạo và Công tác sinh viên Phòng có chức năng tham mưu về nhu cầu đào tạo tại khu vực Nam bộ, Nam Trung bộ làm cơ sở xây dựng kế hoạch phát triển các loại hình đào tạo, tuyển sinh các bậc đào tạo của Phân hiệu. 2.1.4.4. Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng Phòng có chức năng tham mưu và giúp Ban Giám đốc thực hiện chức năng quản lý, tổ chức công tác khảo thí, tổ chức hoạt động đánh giá chất lượng giáo dục và đảm bảo chất lượng tại Phân hiệu theo quy định. 2.1.4.5. Phòng Kế hoạch – Tài chính Phòng có chức năng tham mưu và giúp Giám đốc về phương hướng, biện pháp, quy chế quản lý tài chính; xây dựng và tổ chức thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ, thực hiện công tác thống kê theo quy định hiện hành của Nhà nước. 2.1.4.6. Phòng QLKH, HTQT&TTTV Phòng có chức năng tham mưu và giúp Giám đốc Phân hiệu quản lý và thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, hợp tác quốc tế thông tin thư viện tại Phân hiệu. 18 2.1.4.7. Các Trung tâm Trung tâm có chức năng tổ chức cung cấp các dịch vụ công theo Đề án “Xác định danh mục dịch vụ sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Nội vụ; định mức kinh tế - kỹ thuật áp dụng trong các lĩnh vực dịch vụ sự nghiệp công làm cơ sở ban hành giá dịch vụ sự nghiệp công” đã được Bộ Nội vụ phê duyệt. 2.2. Thực trạng về số lượng, cơ cấu đội ngũ viên chức tại Phân hiệu 2.2.1. Số lượng và cơ cấu viên chức theo giới tính và vị trí việc làm Bảng 2.1. Từ năm 2017-2020: 2017 TT 1 2019 2020 Chức danh SL Nữ % SL Nữ % SL Nữ % SL Nữ % 20 9 45 21 9 43 22 10 46 22 12 55 37 21 57 30 18 60 26 15 58 26 17 65 Viên chức hỗ trợ; dịch vụ; phục vụ. 37 20 54 39 18 46 35 17 49 33 16 49 Tổng 94 50 53 90 45 50 83 42 51 81 45 55 Viên chức quản lý Viên 2 2018 chức hoạt động nghề nghiệp (giảng viên) 3 (Nguồn cung cấp số liệu từ Phòng Hành chính – Quản trị - Tổ chức) 2.2.2. Số lượng và cơ cấu viên chức theo độ tuổi Bảng 2.2. Từ năm 2017-2020 (ĐVT: người) TT Độ tuổi 2017 2018 2019 2020 1 <= 30 tuổi 14 10 5 5 2 31 – 45 49 53 57 51 3 46 – 60 31 27 21 25 19 Tổng 94 90 83 81 (Nguồn cung cấp số liệu: Phòng Hành chính – Quản trị - Tổ chức) 2.2.3. Thực trạng chất lượng đội ngũ viên chức tại Phân hiệu 2..2.3.1. Thực trạng về phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức của viên chức Bảng 2.3: Trình độ phẩm chất chính trị của viên chức năm 2017 – 2020 2017 TT Chỉ tiêu 2018 2019 2020 SL % SL % SL % SL % 1 Cao cấp lý luận chính trị 02 2 02 2 03 4 04 5 2 Trung cấp lý luận chính trị 10 11 12 13 14 17 15 19 3 Sơ cấp lý luận chính trị 65 69 59 66 53 63 49 60 4 Trình độ chính trị khác 17 18 17 19 13 16 13 16 Tổng 94 100 90 100 83 100 81 100 (Nguồn cung cấp: Phòng Hành chính – Quản trị - Tổ chưc) Bảng 2.4. Thực trạng đội ngũ viên chức là đảng viên năm 2020 TT Đối tượng Số lượng (ĐV) Tỷ lệ (%) 1 Đảng viên chính thức 36 44.4 2 Đảng viên dự bị 03 3.7 3 Quần chúng ưu tú 08 9.9 4 Chưa kết nạp 34 42 Tổng 81 100 (Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác Đảng năm 2020) 2.2.3.2. Thực trạng về trình độ, năng lực, kỹ năng nghề nghiệp Bảng 2.5. Thực trạng về trình độ đội ngũ viên chức từ năm 2017-2020: TT Học vị 2017 2018 2019 2020 20 1 Tiến sĩ 4 5 5 5 2 Thạc sĩ 37 34 37 (03 NCS) 48 (03 NCS) 3 Đại học 38 34 28 (06 học ThS) 15 (06 học ThS) 4 Cao đẳng, Trung cấp … 17 17 13 13 Tổng 94 90 83 81 (Nguồn cung cấp số liệu từ Phòng Hành chính – Quản trị - Tổ chức) Bảng 2.6. Thực trạng về năng lực, kỹ năng nghề nghiệp của viên chức là giảng viên tại Phân hiệu (thông qua 330 kết quả khảo sát bằng bảng hỏi) TT Tiêu chí Không hài lòng Hài lòng Rất hài lòng 1 Anh/chị hài lòng ở mức độ nào về việc giảng viên 5.8% truyền đạt nội dung của học phần rõ ràng, dễ hiểu? 77% 17.2% 2 Anh/chị hài lòng ở mức độ nào về việc giảng viên 6.7% vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học? 77.9% 15.4% 3 Anh/chị hài lòng ở mức độ nào về kỹ năng giảng 5.5% dạy của giảng viên? 74.8% 19.7% 4 Anh/chị hài lòng ở mức độ nào về sự nhiệt huyết 4.8% của giảng viên trong giảng dạy trên lớp? 67.9% 27.3% 5 Anh/chị hài lòng ở mức độ nào về tác phong sư 3% phạm tốt của giảng viên? 68.2% 28.8% Bảng 2.7. Thực trạng về năng lực, kỹ năng nghề nghiệp của viên chức là chuyên viên tại Phân hiệu (thông qua 330 kết quả khảo sát bằng bảng hỏi) TT 1 Tiêu chí Không hài lòng Anh/chị hài lòng ở mức độ nào về thái độ làm việc (nhiệt tình, vui vẻ, tôn trọng người học …) của các 6.1% viên chức phục vụ ở các phòng ban ….. Hài lòng 72.4% Rất hài lòng 21.5%
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan