Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Các biện pháp giúp đỡ học sinh lớp 4 gặp khó khăn trong học toán tại trường tiểu...

Tài liệu Các biện pháp giúp đỡ học sinh lớp 4 gặp khó khăn trong học toán tại trường tiểu học thanh lâm b huyện mê linh thành phố hà nội (2017)

.PDF
81
62
95

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC --------------------- PHAN THỊ HUỆ CÁC BIỆN PHÁP GIÚP ĐỠ HỌC SINH LỚP 4 GẶP KHÓ KHĂN TRONG HỌC TOÁN TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC THANH LÂM B – HUYỆN MÊ LINH - THÀNH PHỐ HÀ NỘI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Phương pháp dạy học Toán Tiểu học Người hướng dẫn khoa học ThS. Nguyễn Thị Thanh Tuyên HÀ NỘI, 2017 LỜI CẢM ƠN Em xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc với cô giáo ThS. Nguyễn Thị Thanh Tuyên- Người đã tận tình hướng dẫn, động viên, giúp đỡ em trong suốt quá trình làm làm khóa luận. Em xin chân thành các thầy cô giáo Trường ĐHSP Hà Nội 2, các thầy cô khoa Giáo dục Tiểu học đã giúp đỡ em trong quá trình học tập tại trường và tạo điều kiện cho em thực hiện khóa luận tốt nghiệp. Xin được cảm ơn sự hợp tác, giúp đỡ của Ban giám hiệu, các cô giáo cùng bạn bè đồng nghiệp và các học sinh lớp 4 tại trường tiểu học Thanh Lâm B- Huyện Mê Linh- Thành phố Hà Nội. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn nhiệt tình, giúp đỡ, động viên, quan tâm tiếp thêm niềm tin và nghị lực cho em trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận. Trong quá trình nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2017 Người thực hiện Phan Thị Huệ LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi với sự hướng dẫn tận tình của cô giáo- ThS. Nguyễn Thị Thanh Tuyên. Những thông tin, số liệu và kết quả trong khóa luận là hoàn toàn trung thực. Đề tài cũng chưa được công bố trong bất cứ một công trình khoa học nào. Hà Nội, ngày tháng năm 2017 Người thực hiện Phan Thị Huệ BẢNG KÍ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT GV : Giáo viên HS : Học sinh SGK : Sách giáo khoa TH : Tiểu học MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................. 2 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ........................................................... 2 4. Giả thuyết khoa học ................................................................................... 2 5. Nhiệm vụ nghiên cứu................................................................................. 3 6. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 3 7. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 3 8. Cấu trúc khóa luận ..................................................................................... 3 NỘI DUNG ....................................................................................................... 5 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ......................................... 5 1.1. Một số vấn đề về dạy học Toán ở Tiểu học............................................ 5 1.1.1. Bản chất của quá trình dạy học ở Tiểu học ...................................... 5 1.1.2. Phương pháp dạy Toán ở Tiểu học .................................................. 6 1.2. Đặc điểm phát triển nhận thức của học sinh lớp 4 ................................. 6 1.2.1. Đặc điểm về tri giác ......................................................................... 6 1.2.2. Đặc điểm về chú ý ............................................................................ 7 1.2.3. Đặc điểm về trí nhớ .......................................................................... 7 1.2.4. Đặc điểm về tưởng tượng ................................................................. 7 1.3. Đặc trưng môn Toán lớp 4 ...................................................................... 8 1.3.1. Mục tiêu dạy học môn Toán lớp 4 .................................................. 8 1.3.2. Nội dung môn Toán lớp 4 ................................................................ 8 1.3.3. Đặc điểm môn Toán lớp 4 .............................................................. 10 1.4. Một số vấn đề về học sinh gặp khó khăn trong học Toán .................... 10 1.4.1. Khái niệm học sinh gặp khó khăn trong học Toán ........................ 10 1.4.2. Đặc điểm của học sinh gặp khó khăn trong học Toán ................... 10 1.4.3. Biểu hiện của học sinh gặp khó khăn trong học Toán ................... 12 1.4.4. Nguyên nhân học sinh gặp khó khăn trong học Toán .................... 12 1.4.5. Khái niệm biện pháp giúp đỡ học sinh gặp khó khăn trong học Toán .......................................................................................................... 13 1.5. Thực trạng học sinh lớp 4 gặp khó khăn trong học Toán ở trường tiểu học Thanh Lâm B- Huyện Mê Linh- Thành phố Hà Nội ..................... 14 1.5.1. Mục tiêu khảo sát ........................................................................... 14 1.5.2. Đối tượng khảo sát ......................................................................... 14 1.5.3. Nội dung điều tra ............................................................................ 14 1.5.4. Phương pháp điều tra ..................................................................... 14 1.5.5. Bảng thống kê kết quả điều tra ....................................................... 15 1.5.6. Kết luận sơ bộ................................................................................. 15 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ............................................................................ 17 CHƯƠNG 2..................................................................................................... 18 CÁC BIỆN PHÁP GIÚP ĐỠ HỌC SINH LỚP 4 GẶP KHÓ KHĂN ........... 18 TRONG HỌC TOÁN TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC THANH LÂM B HUYỆN MÊ LINH - THÀNH PHỐ HÀ NỘI ................................................ 18 2.1. Nguyên tắc xây dựng các biện pháp giúp đỡ học sinh lớp 4 gặp khó khăn trong học Toán .................................................................................... 18 2.1.1. Tôn trọng, bám sát, tập trung nội dung cơ bản của chương trình và sách giáo khoa Toán lớp 4 ................................................................... 18 2.1.2. Đảm bảo tính vừa sức và tính quá trình của việc khắc phục học sinh gặp khó khăn trong môn Toán .......................................................... 19 2.1.3. Phối hợp các biện pháp dạy học cùng với những biện pháp hỗ trợ nhằm khắc phục tình trạng học sinh gặp khó khăn trong học Toán ... 20 2.2. Các biện pháp giúp đỡ học sinh lớp 4 gặp khó khăn trong học Toán .. 20 2.2.1. Giáo viên chú trọng đảm bảo trình độ xuất phát cho học sinh bằng cách lấp “lỗ hổng” kiến thức và củng cố vững chắc kiến thức “ nền”........................................................................................................... 20 2.2.2. Tổ chức cho học sinh luyện tập vừa sức để rèn luyện những kỹ năng cơ bản............................................................................................... 23 2.2.3. Tăng cường gợi động cơ học tập cho học sinh .............................. 24 2.2.4. Chú trọng hướng dẫn cho học sinh phương pháp học tập trên lớp và tự học ở nhà ................................................................................... 26 2.2.5. Khai thác ưu điểm của yếu tố phân hóa trong dạy học thông qua việc phối hợp sử dụng các phương pháp và hình thức dạy học ............... 28 2.3. Sử dụng các biện pháp giúp đỡ học sinh lớp 4 gặp khó khăn trong học Toán. ..................................................................................................... 30 2.3.1. Sử dụng biện pháp lấp “lỗ hổng” kiến thức và tạo tiền đề xuất phát ........................................................................................................... 30 2.3.2. Sử dụng biện pháp luyện tập vừa sức ............................................ 31 2.3.3. Sử dụng biện pháp tăng cường gợi động cơ phân bậc hoạt động học Toán cho học sinh .............................................................................. 32 2.3.4. Sử dụng biện pháp hướng dẫn học sinh phương pháp học trên lớp và cách tự học ở nhà........................................................................... 34 2.3.5. Sử dụng biện pháp dạy học phân hóa............................................. 36 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................ 39 CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ................................................... 39 3.1. Mục đích thực nghiệm .......................................................................... 39 3.2. Nội dung thực nghiệm .......................................................................... 40 3.3. Tổ chức thực nghiệm ............................................................................ 40 3.3.1. Chọn lớp thực nghiệm .................................................................... 40 3.3.2. Tiến hành thực nghiệm ................................................................... 41 3.4. Kết quả thực nghiệm ............................................................................. 42 3.4.1. Các mặt đánh giá ............................................................................ 42 3.4.2. Phân tích kết quả thực nghiệm ....................................................... 43 3.5. Kết luận thực nghiệm sư phạm ............................................................. 45 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ............................................................................ 47 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ SƯ PHẠM...................................................... 48 1. Kết luận .................................................................................................... 48 2. Kiến nghị sư phạm ................................................................................... 49 2.1. Ban giám hiệu nhà trường ................................................................. 49 2.2. Đối với giáo viên ............................................................................... 49 2.3. Đối với học sinh ................................................................................ 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 50 PHỤ LỤC ........................................................................................................ 52 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Bậc Tiểu học là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân. Đóng vai trò quan trọng trong việc đặt nền móng cho sự hình thành và phát triên nhân cách của học sinh trên cơ sở cung cấp những tri thức khoa học ban đầu về tự nhiên xã hội, phát triển các phẩm chất, năng lực, trang bị các phương pháp ban đầu về hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn, bồi dưỡng, phát huy tình cảm thói quen của con người Việt Nam. Môn Toán có vai trò vô cùng quan trọng. Giáo dục môn Toán ở Tiểu học nhằm giúp học sinh có những kiến thức cơ sở ban đầu về số học các số tự nhiên, các số thập phân, các đại lượng cơ bản và một số yếu tố hình học cơ bản. Hình thành và rèn kĩ năng tính, đo lường, giải các bài toán có nhiều ứng dụng thiết thực trong đời sống. Bước đầu hình thành và phát triển năng lực trừu tượng hóa, khái quát hóa, kích thích trí tưởng tượng, gây hứng thú học Toán, phát triển khả năng suy luận và biết diễn đạt đúng (bằng lời, bằng viết) các suy luận đơn giản, góp phần rèn luyện phương pháp học tập, làm việc khoa học, linh hoạt, sáng tạo. Dạy học môn Toán góp phần hình thành và rèn luyện các phẩm chất, các đức tính rất cần thiết của người lao động trong xã hội hiện đại. Trong học tập môn Toán lớp 4 biết sử dụng đúng mức các phương tiện trực quan và các hình thức học tập có tính chủ động, sáng tạo hơn; làm quen với các nội dung có tính khách quan hơn; có cơ sở lí luận hơn; có những mục tiêu có thể đạt được sau một giai đoạn nhất định, nhưng cũng có những mục tiêu được trải dài và hoàn thiện dần trong suốt cấp học. Thực tế dạy học hiện nay vẫn tồn tại những học sinh lớp 4 gặp khó khăn trong học Toán biểu hiện như: học sinh không biết làm các phép tính về số tự 1 nhiên có 5,6 chữ số, các phép tính về phân số; không biết đổi các đơn vị cùng loại, tính toán với các số đo; không biết làm tròn và ước lượng số đo; không biết vẽ hình bằng thước đo, eke, cắt, ghép, gấp hình; giải các bài toán có 2 đến 3 bước tính có sử dụng phân số; không biết giải các bài toán có liên quan đến: tìm hai số khi biết tổng hoặc hiệu và tỉ số của chúng, tìm hai số khi biết tổng và hiệu của chúng, tìm số trung bình cộng, các nội dung hình học đã học. Ở Việt Nam đã có một số đề tài nghiên cứu về học sinh gặp khó khăn trong học Toán. Các đề tài chủ yếu tập trung vào việc tìm hiểu nguyên nhân, đặc điểm học sinh gặp khó khăn trong môn Toán. Tuy nhiên, chưa có đề tài nào nghiên cứu về một số biện pháp giúp đỡ học sinh lớp 4 gặp khó khăn trong học Toán tại trường tiểu học Thanh Lâm B - Huyện Mê Linh – Thành phố Hà Nội. 2. Mục tiêu nghiên cứu Từ việc nghiên cứu, tìm hiểu thực tế, phát hiện ra được những nguyên nhân dẫn đến học sinh lớp 4 gặp khó khăn trong học Toán. Trên cơ sở đó đưa ra được các biện pháp dạy học nhằm khắc phục tình trạng học sinh lớp 4 gặp khó khăn trong học Toán ở trường tiểu học Thanh Lâm B- Huyện Mê LinhThành phố Hà Nội. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu - Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học cho học sinh lớp 4. - Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp giúp đỡ học sinh lớp 4 gặp khó khăn trong học Toán tại trường tiểu học Thanh Lâm B- Huyện Mê LinhThành phố Hà Nội. 4. Giả thuyết khoa học Nếu đề xuất được một số biện pháp sư phạm thích hợp để khắc phục những nguyên nhân học sinh lớp 4 gặp khó khăn trong học Toán và sử dụng 2 chúng một cách có hiệu quả thì sẽ giúp cho học sinh lớp 4 học Toán tốt hơn, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo ở Tiểu học. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu lí luận về học sinh lớp 4 gặp khó khăn trong học Toán tại trường tiểu học Thanh Lâm B- Huyện Mê Linh- Thành phố Hà Nội. - Nghiên cứu thực trạng về học sinh lớp 4 gặp khó khăn trong học Toán ở trường tiểu học Thanh Lâm B- Huyện Mê Linh- Thành phố Hà Nội. - Đưa ra một số biện pháp giúp đỡ học sinh lớp 4 gặp khó khăn trong học Toán ở trường tiểu học Thanh Lâm B - Huyện Mê Linh - Thành phố Hà Nội. 6. Phạm vi nghiên cứu - Địa bàn nghiên cứu: trường tiểu học Thanh Lâm B- Huyện Mê LinhThành phố Hà Nội. - Nội dung nghiên cứu: nghiên cứu ở trên học sinh gặp khó khăn. 7. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lí luận: Nghiên cứu cơ sở lý luận thông qua thu thập, xử lý, khái quát hoá những thông tin. - Phương pháp điiều tra, quan sát: Sử dụng phiếu điều tra trên học sinh lớp 4 về môn Toán tại trường tiểu học Thanh Lâm B- Huyện Mê Linh- Thành phố Hà Nội. - Phương pháp thống kê: Thông qua số liệu tổng kết xếp loại môn Toán lớp 4 tại trường tiểu học Thanh Lâm B - Huyện Mê Linh - Thành phố Hà Nội. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm 8. Cấu trúc khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết thúc, mục lục và các tài liệu tham khảo, khóa luận gồm ba chương: Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn 3 Chương 2. Các biện pháp giúp đỡ học sinh lớp 4 gặp khó khăn trong học Toán tại trường tiểu học Thanh Lâm B - Huyện Mê Linh - Thành phố Hà Nội. Chương 3. Thực nghiệm sư phạm 4 NỘI DUNG CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Một số vấn đề về dạy học Toán ở Tiểu học 1.1.1. Bản chất của quá trình dạy học ở Tiểu học Quá trình dạy học là một quá trình thống nhất giữa hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh, trong đó thầy giáo giữ vai trò tổ chức, điều khiển hoạt động của học sinh, còn học sinh chủ động, tích cực tham gia vào hoạt động học tập. Dạy học là quá trình phối hợp của hai chủ thể: Hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh. Hai hoạt động dạy và học diễn ra trong cùng thời điểm, cùng một nội dung và hướng tới cùng một mục đích, hai hoạt động này không tách rời nhau mà thống nhất biện chứng với nhau trong cùng một hoạt động thống nhất là hoạt động dạy học. Giáo viên là chủ thể của hoạt động giảng dạy, đối tượng hoạt động của giáo viên là hệ thống kiến thức, nhân cách của học sinh. Để làm tốt chức năng giảng dạy, người giáo viên cần có kiến thức chắc chắn về nghiệp vụ sư phạm, hiểu và nắm chắc quy luật phát triển tâm lý, đặc điểm của hoạt động nhận thức của từng lớp, từng giáo viên. Dạy học là hoạt động nhận thức: Dạy và học là hoạt động trí tuệ của thầy và trò, một quá trình vận động phát triển liên tục về nhận thức của học sinh. Học tập bao gồm cả học và tập. Học là quá trình nhận thức, tiếp thu những kiến thức, kinh nghiệm được đúc rút trong quá trình phát triển của xã hội, tập là quá trình rèn luyện để hình thành, phát triển kĩ năng sáng tạo, làm giàu tri thức trí tuệ của người học sinh. 5 Quá trình dạy học với tư cách là một hệ thống: quá trình dạy học là một chỉnh thể gồm nhiều thành tố, mỗi thành tố có một vị trí, chức năng và vận động theo một quy luật riêng, nhưng chúng luôn có mối quan hệ biện chứng với nhau, tuân theo một quy luật vận động của toàn hệ thống. Giữa hệ thống và môi trường có quan hệ mật thiết, không tách rời nhau. Các thành tố trong một chỉnh thể thống nhất dạy học đó là giáo viên, học sinh, mục đích và nhiệm vụ, nội dung và hình thức tổ chức dạy học, phương pháp và phương tiện dạy học. Dạy học cần có môi trường thuận lợi. Sự vận động và phát triển của quá trình dạy học là kết quả của quá trình tác động biện chứng của các thành tố, nhân tố. Kết quả dạy học là kết quả hoạt động, phát triển tổng hợp toàn hệ thống. Muốn nâng cao chất lượng dạy học phải nâng cao chất lượng của từng thành tố, nhân tố. 1.1.2. Phương pháp dạy Toán ở Tiểu học Phương pháp dạy Toán ở Tiểu học là sự vận dụng các phương pháp dạy học Toán cho phù hợp với mục tiêu, nội dung, các điều kiện dạy học ở Tiểu học. Trong quá trình dạy học Toán thì giáo viên phải vận dụng linh hoạt các phương pháp trực quan, thực hành luyện tập, gợi mở vấn đáp, giảng giải minh họa… Việc vận dụng từng phương pháp ở từng bài học, từng lớp, là khác nhau. Các phương pháp đều rất cần thiết, được vận dụng theo hướng tích cực hóa các hoạt động học tập theo năng lực học tập Toán của học sinh. Bằng sự quan tâm, giúp đỡ học sinh gặp khó khăn, chúng tôi quan tâm khai thác phương pháp dạy học để giúp các em tiến bộ hơn. 1.2. Đặc điểm phát triển nhận thức của học sinh lớp 4 1.2.1. Đặc điểm về tri giác Tri giác của học sinh Tiểu học mang tính đại thể, ít đi vào chi tiết và mang tính không ổn định. Trẻ thích quan sát các sự vật, hiện tượng, màu sắc 6 sặc sỡ, hấp dẫn, tri giác của trẻ mang tính có mục đích, có phương hướng rõ ràng. Với bất ký học sinh TH nào thì tri giác cũng vô cùng quan trọng, nó giúp học sinh nhận biết về thế giới xung quanh, cảm nhận về cuộc sống. 1.2.2. Đặc điểm về chú ý Ở cuối TH, học sinh dần hình thành kĩ năng tổ chức, điều chỉnh chú ý của mình. Chú ý có chủ đích phát triển dần và chiếm ưu thế, ở trẻ có sự nỗ lực về ý chí trong hoạt động học tập. Trong sự chú ý của học sinh đã bắt đầu xuất hiện giới hạn của yếu tố thời gian, học sinh đã định lượng được khoảng thời gian cho phép để làm một việc nào đó và cố gắng hoàn thiện công việc trong thời gian quy định. 1.2.3. Đặc điểm về trí nhớ Ghi nhớ có ý nghĩa và ghi nhớ từ ngữ được tăng cường. Ghi nhớ có chủ đích được phát triển. Tuy nhiên, hiệu quả của việc ghi nhớ có chủ đích còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ tích cực tập trung trí tuệ của học sinh, sức hấp dẫn của nội dung tài liệu, yếu tố tâm lý tình cảm hay hứng thú của học sinh... 1.2.4. Đặc điểm về tưởng tượng Tưởng tượng của học sinh TH đã phát triển phong phú so với học sinh mần non nhờ có não bộ phát triển và vốn kinh nghiệm ngày càng dày dặn. Đặc biệt, ở giai đoạn này tưởng tượng tái tạo đã bắt đầu hoàn thiện, từ những hình ảnh cũ học sinh đã tái tạo ra những hình ảnh mới , học sinh đã bắt đầu khả năng làm thơ, vẽ tranh, làm văn... Tư duy mang đậm màu sắc xúc cảm và chiếm ưu thế ở tư duy trực quan hành động. Chuyển dần từ tư duy trực quan sang tư duy trìu tượng. 7 1.3. Đặc trưng môn Toán lớp 4 1.3.1. Mục tiêu dạy học môn Toán lớp 4 Có những kiến thức cơ bản ban đầu về số học các số tự nhiên, các số thập phân, các phân số, các đại lượng cơ bản và một số yếu tố hình học, thống kê đơn giản. Hình thành và rèn kĩ năng thực hành tính đo lường, giải nhiều bài toán có nhiều ứng dụng thực tế trong cuộc sống. Bước đầu hình thành và phát triển năng lực trìu tượng hóa, khái quát hóa, kích thích trí tưởng tượng, gây hứng thú học tập, phát triển hợp lý khả năng suy diễn và diễn đạt đúng (bằng lời, bằng viết các suy luận đơn giản, góp phần rèn luyện phương pháp học tập làm việc khoa học linh hoạt sáng tạo. Hình thành, rèn luyện phẩm chất các đạo đức của người lao động trong xã hội hiện đại. 1.3.2. Nội dung môn Toán lớp 4 Chương trình Toán ở TH thống nhất với các mạch nội dung: * Về số và phép tính *) Số tự nhiên: - Nhận biết một số đặc điểm chủ yếu của dãy số tự nhiên. - Biết đọc, viết, so sánh, sắp thứ tự các số tự nhiên. - Biết cộng, trừ các số tự nhiên; nhân số tự nhiên với số có 3 chữ số; chia số có đến sáu chữ số cho đến số tự nhiên có đến ba chữ số. - Biết tìm một thành phần chưa biết của phép tính khi biết kết quả của phép tính và thành phần kia. - Biết tính giá trị của biểu thức số có đến ba dấu phép tính ( có hoặc không có dấu ngoặc) và biểu thức có chứa một, hai, ba chữ số dạng đơn giản. - Biết vận dụng tính chất giao hoán của phép cộng và phép nhân, tính chất nhân một tổng với một số để tính bằng cách thuận tiện nhất. 8 - Biết tính nhẩm trong các phạm vi các bảng tính, nhân với 10, 100, 1000, ...Chia cho 10, 100, 1000, ...Nhân số có 2 chữ số với 11. - Nhận biết dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9, ... *) Phân số - Bước đầu nhận biết về phân số ( qua hình ảnh trực quan). - Biết đọc, viết phân số; tính chất cơ bản của phân số; biết rút gọn, quy đồng mẫu số của phân số; so sánh hai phân số. - Biết cộng, trừ, nhân, chia hai phân số đơn giản. * Về đo đại lượng: - Biết mối quan hệ giữa yến, tạ, tấn với kg; giữa giây, phút, giờ; giữa ngày và giờ; năm và thế kỉ; giữa dm2 và cm2; giữa dm2 và m2; giữa km2 và m2. - Biết chuyển đổi các đơn vị đo đại lượng thông dụng trong một số trường hợp cụ thể khi thực hành vận dụng * Về các yếu tố hình học: - Nhận biết góc nhọn, góc tù, góc bẹt; hai đường thẳng song song, hai đường thẳng vuông góc, một số đặc điểm về cạnh, góc của hình chữ nhật, hình vuông, hình bình hành, hình thoi. - Biết vẽ đường cao của hình tam giác, hai đường thẳng vuông góc, hai đường thẳng song song; hình chữ nhật, hình vuông khi biết độ dài các cạnh. - Biết tính chu vi, diện tích của hình bình hành, hình thoi. * Về một số yếu tố thống kê và tỉ lệ bản đồ - Biết đọc và nhận định ( mức độ đơn giản) các số liệu trên biểu đồ cột. - Biết một số ứng dụng của tỉ lệ bản đồ trong thực tế. * Về giải bài toán có lời văn: - Biết tóm tắt bài toán bằng cách ghi ngắn gọn hoặc bằng sơ đồ hoặc hình vẽ. 9 - Biết giải và trình bày bài giải các bài toán có đến ba bước tính, trong đó có các bài toán: tìm số trung bình cộng, tìm hai số khi biết tổng và hiệucủa hai số đó, tìm hai số khi biết tổng ( hoặc hiệu) và tỉ số của hai số. 1.3.3. Đặc điểm môn Toán lớp 4 - Nhấn mạnh vào cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản, thiết thực vào trong thực tế đời sống, tập trung vào kĩ năng và giải toán cho học sinh. - Kết hợp cấu trúc nội dung theo chủ đề, từng nhóm bài, từng đơn vị bài, tăng cường kênh hình của sách làm cho bài học thêm sinh động hơn. - Môn Toán lớp 4 được sắp xếp một cách cân đối và tăng dần mức độ khó qua từng giai đoạn, luôn được ôn luyện và củng cố. 1.4. Một số vấn đề về học sinh gặp khó khăn trong học Toán 1.4.1. Khái niệm học sinh gặp khó khăn trong học Toán Khó khăn là quá trình rối loạn một hay nhiều quá trình tâm lý cơ bản liên quan đến việc hiểu hoặc sử dụng ngôn ngữ nói và viết, chúng biểu hiện thông qua sự không hoàn chỉnh ở khả năng nghe, suy nghĩ, nói, đọc, viết, đánh vần hoặc tính toán. Ví dụ: Học sinh không hiểu được kiến thức giáo viên giảng dạy trên lớp, các bài kiểm tra đạt mức trung bình trở xuống, thường xuyên bị giáo viên nhắc nhở, phê bình trước lớp, các em không làm được bài giáo viên giao trước lớp. Như vậy học sinh gặp khó khăn trong học Toán là những học sinh có kết quả học tập môn Toán thấp, chưa đạt chuẩn kiến thức kĩ năng theo yêu cầu. Việc rèn những kĩ năng cần thiết ở học sinh này thường đòi hỏi nhiều thời gian và công sức so với học sinh khác. 1.4.2. Đặc điểm của học sinh gặp khó khăn trong học Toán * Đặc điểm nhận thức của học sinh gặp khó khăn trong học Toán 10 Học sinh TH thường tri giác tổng thể, ít đi sâu vào chi tiết. Tuy nhiên, trẻ bắt đầu có khả năng phân tích tách dấu hiệu, chi tiết nhỏ của một đối tượng nào đó. Nhưng với những học sinh gặp khó khăn thì tri giác của trẻ ở mức độ thấp hơn. Chú ý không chủ đích chiếm ưu thế ở học sinh TH, những học sinh này rất dễ phân tán, dễ bị lôi cuốn vào các trực quan, chưa có khả năng hướng vào bên trong, vào tư duy. Trí nhớ trực quan và trí nhớ máy móc phát triển hơn trí nhớ logic, những hiện tượng, hình ảnh cụ thể hơn là các câu chữ khô khan. Với học sinh gặp khó khăn, tưởng tượng là vô cùng khó khăn. Tư duy của trẻ mới đến trường là tư duy cụ thể mang tính hình thức, dựa vào đặc điểm bên ngoài. Học sinh có khả năng nhận thức về cái bất biến và hình thành khái niệm bảo toàn, tư duy có bước tiến khá quan trọng. Đối với những học sinh gặp khó khăn thì tư duy của các em còn kém, chưa linh hoạt. Hoạt động phân tích, tổng hợp phát triển không đồng đều, tổng hợp có khi không đúng hoặc không đầy đủ dẫn tới khái quát sai trong hình thành khái niệm. Trẻ gặp rất nhiều những khó khăn xung quanh chúng. * Đặc điểm nhân cách của học sinh gặp khó khăn trong học Toán - Tính cách của học sinh: Hành vi của trẻ mang tính xung đột cao và ý chí còn thấp. Trẻ dễ bị kích động bởi những kích thích bên trong và bên ngoài, trẻ dễ có tính tự phát. Nguyên nhân là do học sinh TH chưa có khả năng điều khiển hành vi có ý thức. Vì vậy, trẻ em đều vi phạm nội quy nhà trường và bị người lớn đánh giá là vô kỉ luật. Ở lứa tuổi này nhiều khi trẻ tỏ ra bướng bỉnh chống lại những cái mà nó không mong muốn để đòi hỏi những điều mà nó mong muốn. 11 Một đặc điểm vô cùng quan trọng là tính hay bắt chước , là điều thuận lợi cho việc giáo dục học sinh, nhưng cũng cần chú ý tới khả năng tiêu cực của tính bắt chước trong trường hợp trẻ sống trog môi trường có những điều không tốt. 1.4.3. Biểu hiện của học sinh gặp khó khăn trong học Toán - Kết quả học tập thấp. - Thiếu tự tin, ít hứng thú học tập. - Không tập trung chú ý vào bài dạy của giáo viên. - Nhận thức chậm, chậm hiểu, lâu thuộc bài, hay quên. - Đọc chậm, đọc sai, viết chậm, viết sai. - Không có khả năng vận dụng kiến thức. 1.4.4. Nguyên nhân học sinh gặp khó khăn trong học Toán * Từ môi trường xã hội: Xã hội càng ngày càng phát triển dẫn đến nhu cầu vật chất, tinh thần của mỗi người lại càng cao. Tuy nhiên, ở lứa tuổi này, học sinh không được định hướng, mục đích, động cơ của học sinh chưa được định hướng rõ ràng nên không ít học sinh rơi vào tình trạng không chú ý tới học tập dẫn đến những khó khăn cản trở việc học tập * Từ phía nhà trường và gia đình Do áp lực kinh tế quá lớn dẫn đến phụ huynh học sinh thiếu sự quan tâm, giám sát thường xuyên quá trình học tập của con em. Thông tin giữa nhà trường và gia đình chưa kịp thời, sự kết hợp thiếu chặt chẽ dẫn đến nhiệm vụ học tập của học sinh bị xem nhẹ, định hướng học tập sai lệch. * Từ phía giáo viên - Phương pháp thuyết trình chiếm ưu thế, các nhiệm vụ học tập được giáo viên đưa ra một cách áp đặt chung cho cả lớp, ít chú ý tới nhận thức của học sinh 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan