Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Các âm thổi

.PDF
68
62
88

Mô tả:

BS NGÔ QUANG THI Nhắc lại sinh lý chu chuyển tim Là âm thanh được tạo ra khi dòng máu chảy xoáy mạnh nghe ở tim và các mạch máu lớn Tăng tốc độ dòng máu. Dòng máu chảy từ chỗ rộng sang chỗ hẹp, từ chỗ hẹp sang chỗ rộng. Nối thông hai mạch máu hay thông hai buồng tim. Độ nhớt của máu giảm. CÁC LOẠI ÂM THỔI Âm thổi tâm thu. Âm thổi tâm trương. Âm thổi liên tục. Âm thổi thực thể. Âm thổi chức năng. CÁC LOẠI ÂM THỔI Phân độ âm thổi Độ 1: rất nhỏ, chỉ nghe được khi chú ý đặc biệt Độ 2: nhỏ nhưng có thể nghe được Độ 3: nghe rõ Độ 4: lớn kèm + rung miêu Độ 5: nghe được khi tựa nhẹ ống nghe lên thành ngực + rung miêu Độ 6: nghe được khi nhấc ống nghe ra khỏi thành ngực + rung miêu Phân loại Âm thổi tâm thu nghe thấy đồng thời với thời gian mạch nảy, xuất hiện trong khoảng thời gian từ T1 – T2 hoặc che lấp cả tiếng T1 Âm thổi toàn tâm thu Đặc điểm: dạng tràn, bắt đầu cùng lúc với tiếng T1 và kết thúc cùng lúc với tiếng T2, tần số cao Cơ chế: do có dòng chảy ngược từ nơi buồng có áp lực cao sang buồng có áp lực thấp hơn Nguyên nhân Hở van 2 lá Hở van 3 lá Thông liên thất Âm thổi đầu tâm thu Đặc điểm: Cùng lúc với T1, kết thúc trướcT2 Cơ chế: hở van 2 lá cấp: đầu tâm thu máu từ thất trái trào ngược về nhĩ trái, khả năng dãn nở của nhĩ trái bị hạn chế,áp lực nhĩ trái tăng nhanh làm cho luồng máu trào ngược bị ngưng lại vào cuối tâm thu Nguyên nhân Hở van 2 lá cấp Hở van 3 lá với áp lực tâm thu thất phải BT Thông liên thất lỗ nhỏ hoặc lỗ lớn kèm tăng áp phổi Phân loại Âm thổi tâm thu tống máu (dạng phụt) Đặc điểm: Bắt đầu sau T1, kết thúc trước T2, dạng hình quả trám (lớn dần-nhỏ dần) Thường xảy ra do dòng máu xoáy chảy ra từ thất Hẹp van ĐMC Hẹp van ĐMP Bệnh cơ tim phì đại gây nghẽn đường ra thất trái Âm thổi cuối tâm thu Đặc điểm Nghe cách xa T1 và gần T2 Cơ chế Vào giữa tâm thu, khi lá van sa hẳn vào nhĩ trái tạo nên tiếng thổi cuối tâm thu, thời gian và cường độ thay đổi phụ thuộc vào thể tích cuối tâm trương của thất trái Nguyên nhân Sa van 2 lá T1 T2 T1 T2 Âm thổi tâm trương Đồng thời với thời gian mạch chìm, xuất hiện trong khoảng thời gian từ T2 – T1 Âm thổi tâm trương ở mỏm tim có âm sắc như âm rung dùi trống trên mặt trống nên gọi là âm rung tâm trương Âm thổi tâm trương Âm thổi đầu tâm trương Đặc điểm Bắt đầu cùng lúc với T2, cường độ giảm dần, tần số cao, âm sắc êm dịu như tiếng thở Cơ chế Do dòng máu trào ngược từ động mạch về buồng thất trong thời kỳ tâm trương Nguyên nhân Hở van động mạch chủ Hở van động mạch phổi Âm thổi tâm trương Âm thổi giữa tâm trương (còn gọi là rù tâm trương) Đặc điểm Bắt đầu muộn sau tiếng T2, tần số thấp, rõ bằng chuông Cơ chế Do dòng máu từ nhĩ xuống thất đi qua chổ van bị hẹp, hoặc do tăng lưu lượng máu qua van bình thường Nguyên nhân Hẹp van 2 lá Hẹp van 3 lá Tăng lưu lượng máu qua van bình thường: ` Hở van động mạch chủ Âm thổi cuối tâm trương (tiền tâm thu) Đặc điểm Bắt đầu trước T1 nên còn gọi là tiền tâm thu Cơ chế Do nhĩ bóp vào cuối tâm trương (nhịp xoang) Nguyên nhân - Hẹp van 2 lá + nhịp xoang - Hẹp 3 lá + nhịp xoang Âm thổi liên tục Đặc điểm Bắt đầu trong thì tâm thu, liên tục đến một phần hoặc toàn bộ thì tâm trương Cơ chế Do dòng máu chảy liên tục từ nơi có áp lực cao sang nơi có áp lực thấp hơn trong suốt cả 2 thì tâm thu và tâm trương Nguyên nhân: Còn ống động mạch Dò động tĩnh mạch Âm thổi liên tục Âm sắc Âm thổi nghe trầm khi dòng máu chảy qua một lỗ tương đối to, âm thanh nghe cao nếu lỗ nhỏ hơn. Âm sắc cao, thô ráp khi van tim đã chai cứng. Âm thổi mờ, không rõ khi các thành này còn mềm hoặc sưng phù có thịt sùi, tổn thương còn mới hay đang tiến triển.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng