Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Các biện pháp nhằm nâng cao công tác chủ nhiệm lớp ở khối lớp 1...

Tài liệu Các biện pháp nhằm nâng cao công tác chủ nhiệm lớp ở khối lớp 1

.DOC
28
9
141

Mô tả:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc HỒ SƠ XÉT CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Tên sáng kiến: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP Ở KHÔI LỚP 1 Tác giả : TRẦN THỊ LOAN Đơn vị công tác : Trường Tiểu học Hương Canh A Chức vụ : Giáo viên Trình độ chuyên môn : Đại học sư phạm Hương Canh, tháng 01 năm 2019 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng sáng kiến huyện Bình Xuyên a) Tác giả sáng kiến: Trần Thị Loan - Ngày tháng năm sinh: 25/6/1973 Nam, nữ: Nữ - Đơn vị công tác :Trường Tiểu học Hương Canh A– Bình Xuyên – Vĩnh Phúc - Chức danh: Giáo viên - Ban chấp hành Công đoàn - Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm - Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến: 100% b) Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trần Thị Loan c) Tên sáng kiến, lĩnh vực áp dụng, mô tả sáng kiến * Tên sáng kiến: “Một số giải pháp nhằm nâng cao công tác chủ nhiệm lớp ở khối lớp 1”. * Lĩnh vực áp dụng: Giáo dục & Đào tạo Vấn đề sáng kiến giải quyết: “Các biện pháp nhằm nâng cao công tác chủ nhiệm lớp ở khối lớp 1”. * Mô tả sáng kiến: - Về nội dung của sáng kiến: Đổi mới giải pháp nâng cao công tác chủ nhiệm lớp ở khối lớp 1 nói riêng và Tiểu học nói chung. Giúp cho người giáo viên lớp 1 có thể vận dụng các việc làm cụ thể nêu trong sáng kiến vào việc giáo dục nhân cách một cách toàn diện cho học sinh Tiểu học. PHẦN I: THỰC TRẠNG ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Trong trường Tiểu học, hầu hết các giáo viên Tiểu học đều làm công tác chủ nhiệm lớp. Từ trước đến nay chưa sách vở tài liệu nào định nghĩa rõ thế nào là công tác chủ nhiệm và qua quá trình làm công tác này chúng ta tạm quy định với nhau: Công tác chủ nhiệm lớp là hệ thống những kế hoạch, những biện pháp mà người giáo viên đã đưa ra nhằm tổ chức hướng dẫn học sinh thực hiện tốt những nhiệm vụ của mình do nhà trường, Đoàn, Đội, Hội đưa ra. 1 2 1. Thực trạng về phía giáo viên Năm học 2018 - 2019 này, tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 1A2. Các em đều cùng độ tuổi phổ cập, phần lớn các em đã qua lớp mẫu giáo 5 tuổi nên đa số các em đã nhận được mặt chữ cái và chữ số. Song bên cạnh đó vẫn còn một số em tiếp thu chậm chưa thuộc hết bảng chữ cái. Các em còn nhỏ, mải chơi, nhiều em rất hiếu động chưa ý thức được việc học tập của mình vì thế những tháng đầu năm học sinh chưa có nền nếp, các em tự do thoải mái thích thì làm mà không thích thì ngồi chơi không theo sự chỉ dẫn của cô giáo. Các em lớp 1 rất bé, còn bỡ ngỡ sợ sệt khi mới bước chân vào “Trường Tiểu học”. Chính vì vậy mà ngay từ ngày đầu nhận lớp tôi phải vừa đảm nhận vai trò vừa là cô giáo, vừa là mẹ, vừa là chị, là bạn để dìu dắt nâng đỡ các em . Một số em trong lớp có hoàn cảnh khó khăn nên thiếu sự quan tâm sâu sát của gia đình, một vài học sinh chậm yếu còn một vài em khác vẫn mải chơi, nghịch ngợm, không nghe theo sự chỉ bảo của các cô giáo... Mặt khác nhiều gia đình do quá bận rộn với công việc nên thời gian dành cho việc giáo dục con cái không nhiều, gần như phó mặc cho nhà trường và xã hội thậm chí còn rất chiều chuộng bênh vực con. Từ thực tế trên,tôi tự hứa với lòng mình phải cố gắng thật nhiều để làm tốt công tác chủ nhiệm và phải đặc biệt quan tâm, gần gũi hơn với những học sinh này. Chính vì vậy , vấn đề đặt ra cho tôi bây giờ là tôi phải làm sao xây dựng được nề nếp lớp học thật tốt để chính các em luôn cảm thấy ở tôi sự mới lạ, không nhàm chán, hướng các em đến sự đam mê học tập và phấn đấu rèn luyện đạo đức ngày một tốt hơn. 2. Về phía học sinh Về đặc điểm tâm sinh lí của lứa tuổi học sinh lớp 1, đây là lứa tuổi mà chúng ta tưởng dễ dạy hóa ra lại là khó vì đây là lứa tuổi chuyển giao giữa giai đoạn ở hoạt động vui chơi sang giai đoạn học tập chính thức của bậc Tiểu học. Ở lứa tuổi này các em luôn muốn tự làm theo ý thích của bản thân và ham chơi nhiều hơn là ham học ; Đồng thời các em cũng dễ bị cám dỗ, bắt chước theo bạn bè. Các em luôn muốn tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh mình. Chính vì vậy, phải học tập, thực hiện theo những khuôn khổ của nhà trường là việc các em cảm thấy không thoải mái, không muốn tuân thủ. Từ đó, các em muốn thoát ra, muốn được tự do. 3 Một thực trạng nữa cho thấy trẻ bước vào lớp 1 thường gặp một số khó khăn như giờ giấc sinh hoạt thay đổi vì phải dậy sớm hơn để đến trường, nhiều em vào lớp buồn ngủ, chưa kịp ăn sáng, chưa thích nghi với nề nếp học tập (đi lại, nói chuyện tự do trong giờ học). Hay nếp sinh hoạt ăn ngủ nhiều em vẫn còn phải cô bón. Ngoài ra, khă năng tập trung trong giờ học của các em cũng chưa tốt, đang ngồi nghe giảng thì lơ đãng nhìn ra ngoài cửa sổ, thò tay vào trong ngăn bàn để nghịch sách vở, các em chưa biết đọc nên không hiểu yêu cầu của đề bài nên các em không biết cách làm. Bên cạnh đó cuộc sống hiện đại, kinh tế đầy đủ, gia đình có ít con nên tâm lí bố mẹ thường nuông chiều theo ý thích của trẻ để trẻ phát triển một cách tự do thoải mái nhất, cách giáo dục trẻ của phần đa phụ huynh thiếu tính kỉ luật., dẫn đến các em chưa có ý thức chấp hành kỉ luật. 3. Về phía phụ huynh HS Đa số phụ huynh HS mong muốn nhà trường giáo dục con em mình để đưa vào nề nếp nhưng chính bản thân phụ huynh thì lại chưa có sự phối hợp chặt chẽ với nhà trường và giáo viên chủ nhiệm. Ý thức chấp hành nội quy của nhà trường trong một số phụ huynh chưa cao, chưa coi đó là những vấn đề quan trọng cần nghiêm túc thực hiện,nên chưa đôn đốc nhắc nhở được học sinh thực hiện tốt. Qua nhiều năm làm công tác chủ nhiệm và giảng dạy lớp 1, tôi luôn quan sát và đánh giá về công tác nhủ nhiệm lớp của mình cũng như của bạn bè đồng nghiệp. Tôi nhận thấy một điều hầu hết những kết quả mà giáo viên đạt được trong công tác chủ nhiệm lớp đều rất dáng khích lệ song đó chưa phải là điều mà một GVCN lớp mong muốn bởi lẽ để đạt được những kết quả đó GVCN đã phải quá vất vả bám trường bám lớp sát sao tới từng công việc nhỏ nhặt nhất chứ chưa phải là đã xây dựng được một tập thể lớp với nề nếp tự quản tốt. Mà chỉ có xây dựng được nề nếp tự quản tốt thì GVCN mới có thể đạt được những kết quả như mong muốn và hơn nữa là giáo dục cho các em ý thức tự giác ngay từ buổi đầu đi học. Chính vì vậy từ khi bắt đầu thực hiện đề tài này tôi đã mạnh dạn đưa ra một số biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực để nhằm giáo dục học sinh giúp cho công tác chủ nhiệm đạt được kết quả tốt. 4 PHẦN II. CÁC GIẢI PHÁP Công việc của giáo viên chủ nhiệm lớp đặc biệt là giáo viên dạy lớp 1 là vô vàn, không thể thống kê hết được. Trong sáng kiến kinh nghiệm này, tôi chỉ đi sâu vào 4 giải pháp chính sau đây: 1. Hoàn thiện tổ chức lớp. 2. Hướng dẫn học sinh tự học. 3. Xây dựng “lớp học thân thiện, học sinh tích cực”. 4. Áp dụng các biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực, rèn kĩ năng sống vào công tác chủ nhiệm lớp. 5. Công tác phối hợp giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội. Sau đây là các biện pháp tôi đã tiến hành: 1. Hoàn thiện tổ chức lớp. 1.1.Nắm thông tin cơ bản về học sinh Mỗi giáo viên chủ nhiệm lớp, muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, muốn đề ra các biện pháp giáo dục cho học sinh phù hợp, đạt hiệu quả thì trước hết giáo viên phải hiểu học sinh, phải nắm được đầy đủ các thông tin cần thiết về từng học sinh. Do vậy, ngay từ ngày đầu nhận lớp, tôi thực hiện ngay công tác điều tra thông tin qua phiếu điều tra sau và yêu cầu các em về bảo bố (mẹ) ghi đầy đủ các thông tin trong phiếu: 5 SƠ YẾU LÝ LỊCH HỌC SINH Họ và tên: …………………………………….. Nam, nữ …………………...... Ngày tháng năm sinh: ………………… .......... Dân tộc: …………………..... Nơi sinh: ………………………………………………………………….......... Là con thứ mấy : ………………………………………………………............. Chiều cao: …………………Cân nặng: ……………………………….............. Hoàn cảnh gia đình: Khá  Nghèo  Cận nghèo  Con liệt sỹ… Con thương binh… Gia đình thuộc diện chính sách: ……......... Đã học mẫu giáo trường: …………………………………................................ Chỗ ở hiện nay: Tổ dân phố ……….…………………....................................... Hộ khẩu thường trú: …………………………………………………................ Họ tên cha: ……………………………… Nghề nghiệp ……………................ Nơi công tác: …………………………………………………………............... Họ tên mẹ: ……………………………… Nghề nghiệp ……………................ Nơi công tác: ……………...............……/Số điện thoại: NR: ………………… DĐ (Bố): ………………………………... DĐ (mẹ): ………………………………... Đang ở với: Bố mẹ  Ông bà  Người giám hộ  Sở thích: ……………………………………………………………….............. Năng khiếu: ……………………………………………………………............. Bệnh mãn tính: Một số lưu ý khác: …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… PHỤ HUYNH HỌC SINH (Kí và ghi rõ họ tên) 6 Qua phiếu này, tôi nắm được đầy đủ các thông tin cần thiết về từng học sinh để ghi vào sổ chủ nhiệm, bảng tổng hợp đánh giá học sinh, Sổ liên lạc, sổ nhật kí hàng ngày và quan trọng hơn cả là tôi đã phần nào hiểu được sơ bộ về hoàn cảnh của các em học sinh trong lớp mình, từ đó xây dựng kế hoạch chủ nhiệm, có những biện pháp quan tâm giúp đỡ tới từng học sinh. 1.2. Lập sơ đồ tổ chức lớp Sắp xếp chỗ ngồi cho học sinh là một việc làm tuy dễ nhưng nhưng phải xếp như thế nào để có hiệu quả, chất lượng tạo môi trường học tập thân thiện thì lại không dễ chút nào. Để lập được sơ đồ, tôi đã dựa vào các căn cứ sau: - Dựa vào ý thức của học sinh: Những em học sinh hiếu động, hay trêu bạn, hay nói chuyện,làm việc riêng trong lớp cho ngồi trước. - Dựa vào thể chất của học sinh: Học sinh bé, nhỏ, thấp ngồi trước, cao ngồi sau. Những em mắt yếu, bị cận, loạn thị, xếp ngồi gần bảng. - Dựa vào học lực của học sinh: Tôi xếp xen kẽ học sinh khá giỏi với học sinh yếu kém để các em có thể giúp đỡ nhau. - Đối với những em là ban cán sự lớp tôi xếp các em ngồi ở giữa hoặc cuối lớp và luân chuyển theo tháng. Về chỗ ngồi, tôi luân chuyển theo đợt để sao cho mỗi em sẽ được ngồi ở cả 3 dãy tạo cho mắt nhìn thuận lợi. 1.3. Tổ chức bầu ban cán sự lớp Ngay sau khi nhận lớp, trong 2 tuần đầu năm học, Ban cán sự lớp là giáo viên chủ nhiệm chọn lựa và chỉ định học sinh làm. Đến khoảng Tháng 10, qua theo dõi học sinh trong các hoạt động trong lớp, tôi tiến hành cho học sinh bầu lại bằng cách cho học sinh xung phong ứng cử. Nhưng tôi chưa chọn ngay mà dựa vào sự giới thiệu của các em và qua quan sát của mình sau đó chọn 5 em tiêu biểu trong đội ngũ cán bộ lớp. 1.4. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho Ban cán sự lớp Sau khi đã lựa chọn được Ban cán sự lớp, tôi giao nhiệm vụ cụ thể cho từng em như sau: - Nhiệm vụ lớp trưởng: + Theo dõi, kiểm tra mọi hoạt động của lớp. 7 + Cho các bạn xếp hàng ra vào lớp, xếp hàng chào cờ đầu tuần, xếp hàng tập thể dục. + Giữ trật tự lớp khi giáo viên phải có việc ra khỏi lớp. - Nhiệm vụ lớp phó học tập: + Lớp phó học tập kết hợp cùng với các anh chị sao đỏ cho lớp truy bài giúp đỡ các bạn học yếu. + Theo dõi việc học tập của lớp. + Làm mọi việc của lớp trưởng khi lớp trưởng vắng hoặc nghỉ. - Nhiệm vụ của lớp phó lao động: + Phân công theo dõi và kiểm tra các tổ trực nhật, tắt đèn, tắt quạt khi ra chơi hoặc ra về. + Phân công các bạn nhặt rác ở khu lớp mình phụ trách. + Phối hợp với lớp trưởng, lớp phó học tập giữ trật tự lớp. - Lớp phó văn nghệ: + Cho lớp hát hoặc chơi các trò chơi vào đầu giờ hoặc giữa các tiết học. + Theo dõi, đôn đốc các hoạt động văn nghệ, thêt dục, âm nhạc. - Lớp phó phụ trách đời sống: + Báo cơm hàng ngày. + Báo cô giáo khi có bạn phải lên phòng y tế. Cuối mỗi tuần, vào tiết sinh hoạt lớp ngày thứ 6 lớp trưởng, lớp phó báo cáo các mặt hoạt động của lớp. Căn cứ vào báo cáo của từng em và các hoạt động của lớp,tôi nắm bắt được khả năng quản lý lớp của từng em để từ đó tôi động viên khen ngợi những việc em đã làm được, đồng thời chỉ rõ những thiếu sót và hướng dẫn các em cách khắc phục. Bên cạnh lớp trưởng, lớp phó còn có các tổ trưởng, tổ phó. Nhiệm vụ của các tổ trưởng, tổ phó là kiểm tra đôn đốc các tổ viên của mình thực hiện tốt việc chuẩn bị bài,sách vở, đồ dùng học tập, đồng phục và các nhiệm vụ được giao. Ban cán sự của lớp cũng được tôi thay đổi luân phiên theo tháng để mỗi em đều được tham gia vào công việc chung của lớp, tạo cơ hội cho các em được thể hiện mình trước tập thể lớp. Với việc làm này, tôi thấy rất nhiều các em thấy “oai” hơn, thấy phấn khởi hơn, tự tin hơn trong học tập và giao tiếp. 8 2. Hướng dẫn học sinh tự học Do học sinh của tôi là học sinh lớp 1 mà các em đều được học 2 buổi trên ngày nên tôi khuyến khích các em học bài và thuộc bài ngay tại lớp. Để làm được việc đó tôi xây dựng tốt đôi bạn cùng tiến và thành lập ra góc thư viện để các em có thể tập đọc, tập kể cho bạn .Đó cũng là một hình thức rèn đọc của học sinh. Còn đối với các học sinh “cá biệt”, tôi giao bài cụ thể và cùng gia đình kết hợp kiểm tra, giúp đỡ các em, để các em tiến bộ. Sự tiến bộ của học sinh “cá biệt” được tôi thường xuyên thông báo cho gia đình biết qua điện thoại. Chính vì vậy, phụ huynh rất vui và cùng quan tâm đến việc học của các em. 3. Xây dựng: “Lớp học thân thiện - học sinh tích cực” Năm học 2018 – 2019, nhà trường tiếp tục phát động phong trào “xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực” nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt là giáo dục đạo đức, nhân cách và kỹ năng sống cho học sinh. “Xây dựng lớp học thân thiện - học sinh tích cực” là tạo ra môi trường học tập thân thiện, an toàn, gần gũi với học sinh làm cho học sinh cảm thấy “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. Xây dựng được lớp học thân thiện thì sẽ có học sinh tích cực và hạn chế được học sinh ngồi nhầm chỗ, nâng cao được chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Công việc “xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực”, tôi tiến hành từng bước sau: 3.1. Hướng dẫn học sinh trang trí lớp học Lớp học thân thiện phải có cây xanh, phải có góc thư viện, phải được trang trí đẹp đảm bảo tính thẩm mỹ và tính giáo dục cao và lớp học phải luôn sạch sẽ, gọn gàng. Do vậy, tôi hướng dẫn và cùng với học sinh thực hiện các công việc sau đây: Học sinh tham gia trang trí lớp học 9 - Trồng cây xanh trong lớp bằng cách trồng các loại cây chỉ sống bằng nước, lại không có lá úa, rủ xuống từng dây dài leo lên như cây: Trường sinh,cây trầu bà,… - Trang trí lớp: Tôi cùng phụ huynh làm các biểu bảng để các em trang trí, gắn những sản phẩm của mình. - Tôi cùng các em xây dựng một nội quy của lớp và viết nội quy ấy lên những quả bóng dán lên cái cây được vẽ to trên giấy A0 và trang trí đẹp sau đó đóng khung và treo trước lớp. - Tôi cũng đã dựa vào thông tư 22 về đánh giá học sinh và thông báo, giải thích cho các em hiểu về 3 năng lực, 4 phẩm chất là gì cách đánh giá ở các mức độ như thế nào rồi viết vào một cải bảng treo cuối lớp để các em nhìn vào đó phấn đấu cùng thực hiện tốt. 1. Tự phục vụ, tự quản: 2. Hợp tác: 3. Tự học, tự giải quyết: 4. Chăm học, chăm làm: 5. Tự tin, trách nhiệm: 6.Trung thực, kỷ luật. 7. Đoàn kết, yêu thương: - Sĩ số lớp tôi cũng phân làm 5 tổ, ứng với 5 ngày trong tuần, mỗi ngày 1 tổ làm trực nhật nhặt giấy rác xunng quanh lớp, trong lớp và lau bàn ghế, kê xếp bàn ghế theo sự phân công của lớp phó lao động. - Hằng ngày, tôi nhắc nhở các em cùng thực hiện nhờ vậy các em mới tự giác thực hiện, số lượng học sinh vi phạm nội quy của nhà trường, của lớp không còn. - Hưởng ứng cuộc thi trang trí góc thư viện do nhà trường tố chức tôi cũng đã phát động các em quyên góp truyện, sách giáo khoa, báo Nhi đồng,... và đã trang trí được góc thư viện khoa học, đẹp mắt từ đó tạo niềm vui, niềm hứng khởi cho học sinh cho nên các em thích đọc truyện hơn chính vì thế mà chất lượng học môn Tiếng Việt của một số em yếu ngày càng tiến bộ hơn. 10 3.2. Xây dựng mối quan hệ thầy - trò và bạn bè trong lớp * Xây dựng mối quan hệ thầy trò Hành vi của giáo viên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý cũng như sự hình thành tính cách của con trẻ, vì vậy khi lên lớp tôi luôn chú ý cách ăn mặc, đi đứng, nói năng, cách cầm sách, chữ viết… để trò noi theo. Tôi đã quan tâm tới việc ngày đầu tiên đi học phải là ngày đẹp đẽ nhất, linh thiêng nhất. GVCN phải là người nổi bật nhất, thân thiện nhất, xinh tươi nhất nên trong những ngày đầu tiên tôi luôn chú ý lúc nào cũng thường trực trên môi nụ cười và lời khen, và buổi học đầu tiên bao giờ tôi cũng dành cho trẻ những lời khen hay nhất. - Khi học sinh làm bài chưa đúng, tôi yêu cầu học sinh đó phải làm lại chứ không nhận xét ngay. Tôi giúp đỡ, hướng dẫn học sinh làm lại ngay tại lớp, giúp các em làm lại cho đúng cho hoàn thiện hơn. Với cách nói đúng, làm đúng trong học tập, giúp các em trở nên tự tin, trung thực. - Khi học sinh mắc sai lầm, thiếu sót tôi luôn cố gắng kìm chế và tôn trọng học sinh tìm hiểu cặn kẽ nguyên nhân để có biện pháp giúp đỡ, sửa chữa. - Tôi luôn quan tâm tới vấn đề chuẩn bị đồ dùng học tập của các em bởi tôi biết học sinh lớp 1 thường hay quên khi thì cái bút,cục tẩy,khi thì viên phấn, cái thước,bảng con. Vì vậy nên lúc nào trong hộp đồ dùng của tôi cũng sẵn có để giúp các em có điều kiện học tập tốt nhất. Một số hình ảnh học sinh và giáo viên trong giờ học - Trong mọi hoạt động ở lớp, ngoài việc dạy kiến thức cho các em thì vấn đề chăm lo, quan tâm đến sức khỏe, tâm lí học sinh là một việc làm cho các em yêu thầy cô và tin tưởng thầy cô hơn.Tôi đã quan tâm chia sẻ bằng cách vào giờ ra chơi, tôi dành khoảng 10 phút đầu ngồi lại lớp hỏi chuyện cho các em thêm gần gũi. Có học sinh khi đến lớp cổ áo chưa bẻ tôi đi xuống bẻ cổ áo cho em, có em đóng cúc nọ vào khuyết kia tôi nhẹ nhàng hướng dẫn các em cách cài lại cúc. Nghe thời tiết biết trời lạnh nhắc các em mặc ấm, đi tất. Bằng động tác nhẹ 11 nhàng đúc cơm cho các em khi thấy em bị đau răng hay mỏi mệt không muốn ăn,bằng động tác đắp chăn, kéo chăn cho các em ấm hay không trách mắng các em, ân cần rửa ráy, thay quần áo cho các em mỗi khi có em bị đi ngoài, bị nôn hay tè ra quần,…Tất cả những việc làm đó đã giúp cho tình cảm thầy trò thêm gần gũi và các em cũng không còn ngần ngại để bày tỏ, tâm sự những vấn đề riêng của mình với tôi. Nhờ xây dựng được mối quan hệ tốt giữa thầy và trò mà các em học sinh của lớp đều coi tôi như một người mẹ, các em có thể chia sẻ với tôi những suy nghĩ và nguyện vọng của mình. Từ đó tôi cũng hiểu các em hơn. * Xây dựng mối quan hệ bạn bè: Trong cuộc sống của mỗi con người, ngoài người thân trong gia đình ra, ai cũng có những bạn bè để chia sẻ. Học sinh Tiểu học cũng vậy, nếu các em có nhiều bạn bè thân thiết trong lớp thì các em sẽ hợp tác vui vẻ với nhau và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Chính vì vậy, tôi đã xây dựng các cặp đôi bạn cùng tiến trong lớp “Học thầy không tày học bạn”. Để xây dựng mối quan hệ bạn bè thân thiết, đoàn kết, gắn bó, sẵn sàng giúp đỡ nhau trong học tập, tôi luôn tạo ra các hoạt động, các vấn đề đòi hỏi sự hợp tác của nhiều học sinh. Cách làm cụ thể như sau: - Trong mỗi tiết học, tôi thường xuyên chia nhóm ngẫu nhiên. Tiết học này, các em chung nhóm với bạn này, nhưng tiết sau, các em lại chung nhóm với bạn khác. Lúc đầu có em chưa chịu, tuy ngồi chung nhóm nhưng có em lại quay mặt ra chỗ khác, hoặc ngồi im không tham gia, ai muốn làm gì thì làm; có nhóm lại cãi nhau, không ai chịu làm nhóm trưởng hoặc đùn đẩy nhau không chịu lên trình bày hoặc ghi vào phiếu dẫn đến không hoàn thành nhiệm vụ. Trước tình trạng đó, tôi động viên các em nhút nhát tích cực tham gia đồng thời có tuyên dương các nhóm tích cực vào cuối mỗi buổi học. Cứ như vậy, dần dần việc hợp tác của học sinh trong lớp đã được cải thiện. Mặc dù là học sinh lớp 1 nhưng tôi cũng đã trao đổi với các em rằng nếu trong lớp có bạn nào bị ốm phải nằm viện thì những em ở gần nhà sẽ thay nhau chép bài cho bạn. Khi bạn khỏi bệnh, những học sinh giỏi sẽ giúp đỡ bạn học tập để theo kịp chương trình việc làm này các em rất thích và những em được giúp bạn cũng thấy tự hào. 12 Một điều nữa cho thấy học sinh lớp 1 mới từ mẫu giáo lên các em rất thích được tổ chức sinh nhật. Biết được điều đó, tôi đã tổ chức sinh nhật cho học sinh ngay tại lớp học trong giờ ra chơi. Những em có ngày sinh trùng vào ngày thứ bảy, chủ nhật thì sẽ được tổ chức vào cuối buổi thứ sáu. Hình thức tổ chức là cho các em vui văn nghệ chúc mừng và tôi cũng chuẩn bị món quà nhỏ chỉ là một cái bút được gói cẩn thận trong giấy tặng phẩm. Với cách làm này tôi đã nhận được rất nhiều ánh mắt, niềm vui lộ rõ trên khuôn mặt thơ ngây của trẻ. Các em đã về khoe với bố mẹ và tôi cũng nhận được rất nhiều lời cảm ơn từ phụ huynh. Xây dựng được mối quan hệ bạn bè đoàn kết, gắn bó thì tôi sẽ xây dựng được nề nếp lớp học, tiến tới xây dựng được môi trường học tập thân thiện. Từ môi trường học tập thân thiện đó, chất lượng học tập của lớp chắc chắn sẽ được nâng cao. 4. Áp dụng các biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực, rèn kĩ năng sống vào công tác chủ nhiệm lớp. 4.1. Giáo dục thông qua việc rèn kĩ năng sống Trẻ rất thích được thể hiện mình. Học sinh lớp 1 thường thích mình là nhân vật trung tâm, muốn được làm mẫu để các bạn chú ý tán thưởng và đề cao mình. Nắm được đặc điểm tâm lý đó tôi thường tranh thủ cho các em có dịp thể hiện mình bằng cách gọi các em lên trình bày xong tự mời các bạn có ý kiến nhận xét. Hoặc mỗi khi nhận xét bạn xong các em có thể tự yêu cầu cả lớp cho bạn một tràng pháo tay. Trong các tiết học Đạo đức hay Tự nhiên xã hội cũng vậy, tôi thường yêu cầu các em hoạt động nhóm và lần lượt các thành viên trong nhóm đều phải đứng lên trình bày kết quả thảo luận trước lớp. Như vậy, mọi thành viên đều được trình bày và các em đều cảm thấy vui vẻ, thoải mái và rất tích cực hoà nhập với tập thể lớp, học sinh được thể hiện nhiều qua các tiết học trở lên bạo dạn tự tin hơn trước đám đông. 13 Đây là một minh chứng cho kết quả giáo dục thông qua việc rèn kĩ năng sống: Những ngày chuyển thời tiết, học sinh thường mệt mỏi,chán ăn. Để giúp các em được ngon miệng, tôi đã đeo tạp dề vào giả làm người bán hàng. Học sinh nhìn thấy cô đã buồn cười rồi nhưng khi nghe cô mời chào “ Nhà hàng 1A2 xin kính chào quý khách, quý khách thấy món ăn của nhà hàng có ngon không ạ?” Học sinh càng buồn cười hơn.Có em rất hóm hỉnh( em Hiếu) khi được tôi chan canh xong em chìa tay ra bảo tôi “ Em trả tiền”. Tôi cũng phát phì cười và vỗ vào tay em mấy cái,em cười và rất vui về chỗ hôm đó em đã ăn hết xuất cơm của mình. Có em còn hóm hỉnh hơn chạy ra sân hái một bông hoa đem vào tặng tôi và nói “ Các món ăn của nhà hàng rất ngon, xin tặng bà chủ!”. Cứ như vậy em nào cũng vui và ăn hết xuất của mình. Thật vui khi học trò cũng biết thể hiện mình, cũng hài ước như cô vậy.Buổi học hôm đó các em rất vui và hết cảm giác mệt mỏi, uể oải do thời tiết. Ngoài việc dạy môn học kĩ năng sống trong chương trình bắt buộc ra tôi còn hướng dẫn các em tập làm một số việc tự phục vụ cho mình như sắp xếp đồ dùng ở chỗ ngồi của mình, tự gập chăn khi ngủ dậy, tự xếp gọn bát, thìa vào từng rổ sau khi ăn xong, tự bọc bìa ni lon vào vở, tự gọt bút chì, tự trang trí lớp theo ý thích,… Một điều quan trọng hơn cả trong những năm gần đây xảy ra rất nhiều hiện tượng bắt cóc và xâm hại trẻ em. Để phòng tránh điều này, tôi yêu cầu các em phải thuộc số điện thoại của bố, mẹ, ông, bà hoặc người đi đón, hoặc thuộc tên xóm, địa danh nơi mình ở để đề phòng khi bị lạc hay cần gọi về nhà khi không có cô chủ nhiệm bằng cách cho học sinh thi “Ai thông minh hơn” Tôi cho HS lần lượt lên đọc 1 số điện thoại cần liên lạc và đọc tên xóm của mình sau đó tôi đối chiếu xem có đúng không và bằng hình thức trò chơi này 100% học sinh lớp tôi các em cũng đã thuộc hết số điện thoại và có em còn thuộc tới 3 số. 4.2. Giáo dục thông qua việc rèn nề nếp Công tác xây dựng nề nếp lớp học là nhiệm vụ hàng đầu của một giáo viên chủ nhiệm. Muốn làm tốt công tác chủ nhiệm, người giáo viên cần phải đưa tập thể lớp đi vào nề nếp ngay từ đầu năm.Tôi cũng đã thực hiện như sau: Đầu năm học tôi cho cả lớp học nội quy lớp học, và mọi quy định của giáo viên. Nội quy của nhà trường. Tôi hướng dẫn các em làm quen với kí hiệu của giáo viên để tập trung sự chú ý của học sinh trong khi nghe giảng bài. Tôi thường xuyên sử dụng kí hiệu triệt để trong các giờ học. Các kí hiệu được tôi viết rất rõ trên lề bảng và tôi dùng 1 bông hoa nhỏ có gắn nam châm khi tôi đặt 14 bông hoa vào kí hiệu nào thì học sinh phải thực hiện và làm theo. Như vậy tôi không phải nói nhiều và học sinh thì tập trung cao độ hơn. Thường xuyên giáo dục các em có nề nếp tốt trong mọi hoạt động, sinh hoạt ngoài giờ như: Bắt đầu có trống báo là các em có mặt đầy đủ ở lớp để lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà sau đó các em ngồi vào truy bài dưới sự chỉ đạo của lớp trưởng, tổ chức cho các em đi vào nề nếp truy bài, tuy giáo viên không có mặt ở lớp các em vẫn làm tốt. Tôi Không phó mặc cho cán bộ lớp mà tích cực kiểm tra đột xuất học sinh trong mỗi tổ. Áp dụng biện pháp này đỡ tốn thời gian, không chiếm mất giờ dạy mà còn rèn cho học sinh tính tự giác cao, đồng thời hạn chế việc mất trật tự của các em khi chưa vào học. Tôi giao quyền tự quản cho Ban cán sự lớp trong những hoạt động mà các em đã được hướng dẫn để phát huy tính năng động cho học sinh (thể dục giữa giờ, sinh hoạt đội, nhặt rác, …). Ngoài ra tôi còn quy định cách xếp hàng cho các em bằng cách những buổi đầu tôi đánh số thứ tự và yêu cầu các em nhớ số thứ tự của mình. Và khi xếp hàng, tổ trưởng đứng đầu hàng song đến các tổ viên và tổ phó cuối hàng. Mỗi khi xếp hàng vào lớp các em chỉ cần nhớ số thứ tự và vị trí của mình mà vào ngay hàng ngũ. Cũng như khi ra về ban cán sự lớp đi xen kẽ như vậy để nhắc nhở các bạn đi cho ngay ngắn, không chen lấn, xô đẩy, đùa giỡn gây mất trật tự, ảnh hưởng đến thi đua của lớp. Bắt đầu từ tháng 11 về sau các em đã quen dần và đi vào nề nếp. Khi việc xếp hàng đã đi vào nề nếp thì thời gian tiến hành sẽ rất nhanh, tốn ít thời gian và không gây mất trật tự trước lớp học. 4.3. Giáo dục học sinh thông qua các hoạt động tập thể và vui chơi Ở Tiểu học, giáo dục ngoài giờ lên lớp được qui định trong chương trình chính khóa, không bắt buộc giáo viên chủ nhiệm phải lên tiết ngoài giờ lên lớp. Nhưng nếu các hoạt động này chỉ diễn ra ở các tiết học chính khóa trên lớp thì sẽ mất rất nhiều thời gian, nếu như giáo viên vận dụng và tổ chức không khéo léo thì sẽ làm ảnh hưởng đến tiến trình giờ học. Vì vậy tôi đã thực hiện như sau: - Giữa 2 tiết học, để HS đỡ căng thẳng, tôi thường tổ chức cho các em múa hát tập thể, hát dân ca, diễn hài,... chơi trò chơi liên quan đến bài học để HS 15 có hứng thú vào học tiết học tiếp theo. Tôi cũng đã áp dụng phương pháp dạy học phát triển năng lực của học sinh, tôi giao việc phù hợp với từng em, khuyến khích động viên các em tự tin bộc lộ năng khiếu của mình. Nhờ vậy, các tiết học chính khóa trở nên sôi nổi, các em rất hào hứng tham gia. Thông qua các hoạt động vui chơi, các em được “làm”, “được trải nghiệm” như trong cuộc sống thực, điều đó sẽ giúp các em lĩnh hội kiến thức và rèn luyện kĩ năng sống một cách nhẹ nhàng, nhưng lại hiệu quả. - Ngoài ra vào các dịp lễ lớn, tôi thường tổ chức cho học sinh chơi dân gian như kéo co, nhảy dây,chuyền bóng tiếp sức,... Tổ chức cho HS trong lớp thi an toàn giao thông,thi làm bưu thiếp tri ân tặng thầy cô dịp 20/11 để chọn các bạn dự thi cấp trường. Tổ chức cho học sinh thi làm bưu thiếp tặng mẹ ngày 26/3. Thi viết chữ đẹp, thi trang trí báo ảnh ngày 22/12,.. Nhờ thường xuyên tổ chức các hoạt động sinh hoạt tập thể và các trò chơi cho cả lớp nên các em trở nên rất tự tin, rất năng động sáng tạo. Và điều quan trọng là tôi đã thực sự xây dựng được một môi trường học tập thân thiện, học sinh tích cực. Sĩ số của lớp tôi luôn đảm bảo, chất lượng học tập của học sinh ngày càng nâng cao. 4.4. Sử dụng phiếu khen thưởng Hằng tháng, tôi có sử dụng các loại phiếu khen để tặng cho những em có thành tích về các mặt học tập, đạo đức, phong trào, thực hiện nội quy, rèn chữ giữ vở… để tạo hứng thú, tinh thần tích cực thi đua đối với học sinh. Đối với một số em học sinh đặc biệt khi các em có sự tiến bộ, tuy kết quả chưa cao bằng các bạn song tôi vẫn tặng phiếu khen cho các em. Chính vì vậy mà các em rất phấn khởi và tự tin hơn. Tuy nhiên sử dụng phiếu khen thưởng không phải là suốt cả năm học chỉ sử dụng một số loại phiếu và cách khen thưởng, mục tiêu cần đạt như nhau. Mà giáo viên cần có sự thay đổi thường xuyên về nội dung phiếu, về tiêu chí cần đạt được, về cách khen thưởng đối với từng loại phiếu. Có như thế mới kích thích được sự hứng thú, tiến bộ ở học sinh.. Ví dụ: Đầu tháng, giáo viên phát động thi đua.Cuối tháng, tổng kết phát thưởng. Ngoài việc phát phiếu khen thưởng định kỳ theo tháng, tôi còn phát phiếu khen thưởng cho các em sau mỗi đợt thi đua hoặc sau mỗi phong trào do nhà trường, Đội tổ chức. Chẳng hạn như phát phiếu khen cho những em đạt điểm 9 - 10 trong kì kiểm tra cuối kì I, cuối năm, hoặc những em đạt thành tích trong cuộc thi giải toán trên mạng, viết chữ đẹp cấp trường, những em tích cực tham gia phong trào kế hoạch nhỏ, những em có thành tích nhặt được của rơi trả lại người 16 mất… Kèm theo giấy khen là một phần thưởng nhỏ như chiếc bút chì, chiếc thước kẻ hoặc là một bông hoa do cô tự làm. Phần thưởng tuy nhỏ nhưng các em rất thích và trân trọng. Mỗi đợt thi đua hoặc mỗi tháng, nếu lớp đạt được kết quả tốt tôi lại có phần thưởng dành cho cả lớp. Đó là những câu chuyện cổ tích mà các em yêu thích, những câu chuyện về những tấm gương hiếu thảo, tấm gương vượt khó trong học tập… MỘT SỐ LOẠI PHIẾU KHEN 17 5. Công tác phối hợp giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội Trước hết phải tìm hiểu về phụ huynh học sinh, lựa chọn phụ huynh có điều kiện về thời gian, có năng lực trong công tác xã hội, và đặc biệt là phải tâm huyết với sự nghiệp giáo dục để bầu vào Ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp. Phối kết hợp với ban đại diện phụ huynh của lớp để vận động phụ huynh cùng tham gia các phong trào chung của nhà trường. Bên cạnh đó tôi cũng hướng dẫn phụ huynh một số phương pháp giáo dục đạo đức, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Đặc biệt ngay từ đầu năm học, tôi đã phát cho phụ huynh tờ rơi do tôi tự soạn thảo về hướng dẫn phụ huynh cách chuẩn bị rèn kĩ năng cho học sinh khi con vào lớp 1 với nội dung sau: CHUẨN BỊ CHO CON VÀO LỚP 1 I. Xây dựng khả năng tư duy tích cực cho trẻ 1. Giúp trẻ tự tin nhìn ra những ưu điểm của mình. Ví dị: “Con làm toán chưa nhanh nhưng môn tiếng việt của con rất tốt, con viết chữ rất đẹp”, “Con nói lắp nhưng con lại làm toán rất nhanh”, “Con học chưa giỏi nhưng con lại hát rất hay”… Bé thấy được những ưu điểm phẩm chất của mình ở lĩnh vực nào đó và cố gắng khắc phục những khiếm khuyết. 2. Phê bình hành vi (thiếu sót, sai lầm) của trẻ chứ không đánh giá thấp chính bản thân của các em. Con đã mắc sai lầm con cần cẩn thận hơn, cố gắng để sửa chữa thì con lại trở nên tốt đẹp hơn. Như gương bụi mờ lau gương đi lại 18ang trong. Như vậy các em không bị mặc cảm về sự thấp kém của mình. 3. Biết năng lực của con không nên đòi hỏi quá sức. Con hơi chậm chạp, con làm toán không nhanh. Con không khéo tay. Con sức khỏe yếu. Phát hiện về con mình và giúp con khắc phục. Động viên con luôn cố gắng. Động viên con luôn cố gắng. Không nên so sánh con mình với con người khác vì mỗi đứa trẻ 18 đều chịu ảnh hưởng gen của bố mẹ, của phông văn hóa, của nề nếp gia đình khác nhau… 4. Tạo môi trường thuận lợi: Bàn ghế. Góc học tập sáng sủa. Mua thêm sách truyện khoa học, văn học phù hợp với lứa tuổi để các em đọc. Hình thành cho các em thói quen đọc sách, khám phá thế giới xung quanh qua sách. Bố mẹ cũng luôn vui vẻ, yêu thương, tôn trọng để các em đưa ra ý kiến của mình, có quyền và trách nhiệm tham gia những hoạt động của gia đình. 5. Thường xuyên trao đổi với con em về vấn đề liên quan đến học tập, bạn bè, các hoạt động của lớp, trường. Lắng nghe con nói không phê phán, châm chọc những sai sót của con. Chỉ nên phân tích, giảng giải để định hướng suy nghĩ và hành động của con. Ngược lại con sẽ rất ngại trao đổi với bố mẹ, hoặc nếu phải trao đổi thì miễn cưỡng, đối phó, nói dối. Con ngoan hiền quá chưa phải là tốt nhất. Hãy để con bộc lộ những cái sai, rồi giúp con chỉnh sửa. Như vậy sẽ tốt hơn rất nhiều II. Những điều ảnh hưởng xấu đến sự tập trung của trẻ Bé từ mẫu giáo đến lớp 1. Đó là một bước chuyển không phải là một bước đi mà là một bước nhảy vọt. Do vậy, bé rất cần sự giúp đỡ, cảm thông, chia sẻ của gười lớn, nhất là bố mẹ, thầy cô giáo. Sau đây là một số kinh nghiệm mà tôi quan sát được từ lớp học, từ học sinh của tôi sau nhiều năm kinh nghiệm dạy lớp 1. Tôi chia sẻ cùng các bậc phụ huynh, mong các bậc phụ huynh lưu ý giúp trẻ. 1. Đi học không đúng giờ Bạn thử hình dung: Cô giáo đang giảng bài, thi thoảng có học sinh xin vào lớp, rất nhiều học trò khác sẽ nhìn theo, cô giáo phải ngưng giảng để chấn chỉnh lớp. Nên nhớ rằng trẻ còn nhỏ giống như chú gấu Bắc Cực rất tò mò với một âm thanh, một hình ảnh dù rất nhỏ, thoảng qua tai mà thôi. Khắc phục bằng cách nào? Bạn hãy để chuông đồng hồ nhắc bạn và con bạn. Khi nghe chuông phải lạp tức vùng dậy, dù đang ở trong chăn ấm, dù đang rất thèm ngủ hay dù đang mệt mỏi. Thực hiện tốt điều này là tập cho con thói quen tôn trong giờ giấc trong suốt cuộc đời. Là không làm ảnh hưởng đến thời gian của người khác và của chính mình. 2. Ăn uống quá nhiều Dạ dày của bé rất nhạy cảm. Có thể bị nôn trong lớp học. Bé xin ra khỏi lớp vài lần đi tiểu. Hoặc bé sẽ đầy bụng khó chịu. Khắc phục bằng cách nào? Hãy cho bé ăn uống vừa phải. Hãy tập cho bé thói quen đi đại tiện đúng giờ, ở tại nhà. Tập phản xạ đúng giờ bằng cách cứ đến 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan