Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Các giải pháp thu hút khách du lịch việt nam đến viêng chăn...

Tài liệu Các giải pháp thu hút khách du lịch việt nam đến viêng chăn

.PDF
114
159
73

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -----***----- Somchith VILAYCHITH CÁC GIẢI PHÁP THU HÚT KHÁCH DU LỊCH VIỆT NAM ĐẾN VIÊNG CHĂN LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH Hà Nội - 2017 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -----***----- Somchith VILAYCHITH (Sổm Chít VILAYCHÍT) CÁC GIẢI PHÁP THU HÚT KHÁCH DU LỊCH VIỆT NAM ĐẾN VIÊNG CHĂN Chuyên ngành: Du lịch (Chương trình đào tạo thí điểm) LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS.Trần Đức Thanh Hà Nội - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của tôi. Các số liệu trong luận văn là trung thực. Kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tác giả luận văn Somchith VILAYCHITH LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận đƣợc sự hƣớng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp. Với tấm lòng trân trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin bày tỏ sự cảm ơn chân thành đến PGS.TS.Trần Đức Thanh đã trực tiếp hƣớng dẫn về kiến thức cũng nhƣ phƣơng pháp nghiên cứu, chỉnh sửa trong quá trình thực hiện luận văn này. Xin chân thành cảm ơn các phòng ban trong nhà trƣờng đã cung cấp nguồn số liệu đƣợc đề cập trong luận văn cũng nhƣ các cá nhân, tổ chức và doanh nghệp đã nhiệt tình giúp đỡ tác giả hoàn thành bảng câu hỏi khảo sát về đánh giá sinh viên của trƣờng. Mặc dù bản thân cũng rất cố gắng trong quá trình nghiên cứu và thực hiện Luận văn nhƣng do thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận đƣợc sự chỉ dẫn, góp ý của quý thầy, cô giáo và tất cả bạn bè. Cuối cùng, xin cám ơn gia đình, bạn bè đã quan tâm, chia sẻ và động viên tôi hoàn thành bản luận văn này. Tác giả luận văn Somchith VILAYCHITH MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BẢNG BIỂU PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................................... 1 1. Lý do thực hiện đề tài .................................................................................................. 1 2. Tổng quan các nghiên cứu có liên quan đến đề tài...................................................... 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................. 6 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 7 5. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................................. 7 6. Kết cấu luận văn .......................................................................................................... 7 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THU HÚT KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ.......... 9 1.1. Khách du lịch quốc tế ............................................................................................. 9 1.1.1. Khái niệm về khách du lịch ................................................................... 9 1.1.2. Khái niệm khách du lịch quốc tế ........................................................... 9 1.1.3. Phân loại khách du lịch quốc tế ............................................................ 10 1.1.4. Nghiên cứu đặc điểm của khách du lịch quốc tế ................................... 13 1.2. Những yếu tố ảnh hƣởng đến việc thu hút khách du lịch quốc tế ................... 17 1.2.1. Các yếu tố ảnh hƣởng từ nƣớc nhận khách ........................................... 17 1.2.2. Các yếu tố ảnh hƣởng từ nƣớc gửi khách .............................................. 20 1.3. Kinh nghiệm của một số nƣớc trong việc thu hút khách du lịch ..................... 23 1.3.1. Kinh nghiệm của Thái Lan ................................................................... 23 1.3.2. Kinh nghiệm của Malaysia ................................................................... 23 1.3.3. Kinh nghiệm của Indonesia .................................................................. 24 1.3.4. Bài học kinh nghiệm trong việc thu hút khách du lịch Việt Nam rút ra: 24 TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ........................................................................................................... 25 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG THU HÚT KHÁCH DU LỊCH VIỆT NAM ĐẾN VIÊNG CHĂN ............................................................................................................................ 26 2.1. Khái quát về thành phố Viêng Chăn .................................................................. 26 2.1.1. Vị trí địa lý .......................................................................................... 26 2.1.2. Khí hậu ................................................................................................ 26 2.1.3. Các điểm du lịch nổi tiếng tại Viêng Chăn ........................................... 26 2.2. Tổng quan về thị trƣờng khách du lịch Việt Nam ............................................. 29 2.2.1. Thu nhập .............................................................................................. 29 2.2.2. Đặc điểm tổ chức (cá nhân, gia đình, tập thể…) ................................... 31 2.2.3. Sở thích du lịch (điểm đến, sở thích tiêu dùng, …) ............................... 32 2.2.4. Thời vụ đi du lịch ................................................................................ 33 2.3. Thực trạng thu hút khách du lịch Việt Nam tới Viêng Chăn........................... 34 2.3.1. Thực trạng thu hút khách du lịch Việt Nam của cơ quan quản lý Nhà nƣớc .............................................................................................................. 34 2.3.2. Thực trạng thu hút khách du lịch Việt Nam của doanh nghiệp du l ịch ... 44 2.4. Đánh giá chung về việc thu hút khách du lịch Việt Nam đến Viêng Chăn ....... 56 2.4.1. Những thành quả đạt đƣợc ................................................................... 56 2.4.2. Những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân ................................................ 58 TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ........................................................................................................... 61 CHƢƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƢỜNG THU HÚT KHÁCH DU LỊCH VIỆT NAM ĐẾN VIÊNG CHĂN ............................................................................... 62 3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp ..................................................................................... 62 3.1.1. Định hƣớng phát triển du lịch trong thời gian tới .................................. 62 3.1.2. Mục tiêu phát triển du lịch đối với thị trƣờng khách du lịch Việt Nam .. 66 3.2. Giải pháp thu hút khách du lịch Việt Nam đến Viêng Chăn ........................... 67 3.2.1. Nhóm giải pháp đối với cơ quan quản lý Nhà nƣớc ............................... 67 3.2.2. Nhóm giải pháp đối với các doanh nghiệp du lịch tại Viêng Chăn......... 75 3.3. Một số kiến nghị .................................................................................................... 78 3.3.1. Kiến nghị đối với Chính phủ ................................................................ 78 3.3.2. Kiến nghị đối với Bộ Thông tin - Văn hóa - Du lịch và Tổng cục Du lịch .......................................................................................................... 79 TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 ........................................................................................................... 81 KẾT LUẬN.................................................................................................................................. 82 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 84 PHỤ LỤC..................................................................................................................................... 87 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ASEAN Cộng đồng các quốc gia Đông Nam Á BTC Bộ tài chính CHDCND Cộng hòa Dân chủ Nhân dân NDCM Nhân dân cách mạng HDV Hƣớng dẫn viên DN Doanh nghiệp NN Nhà nƣớc DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BẢNG BIỂU Biểu đồ 2.1. Thu nhập bình quân đầu ngƣời Việt Nam giai đoạn 2011 - 2015 .......... 30 Bảng 2.1: Đánh giá về vệ sinh nơi tham quan ở Viêng Chăn của khách du lịch Việt Nam ..................................................................................................................... 43 Bảng 2.2: Du khách Việt Nam đánh giá về độ hợp lý của tour khi đi du lịch Viêng Chăn............................................................................................................................. 45 Bảng 2.3: Du khách Việt Nam đánh giá về giá cả tour đến Viêng Chăn .................... 46 Bảng 2.4: Du khách Việt Nam đánh giá về xe vận chuyển tại Viêng Chăn ............... 47 Bảng 2.5: Loại hình lƣu trú du khách Việt Nam sử dụng tại Viêng Chăn .................. 47 Bảng 2.6: Yêu cầu về dịch vụ lƣu trú của khách du lịch Việt Nam ............................ 48 Bảng 2.7: Chất lƣợng nhà hàng du khách Việt Nam sử dụng tại Viêng Chăn ........... 49 Bảng 2.8: Yêu cầu về nhà hàng của khách du lịch Việt Nam ..................................... 49 Bảng 2.9: Du khách Việt Nam đánh giá về giá cả tour đến Viêng Chăn .................... 50 Bảng 2.10: Thông tin du khách Việt Nam cảm thấy cần đƣợc cập nhật, tuyên truyền rộng rãi hơn khi đi du lịch Viêng Chăn............................................................ 53 Bảng 2.11: Khách du lịch Việt Nam đánh giá trình độ ngoại ngữ của HDV.............. 54 Bảng 2.12: Khách du lịch Việt Nam đánh giá trình độ chuyên môn của HDV Viêng Chăn............................................................................................................................. 55 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do thực hiện đề tài Thủ đô Viêng Chăn nằm ở miền trung Lào. Phía Bắc thủ đô giáp tỉnh Viêng Chăn, phía Nam giáp tỉnh BoLiKhamXay, phía Đông giáp với tỉnh XaySomBoun, còn phía Tây giáp với tỉnh Nong Khai (Thái Lan). Thủ đô Viêng Chăn nằm ở đồng bằng lớn nhất trong bốn đồng bằng của Nƣớc Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, sông Mê Kông là biên giới tự nhiên giữa thủ đô Viêng Chăn và Thái Lan. Thủ đô Viêng Chăn có diện tích 3920 km2. Có dân số khoảng 828.000 ngƣời (năm 2014: Lao Statistics Bureau), mật độ dân số 211 ngƣời/km2. Cƣ dân nơi đây chủ yếu là Lào Lùm, ngoài ra còn có một số nhóm ngoại kiều nhƣ: ngƣời Việt ngƣời Hoa. Viền Chăm luôn giữ vai trò quan trọng trên các lĩnh vực nhƣ: chính trị, văn hóa, xã hội, kinh tế… của đất nƣớc. Bên cạnh lợi thế địa lý, tập trung dân cƣ, Viêng Chăn cũng là nơi giàu về nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và nguồn tài nguyên du lịch văn hóa, có các di tích văn hóa - lịch sử xƣa và nay nổi tiếng, có các lễ hội riêng biệt hàng năm thu hút sự tham gia của nhiều ngƣời dân địa phƣơng. Nhờ những đổi thay tích cực của nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập quốc tế, du khách đến Lào nói chung và đến Viêng Chăn nói riêng tăng hàng năm. Những năm gần đây đối với du lịch Lào, Việt Nam là thị trƣờng khách quan trọng ở khu vực Đông Nam Á. Theo số liệu thống kê của Ban Quản lý và Nghiên cứu Du lịch thuộc Bộ Thông tin – Văn hóa – Du lịch Lào năm 2014, số lƣợng du khách Việt Nam đến Lào là trên 1,1 triệu ngƣời và đứng thứ hai, chỉ sau Thái Lan. Việc phát triển thị trƣờng du lịch Việt Nam của Lào trong thời gian qua còn chƣa tƣơng xứng với tiềm năng và điều kiện của hai nƣớc. Trong thực tế 1 phát triển vẫn còn tồn tại một số bất cập khi Lào thu hút khách từ thị trƣờng du lịch Việt Nam. Cho đến nay, đã có không ít các luận văn thạc sĩ nghiên cứu về thị trƣờng khách du lịch quốc tế, nhƣng chƣa có công trình nào nghiên cứu về “Các giải pháp thu hút khách du lịch Việt Nam đến Viêng Chăn”. Do vậy vấn đề nghiên cứu của luận văn này vừa có ý nghĩa lý luận, vừa có ý nghĩa thực tiễn. 2. Tổng quan các nghiên cứu có liên quan đến đề tài Thu hút khách du lịch quốc tế luôn là nội dung, là nhiệm vụ quan tâm hàng đầu trong phát triển du lịch của các quốc gia, các địa phƣơng cũng nhƣ các điểm du lịch. Du lịch Lào trong những năm gần đây đã có tốc độ phát triển nhanh cùng với xu hƣớng phát triển chung của hoạt động du lịch trong khu vực. Trong số các thị trƣờng khách du lịch quốc tế đến Lào, khách du lịch đến từ Việt Nam chiếm một thị phần lớn, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của du lịch Lào nói chung và du lịch Viêng Chăn nói riêng. Hiện nay, đã có không ít các luận văn thạc sĩ nghiên cứu về thị trƣờng khách quốc tế cũng nhƣ các giải pháp thu hút khách du lịch quốc tế với thị trƣờng khách nhau, nhƣng chƣa có đề tài nào nghiên cứu về giải pháp thu hút khách du lịch Việt Nam đến Viêng Chăn. Do vậy, luận văn là công trình nghiên cứu đầu tiên và có ý nghĩa gợi mở cho du lịch Viêng Chăn nói chung và Lào nói riêng. Luận văn tập trung vào nghiên cứu thị trƣờng khách du lịch Việt Nam, từ đó có thể đƣa ra đề xuất giải pháp và kiến nghị cho việc thu hút khách du lịch Việt Nam đến Viêng Chăn trong giai đoạn hiện nay cũng nhƣ trong thời gian tới. Để thực hiện đề tài này, tác giả đã tham khảo một số luận văn liên quan đƣợc các tác giả thực hiện trong thời gian qua nhƣ Trần Thị Phƣơng Nhung (2007), Trần Phú Cƣờng (2008), Lê Việt Hà (2011), Lê Quỳnh Phƣơng (2012), Phạm Ngọc Diệp (2013), Lê Thị Vân Anh (2014)… Đề tài “Phân tích nguồn khách Nhật Bản đến Việt Nam” của tác giả Trần Thị Phƣơng Nhung (2007) đã trình bày tổng quan về thị trƣờng gửi khách Nhật 2 Bản nhƣ đặc điểm về đất nƣớc, con ngƣời Nhật Bản; Chính sách và quản lý phát triển du lịch ở Nhật Bản; Đặc điểm thị trƣờng gửi khách Nhật Bản. Đánh giá thực trạng khách Nhật Bản đến Việt Nam thông qua tìm hiểu về số lƣợng, tốc độ tăng trƣởng, thị phần cũng nhƣ nghiên cứu những đặc điểm về độ tuổi, giới tính, mùa du lịch, đặc điểm tiêu dùng của khách Nhật Bản và điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ, thách thức của du lịch Việt Nam. Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển thị trƣờng Nhật Bản của du lịch Việt Nam đến năm 2015. Luận văn của tác giả Trần Phú Cƣờng với đề tài “Nghiên cứu thị trƣờng khách du lịch Bắc Âu đến Việt Nam”, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008. Trong luận văn, tác giả đã trình bày cơ sở lý luận về thị trƣờng du lịch và phƣơng pháp nghiên cứu thị trƣờng du lịch. Nghiên cứu thị trƣờng khách Bắc Âu đi du lịch nƣớc ngoài và đến Việt Nam, trình bày các đặc điểm kinh tế, chính trị, xã hội của bốn nƣớc Bắc Âu là Thụy Điển, Đan Mạch, Na Uy và Phần Lan; xu hƣớng tiêu dùng và mua sắm của ngƣời dân Bắc Âu cũng nhƣ xu hƣớng đi du lịch của thị trƣờng này; đăc điểm, tâm lý, thị hiếu của thị trƣờng khách Bắc Âu; xu hƣớng và số lƣợng khách du lịch Bắc Âu tới Việt Nam; khả năng của du lịch Việt Nam trong việc thu hút và khai thác thị trƣờng khách Bắc Âu; thực trạng công tác xúc tiến và khai thác thị trƣờng khách du lịch Bắc Âu. Trình bày một số giải pháp đẩy mạnh xúc tiến và khai thác thị trƣờng khách du lịch Bắc Âu tới Việt Nam bao gồm các giải pháp về cơ chế chính sách, các giải pháp về thị trƣờng, sản phẩm, xúc tiến quảng bá, tổ chức và phối kết hợp giữa các Bộ, ban, ngành hữu quan. Tác giả Lê Việt Hà (2011) với đề tài “Một số giải pháp nhằm thu hút thị trƣờng khách du lịch Nga tới Việt Nam” đã đề cập đến đặc điểm của thị trƣờng du lịch quốc tế gửi khách của Nga nói chung. Nghiên cứu đặc điểm của thị trƣờng khách du lịch Nga của du lịch Việt Nam giai đoạn từ đầu những năm 2000 đến đầu năm 2011. Qua tiềm hiểu về tình hình khai thác thị trƣờng khách du lịch Nga của du lịch Việt Nam; Đặc điểm của thị trƣờng khách du lịch Nga 3 khi đi du lịch tại Việt Nam; Các sản phẩm phục vụ du lịch nhằm thu hút thị trƣờng khách du lịch Nga tới Việt Nam; Thực trạng điều kiện phục vụ khách du lịch Nga của du lịch Việt Nam. Đánh giá thực trạng thu hút thị trƣờng khách du lịch Nga của du lịch Việt Nam giai đoạn từ đầu những năm 2000 đến năm 2011. Đề xuất một số giải pháp nhằm thu hút và đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng của khách du lịch Nga đến Việt Nam. Đề tài luận văn “Quan hệ hợp tác Việt – Trung và hoạt động thu hút khách du lịch Trung Quốc của ngành du lịch Việt Nam” của tác giả Lê Quỳnh Phƣơng, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012 đƣa ra tổng quan về thị trƣờng khách du lịch Trung Quốc, tìm hiểu đặc trƣng và các sở thích tiêu dùng du lịch của du khách Trung Quốc. Nghiên cứu mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc làm tiền đề cho hoạt động thu hút khách du lịch Trung Quốc tới Việt Nam. Khái quát một số hoạt động thu hút khách du lịch Trung Quốc nói riêng và khách du lịch quốc tế nói chung tại Việt Nam. Phân tích và làm rõ thực trạng khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam giai đoạn 2005 - 2012, đánh giá những thuận lợi đạt đƣợc và những khó khăn còn tồn tại trong hoạt động thu hút khách du lịch Trung Quốc của Việt Nam. Đề xuất các định hƣớng và giải pháp về thu hút khách du lịch Trung Quốc: cải cách thủ tục hành chính đối với khách Trung Quốc vào Việt Nam du lịch; đẩy mạnh công tác xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá du lịch; đa dạng hoá và nâng cao chất lƣợng sản phẩm du lịch; nâng cao chất lƣợng đội ngũ lao động; giáo dục du lịch toàn dân; hợp tác quốc tế; ... nhằm nâng cao khả năng thu hút khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam. Đề tài “Một số giải pháp thu hút khách du lịch Hàn Quốc đến Việt Nam” của Phạm Ngọc Diệp (2013) đã nghiên cứu tổng quan một số lý luận cơ bản về hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế dƣới góc độ một quốc gia. Khái quát về thị 4 trƣờng du lịch Hàn Quốc, đặc điểm của thị trƣờng gửi khách Hàn Quốc nói chung và đặc điểm của khách Hàn Quốc đến Việt Nam nói riêng giai đoạn 2005 – 2012. Đánh giá thực trạng thu hút khách du lịch Hàn Quốc của Việt Nam giai đoạn 2005 – 2012. Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm đẩy mạnh thu hút khách Hàn Quốc của du lịch Việt Nam trong thời gian tới. Tác giả Lê Thị Vân Anh (2014) với đề tài “Một số giải pháp thu hút khách du lịch Úc đến Việt Nam”, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã nghiên cứu cơ sở lý luận về thị trƣờng khách du lịch quốc tế và hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế. Phân tích thị trƣờng khách du lịch Úc, đặc điểm của thị trƣờng khách du lịch Úc. Đánh giá hoạt động thu hút khách du lịch Úc đến Việt Nam của cơ quan quản lý nhà nƣớc về du lịch và của các doanh nghiệp du lịch trong giai đoạn hiện nay. Từ đó, đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm thu hút khách du lịch Úc đến Việt Nam trong những năm tới. Tại CHDCND Lào Luận văn cao học của tác giả Somphong VONGXAY (2010) nghiên cứu theo hƣớng xúc tiến du lịch thiên nhiên và văn hóa của nƣớc CHDCND Lào.. Tác giả trình bày về hiện trạng du lịch chung của đất nƣớc Lào từ năm 2004 – 2007, đồng thời phân tích và chỉ ra sự phát triển của loại hình du lịch thiên nhiên và du lịch văn hóa của CHDCND Lào trong thời gian qua diễn ra nhƣ thế nào. Căn cứ vào đó đề xuất các giải pháp quản lý môi trƣờng trong các khu du lịch, chỉ rõ những biện pháp cụ thể áp dụng cho từng loại hình du lịch khác nhau. - Luận văn cao học của tác giả Bounsavanh PHENGNUNTHI (2010): “Phân tích những yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định của khách du lịch quốc tế đến du lịch tại thủ đô Viêng Chăn ”. Trong đó, tác giả đã tập trung đi sâu nghiên cứu về khách du lịch quốc tế đến thủ đô Viêng Chăn. Làm rõ những vấn đề nhƣ : khách du lịch thăm những gì, ở đâu, hình thức tổ chức nhƣ thế nào, cách thức 5 thu hút khách quốc tế của thủ đô ra sao. Đồng thời tác giả cũng chỉ ra những vấn đề môi trƣờng nảy sinh từ các hoạt động du lịch đến các địa điểm du lịch. - SAUPHANIT (2013) tập trung “tìm hiểu những yếu tố thu hút khách du lịch đến du lịch tại cố đô Luang Pra Bang”. Trong công trình của mình, tác giả đã đề cập đến hoạt động du lịch ở tỉnh Luang Pra Bang của Lào, chỉ ra các loại hình du lịch đang đƣợc khai thác tại đó: du lịch thiên nhiên, du lịch sinh thái, du lịch lễ chùa. Đây là nơi có nhiều chùa đẹp nhất trong cả nƣớc. Từ đó, nêu lên những định hƣớng phát triển du lịch tại những địa danh nổi tiếng nhƣ: Chùa Xiengthong, chùa Phusi, nhà thờ Vua...và khu du lịch sinh thái: Vƣờn thác Sẻ, vƣờn thác Quangxi... Nhƣ vậy, từ các công trình trên tác giả đã rút ra đƣợc cấu trúc của luận văn mình. Về mặt phƣơng pháp, tác giả học tập đƣợc cách phân tích các nội dung liên quan, xây dựng bảng hỏi, phân tích bảng hỏi. Về mặt nội dung, tác giả kế thừa những tri thức các tác giả, đặc biệt là các nghiên cứu đánh giá việc thu hút khách du lịch quốc tế đƣợc thực hiện đối với các thị trƣờng khách khác nhau nhƣng chƣa có nghiên cứu nào đề cập đến việc thu hút khách du lịch Việt Nam. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Với đề tài này, Luận văn đặt mục tiêu đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cƣờng thu hút khách du lịch Việt Nam đến Viêng Chăn theo hƣớng chuyên nghiệp có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với các Chiến lƣợc phát triển du lịch của Viêng Chăn nói riêng, của CHDCND Lào nói chung trong điều kiện thực tế. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan một số lý luận cơ bản về thu hút khách du lịch quốc tế. - Tổng quan về thị trƣờng khách du lịch Việt Nam và đặc điểm của khách du lịch Việt Nam đến Lào. 6 - Đánh giá thực trạng thu hút khách du lịch Việt Nam của Lào trong giai đoạn hiện nay. - Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm thu hút khách du lịchViệt Nam của du lịch Lào trong thời gian tới. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu về các giải pháp thu hút khách du lịch Việt Nam đến Viêng Chăn, đặc biệt là những kết quả đạt đƣợc và mặt hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân để có căn cứ đề xuất phải pháp cũng nhƣ định hƣớng và mục tiêu phát triển du lịch đối với thị trƣờng khách du lịch Việt Nam trong thời gian tới. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Viêng Chăn - Về thời gian: Các số liệu phục vụ nghiên cứu của luận văn chủ yếu từ năm 2009 đến nay. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện các nhiệm vụ đặt ra, luận văn chủ yếu sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu sau: a. Phƣơng pháp thu thập thông tin:  Phƣơng pháp thu thập thông tin thứ cấp: Đƣợc thu thập từ các công trình nghiên cứu, giảng dạy nhƣ giáo trình, bài báo của các tác giả trong và ngoài nƣớc.  Phƣơng pháp thu thập thông tin sơ cấp: Đƣợc thu thập từ nghiên cứu thực địa, phân tích tổng hợp và điều tra xã hội học, thông tin cụ thể nhƣ sau: - Điều tra khách du lịch Việt Nam đến Viêng Chăn - Số lƣợng 500 khách du lịch 7 - Phƣơng pháp chọn phần tử của mẫu dựa trên phƣơng pháp lấy mẫu thuận tiện. - Phiếu điều tra: Các câu hỏi đƣợc xây dựng trên tiêu chí ngắn gọn, dễ hiểu, du khách Việt Nam có thể trả lời dễ dàng trong thời gian ngắn, thiết kế theo câu hỏi lựa chọn, câu hỏi đánh giá theo thang điểm Likert (1-5), câu hỏi dạng điền trống. Phiếu điều tra đƣợc thực hiện từ tháng 08/2016 đến tháng 11/2016. - Cách phát phiếu điều tra: Tác giả trực tiếp đến phát phiếu điều tra tại các bến xe, sân bay gửi du khách phiếu điều tra, đợi du khách trả lời xong và thu lại. Ngoài ra, tác giả còn phát phiếu gián tiếp thông qua sự trợ giúp của các hƣớng dẫn viên du lịch chuyên hƣớng dẫn viên đoàn khách đi Viêng Chăn. Sau khi kết thúc chuyến đi hƣớng dẫn viên sẽ gửi mỗi khách một phiếu điều tra và thu lại chuyển về cho tác giả xử lý số liệu. Việc trả lời phiếu điều tra là hoàn toàn tự nguyện với tinh thần cộng tác. - Tác giả phát ra 500 phiếu và thu về 500 phiếu, các phiếu thu về đƣợc điền đầy đủ thông tin, đều có thể sử dụng trong việc tổng hợp kết quả điều tra. b. Phƣơng pháp xử lý thông tin: Các phƣơng pháp thống kê, so sánh, tổng hợp, phân tích,… đƣợc áp dụng nhằm xử lý các thông tin đã thu thập. 6. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn đƣợc kết cấu gồm 3 chƣơng chính: Chương 1. Cơ sở lý luận về thu hút khách du lịch quốc tế. Chương 2. Thực trạng thu hút khách du lịch Việt Nam đến Viêng Chăn. Chương 3. Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút khách du lịch Việt Nam đến Viêng Chăn. 8 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THU HÚT KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ 1.1. Khách du lịch quốc tế 1.1.1. Khái niệm về khách du lịch Khách du lịch là yếu tố quan trọng nhất để ngành du lịch hoạt động và phát triển. Chỉ khi có khách, ngành du lịch mới bán đƣợc sản phẩm, nếu không có khách thì hoạt động của các nhà kinh doanh du lịch trở nên vô nghĩa, hoạt động du lịch không thể diễn ra. Nếu xét trên góc độ thị trƣờng du lịch thì cầu du lịch chính là khả năng tài chính thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch về hàng hóa và dịch vụ, còn cung du lịch là sự cung cấp sản phẩm du lịch của các nhà kinh doanh du lịch cho du khách. Vậy khách du lịch là gì? Có rất nhiều khái niệm khác nhau về khách du lịch. Theo mục 2 điều 4, Luật Du lịch CHXHCN Việt Nam, “Khách du lịch là ngƣời đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trƣờng hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến”. Luật Du lịch số 32/2013/QH VII đƣợc Quốc hội nƣớc CHDCND Lào thông qua ngày 24 tháng 7 năm 2013 thể hiện một cách chi tiết hơn, cụ thể : “Khách du lịch quốc tế là những người đi thăm một đất nước khác, với mục đích tham quan, nghỉ ngơi, giải trí, giao lưu văn hóa, thể thao, học tập nghiên cứu, triển lãm, hội nghị...trừ mục đích đi làm kiếm tiền dưới mọi hình thức”. [17] 1.1.2. Khái niệm khách du lịch quốc tế Khách du lịch quốc tế là những ngƣời thăm viếng một quốc gia ngoài quốc gia cƣ trú thƣờng xuyên của mình trong thời gian ít nhất là 24 giờ. Theo khái niệm nêu trên, xét về mặt thời gian, khách du lịch quốc tế là những ngƣời có thời gian viếng thăm (lƣu lại) ở quốc gia khác ít nhất là 24 giờ. Trên thực tế, những ngƣời đến một quốc gia khác có lƣu trú qua đêm mặc dù chƣa đủ thời gian 24 giờ vẫn đƣợc thống kê là khách du lịch quốc tế. 9 Bên cạnh khách đi du lịch có lƣu trú qua đêm, có nhóm khách chỉ đi du lịch trong ngày. Đối tƣợng này đƣợc gọi là khách tham quan. Khách tham quan (Day-visitor): Những ngƣời rời khỏi nơi cƣ trú thƣờng xuyên của mình đến một nơi nào đó, quay trở lại với những mục đích khác nhau, loại trừ mục đích làm công và nhận thù lao ở nơi đến; có thời gian lƣu lại ở nơi đến không quá 24 giờ, không sử dụng dịch vụ lƣu trú qua đêm. Luật Du lịch CHDCND Lào đã khái niệm khách du lịch quốc tế nhƣ sau: “Khách du lịch quốc tế là ngƣời nƣớc ngoài, ngƣời Lào định cƣ ở nƣớc ngoài vào Lào du lịch; công dân Lào và ngƣời nƣớc ngoài thƣờng trú tại Lào ra nƣớc ngoài du lịch”. [17] 1.1.3. Phân loại khách du lịch quốc tế Khách du lịch quốc tế rất đa dạng về quốc tịch, lứa tuổi, nhu cầu, sở thích...Sau khi đã nhận thức đầy đủ về khái niệm khách du lịch thì việc phân loại khách du lịch có ý nghĩa quan trọng để tìm hiểu, nắm rõ hơn đối tƣợng khách đang khai thác và đối tƣợng khách cần hƣớng tới trong tƣơng lai. Qua nghiên cứu thị trƣờng khách nguồn, ngành du lịch có thể đƣa ra những biện pháp hữu hiệu, phù hợp hơn. Có nhiều cách phân loại khách du lịch khác nhau. Ngày 04/03/1993, theo đề nghị của UNWTO, Hội đồng Thống kê Liên hiệp quốc (United Nations Statistical Commission ) đã công nhận những thuật ngữ sau để thống nhất việc soạn thảo thống kê du lịch: Khách du lịch quốc tế ( International Tourist) bao gồm: Khách du lịch quốc tế đến (Inbound Tourist): là những ngƣời từ nƣớc ngoài đến du lịch một quốc gia. - Khách du lịch quốc tế ra nƣớc ngoài (Outbound Tourist): là những ngƣờiđang sống trong một quốc gia đi du lịch nƣớc ngoài. - Khách du lịch nội địa (Domestic Tourist): gồm khách du lịch trong nƣớc và khách nƣớc ngoài đang cƣ trú tại nƣớc đang đi du lịch trong nƣớc. 10 Ngoài ra còn có các cách phân loại khác: + Phân loại theo quốc tịch (Phân loại khách du lịch theo nguồn gốc dân tộc): Khách đến từ các quốc gia, vùng khác nhau mang theo nền văn hóa riêng của dân tộc mình. Chính sự khác nhau đó dẫn đến sự khác nhau về thói quen tiêu dùng, do đó phải có những thay đổi phù hợp trong phục vụ. Qua việc phân loại này các nhà kinh doanh du lịch nắm đƣợc nguồn gốc khách, hiểu đƣợc mình đang phục vụ ai, khách thuộc dân tộc nào, nhận biết đƣợc văn hóa của khách để phục vụ tốt hơn. + Phân loại theo mục đích chuyến đi: Mọi hoạt động của con ngƣời đều có mục đích. Tìm hiểu đƣợc mục đích của khách để qua đó kích thích tiêu dùng sản phẩm du lịch quốc gia là việc làm rất khó. Thông thƣờng, ngƣời ta chia thị trƣờng khách nguồn thành các nhóm chủ yếu: Khách công vụ: Đây là khách vào một nƣớc để đi làm việc kết hợp du lịch. Họ đến nhằm giải quyết công việc nhƣ: Cung cấp hàng hóa, tìm hiểu thị trƣờng...Đặc điểm của khách này là thƣờng đến những đô thị nơi có hoạt động kinh tế sôi nổi, thời gian lƣu trú ngắn, khả năng thanh toán cao, ít chịu tác động giá và thời vụ Khách du lịch thuần túy: Loại khách này thƣờng đến những điểm có tài nguyên du lịch. Họ thích các hoạt động vui chơi giải trí, hoạt động văn hóa, thể thao, rất nhạy bén với giá cả và chịu tác động của thời vụ du lịch. Đối tƣợng khách này có thể là khách du lịch thăm thân, nghiên cứu, chữa bệnh, lễ hội... + Phân loại theo nguồn khách đến: Khách đến theo nhiều nguồn khác nhau, có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp từcác hãng lữ hành, đại lý du lịch, hãng hàng không....Ngày nay có nhiều tổ chức tham gia vào thị trƣờng gửi khách. Do đó, việc phân loại nguồn khách sẽ thấy đƣợc vai trò của các tổ chức trung gian, từ đó thiết lập mối quan hệ hợp tác 11 với các cơ quan gửi khách. Đối với một quốc gia, một tổ chức kinh doanh du lịch có thể sử dụng các kênh phân phối sau: - Kênh 1 (kênh ngắn trực tiếp): Khách liên hệ trực tiếp với tổ chức cung cấp sản phẩm du lịch, chủ yếu là khách lẻ. - Kênh 2 (khách gián tiếp): Khách đến đất nƣớc thông qua các hãng lữ hành, đại lý du lịch, hãng hàng không, thƣờng là khách đi theo chƣơng trình du lịch. - Kênh 3 (kênh ngắn gián tiếp): Khách đến đất nƣớc thông qua văn phòng đại diện, chi nhánh, bạn hàng của nƣớc ngoài, thƣờng là khách quốc tế và thƣơng gia. - Kênh 4 (kênh gián tiếp): Khách đến đất nƣớc thông qua trung gian là tổ chức hay cơ quan Nhà nƣớc, chủ yếu là khách công vụ. - Kênh 5 (kênh dài): Khách đến đất nƣớc thông qua các hãng lữ hành, các đại lý du lịch, các hãng hàng không của hai nƣớc nhận và gửi khách. + Phân loại theo giới tính: Hành vi tiêu dùng của con ngƣời bị ảnh hƣởng của giới tính. Nữ giới thƣờng có những hành vi tiêu dùng khác hẳn nam giới trong chuyến đi. Họ mua nhiều hàng lƣu niệm hơn, quan tâm đến cách bài trí phòng và quan tâm đến giá cả...Các cơ sở kinh doanh du lịch quốc gia nên quan tâm đến vấn đề này vì theo xu hƣớng hiện nay khách du lịch thƣờng là nữ giới. + Phân loại khách theo khả năng thanh toán: Việc xác định khả năng thanh toán của khách du lịch sẽ là điều kiện để các nhà kinh doanh cung cấp dịch vụ một cách tƣơng ứng, thích hợp khả năng chi trả của từng đối tƣợng khách. Trên đây chỉ là một số tiêu thức phân loại khách du lịch thƣờng dùng, mang tính tƣơng đối, có những vùng đan xen, có những vùng lẫn nhau. Mỗi tiêu thức điều có ƣu nhƣợc điểm riêng. Vì vậy, khi nghiên cứu khách du lịch cần kết hợp nhiều cách phân loại. Nếu không phân loại, không nghiên cứu khách hàng 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan