Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Đại cương Chất lượng cho vay bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển ...

Tài liệu Chất lượng cho vay bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đông hà nội

.PDF
115
1
70

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGUYỄN HỮU ĐÔNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH CHẤT LƯỢNG CHO VAY BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH ĐÔNG HÀ NỘI NGUYỄN HỮU ĐÔNG 2018 - 2020 HÀ NỘI - 2021 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ CHẤT LƯỢNG CHO VAY BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH ĐÔNG HÀ NỘI NGUYỄN HỮU ĐÔNG CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH MÃ SỐ: 8340101 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. LẠI LÂM ANH HÀ NỘI - 2021 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Các số liệu sử dụng phân tích trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan. Các kết quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Hữu Đông ii LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu vừa qua, ngoài sự cố gắng học hỏi và nỗ lực của bản thân. Để có được kết quả là công trình nghiên cứu “Chất lượng cho vay bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Đông Hà Nội”, tôi cũng nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, tạo điều kiện nhiệt tình và quý báu của nhiều cá nhân và tập thể. Qua trang viết này tôi xin gửi lời cảm ơn tới những người đã giúp đỡ tôi trong thời gian học tập - nghiên cứu khoa học vừa qua. Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu Trường Đại Học Mở Hà Nội, đến quý thầy cô trong Khoa Sau Đại học, Trường Đại Học Mở Hà Nội đã tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi để tôi được thi tuyển và theo học khóa học Đào tạo Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh chuyên ngành Quản trị kinh Doanh tại trường. Tôi xin được đặc biệt bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến TS. Lại Lâm Anh, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu. Nhờ có Thầy định hướng và truyền đạt kinh nghiệm, mà ngày hôm nay tôi đã xây dựng được một công trình nghiên cứu khoa học đầu tiên của mình. Qua đây, tôi cũng xin gửi lời chúc sức khỏe, và thành công tới Thầy. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến lãnh đạo Ngân hàng, lãnh đạo các phòng ban, các anh chị cán bộ công nhân viên và các khách hàng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam - chi nhánh Đông Hà Nội đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận văn. Cuối cùng, tôi cũng xin cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã tận tình hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu. Mặc dù tôi đã rất cố gắng hoàn thiện luận văn bằng tất cả sự nhiệt tình và năng lực của mình, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót hoặc có những phần nghiên cứu chưa sâu. Rất mong nhận được sự chỉ bảo và thông cảm của các Thầy Cô. Tôi xin trân trọng cảm ơn! iii MỤC LỤC Trang MỤC LỤC ........................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT................................................................. vi DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................vii DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ viii MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM VỀ CHẤT LƯỢNG CHO VAY BÁN LẺ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ......... 15 1.1. Một số vấn đề lý luận về chất lượng cho vay bán lẻ................................. 15 1.1.1. Một số khái niệm .............................................................................. 15 1.1.2. Đặc điểm ............................................................................................ 18 1.1.3 Chất lượng tín dụng cho vay bán lẻ .................................................. 26 1.2. Các chỉ tiêu đáng giá chất lượng cho vay bán lẻ ...................................... 26 1.2.1. Các chỉ tiêu khảo sát đánh giá chất lượng khoản vay........................ 26 1.2.2. Chỉ tiêu định lượng từ thu thập các số liệu thống kê của ngân hàng. 29 1.3. Nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cho vay bán lẻ................................. 37 1.3.1 Nhân tố khách quan: ........................................................................... 37 1.3.2. Nhân tố chủ quan ............................................................................... 38 1.4. Kinh nghiệm về chất lượng cho vay bán lẻ ............................................... 40 1.4.1. Kinh nghiệm trong nước - Trường hợp Ngân hàng Vietinbank CN Lạng Sơn ...................................................................................................... 40 1.4.2. Kinh nghiệm quốc tế về cho vay bán lẻ............................................. 43 1.4.3. Bài học kinh nghiệm về nâng cao chất lượng cho vay bán lẻ ........... 45 Kết luận chương 1 .............................................................................................. 46 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CHO VAY BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH ĐÔNG HÀ NỘI .................................................. 48 2.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Đông Hà Nội. ........................................................................................... 48 iv 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ........................................................ 48 2.1.2. Cơ cấu tổ chức và nhân sự ................................................................. 50 2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh ........................................................ 51 2.2. Thực trạng chất lượng cho vay bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN Đông Hà Nội ........................................................... 55 2.2.1. Khái quát chung về tình hình cho vay bán lẻ tại các NHTM trên địa bàn huyện Đông Anh ................................................................................... 55 2.2.2. Phân tích về chất lượng cho vay bán lẻ tại BIDV Đông Hà Nội thông qua một số chỉ tiêu đánh giá ........................................................................ 56 2.3. Đánh giá chất lượng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN Đông Hà Nội ........................................................... 78 2.3.1. Kết quả đạt được ................................................................................ 79 2.3.2. Những vấn đề còn tồn tại - Nguyên nhân .......................................... 80 Kết luận chương 2 .............................................................................................. 83 CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂNVIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐÔNG HÀ NỘI .......................... 84 3.1. Định hướng và mục tiêu nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng .............. 84 3.1.1. Định hướng phát triển cho vay tiêu dùng .......................................... 84 3.1.2. Triển vọng phát triển cho vay tiêu dùng ............................................ 89 3.2. Giải pháp cho pháp nhằm nâng cao chất lượng cho vay bán lẻ cho Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Đông Hà Nội.............. 90 3.2.1. Nhóm giải pháp nhằm nâng cao chấy lượng đảm bảo các nguyên tắc cho vay ......................................................................................................... 90 3.2.2. Nhóm giải pháp nhằm phát triển sự đa dạng và tiện ích của các sản phẩm cho vay bán lẻ .................................................................................... 91 3.2.3. Nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hình ảnh và uy tín của ngân hàng về hoạt động cho vay bán lẻ ....................................................... 94 3.2.4. Nhóm giải pháp phát triển nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng CVBL .................................................................................. 95 v 3.2.5. Nhóm giải pháp nhằm nâng cao sự phối hợp giữa ngân hàng với các đơn vị, cơ quan chức năng ........................................................................... 96 3.2.6. Các giải pháp khác ............................................................................. 97 3.3. Kiến nghị ...................................................................................................... 98 Kết luận chương 3 .............................................................................................. 99 KẾT LUẬN ....................................................................................................... 100 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BIDV Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam CK Chuyển khoản TDBL Tín dụng bán lẻ TCTD Tổ chức tín dụng TD Tín dụng VTD Vay tiêu dùng CVBL cho vay bán lẻ CK Chuyển khoản CVBL Cho vay bán lẻ KHDC Khách hàng dân cư KHTC Khách hàng tổ chức KH Khách hàng HĐQT Hội đồng quản trị NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại TMCP Thương mại cổ phần TD Tín dụng SMEs Doanh nghiệp vừa vào nhỏ (Small and Medium Enterprises) CNY Đồng Nhân dân tệ Trung Quốc SGD Đồng Đô la Singapore vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Kết quả huy động vốn của BIDV Đông Hà Nội giai đoạn 2016-202052 Bảng 2.2: Kết quả dư nợ của BIDV Đông Hà Nội giai đoạn 2016-2020 ............ 54 Hình 2.3: Lợi nhuận của BIDV Đông Hà Nội ..................................................... 54 Bảng 2.5: Kết quả chỉ tiêu đánh giá đảm bảo các nguyên tắc cho vay ................ 63 Bảng 2.6: Kết quả chỉ tiêu đánh giá sự đa dạng và tiện ích của các sản phẩm CVBL ở Ngân hàng BIDV Đông Hà Nội so với các ngân hàng khác .................................... 66 Bảng 2.7: Kết quả chỉ tiêu đánh giá hình ảnh và uy tín của Ngân hàng BIDV Đông Hà Nội so với các ngân hàng trên địa bàn.................................................. 68 Bảng 2.8: Kết quả chỉ tiêu đánh giá thái độ phục vụ của đội ngũ nhân viên Ngân hàng BIDV Đông Hà Nội ..................................................................................... 70 Bảng 2.9: Kết quả chỉ tiêu đánh giá sự phối hợp giữa Ngân hàng BIDV Đông Hà Nội với các đơn vị, cơ quan chức năng khác ....................................................... 72 viii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1: Tổ chức bộ máy hoạt động của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Đông Hà Nội.................................................................... 50 Hình 2.2: Tổng dư nợ CVBL của BIDV Đông Hà Nội giai đoạn 2016-2020 ..... 57 Hình 2.3: Cơ cấu dư nợ CVBL của BIDV Đông Hà Nội giai đoạn 2016-2020 .. 58 Hình 2.4: Cơ cấu về độ tuổi những người tham gia khảo sát ở Ngân hàng BIDV Đông Hà Nội ........................................................................................................ 61 Hình 2.5. Mức độ khách hàng khách hàng sử dụng vốn CVBL của Ngân hàng BIDV Đông Hà Nội đúng mục đích..................................................................... 63 Hình 2.6. Mức độ khách hàng có hoàn trả nợ gốc và lãi đúng thời hạn cho Ngân hàng BIDV Đông Hà Nội ..................................................................................... 64 Hình 2.7. Sự đa dạng và tiện ích của các sản phẩm cho vay bán lẻ ở Ngân hàng BIDV Đông Hà Nội so với các ngân hàng khác .................................................. 67 Hình 2.8. Hình ảnh và uy tín của các sản phẩm cho vay bán lẻ của Ngân hàng BIDV Đông Hà Nội so với các ngân hàng khác .................................................. 69 Hình 2.9. Thái độ phục vụ của nhân viên Ngân hàng BIDV Đông Hà Nội ........ 71 Hình 2.10. Sự phối hợp giữa Ngân hàng BIDV Đông Hà Nội với các đơn vị, cơ quan chức năng khác ............................................................................................ 73 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra cơ hội và thách thức đối với các Ngân hàng thương mại trong nước về tiềm lực tài chính, vốn và công nghệ. Sự xuất hiện của nhiều tập đoàn tài chính, các Ngân hàng thương mại nước ngoài đã tạo sức ép về cạnh tranh đối với các ngân hàng thương mại trong nước. Trong khi các ngân hàng thương mại trong nước mới chỉ bước đầu chú trọng đến phát triển mảng ngân hàng bán lẻ thì các Ngân hàng thương mại nước ngoài đã tập trung hoạt động vào mảng thị trường giàu tiềm năng này đã từ rất lâu. Đây là bài toán khó mà các Ngân hàng thương mại Việt Nam cần có lời giải để không ngừng phát triển một cách an toàn, bền vững và hiệu quả trên chính thị thường trong nước của mình. Thị trường cho vay bán lẻ tạo ra một nền khách hàng vững chắc, ổn định, phân tán rủi ro trong hoạt động tín dụng. Mở rộng thị trường cho vay bán lẻ sẽ là cơ hội tốt để bán chéo các sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ khác và đặc biệt là dịch vụ Ngân hàng hiện đại. Xét trên góc độ tài chính và quản trị ngân hàng, hoạt động bán lẻ nói chung và hoạt động tín dụng lẻ nói riêng sẽ tạo ra nguồn thu nhập thường xuyên, ổn định, bền vững. Hoạt động bán lẻ là giải pháp hữu hiệu để phân tán rủi ro, mở rộng nền khách hàng, nâng cao năng lực cạnh tranh và góp phần làm đa dạng hóa hoạt động Ngân hàng. Chính vì điều đó, các ngân hàng thương mại cần đẩy mạnh hoạt động cho vay hơn nữa, để phát huy vai trò trung gian tài chính của mình, trở thành kênh kết nối có chất lượng giữa nguồn vốn ngân hàng huy động được với nhu cầu bị giới hạn bởi khả năng thanh toán của người tiêu dùng, từ đó tạo lợi nhuận cho chính ngân hàng và đóng góp cho sự phát triển chung của toàn xã hội. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam là một trong những ngân hàng hàng đầu về quy mô và chất lượng hoạt động tại Việt Nam. Việc phát triển mảng ngân hàng bán lẻ được xác định là mục tiêu trước mắt và lâu dài theo 2 đúng định hướng của HĐQT BIDV. Tiếp tục đứng đầu trong những ngân hàng bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam. Xuất phát điểm là một ngân hàng thương mại quốc doanh, chủ yếu cho vay đầu tư, xây dựng cơ bản. Lĩnh vực cho vay bán lẻ tuy không phải là mới mẻ nhưng cũng không phải là mảng kinh doanh phát triển mạnh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Đông Hà Nội (BIDV Đông Hà Nội). Với định hướng chung của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam là tiếp tục trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu trong hệ thống các ngân hàng thương mại, BIDV Đông Hà Nội cũng đặt mục tiêu phát triển trong thời gian tới, trong đó có chỉ tiêu quan trọng là đẩy mạnh phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ. Sau thời gian làm việc và nghiên cứu thực tế BIDV Đông Hà Nội, tôi nhận thấy hoạt động cho vay bán lẻ của Chi nhánh chưa tương xứng tiềm năng thị trường có thể khai thác và vị thế là một trong những ngân hàng lớn nhất khu vực huyện Đông Anh, Mê Linh và huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội. Vì vậy, tác giả đã chọn đề tài: “Chất lượng cho vay bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Đông Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ của mình với mục đích nghiên cứu, luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn trong việc phát triển cho vay bán lẻ nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động tín dụng và sức cạnh tranh của các NHTM. Từ đó đưa ra được một số giải pháp hữu ích, hy vọng góp một phần nhỏ cho BIDV Đông Hà Nội để ngày càng phát triển mạnh mẽ và bền vững trong lĩnh vực cho vay bán lẻ. 2. Tổng quan nghiên cứu 2.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài Có khá nhiều công trình nước nghiên cứu ở ngoài nước về chất lượng cho vay bán lẻ. Các nghiên cứu này được thực hiện cả ở giác độ là nghiên cứu định lượng lẫn nghiên cứu định tính. Nghiên cứu về cho vay bán lẻ phải kể đên công trình mang tên “Consumer 3 over-indebtedness in the EU: measurement and characteristics (Tạm dịch là: Nợ quá mức của người tiêu dùng ở EU: đo lường và đặc điểm)” do nhóm tác giả Gianni Betti, Neil Dourmashkin, Mariacristina Rossi, Ya Ping Yin thực hiện năm 2007 và được đăng trên tạp chí Journal of Economic Studies, Vol. 34 No. 2, 2007. Bài nghiên cứu này là nghiên cứu định lượng để đánh giá các cách tiếp cận hiện có để đo lường. Nghiên cứu này áp dụng cách tiếp cận chủ quan để định lượng và so sánh mức độ mắc nợ của người tiêu dùng và tình trạng mắc nợ quá mức ở các nước thành viên EU vào khoảng giữa những năm 1990. Hơn nữa, nghiên cứu cũng nhằm xem xét một số đặc điểm của tình trạng mắc nợ quá mức trong các nhóm hộ gia đình được phân loại theo thu nhập, độ tuổi và cấu trúc gia đình. Mặc dù số liệu được sử dụng cho phân tích thực nghiệm có phần cũ, nhưng kết quả của nghiên cứu vẫn có một số ý nghĩa chung cho các nghiên cứu trong tương lai về bản chất, mức độ và các yếu tố có thể quyết định đến việc người tiêu dùng mắc nợ quá nhiều. Bài viết đã đưa ra được khung khung khái niệm để kiểm tra tình trạng mắc nợ quá nhiều, từ đó áp dụng với thực tiễn số liệu để đưa ra các đánh giá và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động cho vay bán lẻ. Trong loạt bài luận nghiên cứu mang tên “Three Essays in Consumer Finance: Debt Stress, Payments, and Student Loans (Tạm dịch là: Ba bài tiểu luận về Tài chính tiêu dùng: Căng thẳng nợ, Thanh toán và Khoản vay cho sinh viên)” của Thạc sĩ Hyounjin Yi trường đại học Ohio State University năm 2010 đã nghiên cứu ba vấn đề: Thứ nhất, khảo sát mối quan hệ giữa nợ hộ gia đình và trăng trưởng tiêu dùng; Thứ hai là điều tra sự lựa chọn phương thức thanh toán (Tiền mặt, Chi phiếu, Thẻ ghi nợ...); Thứ ba là nêu lên thực trạng của các khoản vay tiêu dùng cho sinh viên. Trên cơ sở các nghiên cứu đó, bài viết đã đưa ra những giải pháp nằm nâng cao hiệu quả cho vay bán lẻ với đối tượng là sinh viên đại học và gia đình của họ nhằm giúp các sinh viên có được nguồn tài chính phục vụ nhu cầu trước mắt. Trong công trình nghiên cứu mang tên “Consumer Credit Modelling: Context and Current Issues (Tạm dịch là: Mô hình tín dụng tiêu dùng: Bối cảnh 4 và các vấn đề hiện tại)” của L.C. Thomas (2004) trường Đại học University of Southampton, đã nghiên cứu và khái quát các mô hình tín dụng, khái quát lại bối cảnh và các vấn đề hiện tại của mô hình tín dụng tiêu dùng. Bài nghiên cứu đã cho thấy, hoạt động cho vay tiêu dùng đã được ghi lại được khoảng 3000 năm từ thời Babylon và cho đến ngày nay nó đã tăng trưởng ngoạn mục về cả sản phẩm và hình thức cho vay. Bài nghiên cứu cũng chỉ ra các ngân hàng bán lẻ tại châu Âu, Mỹ và Anh cho vay tiêu dùng rất lớn. Hơn thế nữa, công trình nghiên cứu này cũng chỉ ra những vấn đề còn tồn tại trong công tác cho vay như việc chấp thuận cho vay, sự tối ưu của sản phẩm, cân bằng giữa lợi ích và rủi ro... Từ đó, bài viết đã gợi ý một số biện pháp nhằm khắc phục những hạn chế đó. Bên cạnh các công trình trên, còn có rất nhiều các công trình nghiên cứu khác ở nước ngoài như: - Akos Rona-Tas & Alya Guseva (2018), Consumer Credit in Comparative Perspective, Annual Review of Sociology, July 2018, https://www.researchgate.net/publication/324863506 - Christophe André (2016), Household Debt In Oecd Countries: Stylised facts and policy issues, OECD Economics Department Working Papers No. 1277. - Aladangady, A. (2014), “Homeowner Balance Sheets and Monetary Policy”, FEDS Working Paper No. 2014-98. ... 2.2. Các nghiên cứu trong nước Các nghiên cứu trong nước đề cập tới chất lượng cho vay bán lẻ trong chất lượng tín dụng NHTM, hiện có nhiều tài liệu, giáo trình; cụ thể là: Nguyễn Văn Tiến (2009), “Giáo trình Ngân hàng thương mại”, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội. Tài liệu Giáo trình Ngân hàng thương mại là một trong những tài liệu quan trong trong việc cung cấp các kiến thức cơ bản mang tính lý luận về các 5 hoạt động cho vay nói chung của nhân hàng thương mại và các hoạt động cho vay bán lẻ nói riêng trong hệ thống các ngân hàng thương mại. Về mặt lý thuyết thì chất lượng cho vay tiêu dùng chính là chất lượng của các hoạt động cho vay đối với: Các cá nhân, hộ gia đình vay vốn phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh; Mua, sửa chữa và xây dựng sửa nhà ở; Mua ôtô, trang thiết bị nội thất gia đình, tiêu dùng khác…. Nguyễn Văn Tiến (2010), “Quản trị rủi ro trong kinh doanh Ngân hàng”, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội. Tài liệu nghiên cứu về “Quản trị rủi ro trong kinh doanh Ngân hàng” đã chỉ ra về mặt lý luận thì đâu là những rủi ro trong các hoạt động cho vay của các hoạt động kinh doanh ngân hàng, vì đâu mà các ngân hàng lại không thu hồi được vốn, cho vay như thế nào là an toàn, đâu là các rủi rõ trong hoạt động cho vay. Lê Quốc Khánh (2012), “Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Cầu Giấy”, Luận văn thạc sỹ, trường Đại Học kinh tế - Đại Học Quốc Gia Hà Nội. Luận văn đã hệ thống hóa các kiến thức về hoạt động tín dụng Ngân hàng, đi sâu nghiên cứu về chất lượng tín dụng, đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng (bao gồm cả chủ quan và nhân tố khách quan) đồng thời đưa ra các chỉ tiêu định lượng để đánh giá, đo lường chất lượng tín dụng. Tuy nhiên, hạn chế của luận văn chưa đưa ra được ý nghĩa của việc phân tích chất lượng tín dụng sẽ đóng góp như thế nào đến sự phát triển hoạt động kinh doanh ngân hàng. Chưa có phần mở rộng đến tính thiết thực của đề tài nghiên cứu, phần giải pháp mang tính sơ bộ và không dẫn đến được số liệu nghiên cứu. Nguyễn Thu Hằng (2014), “Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng - Chi nhánh Đông Đô”. Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Thăng Long. Trong công trình này, tác giả đề tài phân tích thực trạng và chỉ ra những hạn chế bất cập; nguyên nhân, hạn 6 chế bất cập và đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại VPBank Chi nhánh Đông Đô. Phạm Trường Giang (2014), “Nâng cao hiệu quả tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Đăk Lăk”, Luận văn Thạc sỹ, Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân. Luận văn đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận và hiệu quả tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Đăk Lăc. Từ đó, đưa ra những giải pháp, chính sách để nâng cao hiệu quả tín dụng của chi nhánh. Nguyễn Minh Dũng (2016), “Quản lý hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Mê Linh”. Thạc sỹ luận văn, trường Đại Học kinh tế. Từ cơ sở lý luận và thực tiễn, luận văn tập trung đi sâu tìm hiểu về hoạt động tín dụng để từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý hoạt động tín dung tại Agribank Chi nhánh Mê Linh. Trên cơ sở hoàn thiện công tác quản lý hoạt động tín dụng sẽ giúp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng, góp phần mở rộng tín dụng trên cơ sở an toàn vốn cho vay, nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại Agribank Chi nhánh Mê Linh. Trương Thị Biểu (2018), “Nâng cao chất lượng tín dụng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên”. Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Kinh tế và quản trị kinh doanh. Công trình nghiên cứu về hoạt động tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng BIDV Chi nhánh Thái Nguyên từ đó đề tài có những đánh giá và đề ra giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ. Việc đưa ra giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ đã góp phần to lớn vào việc nâng cao chất lượng tín dụng nói chung của ngân hàng này. Công trình này đã trình bày những vấn đề mang tính cốt lõi nhất về hoạt động tín dụng bán lẻ tại đơn vị, chẳng hạn như sản phẩm cho vay, quy trình tín dụng, tình hình cho vay, huy động vốn cũng như các kết quả đạt được và các mặt 7 hạn chế của đơn vị trong thời gian qua. Qua đó cho thấy hoạt động tín dụng bán lẻ đang được chú trọng phát triển mạnh, tác giả cũng đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện hơn nữa hoạt động tín dụng bán lẻ, hỗ trợ các cá nhân, hộ gia đình nâng cao đời sống vật chất của mình, thúc đẩy nền kinh tế phát triển, gia tăng mối quan hệ tốt đẹp giữa ngân hàng và khách hàng. Mặt khác, qua các nghiên cứu tìm hiểu ở Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Đông Hà Nội, tác giả luận văn đã khảo sát, phỏng vấn ban lãnh đạo chi nhánh, các phòng ban liên quan từ tháng 02/2019 đến 08/2019. Kết quả cho thấy có rất nhiều đề tài luận văn nghiên cứu về chất lượng tín dụng của Ngân hàng. Đây là công việc quan trọng phải làm trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Vì vậy lĩnh vực của đề tài là không mới, song tác giả có thể khẳng định chắc chắn tại BIDV Đông Hà trong giai đoạn từ năm 2017-2018 chưa có luận văn hay báo cáo nào nào nghiên cứu về Chất lượng tín dụng của BIDV Đông Hà. Do đó, đề tài của tác giả là mới và không trùng lặp với các công trình nghiên cứu và đã công bố đề tài luận văn thạc sỹ đã bảo vệ. 2.3. Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu a) Những vấn đề đã thống nhất trong các công trình nghiên cứu trước Thông qua việc nghiên cứu các công trình đã được công bố có liên quan tới cho vay bán lẻ ở trong và ngoài nước, có thể thấy các công trình đó đã đạt được kết quả sau: Thứ nhất, các công trình đã cho thấy hoạt động cho vay bán lẻ có vai trò quan trọng không chỉ đối với người vay mà còn có ý nghĩa trong việc nâng cao lợi của ngân hàng. Hiện nay, trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng, hoạt động cho vay bán lẻ vẫn có xu hướng ngày càng gia tăng. Do đó, nếu ngân hàng biết tận dụng cơ hội tốt vẫn có thể phát triển mạnh trong lĩnh vực này. Thứ hai, có nhiều công trình nghiên cứu cả về mặt lý luận và thực tiễn thể hiện được vai trò quan trọng của việc nâng cáo chất lượng cho vay bản lẻ tại các 8 ngân hàng thương mại. Thứ ba, có một số nghiên cứu chỉ ra rằng, hiện nay hoạt động cho vay bán lẻ tại Việt Nam hoạt động chưa thực sự tốt, còn nhiều vấn đề bất cập cần phải có những giải pháp hoàn thiện hơn nữa hoạt động này. b) Những vấn đề chưa thống nhất cần tiếp tục đi sâu nghiên cứu Các công trình nghiên cứu vẫn chưa thực sự mang tính đại diện mà nhiều ngân hàng khác có thể cũng học hỏi và rút kinh nghiệm trong việc nâng cao chất lượng cho vay bán lẻ. Trong bối cảnh mới từ năm 2016 tới nay, chưa có một công trình nghiên cứu nào nghiên cứu về chất lượng cho vay bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Đông Hà Nội. 3. Mục đính nghiên cứu 3.1. Mục đích tổng quan Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Đông Hà Nội đến năm 2025, tầm nhìn 2030. 3.2. Mục đích cụ thể - Hệ thống hóa lý luận về chất lượng tín dụng, sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng của BIDV Đông Hà Nội. - Đánh giá chất lượng tín bán lẻ của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Đông Hà Nội giai đoạn 2016 - 2020 nhằm chỉ ra những mặt tích cực, hạn chế bất cập và nguyên nhân hạn chế, bất cập. - Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ của BIDV Đông Hà Nội đến năm 2025, tầm nhìn 2030. 9 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu Chất lượng cho vay bán lẻ của BIDV Đông Hà Nội. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Chất lượng tín dụng nói chung được nghiên cứu ở nhiều khía cạnh khác nhau: Khía cạnh 1: Quản lý vĩ mô của Nhà nước: Đảm bảo lưu thông tiền tệ quốc gia, đảm bảo cung ứng kịp thời vốn đối với nền kinh tế. Khía cạnh 2: Chất lượng tín dụng được đo lường bởi sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ tín dụng do NHTM cung cấp. Khía cạnh 3: Chất lượng tín dụng dưới góc độ NHTM là hiệu suất sử dụng vốn, tình hình nợ quá hạn, nợ xấu và trích lập dự phòng rủi ro....) Vì nội hàm của chất lượng tín dụng rất rộng, trong khuôn khổ luận văn thạc sỹ với trình độ còn hạn chế, tác giả chỉ tập trung vào khía cạnh cất lượng tín dụng cho vay bán lẻ dưới góc độ NHTM (khía cạnh 3). - Về không gian: Đề tài tiến hành nghiên cứu tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Đông Hà Nội. - Về thời gian: Luận văn nghiên cứu và sử dụng các số liệu liên quan đến tình hình hoạt động cho vay bán lẻ giai đoạn 2016 - 2020, đề xuất giải pháp đến năm 2025 và tầm nhìn 2030. 5. Câu hỏi nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết về chất lượng tín dụng, hiệu quả kinh tế xã hội, luận văn tiến hành trả lời các câu hỏi sau: * Thực trạng chất lượng cho vay bán lẻ của BIDV Đông Hà Nội như thế nào? (thông qua các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng). - Mặt tích cực trong chất lượng tín dụng bán lẻ của BIDV Đông Hà Nội? 10 - Hạn chế, bất cập trong chất lượng cho vay bán lẻ của BIDV Đông Hà Nội? - Nguyên nhân hạn chế, bất cập? * Quan điểm nâng cao chất lượng cho vay bán lẻ của BIDV Đông Hà Nội. * Giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng cho vay bán lẻ tại BIDV Đông Hà Nội đến năm 2025, tầm nhìn đến 2030? 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1 Phương pháp luận: - Phương pháp duy vật biện chứng thể hiện: Căn cứ cơ sở lý thuyết về chất lượng tín dụng; Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng; tác giả luận văn tính toán số liệu thực tế của BIDV Đông Hà Nội từ đó chỉ ra các mặt tích cực, mặt hạn chế bất cập, nguyên nhân các hạn chế bất cập, khi đó có căn cứ đề xuất và khuyến nghị. Toàn bộ luận văn là thể thống nhất, phần trước là tiền đề của phần sau; phần sau là kết quả của phần trước. - Phương pháp duy vật lịch sử: Số liệu để tính toán chất lượng cho vay bán lẻ được thu thập, sắp xếp theo trình tự lịch sử về thời gian từ năm 2016 2020 để thấy được sự biến động của các chỉ tiêu theo thời gian. 6.2 Phương pháp cụ thể: Luận văn sử dụng các phương pháp phân tích tổng hợp, đối chiếu so sánh. Tác giả so sánh các chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng bán lẻ của BIDV Đông Hà Nội năm sau so với năm trước để thấy được sự biến động theo thời gian. Theo tác giả đây là cách đánh giá hiệu quả hữu hiệu và có tính thuyết phục vì rất khó để có số liệu trung bình ngành trong điều kiện hiện nay.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan