Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Các yếu tố tác động đến công tác tổ chức của doanh nghiệp hiện nay...

Tài liệu Các yếu tố tác động đến công tác tổ chức của doanh nghiệp hiện nay

.PDF
16
1
102

Mô tả:

lOMoARcPSD|15978022 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG ¯¯¯¯¯¯ KHOA CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT Ô TÔ TÊN ĐỀ TÀI: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CÔNG TÁC TỔ CHỨC CỦA DOANH NGHIỆP HIỆN NAY Môn: Quản Trị Học Lớp học phần: 213_71MANA20013_13 Giảng viên hướng dẫn: Lê Hải Đăng 2175102050154 Trần Trọng Hải 2175102050059 Nguyễn Duy Anh 2175102050329 Nguyễn Võ Trọng Nhân 2175102050169 Nguyễn Văn Duy Khang 2175102050032 Trần Nguyễn Quốc Thắng 2175102050049 Nguyễn Khánh Quân 2175102050058 Nguyễn Huỳnh Tuấn Anh 2175102050114 TP Hồ Chí Minh , tháng 6 năm 2022 LỜI CẢM ƠN lOMoARcPSD|15978022 Đề tài " Các yếu tố tác động đến công tác tổ chức của doanh nghiệp hiện nay " của môn Quản Trị Học nằm trong chương trình đào tạo của ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô, khoa Công nghệ Ô tô trường Đại học Văn Lang. Trong thời gian làm bài, tụi em đã nhận được sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến và chỉ bảo nhiệt tình từ Quý Thầy, Cô. Trong suốt quá trình thực hiện bài luận, tuy tụi em gặp không ít khó khăn nhưng với sự giúp đỡ chân thành từ quý thầy cô và bạn bè đã giúp cho bài luận của em được hoàn thành tốt đẹp. Tụi em xin gửi lời cám ơn chân thành đến thầy Trần Thanh Toàn giảng viên bộ môn Quản Trị Học đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt quá trình làm bài. Tụi em cũng chân thành cảm ơn các quý thầy, cô ở khoa…. đã dạy dỗ cho nhiều kiến thức quý báo, giúp có được cơ sở lý thuyết vững chắc trong suốt thời gian em học tập. Thời gian làm bài có hạn, và việc vận dụng kiến thức chuyên môn của môn chưa được nhạy bén, bài tiểu luận không tránh khỏi sai sót kính mong nhận được sự thông cảm, góp ý của quý thầy, cô. Cuối lời, em xin chúc quí thầy và thầy cô trong trường dồi dào sức khỏe và công tác thật tốt. Trân trọng kính chào! TP Hồ Chí Minh , ngày 18 tháng 06 năm 2022 Sinh viên thực hiện NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN Ý thức thực hiện .................................................................................…...…………………………….. ….……………………………………………………………………………………. lOMoARcPSD|15978022 ...................................................................................................................................... Nội dung thực hiện ....................................................................................................................................... ..........................................................................................................................………. ....................................................................................................................................... Hình thức trình bày ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... Tổng hợp kết quả ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... TP Hồ Chí Minh , ngày 18 tháng 6 năm 2022 Giảng viên (Ký và ghi rõ họ tên) MỤC LỤC CHƯƠNG 1: TỔ CHỨC DOANH NGHIỆP..................................................................6 1. Các định nghĩa về tổ chức:......................................................................................6 1.1 Tổ chức là gì?....................................................................................................6 1.2 Công tác tổ chức là gì?.......................................................................................6 1.3 Khái niệm cơ cấu tổ chức doanh nghiệp............................................................6 1.4 Tại sao cần cơ cấu tổ chức doanh nghiệp...........................................................7 lOMoARcPSD|15978022 CHƯƠNG 2: CÁC KIỂU CƠ CẤU TỔ CHỨC TRONG DOANH NGHIỆP................9 1. Cơ cấu tổ chức và mô hình:.....................................................................................9 1.1 Mô hình Cơ học và Mô hình Hữu cơ là gì?........................................................9 1.2 Đặc điểm ảnh hưởng đến lựa chọn cơ cấu tổ chức.............................................9 2. Các cơ cấu tổ chức hiện nay...............................................................................10 2.1 Cơ cấu theo trực tuyến:....................................................................................10 2.2 Cơ cấu theo chức năng:....................................................................................11 2.3 Cơ cấu theo trực tuyến-chức năng:..................................................................12 2.4 Cơ cấu theo trực tuyến-tham mưu:...................................................................13 2.5 Cơ cấu theo chương trình-mục tiêu:.................................................................14 2.6 Cơ cấu ma trận.................................................................................................15 CHƯƠNG 3: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA DOANH NGHIỆP HIỆN NAY....................................................................................................18 3. Các yếu tố ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp................................18 3.1 Những yếu tố khách quan................................................................................18 3.2 Những yếu tổ chủ quan....................................................................................18 3.3 Những thách thức ngày nay trong cơ cấu doanh nghiệp...................................19 CHƯƠNG 1: TỔ CHỨC DOANH NGHIỆP 1. Các định nghĩa về tổ chức: 1.1 Tổ chức là gì? Tổ chức là một thuật ngữ được sử dụng rất linh hoạt. Tổ chức là quá trình sắp xếp và bố trí các công việc, giao quyền hạn và phân phối các nguồn lực của tổ chức sao cho chúng đóng góp một cách tích cực và có hiệu quả vào mục tiêu chung của doanh nghiệp Thứ nhất, tổ chức là một hệ thống gồm nhiều người cùng hoạt động vì mục đích chung. Thứ hai, tổ chức là quá trình triển khai kế hoạch. Như chúng ta vẫn thường nói: tổ chức thực hiện kế hoạch, tổ chức triển khai chính sách hay tổ chức thực thi chính sách. Khi đó tổ chức bao gồm ba chức năng của quá trình quản trị: xây dựng cơ cấu khuôn khổ cho việc triển khai kế hoạch, chỉ đạo thực hiện kế hoạch và kiểm tra đối với kế hoạch. lOMoARcPSD|15978022 Thứ ba, tổ chức là một chức năng của quá trình quản trị, bao gồm việc đảm bảo cơ cấu tổ chức và nhân sự cho hoạt động của tổ chức. 1.2 Công tác tổ chức là gì? Công tác tổ chức được xem như là một quá trình xác định những công việc được làm, ai làm và những công việc này được quản lý và phối hợp như thế nào. - Đây là một quá trình tương tác và diễn ra liên tục trong suốt chu kỳ sống của một tổ chức - Khi tổ chức phát triển và đạt đến giai đoạn bão hòa, nó phải được tổ chức lại. 1.3 Khái niệm cơ cấu tổ chức doanh nghiệp Cơ cấu tổ chức là một hệ thống các mối quan hệ hoạt động chính thức bao gồm nhiều công việc riêng rẽ, cũng như những công việc tập thể. Cơ cấu tổ chức là tổng hợp các bộ phận (đơn vị, cá nhân) có mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau, được chuyên môn hoá và có những trách nhiệm, quyền hạn nhất định, được bố trí thành những khâu, những cấp khác nhau nhằm thực hiện các chức năng quản trị và phục vụ mục tiêu chung của tổ chức. Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp là tổng hợp các bộ phận (đơn vị và cá nhân) khác nhau, có mối liên hệ và quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, để thực hiện nhiệm vụ kinh doanh của doanh nghiệp. 6 yếu tố chính trong thiết kế cơ cấu tổ chức: lOMoARcPSD|15978022 -Chuyên môn hóa công việc -Phòng ban, đơn vị -Quyền hạn và trách nhiệm (hoặc Chuỗi mệnh lệnh) -Tầm hạn quản trị -Tập trung so với phi tập trung - Chính thức hóa 1.4 Tại sao cần cơ cấu tổ chức doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần có tổ chức vì: • Trong tổ chức tuy có nhiều bộ phận khác nhau, thực hiện các chức năng nhiệm vụ khác nhau nhưng đều thống nhất và tập trung nhằm tạo ra kết quả cho mục tiêu đã được xác định của tổ chức. • Các thành viên trong tổ chức đều có một vai trò nhất định và đóng góp nỗ lực của mình nhằm đưa tổ chức đạt được mục tiêu chung. • Sự phân công lao động cho mỗi thành viên, đảm bảo tính chuyên môn, hoạt động sâu của một thành viên vào một công việc nhất định. Phân công hợp lý sẽ tác động đến hiệu quả của tổ chức. • Một tổ chức phải có sự thống nhất về quyền lãnh đạo, đây là điều kiện tạo nên trật tự trong tổ chức. Đồng thời, góp phần tạo ra sự cố gắng, nỗ lực, tăng tính trách nhiệm của các thành viên trong tổ chức muốn hoạt động hiệu quả và khoa học hơn. lOMoARcPSD|15978022 CHƯƠNG 2: CÁC KIỂU CƠ CẤU TỔ CHỨC TRONG DOANH NGHIỆP 1. Cơ cấu tổ chức và mô hình: 1.1 Mô hình Cơ học và Mô hình Hữu cơ là gì? Mô hình Cơ học (Mechanistic/ Bureaucratic Model) • Mức chuyên môn hóa cao. • Sự phân chia và hoạt động của các bộ phận chặt chẽ, cứng nhắc. • Hệ thống điều hành (chuỗi lệnh) rõ ràng. • Tầm hạn quản lý hẹp • Mức tập quyền cao • Mức chính thức hóa cao Mô hình Hữu cơ (Organic Model) • Các đội có chức năng chéo (Cross-Functional Teams) • Các đội có thứ bậc chéo (Cross-Hierarchical Teams) • Dòng thông tin tự do (Free Flow of Information) • Tầm hạn quản lý rộng • Mức phân quyền cao • Mức chính thức hóa thấp 1.2 Đặc điểm ảnh hưởng đến lựa chọn cơ cấu tổ chức lOMoARcPSD|15978022 Chiếấn lược tổng thể của tổ chức Cơ cấấu tổ chức phải phù hợp theo chiếấn lược Quy mô của tổ chức Các công ty chuyển đổi từ cơ cấấu t ổ chức h ữu cơ sang cơ cấấu cơ học khi chúng phát triển vếề quy mô Sử dụng công nghệ của tổ chức Các công ty điếều chỉnh cấấu trúc để phù hợp với công ngh ệ mà họ sử d ụng Mức độ không chắấc chắấn vếề môi trường Môi trường ổn định phù hợp với cấấu trúc cơ h ọc Môi trường không chắấc chắấn ( nắng động ) cấền cấấu trúc h ữu c ơ 2. Các cơ cấu tổ chức hiện nay 2.1 Cơ cấu theo trực tuyến: Cơ cấu theo thực tuyến là một mô hình tổ chức quản lý, trong đó nhà quản trị ra quyết định và giám sát trực tiếp đối với cấp dưới và ngược lại, mỗi người cấp dưới chỉ nhận sự điều hành và chịu trách nhiệm trước một người lãnh đạo trực tiếp cấp trên. Cơ cấu theo trực tuyến được minh họa qua sơ đồ sau: Đặc điểm cơ bản của loại hình này là: Mối quan hệ giữa các thành viên trong tổ chức bộ máy được thực hiện theo trực tuyến. Người thừa hành chỉ nhận mệnh lệnh từ một người phụ lOMoARcPSD|15978022 trách trực tiếp. Là một mắt xích trong dây chuyền chỉ huy, mỗi nhà quản trị với quyền hạn trực tuyến có quyền ra quyết định cho cấp dưới trực tiếp và nhận sự báo cáo của họ. Trong thực tế, trực tuyến còn được dùng để chỉ các bộ phận có mối quan hệ trực tiếp với việc thực hiện các mục tiêu của tổ chức như bộ phận thiết kế sản phẩm và dịch vụ, sản xuất và phân phối sản phẩm. Người đứng đầu bộ phận trực tuyến được gọi là nhà quản trị trực tuyến hay quản trị tác nghiệp. Cơ trực tuyến có ưu điểm là tạo thuận lợi cho việc áp dụng chế độ thủ trưởng ,tập trung ,thống nhất ,làm cho tổ chức nhanh nhạy linh hoạt với sự thay đổi của môi trường và có chi phí quản lý doang nghiệp thấp .Mặt khác theo cơ cấu này những người chịu sự lãnh đạo rất đẽ thực hiện mệnh lệnh vì có sự thống nhất trong mệnh lệnh phát ra .Tuy nhiên cơ cấu theo trực tuyến lại hạn chế việc sử dụng các chuyên gia có trình độ nghiệp vụ cao về từng mặt quản lý và đòi hỏi người lãnh đạo phải có kiến thức toàn diện để chỉ đạo tất cả các bộ phận quản lý chuyên môn .Nhưng trong thực tế thì khả năng của con người có hạn nên những quyết định đưa ra mang tính rủi ro cao . Do đó cơ cấu này thường được áp dụng cho các đơn vị có quy mô nhỏ và việc quản lý không quá phức tạp. 2.2 Cơ cấu theo chức năng: Cơ cấu theo chức năng là loại hình cơ cấu tổ chức trong đó từng chức năng quản lý được tách riêng do một bộ phân một cơ quan đảm nhận. Cơ cấu này có đặc điểm là những nhân viên chức năng phải là người am hiểu chuyên môn và thành thạo nghiệp vụ trong phạm vi quản lý của mình. Cơ cấu này có ưu điểm là :Thực hiện chuyên môn hoá các chưc năng quản lý ,thu hút được các chuyên gia có kiến thức sâu về nghiệp vụ chuyên môn vào công tác quản lý ,tránh được sự bố trí chồng chéo chức năng ,nhiệm vụ giữa các bộ phận .Thúc đẩy sự chuyên môn hoá lOMoARcPSD|15978022 kỹ năng nghề nghiệp ,nâng cao chất lượng và kỹ năng giải quyết vấn đề .Cac quyết định đưa ra có độ rủi ro thấp hơn so với cơ cấu trực tuyến .Tuy nhiên cơ cấu theo chức năng làm cho cấp dưới phải phục tùng nhiều đầu mối chỉ đạo khác nhau của cùng một cơ quan quản lý cấp trên do đễ làm suy yếu chế độ thủ trưởng ,các nhà quản lý trở thành các chuyên gia trong lĩnh vực hẹp . 2.3 Cơ cấu theo trực tuyến-chức năng: Cơ cấu này là sự kết hợp của cơ cấu theo trực tuyến và cơ cấu theo chức năng. Theo đó, mối quan hệ giữa cấp dưới và cấp trên là một đường thẳng còn các bộ phận chức năng chỉ làm nhiệm vụ chuẩn bị những lời chỉ dẫn, những lời khuyên và kiểm tra sự hoạt động của các bộ phận trực tuyến. Cơ cấu theo trực tuyến chức năng sẽ thu hút các chuyên gia vào việc giải quyết các vấn đề chuyên môn, do đó giảm bớt gánh nặng cho nhà quản lý. Tuy nhiên cơ cấu này sẽ làm cho số cơ quan chức năng trong tổ chức tăng lên do đó làm cho bộ máy quản lý cồng kềnh, nhiều đầu mối và đòi hỏi người lãnh đạo phải luôn điều hoà phối hợp hoạt động của các bộ phận để khắc phục hiện tượng không ăn khớp, cục bộ của các cơ quan chức năng. 2.4 Cơ cấu theo trực tuyến-tham mưu: Cơ cấu này có đặc điểm là người lãnh đạo ra mệnh lệnh và chịu hoàn toàn chịu trách nhiệm về quyết định của mình, khi gặp các vấn đề phức tạp người lãnh đạo phải tham khảo ý kiến của các chuyên gia ở bộ phận tham mưu giúp việc. lOMoARcPSD|15978022 Cơ cấu này cho phép người lãnh đạo tận dụng được những tài năng, chuyên môn của các chuyên gia, giảm bớt sự phức tạp của cơ cấu tổ chức. Nhưng nó đòi hỏi người lãnh đạo phải tìm và tuyển chọn được những chuyên gia giỏi trong các lĩnh vực và đương nhiên chi phí để chọn được những chuyên gia này là rất lớn. 2.5 Cơ cấu theo chương trình-mục tiêu: Trong cơ cấu theo chương trình –mục tiêu, các ngành có quan hệ đến việc thực hiện chương trình –mục tiêu được liên kết lại và có một cơ quan để quản lý thống nhất chương trình gọi là ban chủ nhiệm chương trình mục tiêu. Ban chủ nhiệm chương trình –mục tiêu có nhiệm vụ điều hoà phối hợp các thành viên, các nguồn dự trữ, giải quyết các quan hệ lợi ích ... nhằm đạt được mục tiêu của chương trình đã xác định. lOMoARcPSD|15978022 Ưu điểm của loại hình này là: Đảm bảo sự phối hợp hoạt động của các ngành, các địa phương tham gia chương trình theo một mục tiêu nhất định mà không phải thành lập thêm một bộ máy mới. Cơ quan quản lý chương trình tổ chức gọn nhẹ. Sau khi hoàn thành chương trình, các bộ phận chuyên trách quản lý chương trình giải thể, các ngành, địa phương vẫn hoạt động bình thường. Tuy nhiên cơ cấu này đòi hỏi phải có những điều kiện nhất định đó là sự nắm bắt thông tin, trình độ xây dựng chương trình và sự điều hành của ban chủ nhiệm. Mặt khác cơ cấu theo chương trình –mục tiêu dễ xảy ra xung đột giữa mục tiêu chương trình và mục tiêu của tổ chức. 2.6 Cơ cấu ma trận Cơ cấu ma trận là kiểu cơ cấu quản lý hiệu quả ,hiện đại .Cơ cấu này được xây dựng bằng cách kết hợp cơ cấu trực tuyến và chương trình – mục tiêu .Việc quản lý theo từng lĩnh vực hoạt động của tổ chức :Nghiên cứu khoa học ,khảo sát ,thiết kế ,sản xuất ,cung ứng ...được xây dựng phù hợp với cơ cấu trực tuyến .Việc quản lý các chương trình được tổ chức phù hợp với cơ cấu chương trình – mục tiêu .Trong cơ cấu này ,cac cán bộ quản trị theo chức năng và theo sản phẩm đều có vị thế ngang nhau .Họ chịu trách nhiệm báo cáo cho cùng một cấp lãnh đạo và có thẩm quyền ra quyết định thuộc lĩnh vực mà họ phụ trách . Sơ đồ cơ cấu theo ma trận trong kỹ thuật: lOMoARcPSD|15978022 A: Chủ nhiệm của đề án 1. B: Chủ nhiệm của đề án 2. Trong cơ cấu ma trận nhân viên trong tổ chức chịu sự lãnh đạo của hai người lãnh đạo :Giám đốc bộ phận chuyên môn và lãnh đạo chương trình .Trong chương trình này người lãnh đạo chương trình làm việc với chuyên gia không dưới quyền mình ,họ trực thuộc quyền của người lãnh đạo trực tuyến ,Người lãnh đạo chương trình quyết định cái gì và khi nào phải làm theo chương trình cụ thể ,còn những người lãnh đạo trực tuyến thì quyết định ai sẽ thực hiện và thực hiện như thế nào công tác này hoặc công tác khác . Để hình thành cơ cấu tổ chức ma trận, khi xác định cơ cấu theo chiều ngang cần phải lựa chọn và bổ nhiệm người lãnh đạo chương trình và cấp phó của họ theo từng quan hệ, phù hợp với cơ cấu chương trình. Xác định và bổ nhiệm những người thực hiện có tinh thần trách nhiệm trong mỗi bộ phận chuyên môn hóa, tổ chức phòng, ban chuyên môn hoá để quản lý chương trình. Tổ chức các mối liên hệ và các luồng thông tin. Ưu điểm của cơ cấu tổ chức theo ma trận là :giảm bớt công việc của người lãnh đạo cấp trên bằng cách giao cho cấp quản lý trung gian quyền ra quyết định trong điều kiện duy trì sự thống nhất giữa công tác phối hợp và kiểm tra những quyết định về tổ chức kỹ thuật chủ chốt ở cấp trên .Bảo đảm tính mềm dẻo và linh hoạt để sủ dụng các nguồn lực khi thực hiện một số chương trình trong phạm vi tổ chức :Xoá bỏ những khâu và cơ cấu trung gian trong việc quản lý các chương trình về mặt nghiệp vụ .Tăng cường trách nhiệm cá nhân của người lãnh đạo đối với chương trình nói chung cũng như với từng yếu tố của chương trình .Các nhà quản lý có thể linh hoạt điều động nhân sự giữa các bộ phận ,đem lại kiến thức chuyên sâu về các loại sản phẩm – dự án ,thúc đẩy sự hợp tác giữa các bộ phận trong tổ chức ,cho phép tổ chức áp dụng các biện pháp quản lý hiện đại .Mặt khác cơ cấu ma trận còn tạo điều kiện cho việc phân bổ một cách có hiệu quả các chuyên gia và tận dụng được tính hiệu quả nhờ quy mô thông qua việc cung cấp cho tổ chức những người có tài năng nhất và sử dụng họ nhằm mang lại hiệu qủa cao . lOMoARcPSD|15978022 Tuy nhiên cơ cấu này còn một số hạn chế: khi tổ chức áp dụng mô hình cơ cấu theo ma trận làm cho nhân viên dưới quyền lâm vào tình trạng bối rối khi phải nhận những mệnh lệnh trái ngược nhau từ hai cấp quản lý. Mặt khác khi có sự trùng lắp về quyền hạn và trách nhiệm của các nhà quản trị sữ tạo ra các xung đột. Hơn nữa đây là một loại hình cơ cấu phức tạp và không bền vững, nó dễ bị thay đổi trước những tác động của môi trường. Cách tổ chức theo ma trận mang lại triển vọng lớn cho nhiều tổ chức trong điều kiện môi trường thay đổi nhanh với nhiều yếu tố bất định. Điểm mấu chốt làm cho cơ cấu ma trận phát huy tác dụng là sự rõ ràng trong mối quan hệ quyền hạn giữa các cán bộ quản trị và cơ chế phối hợp. Cơ cấu ma trận chỉ áp dụng khi: -Tổ chức gặp phải áp lực từ bên ngoài trong việc tập trung những nỗ lực đáp ứng những yếu tố tác động từ bên ngoài và sự hoạt động bên trong tổ chức. - Tổ chức gặp phải áp lực về năng lực xử lý thông tin cao. - Tổ chức gặp phải áp lực về chia sẻ nguồn lực. CHƯƠNG 3: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA DOANH NGHIỆP HIỆN NAY 3. Các yếu tố ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp Trong quá trình vận động cơ cấu tổ chức luôn chịu sự tác động rất nhiều yếu tố như: khoa học công nghệ, chính sách của Nhà nước... Các yếu tố này được tập hợp thành 2 nhóm chính là yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan. Khi các yếu tố này thay đổi sẽ làm cho tổ chức phải tự điều chỉnh cơ cấu tổ chức cho phù hợp bằng cách giải thể, bổ xung, sát nhập hoặc thêm một số bộ phận. lOMoARcPSD|15978022 3.1 Những yếu tố khách quan Những yếu tố khách quan là những yếu tố mà tổ chức không thể thay đổi cũng như dự đoán và kiểm soát được nó. Các yếu tố này gồm: • Những quy định của Nhà nước về hệ thống tổ chức và sự phân cấp của nó. • Khối lượng công việc được giao. • Trình độ công nghệ, kỹ thuật và mức độ trang bị lao động. • Địa bàn hoạt động của tổ chức. • Môi trường hoạt động của tổ chức. Tuy là bất biến nhưng tổ chức hoàn toàn có thể tự thay đổi cho phù hợp với những yếu tố này, khi đó tổ chức sẽ tận dụng được nguồn lực sẵn có nhằm phát huy tối đa hiệu quả. 3.2 Những yếu tổ chủ quan Các yếu tố chủ quan là những yếu tố ở bên trong tổ chức. Đây là những yếu tố có ảnh hưởng mạnh đến cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý. Hơn nữa đây là các yếu tố mà tổ chức hoàn toàn có thể kiểm soát, điều chỉnh, thay đổi theo hướng của mình. Các yếu tố này gồm: • Trình độ của người lao động quản lý. • Ảnh hưởng của cơ cấu tổ chức cũ. • Trình độ, năng lực của cán bộ ở bộ phận tham mưu tổ chức. • Quan hệ bên trong tổ chức. • Mục tiêu, phương hướng của tổ chức. 3.3 Những thách thức ngày nay trong cơ cấu doanh nghiệp Thay đổi cách thức hoàn thành công việc Khi các nhà quản lý tìm kiếm các thiết kế tổ chức sẽ hỗ trợ tốt nhất và tạo điều kiện cho nhân viên thực hiện công việc một cách hiệu quả và năng suất, họ phải đối mặt với những thách thức nhất định. Chúng bao gồm giữ cho nhân viên kết nối, quản lý các vấn đề cấu trúc toàn cầu, xây dựng một tổ chức học tập và thiết kế các sắp xếp công việc linh hoạt Làm thế nào để giữ cho nhân viên kết nối Nhiều khái niệm thiết kế tổ chức đã được phát triển trong thế kỷ 20 khi các nhiệm vụ công việc khá dễ đoán và liên tục, hầu hết các công việc là toàn thời gian và tiếp tục vô thời hạn, và công việc được thực hiện tại địa điểm kinh doanh của người sử dụng lao động dưới tầm nhìn siêu đảng của người quản lý. Đó không phải là điều giống như ở nhiều tổ chức ngày nay, như bạn đã thấy trong cuộc thảo luận trước đây của chúng tôi về các tổ chức mạng và lOMoARcPSD|15978022 áo. Một thích thức lớn về thiết kế cấu trúc đối với các nhà quản lý là tìm cách giữ cho các nhân viên phân tán rộng rãi và cơ động được kết nối với tổ chức. Sự khác biệt quốc gia ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức như thế nào Có sự khác biệt toàn cầu trong cơ cấu tổ chức không? Các tổ chức của Úc có được cấu trúc giống như ở Hoa Kỳ không? Các tổ chức của Đức có được cấu trúc giống như ở Pháp hay Mexico không? Với tính chất toàn cầu của môi trường kinh doanh ngày nay, đây là một vấn đề mà các nhà quản lý cần phải nắm rõ. Các nhà nghiên cứu đã kết luận rằng cấu trúc và chiến lược của các tổ chức trên toàn thế giới là tương tự nhau, “trong khi hành vi bên trong tổ chức vẫn duy trì sự độc đáo về văn hóa của nó”. Điều này có ý nghĩa gì đối với việc thiết kế các cấu trúc hiệu quả và năng suất? Khi thiết kế hoặc thay đổi cấu trúc, các nhà quản lý có thể cần phải suy nghĩ về các tác động văn hóa của các yếu tố thiết kế nhất định. Ví dụ, một nghiên cứu chỉ ra rằng chính thức hóa - các quy tắc và cơ chế hành chính - có thể quan trọng hơn ở các nước kém phát triển về kinh tế và ít quan trọng hơn ở các nước phát triển hơn về kinh tế, nơi nhân viên có thể có trình độ giáo dục và kỹ năng chuyên nghiệp cao hơn. Các yếu tố thiết kế cấu trúc khác cũng có thể bị ảnh hưởng bởi sự khác biệt về văn hóa TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] "QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC," 20 5 2021.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan