Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Các bước xử lý, ngăn chặn hành vi bạo lực học đường...

Tài liệu Các bước xử lý, ngăn chặn hành vi bạo lực học đường

.PDF
10
148
85

Mô tả:

Các bước xử lý, ngăn chặn hành vi bạo lực học đường CÁC BƯỚC XỬ LÝ, NGĂN CHẶN HÀNH VI “BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG” CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHÂU THÀNH GVTH : Ñaëng Quang Nguyeân 2 Các bước xử lý, ngăn chặn hành vi bạo lực học đường NỘI DUNG I. PHẦN MỞ ĐẦU: 1. Bối cảnh của đề tài: Sinh thời Bác Hồ luôn quan tâm và dành nhiều tình cảm thương yêu sâu sắc đối với thế hệ trẻ. Trong “Thư gửi các bạn thanh niên” ngày 12/8/1947, Bác viết: “… Nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanh niên. Thanh niên muốn làm chủ tương lai cho xứng đáng thì ngay hiện tại phải rèn luyện tinh thần và lực lượng của mình, phải làm việc để chuẩn bị cái tương lai đó”. Trong “Di chúc”, Bác cũng dành những lời lẽ tâm huyết nói về thanh niên: “Đoàn viên và thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ. Đảng cần phải chăm lo giáo dục đào tạo cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên”. Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và cần thiết”. Bác xem đạo đức là yếu tố quan trọng hình thành nhân cách con người. Đối với học sinh thì việc giáo dục đạo đức lại là việc cần quan tâm trước tiên, như ông bà ta thường nói “dạy con từ thuở còn thơ”. Ý thức được tầm quan trọng trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh, từ năm học 2009-2010, Bộ Gíao dục và Đào tạo đã đưa ra chủ đề là “Học làm người trước khi học lấy chữ”. Chủ đề này được sự đồng tình của nhiều người, bởi những năm gần đây hạnh kiểm của một số em học sinh có chiều hướng giảm sút gây nỗi lo âu cho xã hội cũng như những người công tác trong ngành giáo dục. Trong những năm gần đây vấn đề bạo lực học đường đang được dư luận rất quan tâm và được coi là một hiện tượng xã hội đã đến mức nguy hiểm và nghiêm trọng. Có rất nhiều cuộc hội thảo về chuyên đề phòng chống bạo lực trong nhà GVTH : Ñaëng Quang Nguyeân 3 Các bước xử lý, ngăn chặn hành vi bạo lực học đường trường để đưa ra những biện pháp nhầm giải quyết hiện tượng bạo lực trong học sinh. Có ý kiến cho rằng “Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn tới hiện tượng trên đó chính là tình trạng nặng về dạy chữ, nhẹ về dạy người làm giảm hiệu quả của việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, chưa quan tâm đầy đủ và huy động các nguồn lực cần thiết cho công tác giáo dục đạo đức học sinh”. Việc giáo dục đạo đức, nhân cách, kỹ năng sống cho học sinh là việc làm thường xuyên và cần phải thực hiện bằng nhiều kênh khác nhau. Tuy nhiên, trong nhà trường vấn đề tu dưỡng đạo đức cho học sinh là trách nhiệm của các thầy cô giáo, không thể phủ nhận vai trò của tổ chức Đoàn thanh niên trong việc hình thành nhân cách của học sinh. Với thực trạng bạo lực trong học đường hiện nay, nhà trường cần phải làm gì để ngăn chặn và giúp học sinh phát triển nhân cách trở thành những con người lao động sáng tạo, làm chủ bản thân, làm chủ đất nước, có đức có tài? 2. Lý do chọn đề tài: Thời gian gần đây chúng ta đã nghe và đọc rất nhiều đến cụm từ “Bạo lực học đường”; sách báo đã dành rất nhiều trang để nói về điều này. “Bạo lực học đường”: đó là những hành vi xâm phạm có chủ ý, có ý đồ, thường gây hậu quả nghiêm trọng và xảy ra trong phạm vi nhà trường. Nếu nhìn từ góc độ lấy học sinh làm trung tâm thì bạo lực học đường là sự xâm hại của học sinh đối với học sinh, sự xâm hại của học sinh đối với người bên ngoài nhà trường và ngược lại, là sự xâm hại của giáo viên đối với học sinh và ngược lại… Bạo lực ấy xâm phạm đến sức khoẻ hoặc danh dự của người bị hại, hoặc xâm phạm đến tính mạng và nhân phẩm của người bị hại. Bạo lực ấy không chỉ xảy ra trong phạm vi nhà trường mà nhiều khi xảy ra bên ngoài nhà trường. Ở đây tôi chọn đề tài các bước xử lí, ngăn chặn hành vi bạo lực học đường của học sinh trường trung học phổ thông Châu Thành, nhằm giải quyết tình trạng bạo lực đang leo thang trong các trường phổ thông. Đây là một trong những biện pháp mà tôi đã áp dụng nhiều năm và thấy hiệu quả cao khi thực hiện. GVTH : Ñaëng Quang Nguyeân 4 Các bước xử lý, ngăn chặn hành vi bạo lực học đường 3. Phạm vi và đối tượng của đề tài: Đề tài tập trung nghiên cứu để giải quyết những mâu thuẫn của học sinh trường trung học phổ thông Châu Thành nhằm ngăn chặn bạo hành vi lực học đường. Đối tượng nghiên cứu là học sinh ở bậc trung học phổ thông. 4. Mục đích của đề tài: Đứng trước những bức xúc của xã hội về bạo lực học đường ngày càng diễn ra phức tạp và nguy hiểm. Nếu chúng ta không có biện pháp ngăn chặn thì các mâu thuẫn sẽ đẩy đến chỗ gay gắt hơn. Ở đây tôi đưa ra một vài biện pháp để giải quyết những mâu thuẫn tiềm ẩn trong các em học sinh nhằm xử lí, hòa giải những mâu thuẫn đó một cách triệt để. Với những cách làm này nó sẽ ngăn chặn, răn đe các em còn lại và đồng thời xóa hết những mâu thuẫn mà các em đã gây ra. 5. Khẳng định tính sáng tạo về khoa học và thực tiễn của vấn đề: Đây là một trong những biện pháp mà tôi đã áp dụng trong những năm làm công tác theo dõi việc thực hiện nội qui của học sinh và trực tiếp xử lí các mâu thuẫn đánh nhau của học sinh. Các biện pháp này nó đã giúp cho trường chúng tôi rất nhiều và đã hạn chế đến mức thấp nhất những hành vi bạo lực trong trường. II. PHẦN NỘI DUNG: 1. Cơ sở lý luận của vấn đề: 1.1. Vì sao chúng ta phải quan tâm giáo dục học sinh có hành vi không mong đợi: - Trong tập thể nhà trường luôn tồn tại những học sinh dễ giáo dục và những học sinh khó giáo dục, hay có những hành vi không mong đợi. Những học sinh khó giáo dục là những em thường có những thái độ, hành vi không phù GVTH : Ñaëng Quang Nguyeân 5 Các bước xử lý, ngăn chặn hành vi bạo lực học đường hợp với giá trị, nội quy, truyền thống của tập thể, không thực hiện tròn bổn phận và trách nhiệm của người học sinh, hoặc thiếu văn hóa, thiếu đạo đức trong quan hệ ứng xử với mọi người mặc dù đã được nhà trường, gia đình quan tâm chỉ dẫn, giáo dục… Nếu hành vi không mong đợi của các em lặp lại thường xuyên và trở thành hệ thống thì trong thực tiễn nhà trường hiện nay được gọi là học sinh cá biệt. Những học sinh này được giáo viên coi là khó dạy, thậm chí hư hỏng. - Trách nhiệm của giáo dục nói chung và giáo viên nói riêng về lý thuyết không được để còn những học sinh có hành vi chưa phù hợp với giá trị, chuẩn mực xã hội và những qui định chung của nhà trường, lớp học, cộng đồng. Bởi giáo dục có sứ mạng là hình thành và phát triển nhân cách vừa có cá tính (mang bản sắc riêng của mình) nhưng phải biết sống hài hòa với các giá trị chung của loài người, dân tộc và cộng đồng để có cuộc sống hạnh phúc. - Nếu trong lớp tồn tại những học sinh cá biệt, luôn có những hành vi tiêu cực, không phù hợp thì sẽ ảnh hưởng đến tập thể, những thành viên khác. Trong thực tế nhiều giáo viên chủ nhiệm cảm thấy rất bị áp lực, có khi bất lực khi trong lớp có những học sinh được gọi là cá biệt. Bởi vì giáo viên chủ nhiệm không chỉ gặp khó khăn trong ứng phó với chính học sinh đó , mà đôi khi còn gây ảnh hưởng đến học sinh khác, đến tập thể lớp. Biểu hiện phổ biến của học sinh được coi là cá biệt có thể như sau: + Có những thay đổi khác lạ trong thái độ, cách cư xử: trở nên lãnh đạm, không chan hòa, không muốn hòa đồng, cáu kỉnh, xúc phạm người khác, thậm chí gây gổ dẫn đến đánh nhau. + Không quan tâm, hứng thú với những trường học và việc học, học sa sút, thậm chí là bỏ học. + Thiếu tự tin vào bản thân. Không tin cậy người khác. + Thường xuyên vi phạm nội qui của lớp, trường. + Cố thu hút sự chú ý của người khác bằng những hành vi như phá phách, GVTH : Ñaëng Quang Nguyeân 6 Các bước xử lý, ngăn chặn hành vi bạo lực học đường vô lễ, ăn cắp, nói dối… + Hay đánh đập bạn, hay ồn trong giờ học, bỏ học trốn học để đi chơi. + Thậm chí có những em rơi vào con đường nghiện ngập ma túy và các tệ nạn xã hội khác… Tóm lại học sinh cá biệt là những học sinh có sự bất thường về tính cách, không có động cơ học tập, tâm lý không ổn định. + Trong số những học sinh được coi là cá biệt, đôi khi có những em có tiềm năng về cá tính, do giáo viên không hiểu được, không có cách tiếp cận và tác động phù hợp hoặc không được sự giúp đỡ kịp thời, đúng cách… mà dẫn đến sự biểu hiện những hành vi không phù hợp của học sinh. Vì vậy, đối với học sinh cá biệt, giáo viên chủ nhiệm thực sự cần là kỹ sư tâm hồn, có trách nhiệm phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, mà trước hết là với tập thể lớp giúp những em này điều chỉnh, thay đổi niềm tin, thái độ, hành vi của mình để các em có tương lai tốt đẹp hơn. 1.2. Tìm hiểu các căn nguyên của hành vi không mong đợi: 1.2.1. Để hiểu được nội dung và biện pháp giáo dục học sinh cá biệt cần tìm hiểu nguyên nhân của hiện tượng này. a. Nguyên nhân do yếu tố sinh học: Một số em sinh ra đã có vấn đề, bản thân tính hay gây gổ, hung hăng… do tình trạng cha mẹ yếu về thể chất, tinh thần, học sinh kém dinh dưỡng… b. Nguyên nhân do yếu tố tâm lí – xã hội: Các chuyên gia tâm lí và những người nghiên cứu về hành vi của học sinh ở trường học kết luận rằng những vấn đề thái độ và cách cư xử bất thường của các em phần lớn bắt nguồn từ những vấn đề thực tế mà các em phải đối mặt trong cuộc sống. Đó là những vấn đề có liên quan đến môi trường, hoàn cảnh sống của các em. Có thể các em gặp các vấn đề trong gia đình, hoặc trong quan hệ với GVTH : Ñaëng Quang Nguyeân 7 Các bước xử lý, ngăn chặn hành vi bạo lực học đường bạn bè, thầy cô, hoặc những trở ngại khác… nên luôn gây khó chịu trong các mối quan hệ khiến mọi người không bằng lòng. Do đó mọi người lại đối xử khắt khe, không thông cảm. Chính sự khắt khe, thiếu quan tâm, bỏ mặc, không lắng nghe, thiếu thông cảm và tha thứ của mọi người lại càng làm cho các em thấy cô đơn,d ẫn đến sa sút trong học tập, buông thả trong lối sống. Trong số những học sinh có những hành vi không mong đợi , thậm chí trở thành học sinh cá biệt có cả những học sinh tiềm năng nhưng vì nguyên nhân nào đó cảm thấy chán nản về năng lực của mình, mất dần hứng thú, động cơ học tập, hoạt động. Học sinh đó tin rằng mình không thể “khá” lên được, đánh giá thấp về bản thân mình, không vượt qua được khó khăn, dễ bỏ giữa chừng, kém tự tin. Các nhà nghiên cứu về giáo dục đã kết luận rằng “tất cả những học sinh “hư” hay có hành vi không phù hợp đều là những học sinh chán nản”. Khi chán nản, học sinh không còn hứng thú hoạt động và động cơ hoạt động nữa. Chán nản là nguyên nhân của hầu hết những thất bại học đường, đặc biệt với những học sinh mới lớn. Một số em cho rằng mình không đáp ứng được mong mỏi của thầy cô, cha mẹ. Cảm giác, tâm trạng chán nản của học sinh nảy sinh còn do những nhu cầu cơ bản như: an toàn, yêu thương, tôn trọng… không được đáp ứng, hoặc gặp những vấn đề trong tình cảm, học sinh sẽ buồn rầu, có cảm xúc tiêu cực, cảm thấy bất hạnh, có thể không kiềm chế được bản thân. 1.2.2. Mục đích hành vi tiêu cực của học sinh: Giáo viên cần phải tìm hiểu mục đích hành vi tiêu cực của học sinh. Có rất nhiều lí do được đưa ra nhưng lại không giúp lí giải được mục đích hành vi tiêu cực của học sinh. Xét cho cùng tất cả các hành vi đều có mục đích và có lí do, nó không xảy ra một cách ngẫu nhiên. Giáo viên cần xác định được mục đích hành vi tiêu cực hay cư xử không phù hợp của học sinh để hiểu được tại sao học sinh lại làm như vậy và có cách xử trí thích hợp, hiệu quả. GVTH : Ñaëng Quang Nguyeân 8 Các bước xử lý, ngăn chặn hành vi bạo lực học đường Mục đích hành vi tiêu cực của học sinh thường tồn tại dưới các dạng sau: 1.2.2.1 Thu hút sự chú ý: Đằng sau hành vi thu hút sự chú ý là suy nghĩ sai lệch của học sinh “Mình chỉ cảm thấy quan trọng khi nhận được sự quan tâm, chú ý của cha mẹ, thầy cô”. Đến tuổi mới lớn, học sinh thường hướng hành vi này tới bạn cùng tuổi nhiều hơn. Muốn được chú ý là nhu cầu, động cơ phổ biến ở bất cứ học sinh nào. Nếu không thu hút được sự chú ý thông qua việc được điểm cao, thành tích thể thao, hoạt động nhóm lành mạnh thì học sinh sẽ làm bằng cách tiêu cực khác. 1.2.2.2. Thể hiện quyền lực: Học sinh liên tục cố gắng khám phá xem mình “mạnh” đến mức nào. Đằng sau hành vi chứng tỏ mình cũng có “quyền lực” có thể để ra oai với bạn bè, hoặc muốn chứng tỏ mình xứng đáng làm thủ lĩnh… “Mình chỉ cảm thấy quan trọng nếu là người điều khiển và có những gì mình muốn” là suy nghĩ sai lệch của học sinh. Hoặc là một số học sinh chỉ cảm thấy quan trọng khi chúng thách thức quyền lực của người lớn, vi phạm nội quy, không làm theo lời cha mẹ, thầy cô. 1.2.2.3. Trả đũa: Học sinh cho rằng “Mình cảm thấy bị tổn thương và không được yêu quý, không được đối xử tôn trọng, công bằng, bị trừng phạt, mình phải đáp trả”. Học sinh làm người khác (anh chị em hay bạn cùng lớp) và cha mẹ, thầy cô bị tổn thương vì trước đó học sinh cảm thấy bị tổn thương, bị đối xử không công bằng. Do đó để tránh học sinh có thái độ và hành vi với mục đích là trả đũa nhà trường, cha mẹ học sinh cần rất thận trọng trong ứng xử với các em sao cho không để lại những ấn tượng tiêu cực này. 1.2.2.4. Thể hiện sự không thích hợp: Hành vi thể hiện sự không thích hợp chính là hành vi rút lui, né tránh thất bại của học sinh vì cảm thấy nhiệm vụ quá sức so với mong mỏi của thầy cô. Trong trường hợp này học sinh sẽ thiếu tự giác, không muốn thực hiện các nhiệm vụ, bổn phận của người học sinh, có thể có biểu hiện của sự tự ti trước những yêu cầu chung của lớp. GVTH : Ñaëng Quang Nguyeân 9 Các bước xử lý, ngăn chặn hành vi bạo lực học đường 1.2.3. Những dạng suy nghĩ không hợp lí cũng dẫn đến học sinh có hành vi không mong đợi trong quan hệ với người khác hoặc đối với những sự việc, hiện tượng hay những việc cần làm. - Suy nghĩ trắng – đen: nhìn sự vật, hiện tượng một cách tuyệt đối hoặc trắng hoặc đen. - Khái quát hóa quá mức: Nhìn sự vật hiện tượng như một khuôn mẫu luôn như vậy. - Định kiến: Chỉ tập trung vào điểm tiêu cực, bỏ qua điểm tích cực. - Hạ thấp các điểm tích cực: Cho rằng những gì đã đạt được là không đáng kể. - Kết luận vội vã: Nhanh chóng cho rằng người khác phản ứng với mình một cách tiêu cực khi chưa có bằng chứng rõ ràng. - Phóng đại hoặc đánh giá thấp:Phóng đại sự việc, hiện tượng hoặc hạ thấp tầm quan trọng của sự việc, hiện tượng. - Suy đoán cảm tính: Suy đoán từ trạng thái cảm xúc. - Suy nghĩ là “phải” thế này hay thế kia: phê phán bản thân hay người khác, cho rằng mình hay người khác “phải” hay “không được” thế này hay thế kia. - Chụp mũ: Đồng nhất mình với những khiếm khuyết của bản thân. Đáng lẽ nghĩ “mình có sai lầm” thì lại nghĩ “mình đúng là thằng ngu”. - Cá nhân hóa và đổ lỗi: Đổ lỗi cho bản thân và người khác về những gì mà bản thân hay họ không phải chịu trách nhiệm hoàn toàn. 1.3. Nội dung và biện pháp giáo dục học sinh có hành vi không mong đợi: 1.3.1. Nội dung cần giáo dục học sinh có hành vi không mong đợi: GVTH : Ñaëng Quang Nguyeân 10 Các bước xử lý, ngăn chặn hành vi bạo lực học đường Từ nguyên nhân và mục đích của những hành vi không mong đợi, để cho các em có thể tự thấy cần phải thay đổi… cho phép đề xuất nội dung cốt lõi cấn giáo dục các em bao gồm: * Nhận thức đúng điểm mạnh và điểm yếu của bản thân: Để học sinh có những ứng xủ phù hợp trong mối quan hệ, trong các tình huống, trước hết cần giúp học sinh nhận thức đúng được bản thân, trong đó xác định được đúng mình là ai? Mình có điểm mạnh, điểm yếu gì. Đây vừa là một kĩ năng sống quan trọng của mỗi cá nhân, nó càng trở nên quan trọng đối với những người hay có những thái độ, hành vi ứng xử không phù hợp, gây khó chịu, phản cảm cho mọi người. * Nhận thức được những giá trị đối với bản thân: Việc nhận thức được điều gì có nghĩa và quan trọng đối với mình và những điều đó có phải thực sự là chân giá trị của con người và đời người không? Rất quan trọng nữa là cần nhận thấy bên cạnh những hạn chế nhất định, mình là người có giá trị thì học sinh mới có nhu cầu, động lực để hoàn thiện bản thân. * Tự tin về giá trị và những điểm mạnh của mình để làm điểm tựa cho những hành vi và ứng xử một cách tích cực: Trên cơ sở làm cho học sinh nhận thức được những điểm mạnh, giá trị của bản thân khích lệ để các em tự tin phát huy những điểm mạnh và giá trị đó, đồng thời cố gắng khắc phục những hạn chế, những niềm tín vào cái phi giá trị hoặc phản giá trị để thay đổi hành vi, thói quen xấu, tiêu cực theo hướng lành mạnh và tích cực lên. * Nhận thức được hậu quả của những hành vi tiêu cực và tất yếu phải thay đổi thói quen hành vi cũ: Giáo viên phối hợp với tập thể lớp giúp học sinh dần nhận thức được nếu cứ hành động, ứng xử theo cách làm mọi người khó chịu, làm mọi người tổn GVTH : Ñaëng Quang Nguyeân 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan