Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Y dược Chất lượng cuộc sống của người bệnh suy thận mạn điều trị tại trung tâm y tế thà...

Tài liệu Chất lượng cuộc sống của người bệnh suy thận mạn điều trị tại trung tâm y tế thành phố hải dương năm 2022

.DOCX
49
1
75

Mô tả:

i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành bản báo cáo chuyên đề tốt nghiệp này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến: Ban Giám hiệu Trường Đại học Điều Dưỡng Nam Định, phòng Đào tạo Đại học, các bộ môn Trường Đại học Điều Dưỡng Nam Định vì đã tạo điều kiện về cơ sở vật chất cùng với hệ thống thư viện hiện đại đa dạng các loại sách, tài liệu thuận tiện để tôi tìm kiếm thông tin nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc, các Bác sỹ, Điều dưỡng Trung tâm y tế thành phố Hải Dương đã tạo điều kiện để tôi hoàn thành chuyên đề. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến thầy, cô giáo của trường Đại học Điều Dưỡng Nam Định đã giảng dạy, tạo điều kiện cho tôi học tập và hoàn thành chuyên đề. Đặc biệt tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc tới ThS.Vũ Thị Hồng Nhung đã trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành chuyên đề. Lời cảm ơn sau cùng tôi xin được dành cho những người thân trong gia đình đã quan tâm sâu sắc, thường xuyên giúp đỡ, động viên, tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành chuyên đề. Trân trọng cảm ơn! Kính chúc các thầy cô sức khoẻ, hạnh phúc, thành công trên con đường sự nghiệp và giảng dạy. Nam Định, ngày tháng năm 2022 Sinh viên NGUYỄN THỊ PHƯƠNG LỜI CAM ĐOAN Chuyên đề: “Chất lượng cuộc sống của người bệnh suy thận mạn điều trị tại Trung tâm y tế thành phố Hải Dương năm 2022”. Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, thực hiện trung thực, chính xác trên người bệnh. Các số liệu chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào khác. Nếu vi phạm tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Nam Định, ngày tháng năm 2022 Sinh viên NGUYỄN THỊ PHƯƠNG MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN........................................................................................................ i LỜI CAM ĐOAN................................................................................................. ii MỤC LỤC............................................................................................................. i DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT........................................................................... iii DANH MỤC BẢNG............................................................................................ iv DANH MỤC BIỂU ĐỒ........................................................................................ v ĐẶT VẤN ĐỀ....................................................................................................... 1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN..................................................3 1.1. Cơ sở lý luận.............................................................................................. 3 1.1.1. Các khái niệm, dịch tễ học và cơ chế bệnh sinh.................................3 1.1.2. Các biến chứng thường gặp của suy thận mạn................................... 8 1.1.3. Điều trị suy thận mạn.......................................................................... 9 1.2. Cơ sở thực tiễn......................................................................................... 11 1.2.1. Tình trạng chất lượng cuộc sống người bệnh suy thận mạn trên thể giới 11 1.2.2. Tình trạng chất lượng cuộc sống người bệnh suy thận mạn tại Việt Nam 12 Chương 2: MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT.............................................13 2.1. Thông tin chung về Trung tâm y tế Hải Dương....................................... 13 2.2. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu.........................................13 2.3. Kêt quả thu được.................................................................................17 Chương 3: BÀN LUẬN...................................................................................... 23 3.1. Thực trạng của vấn đề.............................................................................. 23 3.1.1. Các giải pháp đã làm và chưa làm được của nghiên cứu..................23 3.1.2. Những thuận lợi và khó khăn trong việc giải quyết vấn đề của đơn vị hiện nay...................................................................................................... 24 3.2. Giải pháp để giải quyết và khắc phục vấn đề........................................... 25 KẾT LUẬN......................................................................................................... 27 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP....................................................................................... 28 TÀI LIỆU THAM KHẢO Phụ lục 1: PHIẾU ĐIỀU TRA CHẤT LƯỢNG SỐNG CỦA NGƯỜI BỆNH SUY THẬN MẠN Phụ lục 2: BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT STM :Suy thận mạn CLCS :Chất lượng cuộc sống CLCS-SK : Chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe SKTC : Sức khỏe thể chất SKTT : Sức khỏe tinh thần TIẾNG ANH WHO : World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế Giới) SF 36 : Short Form 36-item Healthy Survey (Bộ câu hỏi ngắn 36 mục về sức khỏe) DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Các giai đoạn suy thận mạn..................................................................3 Bảng 2.1. Các vấn đề đánh giá trong bộ câu hỏi SF 36.......................................15 Bảng 2.2. Cách tính điểm chất lượng cuộc sống..................................................16 Bảng 2.3: Phân bố theo nhóm tuổi của đối tượng nghiên cứu.............................18 Bảng 2.4. Phân bố theo nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu..........................19 Bảng 2.5: Phân bố theo trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu...................19 Bảng 2.6: Phân bố bệnh kèm theo của đối tượng nghiên cứu..............................21 Bảng 2.7: Điểm sức khỏe thể chất của đối tượng nghiên cứu..............................21 Bảng 2.8 : Điểm sức khỏe tinh thần của đối tượng nghiên cứu...........................22 Bảng 2.9: Chất lượng cuộc sống của đối tượng nghiên cứu................................22 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Phân bố theo giới tính của đối tượng nghiên cứu...........................18 Biểu đồ 2.2: Phân bố theo hoàn cảnh sống của đối tượng nghiên cứu................20 Biểu đồ 2.3: Phân bố theo thời gian mắc bệnh của đối tượng nghiên cứu...............20 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh mạn tính là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tử vong ở các quốc gia thu nhập thấp và thu nhập trung bình khác. Các bệnh mạn tính chiếm 60% các ca tử vong trên toàn thế giới, trong đó 80% bệnh mạn tính tử vong trên toàn thế giới xảy ra ở các nước có thu nhập thấp và trung bình [7]. Bệnh được sự quan tâm ngày càng nhiều như một vấn đề sức khỏe toàn cầu. Ước tính có 2 triệu người trên toàn thế giới mắc bệnh thận giai đoạn cuối và số người chẩn đoán mắc bệnh tiếp tục tăng với tốc độ 5-7% mỗi năn. Mỗi năm có gần 750.000 người mắc bệnh thận giai đoạn cuối ở Mỹ, phương pháp điều trị chủ yếu là lọc máu và ghép thận, có hơn 100.000 người bệnh nằm trong danh sách ghép thận nhưng chỉ có 1/5 trong số đó được đáp ứng [14]. Tại Việt Nam chưa có số liệu thống kê chính thức, song ước tính có khoảng 5 triệu người bị suy thận và hàng năm có khoảng 8.000 ca bệnh mới. Ngoài ra, suy thận mạn còn là yếu tố nguy cơ chính của bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, suy tim và đột quỵ, tất cả đều là nguyên nhân chính gây tử vong và tàn tật ở người lớn tuổi [8]. Điều trị bệnh thận mạn tính bằng phương pháp chạy thận nhân tạo đặt ra một gánh nặng tài chính đáng kể lên hệ thống chăm sóc sức khỏe và cá nhân người bệnh [14]. Ở các nước có thu nhập thấp và trung bình, chi phí hàng năm cho mỗi người bệnh chạy thận mạn giai đoạn cuối được ước tính dao động từ 3.424 đola đến 42.785 đola [8]. Chi phí điều trị bệnh thận mạn tính bằng phương pháp chạy thận nhân tạo chu kỳ đặt ra một gánh nặng về tài chính lên hệ thống chăm sóc sức khỏe và cá nhân người bệnh [14], [6]. Trong quá trình chạy thận nhân tạo có rất nhiều biến chứng có thể xảy ra làm tăng nguy cơ tử vong, chỉ có 35% người bệnh chạy thận nhân tạo còn sống sau 30 năm điều trị [14]. Bên cạnh đó, quá trình chạy thận nhân tạo còn gây ra nhiều vấn đề về nhu cầu không thể đáp ứng làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Hầu hết người bệnh chạy thận nhân tạo bị suy nhược và có thể đe dọa cơ thể, tài chính, các mối quan hệ và tính tự chủ [8]. Nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy người bệnh chạy thận nhân tạo có chất lượng cuộc sống rất thấp [9], và chất lượng cuộc sống của người bệnh có xu hướng giảm dần nếu không có biện pháp can thiệp phù hợp [7]. Một số nghiên cứu cho thấy người bệnh chạy thận nhân tạo không đủ khả năng tự chăm sóc, trong khi các hoạt động tự chăm sóc đóng vai trò quan trọng trong cải thiện chất lượng cuộc sống, giảm thời gian, tần suất nhập viện, giảm chi phí y tế và tử vong. Vì thế, một chương trình giáo dục sức khỏe hợp lý sẽ cung cấp kiến thức cho người bệnh để tuân thủ chế độ điều trị, cải thiện hành vi tự chăm sóc giúp nâng cao chất lượng cuộc sống [7]. Tại Trung tâm y tế thành phố Hải Dương, hoạt động giáo dục sức khỏe cho người bệnh chạy thận nhân tạo được thực hiện với các nội dung và hình thức khác nhau tùy thuộc vào năng lực của người điều dưỡng và nhu cầu của người bệnh. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Chất lượng cuộc sống của người bệnh suy thận mạn điều trị tại Trung tâm y tế thành phố Hải Dương năm 2022” với hai mục tiêu sau: 1. Mô tả thực trạng chất lượng cuộc sống của người bệnh suy thận mạn điều trị tại Trung tâm y tế thành phố Hải Dương năm 2022. 2. Đề xuất một số giải pháp để cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh suy thận mạn tại Trung tâm y tế thành phố Hải Dương. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Các khái niệm, dịch tễ học và cơ chế bệnh sinh * Khái niệm suy thận mạn: Bệnh thận mạn tính được định nghĩa là tổn thương thận hoặc mức lọc cầu thận (MLCT) <60ml/phút/1,73m² trong 3 tháng trở lên, không phân biệt nguyên nhân. Thận hư hỏng trong nhiều bệnh thận có thể được xác định bằng sự hiện diện của albumin niệu, định nghĩa là tỷ lệ albumin/creatinine > 30mg/g ở hai trong ba mẫu vật nước tiểu tại chỗ [13]. Bệnh thận mạn tính bao gồm các tình trạng làm giảm chức năng của thận. Nếu bệnh nặng hơn, chất thải có thể tăng cao trong máu và làm cho người bệnh cảm thấy mệt mỏi. Có thể phát triển các biến chứng như tăng huyết áp, thiếu máu, loãng xương, dinh dưỡng kém và tổn thương thần kinh. Ngoài ra, bệnh thận làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và mạch máu. Những vấn đề này có thể xảy ra từ từ trong một thời gian dài. Bệnh thận mạn tính có thể được gây ra bởi bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp và các rối loạn khác. Khi bệnh thận tiến triển, no có thể dẫn đến suy thận, đòi hỏi chạy thận hoặc ghép thận để duy trì cuộc sống [8]. * Các giai đoạn suy thận mạn: Dựa vào hệ số thanh thải (HSTT) creatinine, creatinine máu, suy thận mạn được chia thành các giai đoạn sau [8]. Bảng 1.1: Các giai đoạn suy thận mạn Giai đoạn suy thận mạn Bình thường I II IIIa IIIb IV HSTT creatinine (ml/phút) 120 60-41 42-21 20-11 10-5 <5 Creatinine máu Micromol/l Mg/dl 70-106 <130 130-299 300-499 500-900 >900 0,8-1,2 <1,5 1,5-3,4 3,5-5,9 6,0-10 >10 *Khái niệm về chất lượng cuộc sống: Chât lượng cuộc sống là một khái niệm đa chiều, chất lượng cuộc sống (CLCS) đã đạt được tầm quan trọng đáng kể như là một vấn đề nghiên cứu trong y tế và quản lý cũng như trong một số lĩnh vực khác. Nó là một lĩnh vực rộng được nghiên cứu bởi nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau bao gồm cả kinh tế, chính trị, tâm lý học, xã hội học, khoa học giáo dục, quản lý, khoa học môi trường và khoa học sức khỏe liên quan. Mỗi lĩnh vực có định nghĩa khác nhau đối với các lĩnh vực nghiên cứu của mình [11]. Chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng bởi văn hóa, giá trị, mục đích, niềm tin, kinh nghiệm, mong đợi và nhận thức. Nhận thức CLCS có thể thay đổi theo thời gian. Nó liên quan đến các mối quan hệ về thể chất, tinh thần và xã hội với người trong gia đình và ngoài xã hội, hoạt động môi trường là tốt. Ngày nay y học phát triển ngày càng nhiều, không chỉ chữa bệnh mà còn có mục đích nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh [11]. Tổ chức Y tế thế giới đã mô tả chất lượng cuộc sống từ năm 1970. Khái niệm về chất lượng cuộc sống có ba đặc điểm chính: thứ nhất, nó phản ánh tình huống cuộc sống cá nhân và nhận thức của họ hơn là chất lượng cuộc sống của một quốc gia; thứ hai, đó là một khái niệm đa chiều, bao gồm nhiều lĩnh vực đời sống như điều kiện nhà ở, giáo dục, việc làm, cân bằng công việc, tham gia cho các tổ chức và các dịch vụ công cộng và các tương tác của họ; cuối cùng, nó tập hợp thông tin khách quan về điều kiện sống với quan điểm và thái độ chủ quan để cung cấp một hình ảnh tốt đẹp trong xã hội [11]. Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới (WHO): “Chất lượng cuộc sống là sự nhận thức của một cá nhân về tình trạng hiện tại của cá nhân đó theo những chuẩn mực về văn hóa và sự thẩm định về giá trị của xã hội mà cá nhân đó đang sống. Những nhận thức này gắn liền với mục tiêu, kỳ vọng và những mối quan tâm của cá nhân đó” [11]. Ngoài ra, khái niệm chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe (CLCSSK) được định nghĩa rằng: CLCS-SK là một cấu trúc đa chiều bao gồm ít nhất ba lĩnh vực rộng lớn – về thể chất, tâm lý và hoạt động xã hội – bị ảnh hưởng bởi bệnh tật và/hoặc điều trị của một người. Hoạt động thể chất thường được định nghĩa là khả năng thực hiện một loạt các hoạt động của cuộc sống hàng ngày, cũng như triệu chứng thực thể do bản thân bệnh hoặc do điều trị. Chức năng tâm lý dao động từ căng thẳng tâm lý nghiêm trọng đến một ý nghĩa tích cực, hạnh phúc và cũng có thể bao gồm chức năng nhận thức. Chức năng xã hội đề cập đến khía cạnh số lượng và chất lượng của các mối quan hệ xã hội và hội nhập [9]. Có thể thấy rằng chất lượng cuộc sống được dùng để phản ánh các khái niệm hạnh phúc, sự hài lòng về cuộc sống, sự thỏa mãn, tự hiện thực hóa, mong muốn tự do, sự hoàn thiện về thể chất, tinh thần và xã hội. Đánh giá chi tiết về chất lượng cuộc sống có thể cung cấp một mô tả toàn diện hơn các vấn đề tiềm tàng đang và có thể xảy ra có ảnh hưởng đến người bệnh và có thể có ích trong việc cân nhắc những rủi ro và lợi ích của việc lựa chọn điều trị [9]. * Dịch tễ học bệnh suy thận mạn: Xác định tỷ lệ mới mắc, tỷ lệ hiện mắc suy thận mạn là một vấn đề khó khăn bởi trong suy thận mạn giai đoạn đầu người bệnh ít đi khám do ít có triệu chứng lâm sàng. Suy thận mạn trước giai đoạn cuối ít được biết rõ vì không có đăng ký và không được theo dõi, nhưng có thể xác định được tỷ lệ mới mắc suy thận mạn giai đoạn cuối cần được điều trị thay thế thận [3]. Suy thận mạn là một vấn đề sức khỏe cộng đồng trên toàn thế giới và ngày càng tăng. Yếu tố nguy cơ suy thận như đái tháo đường, tăng huyết áp và người lớn tuổi tiếp tục tăng trong dân số nói chung [12]. Ở Việt Nam, tăng huyết áp người già và chế độ dinh dưỡng được xem là yếu tố nguy cơ cho bệnh thận mạn [8]. Tỷ lệ mắc bệnh suy thận mạn có khuynh hướng gia tăng theo thời gian và khác nhau giữa nước này và nước khác. Trong năm 2011, ở Mỹ có khoảng 113.136 người bệnh bắt đầu điều trị suy thận giai đoạn cuối. Tại Ấn Độ, dự kiến số người chết do bệnh mạn tính là 5,21 triệu trong năm 2008 và dự kiến tăng lên 7,63 triệu vào năm 2020. Dữ liệu từ Việt Nam năm 2009 ước tính tỷ lệ suy thận mạn giai đoạn III và IV là 3,1% dân số [8]. * Cơ chế bệnh sinh của suy thận mạn: [1]. Thuyết nephron nguyên vẹn của Bricker là cơ sở lý luận về mặt sinh bệnh học của suy thận mạn. Thuyết nephron cho rằng: Trong hầu hết các bệnh thận mạn tính có tổn thương quan trọng khối lượng nephron, thì chức năng thận còn lại là do các nephron được coi là nguyên vẹn đóng góp. Các nephron nguyên vẹn có đặc điểm: tương đối đồng nhất về mặt chức năng của cả cầu thận và ống thận , không còn là nephron nguyên vẹn, và nephron này không còn tham gia vào chức năng thận mà đã bị loại khỏi vòng chức năng. Khi bệnh tiến triển thì số lượng nephron chức năng cũng giảm dần, làm thận mất dần chức năng không hồi phục. Các nephron nguyên vẹn phải gia tăng cả về cấu trúc và hoạt động chức năng để bù đắp cho sự giảm sút số lượng nephron. Gánh nặng hoạt động bù đắp này lại trở thành nguyên nhân gây xơ hóa và làm mất chức năng của nephron. Khi số lượng nephron còn chức năng giảm đến một mức độ nào đó, các nephron còn lại không đủ đảm bảo chức năng thận, sẽ làm xuất hiện các triệu chứng của suy thận mạn. Số lượng nephron còn chức năng tiếp tục giảm dần do tiến triển của bệnh, làm mức lọc cầu thận giảm tương ứng cho tới suy thận giai đoạn cuối. * Triệu chứng cơ năng: - Da: thường da xanh, niêm mạc nhợt do thiếu máu và ứ đọng các sản phẩm chuyển hóa, có thể có ngứa do lắng đọng canxi gợi ý có cường chức năng tuyến cận giáp thứ phát. - Phù, đái ít: đái ít thường gặp trong đợt cấp của suy thận mạn, lượng nước tiểu dưới 500ml/24h. - Triệu chứng về máu: mức độ thiếu máu tương ứng với mức độ nặng của suy thận mạn, suy thận càng nặng thiếu máu càng nặng. Đặc điểm của thiếu máu là thiếu dòng hồng cầu, số lượng bạch cầu và tiểu cầu bình thường. Xuất huyết có thể gặp chảy máu mũi, chảy máu chân răng, chảy máu đường tiêu hóa. - Triệu chứng tiêu hóa: Giai đoạn đầu người bệnh thường chán ăn, buồn nôn và nôn, giai đoạn cuối có thể ỉa chảy, loét niê mạc miệng và đường tiêu hóa. - Triệu chứng tim mạch: thường gặp các biến chứng như tăng huyết áp, suy tim ứ huyết, vữa xơ động mạch, bệnh cơ tim và van tim, viêm màng trong tim, rối loạn nhịp tim. - Tăng huyết áp: có thể vừa là nguyên nhân, vừa là biểu hiện của suy thận mạn, đôi khi rất khó phân biệt trên lâm sàng. - Suy tim, viêm màng ngoài tim. * Triệu chứng thực thể: - Hội chứng ure máu cao: là triệu chứng gặp trong đợt cấp của suy thận mạn hoặc giai đoạn cuối của suy thận mạn + Thần kinh: người bệnh lơ mơ, vật vã, tiền hôn mê, có thể co giật, rối loạn tâm thần, cuối cùng đi vào hôn mê sâu. + Tim mạch: mạch nhanh, huyết áp tăng, suy tim hoặc trụy mạch, tiếng cọ màng ngoài tim do ure máu cao. + Hô hấp: rối loạn nhịp thở kiểu toan máu, thở nhanh, sâu, nhịp thở kussmaul hoặc cheyne-stokes. Có thể có tiếng cọ màng phổi. + Các biểu hiện khác: chuột rút thường về đêm do rối loạn canxi máu, hạ thân nhiệt, viêm thần kinh ngoại vi, ngứa khi có lắng động canxi dưới da. * Dấu hiệu lâm sàng: - Phù: tùy thuộc vào nguyên nhân gây suy thận mạn mà người bệnh có thể có phù nhiều, phù ít hoặc không phù. Suy thận mạn do viêm bể thận mạn thường không phù trong giai đoạn đầu, chỉ có phù trong giai đoạn cuối. Bất kỳ nguyên nhân nào, khi suy thận mạn giai đoạn cuối, phù là triệu chứng hằng định. - Thiếu máu: thường gặp nặng hay nhẹ tùy giai đoạn, suy thận càng nặng thiếu máu càng nhiều. Đây là triệu chứng quan trọng để phân biệt với suy thận cấp. - Tăng huyết áp: khoảng 80% người bệnh suy thận gặp phải. Cần lưu ý có từng đợt tăng huyết áp ác tính làm chức năng thận suy sụp nhanh chóng gây tử vong nhanh - Suy tim: do tình trạng giữ muối, giữ nước, tăng huyết áp lâu ngày và do thiếu máu. - Rối loạn tiêu hóa: thường là chán ăn, ở giai đonạ III trở đi thì có buồn nôn, ỉa chảy, có khi xuất huyết tiêu hóa. - Xuất huyết: cùng với chảy máu mũi, chân răng, dưới da hay gặp. Xuất huyết tiêu hóa nếu có thì rất nặng , là ure máu và kali máu tăng nhanh. - Viêm màng ngoài tim: là một biểu hiện trong giai đoạn cuối của suy thận mạn với triệu chứng kinh điển là tiếng cọ ngoài màng tim, đây là triệu chứng báo hiệu tử vong nếu không được điều trị lọc máu kịp thời. - Ngứa: là biểu hiện ngoài da, gặp trong suy thận mạn ở giai đoạn có cường tuyến cận giáp thứ phát với sự lắng đọng canxi ở tổ chức dưới da. - Chuột rút: thường xuất hiện ban đêm, có thể do giảm natri, giảm calci máu - Hôn mê do tăng ure máu: là biểu hiện lâm sàng ở giai đoạn cuối của suy thận mạn. Người bệnh có thể có co giật, rối loạn tâm thần ở giai đoạn tiền hôn mê. [9]. * Cận lâm sàng: [1] - Mức lọc cầu thận giảm: mức lọc cầu thận bình thường là 120ml/ph. Khi mức lọc cầu thận giảm dưới 60ml/phút 73m² da thì bắt đầu có biểu hiện suy thận. - Nitro phi protein tăng cao trong máu: chủ yếu là tăng ure và creatinin máu. - Điện giải đồ máu: Natri máu thường giảm khi ức lọc cầu thận < 20ml/ph. Kali máu bình thường hoặc giảm. Kali máu tăng cao là biểu hiện của đợt cấp suy thận mạn có kèm theo thiểu niệu hoặc vô niệu, canxi máu giảm, phospho máu tăng, Ph máu giảm ở giai đoạn 3,4. - Xét nghiệm nước tiểu: Protein niệu bao giờ cũng có. Hồng cầu niệu gặp trong suy thận mạn do sỏi tiết niệu, bạch cầu niệu và vi khuẩn niệu gặp trong suy thận mạn do viêm thận bể thận mạn. Ure niệu và creatinin niệu giảm theo mức độ suy thận. 1.1.2. Các biến chứng thường gặp của suy thận mạn - Biến chứng tim mạch: trầm trọng hơn suy tim sung huyết, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, tụt huyết áp đặc biệt ở người bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp (ở những người bệnh đã có tăng huyết áp trước đó, do chế độ ăn,…) - Rối loạn tiêu hóa: Chán ăn, buồn nôn, xuất huyết tiêu hóa do sử dụng heparin. - Thiếu máu: do thiếu hụt erythropoietin, thiếu sắt. - Các bệnh lý về xương do thiếu hụt vitamin D tự nhiên và cường cận giáp thứ phát - Biểu hiện thần kinh: viê dây thần kinh ngoại biên. - Rối loạn chuyển hóa glucid, lipid, điện giải (tăng kali máu). - Thiếu hụt vitamin. - Nhiễm khuẩn. 1.1.3. Điều trị suy thận mạn * Điều trị thay thế thận: Hầu hết những người bệnh suy thận mạn giai đoạn cuối cần điều trị thay thế bằng lọc máu hoặc ghép thận. Việc xác định sớm những người bệnh cần điều trị thay thế là quan trọng, bởi vì việc chuẩn bị chu đáo có thể giảm tỷ lệ bệnh tật và cũng cho phép người bệnh và gia đình chuẩn bị tâm lý tốt. Chỉ định điều trị thay thế thận suy khi mức lọc cầu thận < 10ml/phút. Việc lựa chọn biện pháp điều trị thay thế như lọc máu (lọc máu chu kỳ hoặc lọc màng bụng) hoặc ghép thận dựa vào các tiêu chí như nguyên nhân gây bệnh, các bệnh đi kèm, tình trạng tim mạch, điều kiện kinh tế xã hội,… [5]. * Lọc máu chu kỳ [5]. - Lọc máu chu kỳ la phương pháp thông qua bầu lọc đào thải một số sản phẩm của quá trình chuyển hóa các chất, trong đó có ure, creatinin và một số chất điện giải ra ngoài cơ thể Kể từ 1960, lọc máu chu kỳ đã được áp dụng cho người bệnh suy thận mạn giai đoạn cuối. Cho đến nay, đây được coi là một trong những phương pháp hiệu quả giúp người bệnh giai đoạn cuối kéo dài tuổi thọ và sử dụng rộng rãi trên thế giới. - Nguyên tắc chạy thận nhân tạo: Chạy thận nhân tạo được thực hiện bằng máy lọc máu theo cơ chế khuếch tán thụ động và siêu lọc. + Khuếch tán thụ động: xảy ra khi xuất hiện sự chệnh lệch nồng độ của một chất giữa máu người bệnh và dung dịch thẩm tách. Chỉ có các chất tan có trọng lượng phân tử thấp và nước sôi mới có thể đi qua màng bán thấm, do đó tế bào hồng cầu không bị mất đi. + Siêu lọc đảm bảo cho chất lỏng dư thừa được loại bỏ khỏi cơ thể thông qua sự chênh lệch áp suất, chuyển dịch chất lỏng từ nơi có áp suất cao đến nơi có áp suất thấp. - Bộ lọc: Thận nhân tạo gồm 3 thành phần chính: bộ lọc, đường tạo dịch lọc và dẫn vào bộ lọc, đường máu tuần hoàn ngoài cơ thể qua bộ lọc. - Dịch lọc: thành phần gồm: natri 137-143mmol/l, kali 0-4 mmol/l, clo 100-110 mmol/l, canxi 0-3,5 mmol/l, magie 0,75-1,5 mmol/l, acetate 2-4,5 mmol/l, bicarbonate 30-35 mmol/l, glucose 0-0,25 mmol/l. - Hệ thống phân phối máu. + Hệ thống phân phối máu bao gồm hệ tuần hoàn ngoài cơ thể trong máy thận nhân tạo (bơm máu, hệ thống ống dẫn máu và rất nhiều điểm cảnh báo an toàn…). Tốc độ bơm máu thay đổi từ 200-400 ml/phút. Áp lực âm tính bên khoang dịch lọc tạo thuận lợi cho dịch từ máu chuyển sang (siêu lọc). Mỗi màng lọc có hệ số siêu lọc khác nhau (tức là số ml được chuyển qua màng/phút/mmhg). + Có 3 cách lấy máu chạy thận nhân tạo: Nối thông động-tĩnh mạch, ghép động - tĩnh mạch, lấy qua ống thông (catheter). Nối thông động-tĩnh mạch thường làm ở tĩnh mạch đầu với động mạch quay vùng cổ tay để động mạch hóa tĩnh mạch đầu, tạo thuận lợi cho việc chọc hút máu bằng kim to. Biến chứng hay gặp nhất tại chỗ nối thông là nghẽn mạch do tăng sinh nội mạc làm hẹp lòng tĩnh mạch. - Hoạt động của thận nhân tạo Máu của người bệnh được chống đông bằng heparin, được bơm vào bộ lọc từ 200-400 ml/phút, dịch lọc được làm nóng lên 37°C và bơm vào khoang đối diện với máu theo chiều ngược lại, với tốc độ 500-800 ml/phút để hệ số thanh lọc ure từ 200-350 ml/phút. Hiệu quả của việc lọc phụ thuộc vào tốc độ máu, dịch lọc qua bộ lọc và đặc tính của bộ lọc.. Thời gian lọc máu được xác định dựa vào độ lớn của hệ số thanh thải ure trong cuộc lọc, trọng lượng người bệnh, chức năng còn lại của thận, chế độ protein ăn vào, mức đọ chuyển hóa, dị hóa, những biến chứng của bệnh, sự ứ dịch giữa hai lần chạy thận. Với đa số người bệnh suy thận mạn, đòi hỏi chạy thận từ 9-12 giờ/tuần và thường chia làm 3 lần chạy bằng nhau. Mỗi lần lọc máu được coi là tốt khi ure máu sau cuộc lọc còn tối đa là 65% lúc trước lọc. 1.2. Cơ sở thực tiễn Trong những năm gần đây, đã có một sự quan tâm ngày càng tăng trong việc tìm hiểu chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe người bệnh có bệnh thận mạn tính. Chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe bị tổn hại đáng kể ở những người bệnh có bệnh thận giai đoạn cuối và chất lược cuộc sống có liên quan đến tăng tỷ lệ nhập viện va tử vong. 1.2.1. Tình trạng chất lượng cuộc sống người bệnh suy thận mạn trên thể giới Theo Tsai YC và cộng sự (2010), điểm số sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần và tổng điểm số CLCS có tương quan đáng kể với nguy cơ gia tăng bệnh thận giai đoạn cuối và tử vong ở người bệnh suy thận. CLCS nên được coi là một yếu tố dự báo độc lập với mức độ suy thận và tử vong. [7] Theo kết quả nghiên cứu của Zouari L và cộng sự (2016) [8], điểm số SF36 là 38,2 điểm. Maria Carolina Cruz và cộng sự (2011) [2], điểm số sức khỏe thể chất 42,2±9,9 điểm, điểm số sức khỏe tinh thần 45,6±14,6 điểm. Kết quả nghiên cứu của Zouari L và cộng sự (2016), CLCS bị suy giảm trong 90% các trường hợp , trong đó sáu biến có tương quan với CLCS bị suy giảm: thiếu tự chủ, nhịp điệu lọc máu ba lần một tuần, một độ tuổi trên 60 năm, bệnh tiểu đường kèm theo, mức độ kinh tế xã hội thấp và sinh sống tại khu vực nông thôn [9]. Theo kết quả nghiên cứu của Saputri V.W và cộng sự (2018), điểm số CLCS chung là 55,7±21,3 điểm, điểm số sức khỏe thể chất là 38,75±9.26 điểm và điểm số sức khỏe tinh thần là 36,13±7,08điểm, điểm chất lượng cuộc sống chung là 45,9±21,95 điểm. 1.2.2. Tình trạng chất lượng cuộc sống người bệnh suy thận mạn tại Việt Nam Hoàng Bùi Bảo, Lê Hữu Lợi (2012), nghiên cứu chất lượng cuộc sống người bệnh suy thận mạn giai đoạn cuối tại Khoa nội thận – cơ xương khớp và Khoa thận nhân tạo – Bệnh viện trung ương Huế. Điểm số chất lượng sống ở mức trung bình (sức khỏe thể chất là 46,75±15,34, sức khỏe tinh thần là 47,5±14,66 điểm, sức khỏe chung 49,06±14,61 điểm) [7]. Theo tác giả Nguyễn Dũng, Vũ Văn Thắng (2014), nghiên cứu CLCS của người bệnh suy thận mạn giai đoạn cuối tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định. ĐIểm trung bình CLCS là 50,31±0,67 điểm, chất lượng cuộc sống tốt chiếm 50,3%. Khi so sánh chất lượng cuộc sống nhận thấy nhóm điều trị bảo tồn có CLCS thấp hơn hẳn so với nhóm chạy thận nhân tạo. Các yếu tố tuổi càng cao, nữ giới, tình trạng kinh tế nghèo, nghề nông, sống một mình có CLCS giảm hơn hẳn [4]. Theo Lê Việt Thắng, Nguyễn Văn Hùng (2012), người bệnh suy thận mạn tính được chạy thận nhân tạo chu kỳ tại khoa Thận – Lọc máu bệnh viện quân y 103 và khoa thận - lọc máu - bệnh viện giao thông vận tải, 75,9% người bệnh có chất lượng cuộc sống thấp (SF36 > 75 điểm). Điểm số CLCS SF36 trung bình của nhóm người mắc bệnh giảm khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng là những người khỏe mạnh (40,78 ±19,37 điểm và 90,71 ± 6,93 điểm) [7]. Kết quả nghiên cứu của Tô Thị Huyền (2016) cho thấy điểm trung bình chất lượng cuộc sống của người bệnh suy thận mạn là 43,6±11,2 điểm, điểm sức khỏe thể chất là 33,9±13,3 điểm, điểm số sức khỏe tinh thần là 53,2±13,2 điểm, 59,21% người bệnh suy thận mạn có chất lượng cuộc sống ở mức trung bình kém, 31,6% ở mức trung bình khá. Chương 2 MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT 2.1. Thông tin chung về Trung tâm y tế Hải Dương Nằm trên diện tích 4378,4 m2 trong khu vực nội thành Hải Dương, Trung tâm y tế thành phố Hải Dương là trung tâm y tế hạng III, có quy mô 100 giường với 3 phòng chức năng, 10 khoa lâm sàng, 1 khoa cận lâm sàng, với tổng số 185 y, bác sỹ và điều dưỡng viên. Tại khoa chạy thận nhân tạo của Trung tâm y tế Hải Dương, đây là nơi điều trị chính cho người bệnh suy thận mạn, mỗi ngày có 3 ca chạy thận nhân tạo, và trung bình lượng người bệnh mỗi ca chạy thận khoảng 25 người bệnh. Với số lượng người bệnh suy thận mạn cùng nằm điều trị chạy thận nhân tạo tại trung tâm y tế tại một thời điểm cho thấy lượng người bệnh suy thận mạn trên địa bàn Hải Dương là tương đối lớn, do đó đòi hỏi sự cần thiết điều trị và chăm sóc cho họ, đồng thời nâng cao kiến thức chăm sóc cho người bệnh là việc làm quan trọng, góp phần thúc đẩy tích cực cho quá trình điều trị và phục hồi cho người bệnh. 2.2. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Những người bệnh đang điều trị chạy thận nhân tạo tại Trung tâm y tế Hải Dương từ tháng 05 đến tháng 06 năm 2022 - Tiêu chuẩn lựa chọn: + Người bệnh đồng ý tham gia nghiên cứu + Người bệnh có khả năng nhận thức và giao tiếp để trả lời được các câu hỏi. - Tiêu chuẩn loại trừ: + Người bệnh không tiếp nhận và trả lời được các câu hỏi + Người bệnh không đồng ý tham gia vào nghiên cứu. - Thời gian và địa điểm nghiên cứu + Thời gian: từ tháng 5/2022 đến tháng 7/2022. + Thời gian thu thập số liệu: từ ngày 15/5/2022 đến 30/6/2022.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng