Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Cảm quan hiện sinh trong tiểu thuyết của nguyễn việt hà và đoàn minh phượng...

Tài liệu Cảm quan hiện sinh trong tiểu thuyết của nguyễn việt hà và đoàn minh phượng

.PDF
132
565
141

Mô tả:

Cảm quan hiện sinh trong tiểu thuyết của Nguyễn Việt Hà và Đoàn Minh Phượng PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Chưa có một trào lưu triết học nào gần gũi với cuộc sống như triết học hiện sinh. Nú đó hình thành nên những xu hướng mới trong đời sống và để lại những dấu ấn đậm nét trong văn học. Chủ nghĩa hiện sinh, sau khi gây một phong trào mãnh liệt và sâu rộng trong văn học nghệ thuật, sau gần 20 năm hoạt động ở bề nổi, nay dần đi vào thế chỡm. Nú đó lắng lại trong tiềm thức của mỗi người. Ở Việt Nam, triết học hiện sinh không còn là một thứ mốt cho người ta chạy theo. Nhưng nó vẫn mang một sức hút khó cưỡng đối với nhiều nhà văn. Những tư tưởng về nhân vị, tự do, về cuộc sống bất an và âu lo của chủ nghĩa hiện sinh, vẫn tìm thấy sự đồng điệu trong tâm hồn những nhà văn khi họ đối diện với những đổi thay lớn lao của đất nước và thời đại. Nhà văn nhìn cuộc sống không như những triết gia nhưng trong tác phẩm của họ mang màu sắc triết học đó là vấn đề cảm quan. Cảm quan có sự hòa hợp cảm quan cá nhân và cảm quan thời đại. Hiểu về cảm quan sẽ giúp người đọc hình dung được những nền tảng sâu xa chi phối đến quá trình sáng tác và những tư tưởng về thế giới, con người tác giả muốn gửi gắm. Trên thế giới, có những tên tuổi bất hủ, gắn liền với chủ nghĩa phi duy lí đặc biệt là chủ nghĩa hiện sinh: Franz Kafka, Albert Camus, Jean Paul Sartre, Marcel Proust… Trong tầm nhìn của văn học so sánh, chúng ta có thể thấy được sự tác động mạnh mẽ của trào lưu văn học này đến Việt Nam, mặt khác, trong tương quan đồng điệu nào đó về văn hoá, thời đại cảm quan hiện sinh đã nảy sinh và mang những nột riờng do hoàn cảnh xã hội đất nước quy định. Nó đem đến cho văn học, những điều vừa quen vừa lạ. 1 Mỗi nhà văn trong bối cảnh văn hoá mới, với những hoang mang và cảm thức thời đại đã trở thành những cây bút sung sức và khát khao thể hiện mình. Tiểu thuyết trở thành đất dụng võ cho các cây bút thể nghiệm những đổi mới của mình, từ nội dung đến hình thức. Bởi “Tiểu thuyết nhịp bước cùng con người thường xuyên và trung thành từ buổi đầu thời hiện đại. Niềm say mê được hiểu biết, đã xâm chiếm lấy nó, khiến nó chăm chú dò xét cuộc sống cụ thể của con người và bảo vệ cuộc sống này chống sự lãng quên của con người; khiến nú luụn giữ cái thế giới sự sống dưới nguồn sáng rọi thường trực.” [20, 12] “Thời của tiểu thuyết” với những cách tân độc đáo, mang đậm dấu ấn của mỗi cá nhân, tiểu thuyết đã vượt khỏi những khuôn mẫu. Để tiếp cận tiểu thuyết, chúng ta không thể bỏ qua vấn đề cảm quan. Đặc biệt trong thời kì, cảm quan hiện sinh ngày càng đậm nét trong văn học qua những tên tuổi lớn như: Phạm Thị Hoài, Nguyễn Huy Thiệp, Hồ Anh Thái, Tạ Duy Anh, Nguyễn Bình Phương, Thuận… Thực chất, cảm quan hiện sinh, không chỉ tác động, làm biến đổi nội dung mà còn tạo ra động lực để thay đổi nghệ thuật biểu hiện của tiểu thuyết. Nó tạo ra một cuộc cách tân mạnh mẽ từ nội dung đến hình thức của thể loại nền tảng trong văn học. Nguyễn Việt Hà và Đoàn Minh Phượng là hai cây bút được chú ý nhiều. Cảm quan hiện sinh là đóng góp độc đáo trong tiểu thuyết hai tác giả này. Nguyễn Việt Hà, được coi như một “ụng kễnh” văn chương có thể xếp bên những tên tuổi lớn như Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh … Đoàn Minh Phượng lặng lẽ đến với văn chương, nhưng những trang văn của chị đã trở thành nỗi ám ảnh đối với nhiều độc giả. Tiểu thuyết Và khi tro bụi, được trao giải thưởng duy nhất của hội nhà văn phần nào nói lên chất riêng của chị trong văn học. Hai cây bút trẻ, hai phong cách có phần xa lạ với nhau, nhưng họ đã mang đến cho tiểu thuyết những dấu ấn riêng. Cảm quan hiện sinh là nét đặc 2 sắc trong sáng tác của Nguyễn Việt Hà và Đoàn Minh Phượng, đó là cơ sở cho những thể nghiệm táo bạo từ nội dung đến nghệ thuật tiểu thuyết. Luận văn nghiên cứu: Cảm quan hiện sinh trong tiểu thuyết của Nguyễn Việt Hà và Đoàn Minh Phượng cũn gúp thờm một cách nhìn mới khi tìm hiểu những tiểu thuyết khỏ “trỳc trắc” của hai tác giả này. Từ đó có thể gợi ý một cách tiếp cận cho những tiểu thuyết “khú đọc” hiện nay. Những tiểu thuyết dang dở, mang những ám ảnh bi đát về thân phận con người. 2. Lịch sử vấn đề. 2.1 Lịch sử nghiên cứu cảm quan hiện sinh Chủ nghĩa hiện sinh là lí thuyết triết học và mĩ học được du nhập và có ảnh hưởng rộng rãi nhất trong lý luận và sáng tác văn học ở miền Nam Việt Nam những năm 1954 – 1975. Chủ nghĩa hiện sinh xuất hiện khi chủ nghĩa duy linh nhân vị sụp đổ. Nó nhanh chóng trở thành một phần trong đời sống qua sự phổ biến của báo chí. “Những tờ tạp chí lúc đó như Đại học, Sáng tạo, Văn, Bách khoa…đều có những bài viết hay số báo đặc biệt về trào lưu triết học và văn học này cùng những tác gia của nó như Jean-Paul Sartre, Albert Camus… Hỗ trợ có hiệu quả cho việc tìm hiểu và nghiên cứu đó là nỗ lực dịch thuật ngày càng sâu rộng những đứa con tinh thần của các tác gia hiện sinh. Về lý thuyết là các công trình của F. Nietzsche, K. Jaspers, M. Heidegger, J.-P. Sartre… Về sáng tác là tiểu thuyết, kịch bản văn học của A. Camus, J.-P. Sartre, S. de Beauvoir, F. Sagan…” Ngay từ 1942, Công trình của Nguyễn Đình Thi “triết học Nietzche” đã đưa lại những hiểu biết ban đầu đúng đắn về Nietzche và gợi mở về chủ nghĩa hiện sinh: “dùng trực giác chống lớ trớ, dựng bi quan chống lại lạc quan, dùng phi đạo đức chống luõn lớ” [27 – 202] Từ tháng 10-1961 đến tháng 9-1962, trên tạp chí Bách Khoa, dưới bút hiệu Trần Hương Tử, Trần Thái Đỉnh đã viết một loạt bài giới thiệu chủ nghĩa hiện sinh, về sau được tập hợp thành chuyên khảo Triết học hiện sinh (NXB Thời mới, Sài Gòn, 1967, tái bản 1968). Tác giả đã trình bày tổng quan về 3 triết học hiện sinh với những đề tài chính và hai ngành: hiện sinh hữu thần và hiện sinh vô thần. Tác giả đi sâu phân tích những quan niệm của các triết gia tiêu biểu với Kierkegaard, Nietzsche, Husserl, Jaspers, Marcel, Sartre và Heidegger Tác giả Lê Tôn Nghiêm cũng có nhiều công trình chuyờn sõu về triết học Heidegger: Heidegger trước sự phá sản của tư tưởng Tây phương (NXB Lá Bối, Sài Gòn, 1970); Đâu là căn nguyên tư tưởng hay con đường triết lý từ Kant đến Heidegger (NXB Trình Bầy, Sài Gòn, 1970). Nguyễn Văn Trung được nhiều người biết đến với những công trình nghiên cứu bàng bạc tư tưởng hiện sinh, đặc biệt là J. P. Sartre. Công trình của tác giả Nguyễn Tiến Dũng “Chủ nghĩa hiện sinh, lịch sử, sự hiện diện ở Việt Nam” đó khỏi quỏi sự ra đời và phát triển, những vấn đề trung tâm của triết học hiện sinh và quá trình hiện diện của chủ nghĩa hiện sinh ở Việt Nam, từ đó chỉ ra những dấu ấn của chủ nghĩa hiện sinh trong một số tác giả tiêu biểu: Phạm Thị Hoài, Nguyễn Quang Lập, Nguyễn Huy Thiệp…. Theo tác giả: “chưa có một trào lưu văn học nào như văn học hiện sinh mà chỉ trong thời gian ngắn đã cho ra đời một khối lượng lớn đến thế….” Văn học hiện sinh: “quan niệm kiếp người là một bất đắc dĩ, là một thảm kịch, là thất bại, vì vậy nó mang nặng chủ nghĩa bi quan xa lạ với chủ nghĩa lạc quan cách mạng. [5, 134]” Vì thế, nó ít có những tác phẩm lớn, ít giá trị nhân văn. Trong tác phẩm, “Mấy trào lưu triết học phương tõy”, tác giả Phạm Minh Lăng, (1989) đề cập đến những vấn đề cơ bản nhất của chủ nghĩa hiện sinh: vũ trụ, con người và đời người dưới con mắt của chủ nghĩa hiện sinh. Nhưng gúc nhỡn của tác giả vẫn còn giới hạn trong nhận thức phê phán. 4 Cùng với quá trình đổi mới, quá trình toàn cầu hóa, những tác phẩm của những triết gia hiện sinh trở nên quen thuộc với đông đảo độc giả Việt Nam. Vấn đề nghiên cứu cảm quan hiện sinh, thực chất không phải là vấn đề mới mẻ. Trong những nghiên cứu về chủ nghĩa hiện sinh, nhiều nhà nghiên cứu đã nhắc đến cảm quan bi đát về thế giới và con người của những triết gia hiện sinh. Trước cuộc sống giòn ải của con người, sự bất lực của nhận thức, con người luôn lo âu và bất an. Thế giới trở nên xa lạ và bí ẩn. Khi nghiên cứu về vấn đề hậu hiện đại, sự đổi mới của tiểu thuyết vấn đề con người hoài nghi, vô minh, những cảm nghiệm chua chát ê chề về thân phận được nhắc tới. Thực chất, nó rất gần gũi với cảm quan hiện sinh. Nguyễn Việt Hà và Đoàn Minh Phượng là hai cây bút trẻ, thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, phê bình, những người yêu văn học. Có thể coi, cảm quan hiện sinh là một đóng góp độc đáo của hai tác giả này. 2.2. Những nghiên cứu gợi mở về cảm quan hiện sinh trong tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà Ngay khi xuất hiện với cuốn tiểu thuyết đầu tiên, Nguyễn Việt Hà đã được coi là một hiện tượng văn học. Chỉ cần seach trên google cũng có thể hiển thị đến hơn 13 triệu kết quả liên quan đến Nguyễn Việt Hà và những tiểu thuyết của anh. Điều đó chứng tỏ sự quan tâm của công chúng đối với nhà văn trẻ này. Trong đó có rất nhiều những ý kiến trái chiều. Nhiều tác giả đã đánh giá cao, những nỗ lực cách tân tiểu thuyết của Nguyễn Việt Hà. Từ ngôn ngữ, cấu trúc, điểm nhìn trần thuật, đến những cảm quan mới trong tác phẩm. Tác giả Đoàn Cầm Thi cho rằng “... Cơ hội của Chúa cuốn hút tôi trên hết bởi nghệ thuật của nó. Tiểu thuyết của Nguyễn Việt Hà là một lò 5 thử nghiệm văn phong khổng lồ trong đó ta gặp lối kể chuyện ở ngôi thứ ba, thể loại tự sự ở ngôi thứ nhất, văn nhái, truyện lồng truyện, tiểu luận.” [69] Khải huyền muộn khi ra đời cũng cũng được không ít nhà văn tán thưởng. Nhà văn Trung Trung Đỉnh: “Với tiểu thuyết Khải huyền muộn, nhà văn Nguyễn Việt Hà đã tự mình bứt mình ra khỏi lối mòn của cấu trúc tiểu thuyết và cách kể chuyện truyền thống”. Hoạ sĩ Lê Thiết Cương: “Trong Khải huyền muộn có những đoạn luận văn học, những đoạn không bịa như nhật ký. Cảm giác như đang xem phim truyện lại có một trường đoạn phim tài liệu.” “Khụng cú kiếm tiền xong rồi, yêu xong rồi, sống xong rồi. Không có kết. Khải huyền muộn là một kiểu siêu văn bản của nhiều văn bản dở dang.” Nhà văn Tạ Duy Anh cũng khen ngợi: “Tôi phải nói ngay rằng văn trong Khải huyền muộn hơn đứt trong Cơ hội của Chúa. Nhiều trang văn rất đẹp, có chiều sâu, có sức lan toả và nó cũng cho thấy tác giả là người nghiêm túc, có bản lĩnh, có trách nhiệm nghề nghiệp.” Dù: “Nhược điểm lớn nhất của Khải huyền muộn – theo tôi – là tác giả còn lộ ra mình phải cố” Với nhà phê bình Nguyễn Chí Hoan: “Cuốn tiểu thuyết này gợi lên nhiều ý tưởng, nhiều điều để nói.” Nhà nghiên cứu Nguyễn Mạnh Hùng nhận xét: “Khải huyền muộn là những sải bơi tiếp theo Cơ hội của chỳa trờn dòng sông tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà. Chọn lựa thứ cấu trúc đa ngôi thứ như thể khối vuụng ru-bớch, Nguyễn Việt Hà tạo cho mình ưu thế thoải mái để quan sát và kể chuyện, thoả cơn khát tìm tòi và đồng cảm với các nhân vật cuộc sống.” [51] Bên cạnh đú, cú khá nhiều luận văn nghiên cứu về tiểu thuyết của Nguyễn Việt Hà, chứng tỏ sự yêu thích và quan tâm của giới trẻ đến những tiểu thuyết này, dù đó là những tiểu thuyết không dễ đọc. Phạm Thị Thu Thuỷ trong luận văn “Nhỡn chung về tiểu thuyết Việt Nam từ 1995 đến nay” đã đề cập những đổi mới về tiểu thuyết Việt Nam từ 1995 đến nay. Trong một số tiểu thuyết đáng chú ý, tác giả đã đánh giá khái 6 quát những băn khoăn về ý nghĩa cuộc sống, những thể nghiệm đổi mới thể loại trong tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà. Luận văn “Những thể nghiệm tiểu thuyết qua Cơ hội của Chúa và Khải huyền muộn của Nguyễn Việt Hà”, Nguyễn Thi Anh Đào, đi từ sự thay đổi cách tiếp cận đời sống đến quan niệm nghệ thuật về con người. Tác giả chỉ ra những thể nghiệm về cốt truyện và di chuyển điểm nhìn trần thuật, cách ứng xử khác và mới trong nghệ thật xây dựng nhân vật. Tuy nhiên, khi tiếp cận với cái mới, có rất nhiều những luồng tư tưởng trái ngược. Nhiều nhà nghiên cứu đã hoài nghi những sáng tác của Nguyễn Việt Hà. Trong bài viết: “Cơ hội của Chúa: Chúa cũng không giúp được gỡ!” Nguyễn Hòa cho rằng tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà là một người đọc nhiều, ưa triết lý, sính ngoại ngữ và khoái trích dẫn kim – cổ, đông – tây. Và “Người làm sao của chiêm bao làm vậy”. [43] Đối với Cơ hội của Chúa, có tác giả nhận xét đó chỉ là “món nộm” (Lê Hoàng) và “cái giọng trí thức bụi bình dân cao cấp nhiều lắm cũng chỉ tạo nổi thứ văn chương hạng nhì” (Hoàng Hưng) Trong văn chương, người đọc có quyền dân chủ với tác giả và với những độc giả khác. Vì thế, những ý kiến trái chiều cũng là điều dễ hiểu. Trong nhiều nghiên cứu, nhận xét, có những tác giả đã nói đến dấu ấn của chủ nghĩa hiện sinh trong tác phẩm của Nguyễn Việt Hà. Tuy nhiên, đó thường là những vấn đề được các nhà nghiên cứu vô tình lướt qua và đả động đến. Họ chưa có sự nghiên cứu chủ tâm về nó. Các tác giả đã nhìn ra cái “tạng” của Nguyễn Việt Hà trong tiểu thuyết. Nguyễn Việt Hà viết về cuộc sống chưa hoàn kết, tiểu thuyết “là một kiểu siêu văn bản của nhiều văn bản dở dang” (Lê Thiết Cương). Trong tác phẩm của anh mang những cảm quan bi đát về con người, sự hoài nghi trước những biến động làm tha hoá con người. “Trong con người có tính thiện. Nhưng khi phải đối mặt với hiện thực nghiệt ngã của xã hội, không ít người 7 đánh mất mình. Nếu để ý, trong các nhân vật của tôi dự cú trượt ngã đến thế nào, người ta sẽ thấy một chút gì đó của những day dứt, trăn trở.” [45] Trong những lo âu, bất an về thế giới, con người và cuộc sống, anh “luôn hướng tới hy vọng hoặc đi vào những nghịch cảnh của sự tha hoỏ” bởi: “Nó là những mặt thật trái chiều của cuộc sống.” [45] Nguyễn Văn Dân trong phần khảo luận cuốn “Văn học phi lớ”, đã nói đến bóng dáng của Kafka và Camus trong tác phẩm của Phạm Thị Hoài và Nguyễn Việt Hà. Cách xây dựng nhân vật Hoàng (Cơ hội của chúa): “cú cái gì đó phảng phất không khí của kẻ xa lạ của Camus. Nhìn chung nhân vật Hoàng cú cỏi vẻ giống các nhân vật cô đơn, không hòa nhập với cộng đồng của văn học phi lớ.” [4-110] Ông cũng ghi nhận: “Đõy là những nỗ lực rất đáng khích lệ. Phạm Thị Hoài và Nguyễn Việt Hà là một trong những trường hợp thể nhiệm như vậy. Tiếc thay, kết quả thể nghiệm của họ tỏ ra chưa đủ sức thuyết phục.” [4, 116] Tuy nhiên “Sự cấy ghộp” cỏi chủ đề “phi lớ”, “cụ đơn” “buồn nụn” ở cấp bản thể của phương Tây vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể của Việt Nam đã tỏ ra khập khiễng không đủ sức thuyết phục và do đó kém hiệu quả thẩm mỹ” [4, 116] Tác giả đã gợi mở đến vấn đề cảm quan hiện sinh trong sáng tác của Nguyễn Việt Hà. Tuy nhiên, đây mới là những cảm nhận ban đầu. Thực chất, chưa có một công trình nghiên cứu nào hướng trọng tâm về vấn đề này. 2.3. Những nghiên cứu gợi mở về cảm quan hiện sinh trong tiểu thuyết Đoàn Minh Phượng Đoàn Minh Phượng là cái tên khá mới trong văn học Việt Nam. Với giải thưởng hội nhà văn Việt Nam cho tiểu thuyết đầu tay: Và khi tro bụi, chị nhận được nhiều lời khen ngợi cho tác phẩm này. Mưa ở kiếp sau mới xuất bản, tiếp tục dòng mạch tiểu thuyết của chị. Tiểu thuyết về những cảm nghiệm u buồn của con người. 8 Tác giả Ngô Đồng viết: “Toàn bộ câu chuyện luôn ẩn hiện trong một màn sương mờ ảo, hoang mang, đôi lúc khó nắm bắt. Một thân phận tha hương, phải chịu đựng những xung đột về xã hội, văn hóa, phân vân giữa quá khứ và hiện tại, hiện tại và tương lai. Để cuối cùng, người đàn bà – nhân vật chính nhận ra, chị cũng chỉ là một trong số những người chị từng gặp và tiếp tục đi tỡm.” [38] Tác giả Trương Hồng Quang đã dành nhiều lời ngợi khen cho tác phẩm: “Và khi tro bụi vừa mang đầy chất thơ, chất ma lỵ, dường như gần gũi với phong cách của một Theodor Storm, cây bút văn xuôi hàng đầu của Đức vào cuối thế kỷ 19, hơn là với truyền thống của văn học Việt Nam, vừa mang tầm triết luận Đông – Tây như ở Siddhartha của Hermann Hesse, mặc dù thực chất đây là một cuốn Phản-Hesse, đồng thời lại là một cuốn truyện trinh thám với một cốt truyện và bố cục tinh vi.” [55] Đoàn Minh Phượng cũng thường nhắc đến những trăn trở, lo âu được gửi gắm trong trang viết của mình. Trong bài: “Cỏch kể chuyện của tôi rất... xưa” Đoàn Minh Phượng đã nói: “Nhõn vật tôi - người phụ nữ trong truyện từ nỗi hoang mang khi người chồng tử nạn trong một tai nạn xe cộ đã hết sức đau khổ và cảm thấy cuộc sống trống vắng, vô vị. Người phụ nữ nghĩ đến cái chết và chọn lựa cuộc hành trình đi tìm cái chết trên những chuyến tàu bình thường nhưng tưởng như vô định. Tâm trạng nhân vật mơ hồ, hoang mang và luôn tự vấn “mỡnh là ai”. [78] Tác giả nói nhiều đến nỗi u buồn, ám ảnh từ cuộc sống đi vào trong câu chuyện của mỗi nhân vật. “Cú lẽ đến gần 20 năm sau, tôi mới thấy rõ ràng mình là một người lưu lạc. Sự lưu lạc đó bắt đầu vào năm nào? Ngày trước tôi sống ở thành phố, tôi không hiểu chiến tranh, tụi tỡm mọi cách không nhìn thấy nú, tỡm mọi cách đặt mình bên ngoài câu chuyện chung của đất nước mình. Sự lưu lạc bên trong đã bắt đầu trước khi tôi rời Việt Nam và theo tôi hết phần lớn cuộc đời.” [48] 9 Thực ra, cảm quan hiện sinh trong tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà và Đoàn Minh Phượng đã được gợi mở trong hướng nghiên cứu về chủ nghĩa hiện sinh, trong nhiều nghiên cứu về đổi mới tiểu thuyết, về cảm thức hậu hiện đại… Nhiều nghiên cứu đã đề cập đến những bất an, lo âu cùng với những thể nghiệm mới trong tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà và Đoàn Minh Phượng. Tuy nhiên, chưa có một nghiên cứu nào đi sâu vào vấn đề cảm quan hiện sinh trong sáng tác của Nguyễn Việt Hà và Đoàn Minh Phượng. Đây vẫn là một mảnh đất trống để chúng ta có thể đi sâu khai thác. 3. Mục đích nghiên cứu. Tìm hiểu Cảm quan hiện sinh trong tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà và Đoàn Minh Phượng chúng tôi muốn khám phá những dấu ấn của chủ nghĩa hiện sinh qua tiểu thuyết của hai tác giả này. Mặt khác, thấy được cảm quan riêng của mỗi nhà văn về thế giới và con người để chỉ ra cái mới trong những tiểu thuyết này. Từ đó, chúng tôi muốn góp một hướng nghiên cứu mới về những tiểu thuyết khỏ “trỳc trắc” hiện nay. 4. Cấu trúc luận văn Luận văn được chia làm 3 chương: Chương 1: Giới thuyết về cảm quan hiện sinh và tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà, Đoàn Minh Phượng. Chương 2: Cảm quan hiện sinh với thực tại và con người trong tiểu thuyết của Nguyễn Việt Hà và Đoàn Minh Phượng Chương 3: Cảm quan hiện sinh và nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà, Đoàn Minh Phượng. Chương 1, chúng tôi giới thuyết sơ lược về những vấn đề lí thuyết. Trong khuôn khổ của luận văn, vấn đề chủ nghĩa hiện sinh, ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện sinh tới văn học và vấn đề cảm quan hiện sinh trong tiểu thuyết 10 Nguyễn Việt Hà và Đoàn Minh Phượng được trình bày ngắn gọn và giản lược. Chương 2, chúng tôi đi sâu vào vấn đề cụ thể: cảm quan hiện sinh với thực tại và con người trong tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà, Đoàn Minh Phượng. Trong đó gồm cảm quan về thế giới và cảm quan về con người. Chúng tôi nghiên cứu khá kĩ những vấn đề này vì, thực chất, vấn đề trung tâm của chủ nghĩa hiện sinh là vấn đề “con người như một nhân vị độc đáo”. Thực chất, cảm quan hiện sinh có ảnh hưởng đến mọi mặt nghệ thuật của tiểu thuyết. Chương 3, chúng tôi tập trung vào kiểu tư duy hiện sinh, cách cấu trúc và xây dựng nhân vật, theo chúng tôi là mang màu sắc hiện sinh rõ nét nhất. 5. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng một số phương pháp sau: - Phương pháp miêu tả, thống kê, phân loại. - Phương pháp đối chiếu, so sánh - Phương pháp phân tích- tổng hợp. 11 12 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 GIỚI THUYẾT VỀ CẢM QUAN HIỆN SINH VÀ TIỂU THUYẾT NGUYỄN VIỆT HÀ, ĐOÀN MINH PHƯỢNG 1.1. Giới thuyết sơ lược về chủ nghĩa hiện sinh Cảm quan hiện sinh không còn là một vấn đề mới mẻ. Nhưng còn nhiều quan điểm chưa thống nhất về vấn đề này. Thực chất, muốn tìm hiểu về cảm quan hiện sinh phải bắt nguồn từ gốc của nó, chính là chủ nghĩa hiện sinh. Chủ nghĩa hiện sinh là sản phẩm của sự khủng hoảng của xã hội và khoa học kĩ thuật. Nguồn gốc của nó không chỉ ảnh hưởng trực tiếp từ các cuộc chiến tranh thế giới tàn khốc mà còn là sự bại hoại tinh thần do chủ nghĩa duy lý gây nên trong xã hội phương Tây thời công nghiệp và hậu công nghiệp. Ngay từ khi ra đời, chủ nghĩa hiện sinh đó cú một sức ảnh hưởng rất mạnh mẽ và nhanh chóng tỏa rộng hấp lực của nó trên phạm vi toàn thế giới. Tư tưởng hiện sinh đã được manh nha từ rất sớm: triết học của Socrate; Thánh kinh, những nhân vật trong cựu ước và tân ước, thánh Augustin, Pascal qua tác phẩm “Tư tưởng”. Đồng thời, nó thường xuyên được phủ định, bổ xung bởi những triết gia cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX: S. Kiekergaard, F. Neitzche, M. Heidergeer, J. P. Sartre…. và vẫn được tái sinh trong hoàn cảnh hậu hiện đại. Cho dù chủ nghĩa hiện sinh thường thấm đẫm tư tưởng bi quan, thất bại nó vẫn mặc nhiên được coi như một đại diện cho tư tưởng nhân bản trong triết học phương Tây hiện đại. Bởi, theo Bách khoa toàn thư Đất Việt: Chủ nghĩa hiện sinh là một học thuyết mà đối tượng là sự tồn tại của con người xét trong hiện thực cụ thể của nó. Cho rằng đầu tiên con người chỉ là hư vô, và chỉ việc con người tồn tại thôi đã là “phi lớ” rồi, chủ nghĩa hiện sinh kêu gọi con người sống là phải đem lại cho đời mình một ý nghĩa. [86] 13 Trong Những chủ đề triết hiện sinh, một cuốn sách khái quát các nội dung quan trọng và lộ trình của chủ nghĩa hiện sinh, tác giả E. Mounier cho rằng: “Nói một cách khái quát thì trào lưu tư tưởng mới này (triết học hiện sinh) là một phản ứng của con người, chống lại sự thái quá của triết thuyết duy tâm và triết lí về vạn vật. Trào lưu đú khụng lấy cuộc sống nói chung, nhưng lấy cuộc sống của con người nói riêng là vấn để đầu tiên của triết học.” [9, 8] Trần Thái Đỉnh, một trong những nhà nghiên cứu triết học tên tuổi ở miền Nam giai đoạn 1954-1975 cũng đưa ra quan niệm tương tự: “Chủ nghĩa hiện sinh là sự phản ứng, đối lập lại chủ nghĩa duy lý thống trị trong xã hội Tây phương hiện đại”. [8, 3] Tác giả nhấn mạnh triết học hiện sinh là triết học về con người, không phải là con người phổ quát, con người viết hoa của Aristote, mà là con người có xương có thịt đang sinh hoạt hàng ngày trong xã hội. Trong khi những triết gia trước đó, khi hướng đến những vấn đề cao siêu, đó “lóng quờn con người”, thì chủ nghĩa hiện sinh coi con người là đối tượng nghiên cứu. Nó hướng đến con người như một nhân vị tự do, độc đáo. “Nú không lấy “con người” như một bản thể phổ quát làm đối tượng nghiên cứu, mà chỉ quan tâm tới “con người” tồn tại như một “nhõn vị”. Nhân vị của con người với tư cách sự hiện sinh (existence) mang một bộ mặt riêng biệt, đặc thù, xa lạ với mọi tính cách phổ quát. Hiện sinh là một tư chất, một đặc ân dành riêng cho con người - “Hữu thể - người”, bởi chỉ có con người mới có khả năng tự do lựa chọn cách thức, thái độ sống và có ý thức để thành hiện sinh.” [68] Với những suy tư sâu sắc hơn về con người, chủ nghĩa hiện sinh đã đem đến cho triết học một cuộc cách mạng sâu sắc và mạnh mẽ hơn bao giờ hết, nú đó bước khỏi những phạm trù lí thuyết đơn thuần để trở thành một trào lưu trong cuộc sống và ảnh hưởng tới văn học. 14 Chủ nghĩa hiện sinh đã đem đến cho con người một luồng tư tưởng mới, khơi dậy ở họ sức sống tiềm tàng mãnh liệt. Đồng thời với việc khẳng định nhân vị độc đáo, các nhà hiện sinh đã trao quyền tự sáng tạo mình cho con người. Con người hiện sinh phải không ngừng vươn tới cái “sẽ là” của mình. Vì thế, con người hiện sinh không chỉ là một nhân vị tự do, độc đáo mà còn là con người cô đơn, mang nỗi ưu tư, lo âu trước những giới hạn. Con người hiện sinh luôn đối diện với sự tha hoá: “Nó hành động như một cái máy không hồn, nó đánh mất nhân vị của mình, “ăn theo tư tưởng của người khác, của một tập đoàn nào đấy không sao dứt ra được. Tha hoá bám vào con người như một tội tổ tông. (…) Với sự kinh hãi và khắc khoải của nó, con người có thể có được sự nhận thức sâu xa và chắc chắn về thực tại – cái mà các triết gia truyền thống gọi là “hữu thể” – hơn bất kỳ phân tích lý lẽ trừu tượng, riêng lẻ nào có thể mang lại. Chân lý chỉ có thể chiếm hữu được bởi nhà tư tưởng hiện sinh trong hoàn cảnh cá nhân của hắn, chứ không bởi tư duy khách quan tách rời với cuộc hiện sinh của nhà tư tưởng.” [5, 108]. Chủ nghĩa hiện sinh mang cảm quan bi đát về đời sống. “Nỗi sợ, sự buồn chán, sự lạc lõng trong xã hội (Social alienation), sự phi lý, tự do, cam kết (commitment), và hư vô“ như là nền tảng của sự hiện sinh con người.” [86] Thế giới bí ẩn của tâm hồn, những lặp lại vụ lớ và vô nghĩa, những tác động khốc liệt từ bên ngoài của thế giới đầy cạm bẫy mà con người không tránh thoát được trở thành nỗi quan hoài mãnh liệt. Chủ nghĩa hiện sinh đóng một vai trò rất mực quan trọng đối với đối với triết học, thần học, và ngày càng quan trọng hơn đối với các lãnh vực khoa học xã hội, trong đó có văn chương và nghệ thuật. 1.2. Ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện sinh trong tiểu thuyết Việt Nam hiện đại Chủ nghĩa hiện sinh đã có ảnh hưởng sâu sắc tới đời sống của mỗi con người. Ở phương Tây, nú đó tạo nên một trào lưu hiện sinh trong đời 15 sống, thu hút đông đảo tầng lớp thanh niên vào sống lối sống tự do, phóng khoáng. “Người ta mô tả sự ra đời của chủ nghĩa hiện sinh ở Pháp như sau: “ấy là một buổi sáng mùa đông (1946), vừa thức giấc, cả thành phố Paris thấy mình “hiện sinh”, sách báo đầy hiện sinh quyến rũ tràn khắp phố phường, những “đỏm thanh niên nam nữ vui vẻ” kéo đến những căn nhà hầm ở Saint-Germain, ầm vang điệu nhạc Jazz trong những trang phục mới lạ với mái tóc xõa, quần túm ống và ăn nói chào mời phóng túng. Người ta bảo đó là một lối sống mới, là một phong trào mốt đã trở thành như một huyền thoại. Trong bốn năm từ 1945, Paris trở thành thủ đô văn hóa của thế giới nhờ sức hút của lối sống hiện sinh và danh tiếng của J.P.Sartre, người được mệnh danh là “giỏo hoàng” của chủ nghĩa hiện sinh lan rộng, đến nỗi một khẩu hiệu theo kiểu chủ nghĩa đađa được nêu lên rằng “mỗi người hiện sinh là một người có Sartre ở răng”. [8] Chủ nghĩa hiện sinh đã đến trong cái bối cảnh bi đát của xã hội miền Nam những năm 1954-1975, khi con người khao khát tự do và quyền sống mong muốn suy tư về chính tự do và thân phận làm người. Nó có ảnh hưởng tới mọi mặt đời sống và nghệ thuật: sân khấu, điện ảnh, cải lương, đặc biệt là văn học. Nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra yếu tố hiện sinh trong những tác phẩm văn học cổ như Cung oỏn ngõm, Truyện Kiều….Tụn giỏo trong đó có thiên chúa giáo và phật giáo cũng nhanh chóng tìm được tiếng nói chung với chủ nghĩa hiện sinh. “Đú là lỳc cỏc tác phẩm của Sartre được NXB Khai Trí dịch và in lần đầu năm 1970. Sau giải phóng, những năm 80-90, trào lưu hiện sinh cũng lan rộng. Thời đó, một người được gọi là trí thức phải có một bản dịch cuốn “Buồn nôn” của Sartre gối đầu giường, và phải là bản photo từ cuốn của Thư viện quốc gia.” [88] Những nhà tư tưởng ở chế độ Sài Gòn quan tâm đến cái nhìn đối với đời sống. Đời sống được miêu tả như một thảm kịch, một hư vô, như những 16 hố thẳm và con người bị treo chơi vơi hoàn toàn bất lực. Con người hư vô hoá cuộc sống, hư vô hoá cả lịch sử, không nhận thức được sự vận động của lịch sử. Đây là gian đoạn đen tối của lịch sử, con người sống trong sự khét lẹt của khúi sỳng, trong sự tuyệt vọng và ám ảnh của cái chết. Trong những tác phẩm văn học của Thanh Tâm Tuyền, Vũ Khắc Khoan, Nguyễn Thị Hoàng… cái chết, sự hư vô, hiện diện thường trực. Chủ nghĩa hiện sinh ở Sài Gũn cũn chịu ảnh hưởng từ phong trào phản văn hoá Mĩ. Nó tác động mạnh mẽ đến tư tưởng nổi loạn của con người. Tuy nhiên, nú đó biến đổi khỏi tư tưởng nổi loạn của triết học hiện sinh. Không phải theo mệnh đề - tôi nổi loạn vậy tôi hiện hữu, mà là sự nổi loạn chủ yếu hướng tới thoả mãn cá nhân, con người trốn tránh hiện thực khốc liệt của cuộc chiến. Theo PGS. TS Huỳnh Như Phương, “Sau chiến tranh, hoàn cảnh xã hội đã thay đổi, chủ nghĩa hiện sinh không còn chỗ đứng trong sinh hoạt trí thức.” Nhưng, chủ nghĩa hiện sinh đã trở thành một phần trong đời sống tâm hồn người Việt Nam, nó hướng con người đến cuộc sống tự do, khẳng định nhân vị độc đáo của mình. Mặt khác, chủ nghĩa hiện sinh đã trực tiếp hoặc gián tiếp tác động vào quá trình “nhà văn nắm bắt hiện trạng phi lý của thế giới duy lý hoá hiện đại, thấy được thân phận nhỏ bé của của con người trước nền văn minh kĩ thuật của thế giới hiện đại” [5] Trên thực tế, các nhà văn Việt Nam không đồng thời là những tư tưởng gia của triết hiện sinh kiểu J. P. Sartre hay A. Camus, họ cũng không là những kẻ phục chế những ý tưởng kinh điển của chủ nghĩa hiện sinh. Nhưng trong tác phẩm của họ, ở mức độ này hay mức độ khác, bộc lộ một tri giác về thực tại và con người mang màu sắc của triết học hiện sinh mà chúng tôi tạm gọi là cảm quan hiện sinh. Biểu hiện của cảm quan hiện sinh ở mỗi nhà văn và mỗi thế hệ rất khác nhau nhưng theo chúng tôi, đây là một 17 yếu tố khá quan trọng chi phối sâu sắc nội dung và hình thức của văn bản nghệ thuật. Dưới ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện sinh văn học “khụng chỉ phản ánh hiện thực” mà “suy ngẫm về hiện thực,” “ỏp sỏt hiện thực”. Nó đi vào thân phận cá nhân với tư cách là nhân vị, sản phẩm của sự không nhất thiết, của ngẫu nhiên, cho nên nó từ chối đi vào điển hình, dù là tính cách hay hoàn cảnh điển hình mà chỉ bằng lòng dừng lại ở cái “bản chất cụ thể”. [5, 163] Khi giấc mơ đại tự sự tan vỡ, khát vọng khái quát thế giới đối với nhà văn trở nên xa vời. Thế giới không còn chuẩn giá trị chung, trở nên bí ẩn, xa lạ, phi lí. Trong tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, cảm quan hiện sinh thể hiện qua cách nhìn thấm đẫm tinh thần bi quan, hoài nghi về sự hiện sinh của mỗi kiếp người. Chiến tranh qua đi, cuộc sống đổi thay, quan niệm thẩm mĩ của văn học cũng khác. “Không thể phủ nhận một thực tế là cơ chế kinh tế thị trường đã làm cho cuộc sống khởi sắc hơn, nhưng mặt khác, con người dường như sống với nhau lạnh lùng hơn, mối quan hệ giữa các cá nhân trong xã hội lỏng lẻo hơn. Bối cảnh lịch sử và văn hóa mới, cả mặt phải và mặt trái của nó khiến các nhà thơ không thể nhìn cuộc sống như trước đây mà buộc họ phải thích ứng với những thay đổi nhiều khi chóng mặt của cuộc sống.” (Trần Dần) Nguyễn Minh Châu với vai trò người mở đường tinh anh và tài hoa, đã hướng đến số phận của mỗi con người cụ thể. Những nhọc nhằn của họ trong cuộc sống thời hậu chiến, những mất mát khi cuộc chiến tranh qua đi. Thực chất, trong những tác phẩm của Nguyễn Minh Châu đã xuất hiện những dự cảm phi lí về số phận con người. Phác trong Mùa trái cóc ở miền nam không chết vì bom đạn, người anh hùng ấy đã chết vì chính sự ghen ghét đố kị của những người ngày hôm qua còn là đồng đội của mình. Chiến tranh qua đi, người anh hùng trở lại với 18 cuộc sống đời thường với những lỡ dở: Vợ mình thành vợ người, những đồng đội hi sinh trong sự lãng quên của người đời: “Với bao nhiêu hối hả trong cuộc sống thời bình, mỗi con người chúng ta có lẽ đôi khi cũng là một cánh rừng cỏ lau giàu sức sống, rất chóng quên lãng những người lính đó ngó xuống.” (Cỏ lau) Những thiên truyện này đã mở đường cho tiểu thuyết việt Nam bước vào thời kì đổi mới. Tiểu thuyết Phạm Thị Hoài, mang cảm nghiệm bi đát về thế giới xa lạ, bí ẩn, thế giới chưa hoàn kết, đầy biến động. Trong Thiên sứ, thế giới được nhìn dưới con mắt trẻ thơ. Nhưng thế giới ấy không thanh bình, thế giới bị giới hạn: “Nhà độc 1 phòng, 16 mét vuông gạch men nõu; phũng độc 1 cửa sổ, lỗ thủng hình chữ nhật lúc thì màu xanh, lúc thì vàng óng, lắm khi xám xịt, đóng khung lên thế giới men nâu của tôi. 400 ô vuông nâu và 1 khuôn chữ nhật biến ảo, xoay như xoay rubic.”(Thiờn sứ, 1) Thế giới phi lí khi khước từ cái đẹp. Những thế giới tách rời, vô nghĩa. “Uy tín, danh dự, thảy đều trừu tượng, thảy đều không hứa hẹn gì.” Phạm Thị Hoài quan niệm kiếp người là một bất đắc dĩ, là một thảm kịch, là thất bại vì vậy nó mang nặng chủ nghĩa bi quan xa lạ. Con người được bé Hoài phân loại: homo – a và homo –z. Con người sống trong những mối quan hệ lạ lùng, bị ràng buộc bởi những điều phi lí. Con người vong thân, tha hóa thành những mô hình. Mô hình 1 Quang lùn, mô hình 2 - anh Hùng, mô hình 3 - người đàn bà công dân. Quang lùn là mô hình của những con số. Một bộ máy hoạt động chuẩn xác và khoa học: “Khụng giờ kém 1 phút ngày 29 tháng 3 năm 1979, anh ta xuất hiện dưới cửa sổ tôi, 1m 26 phân chiều dài”. Sự xuất hiện của anh ta gắn liền với những con số: “3 năm, hai, rồi lại 3 năm, xuất hiện theo chu trình tiền định,” Anh ta trở thành con người tha hóa và vô nghĩa. Anh Hùng là “kĩ sư máy tính điện tử vừa tốt nghiệp bằng đỏ Lomonosov, niềm tự hào của bố mẹ và họ hàng thân thích”. Anh từng say 19 đắm bờn cụ vũ nữ, vật cược thân của một ván bài. Nhưng ba năm sau anh lấy vợ, thông minh, biết điều lí lịch cơ bản… “Nhưng anh tôi không sao gạt khỏi kí ức mối tình điên cuồng và thảm họa kéo dài đúng 3 tuần lễ với cô gái lai mà giờ đây anh nguyền rủa đủ đường, anh Hùng tội nghiệp.” Anh ta tội nghiệp chính bởi sự vong thân của mình. Chị Hằng cũng là mẫu người tha hóa. Chị Hằng xa lạ với chính bản thân mình: “Quan hệ giữa chị và cỏi “mỡnh” ấy từ lâu khủng hoảng nghiêm trọng, chẳng hy vọng khỏ lờn.” Những mô hình con người trong Thiên sứ, đều được xây dựng với cảm quan bi đát về sự tha hóa. Con người tồn tại như những sinh vật, không có ý thức về hiện sinh. Họ sống trong những vòng luẩn quẩn do chính mình tạo ra. Con người trở nên vô nghĩa trong cuộc sống tẻ nhạt, bị lặp lại. Bản chất vô nghĩa của cuộc sống phủ thảm này được hiện lên rõ nét qua cái nhìn minh triết của bé Hoài, con người ngoài cuộc, mang khát vọng hiện sinh mãnh liệt. Bé Hoài mang khát vọng được sống là mình: “Tụi từ chối không đứng vào bất kì thế hệ nào. Tôi từ chối bất kì bộ đồng phục quá chật hoặc quá rộng nào. Hãy để tôi trần truồng với cơ thể còm nhom sớm đình tăng trưởng của tụi.” Theo cách nói của Phạm Thị Hoài, cuộc đời như một “định mệnh, nghiệp chướng”, con người là những kẻ thất phu, “kẻ lữ hành” hay là “con người vong thân khốn khổ”. Nguyễn Huy Thiệp, cây bút truyện ngắn xuất sắc đó gúp thờm trong văn học một màu sắc mới về cảm quan hiện sinh. Thế giới trong tác phẩm Nguyễn Huy Thiệp bị tha hóa bởi con người. Cuộc sống con người là những cuộc kiếm tìm hoang hoải bản tính thiện đã mất. Phương trong “Con gái thủy thần” dặc dài trong những chuyến đi. Anh đi với một khát vọng vừa mơ hồ vừa mãnh liệt. Đó dường như là nơi neo đậu và an ủi của con người sống trong rất nhiều hoài nghi và chán nản. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan