Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Y dược Bước đầu nghiên cứu đột biến gen egfr trên bệnh nhân u nguyên bào thần kinh đệm...

Tài liệu Bước đầu nghiên cứu đột biến gen egfr trên bệnh nhân u nguyên bào thần kinh đệm

.PDF
61
151
101

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI ……..***…….. NGUYỄN LÊ DUẨN BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU ĐỘT BIẾN GEN EGFR TRÊN BỆNH NHÂN U NGUYÊN BÀO THẦN KINH ĐỆM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN Y KHOA KHÓA 2011 – 2015 HÀ NỘI – 2015 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI …….***……. NGUYỄN LÊ DUẨN BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU ĐỘT BIẾN GEN EGFR TRÊN BỆNH NHÂN U NGUYÊN BÀO THẦN KINH ĐỆM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN Y KHOA KHÓA 2011 – 2015 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. ĐẶNG THỊ NGỌC DUNG HÀ NỘI – 2015 LỜI CẢM ƠN Nhân dịp hoàn thành khóa luận này, em xin được chân thành gửi lời cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo Đại học, Trung tâm nghiên cứu Gen và Protein trường Đại học Y Hà Nội đã quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đề tài. Em xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới: PGS.TS. Đặng Thị Ngọc Dung, người thầy đã tận tâm hướng dẫn, chỉ bảo cũng như động viên em trong quá trình học tập và thực hiện đề tài này. Em xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Quỳnh Giao, người đã trực tiếp dạy dỗ, dìu dắt, hướng dẫn và giúp đỡ cũng như cung cấp cho em các phương pháp thực hành trong suốt thời gian em thực hiện đề tài tại Trung tâm. Em xin chân thành cảm ơn toàn thể các thầy cô, các anh chị làm việc tại Labo Trung tâm nghiên cứu Gen và Protein, Trường Đại học Y Hà Nội đã dành cho em sự giúp đỡ quý báu và tạo điều kiện thuận lợi cho em khi thực hiện khoá luận tốt nghiệp này. Những lời cảm ơn cuối cùng, em xin gửi tới những người thân và bạn bè, đã luôn động viên, giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đề tài này. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên Nguyễn Lê Duẩn MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 8 CHƯƠNG I : TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................... 3 1.1 Tổng quan u não...................................................................................... 3 1.1.1 Tỷ lệ mắc u não ................................................................................. 3 1.1.2 Nguyên nhân gây u não .................................................................... 4 1.1.3 Phân loại u não .................................................................................. 4 1.1.4 Mô bệnh học u nguyên bào thần kinh đệm (Glioblastoma) ............. 9 1.1.5 Triệu chứng lâm sàng ..................................................................... 10 1.1.6 Chẩn đoán cận lâm sàng ................................................................. 13 1.1.7 Điều trị u não .................................................................................. 15 1.2 Gen mã hóa EGFR và con đường khuếch đại tín hiệu ......................... 16 1.2.1 Gen mã hóa EGFR .......................................................................... 16 1.2.2 Thụ thể yếu tố tăng trưởng biểu bì (EGFR).................................... 17 1.2.3 Đột biến gen EGFR......................................................................... 19 1.3 Kỹ thuật sinh học phân tử trong xác định đột biến gen Glioblastoma . 20 1.3.1 Kỹ thuật khuếch đại gen – PCR và PCR lồng ................................ 20 1.3.3 Kỹ thuật giải trình tự gen(Sequencing) .......................................... 25 CHƯƠNG II : ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............ 27 2.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ........................................................ 27 2.1.1 Thời gian nghiên cứu ...................................................................... 27 2.1.2 Địa điểm nghiên cứu ........................................................................ 27 2.2 Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 27 2.3 Thiết bị, dụng cụ và hóa chất nghiên cứu ............................................. 27 2.3.1 Thiết bị phòng nghiên cứu .............................................................. 27 2.3.2 Dụng cụ ........................................................................................... 28 2.3.3 Hóa chất sử dụng ............................................................................ 28 2.4 Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 29 2.5 Quy trình kỹ thuật ................................................................................. 30 2.5.1 Lấy mẫu mô paraffin....................................................................... 30 2.5.2 Tách DNA từ mẫu mô .................................................................... 30 2.5.3 Kiểm tra độ tinh sạch và đo nồng độ DNA .................................... 32 2.5.4 PCR khuếch đại đoạn gen EGFR.................................................... 33 2.5.5 Giải trình tự gen phát hiện đột biến gen ......................................... 36 2.6 Đạo đức trong nghiên cứu ..................................................................... 38 CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................... 39 3.1 Kết quả tách chiết DNA ....................................................................... 39 3.1.1 Kết quả đo nồng độ và mật độ quang ............................................. 39 3.1.2 Kết quả điện di DNA tổng số ......................................................... 41 3.2 Kết quả PCR khuếch đại exon 21 gen EGFR ....................................... 41 3.3 Kết quả giải trình tự gen ....................................................................... 42 CHƯƠNG IV: BÀN LUẬN............................................................................ 44 4.1 Kết quả tách chiết DNA ........................................................................ 44 4.2 Kết quả PCR lồng khuếch đại exon 21 ................................................. 45 4.3 Kết quả giải trình tự exon 21 gen EGFR .............................................. 46 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Bp Base pair DNA Deoxyribonucleic Acid dNTP Deoxynucleoside triphosphate ddNTP Dideoxynucleoside triphosphate Tm Melting temperature A Deoxyadenosine triphosphate T Thymidine triphosphate G Deoxyguanosine triphosphate C Deoxycytidine triphosphate Kb Kilobase kD Kilo Dalton GB Glioblastoma EGFR Epidermal Growth Factor Receptor EDTA Ethylen Diamin Tetra Acetic TE Tris EDTA Nu Nucleotide PCR Polymerase Chain Reaction RNA Ribonucleic Acid DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH Hình 1.1. U nguyên bào thần kinh đệm độ IV ............................................... 8 Hình 1.2. U nguyên bào thần kinh đệm độ IV trên tiêu bản mô bệnh học .... 9 Hình 1.3. Minh họa vị trí gen EGFR .............................................................. 16 Hình 1.4. Cấu trúc thụ thể phát triển biểu mô và sự hoạt hóa của EGFR ...... 17 Hình1.5. Con đường tín hiệu EGFR trong tế bào .......................................... 18 Hình 1.6. Các bước cơ bản của phản ứng PCR .............................................. 22 Hình3.1. Minh họa đo nồng độ và kiểm tra độ tinh sạch DNA trên máy Nanodrop.................................................................................................................. 38 Hình3.2. Kết quả điện di kiểm tra DNA tổng số trên gel 0,8% ..................... 40 Hình3.3. Kết quả điện di sản phẩm PCR exon 21 gen EGFR ........................ 40 Hình3.4. Kết quả giải trình tự exon 21 gen EGFR của bệnh nhân ................ 41 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Phân loại các khối u của hệ thần kinh (WHO, 2000).................... 5 Bảng 2.1. Các thành phần phản ứng PCR vòng một khuếch đại exon 21gen EGFR ............................................................................................................... 33 Bảng 2.2. Các thành phần phản ứng PCR vòng hai ....................................... 35 Bảng 2.3. Thành phần các chất trong mastermix giải trình tự gen................. 36 Bảng 3.1. Kết quả độ tinh sạch và nồng độ DNA sau tách chiết từ mẫu mô của các đối tượng nghiên cứu.......................................................................... 39 1 ĐẶT VẤN ĐỀ U nguyên bào thần kinh đệm - Glioblastoma (GB) là một trong các khối u não phổ biến nhất, chiếm 18,5% của tất cả các khối u não ở Hoa Kỳ [1]. Tổ chức Y tế Thế giới phân loại Glioblastoma như một u tế bào hình sao (Astrocytoma) cấp III và IV với độ ác tính cao. Glioblastoma multiforme được xem như u nguyên bào thần kinh đệm độ IV là loại u trong sọ ác tính nhất. Tỷ lệ Glioblastoma là khoảng 3,19/100.000 dân, độ tuổi trung bình phát hiện là 64 tuổi và tỷ lệ này mắc ở nam là cao hơn so với nữ [2]. Glioblastoma là loại u rất ác tính, thường hình thành trong chất trắng não, phát triển nhanh chóng và có thể thành khối u lớn trước khi xuất hiện triệu chứng. Do đó, biểu hiện lâm sàng đầu tiên thường bằng hội chứng tăng áp lực nội sọ nặng, can thiệp điều trị thường không đem lại hiệu quả, thời gian sống thêm của bệnh nhân sau mổ trung bình chỉ 15 tháng [2] [3]. Hiện nay, việc chẩn đoán và phân loại u có thể dựa vào lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh, mô bệnh học. Các phương pháp này rất hạn chế, thường chỉ phát hiện khi khối u đã phát triển lớn, can thiệp ít hiệu quả. Vấn đề cần thiết nhất hiện nay đối với căn bệnh này là chẩn đoán sớm và điều trị sớm. Do đó, các nhà khoa học trên thế giới đã nghiên cứu bệnh học phân tử trong GB. Sự biến đổi gen bao giờ cũng biến đổi sớm nhất, tiếp theo là sự biến đổi về protein trước khi có sự biến đổi về hình thái và chức năng tế bào trong ung thư. Điều này giúp chúng ta tìm ra căn nguyên, cơ chế bệnh sinh và quá trình bệnh học ung thư để có thể can thiệp sớm và hiệu quả. Trong GB, nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra sự biến đổi một số gen, trong đó EGFR là gen có tỷ lệ đột biến cao với tỷ lệ khoảng 43% [4]. Các nghiên cứu đã góp phần sáng tỏ nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh trong GB, xác định nguy cơ mắc thể ác tính này và hướng tới điều trị đích. Do đó, việc sử dụng các kỹ thuật sinh học phân tử xác định đột biến gen EGFR là rất 2 cần thiết, hỗ trợ các bác sỹ lâm sàng có thể phân loại, tiên lượng khả năng mắc thể GB của bệnh nhân u não. Bên cạnh đó, trên thị trường đang phát triển rất mạnh mẽ dòng thuốc ức chế ung thư qua EGFR đã được chứng minh hiệu quả trên nhiều ung thư ở các cơ quan khác nhau liên quan đến đột biến gen EGFR. Do đó, xác định đột biến gen còn hỗ trợ chỉ định điều trị đích với trường hợp đột biến EGFR bằng cách kết hợp sử dụng thuốc ức chế EGFR cùng các phương pháp điều trị khác. Hiện nay, có nhiều kỹ thuật tiên tiến để xác định đột biến gen như: PCR–RFLP, giải trình tự gen, Scorpions ARMS, SMAP (Smart Amplification Process). Trong đó, kỹ thuật giải trình tự gen hiện đang được sử dụng rất phổ biến tại các phòng thí nghiệm; Scorpion ARMS đắt tiền và chưa được áp dụng rộng rãi; SMAP còn đang trong quá trình thử nghiệm và hoàn thiện. Vì vậy, trong nghiên cứu này tôi sử dụng kỹ thuật giải trình tự gen để xác định đột biến gen EGFR, với giá thành dịch vụ rẻ và quy trình kỹ thuật không quá phức tạp. Với mục đích xây dựng quy trình xác định đột biến gen chính xác, phù hợp với điều kiện bệnh nhân và kinh tế ở Việt Nam, nghiên cứu này được xây dựng với mục tiêu: 1. Hoàn thiện quy trình kỹ thuật xác định đột biến tại gen EGFR ở bệnh nhân u nguyên bào thần kinh đệm. 2. Bước đầu nghiên cứu xác định độ biến gen EGFR ở bệnh nhân u nguyên bào thần kinh đệm. 3 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Tổng quan u não 1.1.1 Tỷ lệ mắc u não Cùng với sự phát triển không ngừng của y học hiện đại, các phương pháp chẩn đoán mới được áp dụng, nhờ đó số ca được chẩn đoán u não ngày một tăng lên trong những năm gần đây. Theo cơ quan ghi nhận ung thư quốc tế (IARC), hàng năm tỷ lệ mắc u não từ 3 – 5/100.000 dân và con số này ngày càng tăng [5]. Tại Hoa Kỳ, tỷ lệ mắc u não là 4,5/100.000 dân và tỷ lệ tử vong đứng hàng thứ 5 trong các bệnh ung thư [6]. Cũng tại Hoa Kỳ, năm 1999, số ca u não mới mắc là 18.000 người, cũng trong năm đó 13.100 người đã chết vì u não nguyên phát và hơn 100.000 người chết vì u di căn não từ các khối u khác trong cơ thể [1]. Những thống kê gần đây cho thấy tỷ lệ mắc u não đã tăng cao hơn rất nhiều. Thống kê của CBTRUS - tổ chức chuyên nghiên cứu về u não của Hoa Kỳ, năm 2009, tỷ lệ mắc ở Hoa Kỳ là 20,59/100.000 dân [25]. Thống kê khác của hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, tỷ lệ mắc u não năm 2013 ở Hoa Kỳ là 23,13/100.000 dân [26]. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, có sự khác biệt về giới tính và lứa tuổi trong u não được chẩn đoán. Ở nam giới tỷ lệ mắc u não cao hơn so với phụ nữ, ngoại trừ u màng não thì nữ giới nhiều hơn. Tỷ lệ mắc u não tăng theo lứa tuổi,nhiều nhất là ở độ tuổi trên 60, u não ở người trẻ thường là các u thứ phát [2]. Tần suất mắc u não theo phân loại hình thái mô bệnh học gồm hai loại là u nguyên phát và u thứ phát. U thứ phát có nguồn gốc tứ các cơ quan khác trong cơ thể di căn vào não như vú, gan, phổi, trực tràng …. U nguyên phát có nguồn gốc từ não, màng não và các tuyến trong sọ. Theo một nghiên cứu, các 4 u tế bào thần kinh đệm thường gặp nhất lên đến 70% các khối u não; khối u ác tính nhất và chiếm nhiều nhất là glioblastoma với 65%. [8]. 1.1.2 Nguyên nhân gây u não U não đã được biết đến từ rất lâu và là một căn bệnh khá phổ biến tuy nhiên nguyên nhân gây nên các khối u vẫn chưa được hiểu rõ. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra một số yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh sinh u não: - Yếu tố di truyền - Hóa chất, phóng xạ - Suy giảm miễn dịch - Yếu tố gia đình - Chủng tộc - Tuổi - Giới 1.1.3 Phân loại u não 1.1.3.1 Phân loại u não theo vị trí Phân loại u theo vị trí được các bác sĩ quan tâm bởi nó giúp định hướng chẩn đoán và điều trị. Các u trên lều: - Các khối u thùy não: u thùy trán, u thùy đỉnh, u thùy thía dương, u thùy chẩm. - Các khối u vùng trung tâm: u nhân xám trung ương, u não thất bên, u thể trai, u hố yên, u não thất III, u tuyến tùng. Các u dưới lều: bao gồm các khối u tiểu não, u góc cầu tiểu não, u thân não, u não thất IV, u thùy giun. Các vị trí khác: u lỗ bầu dục nằm ở khe giữa tầng trên lều và dưới lều, u lỗ chẩm nằm giữa hố sau và ống sống [9]. 5 1.1.3.2 Phân loại mô bệnh học u não 6 Bảng 1.1: Phân loại các khối u của hệ thần kinh (WHO, 2000) [10] U biểu mô thần kinh U tế bào thần kinh đệm hình sao U tế bào thần kinh đệm hình ít nhánh U tế bào thần kinh đệm hỗn hợp U tế bào thần kinh đệm lợp ống nội tủy U đám rối màng mạch U tế bào thần kinh đệm không rõ nguồn gốc U neuron và u hỗn hợp neuron – tế bào đệm U nguyên bào thần kinh U nhu mô tuyến tùng U phôi thai U thần kinh ngoại vi U tế bào Schwann U xơ thần kinh U bao liên kết bó sợi thần kinh U rễ thần kinh ngoại vi ác tính U màng não U hợp bào màng não U trung mô không phải hợp bào màng não U tế bào sắc tố nguyên phát U không rõ nguồn gốc U lympho bào và u các U lympho ác tính 7 cơ quan tạo máu U tương bào Ung thư bạch cầu hạt Các khối u tế bào U tế bào mầm mầm Ung thư biểu mô nguồn gốc phôi thai U túi noãn hoàng Ung thư nguyên bào nuôi U quái U tế bào mầm hỗn hợp Các khối u vùng hố U sọ hầu yên U tế bào hạt Các khối u di căn U di căn từ các cơ quan khác như: ung thư phổi, ung thứ vú, ung thư dạ dày … 1.1.3.3 Phân loại theo tính phổ biến của bệnh ( theo Osborn 1996) a) U nguyên phát: chiếm 2/3 các khối u não - U thần kinh đệm (glioma) thường gặp nhất chiếm 45 – 50% gồm: - U tế bào hình sao (astrocytoma) 35-40% - U tế bào thần kinh đệm ít nhánh 2% - U màng não (eperdynoma) 3% - U đám rối mạch mạc <1% - U màng não (meningioma) 15% - Adenome tuyến yên 10% - U nguyên bào tủy (medulloblistoma) 6% 8 - U bao rễ thần kinh (Schwannoma) 6% - U sọ hầu 6% - U tuyến tùng 1% - U lympho 1% - Các u khác 5 – 10% b) U thứ phát: chiếm 1/3 các khối u não - Ung thư phổi 45% - Ung thư vú 15% - Ung thư hắc tố 10 – 15% - Ung thư tiêu hóa 10 – 15% - Ung thư các cơ quan khác [11]. 1.1.3.4 Phân loại theo mức độ ác tính của khối u Một cách phân loại u não thường được các bác sỹ trên lâm sàng sử dụng đó là phân chia theo độ ác tính của nó. Nhờ các công cụ chẩn đoán, việc phân loại dựa trên các tiêu chí: số lượng tế bào u phân chia, tỷ lệ phần trăm tế bào u không biệt hóa, biên độ hoại tử, mức độ tăng sinh mạch, nhân phân chia, tỷ lệ bất thường nhân. Từ đó các khối u được phân độ theo độ ác tính tăng dần (I, II, III, IV) tùy theo mức độ không biệt hóa. Cách phân độ này rất ý nghĩa trong tiên lượng và điều trị bệnh. Theo cách phân loại này, các khối u tế bào hình sao của hệ thần kinh được phân độ như sau: - U tế bào hình sao thể lông: lành tính (độ I) - U tế bào hình sao lan tỏa (độ II) - U tế bào hình sao giảm biệt hóa (độ III) - U nguyên bào thần kinh đệm: ác tính (độ IV) [12]. 9 1.1.4 Mô bệnh học u nguyên bào thần kinh đệm (Glioblastoma) Các tế bào của u nguyên bào thần kinh đệm được chia thành hai loại dựa vào nguồn gốc phát sinh là u phôi thai tiên phát và u thứ phát từ tế bào hình sao. Hình ảnh đại thể của u nguyên bào thần kinh đệm khá điển hình với ranh giới hình vòng cung rõ rệt, cắt ngang u có thể gặp màu xám hay hồng, có điểm hoại tử màu vàng hoặc có màu nâu sẫm nếu có xuất huyết. Thành mạch máu trong u tăng sinh dày. Có thể gặp u thể nang hay nhiều ổ, u thường có mật độ mềm và chỉ cứng khi xâm lấn dính vào màng não, gây chảy máu. Hình 1.1: U nguyên bào thần kinh đệm độ IV (Nguồn: studyblue.com). Hình ảnh vi thể của các khối u nguyên bào thần kinh đệm rất khác nhau. Khối u luôn dày đặc tế bào, nhưng có thể đồng dạng hoặc đa hình với nhiều giai đoạn trung gian giữa hai loại tế bào. Tính biệt hóa thấp, giảm thiểu các nhánh bào tương và nhân bắt màu đậm, đa hình thái. 10 Hình 1.2: U nguyên bào thần kinh đệm độ IV trên tiêu bản mô bệnh học. (Nguồn: brain – surgery.com). Quan sát các tế bào của khối u nguyên bào thần kinh đệm, thấy rõ tính chất đa hình thái với sự bất thường của tế bào và nhân. Màng tế bào nhiều nếp gấp khúc, ty thể tăng, có những sợi thần kinh trong bào tương là biểu hiện của loạn sản. Các tế bào giảm biệt hóa khi chỉ có ít các bào quan nội bào như ty thể, lưới nội bào, ribosome tự do; nhân lớn, hình dạng kì dị, chia nhiều thùy và tỷ lệ nhân/bào tương rất lớn. Thường gặp hình ảnh phân bào của tế bào u, đa phần là phân chia không điển hình mà biểu hiện là vùng trung tâm nhiễm sắc thể dài ra và teo nhỏ trung thể. Sự phát triển của khối u làm thay đổi các mạch máu trong u và vùng lân cận rất rõ. Biến đổi hình thái quan trọng nhất là tăng sản nội mô mạch máu nhỏ nuôi u, đặc biệt có thể gặp các búi những tế bào nội mô xếp cụm lại. Nhân tế bào nội mô trải rộng và hay gặp phân chia, có thể dày lòng mạch [13] [14]. 1.1.5 Triệu chứng lâm sàng U nguyên bào thần kinh đệm cũng là một khối u não do vậy các triệu chứng lâm sàng của nó thống nhất với các triệu chứng nói chung của các khối u não. Triệu chứng lâm sàng u não rất đa dạng. 11 Đau đầu: tính chất đau đầu trong u não là đau thường xuyên và có xu hướng ngày một tăng thêm, phát sinh khi xúc cảm mạnh, khi ho, khi đỡ bệnh nhân ngồi dậy quá mạnh, đôi khi đau tăng hoặc giảm phụ thuộc vào tư thế đầu. Đau đầu cục bộ được giải thích do yếu tố cơ học chèn ép vào các dây thần kinh sọ não hoặc các xoang tĩnh mạch gây ra phản xạ co thắt các mạch máu của não và màng não. Đau đầu toàn thể là do tăng tăng áp lực nội sọ, sự kích thích các thụ cảm thể được thực hiện thông qua tăng tăng áp lực nội sọ và gây đau. Triệu chứng hay gặp nữa trong u não là động kinh - dấu hiệu thần kinh gợi ý nghĩ đến u não trong khoảng 40% trường hợp. Liệt một dây thần kinh sọ nào đó, yếu tay chân, giảm trí nhớ hoặc thị lực giảm cũng có thể gợi ý đến u não. Nôn: là dấu hiệu của tăng tăng áp lực nội sọ. Nôn trong u não có đặc điểm là nôn vọt, nôn không liên quan với bữa ăn, không có biểu hiện cơn đau bụng trước nôn. Phù gai thị: phù hoặc teo gai thị giác là triệu chứng khách quan khi tăng tăng áp lực nội sọ sẽ đè ép vào các bó mạch của dây thần kinh thị giác dẫn đến ứ máu tĩnh mạch và phù gai thị. Phù nề gai thị sẽ dẫn đến teo gai thị giác, cho nên cần phải khám và phát hiện sớm hội chứng tăng tăng áp lực nội sọ để tránh di chứng về mắt. Rối loạn tâm thần: người bệnh thờ ơ, lãnh đạm, giảm trí nhớ, giảm tri giác [15] [16]. Các triệu chứng chẩn đoán định khu: a) U trên lều - U thùy trán: 12 Giảm trí nhớ và biểu hiện rối loạn tâm thần thường gặp như: khoái cảm châm chọc, cười không duyên cớ, đôi lúc thô bạo, có thể mất khứu giác và teo dây thần kinh thị giác. - U thùy đỉnh: Biểu hiện đặc trưng của u thùy đỉnh là rối loạn cảm giác và rối loạn vận động; giảm cảm giác, xúc giác, mất khả năng định vị vị trí không gian. - U thùy thái dương: Nếu u đè ép vào hồi móc sẽ gây nên ảo khứu, ảo thính và ảo thị, rối loạn ngôn ngữ. Nếu u ở đáy sọ chèn ép dây thần kinh vận nhãn chung gây sụp mi, giãn đồng tử. - U não thùy chẩm: Biểu hiện giảm thị lực, nếu u to lều tiểu não bị kéo căng và đẩy xuống thì các triệu chứng tiểu não xuất hiện có thể mất phản xạ giác mạc và tổn thương dây VI. - U não thất: Ở não thất III và IV triệu chứng điển hình là đau đầu thành cơn và đau dữ dội, biểu hiện tăng tăng áp lực nội sọ sớm, buồn nôn, phù gai thị và gây ra tình trạng tràn dịch não thất. - U tuyến yên: Rối loạn nội tiết là triệu chứng cơ bản của u tuyến yên bao gồm:  Loạn dưỡng-phì-thiểu năng sinh dục.  To đầu ngón và chứng khổng lồ.  Rối loạn thị giác: tùy theo vị trí của u so với giao thoa thị giác. - U sọ hầu: Biểu hiện lâm sàng: đau đầu, giảm thị lực, rối loạn giấc ngủ, ăn nhiều, uống nhiều, đái nhiều, tăng tăng áp lực nội sọ, rối loạn nội tiết, béo phì, thiểu năng sinh dục.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng