Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Luyện thi - Đề thi Tuyển sinh lớp 10 Môn toán Cập nhật liên tục đề thi và đáp án các môn thi vào lớp 10 tại hà nội và hồ chí m...

Tài liệu Cập nhật liên tục đề thi và đáp án các môn thi vào lớp 10 tại hà nội và hồ chí minh năm 2015

.PDF
12
680
133

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 Năm học 2015 - 2016 Môn thi: Ngữ văn Ngày thi: 11 tháng 6 năm 2015 Thời gian làm bài: 120 phút Phần I (7 điểm) Mở đầu một sáng tác, nhà thơ Huy Cận viết: Mặt trời xuống biển như hòn lửa Và tác giả khép lại bài thơ bằng bốn câu: Câu hát căng buồm với gió khơi. Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời. Mặt trời đội biển nhô màu mới, Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi. (Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB. Giáo dục 2014). 1. Ghi tên bài thơ có những câu trên. Từ những câu thơ ấy, kết hợp với hiểu biết về tác phẩm, em hãy cho biết mạch cảm xúc của bài thơ được triển khai theo trình tự nào? 2. Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ so sánh trong câu thơ: Mặt trời xuống biển như hòn lửa. 3. Chép lại chính xác hai câu thơ liên tiếp trong bài thơ em vừa xác định thể hiện rõ nhất lòng biết ơn của con người với biển cả quê hương. 4. Viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận diễn dịch có sử dụng phép thế để liên kết và một câu cảm thán, làm nổi bật cảnh đoàn thuyền trở về trong buổi bình mionh ở khổ thơ trên (gạch dưới từ ngữ dùng làm phép thế và câu cảm thán). Phần II (3 điểm) Dưới đây là đoạn trích trong tác phẩm Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê: …Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Đất nóng. Khói đen vật vờ từng cụm trong không trung, che đi những gì từ xa. Các anh cao xa có nhìn thấy chúng tôi không? Chắc cô, các anh ấy có những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt. Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh mắt các chiến sỹ dõi theo mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới. (Trích Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục 2014). 1. Tác phẩm Những ngôi sao xa xôi được sáng tác trong hoàn cảnh nào? 2. Điều gì khiến nhân vật “tôi” đến gần quả bom lại cảm thấy không sợ nữa? 3. Từ đoạn trích trên và những hiểu biết xã hội, em hãy viết 1 đoạn văn (khoảng nửa trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của mỗi người trong mối quan hệ giữa các cá nhân và tập thể. ĐÁP ÁN Phần I (7.0 điểm) Câu 1. - Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận. - Mạch cảm xúc của bài thơ được triển khai theo trình tự chuyến đánh cá ra khơi của đoàn thuyền (theo đó là trình tự thời gian từ chiều xuống đến lúc bình minh) Câu 2. - Hình ảnh so sánh trong câu thơ giúp người đọc hình dung rõ bức tranh hoàng hôn trên biển vừa tráng lệ, huy hoàng vừa sống động, kì thú. - Hoàng hôn buông xuống nhưng không gian không chìm vào bóng tối mà rực lên ánh sáng, trên mặt nước lại cháy bùng ngọn lửa. - Hình ảnh thiên nhiên cũng gợi lên sức sống, không khí hào hứng, náo nức của những người ngư dân trong buổi ra khơi đánh cá. Câu 3. Hai câu thơ thể hiện lòng biết ơn của những ngư dân với biển cả quê hương trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá là: Biển cho ta cá như lòng mẹ Nuôi lớn đời ta tự buổi nào Câu 4. Yêu cầu: • Về mặt hình thức: - Đoạn văn theo cách lập luận diễn dịch khoảng 12 câu. - Gạch chân dưới từ ngữ dùng làm phép thế và câu cảm thán. • Nội dung: Vẻ đẹp của cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về trong buổi bình minh: - Đoàn thuyền trở về trong khúc ca khải hoàn Câu hát căng buồm với gió khơi. - Đoàn thuyền trở về trong tư thế hào hùng, chạy đua với thiên nhiên Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời. - Đoàn thuyền trở về với đầy ắp cá tôm trong cảnh bình minh rạng ngời Mặt trời đội biển nhô màu mới/Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi. Từ đó, vẻ đẹp của con người lao động làm chủ vũ trụ, làm chủ cuộc đời đã hòa với vẻ đẹp của thiên nhiên hùng vĩ, tráng lệ. Chú ý: Học sinh cần làm rõ các biện pháp nghệ thuật: kết cấu vòng tròn, ẩn dụ, nhân hóa, điệp ngữ. Phần II (3.0 điểm) Câu 1. Tác phẩm Những ngôi sao xa xôi ra đời năm 1971. Đây cũng là những năm cuộc kháng chiến chống Mĩ diễn ra ác liệt nhất. Máy bay Mĩ ngày đêm ném bom, băm nát tuyến đường Trường Sơn – tuyến huyết mạch giao thông quan trọng để miền Bắc chi viện sức người, sức của cho miền Nam chống Mĩ. - Tác giả Lê Minh Khuê từng là nữ thanh niên xung phong trong những năm tháng dữ dội ấy, được chứng kiến những gian khổ, hi sinh cũng như lòng dũng cảm, tâm hồn tuyệt đẹp của tuổi trẻ Trường Sơn. Lê Minh Khuê không ngăn được xúc động và đã viết lên một áng văn nóng bỏng đạn bom mà vẫn mát rượi trữ tình để tôn vinh thế hệ trẻ anh hùng của non sông, đất nước. - Xuất xứ: Đây là tác phẩm đầu tay của Lê Minh Khuê, rút từ tập truyện ngắn cùng tên. Câu 2. Điều khiến nhân “tôi” đến gần quả bom lại thấy không sợ nữa chính là nhân vật “tôi” cảm thấy ánh mắt các chiến sĩ đang dõi theo mình. Đây chính là tâm trạng của nhân vật Phương Định – nữ trinh sát mặt đường, trong một lần phá bom. Chi tiết trên đã cho người đọc thấy lòng quả cảm, sự tự trọng của người nữ chiến sĩ anh hùng. Chính điều này giúp cô vượt qua nỗi sợ hãi, dũng cảm chiến đấu. Câu 3. Yêu cầu: • Hình thức: đoạn văn nghị luận khoảng nửa trang giấy thi. • Nội dung: Bàn về mối quan hệ giữa cá nhân – tập thể. - Khẳng định đây là mối quan hệ cần thiết, quan trọng, không thể thiếu với mỗi con người. - “Con người chính là tổng hòa những mối quan hệ xã hội”, không ai có thể sống cá nhân, đơn lẻ. Nếu mỗi người không biết hòa mình vào tập thể không tạo nên một cộng đồng, xã hội. - Sức mạnh của mỗi cá nhân hợp lại sẽ tạo nên sức mạnh tập thể lớn lao (dẫn chứng: trong chiến tranh, sức mạnh của nhân dân đã đánh tan quân xâm lược; trong thời bình, nhân dân chung tay góp sức xây dựng đất nước phát triển…). Ngược lại, sức mạnh của tập thể sẽ giúp cho mỗi cá nhân có thêm động lực (dẫn chứng). - Bài học nhận thức và hành động cho bản thân. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2015-2016 Môn thi: Ngữ văn Ngày thi: 11 tháng 6 năm 2015 Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian phát đề) Câu 1: (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: (1) Đã lâu lắm rồi tôi và cả nhà mới lại cùng nhau xem U23 Việt Nam thi đấu bóng đá SEA Games. Lúc đội tuyển ra sân, tôi rất xúc động khi quốc ca Việt Nam vang lên. Cả nhà tôi đã cùng hát theo, dù các con tôi chưa thật thuộc nhưng chúng vẫn buộc ba, mẹ phải đặt tay lên ngực cho giống các cầu thủ. Lúc hát quốc ca, tôi cá một cảm giác thật khó tả. Một điều gì đó thiêng liêng dành cho Tổ quốc đang dâng lên trong lòng tôi. Hát quốc ca làm cho ta có tinh thần mạnh mẽ, truyền cho ta khí thế hừng hực để sẵn sàng bước vào trận đấu. (2) Khi đi học, tôi đã được hát quốc ca mỗi khi chào cờ. Bây giờ hát lại, trong tôi vẫn dâng trào một cảm xúc mãnh liệt. Đó là niềm tự hào và tình yêu quê hương, đất nước. Xem xong trận bóng đá, con tôi lại hỏi: "Khi nào Việt Nam đá nữa vậy ba? Để con cùng ba mẹ hát quốc ca". (Theo Lê Văn Thu, Quốc ca Việt Nam, báo Thanh Niên số ngày 8/6/2015) a. Xác định một phép liên kết có trong đoạn (2). (0,5 điểm) b. Tác giả đã có những cảm xúc gì khi hát quốc ca Việt Nam? (0,5 điểm) c. Cho biết ý nghĩa của sự việc cả gia đình tác giả cùng hát theo khi quốc ca Việt Nam vang lên. (1 điểm) d. Em có nhận xét gì về thực trạng hát quốc ca của các bạn học sinh trong nhà trường hiện nay? (1 điểm) Câu 2: (3 điểm) Có những bạn trẻ chỉ biết mải mê dán hình thần tượng khắp nơi; chỉ biết đắm chìm trong sở thích của riêng mình;... Họ đâu thấy rằng bên cạnh họ có những người đang vì họ mà vất vả, lo toan; có những người đã dành cho họ bao nhiêu yêu thương, trìu mến;... Những bạn trẻ ấy đâu biết rằng họ đang sống vô cảm ngay trong chính gia đình mình. Viết bài văn ngắn (khoảng 01 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về vấn đề trên. Câu 3: (4 điểm) Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu (Trích Sang thu, Hữu Thỉnh) Cảm nhận của em về bức tranh thiên nhiên trong hai khổ thơ trên. Từ đó hãy liên hệ với một khổ thơ hoặc đoạn thơ khác về đề tài thiên nhiên mà em biết để thấy được điểm gặp gỡ của các tác giả khi viết về đề tài này. Đáp án đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn Câu 1 1. Phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn: Lặp từ ngữ (tôi; hát quốc ca). 2. Cảm xúc của tác giả khi hát quốc ca Việt Nam: Xúc động, thiêng liêng, phấn chấn, vui sướng và tự hào. Cảm xúc đó được thể hiện qua các cụm từ như: tôi rất xúc động; một cảm giác thật khó tả; một điều gì đó thiêng liêng…dâng lên trong lòng tôi; tinh thần mạnh mẽ; khí thế hừng hực; cảm xúc thật mãnh liệt… 3. Ý nghĩa của sự việc cả gia đình tác giả cùng hát theo khi quốc ca Việt Nam vang lên: - Tình yêu nước, niềm tự hào về dân tộc thường trưc trong trái tim mỗi con người Việt Nam, không phân biệt tuổi tác, giới tính, địa vị. - Tình yêu nước bắt đầu từ tình cảm của mỗi cá nhân, mỗi gia đình và lan rộng ra cộng đồng, xã hội. - Gia đình có vai trò rất lớn trong việc giáo dục lòng yêu nước cho thế hệ trẻ. 4. Thực trạng hát quốc ca của các bạn học sinh trong các nhà trường hiện nay: - Một số trường học thực hiện rất tốt; nhiều bạn học sinh thuộc và hát quốc ca một cách say mê và đầy lòng tự hào. - Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều bạn học sinh không thuộc quốc ca, không cảm nhận được ý nghĩa thiêng liêng của việc hát quốc ca nên thường hát một cách gượng ép, chiếu lệ. Nhiều nhà trường và thầy cô giáo không nhắc nhở, giáo dục học sinh về ý nghĩa và sự cần thiết phải thuộc và hát quốc ca khi cần thiết. - Thực trạng đó rất đáng buồn và đáng báo động. Bởi hát quốc ca một cách say mê và tự giác cũng là biểu hiện của tình yêu nước, thể hiện niềm tự hào dân tộc, tự hào về truyền thống đấu tranh bất khuất của cha ông. Câu 2 1. Mở bài - Dẫn dắt vấn đề: Thái độ sống của giới trẻ nói chung - Nêu vấn đề: Thái độ vô cảm của một số bạn trẻ trong chính gia đình mình khi sống chỉ biết quan tâm đến các thần tượng trên phim ảnh, đắm chìm với sở thích riêng mà thờ ơ với những vất vả lo toan, yêu thương trìu mến của cha mẹ, người thân. 2. Thân bài • Giới thiệu vấn đề: - “Vô cảm” là hiện tượng, thờ ơ, dửng dưng, không quan tâm đến mọi việc đang diễn ra xung quanh, chỉ biết nghĩ đến bản thân với những lợi ích riêng, thỏa mãn lòng ham muốn ích kỉ. - Bệnh “vô cảm” biểu hiện rất phức tạp nhưng đáng báo động nhất là sự vô cảm của một bộ phận bạn trẻ trong chính gia đình mình, với những người thân yêu của mình • Thực trạng - Nhiều bạn trẻ sống thờ ơ, dửng dưng với những vất vả, lo toan của bố mẹ cũng như những người thân yêu; thờ ơ, dửng dưng trước sự quan tâm, thương của họ. Dẫn chứng: nhiều bạn trẻ vẫn ăn chơi, đua đòi trong khi bố mẹ làm việc rất vất vả; nhiều bạn trẻ coi việc bố mẹ chăm sóc, yêu thương mình là việc hiển nhiên, không cần đền ơn, đáp nghĩa, vì vậy càng nhận được sự quan tâm chăm sóc nhiều, thì càng tỏ ra vô ơn. - Nhiều bạn trẻ mải mê dán hình thần tượng khắp nơi, thần tượng của họ có thể chỉ là những người trên phim ảnh hoạc ở một đất nước xa xôi, trong khi những vui, buồn, khó khăn, vất vả của bố mẹ thì họ không bao giờ biết đến. Nhiều bạn trẻ đắm chìm trong sở thích riêng, dù sở thích đó có khi đi ngược lại với hoàn cảnh sống và điều kiện gia đình. • Nguyên nhân: - Do lối sống ích kỉ, chỉ biết hưởng thụ. - Do sự nuông chiều quá mức • Hậu quả - Biến con người thành những cổ máy không có lí trí, không tình cảm - Khiến cho những mối quan tình cảm thiêng liêng ngày mai một dần • Giải pháp: - Mỗi người cần sống yêu thương và trách nhiệm hơn. Sống với thế giới thực nhiều hơn thế giới ảo. Trước hết phải yêu thương, quan tâm đối với những người thân trong gia đình. Có như thế mới biết yêu thương đồng loại nói chung. 3. Kết bài - Khẳng định lại ý nghĩa của vấn đề Câu 3 1. Mở bài - Tác giả, tác phẩm + Hữu Thỉnh sinh 1942, quê ở Tam Dương,Vĩnh Phúc. Ông là nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ + Bài thơ “Sang thu” viết năm 1977, in trong tập Từ chiến hào đến thành phố. + Hai khổ đầu là cảm nhận tinh tế của tác giả về những chuyển biến của trời đất, ở thời khắc giao mùa từ hạ sang thu, được thể hiện qua hình ảnh và ngôn ngữ giàu sức biểu cảm. 2. Thân bài • Cảm nhận về bức tranh thiên nhiên qua hai khổ thơ trong bài “Sang thu” của Hữu Thỉnh - Khổ 1: Nhà thơ cảm nhận sự chuyển biến của đất trời ở thời khắc sang thu qua hương vị: “hương ổi”, qua vận động của gió, của sương: “gió se’, “sương chùng chình”. + Hương ổi nồng nàn lan trong gió bắt đầu hơi se lạnh, sương thu chung chình chậm lại… + Mùa thu sang ngỡ ngàng, được cảm nhận qua sự phán đoán. Chú ý phân tích các từ: bỗng, phả, chùng chình, hình như… - Khổ 2: Không gian mở rộng từ dòng sông đến bầu trời + Dòng sông mùa thu chảy chậm hơn, cánh chim bắt đầu vội vả như cảm nhận được cái sư lạnh của tiết trời… + Hình ảnh đám mây duyên dáng, mảnh mai như một dải lụa nối hai màu hạ và thu… Chú ý phân tích từ: dềnh dàng, vội vã, vắt… • Liên hệ với khổ thơ trong bài “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải (Học sinh có thể chọn đối tượng khác nhưng phải phù hợp) Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc Ơi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay hứng về. - Mùa xuân và thiên nhiên xứ Huế được miêu tả qua vài nét khắc họa: Dòng sông xanh, bông hoa tím biếc, tiếng chim chiền chiện hót vang trời. - Qua vài nét khắc họa đó tác giả đã vẽ ra được một không gian mênh mông, cao rộng của dòng sông xanh, hoa tím biếc – màu tím đặc trưng của xứ Huế; cả âm thanh của tiếng chim chiền chiện hót vang trời trên cao, bông hoa mọc lên từ dưới nước, giữa dòng sông xanh. - Cảm xúc của tác giả là say sưa, ngây ngất trước vẻ đẹp tươi sáng, tràn trề sức sống của mùa xuân được bộc lộ qua lời gọi: “Ơi’, “hót chi” và qua sự chuyển đổi cảm giác. - Khổ thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên và sức sống tha thiết của tác giả. • Điểm gặp gỡ của hai tác giả - Bằng những hình ảnh, ngôn từ giàu sức gợi, cả hai tác giả đã tái hiện nên những bức tranh thiên nhiên nên thơ, gợi cảm và đầy sức sống. Bức tranh thiên nhiên đó không chỉ được cảm nhận bằng thị giác, thính giác mà bằng cả tâm hồn. Qua đó cho thấy sự quan sát và cảm nhận tinh tế của nhà thơ về khoảnh khắc giao mùa, ẩn trong đó là tình yêu quê hương tha thiết mà tác giả giành cho quê hương, đât nước. 3. Kết bài - Khẳng định lại vẻ đẹp, sức sống của thiên nhiên đất nước và sự tinh tế, nhạy cảm của tâm hồn các nhà thơ. KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Khoá ngày 11 tháng 06 năm 2015 tại TP.HCM Môn thi : ANH VĂN Thời gian: 60 phút (không tính thời gian giao đề) I. Choose the word/ phrase (A, B, C or D) that best fits the space in each sentence. (2.5 pts) 1. West Malaysia and East Malaysia ________ comprise an area of 329,758 sq km. A. each other B. together C. one another D. both 2. We have arranged to meet each other ________ 8:00 AM this weekend. A.to B. on C. in D. at 3. Juventus did their best;_______ , Barcelona won the match and the cup. A. but B. however C. moreover D. otherwise 4. The examiner ______ that they keep silent during the exam. A. said B. requested C- told D- admired 5. “ I promies I will study harder next term.” – “_________” A. Good idea B. I hope so C.No, thanks D. I’m sorry I can’t 6. People speak Malay, English, Chinese and Tamil_______Malaysia A.at B . in C. on D. to 7. You should reduce _________ of water your family uses. A. the number B. the quality C. a number D. the amount 8. A lot of Vietnamese people who live _________ want to celebrate Tet in Viet Nam, their motherland. A. foreign B. far C. aboard D. abroad 9. Peter, bring a raincoat just _________. It looks like rain to me. A. in case B. in time C. in turn D. in spite 10. Typhoons often ___________ in Viet Nam from June to November. A. predict B. occur C. pass D. warn 1. B 2. D 3. B 4. B 5. B 6. B 7. D 8. D 9. A 10. B Answers: II. Choose the underlined word or phrase (A, B, C or D) that needs correcting. (0,5 pt) 11. She asked me if I am able to speak any other foreign language and I said that I could speak Thai. A B C D 12. AAG has confirmed the broken in some of the sections of the undersea cable. A Answers: 11. B B 12. B C D III. Choose the word (A, B, C or D) that best fits the blank space in the following passage. (1,5pts) The word jeans (13) ______ from a kind of material that was made in Europe. It is a strong material and it does not (14)_______ out easily. In the 1960s, many univesity and college (15)_____ wore jeans. Designers made different styles of jeans to match the 1960s’ fashions; embroidered jeans, painted jeans and so on. In the 1970s more and more people started wearing jeans because they became (16)_______. In the 1980s jeans finally became (17) _____ fashion clothing when famous designers started (18)______ their own styles of jeans, with their own labels on them. Sales of jeans always go up and up because jeans have never been out of fashion. 13. A. gets B. goes C. arrives D. comes 14. A. go B.wear C. call D. come 15. A. teenagers B. pupils C. students D. youngsters 16. A.higher B. costlier C. longer D. cheaper 17. A. low B. high C. up D. old 18. A.doing B. getiing C.making D. buying Chú ý: Thí sinh chỉ ghi mẫu tự A, B, C, hoặc D vào ô trả lời Answers: 13. D 14. B 15. C 16. D 17. D 18. C IV. Read the passage, then decide if the statements that follow it are True or False. (1.0 pt) Are you looking for a cheap, clean, effective source of power that doesn’t cause pollution or waste natural resources? Look no further than solar energy from our sun. Many countries are already using solar energy. Solar panels are placed on the roof of a hous and the sun’s energy is used to heat water. The energy can be stored for a number of days, so on cloudy days you can use solar energy too. Sweeden has an advanced solar energy program. There, all buildings will be heated by solar energy; cars and buses will use solar power instead of gas by the year 2015. 19. Few countries in the world are ready to use solar energy. 20. We can hardly use solar energy on cloudy days. 21. Solar panels are used for water heating. 22. Some types of vehicles in Sweeden will use solar power by 2015. Thí sinh viết đầy đủ từ True hoặc False vào ô trả lời Answers: 19. False 20. False 21. True 22. True V. Use the correct form of the word given in each sentence . (1.5 pt) 23. We are worried that rivers and canals are becoming more and more _______. [pollute] 24. TV ______ are advertisements in which goods and services are promoted. [commerce] 25. It is ______ that some people poach fish in the Nhieu Loc Canal [disappoint] 26. Christmas is ______ celebrated in many countries. [joy] 27. Here is tommorrow’s weather ______. Ho Chi Minh city will be sunny, and …. [cast] 28. My sister is wearing a T-shirt of the latest model. She always dresses _____. [fashion] Answers: 23. polluted 26. joyfully 24. commercials 25. disappointing 27. forecast 28. fashionably VI. Use the correct tense or form of the verb given in each sentences. (1.0 pt) 29. Unless she _____ the flowers regularly, they will wither. [water] 30. We all expect that Anh Vien ____ the most outstanding athlete in this SEA GAMES. [become] 31. He _____ five comic books since last Monday. [read] 32. The teacher suggested ____ these units carefully. [revise] Answers: 29. waters 30. will become 31. has read 32. revising VII. Rewrite each of the following sentences in another way so that it means almost the same as the sentence printed before it. ( 2.0 pt) 33. Emily is sick today, so she cannot go to school.  If Emily were not sick today, she would be able to go to school. 34. We consider Messi a soccer genius. He plays for Barcelona, Spain.  Messi, who we consider a soccer genius, plays for Barcelona, Spain. 35. People celebreate Passover in Israel in late March or early April.  Passover is celebrated in Israel in late March of early April. 36. The last time we saw the film was 10 years ago  It has been 10 years since we last saw the film.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan