Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Đại cương Câỵ thuốc vị thuốc và bài thuốc việt nam ...

Tài liệu Câỵ thuốc vị thuốc và bài thuốc việt nam

.PDF
244
230
148

Mô tả:

DS. TÀO DUY CẦN - DS. TRẠN sĩ VIÊN CÂỴ THUỐC VỊ THUỐC VÀ BÀI THUỐC VIỆT NAM m TRƯỜNG ĐH DƯỢC HÀ NỘI T H U ’ V IE N . Ngày tháng .^ .^ n ă m 2 Q ./^ OKCB:...... Ị ^ . Ấ Ậ Ữ Ư ^ Ỉ lỊ p Á . NHÀ XỤẤT BÀN HÀ NỘI HÀ NỘI - 2007 LỜI N H À X U Ấ T B Ả N G ó p p h ầ n p h ổ c ậ p k iế n th ứ c y tế tro n g c ọ n g đ ổ n g n h ằ m g iú p m ỗ i người d â n có th ê m h iể u b iế t đ ể tự c h ă m s ó c sức k h ỏ e c h o bản th â n và c h o nhữ ng th à n h v iê n tro n g g ia đ in h , N h à x u ấ t b ả n H à N ội c h o ấn h à n h c u ố n s á c h “Cây thuốc vị thuốc và bài thuốc Việt Nam” do dược sĩ Tào Duy cần và dược sĩ T rầ n Sỹ V iê n b iê n soạn. C u ố n s á c h giới th iệ u m ộ t s ố vị th u ố c và bài th u ố c y h ọ c c ổ tru y ề n v ố n là n hữ ng th ả o m ộ c s ố n g ở nước ta dễ k iế m h o ặ c được di th ự c v à o V iệ t N a m . P h ầ n c ò n lại và là p h ầ n c h ín h c ủ a c u ố n s á c h c á c tá c g iả trìn h b à y nhữ ng phư ơ ng th a n g trị b ệ n h th e o ỵ h ọ c c ổ tru y ề n (b à i th u ố c y h ọ c c ổ tru y ề n ) đ ặ c b iệ t là c á c phư ơ ng th a n g trị b ệ n h ch u yê n khoa. C u ố n s á c h được b iê n s o ạ n c ô n g p h u ,,k h o a h ọ c và d ễ h iể u . C ứ n h ư c ó lương y h iệ n d iệ n trư ớ c m ắ t c h ỉ b ả o ta kỹ từ ng c h i tiế t đ ể n h ậ n d ạ n g c â y th u ố c , h iể u rõ c ô n g d ụ n g và c á c h sử d ụ n g nó. N h à x u ấ t b ả n trâ n trọ n g giới th iệ u c u ố n “Cây thuốc vị thuốc và bài thuốc Việt N a m ” c ù n g b ạ n đ ọ c , tin rằ n g c u ố n s á c h th ự c sự c ầ n th iế t c h o m ỗ i gia đình đ ể tiệ n tra cứu kh i c ầ n th iế t - n hư người th ầ y th u ố c tro n g nh à c h ă m lo sức k h ỏ e c h o m ọ i người NHÀ XU Ấ T BÀN HÀ NỘÍ LỜI NÓI ĐẨU Sách Cây thuốc vị thuốc và bài thuốc Việt Nam bao gồm hàng chục ngàn bài thuốc của các danh y trong nước và nước ngoài từ xưa đến nay. Sách gồm 2 phần chính: PHẦN MỘT: Có trên 500 vị thuốc Nam - thuốc Bắc thường dùng. Mỗi vị được trình bày đơn giản nhưng đầy đủ những điểm chính như: Tên vị thuốc Tên khác của vị thuốc (TK) Phân bố (PB) vùng có cây thuốc mọc hoang hay di thực của vị thuốc này Bộ phận dùng (BPD) của cây thuốc: hoa, lá, rễ, củ hay cả cây... đồng thời nêu mùa thu hái, chế biến sơ bộ, bảo quản, tính vị, quy kinh, các hoạt chất chính có trong vị thuốc... Tác dụng (TD) của vị thuốc Chỉ định dùng (CĐ) Liều dùng (LD) ' Kiêng kị (KK) Ghi chú (GC)... PHẦN H AI: Có hàng chục ngàn bài thuốc. Mỗi bài thuốc dùng đặc trị 1 bệnh hoặc 2-3 bệnh, việc sắp xếp nhiều bài thuốc có tác dụng và chỉ định tương tự được xếp vào một Loại bệnh hoặc 2 hay 3 Loại bệnh được xếp vào một Nhóm bẹnh, tuy chữa được hoàn chỉnh, nhưng có thể giúp bạn đọc tra cứu được thuận tiện. Khi tra cứu sử dụng người thầy thuốc hay lương y có thể căn cứ vào bệnh trạng của bệnh nhân để dùng Nguyên bản của bai thuốc hoặc gia giảm (thêm, bớt) các vị thuốc và liều lượng nếu thấy cần thiết. Mỗi bài thuốc được trình bày theo thứ tự: Tên bài thuốc kèm theo xuất xứ của bài thuốc đó, Thành phần (TP) bao gồm các vị dược liệu, Bào chế (BC) theo các dạng cao, đan, hoàn tán, thuốc sắc, C hỉ định (CĐ) chính và Liều dùng (LD) trung bình, Chú ý hay Ghi chú (GC) những điều cần biết... Các bài thuốc trong mỗi loại bệnh được xếp theo vần A, B, đan, hoàn, tán, thuốc thang (sắc). c... và theo dạng bào chế: cao, Cuốn sách có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho nhiều đối tượng có quan tâm đến thuốc y học cổ truyền, như các thầy thuốc Y học cổ truyền và Tây y, các cán bộ nghiên cứu, giảri^ dạy, sinh viên, học sinh các trường chuyên nghiệp Y - Dược, các viện, bệnh viện, các xí nghiệp, công ty cổ phần dược liệu, dược phẩm... Trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã được nhiều ý kiến đóng góp quý báu của các đồng chí lãnh đạo Bộ Y tế, Nhà xuất bản Hà Nội, các sở Y tế tỉnh, thành phố, các công ty, xí nghiệp, các lương y... để hoàn thành cuốn sách này. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn các đổng chí lãnh đạo, các bạn đồng nghiệp gần xa... đã khích lệ chúng tôi trong quá trình biên soạn và rất mong các đổng chí lãnh đạo và bạn đọc góp thêm ý kiến còn thiếu sót để lần’ in sau-được hoàn chỉnh hơn. Các tá c g iả HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG SÁCH CUỐN SÁCH GỒM CÁC PHẦN CHÍNH: - Lời nhà xuất bản. - Lời nói đầu. - 9 điều Y huấn cách ngôn của Danh Y Hải Thượng Lãn ô n g . - Mấy nét đại cương về Y học cổ truyền. - Một số thuật ngữ thường gặp trong Y học cổ truyền, PHẦN MỘT; Từ trang 23 đến trang 245 CÁC VỊ THUỐC THƯỜNG DÙNG TRONG Y HỌC c ổ TRUYỀN : Khi cần tra cứu ta xem ở mục lục cuối cuốn sách. V í dụ: Khi cần tra cứu vị thuốc Biển súc, xem ở mục lục có số trang là 45, rồi xem ở phần một trong sách có số trang tương ứng là 45 thì ta tìm được vị thuốc Biển súc... PHẨN HAI: Từ trang 247 đến trang 1458 CÁC BÀI THUỐC Y HỌC c ổ TRUYỀN: Khi cần tra cứu các bài thuốc để trị bệnh (phần này có 37 loại bệnh, gồm hàng chục ngàn bài thuốc) ta xem ở phần mục lục cuối cuốn sách. Ví dụ 1: Khi cần tra cứu Bệnh phụ sản... và muốn tìm các bài thuốc để trị bệnh "Tuổi già vẫn bị hành kinh" thi xem ở mục lục có ghi số trang là 956, rồi xem trong sách có số trang tương ứng là 956 thì tìm được mục "Tuổi già vẫn bị hành kinh". Ví dụ 2: Muốn trị bệnh "Có thai bị kinh giật", xem m ục lục số trang 976, rồi xem trong sách số trang tương ứng 976 thì tìm được mục "Có thai bị kinh giật" V.V.. - Mục lục tra cứu. - Các tài liệu tham khảo chính. 9 điểu y huân cách ngôn của Danh y Hải Thượng Lãn ông là khuôn phép của người hành nghề YDHCT, để rèn luyện, tu dưõng, phâVi đâu góp phần vào sự nghiệp CSBVSKND 1. "Phàm người học thuốc, tất phải hiểu thấu lý luận đạo làm người, có thông lý luận đạo làm người thì học thuốc mới giỏi. Khi có chút thì giờ nhàn rỗi, nên luôn luôn nghiên cứu các sách thuốc xưa nay, luôn luòn phát huy biến hoá thâu nhập được vào tâm thấy rõ được ở mắt, thì tự nhiên ứng vào việc làm mà không sợ sai lầm. 2. Phàm người mời đi thăm bệnh, nên tuỳ bệnh cần kíp hay không, mà sắp đặt đi thăm trước hay sau. Chớ nên vì giàu sang hay nghèo hèn, mà nơi đến trước, chỗ đến sau, hoặc bốc thuốc lại phân biệt hơn kém. Khi lòng mình có chỗ không thành thật, thì khó mong thu được kết quả. 3. Khi xem bệnh cho đàn bà, con gái và đàn bà goá, ni cô cần phải có người nhà bên cạnh mới bước vào phòng mà thăm bệnh, để tránh hết sự nghi ngờ, dù cho đến con hát, nhà thổ cũng vậy, phải đứng đắn, coi họ như con nhà tử tế, chớ nên đùa cợt mà mang tiếng bất chính, sẽ bị hậu quả về tà dâm. 4. Phàm thầy thuốc nên nghĩ đến việc giúp đỡ người, không nên tự ý cầu vui, như mang rượu lên núi, chơi bời ngắm cảnh, vắng nhà chốc lát, nhỡ có bệnh cấp cứu, làm cho người ta sốt ruột mong chờ nguy hại đến tính mệnh con người. Vậy cần phải biết nhiệm vụ mình là quan trọng như thế nào ? 5. Phàm gặp phải chứng bệnh nguy cấp, muốn hết sức mình để cứu chữa tuy đó là lòng tốt, song phải nói rõ cho gia đinh người ốm biết trước rồi mới cho thuốc: lại có khi phải cho không cả thuốc như thế thì thuốc nếu có công hiệu thì người ta sẽ biết cảm phục mình, nếu không khỏi bệnh, cũng không có sự oán trách và tự minh không bị hổ thẹn. 6. Phàm chuẩn bị thuốc men thì nên mua giá cao, để được thứ tốt. Theo sách Lôi Công mà bào chế và cất giữ thuốc men cho cẩn thận. Hoặc y theo từng phương mà bào chế, hoặc tuỳ thời tuỳ bệnh mà gia giảm. Khi lập ra phương mới, phải phỏng theo ý nghĩa của người xưa, chớ nên tự lập Ira những phương bừa bãi để thử bệnh. Thuốc sắc và thuốc tán nên có đủ. Thuốc hoàn và thuốc đan nên chế sẵn. Có như thế mới ứng dụng được kịp thời, khi gặp bệnh khỏi phải bó tay. 7. Khi gặp bạn đổng nghiệp, cần nên khiêm tốn, hoà nhã, giữ gìn thái độ kính cẩn, không nên khinh nhờn. Người hơn tuổi mình thì kính trọng, người học giỏi thì coi như bậc thầy, người kiêu ngạo thì minh nhân nhượng, người kém mình thì dìu dắt họ. Giữ được lòng đức hậu như thế, sẽ đem lại nhiều hạnh phúc cho mình. 8. Khi đến xem bệnh ở những nhà nghèo túng, hay những người mồ côi, goá bụa, hiếm hoi, càng nên chăm sóc đặc biệt, vì những người giàu sang, không lo không có người chữa; còn những người nghèo hèn, thì không đủ sức đón được thầy giỏi, vậy ta để tâm một chút, họ sẽ được sống một đời. Còn như những người con thảo, vợ hiền, nghèo mà mắc bệnh, ngoài việc uống thuốc, lại tuỳ sức mình chu cấp cho họ nữa, vì có thuốc mà không có ăn, thì cũng vẫn đi đến chô chết. Cần phải cho họ được sống toàn diện, mới đáng gọi là nhân thuật. Còn những kẻ vì chơi bời phóng đáng mà nghèo và mắc bệnh, thi không đáng thương tiếc lắm. 9. Khi chữa cho ai khỏi bệnh rồi, chớ có mưu cầu quà cáp, vì những người nhận của người khác cho thường hay sinh ra nể nang, huống chi đối với những kẻ giàu sang, tính khí thất thường mà mình cầu cạnh, thường hay bị khinh rẻ. Còn việc tâng bốc người ta để cầu lợi, thường hay sinh chuyện, cho nên nghề thuốc là thanh cao, ta càng phải giữ phẩm chất cho sạch...". (Ban hành kèm theo Q uyết định số 3923/1999 QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế ngày 09/12/1999). ■ì 7 MẤY NÉT ĐẠI CƯƠNG VỀ Y HỌC c ổ TRUYỀN "TH U Ố C CHỮA BỆNH Y HỌC c ổ T R U Y Ề N " còn gọi là thuốc Đông, bao gồm cả thuốc Nam và thuốc Bắc Thuốc y học cổ truyền có nguồn gốc từ cây cỏ thiên nhiên, động vật hoang dã và chất khoáng do đất trời biến hoá sinh ra. Từ thời sơ khai, trong quá trình đấu tranh sinh tồn với thiên nhiên, dần dần người xưa đã tìm được những cây, con chữa khỏi bệnh tật cho quần thể tộc người. Những kinh nghiệm quý báu ấy không ngừng được các thế hệ đời sau kế thừa, phát huy theo nhịp tiến hoá của nhân loại. Những nhà chuyên tâm nghiên cứu thuốc y học cổ truyền và cách chữa bệnh bằng thuốc y học cổ truyền đã trở thành các bậc danh y lỗi lạc như: Lý Thời Trân, đời Minh, thế kỷ XIV Nguyễn Bá Tĩnh (Tuệ Tĩnh) thế kỷ XVII Lê Hữu Trác (Hải Thượng Lãn ô n g ) thế kỷ XVIII Cùng nhiều nhà y học cổ truyền khác, các bậc Danh y đã tổng kết những kinh nghiệm và đúc kết thành lý luận chung của y học cổ truyền phương Đông, dựa trên các nguyên lý của thuyết Âm Dương, Ngũ hành. Cơ sở lý luận của y học cổ truyền có từ lâu đời, không thay đổi. Đến nay có điều còn đúng, có điều không còn đúng, khoa học hiện đại sẽ tiếp tục chứng minh làm rõ. Trên thực tế, cho dù nhiều bí ẩn trong các vị thuốc y học cổ truyền còn chưa được khám phá, các nhà Đông y vân dựa trên kinh nghiệm dân gian và lý luận Đông y của người xưa mà chữa khỏi bệnh tật cho nhiều người. Y học cổ truyền không ngừng phát triển. Thiết nghĩ chúng ta cũng nên biết những khái niệm về thuyết Âm Dương, Ngũ hành và hệ thống kinh mạch của người xưa để có thể hiểu thấu đáo những đặc tính và tác dụng của thuốc Đông, của các phương thang và phép điều trị theo thuyết Âm Dương, Ngũ hành, quy kinh, các kiêng kỵ khi dùng thuốc mà chúng tôi trình bày trong tập sách này. Người xưa cho rằng người và ngoại cảnh là một khối thống nhất. Vũ trụ biến hoá sinh ra Âm Dương. Âm Dương k ê ĩ hợp sinh ra Ngũ hành: Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ. Ngũ hành hợp lại tạo ra 3 lực lượng bao trùm vũ trụ đó là Tam tài: Thiên (trời), Địa (đất), Nhản (người). Khi xảy ra sự thiếu cân bằng giữa Thiên - Địa - Nhân, thiếu cân bằng giữa Âm và Dương, tất sinh ra bệnh. Phép chữa bệnh của y học cổ truyền là lập lại sự cân bằng Âm - Dương trong con người và giữ gìn sự hoà hợp giữa Thiên - Địa - Nhân. I. THUYẾT ÂM DƯƠNG Người xưa nhận thấy sự biến hoá không ngừng của sự vật và cơ cấu của sự biến hoá đó là: - ức chế lẫn nhau, bổ trợ, ảnh hưởng lẫn nhau. - Nương tựa lẫn nhau và thúc đẩy lẫn nhau. Phàm những cái gì có tính cách: hoạt động, hưng phấn, tỏ rõ, ở mé ngoài, hướng lên, tiến lên, vô hình, nóng nực, sáng chói, rắn chắc, tích cực đều th u ộ c Dương. (1) Trong tập sách này thuốc y học cổ truyền đa phần là thuốc Nam, kể cả các vị di thực đã trồng thành công trong nước. Con vị nào chưa phát hiẹn có ở Việt Nam hoặc di thực mà chưa trồng đại trà, còn phải nhập của nước ngoài thì gọi là thuốc Bắc. Tất cả những cái gì: trầm tĩnh, ức chế, mờ tối, ở mé trong, hướng xuống, lùi lại, hữu hình, lạnh lẽo, đen tối, nhu nhược, tiêu cực đều th u ộ c Âm . Trong con người: - T h u ộ c Dương là: bên ngoài, sau lưng, phần trẽn, lục phủ, khí, vệ. - T h u ộ c  m là: bên trong, trước ngực và bụng, phần dưới, ngũ tạng, huyết, vinh. Về bệnh tật; những biểu hiện - T h u ộ c Dương; thường là khô khan, táo, ôn nhiệt, tiến mạnh, hay động, cấp tính, kinh giật. - T h u ộ c  m : thường là ẩm thấp, nhuận, hàn lạnh, giảm thoái, trầm tĩnh, suy yếu, mạn tính, tê liệt. Âm Dương tuy hàm ý đối lập, mâu thuẫn nhưng còn bao hàm cả ý nghĩa nguồn gốc ở nhau mà ra, hỗ trợ, ức chế nhau mà tồn tại và phát triển. Có người xưa nói; trong Âm có âm dương - trong Dương cũng có âm. + Âm đến cực độ sinh Va Dương. + Dương đến cực độ sinh ra Âm. Tức là: Hàn đến cực độ sinh ra nhiệt. Nhiệt đến cực độ sinh ra hàn. Thuyết Âm Dương đã được ông cha ta vận dụng trong lĩnh vực y dược: 1. Về p h ò n g bện h: cần nắm được quy luật biến hoá của tự nhiên, làm sao con người luôn thích ứng với sự biến hoá đó, giữ được nhịp điệu thăng bằng, hoà hợp giữa con ngườivớingoại cảnh, sẽ giữ được sức khoẻ tốt. 2. Về chẩn đoán và điểu trị: - Nhìn thấy (vọng): bệnh nhân mặt đỏ, sắc tươi, mắt sáng, da hổng nhuận thì phần lớn bệnh thuộc c hứ ng Dương. Nếu sắc mặt nhợt nhạt, xám tối, hoặc xanh bầm, vàng đen, mắt lờ đờ, cử động chậm chạp thì bệnh thuộc ch ứ n g Âm . - Nghe (văn): bệnh nhân hơi thở mạnh, tiếng nói khoẻ khoắn, là bệnh th u ộ c Dương: hơi th ở ,. tiếng nói nhỏ yếu thì bệnh th u ộ c  m . - Khi hỏi (vấn): bệnh nhân cho biết có nóng sốt, khát đòi uống nước, đại tiện táo bón, nên nghĩ đến bệnh thuộc chứ n g Dương. Trái lại bệnh nhân sợ rét lạnh, đại tiện lỏng, chân tay mát thì bệnh thuộc ch ứ n g  m . - Khi bắt mạch (thiết): mạch phù (nổi), đại (to), hoạt (nhanh) là biểu hiện bệnh th u ộ c Dương. Ngược lại mạch trầm (sâu), vi (nhỏ), trì (chậm ) thuộc m ạch Âm . Nhưng cũng có khi gặp bệnh biểu hiện như nhiệt, chữa bằng thuốc hàn càng làm nóng thêm, ta phải nghĩ tới âm hư và cần dùng thuốc bổ âm. Cũng có trường hợp bệnh như hàn, chữa bằng thuốc có tính nóng càng làm bệnh nhân lạnh, rét hơn, đây là biểu hiện của dương hư, phải dùng thuốc trợ dương. 3. Vận dụng thuyết Âm Dương trong dùng thuốc: Các nhà Đông y xưa chia tính năng thuốc ra tứ (4) khí, ngũ (5) vị và thăng giáng - phù trầm. a. Tứ khí: để chỉ tính chất của vị thuốc, đó là tính: hàn, nhiệt, ôn, lương. - Hàn (lạnh), lương (mát) th u ộ c  m . - Nhiệt (nóng), ôn (ấm) th u ộ c Dương. Ví dụ: Mạch môn, Hoàng liên, Qua lâu, Rau má... có tính mát để chữa trị các bệnh nhiệt, có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết. Sa nhân, Gừng,, Ngải diệp... tính nhiệt, ấm... được dùng chữa các bệnh hàn, lương. Ngoài ra thuốc y học cổ truyền còn có tính bình, không thiên về nhiệt, cũng không nghiêng về hàn, làm nhiệm vụ hoà hoãn, nó cũng được xếp vào tứ khí. Chẳng hạn: Bố chính sâm, Tam thất, Huyết giác, Mức hoa trắng là các vị thuốc tính bình. b. Ngũ v ị: để chỉ mùi vị của thuốc. Ngũ vị là: - C ay và n g ọ t làm cho phát tán là Dường. N hạt làm cho tiêu thấp lợi tiểu th u ộ c Dương. - C hua và đ ắ n g làm cho đi ngoài, nôn mửa được là Âm . - Mặn làm mềm các khói kết cứng, đi xuống th u ộ c  m . ứng dụng trong việc sử dụng thuốc y học cổ truyền, với những thuốc có vị: + Cay: làm phát tán, làm lưu thông (hành), có tác dụng làm toát mồ hôi, hành khí để chữa các bệnh về biểu (bên ngoài cơ thể) và các chứng do khí tắc, huyết ứ. + Ngọt (cam ) bổ, làm hoà hoãn, cụ thể là bổ ích khí huyết, giảm nhẹ cơn đau, co quắp, điều hoà tính vị các vị thuốc trong 1 thang, ứng dụng chữa các chứng hư và vài chứngđau dân đến co quắp. + Chua: làm thu sáp, có tác dụng hãm mồ hôi, cầm tiêu chảy, cố tinh (giữ tinh khí), giảm đi tiểu; dùng chữa các chứng cơ thể tự ra mồ hôi, tỳ hư đi lỏng lâu ngày, phế hư do ho kéo dài, thận hư - di tinh, hoạt tinh, không làm chủ được tiểu tiện, đái dắt.:. + Đắng (khổ): có thể xổ, tháo - dùng chữa các chứng bệnh tả nhiệt tháo thấp, nóng đầu, bí đại tiện hoặc thấp nhiệt sinh mụn nhọt. + Mặn: có thể làm mềm, dẫn đi xuống, tác dụng làm mềm các khối kết cứng, làm tan chỗ kết đọng, nhuận tràng, thông đại tiện. Dùng chữa các chứng kết thũng, bí tắc, táo bón. Ngoài 5 vị trên, còn có vị nhạt (thuộc Dương) có thể thấm, có thể lợi - tác dụng làm thấm thấp, lợi niệu. Dùng chữa chứng tiểu tiện ít, thuỷ thũng. c. Thăng giáng - phù trầm Đây là hai khái niệm để chỉ 4 xu hướng tác dụng khác nhau của thuốc y học cổ truyền trên cơ thể. Bốn xu hướng đó là: - T h ă n g : đi lên (như nôn, mửa (ói), ợ, nấc, hen suyễn). - G iá n g : đi xuống (như tiêu chảy, băng huyết, lòi dom). - P hù: nổi lên, đi ra (như phát sốt do khí dương vượng, ra mồ hôi). - T rầ m : lặn vào, đi vào (như đầy trướng bụng, đại tiện bí). Thăng - phù là Dương. Giáng - trầm là Âm. Nắm được quy luật này sẽ hiểu lý luận dùng thuốc y học cổ truyền. 10 II. THUYẾT NGŨ HÀNH Ngũ hành là: Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả\ Thổ. Người xưa cho rằng mọi vật trong vũ trụ đều do 5 chất này phối hợp với nhau tính chất của Ngũ hành thì: tạo nên. Xét về - K im là kim loại, thuận chiều theo hay thay đổi. - M ộc là cây, là gỗ, mọc lên thẳng hay cong. - T h u ỷ là lỏng, là nước thì đi xuống, thấm xuống. - Hoả là lửa thì bùng cháy, bốc lên. - T h ổ là đất để trồng trọt, gây giống được. Tinh thần cơ bản của thuyết Ngũ hành gồm 2 phương diện là; + Tương s in h : giúp đỡ nhau, nương tựa nhau để sinh trưởng. + Tương khắc; chống lại nhau, ức chế và thắng nhau. Trong quan hệ tư ơ ng s in h lại có quan hệ tư ơng khắc, biểu hiện tính thăng bằng giữ gìn lẫn nhau cùng tồn tại và phát triển . Mối quan hệ tương sinh - tương khắc có thể minh hoạ bằng 2 sơ đổ sau đây: a. NGŨ HÀNH TƯƠNG SINH B. NGŨ HÀNH TƯƠNG KHẮC Thủy sinh Mộc - Mộc sinh Hỏa M ộc khắc Thổ - Thổ khắc Thủy Hỏa sinh Thổ - Thổ sinh Kim T h ủ y k h ắ c H ỏ a - H ỏ a k h ắ c Kim Kim sinh Thủy K im k h ắ c M ộ c NGŨ HÀNH là một học thuyết triế t học bao trùm mọi vận động của vật chất trong vũ trụ. Y dược học cổ truyền đã biết vận dụng học thuyết Ngũ hành vào hình thái của từng bộ phận trong cơ thể và tính chất của từng vị thuốc Đông thè o mối quan hệ tương sinh - tương khắc. Dưới đây là bảng hệ thống một số hiện tượng và tính chất trong y dược cổ truyền được quy nạp vào các hành (trong Ngũ hành). Dựa trên tính chất đã quy nạp, các nhà Đông y xưa vận dụng vào phép chữa bệnh và sử dụng thuốc y học cổ truyền phù hợp với luật Âm Dương - Hàn nhiệt - Ngũ hành. 11 Bảng hệ thống quy nạp Ngũ hành của một số hiện tượng Ngũ hành M ộc Hoả Thổ K im Thuỷ Phương hướng Đông Nam Giữa Tây Bắc Mùa Xuân Hạ Cuối hạ Thu Đông K hí Gió Nóng Ẩm thấp Khô ráo Lạnh Ngũ tạ n g Gan (can) Tim (tâm) Tỳ Phế Thận L ụ c phủ Đởm (nnật) Tiểu trường (ruột non) Đại trường (ruột già) Vị (dạ dày) Bàng quang (bong bóng) Tam tiêu Ngũ k h iế u Mắt Lưỡi Miệng Mũi Tai Cơ th ể Gân Mạch Thịt Da, lông Xương Màu sắ c Xanh Đỏ Vàng Trắng Đen Mùi vị Chua Đắng Ngọt Cay Mặn Các nhà y học cổ truyền xưa còn tìm ra hệ thống đường kinh mạch (14 đường kinh mạch ' chính). Các cơ quan trong cơ thể người có liên hệ chặt chẽ với 14 đường kinh mạch này, bao - gồm: • 6 kỉnh mạch ỏ tay là: Kinh Thủ thái dương Kinh Thủ quyết âm còn gọi là -------------- Tiểu trường Tâm bào lạc Đại trường Kinh Thủ dương minh Kinh Thủ thiếu dương -------------- Tam tiêu Kinh Thủ thiếu âm -------------- Tâm Kinh Thủ thái âm -------------- Phế Kinh Túc thái dương còn gọi là Bàng quang Kinh Túc quyết âm -------------- - 6 kính ồ chân là: -............... Vị Kinh Túc thiếu dương -------------- Đởm Kinh Túc thiếu âm ---------------------- Thận Kinh Túc thái âm ---------------------- Tỳ - Và 2 đường kinh: Đ ốc mạch kinh ở sau lưng Nhâm mạch kinh ở phía bụng 12 Can Kinh Túc dương minh Q uy kinh của thuốc y học cổ truyền là để chỉ rõ mỗi loại thuốc y học cổ truyền tạo ra tác dụng trên mỗi phủ tạng nhất định của cơ thể. Khi quy kinh, lương y còn xem xét tính dược, mùi vị, mầu sắc của thuốc phù hợp với đường kinh mạch của cơ thể. Chẳng hạn Ma hoàng vị cay, đắng, tính ôn, màu vàng, vào các kinh Tâm, Phế, Bàng quang, Đại trường, có tác dụng làm ra mồ hôi, lợi tiểu, để chữa ho, trừ đờm, viêm phế quản, hen suyễn. Thổ phục linh vị ngọt, nhạt, tính bình vào 2 kinh Can và Vị, có tác dụng khử phong thấp, lợi gân cốt, giải độc, dùng chữa đau xương, ung nhọt. Tử uyển, Bạch quả... quy vào kinh Phế đều có tác dụng chữa bệnh ho, hen... Dưới đây là bảng tóm tắt quy kinh của thuốc y học cổ truyền: Mầu, vị Ngũ hành Xanh Vị Chua Kinh mạch Lục phủ Túc quyết âm: Can Túc thiếu dương: Đởm Mộc Thuốc Tướng hoả Đỏ Thủ thiếu dương: Tam tiêu Thủ quyết âm: Tâm bào Thủ thiếu âm: Tâm y học cổ Hoả truyền Quân hoả Eắng có Thủ thái dương: Tiểu trường Mầu \/àng Túc thái âm: Tỳ Túc dương minh: Vị Thổ và Vị Ngọt Trắng Thủ thái âm: Phế Kim Cay Thủ dương minh: Đen Đại trường Túc thiếu âm; Thận Túc thái dương: Bàng quang Thủy Mặn Thuốc ỵ học cổ truyền dùng từng vị đơn lẻ hoặc phối hợp thành phương thang để chữa bệnh theo phương pháp "Biện chứng luận trị" của y học cổ truyền vẫn còn thịnh hành và song hành cùng thuốc Tây với một khối lượng khổng lổ nhưng ngày càng bộc lộ nhiều tác dụng không mong muốn (tác dụng phụ) đối với người bệnh. MỘT SỐ THUẬT NGỮ THƯỜNG GẶP TRONG Y DỮỢC HỌC CỔ TRUYỀN ÁCH NGHỊCH: Nấc cụt, chứng này có sách gọi là Khái nghịch (ho ngược lên), có sách gọi là u ế khí (oẹ hơi). AN THẦN: Thuốc có tác dụng‘ dưỡng tâm, giải quyết trong trường hợp mất ngủ, nằm mê, hổi hộp, vật vã và các trường hợp nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, co giật, động kinh. ÂM c h ủ n g : Thường bao gồm các chứng hư, hàn, tinh thần mỏi mệt, thở ngắn, nhỏ, ưa quay mặt vào trong tường. ÂM d â m : Khí âm ngấm vào thành ra chứng hàn mà sợ rét, dùng thuốc để ôn. ÂM KHÍ: Đối xứng với dương khí. Nói đến phủ tạng thì khí của ngũ tạng là âm khí. Nói tới khí của dịch, là dịch âm khí, nói về phương hướng vận động, là sự vận hành bên trong (nội lý) là hướng đi xuống, là sự ức chế, sự giảm nhược. ÂM Hư: Phiền nhiệt, ra mồ hôi trộm , nhức trong xương, ho khan, họng khô, khó ngủ, gò má đỏ, vật vã... ÂM QUYẾr. Là hàn quyết, do nội tạng hư hàn, dương khí không toả đến chân tay, do đó mà quyết nghịch. ÂM v o n g : Hiện tượng mất nước do ra mồ hôi nhiều, tiêu chảy nhiều, không làm chủ được tiêu. Ẩu THỔ: Nôn oẹ, chứng oẹ ngược trỏ lên đều thuộc hoả. Thổ trước rồi mdi khát là không bù tích nước. Khát trước rồi mới thổ là có nước dính tích ở dưới ngực. Thổ mà thông khát là dưới ngực còn nước. Dạ dày (vị) có ôn mới vận hoá được, nay hư yếu tức là châr hoả kém mà bốc lên (hư hoả), chứng này phần nhiều do dạ dày hàn. BAN: Điểm tỏa thành phiến đàn lên mặt da, phần nhiều phát ra ở da ngựcvà bụng, lưng và đầu mặt, sau khi khỏi không bong vảy, khi diễn biến xấu có thể lở loét. BAN đ e n : Ban chẩn sắc đen là nguy nan, dấu hiệu của nhiệt độc cực thịnh. Nếu đen mà tươi sáng, tuy nhiệt độc mạnh nhưng nguyên khí hãy còn, còn có cơ cứu chữa được. Ngược lại, đen mà xám tối là dấu hiệu của nhiệt độc đã mạnh mà khí huyết lại suy bại rồi, phần nhiều khó chữa. BAN HỐNG: Ban chẩn sắc hổng tươi nhuận là tà nông, bệnh nhẹ. Ban mẩn đỏ tươi như son là huyết nhiệt đốt mạnh, bệnh nghiêm trọng. Nếu sắc hổng mà khô trệ, không tươi là hiện tượng âm huyết suy kiệt, phần nhiều khó chữa. BAN TÍA: Ban chẩn màu đỏ tía là bệnh đã nặng, biểu hiện nhiệt độc ở mạnh, nếu không chữa kịp sẽ biến thành ban đen. dinh huyếtbiến chuyển BAN BIỂU BÁN LÝ: Bệnh lúc nóng lúc lạnh (hàn nhiệt vãng lai), ngực sườn đầy tức, miệng đắng, lợm giọng, họng khô, buồn nôn, mạch hoa, mạch huyền. BÀNG QUANG THẤP NHiỆr. Viêm bọng nước tiểu cấp, sỏi đường tiết niệu. BỈỂU CHÚNG'. Biểu là bệnh còn ở bên ngoài, ở nông, thường xuất hiện tại gân xương, cơ nhục, kinh lạc. BIỂU HÀN: Bệnh lạnh nhiều, sốt ít, không có mổ hôi, rêu lưỡi trắng mỏng, đau mình. 14 BIỂU Hư: Tự ra mổ hôi, sợ gió, rêu lưỡi trắng, mạch phù hoãn. Bệnh thuộc chứng ngoại cảm thể phong hàn hoặc trúng phong. BIỂU LÝ: Nói về kinh bệnh thì bệnh ở biểu thuộc 3 kinh dương, bệnh ở lý thuộc 3 kinh âm. Nói về tạng thì bệnh ở biểu là bệnh thuộc phủ, bệnh ở lý là bệnh sâu ở tạng. BIỂU NHIỆT: Sợ lạnh ít, sốt nhiều, miệng hơi khát, có mồ hôi, đầu lưỡi đỏ, rêu trắng mỏng. Bệnh chứng thường gặp ở 3 kinh dương. BIỂU THỤC: Không ra mổ hôi, sợ lạnh, đau mình, rêu lưỡi trắng mỏng. Bệnh thường gặp ở kinh Thái dương thổ trúng hàn. B ổ PHÁP: Chính khí của cơ thể gồm 4 mặt chính: âm, dương, khí, huyết. Vì vậy thuốc bổ cũng chia làm 4 loại: bổ âm, bổ dương, bổ khí, bổ huyết. Bổ â m : Thuốc chữa các chứng bệnh gây ra ho do phần âm của cơ thể bị giảm sút, tân dịch bị hao tổn, hoả bốc lên gây miệng khô, đau họng, đi xuống làm nước tiểu đỏ, táo bón. B ổ d ư ơ n g : Thuốc chữa các chứng dương hư trong cơ thể: - Tâm tỳ dương hư: tay chân mệt mỏi, da thịt lạnh, ăn uống không tiêu, tiêu chảy lâu ngày, mạch yếu chậm. - Thận dương hư: liệt dương, di tinh, tiểu tiện nhiều lần, mỏi lưng gối, mạch trầm nhỏ. B ổ HUYẾT: Thuốc chữa các chứng bệnh gây ra do huyết hư. Khí và huyết có liên quan chặt chẽ. Thuốc bổ huyết hay được phối hợp với thuốc bổ khí để đẩy mạnh thêm hiệu quả chữa bệnh. Thuốc dùng là: Thục địa, Đương quy, A giao, Hà thủ ô đỏ, Tử hà sa, Tang thầm (quả dâu chín), Long nhãn, Kê huyết đằng. BỔ KHÍ: Thuốc chữa các chứng bệnh gây ra do khí hư: tý khi vượng thì phế khí sẽ đầy đủ. Các thuốc bổ khí đều có tác dụng kiện tỳ và kết hợp các vị Sâm, Linh, Truật, Thảo, Đại táo, Hoài sơn, Hoàng kỳ... CAN BỆNH (bệnh chứng của can tạng): Đau dưới 2 cạnh sườn, đau sang bụng trên và bệnh nhân hay giận dữ. Tạng can yếu thì mắt mờ, tai nghe không rõ và hay sợ, thường nằm mộng gặp điều khủng khiếp, sợ hãi. CAN HOẢ VIÊM: Các bệnh có biểu hiện mắt kéo gân đỏ, chảy máu mũi, máu miệng và ho khí, khạc ra máu... CAN UẤT KẾT: Bệnh do tinh thần bị kích động làm can khí uất gây cho khí huyết vận hành không thông: hông, sườn đau tức, vùng gan đầy ức, người bực dọc, giận dữ hay ợ, co giật... CAN KINH HÀN TRỆ: Bệnh đau nhức các cơ khớp khó di động. CAN KINH THẤP NHIỆT: Do thấp nhiệt bẽn trong làm khí của kinh can bị ứ trệ, người nóng bức, có thể gây vàng da, ăn không tiêu, phù... CAN NHIỆT ĐỘNG p h o n g : Nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, mắt đỏ, vật vã, miệng khô, lưng gáy cứng đờ, co giật từng cơn, thân lưỡi đỏ, mạch huyền. CAN THẬN ĂM Hư: Chóng mặt, hoa mắt, ù tai, đau mạng sườn, lưng gối mềm yếu, họng khô, má đỏ, ra mồ hôi trộm , tiểu đêm, tâm phiền nhiệt, di tinh, kinh nguyệt không đều, lưỡi đỏ, mạch tố sác (mạch nhanh). 15 CAN t ỳ b ấ t h o A: Ngực sườn đầy tức, tinh thần uất ức, hay xúc động, ăn kém, bụng trướng, sôi bụng, trung tiện nhiều, đại tiện lỏng. CAN VỊ BẤT HOÀ: Ngực sườn đầy tức, thượng vị đau tức, ợ hơi, ợ chua, rêu lưỡi vàng, mạch huyền. CẤP PHUƠNG: Thế bệnh nguy cấp, phải cứu ngay nên dùng phương tễ có sức mãnh liệt như bài Tứ nghịch thang. CHẨN (ban chẩn): Mụn lấm tấm mọc cao hơn mặt da như hạt gạo, lấm tấm , nhìn rõ hình, sờ vướng tay, thường mọc khắp ngưồi, saụ khi khỏi có bong vẩy nhưng ít khi có lở loét. CHÂN h à n : Bụng đau, tay chân lạnh. Nói nhỏ, hơi thở ngắn. Ăn ít, bụng đầy, nôn mửa. Mạch đi chậm (mạch trì). CHÂN h A n g iả NHIỆT: Do chuyển hoá "Hàn cực sinh nhiệt". Ví dụ: chứng tiêu chảy do lạnh (chân hàn), nhưng do mất nước điện giải, gây khát, vật vã, miệng khô, mình nóng, thậm chí sốt cao, co giật (giả nhiệt). CHÂN NHiệr. Hơi thở to, họng khô, miệng môi nứt, khát nhiều. Mê sảng, bụng đầy, ấn đau. Mạch đi nhanh (mạch sác). CHÂN NHIỆT GIẢ h A n : Bên trong là nhiệt, giả hàn bên ngoài. Thường gặp trong bệnh do nhiễm độc gây trụy mạch ngoại biên. Tay chân lạnh, mạch vi (giả hàn). Sờ lòng bàn tay, bàn chân vẫn nóng, có khát nước (chân nhiệt). ch /D/; Làm cho cầm chứng di tinh. CHỈ k h á i : Thuốc chữa ho, làm hết hoặc làm giảm cơn ho. Đó là các vị thuốc làm long đờm, bổ phế, thanh nhiệt như: Trần bì, Bán hạ, Cam thảo, Hoàng kỳ, Thiên môn... CHÍNH KHÍ: Bệnh phát không bởi tà khí ở ngời mà do nội tạng khí huyết phát sinh. c ố b iể u : Củng cố cho phần biểu. c ố SÁP: Vị thuốc có tác dụng thu liễm, cố sáp khi ra mổ hôi, máu, nước tiểu, phân, khí hư (của phụ nữ) ra nhiều. Hoặc những người sa trực tràng, sa sinh dục, các vết thương lâu ngày không lành, di tinh, tiêu chảy... c ồ t r ư ở n g : Cổ là cái trống, trướng là căng to. Bệnh có vùng bụng căng to như cái trống (bệnh về gan). DÍNH b ệ n h : Bệnh lưỡi đỏ, lòng bứt rứt, vật vã khó ngủ, sốt về đêm, ban sởi lờ mờ. DƯƠNG d â m : Chứng nhiệt mà nóng. DƯƠNG Hư: Di tinh, liệt dương, tự hãn, ăn không tiêu, người lạnh buổi sáng, đau lưng, mỏi gối. DƯƠNG KHÍ Hư: Khó thỏ ra, thích nằm ngửa, yên tĩnh. Rét ở ngoài (dương hư bị âm lấn) hay trước rét sau nóng (dương không đủ), hoặc chân tay rời rạc (dương bệnh) hoặc (dương yếu) không biết khởi dục. DƯƠNG THOÁT: Hiện tượng mất nước sẽ gây ra choáng (vong dương) dẫn đến trụy mạch (thoát dương), có thể gặp ở bệnh tiêu chảy mất nước. DƯỠNG TÂM AN THẦN\ Chứng ít ngủ, hồi hộp được chữa bằng các vị thuốc có tác dụng dưỡng tâm huyết, can huyết để hổi phục chức năng của tim và máu/gan (tâm tang thần, can định chí...). 16 đ Am ẩ m : Chất đờm, chất cặn bã của tân dịch. ĐÀM PHẾ: Hen suyễn khạc ra đờm, bệnh ở tạng phổi. ĐĂM t h ấ p : Bệnh nhân sợ lạnh, đờm loãng, gặp lạnh bệnh càng tăng. ĐÀM VỊ: Lợm giọng, ói mửa. ĐẢN t r u n g : Chỗ giữa hai vú trên ngực. ĐỞM: Mật (bám vào gan). Ế KHÍ: Chứng Ợ hơi. GIẢ HÀN: Tay chân lạnh nhưng không muốn mặc ấm, thích uống nước mát. GIẢ NHIỆT: Phiền táo nhưng không muốn uống nước, hay thích nước ấm nóng. GIẢI BIỂU: Thuốc dùng để đuổi phong, hàn, thấp, nhiệt ra ngoài (ngoại tà) bằng đường thoát mổ hôi, không cho bệnh vào trong (lý). GIẢI THỬ: Trị những bệnh do nắng gây ra (thử = nắng). HẠ PHÁP: Thuốc có tác dụng tẩy, nhuận tràng, đưa các chất ứ đọng trong cơ thể ra ngoài qua đường đại tiện (phân táo bón, ứ nước, ứ huyết, ứ đờm...). h An đ à m : Chứng đau xương dữ dội, tay chân không cử động, ho ra đờm lỏng, mạch trầm. HÀNHHUYỄr. Làm cho huyết ứ lưu thông trỏ lại. HÀNH KHÍ: Làm cho khí trong cơ thể ngưng trệ hoạt động trỏ lại. Thuốc dùng thường là Hương phụ, ô dược, Sa nhân, Trần bì, Thanh bì, C hỉ thực, C hỉ xác, Đại phúc bì, Bạch đậu khấu, Hậu phác, Mộc hương. HÀNH KHÍ GIẢI UẤT: Là chữa các chứng khí trệ ở tỳ vị: đau bụng do co thắt đại tràng, đầy bụng, ợ hơi, ợ chua, lợm giọng, nôn mửa, táo bón, nấc, mót rặn. Can khí uất kết: tinh thần uất ức, hay cáu gắt thở dài, đau mạng sườn, liên sườn, kinh nguyệt không đều, hành kinh đau. HOẠT HUYẾT: Thuốc chữa các chứng bệnh xung huyết do viêm nhiễm, do co mạch hay giãn mạch; chữa các hiện tượng thiếu máu ở tổ chức của cơ thể. HỔI DĂM: Chứng tinh thần mờ hoặc rối loạn (hoắc loạn), thường dùng thuốc bổ dương. HỐI DƯƠNG c ú v n g h ịc h : Do mất nước, mất mổ hôi, mất máu nhiều (có thể gây choáng, trụy mạch). Sắc mặt xanh nhợt, tay chân lạnh, mạch nhỏ yếu. Thường dùng thuốc hồi dương như Phụ tử, Nhục quế. HUYẾN ẩ m : Đau mạng sườn, ho, khó thở, đau liên sườn, thường gặp ở bệnh màng phổi có nước. HUYẾT Hư: Do mất máu quá nhiều, tỳ vị hư nhược. HUYẾT ứ: Hiện tượng xung huyết tại chỗ ở phủ tạng. HUYẾT cổ : Trạng thái bụng căng trướng to, ấn đau, thường có chứng ói ra máu, chảy máu cam, đi ngoài phân đen. lẫn máu, nước tiểu đỏ sẫm, mình NỘI * KHÍ Hư: Do công năng hoạt động của cơ thể và nội tạng 1■ bệnh mạn tính, người già yếu hoặc ở thời kỳ hồi phục sau kì -■ ’ 17 KHÍ n g h ịc h : Khí không thông đạt gây chứng nghịch. KHÍ TRỆ: Cơ năng hoạt động của cơ thể hay một phận của cơ thể bị trở ngại, thường do nguyên nhân tinh thần bị sang chấn, ăn uống không điều hoà, cảm nhiễm ngoại tà. KHỈ TRƯỚNG: Do khí hoá không thông đạt, thường gặp ở người suy dinh dưỡng, sau một cơn đau nặng chính khí suy sụp. KHỬỨCHỈHUYẼT: c ầ m máu do nguyên nhân xung huyết, chảy máu do va đập, chấn thương, chảy máu dạ dày, đường ruột, đường niệu, ho ra máu, rong kinh. .. KINH QUYẾT: Bệnh phát toàn thân, gân mạch cứng đờ, chân tay co quắp. UỄMHẢN. Làm ráo mồ hôi (ra mồ hôi trộm , tự ra mồ hôi). LOA LỊCH: Lao hạch thường ở gáy,*nách, bẹn, thành khối, hạch không nóng không đau, ra chất bã đậu, khi vỡ hay loét khó liền miệng. LỢI NIỆU: Làm tiểu tiện dễ dàng. LỢI THUỶ THẤM THẤP: Làm bài tiết thuỷ thấp đọng trong cơ thể ra ngoài. LỤC d â m : Nói chung chỉ vể những nhân tố gây bệnh từ bên ngoài gọi là ngoại cảm. LỤC PHỦ: Gồm Tiểu trường, Đởm (m ật), Vị (dạ dày), Đại trường, Bàng quang, Tam tiêu... là các bộ phận của cơ thể. LỤC TẠNG: Là chỉ: Tâm, Can, Tỳ, Phế, Thận, Tâm bào lạc. LÝ: Là trong sâu trong tạng. LÝ h à n : Người lạnh, tay chân lạnh, sắc mặt xanh. LỶNHIỆT. Người nóng, mắt đỏ, miệng khô khát. LÝ Hư: Tinh thần kém, mệt mỏi, mắt trắng nhạt. Hổi hộp, thở ngắn, ra mồ hôi. Đi tiểu không tự chủ. LÝ t h ự c : Thở mạnh, phiền táo, ngực bụng đầy tức. Đi ngoài táo, tiểu dắt. LÝ KHÍ: Điều hoà phần khí trong cơ thể. Khí hư thì dùng thuốc bổ khí. Khí trệ thì dùng thuốc hành khí. LƯƠNG HUYỄT. Là phương pháp thanh giải nhiệt tà ở phần huyết. Có tác dụng lương huyết, thanh nhiệt, giải độc. NGŨ CHÍ: Giận, mừng, lo, buồn, sợ. - Giận dữ, cáu gắt bệnh ở Can - Cười nói huyên thuyên bệnh ở Tâm - Lo nghĩ bệnh ở Tỳ - Buồn rầu bệnh ở Phế - Sợ hãi bệnh ở Thận. NGŨKHIỄU: Mắt, lưỡi, miệng, mũi, tai. NGŨ THỔ: Cân, mạch, thịt, da lông, xương. NGŨ v ị : Cay (tân), chua (toan), đắng (khổ), ngọt (cam), mặn (hàm). NGHẸN CÁCH, PHIÊN VỊ: Ăn rồi lại nôn ra. NHIỆT c h ủ n g : Sốt, thích mát, mắt đỏ, tay chân nóng, tiểu ít, màu đỏ, đại tiện táo, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng khô, mạch sác. n h iệ t đ à m : Nhiều nhiệt, táo bón, đầu mặt nóng, họng đau, điên cuồng. NHIỆTKẼTBẢNG LUV: Chứng bệnh ôn, đi ngoài toàn nước, không có phân. NHIỆT UẤT TẠI CAN đ ỏ m : Đau mạng sườn, miệng khô - đắng, khát nước, tâm phiền, ít ngủ, rêu lưỡi vàng, mạch huyền sác. ÔN b ệ n h : Bệnh ngoại cảm. 18 ÔN d ịc h : Bệnh có tính lây truyền. ÔNHOÁ TRỪĐẢM: Do tỳ vị dương hư. ÔN LÝ TRỪHĂN: Chứng tý vị hư hàn: đầy bụng, nôn mửa, tiêu chảy, bụng đau, sắc mặt xanh, lưỡi trắng, mạch trầm trì, chân tay lạnh. ÔN PHỄ CHỈ KHÁI: Các chứng ho đờm lỏng, mặt hơi nề, sợ gió, rêu lưỡi trắng trơn, tự ra mồ hôi. ÔN PHẾ CHỈ KHÁI t r ừ đ à m : Trị ho và long đờm do lạnh, viêm phế quản mạn ỏ người cao tuổi. ÔN NHIỆT TẠI PHẾ: s ố t cao không sợ lạnh, ho, khó thở, đau ngực, miệng khát, ra mồ hôi, lưỡi rêu vàng, mạch sác. ÔN TRUNG TRỪNHIỆT: Chứng tỳ vị bị lạnh. PHÁ KHÍ GIÁNG NGHỊCH: Do phế khí không lợi gây ra ho suyễn, khó thở, tức ngực, nôn mửa, đầy ợ hơi, nấc. PHÁT TÁN PHONG HÀN - TÁN ÔN GIẢI BIẾU: Chữa các bệnh: cảm mạo do lạnh, sốt nhẹ, nhức đầu, sổ mũi, chảy nước mũi, sợ lạnh; ho, hen phế quản do lạnh; đau cơ và các dây thần kinh, đau vai gáy, đau lưng...; dị ứng do lạnh, viêm mũi dị ứng, phát ban do lạnh. PHÁT TÁN PHONG NHIỆT - TÂN LƯƠNG GIẢI BIỂƯ. Thuốc chữa phong nhiệt các bệnh: cảm mạo phong nhiệt và thời kỳ viêm long: sợ nóng, sốt nhiều, nhức đầu, mắt đỏ, họng đỏ, miệng khô, rêu lưỡi vàng, hoặc trắng dày, thân lưỡi đỏ, mạch phù sác; thúc sởi mọc nhanh; ho viêm phế quản thể hen; cúm sốt xuất huyết, sởi; viêm am idan, viêm họng, viêm thanh quản; hạ sốt trong các bệnh. PHÁT TÁN PHONG THẤP: Chữa các bệnh do phong thấp xâm nhập vào da, gân xương, kinh lạc (chứng lý). PHONG THẤP: Bệnh ttiấp cấp và viêm đa khớp tiến triển mạn tính có sưng, đỏ, đau (phong thấp nhiệt). Bệnh viêm khớp dạng thấp và thoái khớp không sốt (phong thấp hàn), PHẾ ĂM HƯĐƠN THUẨN: Ho ngày càng nặng, không đờm hoặc đờm ít mà dính, họng khô ngứa, người gầy, chất lưỡi hơi đỏ, ít tân dịch, mạch tế vô lực. PHẾ ÂM HƯHOẢ VƯỢNG: Thêm chứng ho ra máu, miệng khô khát, sốt về chiều, ra mồ hôi trộm, chất lưỡi đỏ, mạch tế sác. PHẾ THẬN ÂM Hư: Trị bệnh ho đờm ít, thở gấp, lưng gối mềm yếu, gầy, nhức xương, ra mồ hôi trộm , di tinh, má đỏ, rêu lưỡi ít, mạch tế sác. PHIÊN VỊ: Ăn gi mửa nấy. PHONG DÂM: Gió xấu ngấm vào tứ chi, người ngay đơ ra. PHONG đ ả m : Chứng trúng phong làm hoa mắt, chóng mặt, đột nhiên ngã vật ra, đờm kéo lên khò khè, miệng méo, mắt lệch, lưỡi cứng, không nói được, hôn mê, sùi bọt mép (động kinh). PHONG THỦY BỆNH: Chứng tạng sợ gió, cả người đều thấy nặng, mạch phù, không khát, mồ hôi đổ ra liên miên, không nóng lắm. PHONG Ý: Đột nhiên ngã ra, hôn mê không biết gì. SÁP t r ư ờ n g : Làm cho chặt ruột (chắc dạ), bệnh gây tiêu chảy mạn tính dẫn đến tay chân mỏi mệt, thở ngắn, ngại nói, gây sa trực tràng (thoát giang). SÁP TRƯỜNG CHỈ TẢ: Thuốc cầm tiêu chảy. sÁCHUYẼr. H uyết ứ kết lại. TAM t iê u : Là đường nguyên khí phân bố thức ăn uống, chuyển hoá ra vào, chủ khí, chủ thuỷ, chỉ huy toàn bộ hoạt động khí hoá trong cơ thể. Tam tiêu làm 3 phần: - Thượng tiêu: từ miệng xuống tâm vị dạ dày, có tạng tâm và phế. - Trung tiêu; từ tâm vị dạ dày đến môn vị, có tạng tỳ và phủ vị. - Hạ tiêu; từ môn vị dạ dày xuống hậu môn, có tạng can và thận. TẠNG: Là các tổ chức cơ quan trong cơ thể. 19 TĂO TẠP: Trạng thái bực bội khó chịu, lợm giọng muốn ói mà không ói ra được, bụng có cảm giác đói mà không đói, có ợ hơi đầy tức. Nguyên nhân do mất cân bằng của can - tỳ, trong bụng nôn nao, người phiền muộn. TÂM BÀO LẠC: Là tổ chức bên ngoài của tâm để bảo vệ cho tâm ngăn tà khí thâm nhập vào tâm. TÂM HỎA t h ịn h : Bệnh do ăn đồ cay, béo nhiều hoặc uống nhiều thuốc nóng gây ra. TÂM HUYẼTHư: Do chức năng sinh ra huyết bị giảm sút sau khi mất máu như phụ nữ sau sinh, rong hủyết, chấn thương... TÂM KHÍ Hư: Là hội chứng bệnh thường gặp ỏ người cao tuổi (não suy). TÂM TỲ Hư: Bệnh ở những người suy nhược cơ thể: ăn kém, ngủ ít,sút dưỡng, hoặc sau cơn bệnh nặng. cân do thiếu dinh TÂN d ịc h : Là chất nước trong cơ thể, chất trong là tân, chất đục là dịch. TÂN DỊCH THIỄU: Do ra mồ hôi nhiều, tiêu chảy lâu ngày, nôn mửa, mất máu, tiểu tiện nhiều, sốt cao kéo dài làm mất nước nhiều hoặc do công năng của tỳ, phế, thận bị rối loạn. THẠCH THƯ: Cục hạch mọc ở gáy, cổ, rắn như đá, khó tiêu, khó vỡ mủ. t h ấ p : Bệnh thấp nói chung, phần nhiều do.cảm nhiễm sương mù, m ắc mưa, lội nước, hoặc sống nơi ẩm thấp, m ặc quần áo ướt. Nội thấp là do tỳ hư vận hoá giảm sút, tân dịch đọng lại trong cơ thể gây thấp. THẤT t ìn h : Là mừng, giận, lo, nghĩ, buồn, sợ, khiếp. Vui quá thì hại tâm , giận quá hại can, lo quá hại tỳ, buồn quá hại phế, sợ quá hại thận. THẤT v in h : Cục hạch mọc trước và sau tai và trong gáy là loại hạch nguy hiểm. THIÊN KHÕ: Liệt nửa người không vận động được. THIẾU DƯƠNG HỘI c h ứ n g : Miệng đắng, họng khô, hoa mắt, lúc sốt, lúc rét, ngực đầy tức, buồn nôn, người bứt rứt, không muốn ăn, mạch huyền. THOÁT GIANG: Lòi dom. THUỶ TRƯỞNG. Toàn thân bị ứ nước, bụng căng to. TIỄTTÂ: Đi ngoài lỏng. TRĨLẬU: Bệnh do phòng dục quá độ hoặc ăn uống no say rồi nhập phòng. TRIÊN HẨU p h o n g : Họng sưng to, trong có gân đỏ chằng chịt, tê ngứa. TRÙNG cố: Bụng có giun, sán nhiều. TỲ KHÍ Hư: Tạng người yếu do lao động quá sức lại thiếu dinh dưỡng. TỲ THẤP NHiỆr. Bụng trướng đầy, lợm giọng, buồn nôn, mệt mỏi, thân nặng nề, sốt, miệng đắng, nước tiểu ít, vàng, rêu lưỡi vàng dày. ỨHUYỄr. Chứng huyết dịch ứ trệ ỏ một chỗ, thường gặp trong trường hợp bị va đập, vấp ngã, mang nặng, bế kinh, hàn ngưng khí trệ. VONG â m : Âm dịch hao tổn do sốt cao, ra mồ hôi hoặc thổ tả quá độ. Triệu chứng mình nóng, sốt cao, ra nhiều mồ hôi, chân tay ấm, môi lưỡi đỏ khô, mạch hư sác. VONG dương : Bước phát triển của vong âm: Khi âm dịch hao tổn quá mức thì dương khí do đó mất đi. Triệu chứng mồ hôi ra đầm đìa, chân tay lạnh, hơi thở yếu, sắc mặt trắng nhợt,mạch vi muốn tuyệt hoặc phù sác rỗng không. XÍCH đ ớ i : Chất dịch vẩn đục màu đỏ từ âm đạo chảy ra nhỏ giọt (nếu có lẫn màu trắng gọi là xích bạch đới). XÍCH LỴ. Một loại bệnh lỵ. Người bệnh đại tiện nhiều lần, phân lẫn máu đỏ như óc cá, hôi dính. VỆ c h ứ n g : Bệnh phát sốt, sợ lạnh, đầu đau, ho. Không ra mồ hôi, hoặc mồ hôi ít, mạch phù, rêu lưỡi mỏng trắng. VỆ KHÍ Hư: Dễ sinh bệnh ở tai, mắt, mũi, m iệng... như sốt, nhức đầu, tai ù, hoa mắt, mặt nóng bừng (bệnh ở dạ dày). 20 PHẦN MỘT CÁC VỊ THUỐC THƯỜNG DÙNG TRONG Y HỌC cổ TRUYỂN A G IA O - M INH G iA O TK: Cống giao, Bồn giao, ô giao, Phó chí giao. Tên KH: E quus asinus L., thuộc họ Ngựa (Equidae). A GIAO BPD; A giao - Minh giao (Colla Asini) là những miếng keo có màu nâu đen, bóng, nhẵn và chắc, chế biến từ da con Lừa. ở Việt Nam nấu từ da Ngựa, Bò, Trâu nên loại keo này gọi là Minh giao. 1. Chế A giao bằng cách lấy da Lừa ngâm nước 2-3 ngày cho mềm, lấy ra cạo sạch lông, cắt thành từng miếng nhỏ, rửa sạch lần nữa. Cho vào nổi đổ ngập nước đem đun 3 ngày đêm, lấy nước ra, thay nước mới, làm như vậy từ 3-6 lần để lấy hết chất keo của da Lừa. Lọc qua rây đồng có mắt nhỏ. Thêm vào nước lọc một ít phèn chua, khuấy đều, chờ vài giờ, các tạp chất lắng xuống, gạn lấy lốp trong ở trên và đem cô đặc, 2 giờ trước khi lấy ra, cho thêm đường và rượu (cứ 600kg da Lừa thêm 4 lít rượu và 9kg đường) và nửa giờ trước khi lấy ra, lại thêm dầu đậu tương cho đỡ dính (cứ 600kg da Lừa thêm 1kg dầu). Sau đó đổ ra, để nguội, cắt thành từng miếng dài rộng tuỳ ý, nhưng thường là 10cm X 4cm X 0,8cm. 3. Bào chế A giao bằng cách chế với bột vỏ sò. Người ta lấy 1 kg bột vỏ sò rang cho nóng, cho A giao đã thái nhỏ, tiếp tục rang cho đến khi A giao nổ giòn thì lấy ra, rây bỏ bột vỏ sò. A giao chế như vậy sẽ bớt dính, mùi thơm hơn. - Chế với Bồ hoàng- bằng cách rang nóng Bồ hoàng, rồi cho A giao đã thái nhỏ vào, tiếp tục rang cho đến khi A giao nổ giòn thì lấy ra, rây bỏ bột Bồ hoàng. Nướng phồng, bỏ vào nước thuốc thang, đánh tan rồi mới dùng. A giao - Minh giao đã chế biến cần để nơi khô ráo, tránh nóng ẩm, có thể đóng gói bằng túi polyetylen, để trong thùng kín. - Vị ngọt nhạt, tính bình. - Vào các kinh: Can, phế, thận. - Trong A giao (Minh giao) có thành phần chủ yếu là Collagen. TD: Bổ phế, nhuận tràng, cầm máu, chỉ huyết an thai. CĐ; Dùng trong các bệnh suy nhược, gầy yếu, thổ huyết, băng huyết và các trường hợp như lỵ ra máu, ho ra máu, đại tiểu tiện ra máu, hồi hộp mất ngủ. Ngoài ra còn dùng làm thuốc an thai. LD; Ngày dùng từ4-12g dưới dạng thuốc sắc. KK; Tỳ vị suy nhược, ăn không tiêu, tiêu chảy, chứng ứ huyết không dùng. ANGUỲ TK: A nguỳ, A ngu, Cáp tích nê, Hình ngu, Huân cừ, Nguy khứ tật. 2. Chế Minh giao bằng cách ngâm da Ngựa, Bò, Trâu tươi vào nước lã hay nước vôi cho mềm, cạo sạch lông, loại bỏ thịt còn lại, rửa sạch và luộc chín, thái nhỏ. Đun cách thuỷ cho tan ra hết nước keo, lọc. Cô trực tiếp với lửa cho đến khi bắt đầu đặc, rồi chuyển sang cô cách thuỷ cho đến khi đổ một ít ra bát, để nguội, sờ không dính tay. Đổ ra khay men đã bôi qua một lớp dầu ăn hay mỡ, sau 3 giờ, cắt thành từng miếng theo kích thước quy định. Thời gian chế một mẻ cao này khoảng 3-4 ngày. A NGÙY Thuốc nhập từ Trung Quốc 23
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan