Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Chăn nuôi dê sữa và dê thịt

.PDF
123
1
96

Mô tả:

& PHỔ BIẾN KIÊN THỨC BÁCH KHOA DB.001723 11 >HỔ BIẾN KIẾN THỨC BÁCH KHOA . . . JNG NGHIỆP & NÔNG THÔN GS TS NGUYỄN THIỆN CHĂN nuôi DÊ SŨA & DÊ THỊT ÕNG LÂM NHÀ XUẤT BẢN NGHỆ AN VIỆN NGHIÊN CỨU & PH ổ BIẾN KIẾN THỨC BÁCH KHOA GS TS NGUYỄN THIỆN, PGS TS ĐỈNH VĂN BÌNH CHẰN NUÔI DỂ sử n vft Dê THỊT NHÀ XUẤT BẢN N G H Ệ AN VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ PHỔ BIẾN KIẾN THÚC BÁCH KHOA INSTITUTE FOR RESEARCH AND U NIVERSALIZATION FOR ENCYLOPAEDIC KNOWLEDGE (IRUEK) Văn phòng liên hệ: B4, P411 (53) TT Giảng Võ - Đưừng Kim Mã Quận Ba Đình - Hà Nội. ________________ ĐT (04) 8463456- FAX (04) 7260335________________ Viện Nghiên cứu và Phổ biến kiến thức bách khoa là một tổ chức khoa học tự nguyện cùa một số trí thức cao tuổi ờ Thủ đô Hà Nội, thành lập theo Nghị định 35/HĐBT ngày 28.1.1992. Giấy phép hoạt động khoa học số 70/ĐK - KHCNMT do Sở Khoa học Công nghiệp và Môi trường cấp ngày 17.7.1996. Mục đích: Hoạt động nghiên cứu, phổ biến và ứng dụng khoa học nhằm mục dích phục vụ nâng cao dẳn trí và mục đích nhân đạo. Lĩnh vạc hoạt động khoa học và công nghệ: 1. Nghiên cứu các vấn đề văn hoá khoa học. 2. Biẻa soạn sách phổ biến khoa học công nghệ. 3. Biên soạn các loại từ điển. Nhiệm vụ cạ thể: Trong những năm tới (từ 2001 đến 2005): phát huy tiềm năng sẵn có (hiện có hơn 200 giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ...cộng tác viên), Viện tổ chức nghiên cíai một sô' vấn đê khoa học; biên soạn từ điển; biên soạn sách phổ biến kiến thức bách khoa dưới dạng SÁCH HONG (sách mỏng và chuyên luận) phục vụ độc giả rộng rãi theo các chủ đề như nông nghiệp và nông thôn; phông bệnh và chữa bệnh; thanh thiếu nhi và học sinh, phụ nữ và người cao tuổi, V.V.. Phương hưcmg hoạt động của Viện là dựa vào nhiệt tinh say mê khoa học, tinh thần tự nguyện của mỗi thành viên; liên kết với các viện nghiên cứu, các nhà xuất bản. Hoạt động khoa học của Viện theo hướng “Chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá" (Nghị quyết Đại hội IX) Vốn hoạt động của Viện là vốn tự có và liên doanh liên kết. Viện sẩn sàng hợp tác với các cá nhân, tổ chức trong nước và ngoài nước hoặc nhận đơn đặt hàng nghiên cứu các vấn đề nêu trên. Rất mong được các nhà từ thiện, các doanh nghiệp các cơ quan đoàn thể và Nhà nước dộng viên, giúp đỡ. Viện Nghiên cứu & Phổ biến kiến thức bách khoa 4 LỜI GIỚI THIỆU Dê là động vật chăn nuôi, ăn nhiều loại cây cỏ, ít bệnh tật. Dê còn cho nhiều sản phẩm quý: thịt dê là món ăn có giá trị dinh dưỡng cao; sữa dê (mỗi ngày có thể vắt 1-3 lít) dùng rất thích hợp trong từng gia đình; cao dê, rượu bổ huyết dê là thuốc bổ trong dân gian; da dê có thể làm hàng may mặc có giá trị. Tuy vậy, dê có tập tính hiếu động, thích lang thang phá phách nhiều cây cối, hoa màu nên ở đồng bằng đất hẹp, nghề nuôi dê chậm phát triển. Ngày nay nuôi dê thịt, dê sữa trong chuồng ở vườn nhà cho ta thu hoạch đáng kể. Thức ăn của dê rất đa dạng, ngoài các loại cây cỏ thường dùng, nếu trồng các cây họ Đậu như muồng, keo tai tượng, chàm bông vàng cho ăn bổ sung thì dê càng phát triển tốt. C hân nuôi dê sữa và dê th ịt do các giáo sư Nguyên Thiện và Đinh Văn Bình biên soạn sau nhiều năm nghiên cứu về dê và chăn nuôi dê. Các tác giả tổng hợp một sô' tri thức và kinh nghiệm chăn nuôi dê sữa và dê thịt: chọn giống, kĩ thuật chăn nuôi, phòng và chữa bệnh cho dê, chế biến các món ăn từ thịt và sữa dê. Sách rất có ích cho các hộ nông dân và những ai quan tâm đến nuôi dê. Xin giới thiệu cùng bạn đọc và mong độc giả góp ý kiến nhận xét, phê bình để sách tái bản hoàn thiện hơn. Viện nghiên cứu & p h ổ biến kiến thức bách khoa 5 LỜI NÓI ĐẦU Ở nước ta nghề nuôi dê đã có từ lâu đời, nhưng “con Bò dành cho người nghèo” vẫn chưa được phổ biến; trình độ thâm canh thì hầu như chưa có, nhất là nuôi dê lấy sữa. Các khâu chọn giống, nhân giống, giữ giống lại càng chưa mấy ai quan tâm. Dường như nghề nuôi dê bị lãng quên, mặc dù hiện nay và sau này thịt dê, sữa dê, sản phẩm từ dê vẫn là đặc sản tiêu dùng trong nước và khách bốn phương khi tới Việt Nam trong thời kì đổi mói. Chăn nuôi dê là một nghề phát triển, nhiều trang trại nuôi dê đã có lợi nhuận góp phần xoá đói giảm nghèo: Một con dê cái cứ sau 4 năm sản suất được 500kg thịt và 2500kg sữa, trong khi đó một con bò cái chỉ sản xuất được 350kg thịt và 2000kg sữa. Dê rất ít bệnh tật, lại sử dụng nguồn thức ăn từ cây cỏ là chủ yếu; sữa dê được coi là loại thức ãn có giá trị dinh dưỡng cao. Có người cho nuôi dê sẽ phá hoại môi sinh, có lúc có -nơi coi diệt dê như diệt giặc. Ở nước ta - một nước quanh năm bốn mùa hoa lá xanh tươi, rất thuận lợi cho nghề nuôi dê sữa, dê thịt. Hiện nay nước ta đã có những giống dê sữa quỷ : Saanen, Alpine, Beetal, Jumnapari, Barbari; các giống dê thịt: dê Boer, dê Bách thảo, vv. cần phát triển chăn nuôi để đáp ứng đa dạng sinh học và góp phần tích cực vào cuộc cách mạng ưắng ở Việt Nam. 7 Để giúp các bạn có thêm hiểu biết về con dê và đáp ứng yêu cầu của những người muốn nuôi dê, chúng tôi biên soạn tập sách nhỏ này nhằm giúp các bạn một số giải pháp cần thiết khi phát triển nghề nuôi dê. Sách giới thiệu tư liệu trong và ngoài nước trên các lĩnh vực về giống, thức ăn, kĩ thuật chăn nuôi, thú y, chế biến sản phẩm từ dê, V.V.. Rất hi vọng giúp ích phần nào cho các bạn yêu thích nuôi dê. Tuy vậy, tập sách nhỏ này chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Chúng tôi rất trân trọng những ý kiến đóng góp của các bạn. Chúng tôi rất cảm ơn nhũng tư liệu của các cán bộ khoa học, các tác giả khác ở trong vạ ngoài nước mà chúng tôi đã sử dụng trong tập sách nhỏ này. Các tác giả 8 Chương I NGUỔN GỐC VÀ Ý NGHĨA CỦA NGHỀ NUÔI DÊ I. N G U Ồ N G Ố C, S ự P H  N B ố V À PH  N L O Ạ I Đ Ộ N G VẬT H Ọ C Dê là gia súc nhai lại nhỏ thuộc loài Dê {Capra), họ phụ Dê Cừu (Caprarovanae), họ Sừng rồng {Bovidae), bộ phụ Nhai lại (,Ruminantia), bộ Guốc chẵn {Artiodactyta) lớp Có vú {Manmalian). Dê rừng (Capra aegagrus) trên thế giới được chia làm ba nhóm: nhóm 1 là Bezoar (C.a. aegagrus), nhóm này có sừng hình xoắn (Hình ỉ.a). Nhóm 2 là Ibex (C. a. ibex) và nhóm 3 là Markhor (C. a. falconeri) nhóm này dê thường có sừng quặn về phía sau (Hình 1. b) (Heưe và Rohrs, 1973). Dê rừng phân bố rộng ở vùng núi và bán sơn địa, phạm vi phân bố tự nhiên của H ình ỉ . Các kiểu sừng dê 1. a: Sừng xoắn; 1. b: Sùng quặn về phía sau 9 nhóm Bezoar là ở vùng Tây Á. Nhóm Ibex phân bố ở vùng Tây Á, Đông Châu Phi và Châu Âu. Nhóm Markhor phân bố ở Apganixtan và vùng Kasơmia - Karakorum (Harris, 1962). Với những dẫn liệu đặc biệt tìm thấy được gần đây, người ta đã cho là nơi thuần hoá các giống dê đầu tiên bắt nguồn từ Châu Á (Devendrá và Nozawa, 1976). Vào thiên niên kỉ thứ 7-9 trước công nguyên, tại vùng núi Tây Á lần đầu tiên người ta đã thuần hoá được dê (Herre 1958, Harris 1962, Zenner 1963, Epsteiin 1971, Kamo 1973). Theo tài liệu của Herre và Robrs 1973 thì dê là vật được thuần hoá nuôi sớm nhất của loài người và sau đó là đến chó (Zeuner 1963). Giống như các vật nuôi khác, sau khi thuần hoá, đầu tiên dê được nuôi với mục đích lấy thịt; sau đó nuôi dê để lấy sữa cũng được con người tiến hành sớm nhất, thậm chí còn sớm hơn cả bò lấy sữa, bởi lẽ vắt sữa dê đơn giản hơn nhiều so với vắt sữa bò. Dê có 60 nhiễm sắc thể (cừu chỉ có 54). Trung tâm nuôi dê cổ nhất là ở các nước Trung Đông, sau đó đến Ân Độ rồi đến Ai Cập, tiếp đến là các nước phương Tây, Châu Á, Châu Phi, trung tâm mới nhất là ở Đông Nam Châu Á. Dê là một trong những động vật được thuần dưỡng sớm, và hiện nay dê được nuôi phổ biến khắp hành tinh của chúng ta. Điều đó không chỉ nói lên lợi ích của con dê mà còn nói lên tính thích nghi kì diệu của nó. II. VAI TR Ò C H Ă N N U Ô I D Ê Ở CÁC NUỔC Đ A N G PH Á T TR IEN Mahatma Gandí, lãnh tụ nổi tiếng của Ân Độ đã nói về vai trò của dê là “Dê sữa là con bò sữa của nhà nghèo". Dê sữa đã góp 10 phần đáng kể vào cuộc cách mạng trắng ở An Độ. Hơn thế nữa, Peacok còn cho rằng: "Dê sữa là nhà hăng cho những người nghèo (ngân hàng của người nghèo)”. R.M. Acharay, Chủ tịch Hội nuôi dê Thế giới còn bổ sung thêm là: “Dí5 sữa chính là cơ quan bảo hiểm đáng tin cậy của người nghèo". Hơn 90% tổng số dê trên thế giới được chăn nuôi ở các nước đang phát triển và đã mang lại thu nhập có ý nghĩa cho người dân. Tuy nhiên, cũng có những ý kiến khác nhau về phát triển chăn nuôi dê, do đó ở Việt Nam nghề nuôi dê chậm phát triển. 1. Những điều có lọi của nghề chăn nuôi dê Chăn nuôi dê yêu cầu vốn đầu tư ban đầu ít hơn so với nuôi bò, nhất là bò sữa. Hiện nay ở Việt Nam giá một con bò sữa trung bình là 10-12 triệu đồng, số tiền này có thể mua được 15-20 con dê sữa và khoảng 30 con dê thịt giống nội. Dê sinh sản nhanh hơn bò và trâu: So sánh một con dê cái mói sinh cùng với một con bê cái sau 4 nãm thì dê đẻ ra được 23 con với tổng khối lượng là 500kg và 2500kg sữa; trong khi đó một con bò chỉ đẻ ra được một con với khối lượng khoảng 350kg và 2000kg sữa.Nếu là dê thịt thì đạt 690kg (dê Boer) trong vòng 6 tháng kể từ lúc đẻ. Mặc dù dê nhỏ nhưng nếu giống tốt thì có thể sản xuất ra 33,5 lít sữa/ngày khi được cung cấp thoả mãn nhu cầu dinh dưỡng. Dê yêu cầu ít thức ãn hơn so với bò và trâu: Nhu cầu thức ăn 10 con dê tương đương như một con bò, 7-8 con dê tương đương như một con bò sữa. Dê nhỏ bé, hiền lành nên ai cũng có thể nuôi được nó, nhưng đối với bò sữa thì người già, phụ nữ và trẻ nhỏ nuôi chúng rất vất vả. 11 Dê cần ít diện tích đồng cỏ. Có thể nuôi dê với lượng nhiều hơn so với nuôi bò. Nếu nuôi ít dê có thể chăn thả quanh vườn nhà, dọc theo bờ đê, bờ ruộng; có thể nuôi nhốt dê trong chuồng, trong sân bãi rồi cắt cỏ, lá về cho ăn hoặc có thể kết hợp chăn thả dê dưới vưòn cây ăn quả, dưới rừng cây nông nghiệp. Dê cung cấp nguồn phân bón cho cây trồng vă làm nguồn thức ăn cho cá, nuôi giun đất có giá trị. Chăn nuôi dê sữa ở gia đình sẽ cung cấp nguồn thực phẩm sữa dê có giá trị dinh dưỡng cao phục vụ trực tiếp cho con người một cách dễ dàng thuận tiện và là nguồn thu nhập hàng ngày cho người dân. So sánh hiệu quả kinh tế chăn nuôi dê với các loài gia súc khác: Tilonia (Cafasthan - India, 1987) so sánh nuôi một con trâu và 5 con dê sữa trong 4 năm thu được lợi nhuận hàng năm từ chãn nuôi trâu là 1.750 Rs, từ chăn nuôi dê là 1.945 Rs. Abidi và Wahid (Pakixtan, 1975) cho biết chăn nuôi dê cho thu nhập cao hơn 40-60% so với chân nuôi cừu. Devendrá (Malaixia, 1976) cho biết chi phí để sản xuất ra lkg sữa dê chỉ bằng 1/2 so vói sản xuất ra lkg sữa bò, trâu. So sánh chăn nuôi dê với trâu bò ở vùng khô cằn Ấn Độ thì thấy biểu lộ rõ tính ưu việt của dê, hơn hẳn trâu bò trong cùng một thời kì sản xuất. Một con trâu giá giống cao hơn 20% so với 5 con dê; chi phí về thức ăn, lao động cho trâu cao hơn 70% so với nuôi dê. Trong cùng một chu kì sản xuất 4 năm, trâu chỉ có thể cho 2 chu kì tiết sữa với 2500 lít, trong khi đó một con dê sữa có thể cho 6 chu kì vói tổng số 6000 lít sữa. Giá bán sữa trâu tuy cao hơn sữa dê nhưng tổng thu nhập từ bán sữa dê vẫn cao hơn 60% so với sữa trâu. 12 2. Những hạn chế của nghề chăn nuôi dê Dê phàm ãn, ăn được hầu hết các loại lá cây cỏ tự nhiên và cây trồng nên dê có thể ăn trụi cây cối, phá phách hoa màu trong vườn nhà và vườn hàng xóm, cho nên khi nuôi dê ở vùng trồng cây cần phải khoanh vùng hoặc nuôi nhốt. Con dê đực thường có mùi hôi đặc biệt làm con người khó chịu khi nuôi nó gần chỗ ở của người. Chưa có chợ mua bán giống dê, kĩ thuật chăn nuôi dê, đặc biệt là dê sữa chưa được phổ biến rộng rãi. Mặc dù sữa dê thơm ngon, nhưng hiện nay chưa được người tiêu dùng sử dụng rộng rãi vì chưa quen. III. TÌN H H ÌN H C H Ă N N U Ô I DÊ TR Ê N T H Ế G IỚ I V À Ở V IỆT N A M 1. T ình hình chăn nuôi dê trê n th ế giới Theo TAC (1992), dê được nuôi ở hầu hết các châu lục từ phía bắc (Scanđinavơ) cho tới phía nam (Nam Mĩ). Dê có mặt ở mọi Bảng I. Phân bố dê trên thế giới Châu lục Số lượng dê (triệu con) % tổng số Châu Á Châu Phi 434 64,01 204 Châu Mĩ Châu Âu 30,09 3,39 2,36 Châu Úc 23 16 1 Tổng sô 678 0,15 100 13 vĩ tuyến, giống dê lông dài Cashmere có thể sống ở đỉnh núi Hymalaya và những giống dê đầm lầy sống thích nghi trong những khu rừng ẩm ướt ở Tây Châu Phi. Theo tài liệu của FAO (1997) được Morand-Fehr (2000) trình bày trong Hội nghị chăn nuôi dê thế giới lần thứ 7 (5/2000) tại Pháp cho biết sự phân bố dê trên th ế giới thể hiện ở bảng 1. Thịt, sữa, da dê cũng là nguồn thu đáng kể do nghề nuôi dê mang lại (bảng 2). Bảng 2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ thịt, sữa dê trên thế giới (FAO 10/1990) Khu vực Tổng sô' Châu Á Châu Phi Châu MI Châu Âu Sản xuất thịt (1000 tấn) % tàng so với 1990 năm 1980 2.506 43,94 1.631 64,75 624 17,57 73 23,73 106 19,1 Sản xuất sữa (1000 tấn) % tăng so với 1990 năm 1980 8.780 17,44 4.165 21.43 1.958 13,17 171 1.748 27,61 11,05 Sản xuất da (1000 tấn) % tăng so với 1990 năm 1980 487,8 37.7 327,5 51.3 109,1 16,3 14,2 15,3 21.7 19,5 Gần đây, theo thông báo của FAO (1999), tổng đàn dê của thế giới là 705.228.405 con, trong đó hơn 95% số lượng dê được chăn nuôi ở những nước đang phát triển. Trên thế giới có 150 giống dê đã được mô tả cụ thể, còn lại phần lớn ít được mô tả và ít biết đến. Trong số được mô tả có 63% là dê hướng sữa, 27% là dê hướng thịt, 5% là dê nuôi lấy lông và 5% là dê kiêm dụng (Acharya và Bhattacharya, 1992). Trong 14 vòng 15 năm qua, số lượng dê trên thế giới tăng 50%, trong khi đó cừu giảm 4% và trâu bò chỉ tăng 9% (Morand'Fehr, Boyazoglu, 1999). Tổng sản lượng thịt dê trên thế giới năm 1999 là 3.343,388 triệu tấn, tính từ năm 1989-1999 bình quân tăng 4,33%/năm. Trong đó, các nước Nam và Đông Nam Châu Á chiếm 67,88% (Pashaa và Saithanoo, 2000). Tổng sản lượng dê sữa của thế giới nãm 1999 là 12 triệu tấn, tính từ năm 1980-1986 sản lượng sữa dê ở những nước đã phát triển tăng 22%, những nước đang phát triển tăng 38%. Sữa dê ngoài dùng trực tiếp còn được chế biến thành các sản phẩm phó mát, sữa bột có giá trị cao (Bandry và cộng sự, 1999). 1.1. Tình hình chán nuôi dê ở Châu Á Pashaa và Saithanoo (2000) cho biết số lượng dẽ ở Châu Á chiếm tới 62,52% tổng số dê trên thế giới, trong đó hơn 84% dê được nuôi ở các nước Nam và Đông Nam Châu Á. Những nước có số lượng dê lớn nhất ớ châu A là Ân Độ, Pakixtan và Trung Quốc. Khảo sát của Teufel và cộng sự (1998) cho thu nhập chăn nuôi dê đã đóng góp quan trọng vào sự thu nhập của nhiều gia đình nông dân. Sự tăng dân số của các nước trong khu vực đã kéo theo sự tiêu thụ th ịt dê tãng lên. Khu vực Châu Á Thái Bình Dương có 146 giống dê chiếm 36% số giống dê của thế giới, phần lớn được nuôi ở Trung Quốc và Pakistan. Đây là những giống dê có nhiều đặc tính quý và cần có một chương trình toàn cầu để quản lí quỹ gen của các giống dê (Barker, 1996). Tính từ năm 1987-1997, đàn dê có tốc độ tăng bình quân là 4,2% năm, tăng gấp 2-3 lần so với đàn trâu bò. Trong 15 vòng 10 năm gần đây số lượng đàn dê trong khu vực và sản lượng thịt dê tăng lên rất đáng kể. Song, để khai thác tiềm năng của con dê hơn nữa, cần tập trung nghiên cứu về dinh dưỡng, cải tiến gen, chãm sóc sức khoẻ cho dê và phải có sự phù hợp giữa hệ thống sản xuất chăn nuôi dê với từng vùng sinh thái. Bảng 3. Số lượng dê và sản lượng thịt dê ở một số nước Nam và Đông Nam Châu Á (1989-1999) Số lượng dẽ (con) Tên nước 1989 1999 Tăng (%) Sản lượng thit tăng ■(%) 1989-1999 83,68 99,93 95,27 Bangladesh Trung Quốc Pakistan Việt Nam 19.604.000 91.151.000 33.983.008 387.500 33.500.000 137.723.000 48.574.000 516.000 70,88 51,09 4294 Lào Indonesia Philippines Toàn vùng 105.157 10.995000 5.100.000 200.000 15.197.832 6.500.000 90.19 38,22 27,45 35,13 202,43 279.821.731 371.751.000 32,85 67,321 33,16 60,31 63,34 Delgado (1999), Devendrá (2000), Ahmed (1995), Sanyal (1996) và Devendrá (1996) cho biết Châu Á có tới hàng triệu nông dân chăn nuôi dê ở những trang trại chăn nuôi gia đình, 95% dê được chăn nuôi do nông dân và các tiểu chủ, tiền bán dê và sản phẩm của dê đã đóng một vai trò quan trọng đối với thu nhập của người nuôi dê. Sự đóng góp kinh tế của chăn nuôi dê đối với thu nhập của người nông dân ở Pakixtan là 46,9%, Ấn Độ là 13,4-30,0%, Inđônêxia là 16,7-20,3%. 16 Ở Châu Á nhiều nước có số lượng đàn dê lớn: Ân Độ có 117 triệu con (Kumar và Deoghare, 2000). Theo Madan (1996), sản phẩm thịt dê năm 1992 là 681.600 tấn, đạt giá trị kinh tế 40.901 triệu Rupi, sản phẩm sữa dê là 2.338.540 tấn, đạt giá trị kinh tế 11.692.70 triệu Rupi. Sau Ân Độ, Pakistan có 73 triệu dê cừu, chúng được nuôi ở 4.864.000 trại chăn nuôi gia đình. Theo Ghafar và cộng sự (1996), Khan và cộng sự (1996), tốc độ tăng đàn dê bình quân hàng năm ở Pakistan là 4,7% trong khi đó ở cừu là 1,60%; trâu bò là 0,78% và sản lượng thịt dê hàng năm tăng 7%. Trung Quốc cũng là quốc gia có chăn nuôi dê phát triển. Theo Liu Xing Wu, Yuan Xi Fan (1993), nhiều thành tựu nghiên cứu đã được áp dụng trong lĩnh vực truyền cấy phôi cho dê. Trong khu vực Châu Á. ngoài Ẩn Độ, Pakistan và Trung Quốc còn có một số nước quanh khu vực cũng có số lượng đàn dê tương đối lón. Inđônêxia có 11,4 triệu dê và 4,8 triệu cừu được nuôi dưỡng do 581.000 nông dân trong đó 92% được nuôi bởi các tiểu chủ, chỉ có khoảng hơn 1% dê được nuôi ở các trang trại lớn. Tốc độ tăng đàn dê từ năm 1988-1993 là 3,2% (Faisal Kasryno, 1996). Theo thông báo của William và cộng sự (1996), đàn dê của Philipin có 2,63 triệu con, 99% số lượng dê được nuôi ở các trại chãn nuôi gia đình, con dê được coi như “con bò của người nghèo". 1.2. Tình hình chăn nuôi dê ở Châu Phi Theo Jeo và Lebbie (2000), dê ở Châu Phi được nuôi nhiều ở vùng bán sa mạc Xahara (147 triệu con) với khoảng 80 giống dê địa phương. Chăn nuôi dê có ý nghĩa quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm (thịt dê chiếm 30% trong các loại thịt đỏ) và là nguồn thu nhập chủ )jõìtadâiợgnrBÃnggbi»gniậhèo. Nhũng nước 2 - CNDS 17 nuôi nhiều dê như: Nigiêria (24,5 triệu con), Etịopia (18 triệu con) và Xuđăng (16 triệu con). Giống dê phổ biến là dê West African Dwarf và được nuôi nhiều ở Nigiêria; dê Maradi ở Nigiê; dê Mubende ở Uganda. Giống dê Boer nổi tiếng được nuôi không những ở Nam Phi mà còn được nhiều nước nhập nội để lai cải tiến giống dê'thịt của địa phướng. Số lượng dế ở Châu Phi chiếm 30% so với các gia súc nhai lại khác, sản xuất ra 17% sản lượng thịt, 12% sản lượng sữa (Lebbie, 2000). 1.3. Tình hình chăn nuôi dê ở Châu M ỹ Theo số liệu của FAO (1999) tổng số dê ở phía Bắc và Trung Mỹ là 13.413.269 con, ở Nam Mỹ là 25.752.000 con. Trong thập kỉ vừa qua số dê ở Hoa Kỳ giảm 20% nhưng ở Haiti tăng 46% và ở Vênêxuêla tăng tới 142% (Sahlu, 2000). ở Hoa Kỳ có khoảng 51 triệu người có nhu cầu dùng thịt dê, bình quân mỗi người tiêu thụ lkg thịt dê/nãm; vì vậy, hàng năm phải nhập số lượng thịt dê tương đối lớn từ Ôxtrâylia và Niu ZiLân: nãm 1995 hơn 2 nghìn tấn; năm 1997 trên 3 nghìn tấn; 1998 gần 5 nghìn tấn. Theo Gispon (1995) và Paape (2000), Hoa Kỳ có khoảng hơn 1 triệu con dê sữa, sản xuất 0,55 tỉ kg sữa trị giá 500 triệu USD, nhưng hiện nay đang phải nhập phó mát dê từ Pháp, Tây Ban Nha, Ixraen với tổng giá trị khoảng 15 triệu USD/năm. Hoa Kỳ là nước có sự đầu tư phát triển chăn nuôi dê rất lớn, hàng năm Hoa Kỳ đã chi 7.136.000 USD cho các chương trình phát triển chăn nuôi dê. Nhiều trường đại học và các viện nghiên cứu đã tham giạ nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kĩ thuật chăn nuôi dê như Trung tâm nghiên cứu chăn nuôi dê sữa quốc gia, Trường Đại học Viginia, Trường đại học Fort Valley Stale (Shelton, 1993). 18 1.4. Tình hình chân nuôi dê ở Châu  u Theo số liệu của FAO (1997) ở Châu Âu có 16 triệu con dê, chiếm 2% tổng số dê trên thế giới, đàn dé ở các nước vùng Địa Trung Hải chiếm 70% tổng số dê của Châu Âu. Châu Âu có 35 giống dê, trong đó có nhiều giống dê sữa nổi tiếng như dê Saanen, Alpine, dê Đức cải tiến (Alan, 1996). Ở Châu Âu, chán nuôi dê chủ yếu để lấy sữa và chế biến thành phó mát. Mặc dù đàn dê chỉ chiém 2% tổng số đàn dê của thế giới nhưng số lượng dê sữa của Châu Âu chiếm 15% tổng sô' dê sữa trên thế giới. Trong vòng 20 năm qua, số lượng dê ở Châu Âu đã tăng lên 20% và dê sữa tăng lên 25%. Tuy số lượng dê ở Châu Âu không nhiều so với các châu lục khác nhưng việc nghiên cứu về chán nuôi dè ở Châu Âu rất phát triển. Những tài liệu về chãn nuôi dê đã đuợe xuất bản chiếm tới 37% tổng số tài liệu xuất bản về chăn nuôi dê trên toàn thế giới (Morand-Fehr, Boyazoglu 1999), Đàn dê của nhiều nước tăng lên nhanh chóng, Cộng hoà Slovakia năm 1989 có 9460 con dê, nhưng đến năm 1998 số lượng dê là 50.950 con (Dulbravska Gyramathy, 2000). 1.5. Tình hình chăn nuôi dê ở Châu úc Ngành chan nuôi dê Châu ứ c rất phát triển, có rất nhiêu giống dè đã được chọn lọc, lài tạo, nuôi dưỡng thành những giống dê chuyên dụng hoặc kiêm dụng cho sản lượng sữa, thịt và lồng cao, chăn nuôi dê theo hướng sản xuất hàng hoá ro rệt. Hàng năm lượng thịt dê xuất khẩu của ú c đã chiếm 23% số lượng thịt dê xuất khẩu trên thế giới. Nãm 1997, ú c đã xuất khẩu 12.000 tấn thịt đê, từ năm 1989-1993 tăng bình quân 14%/năm (M uưay và cộng sự, 1997). 19 Để hội tụ các nhà khoa học và trao đổi học tập kinh nghiệm giúp đỡ lẫn nhau nhằm đẩy mạnh phát triển chăn nuôi dê trên thế giới, Hội Chăn nuôi dê thế giới đã được thành lập từ năm 1976 (tên quốc tế “International Goat Association”). Trụ sở của Hội đặt tại 1015 Lousianna Street Little Rock, Arkansas 72202, Hoa Kỳ. Cứ 4 năm, Hội Chăn nuôi dê thế giới tổ chức họp một lần. Hội nghị thứ 7 vừa họp trong tháng 5.2000 tại Pháp với 60 nước tham dự hội thảo và báo cáo khoa học trên tất cả các lĩnh vực về chăn nuôi dê trên toàn thế giói. Ở Châu Á có Tổ chức chăn nuôi gia súc nhai lại nhỏ (Small Ruminant Production System Network for Asian) địa điểm đặt tại Inđônêsia nhằm mục đích góp phần thúc đẩy chăn nuôi dê, cừu trong khu vực. 2. Tình hình chăn nuôi dé ở Việt Nam Theo Tổng cục Thống kê (2001), cả nước hiện nay có 560.600 con dê, trong đó 72,5% phân bố ở Miền Bắc, 27,5% ở Miền Nam (Tây Nguyên chiếm 12,3%, duyên hải Miền Trung chiếm 8,9%, Đông và Tây Nam Bộ chiếm 21,1 và 3%). Năm 1993, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã quyết định giao nhiệm vụ nghiên cứu và phát triển chăn nuôi dê cho Trung tâm Nghiên cứu dê thỏ Sơn Tây - Viện Chăn nuôi. Từ đó đến nay đàn dê ở vùng núi phía bắc phát triển thuận lợi, chiếm 48% tổng đàn dê của cả nước. Một số tỉnh có số lượng đê lớn như: Hà Giang có 83.332 con; Sơn La có 23.340 con; Lai Châu có 22.000 con; Yên Bái có 18.111 con; Lào Cai có 17.419 con; Tuyên Quang có 14.640 con; Lạng Sơn 14.584 con; hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Cạn có 18.304 con (Nguyễn Thiện và Đinh Văn Hiến, 1999). 20 Giống dê chủ yếu ở nước ta là dê c ỏ (470 nghìn con) và dê Bách thảo (75 nghìn con). Ngoài ra còn có một số dê nhập từ An Độ (giống dê Barbari, 219 con), giống dê Jamnapari (240 con) và giống dê Beetal (50 con) được nuôi dưỡng tại Trung tâm nghiên cứu dê thỏ Sơn Tây, giống dê Saanen (25 con) được nuôi dưỡng tại Ninh Thuận, Anglo-Nubian (10 con) nuôi ở Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh (Binh và Douglas, 2000). Năm 2002 giống dê Boer chuyên thịt và giống dê sữa Saanen, Alpine từ Hoa Kỳ đã được nhập về nước ta. hiện nay đang được nuôi tại Trung tâm nghiên cứu dê thỏ Sơn Tây (Hà Tây). Nghề chăn nuôi dê ở Việt Nam đã có từ lâu đời, nhưng chưa phát huy hết tiềm năng thiên nhiên sẵn có. Dê chủ yếu được chăn thả quảng canh, thiếu sự đầu tư, quan tâm thích đáng tới công tác giống, thức ãn bổ sung cũng như vệ sinh phòng bệnh. Nhiều đàn dê cỏ có biểu hiện thoái hoá giông rõ rệt do giao phối cận huyết kéo dài. Thức ăn cua dê phụ thuộc vào điều kiện khu vực bãi chăn thả, ở những tỉnh miền núi phía bắc, dê chủ yếu được chăn thả theo phương pháp quảng canh. Ban ngày thườrig được chăn thả tự nhiên trên các triền đồi núi hoặc trong các cánh rừng, ban đêm thường được nhốt tại chuồng và bổ sung thêm muối ãn. Một số hộ ở vùng trung du và khu vực ven đô nuôi dê theo phương thức chăn thả kết hợp bổ sung thêm thức ãn, nước uống tại chuồng. Quy mô đàn dê ở các tỉnh Miền Bắc trung bình 7-10 con. Riêng khu vực miền núi, do diện tích chãn thả rộng nên nhiều hộ nuôi từ 30-50 con hoặc nhiều hơn. Ở Miền Trung, Ninh Thuận là tỉnh có nghề chăn nuôi dê phát triển do có diện tích chăn thả rộng và việc tiêu thụ sản phẩm 21 thuận lợi. Cùng với giống dê c ỏ , giống dê Bách thảo được nuôi tương đối phổ biến. Dê và cừu chiếm vị trí thứ 3 sau lợn và bò, nhiều hộ nuôi từ 100-300 con dê, hoặc cừu (Lê Đình Cường, 1997). Các tỉnh phía Nam như Thành phố Hồ C hí1Minh, Tiền Giang, Long An, Bến Tre và Đồng Nai chăn nuôi dê với quy mô đàn nhỏ hơn, bình quân từ 10-20con/đàn (Hiến, 1996). So sánh sự quan tâm chăn nuôi dê vói các vật nuôi khác, Đặng Xuân Biên (1993) cho biết: con dê còn ít được quan tâm chú ý, thiếu sự đầu tư và quản lí, số lượng dê nuôi ở nước ta còn quá ít so với các vật nuôi khác. Trong những năm gần đây, chăn nuôi dê ở nước ta có chiều hướng phát triển tốt, tỉ lệ tãng đàn 10% (2001) so với năm 1990. Để thúc đẩy ngành chăn nuôi dê phát triển. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đầu tư nhiều dự án như: dự án Cải thiện đời sống nông dân nghèo bằng cách phát triển sản xuất sữa dê dựa trên nguồn thức ăn sẵn có của địa phương (FAO/TCP/VIE6613); dự án Phát triển chăn nuôi dê lai tại tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn, V.V.. Nhiều cuộc hội thảo về phát triển chăn nuôi dê đã được tổ chức nhằm đánh giá tinh hình, tiềm nãng phát triển và tìm ra những giải pháp để thúc đẩy phát triển chăn nuôi dê ở nước ra như: Hội thảo nghiên cứu phát triển nuôi dê ở Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh tháng 11.1992 của IDR và IAS; Hội thảo chăn nuôi dê-bò sữa thịt ở Viện chán nuôi năm 1993. Nhiều công trình nghiên cứu về con dê đã và đang được triển khai, chẳng hạn như một số công trình nghiên cứu về giống và lai tạo giống dê: Phương thức lấy tinh và đánh giá chất lượng tinh dịch dê (Đào Đức Thà và cộng sự, 1997), Lai dê Bách thảo với dê 22
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan