Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Y dược Các viết báo cáo một báo cáo khoa học...

Tài liệu Các viết báo cáo một báo cáo khoa học

.PDF
37
196
94

Mô tả:

CÁCH VIẾT BÁO CÁO MỘT BÁO CÁO KHOA HỌC Ths Nguyễn Thị Minh Lý Bộ môn Tim mạch –Trường Đại học Y Hà Nội THẾ NÀO LÀ: MỘT BÁO CÁO KHOA HỌC? •  Trình bày sự hiểu biết của bạn về một lĩnh vực học thuật nhất định •  Là một công trình ghi lại công việc nghiên cứu bạn đã tiến hành •  Là sự đóng góp vào kho cơ sở dữ liệu •  Cần được đánh giá một cách hệ thống XÂY DỰNG MỘT CHỦ ĐỀ NGHIÊN CỨU VIẾT BÁO CÁO KHOA HỌC: Bức tranh chung •  Bạn định nghiên cứu gì (câu hỏi nghiên cứu) •  Bạn dự định thực hiện nghiên cứu của mình bằng phương pháp gì? •  Tại sao cần phải nghiên cứu vấn đề này? •  Khi nào cần phải hoàn thành nghiên cứu •  Bạn sẽ tiến hành nghiên cứu này ở đâu ĐỌC VÀ PHÂN TÍCH TÀI LIỆU •  Đọc tài liệu bám sát câu hỏi nghiên cứu •  Dám bỏ qua không đọc những chương, đoạn không liên quan •  Tránh đi lạc hướng, cuốn theo câu hỏi nghiên cứu, hoặc trọng tâm của tác giả •  Biết thế nào là đủ •  Không cần đọc thêm khi đã nắm được ý chính của tài liệu •  Cần biết điểm dừng của việc đọc tài liệu và chuyển sang viết VIẾT BÁO CÁO KHOA HỌC Mục tiêu •  Lập kế hoạch cho công trình nghiên cứu của bạn. •  Chỉ ra công trình của bạn có đóng góp gì cho nghiên cứu hiện tại. •  Chứng tỏ bạn hiểu cách thực hiện một công trình nghiên cứu trong một khoảng thời gian cho phép. Khán giả: •  Người phê bình, đồng nghiệp và những người quan tâm đến lĩnh vực bạn nghiên cứu VIẾT BÁO CÁO KHOA HỌC •  Bắt đầu càng sớm càng tốt •  Đừng đợi tới khi bạn đã đọc “tất cả mọi thứ”. •  Công việc viết sẽ mất nhiều thời gian hơn bạn nghĩ. •  Báo cáo nghiên cứu ≠ Luận văn: •  Cần phải nêu tất cả các kết quả thu được, kể cả kết quả không như mong muốn, hạn chế •  Không phải tất cả các vấn đề đúng đều phù hợp (người đọc sẽ đặt câu hỏi: liệu vấn đề sẽ đi đến đâu?) •  Lựa chọn thông tin để trình bày chứng tỏ bạn đã rất am hiểu vấn đề nghiên cứu VIẾT BÁO CÁO KHOA HỌC •  Sử dụng từ ngữ của riêng bạn: •  Không trích dẫn quá nhiều •  Khi trích dẫn, cần chỉ ra nguồn trích dẫn, phần trích dẫn cần để trong dấu “ ” •  Cấu trúc rõ ràng •  Không phân đề mục quá nhỏ (1.6.3.7.a) •  Sự cân đối về độ dài của các phần trong báo cáo VIẾT BÁO CÁO KHOA HỌC •  Định dạng •  Thống nhất •  Cần viết lại nhiều lần: •  Bổ sung các kết quả nghiên cứu mới thu được. •  Chỉnh sửa các phần chưa hợp lí. Lời khuyên chung •  Nhắm vào một vấn đề hẹp •  Đặt vào bối cảnh lớn hơn để thấy thành quả đó ra sao, phải làm gì tiếp trong tương lai •  Nhất quán về dữ liệu, chú thích •  Ngôn ngữ dễ hiểu, không tối nghĩa •  Không hấp tấp khi viết CẤU TRÚC MỘT BÁO CÁO KHOA HỌC •  Tên Báo cáo khoa học •  Tóm tắt •  Dẫn nhập •  Phương pháp •  Kết quả •  Bàn luận •  Tài liệu tham khảo VIẾT CÁC PHẦN CỤ THỂ •  Không cần thiết phải viết theo trình tự. •  Bắt đầu ở bất cứ đâu bạn thấy thoải mái nhất, làm đến đâu viết ngay đến đó. •  Viết mọi thứ trong mối liên quan với thông điệp mà nghiên cứu muốn truyền tải •  Cần có phản hồi kịp thời cho những phần bạn đã viết: •  Từ đồng nghiệp. •  Từ các giáo sư. •  Tự đặt mình vào người đọc và suy nghĩ như người đọc, chú ý cái họ muốn tìm hiểu: Tự đề, tóm tắt, bảng số liệu, biểu đồ VIẾT TÊN BÁO CÁO KHOA HỌC •  Định hướng người đọc tới chủ đề nghiên cứu của bạn bằng một từ khóa •  Nêu được nội dung chính loại nghiên cứu mà bạn sẽ tiến hành •  Ngắn, gọn, cụ thể •  Hạn chế viết tắt •  Không quá dài, sẽ làm người đọc mất chú ý VIẾT PHẦN TÓM TẮT •  Nêu lên bức tranh chung về vấn đề nghiên cứu trong thực tế và trong nghiên cứu. •  Câu hỏi nghiên cứu: mô tả những nền tảng của nghiên cứu, mô tả mục đích nghiên cứu một cách ngắn gọn, cho người đọc một cơ sở khoa học đầy đủ. •  Mô tả phương pháp nghiên cứu •  Kết quả chính của nghiên cứu, kể cả số liệu, trả lời câu hỏi nghiên cứu ban đầu. •  Kết luận nói về ý nghĩa của kết quả nghiên cứu. Người đọc chú tâm phần này trước nên cần viết sao cho thuyết phục. VIẾT PHẦN DẪN NHẬP •  Định nghĩa vấn đề: Nêu lên vấn đề tồn tại, những gì đã được nghiên cứu •  Tóm lược những kết quả trước đã được công bố trong y văn •  Mục đích nghiên cứu này là gì? NÊU LÊN VẤN ĐỀ TỒN TẠI •  Trả lời câu hỏi: “Đâu là chỗ trống cần lấp đầy?” và “Vấn đề cần giải quyết là gì?” •  Nêu lên tầm quan trọng của vấn đề một cách rõ ràng, cụ thể. •  Giới hạn những biến số mà bạn cần đánh giá khi nêu ra câu hỏi nghiên cứu. TÓM LƯỢC Y VĂN •  Không điểm qua y văn theo kiểu viết sử •  Trình bày thông tin cơ bản để người đọc nắm được vấn đề, ý nghĩa và tầm quan trọng của vấn đề, qua đó hiểu được mục tiêu của công trình nghiên cứu •  Chỉ trình bày thông tin liên quan trực tiếp tới vấn đề, hạn chế điểm qua những thông tin gián tiếp MỤC TIÊU/ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU •  Chỉ ra mục tiêu nghiên cứu. •  Chỉ ra đóng góp mà nghiên cứu của bạn sẽ đem lại. •  Cần chỉ rõ những phạm vi mà nghiên cứu của bạn không đề cập tới. PHẦN DẪN NHẬP TỐT •  Đoạn đầu: Trình bày một cách khái quát về chủ đề. •  Định nghĩa các thuật ngữ liên quan đến vấn đề nghiên cứu. •  Đoạn thứ hai: Yếu tố riêng biệt à lợi ích cho người đọc •  Các kết quả trái ngược với các công trình đã đăng, •  Vấn đề chưa được ai đề cập đến, •  Sử dụng những biện pháp chẩn đoán hay điều trị cải tiến. •  Đoạn thứ ba: Mục đích của công trình: •  Sáng tỏ một mặt còn tranh cãi của vấn đề, •  Bổ khuyết một lỗ hổng trong kiến thức hay thử nghiệm một giả thuyết. . VIẾT PHẦN PHƯƠNG PHÁP •  •  •  •  •  Giới thiệu về phương pháp tiếp cận chung. Sự phù hợp của cách tiếp cận này với thiết kế nghiên cứu. Mô tả phương pháp cụ thể để thu thập số liệu. Giải thích cách mà bạn sẽ phân tích và phiên giải kết quả. Với các phương pháp ít quen thuộc, cần giải thích về phương pháp và lí do lựa chọn phương pháp. •  Nêu ra những hạn chế có thể của nghiên cứu.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng