Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Bồi dưỡng hứng thú học văn học dân gian cho học sinh lớp 6...

Tài liệu Bồi dưỡng hứng thú học văn học dân gian cho học sinh lớp 6

.PDF
85
471
119

Mô tả:

Tr−êng ®¹i häc qu¶ng b×nh Khoa KHOA HäC X· HéI -------- -------- D−¬ng ®Ö ®øc Båi d−ìng høng thó häc v¨n häc d©n gian cho häc sinh líp 6 Khãa luËn tèt nghiÖp cao ®¼ng Ngµnh: s− ph¹m ng÷ v¨n hÖ ®µo t¹o: chÝnh quy khãa häc: 2012 - 2015 qu¶ng b×nh, n¨m 2015 Lôøi caûm ôn! Bằng tấm lòng biết ơn sâu sắc, em xin được gửi đến Th.S Đỗ Thùy Trang người đã tận tình hướng dẫn, động viên, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận lời cảm ơn chân thành nhất! Cảm ơn quý thầy cô giáo khoa Khoa học – Xã hội, quý thầy cô giáo của trường Đại học Quảng Bình đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để em bồi dưỡng tri thức trong ba năm qua. Đó không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu khóa luận mà còn là hành trang quý báu để em có thể vững bước, tự tin hơn trên con đường đời đầy chông gai của mình. Cũng nhân đây, em xin được gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo và các em học sinh trường THCS Đức Ninh (Đồng Hới – Quảng Bình) đã tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành khóa luận. Cảm ơn gia đình - nơi nuôi dưỡng tâm hồn và khát vọng của em. Cảm ơn bạn bè đã chia sẻ, động viên và giúp đỡ mình trong suốt thời gian qua. Chúc thầy cô, các bạn, các em học sinh luôn mạnh khỏe và thành công trong cuộc sống! Sinh viên thực hiện Dương Đệ Đức LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của Th.S Đỗ Thùy Trang – Giảng viên Trường Đại học Quảng Bình. Nội dung khóa luận có tham khảo và sử dụng tài liệu của các tác giả, tôi đã trích đầy đủ trong phần tài liệu tham khảo. Các số liệu, kết quả trình bày trong khóa luận là hoàn toàn trung thực. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về nội dung khoa học của công trình này. Tác giả khóa luận Dương Đệ Đức MỤC LỤC A. PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài ..............................................................................................................1 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu................................................................................................2 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu .................................................................5 4. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................................6 5. Đóng góp của đề tài ..........................................................................................................6 6. Cấu trúc khóa luận............................................................................................................6 B. PHẦN NỘI DUNG.........................................................................................................7 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN .......................................................................................7 1.1 Văn học dân gian và văn học dân gian trong chương trình Ngữ văn THCS..................7 1.1.1 Văn học dân gian .........................................................................................................7 1.1.2 Văn học dân gian trong chương trình Ngữ văn THCS ..............................................18 1.1.3 Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh THCS và hứng thú học tập.................................21 1.1.4 Ý nghĩa của việc bồi dưỡng hứng thú học văn học dân gian cho học sinh lớp 6......28 CHƯƠNG 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG HỨNG THÚ HỌC VĂN HỌC DÂN GIAN CHO HỌC SINH LỚP 6 .............................................................................30 2.1 Các biện pháp bồi dưỡng hứng thú học văn học dân gian cho học sinh lớp 6.............30 2.1.1 Tạo tâm thế cho học sinh trong giờ dạy - học tác phẩm văn học dân gian ...............30 2.1.2 Tạo hứng thú cho học sinh thông qua lời dẫn, lời kể sáng tạo ..................................31 2.1.3 Tạo hứng thú cho học sinh thông qua hệ thống câu hỏi - bài tập..............................32 2.1.4 Tạo hứng thú cho học sinh thông qua việc sử dụng các phương tiện dạy học..........35 2.1.5 Tạo hứng thú cho học sinh thông qua các hình thức tổ chức dạy học ......................37 2.1.6 Bồi dưỡng hứng thú cho học sinh thông qua rèn các kỹ năng liên tưởng, tưởng tượng...................................................................................................................................43 2.1.7 Bồi dưỡng hứng thú cho học sinh thông qua rèn kỹ năng đọc, kể diễn cảm ............44 2.1.8 Bồi dưỡng hứng thú cho học sinh thông qua kiểm tra, đánh giá...............................47 2.2 Vai trò của người thầy và việc lựa chọn phương pháp – hình thức dạy học ................49 2.2.1 Vị trí, vai trò của người giáo viên dạy văn học dân gian trong nhà trường ..............50 2.2.2 Năng lực của người thầy và sự lựa chọn các hình thức - phương pháp dạy học.......51 CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ...................................................................54 3.1 Những vấn đề chung của thực nghiệm .........................................................................54 3.1.1 Mục đích, nhiệm vụ của thực nghiệm .......................................................................54 3.1.2 Địa bàn, thời gian, đối tượng thực nghiệm................................................................54 3.2 Tiến trình thực nghiệm .................................................................................................54 3.2.1 Chọn nội dung thực nghiệm ......................................................................................54 3.2.2 Thiết kế giáo án .........................................................................................................55 C. PHẦN KẾT LUẬN ......................................................................................................76 D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................79 A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Như bao dân tộc khác trên thế giới, trước khi văn học viết ra đời luôn có một bộ phận văn học của quần chúng nhân dân ra đời dựa trên những sáng tác tập thể, lưu truyền bằng miệng (ở Việt Nam còn gọi là văn học dân gian). Văn học dân gian mang trong mình những tư tưởng tình cảm tiến bộ, lành mạnh phù hợp với lời ăn tiếng nói của nhân dân. Vì vậy, nó được coi là biểu tượng cho tinh hoa văn hóa và là tiếng nói tâm hồn của dân tộc ta qua các thế hệ. Nếu như ở các bộ môn khác mà học sinh được học ở trong chương trình đã cung cấp cho các em những tri thức về kiến thức khoa học kỹ thuật của nhân loại, về cuộc sống, về môi trường… thì bộ môn Ngữ văn cũng như văn học dân gian lại trực tiếp giúp các em hình thành ý thức, đạo đức, nhân cách... Thế nhưng, việc dạy và học văn học dân gian hiện nay nhìn chung vẫn còn nhiều bất cập. Một trong những nguyên nhân dẫn đến điều đó chính là do phương pháp dạy học chưa thực sự hiệu quả và sự mất hứng thú học tập ở học sinh. Trong khi đó, các nhà tâm lí học đã nghiên cứu và chỉ ra rằng hứng thú đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình hoạt động của con người. Nó là động cơ thúc đẩy con người tham gia tích cực vào hoạt động. Một khi được làm việc phù hợp với hứng thú thì dù phải khó khăn con người cũng vẫn cảm thấy thoải mái và đạt được hiệu quả cao. Để khắc phục những hạn chế đó, những năm trở lại đây việc dạy và học theo hướng đổi mới đã chú trọng đến việc phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh làm cho học sinh yêu thích và hứng thú với các môn học hơn. Điều 24, Luật giáo dục (do Quốc hội khóa X thông qua) cũng đã chỉ rõ: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh” [31,19]. Đây là định hướng cơ bản thiết thực đối với mỗi giáo viên trong đó có giáo viên dạy văn học dân gian. Qua tìm hiểu, phần văn học dân gian trong chương trình ngữ văn lớp 6 giữ một vị trí quan trọng trong chương trình văn học ở trường THCS. Nó có ưu thế và sức mạnh riêng trong việc bồi dưỡng tâm hồn cho thế hệ trẻ của đất nước, nhất là trong thời đại hội nhập 1 quốc tế. Cuộc sống xô bồ nhiều khi làm con người lãng quên đi những giá trị tốt đẹp của lịch sử thì việc giữ gìn bản sắc của dân tộc của các quốc gia lại càng quan trọng hơn. Thông qua phân môn này, ta dễ dàng bồi đắp cho các em một tình yêu văn học, tình yêu quê hương và đặc biệt là lòng tự hào về lịch sử, cội nguồn của dân tộc. “Giúp các em có ý thức tự tu dưỡng, biết thương yêu, quý trọng gia đình, bè bạn, có lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, biết hướng tới những tư tưởng, tình cảm cao đẹp như lòng nhân ái, tinh thần tôn trọng lẽ phải, sự công bằng, lòng căn ghét cái xấu, cái ác…” [32;138]. Từ đó, bồi dưỡng hứng thú học tập cho các em, góp phần hình thành và rèn luyện nhân cách cho các em ngay từ khi đang ngồi trên ghế nhà trường. Đó sẽ là hành trang tinh thần luôn theo sát các em trên những nẻo đường xây dựng đất nước. Vì vậy, để việc giảng dạy văn học dân gian trong nhà trường được hiệu quả hơn thì việc nâng cao hứng thú học tập văn học dân gian cho học sinh lớp 6 là một trong những việc làm rất quan trọng. Hứng thú sẽ làm tăng hiệu quả của quá trình nhận thức làm nảy sinh hoạt động và hành động một cách say mê, sáng tạo, làm tăng sức làm việc cho các em… Trong học tập, đây là yếu tố quan trọng thôi thúc các em nắm bắt tri thức một cách nhanh hơn, sâu sắc hơn. Sự hứng thú sẽ giúp các em tập trung chú ý vào đối tượng nhận thức, nhờ đó mà quan sát của các em trở nên nhạy bén và chính xác hơn. Từ đó, chú ý trở nên bền vững, việc ghi nhớ dễ dàng và sâu hơn, quá trình tư duy sẽ tích cực hơn và tưởng tượng cũng sẽ phong phú hơn. Không những thế, hứng thú còn giúp các em làm việc một cách tự giác, sáng tạo không biết mệt mỏi để chiếm lĩnh tri thức. Nhờ đó, kết quả học tập ngày càng được nâng cao, năng lực của các em sẽ được hình thành và phát triển tích cực hơn. Vì vậy, bồi dưỡng hứng thú học văn học dân gian đối với học sinh lớp 6 càng trở nên quan trọng. Chỉ khi thực sự có hứng thú các em mới thấy được vẻ đẹp và giá trị của văn học dân gian trong cuộc sống. Do vậy, chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu “Bồi dưỡng hứng thú học văn học dân gian cho học sinh lớp 6” làm khóa luận tốt nghiệp, mong rằng sẽ giúp ích cho phụ huynh, giáo viên, những em học sinh, sinh viên và bạn đọc quan tâm đến vấn đề này. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Trong nhiều năm trở lại đây, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học luôn được bàn luận một cách sôi nổi, là đề tài hấp dẫn thu hút nhiều nhà nghiên cứu. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện nay, những bài viết, công trình nghiên cứu về đề tài “Bồi dưỡng hứng thú 2 học văn học dân gian cho học sinh lớp 6” vẫn còn khá khiêm tốn và chưa được phổ biến rộng rãi. Trên thế giới đã có những công trình nghiên cứu về hứng thú xuất hiện tương đối sớm và ngày được phát triển. Có thể khái quát lịch sử nghiên cứu hứng thú trên thế giới theo các xu hướng sau: Đầu tiên là “Xu hướng giải thích bản chất tâm lý của hứng thú”. Đại diện cho xu hướng này có thể kể đến A.F.Bêliep. Năm 1944, ông tiến hành thành công luận án tiến sĩ “Tâm lý học hứng thú”. Nội dung cơ bản của luận án là những vấn đề lý luận tổng quát về hứng thú trong tâm lý học. Xu hướng thứ 2 là “Xem xét hứng thú trong mối quan hệ với sự phát triển nhân cách nói chung và vốn tri thức của cá nhân nói riêng”. Tiêu biểu cho xu hướng này có thể kể đến L.LBôgiôvích với công trình “Hứng thú trong quan hệ hình thành nhân cách”. Lukin, Lêvitôp nghiên cứu “Hứng thú trong quan hệ với năng lực”. L.P.Bơlagôna Dejina, L.X.Xlavi, B.N.Mione lại xem xét “Hứng thú trong mối quan hệ với hoạt động”. Các tác giả này đã coi hứng thú là động cơ có ý nghĩa của hoạt động. Trong xu hướng này còn có nhiều nhà nghiên cứu khác như: L.X.Rubinstêin, A.V.Daparôzét, M.I.Bôliép, L.A.Gôđôn... Và xu hướng cuối cùng là “Xu hướng nghiên cứu sự hình thành và phát triển hứng thú theo các giai đoạn lứa tuổi”. Có thể kể đến G.ISukina “Nghiên cứu hứng thú trẻ em ở các lứa tuổi”. V.N. Marôsôva nghiên cứu “Sự hình thành hứng thú trẻ em trong điều kiện bình thường và trong điều kiện không bình thường”. Hầu hết những công trình nghiên cứu này đã phân tích đặc điểm hứng thú của từng lứa tuổi, những điều kiện và khả năng giáo dục hứng thú trong các giai đoạn phát triển lứa tuổi của trẻ. Ở Việt Nam, tính đến nay cũng đã có rất nhiều công trình nghiên cứu hứng thú ở các mức độ khác nhau. Có thể kể đến một số công trình tiêu biểu liên quan đến vấn đề như: Năm 1973, Phạm Tất Dong đã bảo vệ thành công luận án Phó tiến sĩ ở Liên Xô với đề tài: “Một số đặc điểm hứng thú nghề của học sinh lớn và nhiệm vụ hướng nghiệp”. Kết quả nghiên cứu đã khẳng định sự khác biệt về hứng thú học tập giữa nam và nữ, hứng thú nghề nghiệp không thống nhất với xu hướng phát triển nghề của xã hội, công tác hướng nghiệp ở trường phổ thông không được thực hiện nên các em học sinh chịu nhiều thiệt thòi. Hứng thú học tập các bộ môn của học sinh là cơ sở để đề ra nhiệm vụ hướng nghiệp một cách khoa học. Năm 1977, Phạm Huy Thụ với luận án “Hiện trạng hứng thú học tập 3 các môn của học sinh cấp 2 một số trường tiên tiến”. Từ đó tác giả đề xuất biện pháp giáo dục nhằm nâng cao hứng thú học tập cho học sinh. Năm 1977, tổ nghiên cứu của khoa tâm lý học giáo dục trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội I đã nghiên cứu đề tài “Hứng thú học tập của học sinh cấp 2 đối với môn học cụ thể”. Đề tài chứng minh hứng thú học tập các môn của học sinh cấp 2 là không đồng đều. Năm 1980, Đặng Trường Thanh nghiên cứu “Hứng thú bộ môn của học sinh cấp 3”. Năm 1981, Nguyễn Thị Tuyết với đề tài luận văn “Bước đầu tìm hiểu hứng thú học văn học lớp 10 ở một số trường phổ thông trung học tại thành phố Hồ Chí Minh”. Trong đề tài này, tác giả đã đề xuất được 5 biện pháp gây hứng thú cho học sinh: Giáo viên phải nâng cao lòng yêu người, yêu nghề và rèn luyện tay nghề, tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho học sinh, tổ chức các giờ dạy mẫu, chương trình phải hợp lý và động viên học sinh tích cực tham gia các hoạt động văn hóa nghệ thuật. Năm 1982, Đinh Thị Chiến “Bước đầu tìm hiểu hứng thú với nghề sư phạm của giáo sinh CĐSP Nghĩa Bình”. Tác giả đưa ra 3 biện pháp để giáo dục hứng thú đối với nghề sư phạm cho giáo sinh, trong đó tác giả nhấn mạnh vai trò đặc biệt quan trọng của dư luận xã hội. Năm 1984, Trần Thị Thanh Hương đã thực nghiệm “Nâng cao hứng thú học toán của học sinh qua việc điều khiển hoạt động tự học ở nhà của học sinh”. Năm 1987, Nguyễn Khắc Mai với đề tài luận án “Bước đầu tìm hiểu thực trạng hứng thú đối với hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên tại trường của sinh viên khoa tâm lý giáo dục”. Tác giả đã đưa ra những nguyên nhân gây hứng thú là do ý nghĩa của môn học, trình độ của học sinh, phương pháp giảng dạy của giảng viên. Năm 1988, Vũ Thị Nho với đề tài “Tìm hiểu hứng thú với năng lực học văn của học sinh lớp 6”. Đề tài đã tiến hành thực nghiệm để nghiên cứu bước đầu về hứng thú về năng lực học văn của các em học sinh lớp 6. Từ đó đưa ra những giải pháp tạo hứng thú và phát triển năng lực cho các em học sinh lớp 6. Năm 1994, Hoàng Hồng Liên có đề tài “Bước đầu nghiên cứu những con đường nâng cao hứng thú cho học sinh phổ thông” tác giả kết luận dạy học trực quan là biện pháp tốt nhất để tác động đến hứng thú của học sinh. Năm 1996, Đào Thị Oanh đã nghiên cứu về “Hứng thú học tập và sự thích nghi với cuộc sống nhà truờng của học sinh tiểu học”. Năm 1998, Phạm Thị Thắng “Nghiên cứu sự quan tâm của cha mẹ đến việc duy trì hứng thú học tập cho các em thanh thiếu niên”. Năm 1999, Nguyễn Hoài Thu nghiên cứu “Bước đầu tìm hiểu hứng thú học môn ngoại ngữ của học sinh lớp 10 4 PTTH Hà Nội”. Năm 1999, Lê Thị Thu Hằng với đề tài “Thực trạng hứng thú học tâp các môn Lý luận của sinh viên trường đại học TDTT I”. Trong đó phương pháp, năng lực chuyên môn của giảng viên là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến hứng thú học tập của sinh viên. Năm 2000, Trần Công Khanh đã đi sâu nghiên cứu “Tìm hiểu thực trạng hứng thú học môn Toán của học sinh trung học cơ sở thị xã Tân An”. Kết quả cho thấy đa số học sinh trong diện điều tra chưa có hứng thú học toán. Năm 2005, Phạm Mạnh Hiền nghiên cứu “Hứng thú học tập của học viên thuộc trung tâm phát triển kỹ năng con người Tâm Việt”. Trong đó nổi bật lên phương pháp giảng dạy của giảng viên có ý nghĩa to lớn tác động tới hứng thú học của học viên. Ngoài ra còn rất nhiều công trình khác cũng nghiên cứu về vấn đề này… Điểm chung của các công trình nghiên cứu lý luận về hứng thú là đã đưa ra nhiều quan điểm xung quanh vấn đề hứng thú, đưa ra các khái niệm hứng thú, phân loại hứng thú và sự hình thành hứng thú. Đây là những vấn đề lý luận cốt lõi đặt cơ sở cho việc nghiên cứu hứng thú ở mức độ sâu hơn trong các lĩnh vực hoạt động. Từ đó, tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng và đề ra các biện pháp nhằm nâng cao hứng thú học tập cho các em. Bên cạnh đó, để tìm ra những biện pháp “Bồi dưỡng hứng thú học văn học dân gian cho học sinh lớp 6” tôi còn tham khảo một số công trình khác liên quan đến đề tài của những nhà nghiên cứu văn học dân gian tiêu biểu như: Chu Xuân Diên, Phan Trọng Luận, Hoàng Tiến Tựu, Đinh Gia Khánh, Đỗ Bình Trị, Nguyễn Viết Chữ... Ngoài ra, tôi còn tham khảo thêm những bài viết, các sáng kiến kinh nghiệm, các giáo trình, bài giảng, khóa luận liên quan của các anh chị khóa trước. Đó cũng chính là cơ sở để tôi xác định một số nội dung trong khóa luận này. 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu - Đề tài nghiên cứu hứng thú học tập văn học dân gian của học sinh khối 6. 3.2 Phạm vi nghiên cứu - Do không có điều kiện nghiên cứu trên bình diện rộng và điều kiện thực tế không cho phép, tôi chỉ tập trung nghiên cứu các cơ sở lí luận, sau đó tiến hành điều tra, thử nghiệm một số biện pháp nhằm nâng cao hứng thú học văn học dân gian cho các lớp khối 6 tại Trường THCS Đức Ninh – Thành phố Đồng Hới – Tỉnh Quảng Bình. 5 4. Phương pháp nghiên cứu - Để giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài này, tôi đã vận dụng phối hợp các phương pháp sau: 4.1 Phương pháp so sánh đối chiếu - Trong quá trình làm khóa luận, tôi đã sử dụng phương pháp so sánh - đối chiếu để tìm ra những nét tương đồng và khác biệt của các phương pháp, đồng thời đối chiếu kết quả trước và sau khi thực nghiệm để thấy được hiệu quả của các biện pháp. 4.2 Phương pháp hệ thống - Dùng để thống kê kết quả khảo sát và kết quả thực nghiệm về bồi dưỡng hứng thú học văn học dân gian cho học sinh lớp 6. 4.3 Phương pháp phân tích - Dùng để phân tích và tổng hợp các vấn đề liên quan đến bồi dưỡng hứng thú học văn học dân gian cho học sinh lớp 6. 4.4. Phương pháp thực nghiệm - Tôi đã tiến hành thử nghiệm một số biện pháp để kiểm tra khả năng ứng dụng của các biện pháp đã được đề xuất trong khóa luận nhằm nâng cao hứng thú học tập văn học dân gian cho học sinh lớp 6. 5. Đóng góp của đề tài Từ việc nghiên cứu các cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn cũng như các vấn đề liên quan đến đề tài, tôi đã phân tích và thực nghiệm các phương pháp dạy - học văn học dân gian. Từ đó, đề xuất một số biện pháp nhằm bồi dưỡng hứng thú, nâng cao chất lượng dạy học văn học dân gian trong nhà trường. Đề tài góp phần củng cố và nâng cao kiến thức cho người nghiên cứu, là tài liệu tham khảo bổ ích cho sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng khối ngành sư phạm; giáo viên và học sinh lớp 6. 6. Cấu trúc khóa luận - Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, phần nội dung gồm có 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận Chương 2: Một số biện pháp bồi dưỡng hứng thú học văn học dân gian cho học sinh lớp 6 Chương 3: Thực nghiệm sư phạm 6 B. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Văn học dân gian và văn học dân gian trong chương trình Ngữ văn THCS 1.1.1 Văn học dân gian 1.1.1.1 Khái niệm Trong lịch sử đã có một thời gian dài, văn học dân tộc chỉ có một bộ phận duy nhất là văn học dân gian. Cho đến khi chữ viết xuất hiện mới có văn học viết. Lúc này, văn học dân tộc lúc này gồm có hai bộ phận chính là văn học dân gian và văn học viết. Trong đó, văn học dân gian là bộ phận ra đời sớm hơn và giữ vai trò mở đường cho sự hình thành và phát triển của văn học viết. Tuy nhiên do ảnh hưởng của lịch sử, chữ viết ra đời muộn, đất nước bị xâm lược và bị âm mưu đồng hóa nên một thời gian dài người Việt Nam đã dùng chữ Hán để sáng tác… Do vậy, mặc dù đã có chữ viết, văn học viết nhưng phần lớn dân chúng chỉ biết đến một bộ phận văn học dân tộc là văn học dân gian. Ðiểm chung giữa văn học dân gian và văn học viết cùng là loại hình nghệ thuật ngôn từ. Giữa hai loại hình này có nhiều nét khác biệt, thậm chí những khác biệt đó mang tính bản chất. Từ ngôn ngữ đến hình thức, sự tác động và cả quá trình sáng tác... Có thể khẳng định rằng: văn học dân gian khác văn học viết, nó không chỉ là bộ phận của văn học dân tộc mà còn là một bộ phận trong lĩnh vực rộng hơn là văn hóa dân gian. Đó chính là lí do dẫn đến những quan niệm và cách phô diễn khác nhau về văn học dân gian. Có quan niệm coi “Văn học dân gian là thành phần ngôn từ ở trong những sáng tác dân gian mang tính nguyên hợp (như tục ngữ, ca dao, dân ca, thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích…). Thành phần ngôn từ ở đây vừa là bộ phận của một chỉnh thể lớn hơn là nghệ thuật diễn xướng dân gian (bao gồm nhiều thành tố như: ngôn ngữ, nhạc, vũ điệu bộ) vừa là một chỉnh thể nhỏ có tính độc lập tương đối, có quy luật sinh thành, tồn tại, phát triển riêng, có thể và cần phải tách ra để nghiên cứu như một đối tượng riêng của một ngành khoa học chuyên môn. Và đó là ngành nghiên cứu chuyên môn về văn học dân gian (bên cạnh các ngành nghiên cứu chuyên môn khác như: âm nhạc dân gian, vũ đạo dân gian, nghệ thuật sân khấu, nghệ thuật tạo hình dân gian…)” [28,5]. Cũng có quan niệm coi “Văn học dân gian chỉ là những sáng tác ngôn từ có giá trị nghệ thuật thực sự của nhân dân, chứ không phải là không thể bao gồm toàn bộ thành phần ngôn ngữ ở trong những sáng tác dân gian mang 7 tính nguyên hợp và diễn xướng (như tục ngữ, ca dao, dân ca, truyện kể dân gian… )” [28,5]. Đối với quan niện này, đối tượng nghiên cứu của môn văn học dân gian bị co lại rất hẹp, chỉ bao gồm những gì được coi là có giá trị văn học ( nghĩa là có tính hình tượng rõ rệt). Đây là một biểu hiện của khuynh hướng lấy quan điểm nghiên cứu văn học (mà chủ yếu là văn học hình tượng, văn học đã được chuyên môn hóa cao) để nhìn nhận, đánh giá văn học dân gian - một loại sáng tác ngôn từ khác với văn học viết rất nhiều phương diện (về lịch sử hình thành, phát triển, lực lượng sáng tác, phương thức, chức năng, thi pháp…). Ngoài ra, còn có quan niệm cho rằng “Văn học dân gian chỉ là một trong những thành tố của nghệ thuật diễn xướng (hay biểu diễn), một loại nghệ thuật tổng hợp bao gồm nhiều thành tố (ngôn ngữ, nhạc, vũ, động tác…) kết hợp chặt chẽ với nhau trong một chỉnh thể thống nhất không thể chia tách được. Và do đó, không có và không thể có nghiên cứu riêng về văn học dân gian mà chỉ có thể nghiên cứu chung tất cả các thành tố (văn- vũ- nhạc…) trong nghệ thuật diễn xướng mang tính tổng hợp ấy mà thôi” [28;6]. Ở quan niệm này, chẳng những việc nghiên cứu riêng về thành phần nghệ thuật ngôn từ (văn học dân gian) bị phủ nhận mà việc nghiên cứu riêng về tất cả các thành phần nghệ thuật khác trong loại hình sáng tác dân gian mang tính tổng hợp và diễn xướng (như âm nhạc, vũ đạo…) đều bị phủ nhận. Trong những quan niệm trên, quan niệm được nhiều người tán thành hơn cả là quan niệm thứ nhất. Tuy cách diễn đạt, thể hiện có khác nhau, nhưng nhìn chung hầu hết các giáo trình, giáo khoa, tài liệu hướng dẫn học tập, giảng dạy về văn học dân gian trong nhà trường nước ta những năm gần đây đều đã và đang được viết chủ yếu theo quan điểm này. Khái quát lại, ta có thể coi “Văn học dân gian vừa là một bộ phận của sáng tác của văn học dân tộc, vừa là một bộ phận nghệ thuật ngôn từ truyền miệng của văn hóa dân gian, phản ánh sinh hoạt xã hội, công việc làm ăn, đời sống tâm lí, tình cảm, thái độ, nguyện vọng, kinh nghiệm mọi mặt của nhân dân lao động các thế hệ” [9,8]. Để hiểu rõ hơn về văn học dân gian, bên cạnh việc phân biệt với văn học viết, chúng ta cần phải phân biệt với các lĩnh vực sáng tác dân gian khác như văn nghệ dân gian, văn hóa dân gian (folklore). “Trong tiếng Anh, thuật ngữ “folklore” có nghĩa là kho tàng trí thức của nhân dân hay trí khôn dân gian ( “folk” là nhân dân, người thân thuộc, họ hàng; “lore” là trí khôn, trí tuệ, kho tàng, vốn hiểu biết)” [28,8]. Người đầu tiên dùng 8 thuật ngữ “folklore” trên báo chí là nhà khảo cổ học người Anh, ông William Thoms dùng trong bài báo đăng trên tạp chí: “The Athenaeum”, số 982 ngày 23/8/1846, tại Luân Đôn với ý nghĩa là những di tích của nền văn hóa vật chất và chủ yếu là di tích của nền văn hoá tinh thần như phong tục, đạo đức, tín ngưỡng, những bài dân ca, những câu chuyện kể của cộng đồng. Sau khi xuất hiện, thuật ngữ này được hiểu với nhiều nghĩa rộng hẹp khác nhau tùy theo quan niệm và cách nhìn của các nhà nghiên cứu sử dụng thuật ngữ này. Ở Việt Nam, thuật ngữ này đã sớm được các nhà nghiên cứu quan tâm. Theo lời phát biểu của nhà văn Hoài Thanh – chủ tịch đầu tiên của hội văn nghệ dân gian Việt Nam: “Danh từ folklore mà cả thế giới đều dùng nói một sự thực là ở bất cứ dân tộc nào, các loại hình văn nghệ dân gian cũng gắn bó với nhau từ nguồn gốc, từ trong thực tiễn tồn tại và phát triển của nó. Từ thuở sơ sinh nhạc, thơ, múa kịch, đều chung một mầm. Đến khi lớn lên thì các loại hình tách bạch ra, nhưng vẫn phải nương tựa vào nhau mà sống. Thơ dân gian tồn tại, phát triển và lưu truyền bằng hát đối đáp. Nếu bỏ nhạc thì múa khó thành. Mất sự tích văn học, mất làn điệu, mất múa thì chèo cũng mất. Tranh làng Hồ phải đi liền với hội Tết. Trên hình con gà, con lợn có cả dấu âm dương thuộc tín ngưỡng dân gian, lại có cả ca dao hay thơ vịnh. Một ngôi đình, ngôi chùa, một pho tượng, một hòn đá thiêng đều có nhiều truyền thuyết liên quan” [28,9]. Theo đó, ta có thể hiểu thuật ngữ này với những ý nghĩa sau : Về nghĩa rộng, “folklore là văn hóa dân gian”. Bao gồm những sáng tạo vật chất và tinh thần mang tính nghệ thuật do dân chúng sáng tạo nên. Như văn học dân gian, hội họa dân gian, nghi lễ dân gian, tạo hình dân gian, kiến trúc dân gian, y học dân gian, ẩm thực dân gian đến các tín ngưỡng, tôn giáo dân gian, thậm chí là cả bùa chú, phong thủy... Về nghĩa hẹp, “folklore là văn nghệ dân gian”. Bao gồm những sáng tạo văn hóa, nghệ thuật tinh thần của nhân dân như: nghệ thuật ngữ văn dân gian (tức văn học dân gian), nghệ thuật tạo hình dân gian, nghệ thuật diễn xướng dân gian: gồm văn hóa dân gian, lễ hội dân gian, hội họa dân gian, âm nhạc dân gian… Bên cạnh đó, folklore còn có “nghĩa chuyên biệt là văn học dân gian”. Tức là folklore là hình thức ngôn từ gắn với nhạc, vũ, kịch... do tập thể dân chúng sáng tác. Theo đó, ta có thể dùng thuật ngữ folklore văn học để chỉ văn học dân gian đồng thời phân biệt nó với các đối tượng khác cũng thuộc phạm trù folklore - văn hoá văn dân gian. Đây được coi là thành phần cốt lõi, phát 9 trển mạnh mẽ nhất và có sức sống lâu bền nhất. Bao gồm các loại sáng tác dân gian mang tính nghệ thuật ngôn từ (như thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích, tục ngữ, ca dao… ). 1.1.1.2 Chức năng và đặc trưng của văn học dân gian Văn học dân gian được coi là một kho tàng trí thức vô cùng phong phú về đời sống của các dân tộc (là kho trí khôn của nhân dân về mọi lĩnh vực của đời sống tự nhiên, xã hội, con người). Kho tri thức này phần lớn là những kinh nghiệm lâu đời được nhân dân ta đúc kết từ thực tế. Vào trong các tác phẩm, nó được mã hoá bằng những ngôn từ và hình tượng nghệ thuật tạo ra sức hấp dẫn người đọc, người nghe, dễ phổ biến, dễ tiếp thu và có sức sống lâu bền cùng năm tháng. Nó ngợi ca, tôn vinh những giá trị tốt đẹp của con người và để lại những bài học giáo dục sâu sắc về truyền thống dân tộc (truyền thống yêu nước, đức kiên trung, lòng vị tha, lòng nhân đạo, tinh thần đấu tranh chống cái ác, cái xấu... ). Góp phần hình thành những giá trị tốt đẹp cho các thế hệ xưa và nay. Trước hết có thể kể đến chức năng nhận thức, văn học dân gian là người bạn đồng hành của nhân dân lao động từ xưa đến nay. Theo sát mọi mặt đời sống của nhân dân, phản ánh chân thực sâu sắc cuộc sống ấy. Do vậy, văn học dân gian giúp cho người đời sau có những nhận thức đúng đắn về thế giới quan, nhân sinh quan của thế hệ những người đi trước. Nó cung cấp cho con người những kiến thức về trạng thái sinh hoạt cả về vật chất và tinh thần, về lao động và chiến đấu, về quan hệ xã hội, phong tục, tập quán, tình cảm, ước mơ, về cảnh đẹp của quê hương đất nước, về quá khứ hào hùng của dân tộc... Thứ hai là chức năng giáo dục: Văn học dân gian chứa đựng những kinh nghiệm của nhân dân qua các thế hệ, là nơi lưu giữ những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Vì vậy, văn học dân gian có giá trị giáo dục vô cùng to lớn. Nó dạy cho chúng ta cách ăn nói, ứng xử cho phù hợp với các mối quan hệ xã hội. Ca ngợi cái tốt, lên án phê phán cái xấu, cái ác. Đem đến cho con người những bài học quý giá về lẽ sống để họ tự rèn luyện bản thân mình ngày một tốt đẹp hơn. Cụ thể, nó hình thành trong con người một tư tưởng tiến bộ, giúp họ có thái độ và quan điểm đúng đắn về cuộc sống. Giúp con người biết yêu ghét đúng đắn, làm cho tâm hồn con người trở nên lành mạnh, trong sáng, cao thượng hơn. Qua đó, góp phần xây dựng lối sống cao đẹp cho chúng ta: nhân ái, thẳng thắn, biết bênh vực, bảo vệ đấu tranh cho cái đúng, tiến tới công bằng xã hội. Từ đó làm thay đổi hoặc nâng cao tư tưởng, tình cảm của con người theo chiều hướng tích cực, tốt đẹp, tiến bộ, đồng thời làm cho con 10 người ngày càng hoàn thiện về đạo đức. Nhưng điều đặc biệt là tác dụng giáo dục của văn học dân gian không phải ngay lập tức mà dần dần thấm sâu nhưng rất lâu bền, nó gợi những cảm nghĩ sâu xa về con người và cuộc đời, nó gián tiếp đưa ra những bài học, những đề nghị về cách sống. Như vậy, văn học dân gian không chỉ góp phần hoàn thiện bản thân con người mà còn hướng họ tới những hành động cụ thể, thiết thực vì một cuộc đời ngày càng tốt đẹp hơn. Ngoài ra, văn học dân gian còn có chức năng thẩm mĩ. Với chức năng này, văn học dân gian mang tới cho con người những vẻ đẹp của thiên nhiên, vẻ đẹp của những cảnh đời cụ thể trong đời sống hàng ngày hoặc vẻ đẹp hào hùng của chiến trận, đặc biệt văn học đi sâu miêu tả vẻ đẹp của con người từ hình thể bên ngoài đến những diễn biến sâu xa trong tư tưởng tình cảm và những hành động gây ấn tượng thật khó quên đối với mọi người. Tạo cho chúng ta những khoái cảm thẩm mĩ về vẻ đẹp hồn nhiên, chân thật, giản dị của thiên nhiên và con người. Những mẫu mực về xây dựng hình tượng nghệ thuật bay bổng độc đáo, cách sử dụng ngôn ngữ giàu âm thanh, nhịp điệu, hình ảnh; biện pháp nghệ thuật tượng trưng, hư cấu kì ảo, sự kết hợp giữa hiện thực và lãng mạn... đều là những giá trị thẩm mĩ làm cho con người thêm mến yêu cuộc sống, khao khát hướng tới những điều tốt đẹp nhất. Tóm lại, văn học dân gian là một bộ phận văn học đặc trưng, tiêu biểu, là bông hoa nghệ thuật sáng chói trên bầu trời văn học Việt Nam. Nó có “Đóng góp to lớn trong việc gìn giữ, mài giũa và phát triển ngôn ngữ dân tộc sâu sắc và những sáng tạo nghệ thuật độc đáo, tài hoa của văn học dân gian có tác động mạnh mẽ đối với sự hình thành và phát triển của văn học viết từ nội dung đến hình thức” [23,6]. Góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc riêng của dân tộc và tô điểm thêm cho bức tranh chung của văn chương các dân tộc trên thế giới trong lịch sử, hiện tại và cả tương lai. Để có thể đảm nhận những chức năng quan trọng như vậy, văn học dân gian luôn mang trong mình những đặc trưng riêng. Đầu tiên, phải kể đến tính truyền miệng. Ở nước ta, văn học dân gian ra đời từ khi chưa có chữ viết, vì thế truyền miệng là một phương thức được lưu truyền rộng rãi, phổ biến trong dân gian. Đặc biệt, các tác phẩm văn học dân gian được sáng tác chủ yếu ngay trong khi lao động, trong sinh hoạt hằng ngày như: (chăn trâu, cắt cỏ, tát nước đầu đình hay khi chèo thuyền giã gạo… ) nên ngay cả khi chữ viết xuất hiện, người ta không thể dừng lại để viết ra những tâm tình, những suy nghĩ của 11 mình trong khi đang làm việc. Ở đây, truyền miệng không chỉ là sự lưu truyền bằng miệng mà nó còn phản ánh cả một quá trình sáng tác, lưu truyền, sử dụng, biểu diễn bằng miệng của tác phẩm văn học dân gian. Nghĩa là, tính truyền miệng tạo ta sự chọn lọc tự nhiên của các tác phẩm văn học dân gian. Nếu một tác phẩm trở nên lạc hậu với thị hiếu thẩm mĩ của thời đại thì nó sẽ sớm bị quên lãng. Ngược lại, nó sẽ được cô đúc, lưu truyền rộng rãi. Như vậy, tính truyền miệng là một phương thức truyền bá đặc thù, thể hiện được những vẻ đẹp riêng, độc đáo của văn học dân gian. Bên cạnh tính truyền miệng phải kể đến tính tập thể. Có thể nói, đây cũng là một thuộc tính quan trọng hàng đầu có tính chất đặc thù của văn học dân gian. Mặc dù văn học dân gian là sáng tác của nhân dân, nhưng không phải tất cả nhân dân đều là tác giả. Tính tập thể được thể hiện chủ yếu trong quá trình sử dụng tác phẩm. Có những tác phẩm là sáng tạo của tập thể theo đúng nghĩa đen của nó. Người ta sáng tác trong khi cùng nhau làm việc. Người này hát lên một câu, người khác thêm vào một câu để cuối cùng thành một bài ca hoàn chỉnh. Nếu nó hay thì sẽ được mọi người trong tập thể nhớ và truyền lại cho những người khác. Cũng vì thế mà không ai còn nhớ là nó bắt đầu như thế nào và không có ai là tác giả chính thức của sáng tác đó. Tuy nhiên, vẫn có nhiều sáng tác lúc đầu là của một người nào đó, bắt nguồn từ cảm xúc cá nhân. Nhưng sau khi xuất hiện, tập thể thấy hay, hấp dẫn, phù hợp với tình cảm chung liền tiếp nhận nó và lưu truyền từ người này sang người khác. Trong quá trình lưu truyền đó, tác phẩm được sửa sang chỉnh lí nhào nặn tùy theo yêu cầu của tập thể nên sáng tác đó trở thành sản phẩm chung của tập thể. Cùng với những đặc trưng nói trên, tính nguyên hợp và đa chức năng là một trong những thuộc tính chung của sáng tác dân gian, trong đó có văn học dân gian. Giữa hai thộc tính này có quan hệ mật thiết với nhau. Tính nguyên hợp trong các tác phẩm văn học dân gian là sự tổng hợp một cách tự nhiên nhiều thành phần nghệ thuật, chức năng, ý thức... trong một chỉnh thể nghệ thuật không thể chia cắt. Nó biểu hiện ở sự hòa lẫn những hình thức khác nhau của ý thức xã hội trong các thể loại. Văn học dân gian không chỉ là nghệ thuật ngôn từ thuần túy mà là sự kết hợp của nhiều phương tiện nghệ thuật khác nhau, tồn taị dưới ba dạng: ẩn (tồn tại trong trí nhớ của tác giả dân gian), cố định (tồn tại bằng văn tự) và hiện (tồn tại thông qua diễn xướng). Trước hết là sự nguyên hợp về mặt chức năng. Bên cạnh các chức năng của loại hình nghệ thuật ngôn từ, người dân sáng tác văn học dân gian chủ yếu là để phục vụ những sinh hoạt hàng 12 ngày, công việc lao động sản xuất hoặc thực hành các nghi thức cầu cúng... Hoàng Tiến Tựu trong cuốn: “Văn học dân gian Việt Nam” đã cho rằng “Nhân dân sáng tác và sử dụng văn học dân gian không phải như một loại nghệ thuật chuyên môn cách biệt với đời sống hàng ngày mà là một công cụ vạn năng (đa chức năng) của đời sống, giao cho nó tất cả những gì mà nó có thể thực hiện được để đáp ứng nhu cầu mọi mặt về đời sống. Vì thế, văn học dân gian không phải chỉ là văn học - nghệ thuật mà nó còn là triết lí. Lịch sử, luân lí, tín ngưỡng, khoa học thường thức... là kho tàng trí khôn và kinh nghiệm sống của nhân dân về mọi phương diện (chăn nuôi, trồng trọt, dạy con cái, làm nhà, thiên văn, khí tượng... )” [28,12]. Chẳng hạn truyền thuyết: Sơn Tinh Thủy Tinh không chỉ là nghệ thuật ngôn từ biểu hiện trí tưởng tưởng thẩm mĩ phong phú, bay bổng, kỳ diệu của người xưa mà nó còn là khoa học nhận thức, giải thích về hiện tượng lũ lụt xảy ra hàng năm vào một thời điểm nhất định ở vùng đồng bằng Bắc Bộ hoặc nó ghi lại những nguyên tắc trong phong tục, tập quán hôn nhân của người Việt cổ, đồng thời nó cũng biểu hiện tín ngưỡng của họ. Đối với biểu tượng văn học dân gian, tính nguyên hợp thể hiện rõ nét ở tính đa chức năng của chúng: Chức năng thăm dò hay chính là chức năng nhận thức; chức năng thay thế hay có thể gọi là chức năng biểu hiện; chức năng trung chuyển, liên kết các yếu tố của đời sống văn hóa, đặc biệt là mối quan hệ giữa con người với vũ trụ; chức năng giáo dục, điều chỉnh và hoàn thiện nhân cách con người; chức năng xã hội hóa, tạo ra các đặc trưng của một thời đại, một nền văn hóa, là cơ sở cho giao lưu thẩm thấu các nền văn hóa, thiết lập mối liên thông giữa các năng lực đối kháng trong tinh thần, từ đó vượt lên mở đường cho sự tiến bộ của ý thức; hay chức năng thẩm mĩ - cái đẹp nghệ thuật ngôn từ của biểu tượng văn học dân gian. Bên cạnh đó, tính nguyên hợp thể hiện ở sự đa thành phần trong một tác phẩm văn học dân gian. Nó không chỉ là phần lời đã được cố định trong các văn bản mà nó bao gồm nhiều thành phần khác nhau. Chẳng hạn trong các hình thức nghệ thuật biểu diễn dân gian, múa rối nước là một loại hình nghệ thuật tổng hợp tự nhiên rất rõ rệt. Loại hình nghệ thuật này tiếp thu và sử dụng linh hoạt, sáng tạo nhiều loại nghệ thuật thẩm mĩ và dân gian khác nhau: đan, dệt, chạm khắc, vẽ màu, sơn thếp, làm pháo, kiến trúc, thêu thùa, âm nhạc, nhảy múa, thơ ca, truyện kể... Tính nguyên hợp của văn học dân gian chẳng những thể hiện ở sự kết hợp nhiều loại phương tiện và chất liệu nghệ thuật khác nhau: lời, nhạc, vũ... mà còn thể hiện ở sự kết hợp đan xen nhiều loại 13 hình thái ý thức chưa phân hóa rõ rệt, sâu sắc (ngoài hình thái ý thức thẩm mĩ còn có nhiều thành tố ý thức khác nhau: tín ngưỡng, tôn giáo, triết lí, luận lí... ). Chính điều đó đã tạo ra sự hài hòa và vẻ đẹp hồn nhiên, độc đáo đến mức tuyệt vời của những hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm văn học dân gian. Chẳng hạn truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh cũng như truyện Cóc kiện trời và truyện Chú Cuội cung trăng đều là những sáng tác dân gian mang tính nguyên hợp rõ nét (vừa là văn học, vừa là khoa học, đồng thời cũng là tín ngưỡng sùng bái các lực lượng tự nhiên của người Việt Cổ). Chúng vừa phản ánh, vừa lí giải thể hiện ước mơ, khát vọng chinh phục, chi phối tự nhiên theo sự hiểu biết còn ít ỏi nhưng rất táo bạo của người nguyên thủy. Tuy nhiên, tính nguyên hợp trong các tác phẩm văn học dân gian không những được thể hiện ở sự kết hợp, hòa quyện một cách nhuần nhuyễn giữa các yếu tố thành phần trong một tác phẩm mà còn được thể hiện trong từng yếu tố. Chẳng hạn, tính nguyên hợp trong chèo được thể hiện nổi bật không chỉ ở sự hòa quyện một cách nhuần nhuyễn giữa các yếu tố: tích chèo (truyện), diễn viên, người xem, nhạc cụ, đạo cụ, trang phục, giai điệu, vũ đạo,... mà còn được thể hiện trong từng yếu tố: khán giả của chiếu chèo vừa là người thưởng thức, đánh giá về vở diễn, vừa có thể là diễn viên tham gia biểu diễn (thông qua hình thức tiếng “đế”: lời hỏi, lời đỡ giọng, lời họa theo... của người xem trong các vở chèo); hoặc nhân vật trong chèo bộc lộ tâm trạng, tính cách qua cả lời hát, điệu hát và động tác điệu bộ cử chỉ khi hát; thủ pháp gây cười của nhân vật anh hề được gợi lên từ tên gọi nhân vật (mẹ Đốp, anh Khèo, cu Sứt...), hóa trang - trang phục (râu vểnh, mặt nhọ, quần ống cao, ống thấp...), điệu đi, dáng đứng (lảo đảo như say, đi khèo...), lời nói (nói chệch, nói lái...). Ngoài ra, tính nguyên hợp còn biểu hiện trên phương diện thể loại. Khi tìm hiểu các tác phẩm văn học dân gian ta thấy hiện tượng đồng xuất hiện các yếu tố thi pháp của nhiều loại thể trong một tác phẩm. Đặc biệt là giữa các loại thể: sử thi thần thoại với dân ca nghi lễ; thần thoại với truyền thuyết; truyện cổ tích loài vật với ngụ ngôn; hoặc mượn lời thơ, lời hát trong ca dao - dân ca để diễn tả tâm trạng nhân vật, hoặc khắc họa bối cảnh nhân vật xuất hiện... Để xếp loại chúng, các nhà khoa học thường dựa vào những yếu tố thi pháp nổi trội để quyết định nó thuộc thể loại nào. Nét độc đáo nhất của tính nguyên hợp còn được thể hiện trong quá trình sáng tác và diễn xướng tác phẩm văn học dân gian. Có thể nói, biểu hiện cụ thể của tính nguyên hợp chính là tính biểu diễn. Nhiều khi người nghệ sĩ chỉ mượn làn điệu (hoặc công thức truyền 14 thống) để sáng tác lời cho phù hợp với văn cảnh giao tiếp. Ở đây, mối quan hệ giữa các thành phần nghệ thuật trong quá trình sáng tác và diễn xướng là mối quan hệ hữu cơ, tự nhiên. Sự tham gia của các thành phần nghệ thuật trong quá trình sáng tác và diễn xướng thường được thực hiện một cách đồng thời. Là sự hòa quyện không thể tách rời giữa các yếu tố xuất phát từ sự tổng hợp một cách tự nhiên, tự phát, vốn có ngay từ khi tác phẩm mới hình thành của những người sáng tác và trình diễn văn học dân gian. Đó chính là lẽ tồn tại của tính nguyên hợp. Tóm lại, tính nguyên hợp là một trong những thuộc tính nổi trội, cơ bản, quan trọng vào bậc nhất của văn học dân gian. Thuộc tính này có mặt ở hầu hết các phương diện: nội dung, tư tưởng, chức năng, hình thái ý thức nghệ thuật, sáng tác, biểu diễn, lưu truyền... của văn học dân gian và ảnh hưởng sâu sắc đến các thuộc tính khác của văn học dân gian. Đây là dấu hiệu đặc trưng để phân biệt các tác phẩm văn học dân gian với các tác phẩm văn học hiện đại như: truyện ngắn, tiểu thuyết, ký, thơ mới... Ngoài đặc trưng truyền miệng, tập thể, văn học dân gian còn đặc trưng bởi tính dị bản. Đây chính là hệ quả từ những đặc trưng nói trên của văn học dân gian. Văn học dân gian là những sáng tác tập thể, nhân dân cùng tham gia vào công việc sáng tạo, biểu diễn, thưởng thức. Vì thế, khi chưa có chữ viết các tác phẩm được sáng tác và lưu truyền bằng miệng. Thông qua hình thức này, lâu ngày tác phẩm văn học dân gian có phần biến đổi về hình thức, kết cấu ngôn từ… cho phù hợp với từng vùng miền địa phương, song về nội dung thì không thay đổi, tạo nên các dị bản. Như vậy, dị bản là những văn bản tương đồng, tương tự nhau về nội dung ý nghĩa và có sự thay đổi về cách dùng từ ngữ cho phù hợp với mục đích sử dụng theo từng vùng miền, từng hoàn cảnh… Tính dị bản làm cho tác phẩm văn học dân gian không đứng yên mà luôn được biến hóa tùy hoàn cảnh, nhu cầu, thị hiếu và thời kì lịch sử khác nhau. Thực tế cho thấy, trong văn học dân gian ít có một truyện kể, một câu ca dao nào chỉ có một bản duy nhất mà thường có nhiều dị bản. Đây được coi là một đặc điểm vốn có, tự nhiên của văn học dân gian Việt Nam. Nó làm cho người sử dụng tác phẩm văn học dân gian trở nên rộng hơn, số lượng tác phẩm phong phú, đa dạng hơn cả về ý nghĩa cũng như nội dung thể loại. Có thể nói văn học dân gian Việt Nam mang trong mình những chức năng và đặc trưng riêng biệt. Xét trong mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn hóa, có thể thấy văn học dân gian là một bộ phận của văn hóa Việt Nam. Nó luôn tồn tại và phát triển gắn với 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất