Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu ChỦ äá»€_ bẢn thã‚n_1

.DOC
16
242
52

Mô tả:

CHỦ ĐỀ: BẢN THÂN CHỦ ĐỀ NHÁNH: CƠ THỂ CỦA TÔI Từ ngày 5/10 đến ngay9/10/2015 ĐÓN TRẺ I/ Mục đích yêu cầu 1. Kiến thức: Trẻ thể hiện cảm xúc về những ngày nghỉ của gia đình. Trẻ biết các bộ phận của cơ thể mình, biết các chức năng chính của từng bộ phận. Trò chuyện về các bộ phận khác nhau: đầu, cổ, lưng, ngực, chân, tay 2. Kỹ năng: Rèn khả năng nói tròn câu trò ý, mạch lạc. 3. Thái độ: Giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ. II/ Chuẩn bị Đồ dùng của cô Một số tranh ảnh trong chủ đề cơ thể. Bài hát, bài thơ trong chủ đề. Đồ dùng của trẻ Đồ chơi trong chủ đề Tích hợp - MTXQ,…. III/ Tổ chức hoạt động Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Hoạt động 1:Đón trẻ Trẻ đến lớp chào cô - Cô tươi cười, niềm nở đón trẻ, nhắc trẻ cất đồ dùng đúng nơi quy định. - Cho trẻ xem tranh về chủ đề, đàm thoại và trò chuyện với trẻ. Hoạt động 2: Bé xem tranh - Hát bài “ Bàn tay” Trẻ hát cùng cô, quan sát - Cho trẻ quan sát tranh ảnh xung quanh lớp học. tranh ảnh quanh lớp học. - Cùng trò chuyện với trẻ về các bộ phận của cơ Trẻ trò chuyện cùng cô. thể mình. - Giới thiệu một số tranh ảnh cho trẻ xem. THỂ DỤC SÁNG I/ Mục đích yêu cầu 1.Kiến thức Trẻ biết lợi ích của việc tập thể dục sáng thường xuyên là tốt cho cơ thể. Trẻ biết di chuyển đội hình và cách dãn hàng. Trẻ khởi động và tập các động tác phát triển chung nhịp nhàng theo nhạc. 2. Kỹ năng Rèn kỹ năng phát triển các cơ bắp thông qua các động tác phát triển chung. Phát triển kỹ năng nhanh nhẹn, khéo léo, dẻo dai, chính xác qua việc xếp đội hình và tập đúng nhịp điệu bài hát. Rèn kỹ năng phối hợp giữa mắt, tay chân. 3. Thái độ Giáo dục trẻ thường xuyên tập thể dục để rèn luyện cơ thể có các cơ bắp khỏe mạnh để có một cơ thể phát triển toàn diện. III/ Chuẩn bị Đồ dùng của cô Máy nghe nhạc, bài hát “ Bàn tay” Trống lắc. Đồ dùng của trẻ Gậy thể dục đủ cho số lượng trẻ Tích hợp: Ân nhạc “Bàn tay” III/ Tổ chức hoạt động Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Hoạt động1: trò chuyện Bạn nào cho cô biết buổi sáng trước khi đến lớp con Trẻ trò chuyện cùng cô làm những công việc gì? Ngoài ra chúng ta còn làm gì để cho cơ thể mình khỏe mạnh? À chúng ta sẽ tập thể dục buổi sáng vậy bây giờ cô và các con cùng tập thể dục để có sức khỏe thật tốt nhé! Hoạt động 2: Bé khởi động cùng cô Cô mở nhạc lời bài hát “ bàn tay” Cô và các con đi vòng tròn theo nhạc và tập các Trẻ nghe nhạc khởi động động tác khởi động như: đi dậm chân, đi bằng gót cùng cô chân, mũi chân,đi khom lưng kết hợp chạy chậm, chạy nhanh về 3 hàng ngang. Bài tập phát triển chung Cô thực hiện bài tập thể dục theo nhạc cho trẻ tập theo cô. Mỗi động tác thực hiện 2 lần 8 nhịp. Động tác hô hấp 1: Gà gáy Trẻ thực hiện theo đội hình Tay vai: Hai tay đưa lên cao Động tác bụng lườn 3: Một tay chống hông, một tay lười Động tác chân 3: Đứng lên liên tục Động tác bật 2: Bật tiến về phía trước Hoạt động 3: Hồi tĩnh: - Cô cho trẻ đưa tay lên cao – Hạ tay xuống hít thở nhẹ nhàng 3 hàng ngang Trẻ đi hít thở nhẹ nhàng. ****************************************************************** Thứ hai ngày 5 tháng 10 năm 2015 HOẠT ĐỘNG HỌC ĐỀ TÀI: TRÒ CHUYỆN VỀ CÁC BỘ PHẬN CƠ THỂ, CÁC GIÁC QUAN VÀ TÁC DỤNG CỦA CHÚNG I/ Mục đích yêu cầu: 1. Kiến thức: Trẻ biết tên gọi chức năng của các bộ phận trên cơ thể 2. Kỹ năng: Rèn luyện khả năng ghi nhớ, kỹ năng so sánh, phân biệt. 3. Thái độ: Giáo dục trẻ yêu quý, giữ gìn, bảo vệ và chăm sóc các bộ phận trên cơ thể của mình II/ Chuẩn bị: Đồ dùng của cô Tranh vẽ cơ thể bé, bài hát “ Tôi bị ốm” Đồ dùng của trẻ Trò chơi trong chủ đề Tích hợp ÂN, LQVH III/ Tổ chức hoạt động Hoạt động 1: Bé cùng trò chuyện. Cho trẻ hát bài “Tôi bị ốm” Trẻ hát cùng cô Trong bài hát nói về điều gì ? Trẻ trẻ lời câu hỏi của cô Thế các con đã bao giờ bị ốm chưa? Khi bị ốm các con thấy cơ thể mình như thế nào? Ngoài bộ phận đó rất đau và mệt mỏi, còn bộ phận khác thì sau nhỉ? Giáo dục : Các con ơi cơ thể cúng ta là 1 khối thống nhất do rất nhiều các bộ phận và các giác quan hợp thành, chúng có chức năng riêng, giữ những vai trò quan trọng khác nhau như không thể thiếu 1 bộ phận giác quan nào Vậy bây giờ cô và các con cùng khám phá xem cơ thể của mình gồm mấy phần nhé! Hoạt động 2: Bé cùng khám phá Cô cho trẻ quan sát tranh vẽ cơ thể bé Cơ thể chúng mình gồm có mấy phần? Gồm có 3 phần: Phần đầu, phần mình và tay chân *Phần đầu: Bạn nào cho cô biết mình có mấy cái đầu? Trên phần đầu có những bộ phận giác quan nào? Có mấy mắt? mắt để làm gì? Có mấy tai? Tai để làm gì Có mấy cái miệng? Trong miệng có gì? Có tác dụng gì? À đúng rồi trên cơ thể chúng ta thường có 5 giác quan đó là thính giác –là tai-dùng để nghe, thị giáclà mắt –dùng để nhìn,vị giác-là lưỡi dùng để cảm nhận các vị khác nhau của đồ ăn, nước uống, nóng, lạnh, khứu giác mũi…. Các giác quan này vô cùng quan trọng đối với cuộc sống mỗi chúng mình, để chúng luôn được khỏe mạnh và sạch đẹp các con phải biết bảo vệ, giữ gìn, chăm sóc yêu quý các bộ phận, giác quan của mình cũng như của bạn. *Phần thân Phần thân có những bộ phận nào? Giác quan nào? Có tác dụng gì? Phần tay chân có đặc điễm gì? Có mấy tay? Tay để làm gì? Đâu là phần cánh tay? Cổ tay? Bàn tay? Có mấy chân? Chân có tác dụng gì? Đâu là phần đùi? Bắp chân? Phần đầu gối? măt cá chân? Bàn chân? Nội dung giáo dục trẻ: cơ thể chúng ta là 1 khối thống nhất do rất nhiều các bộ phận và các giác quan hợp thành. Mỗi bộ phận –giác quan chúng có những chức năng riêng, giúp cho các con có cơ thể học tập, vui chơi, sinh hoạt 1 cách tốt nhất vì vậy Trẻ lắng nghe cô giáo dục Trẻ quan sát tranh Trẻ trả lời câu hỏi của cô Trẻ tham gia trả lời câu hỏi cùng cô Trẻ lắng nghe cô nói Trẻ trả lời câu hỏi cô Trẻ lắng nghe cô giáo dục các con phải nhớ yêu quý chăm sóc, bảo vệ các bộ phận giác quan của mình như của bạn. Hoạt động 3: Trò chơi cũng cố Nói nhanh tên gọi chức năng của các bộ phận, giác quan. Cô chỉ theo tranh Kết thúc Trẻ trả lời theo tranh của cô Chỉ CHƠI VÀ HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH ĐỀ TÀI: CHƠI Ở CÁC GÓC THEO NHÓM NHỎ I/ Mục đích yêu cầu 1. Kiến thức: Trẻ tham gia hoạt động ở các góc. 2. Kỹ năng: Trẻ biết cách sử dụng đồ chơi phù hợp với hoạt động của trẻ. 3. Thái độ: - Giáo dục trẻTrật tự trong khi chơi, không dành đồ chơi của bạn Trẻ biết sử dụng đồ chơi cận thận, chơi xong biết cất đồ chơi đúng nơi quy định II/ Chuẩn bị Đồ dùng của cô Tranh ảnh theo chủ đề Đồ dùng của trẻ Đồ dùng đồ chơi ở các góc cho trẻ hoạt động. Tích hợp MTXQ,…. III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ Hoạt động 1: Bé vui trò chuyện Các con ơi! Trong lớp mình có mấy góc chơi? Trẻ trả lời Đó là những góc nào ? Góc xây dựng có những đồ chơi gì? Trẻ kể tên các góc chơi Góc phân vai có đồ chơi gì ? Lần lượt cô hỏi về các góc chơi còn lại. Con thích chơi ở góc chơi nào ? Trẻ trả lời Hoạt động 2: chúng mình cùng chơi nhé. Cô cho trẻ hát bài “ bàn tay” .Bây giờ các con hãy Trẻ cùng hát với cô về góc chơi của mình Trẻ tham gia hoạt động ở Cô đến các góc chơi quan sát và gợi ý cho trẻ tạo ra các góc sản phẩm. Cô chú ý hướng trẻ chơi ở các góc Hoạt động 3:Tham quan nào bạn nhé! Cô cùng trẻ đến từng góc chơi tham gia nhận xét. Giáo dục cho trẻ cất đồ dùng đồ chơi. Kết thúc ***************************************************************** Thứ ba ngày 6 tháng 10 năm 2015 HOẠT ĐỘNG HỌC ĐỀ TÀI: NHẢY XA TCVĐ: VỀ ĐÚNG NHÀ I/ Mục đích yêu cầu 1. Kiến thức Trẻ biết nhảy xa đúng tư thế. Trẻ biết cách thực hiện vận động theo đúng yêu cầu của cô. 2. Kỹ năng Phát triển các tố chất vận động cho trẻ . Rèn cho trẻ biết phối hợp tay chân nhịp nhàng khi nhảy xa Luyện kỹ nhảy xa cho trẻ 3. Thái độ Rèn sự tập trung chú ý, tính kiên trì cho trẻ khi tham gia tập luyện. Có ý thức thi đua trong tập thể. Biết vâng lời cô và hứng thú với giờ học II/ Chuẩn bị Đồ dùng của cô Bài hát trong chủ đề Đồ dùng của trẻ Đồ chơi trong chủ đề. Tích hợp MTXQ,… III/ Tổ chức hoạt động Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Hoạt động 1: bé khởi động cùng cô Cho trẻ hát bài “bàn tay” Trẻ hát cùng cô Các con vừa hát bài hát gì? Trẻ trả lời câu hỏi của cô Bài hát nói về điều gì? À đúng rồi. vậy bây giờ cô và các con cùng khởi động nhé! - Cho trẻ đi vòng tròn kết hợp đi các kiểu: nhón Trẻ đi vòng tròn kết hợp các gót, đi khom lưng, chạy chậm, chạy nhanh. kiểu làm theo yêu cầu của cô Để cho cơ thể mình khỏe mạnh cô và các con cùng vận động bài hát “Ồ sao bé không lắc” Hoạt động 2: Bé cùng vận động *Bài tập phát triển chung: Cô cho trẻ vận động bài hát “Ồ sao bé không lắc” Động tác 1 tay : Đưa tay ra nào, nắm lấy cái tai. Lắc lư cái đầu, lắc lư cái đầu Động tác 2 bụng: Đưa tay ra nào, nắm lấy cái eo. Lắc lư cái mình, lắc lư cái mình. Động tác 3 chân: Đưa tay ra nào, nắm lấy cái chân. Lắc lư cái đùi, lắc lư cái đùi. *vận động cơ bản “ Nhảy xa” Cô làm mẫu lần 1 không giải thích Cô làm mẫu lần 2 +giải thích Mời 1-2 trẻ lên làm thử Cho cả lớp tập 1-2 lần (mỗi lần tập cho trẻ nhắc lại tên vận động) Trẻ tập cô chú ý sửa sai cho trẻ * Trò chơi vận động: “ Về đúng nhà” Cô giới thiệu trò chơi Nêu luật chơi cách chơi Cho trẻ tham gia chơi 3-4 lần Nhận xét sau khi chơi Hoạt động 3: Bé thư giãn Cho trẻ đi vòng trò hít thở nhẹn nhàng - Giáo dục Kết thúc Trẻ tập theo cô Trẻ chú ý quan sát cô làm mẫu và giải thích Trẻ tham gia chơi trò chơi CHƠI VÀ HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH ĐỀ TÀI: VỆ SINH ĐỒ CHƠI I/ Mục địch yêu cầu 1. Kiến thức Trẻ biết được cách sắp xếp các đồ dùng đồ chơi trong lớp. 2. Kỹ năng Phát âm đúng, chính xác. Phát triển ngôn ngữ, trí nhớ và khả năng tư duy, so sánh ở trẻ. 3. Thái độ Trẻ biết yêu quy đồ dùng, đồ chơi trong lớp mình. II/ Chuẩn bị *Đồ dùng của cô: Tranh chủ điểm, tranh ảnh sắp xếp các đồ dùng đồ chơi trong lớp. *Đồ dùng của trẻ: - Tranh ảnh sắp xếp các đồ dùng đồ chơi trong lớp. *thích hợp - Âm nhạc : Bàn tay III/ Tổ chức hoạt động Hoạt động của cô Hoạt động 1: Bé cùng trò chuyện Cô cho trẻ hát bài: “Bàn tay” Trong bài hát nói về gì? Hôm nay cô và các con cùng vệ sinh đồ chới nhé! Hoạt động 2: Bây giờ 1 bạn nào cho cô biết để cho lớp mình được đẹp thì con phải làm gì? Cô mời trẻ về các góc vệ sinh đồ chơi. Cách sắp xếp vệ sinh các đồ dùng đồ chơi trong của mình như thế nào Con thấy các góc lớp mình sắp xếp như thế nào? Góc xây dựng thì sao? Góc phân vai như thế nào? Góc nghệ thuật thì sao? Góc học tập sắp xếp như thế nào? Hoạt động 3:Trò chơi “Thi ai nhanh hơn” Cô có nhiều góc chơi nhiệm vụ của các con là giúp cô mang đồ chơi về để sắp xếp cho góc chơi của mình đẹp Luật chơi: Sau thời gian 1 đoạn nhạc đội nào mang được nhiều đồ chơi về là đội chiến thắng . Cô cho trẻ chơi vài lần Nhận xét Kết thúc Hoạt động của trẻ Cả lớp hát cùng cô Trẻ trả lời Trẻ trả lời Trẻ trả lời Trẻ lắng nghe cô nói luận chơi, cách chơi Trẻ tham gia chơi ****************************************************************** Thứ tư ngày 7 tháng 10 năm 2015 HOẠT ĐỘNG HỌC ĐỀ TÀI : CHUYỆN “CẬU BÉ MŨI DÀI” I/ Mục đích yêu cầu: 1. Kiến thức Trẻ nhớ tên truyện, các nhân vật trong truyện Trẻ hiểu nội dung câu chuyện 2. Kỹ năng - Biết trả lời đúng và đủ câu hỏi theo yêu cầu của cô - Phát triển ngôn ngữ mạch lạc 3. Thái độ Giáo dục trẻ biết yêu quý, giữ gìn, bảo vệ và chăm sóc các bộ phận trên cơ thể của mình. II/ Chuẩn bị: Đồ dùng của cô - Giáo án điện tử truyện “Cậu bé mũi dài” - Đĩa nhạc - Đồ dùng của trẻ Bảng, que chỉ Tích hợp Âm nhạc III/ Tổ chức hoạt động Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Hoạt động 1: cô cho trẻ hát bài “Cái Mũi” Các con vừa hát nói về cái gì? Trẻ hát cùng cô Mũi có tác dụng gì? Trẻ trả lời câu hỏi Đúng rồi: cái mũi cũng là bộ phận quan trọng của cơ Trẻ lắng nghe thể chúng ta, nhờ có mui mà chúng ta ngửi được, thở được đấy , thế mà có 1 bạn nhỏ lại định vứt mũi , vứt tai của mình. Để biết đó là ai trong câu truyện gì cô mời cả lớp lắng nghe cô kể câu truyện “ Cậu bé mũi dài” Hoạt động 2: Bé nghe kể truyện Cô kể câu truyện lần 1 Cô nói tên truyện “Cậu bé mũi dài” do tác giả Lê thị Hương và Lê thị Đức biên tập Cô kể câu truyện lần 2 : Kết hợp cho trẻ xem tranh ảnh trên máy tính Hoạt động 3: Đàm thoại nội dung truyện - Cô vừa kể cho các con nghe câu truyện gì? - Trong câu truyện có những nhân vật nào? Chú bé mũi dài đã nói gì khi không trèo được lên cây táo nhỉ? Trẻ lắng nghe - Những ai đã khuyên chú bé mũi dài? - Khuyên như thế nào nhỉ? Được các bạn khuyên bé mũi dài đã nhận ra điều gì? - Các bạn phải làm gì để giữ gìn các bộ phận, giác quan trong cơ thể? Giáo dục: Tất cả các bộ phận trên cơ thể của chúng ta Trẻ trả lời câu hỏi đều rất quan trọng. Mắt để nhìn, tay để nghe, mũi để Đàm thoại theo nội dung thở và ngửi… truyện Vậy các con cần phải biết giữ gìn vệ sinh các bộ phận trên cơ thể sạch sẽ hàng ngày Cô thấy các con học ngoan cô sẽ thưỡng cho lớp mình 1 trò chơi Hoạt động 4: Trò chơi “chơi với các bộ phận cơ thể Cô cũng cố nhận xét Tuyên dương trẻ Kết thúc Trẻ chơi 1-2 lần CHƠI VÀ HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH ĐỀ TÀI: VỆ SINH RĂNG MIỆNG I/ Mục đích yêu cầu 1. Kiến thức - Giúp trẻ biết ích lợi của của răng và việc vệ sinh răng miệng. - Biết răng rất quan trọng đối với mọi người. 2. Kỹ năng Tập thói quen chải răng hàng ngày đúng cách. 3.Thái độ Trẻ giữ gìn vệ sinh răng miệng, chải răng ngày 3 lần: II/ Chuẩn bị: Đồ dùng của cô Tranh ảnh em bé vệ sinh răng miệng Đồ dùng của trẻ Mỗi trẻ 1 bàn chải. Kem đánh răng. Tích hợp Các bài hát trong chủ đề. III/ Tổ chức hoạt động Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Hoạt động 1:trò chuyện Cho trẻ hát bài “vui đến trường” Trẻ hát cùng cô - Sáng ngủ dậy các con thường làm gì? Trẻ tham gia trả lời câu - Một ngày con đánh răng mấy lần vào những lúc nào? hỏi của cô - Vì sao con phải đánh răng? Ngoài việc đánh răng ra muốn cho răng miệng mình luôn sạch đẹp con phải làm gì nữa. Hoạt động 2: Xem tranh Cho trẻ xem tranh vẽ em bé vệ sinh răng miệng Trẻ quan sát tranh của - Đàm thoại cùng trẻ qua tranh cô - Em bé đang làm gì? Để vệ sinh răng miệng đúng cách Các con xem cô làm mẫu nhé Trẻ quan sát cô làm Cô làm mẫu lần 1 Cô làm mẫu lần 2 kết hợp giải thích Bước 1: Lấy kem Bước 2: Lấy nước Bước 3: chải răng Bước 4: súc miệng Bước 5: rửa sạch bàn chảy - Như vậy cô đã vệ sinh răng miệng rồi Mời 1 trẻ lên làm mẫu cho cả lớp xem Hoạt động 3: Luyện tập Cô cho cả lớp cùng thực hiện theo cô Kết thúc 1 Trẻ lên làm mẫu Trẻ thực hiện ****************************************************************** Thứ năm ngày 8 tháng 10 năm 201 HOẠT ĐỘNG HỌC ĐỀ TÀI: TRANG TRÍ KHĂN MÙI SOA I/ Mục đích yêu cầu : 1. Kiến thức: Trẻ biết trang trí chiếc khăn mùi soa 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng cầm bút, phối hợp các nét vẽ, các hình học để trang trí chiếc khăn mùi soa, kỹ năng chọn màu sắc hài hòa và tạo thành bố cục tranh cân đối. 3.Thái độ: Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động vẽ, yêu thích sản phẩm của mình của bạn - Thông qua tiết học giúp trẻ biết lợi ích vệ sinh cá nhân giúp trẻ phát triển khỏe mạnh II/ chuẩn bị: Đồ dùng của cô Tranh mẫu của cô, giấy Đồ dùng của trẻ 1 vỡ vẽ, bút sáp, bàn nghế Tích hợp Toán, âm nhạc III/ Tổ chức hoạt động Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Hoạt động 1: Trò chuyện Cô cho trẻ hát bài “Chiếc khăn tay” Trẻ hát cùng cô Các con vừa hát bài gì? Trẻ trả lời Bài hát nói về điều gì? Khi được mẹ tặng chiếc khăn tay bạn nhỏ dùng chiếc khăn tay để làm gì? Chiếc khăn ngoài dùng đểlau tay chúng mình còn dùng để làm gì? À đúng rồi đấy ! Cô cho trẻ quan sát tranh mẫu Bạn nào giỏi cho cô biết bức tranh vẽ gì? Chiếc khăn mùi soa của cô như thế nào? Chiếc khăn cô trang trí giống hình gì? Các con có muốn trang trí chiếc khăn mùi soa cho đẹp không? Vậy các con hãy ngồi ngoan quan sát cô trang trí chiếc khăn mùi soa nhé! Hoạt động 2: Bé cùng xem Cô làm mẫu lần 1 không giải thích Cô làm mẫu lần 2 + giải thích Muốn vẽ được cô phải cầm bút bằng tay phải, đầu tiên cô có một chiếc khăn mùi soa hình khuôn màu trắng, để chiếc khăn mùi soa đẹp hơn cô sẽ trang trí từ góc phía bên trái của hình vuông các chấm tròn và các nét thẳng, cứ như vậy cô trang trí cho đến hết các góc của hình vuông Như vậy cô đã trang trí xong chiếc khăn mùi soa rồi Bây giờ các con hãy về chổ ngồi của mình đi Hoạt động 3: Trẻ thực hiện Để trang trí được chiếc khăn mùi soa con phải sử dụng nét vẽ nào? Con chọn màu gì để trang trí chiếc khăn mùi soa? Cô quan sát trẻ, hướng dẫn những trẻ chưa làm được Hoạt động 4; Trưng bài sản phẩm Cho trẻ treo sản phẩm của mình lên Mời 2-3 trẻ nhận xét tranh trang trí đẹp Vì sao trẻ thích Cô nhận xét, khen những bứt tranh đẹp, Kết thúc Trẻ trả lời để lau mặt Trẻ quan sát mẫu Trẻ trả lời Trẻ quan sát cô làm mẫu Trẻ về chỗ ngồi Trẻ thực hiện Trẻ nêu nhận sét CHƠI VÀ HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH ĐỀ TÀI: ÔN CHUYỆN “CẬU BÉ MŨI DÀI” I/ Mục đích yêu cầu: 1/Kiến thức - Trẻ nhớ tên truyện, các nhân vật trong truyện - Trẻ hiểu nội dung câu chuyện 2. Kỹ năng - Biết trả lời đúng và đủ câu hỏi theo yêu cầu của cô - Phát triển ngôn ngữ mạch lạc 3. Thái độ Giáo dục trẻ biết yêu quý, giữ gìn, bảo vệ và chăm sóc các bộ phận trên cơ thể của mình. II/ Chuẩn bị: Đồ dùng của cô - Giáo án điện tử truyện “Cậu bé mũi dài” - Đĩa nhạc - Đồ dùng của trẻ Bảng, que chỉ Tích hợp Âm nhạc III/ Tổ chức hoạt động Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Hoạt động 1: cô cho trẻ hát bài “Cái Mũi” Các con vừa hát nói về cái gì? Trẻ hát cùng cô Mũi có tác dụng gì? Trẻ trả lời câu hỏi Đúng rồi: cái mũi cũng là bộ phận quan trọng của cơ Trẻ lắng nghe thể chúng ta, nhờ có mũi mà chúng ta ngửi được, thở được đấy , thế mà có 1 bạn nhỏ lại định vứt mũi , vứt tai của mình. Để biết đó là ai trong câu truyện gì cô mời cả lớp lắng nghe cô kể câu truyện “ Cậu bé mũi dài” Hoạt động 2: Bé nghe kể truyện, đàm thoại Cô kể câu truyện lần 1 diển cảm bằng lời. Cô vừa kể cho chúng mình nghe câu chuyện gì? Trong câu truyện có những nhân vật nào? Để biết rõ hơn các nhân vật trong chuyện chúng mình hãy lắng nghe cô kể lại 1 lần nữa nhé! Cô kể câu truyện lần 2 : Kết hợp cho trẻ xem tranh ảnh trên máy tính Bạn nào biết trong câu truyện có tên gì? Vì sao cậu lại có tên như vậy? Một buổi sáng ra vườn và nhìn thấy những gì? Trẻ lắng nghe Cây táo như thế nào? Cậu bé đã làm gì khi thấy cây táo? Thế cậu có treo được lên cây táo không? Vì sao? Bực quá cậu bé mũi dài đã nói như thế nào? Chú bé mũi dài đã nói gì khi không trèo được lên cây táo nhỉ? Trẻ trả lời câu hỏi - Những ai đã khuyên chú bé mũi dài? Đàm thoại theo nội dung - Khuyên như thế nào nhỉ? truyện Được các bạn khuyên bé mũi dài đã nhận ra điều gì? - Các bạn phải làm gì để giữ gìn các bộ phận, giác quan trong cơ thể? Giáo dục: Tất cả các bộ phận trên cơ thể của chúng ta đều rất quan trọng. Mắt để nhìn, tay để nghe, mũi để thở và ngửi… Vậy các con cần phải biết giữ gìn vệ sinh các bộ phận trên cơ thể sạch sẽ hàng ngày Cô thấy các con học rất giỏi cô sẽ thưởng cho lớp mình 1 trò chơi Hoạt động 4: Trò chơi “Hãy sờ vào” Cách chơi: khi cô nói đến bộ phận nào trên cơ thể thì các con phải nhanh tay sờ vào bộ phận đó. Luật chơi: khi cô nói đến bộ phận nào mà trẻ sờ sai sẽ bị phạt Cô cũng cố nhận xét Tuyên dương trẻ Kết thúc Trẻ chơi 1-2 lần ****************************************************************** Thứ sáu ngày 9 tháng 10 năm 2015 HOẠT ĐỘNG HỌC ĐỀ TÀI: HÁT “BÀN TAY” I/ Mục đích yêu cầu 1. Kiến thức Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả, hiểu nội dung bài hát. Trẻ hát thuộc lời, đúng giai điệu bài hát Trẻ chơi trò chơi đúng yêu cầu. 2. Kỹ năng Rèn khả năng nghi nhớ. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua bài hát. 3. Thái đội Giáo dục trẻ biết tác dụng của đôi bàn tay. Biết giữ gìn đôi bàn tay sạch sẽ và tập thể dục để đôi bàn tay khỏe mạnh. II/ Chuẩn bị Đồ dùng của cô Nhạc không lời Đồ dùng của trẻ Mũ âm nhạc Tích hợp ÂN, đồng dao, MTXQ III/ Tổ chức hoạt động HoạT động của cô Hoạt động 1: Dạy hát bài “Bàn tay” Cô đố các con: bàn tay của mình làm được những việc gì? À đúng rồi. Bạn nào cũng có bàn tay sạch, bàn tay xinh, biết làm những việc có ích cho bản thân và giúp đỡ người khác. Hôm nay cô sẽ dạy cho các con bài hát có tên là “Bàn tay” Hoạt động 2: Bé cùng hát Cô hát cho trẻ nghe 1 lần Cô hát lần 2 kết hợp múa minh họa Cô cho cả lớp hát. Cô mời nhóm hát Cô mời cá nhân hát Cô quan sát trẻ hát và sữa sai. Hoạt động 3: vỗ tay theo phách. Cô cho trẻ nhóm 1 vỗ tay và hát Cô cho trẻ nhóm 2 sử dụng nhạc cụ, vỗ tay theo phách ,gõ điệm. Trò chơi “Đoán tên bạn hát” Cách chơi: Cô cho trẻ đậu mũ chóp , sau đó cô cho 1 trẻ hát , người đậu mũ chóp đoán trên người hát. luật chơi: Thời gian là khi bạn hát xong bạn còn lại phải có nhiệm vụ đoán tên người hát ,nếu đoán sai sẽ bị làm 1 tiết mục góp vui cho lớp Hoạt động của trẻ Trẻ trả lời Hết lớp hát Nhóm hát Cá nhân hát Trẻ thực hiện vỗ theo phách Trẻ tham gia chơi CHƠI VÀ HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH NÊU GƯƠNG CUỐI TUẦN I/ Mục đích yêu cầu 1. Kiến thức Trẻ nắm được tiêu chí bé ngoan trong tuần, phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. 2. Kỹ năng Biết nhận xét đánh giá bản thân, đánh giá bạn. 3. Thái độ Giáo dục trẻ tính chăm ngoan. II/ Chuẩn bi Đồ dùng của cô. Bảng bé ngoan, cờ bé ngoan. Đồ dùng của trẻ. Cờ bé ngoan Tích hợp Hoa bé ngoan, cả tuần đều ngoan. III/Tồ chức hoạt động Hoạt động của cô Hoạt động 1: cả tuần đều ngoan Cô và trẻ hát “ cả tuần đều ngoan” Bài hát cô và các con vừa hát bài gì vậy con? Để trở thành bé ngoan thì con phải làm gì? - Cả tuần đề ngoan con sẽ được gì? Hoạt động 2: ai là bé ngoan Gợi ý hỏi trẻ trong lớp: cho từng tổ nhận xét các bạn trong tổ viên ai ngoan? Vì sao? Ai chưa ngoan? vì sao? Cho trẻ ngoan lên cắm cờ bé ngoan. Giáo dục trẻ chưa ngoan ngoan hơn theo các tiêu chuẩn bé ngoan vào tuần tới. Cô đưa ra các tiêu chuẩn bé ngoan tuần tới. Cho trẻ nhắc lại. Cả lớp cùng cố hát bài “ hoa bé ngoan” Kết thúc hoạt động Hoạt động của trẻ - Trẻ hát cùng cơ - Trẻ lắng nghe. Trẻ nhận xét Trẻ ngoan lên cấm hoa bé ngoan. Trẻ nhắc lại tiêu chuẩn bé ngoan.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan