Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Đại cương Báo chí với vấn đề biến đổi khí hậu ở việt nam sách chuyên khảo...

Tài liệu Báo chí với vấn đề biến đổi khí hậu ở việt nam sách chuyên khảo

.PDF
229
91
80

Mô tả:

ĐINH VĂN HƯỜNG NGUYỄN MINH TRƯỜNG V0I VẤN BỂ BẾN 0 « KHÍ HẬU Ở V IỆ T NAM ị TỦ SÁCH KHOAHQC MS: 285-KHXH-2017 ' - N H À XUẤT BẢN Đ Ạ I H Ọ C Q U Ố C G IA H À N Ộ I HẸnỊ dpG H a NỘI ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ Nội ĐINH VÃN HƯỜNG - NGUYỄN MINH TRƯỜNG BÁO CHÍ VỚI VẤN ĐỄ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ở VIỆT NAM ___________________________________ •_______________ •_______________ (Sách chuyên khảo) NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI MỤC LỤC Trang Lời tựa........................................................................................................ 9 Chương I BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ VAI TRÒ CỦA BÁO CHÍ 1.1. Các khái niệm cơ bản ................................................................ 11 1.1.1. Khí hậu.........................................................................................11 1.1.2. Biến đổi khí hậu.........................................................................12 1.1.3. Biểu hiện và tác động của BĐKH............................................14 1.2. Chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về BĐKH...........*..... .................................................................... 25 1.2.1. Đường lối, quan điểm của Đảng.............................................25 1.2.2. Pháp luật, chính sách của Nhà nước...................................... 34 1.2.3. Yêu cầu thông tin về BĐKH trên báo ch í.............................. 36 1.2.4. Vai trò của báo chí Việt Nam với BĐKH............................... 42 Chương 2 MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC TRUYỀN THÔNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM 2.1. Các khái niệm cơ bản ................................................................53 2.1.1. Truyền thông..............................................................................53 2.1.2. Yếu tô' cơ bản của quá trình truyền thông............................. 54 2.1.3. Phân loại truyền thông..............................................................56 2.1.4. Các mô hình truyền thông....................................................... 59 BÁO CHÍ VỚI VẤN ĐỂ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ở VIỆT NAM 2.2. Truyền thông về BĐKH............................................................61 2.2.1. Một số vấn đề cơ bản của truyền thông về BĐKH.............. 61 2.2.2. Đặc trưng, thế mạnh của các loại hình báo chí để truyền thông về BĐKH.........................................................65 2.3. Các phương thức truyền thông và các kênh truyền thông về BĐKH.........................................72 2.3.1. Truyền thông BĐKH và những mục tiêu mang tính toàn cầu..................................................................... 72 2.3.2. Những thách thức đối với truyền thông về BĐKH trên thế giới.................................................................................. 74 2.3.3. Thái độ và sự quan tâm của công chúng đôi với truyền thông thế giói về BĐKH................................................76 2.3.4. Các phương thức truyền thông về BĐKH trênthế giới......77 2.4. Một số phương thức truyền thông về BĐKH ở một số quổc gia........................................................................82 2.4.1. Canada................................................................ .........................82 2.4.2. Hoa K ỳ ........................................................................................ 83 2.4.3. Thụy Điển................................................................................... 85 2.4.4. Phần Lan..................................................................................... 85 2.4.5. New Zealand..............................................................................86 2.4.6. Châu Phi...................................................................................... 87 2.4.7. Malaysia...................................................................................... 87 2.4.8. Nhật Bán..................................................................................... 88 2.5. Kinh nghiệm cho Việt Nam..................................................... 90 Chương 3 THỰC TIỄN THÔNG TIN, TRUYỀN THÔNG VỂ BĐKH CỦA BÁO CHÍ VIỆT NAM 3.1. 3.1.1. Nội dung thông tin về BĐKH trên báo ch í........................... 95 Thông tin về quan điểm, động thái của các cơ quan, tô chức trong nước và quốc tế về BĐKH................................ 97 MỤC LỤC 7 3.1.2. Thông tin về hậu quả của BĐKH.......................................... 100 3.1.3. Thông tin về vân đề thích ứng với BĐKH...........................105 3.2. Hình thức chuyển tải thông tin về BĐKH trên báo chí.... 126 3.2.1. Sử dụng thể loại báo ch í.......................................................... 126 3.2.2. Ngôn ngữ báo ch í......................................................................136 3.3. Ảnh hưởng, tác động của thông tin về BĐKH trên báo chí đối với cộng đong và xã hội................................................. 149 4 3.4. • A 4 Á V \ 1 A * ' X A r\ Đánh giá, nhận xét của công chúng về báo chí đôi với BĐKH..................................................... 158 Chương 4 BỐI CẢNH, YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BÁO CHÍ VỀ BĐKH 4.1. BÔÏ cảnh và yêu cầu mới....................................................... 173 4.2. Một sô’ giải pháp cơ bản........................................................ 187 4.3. Các kiến nghị cụ thể đối với báo chí.................................... 190 4.4. Đề xuất địa chí tham khảo, vận dụng kết quả nghiên cứu của đề tài.............................. 194 Kết luận.................................................................................................. 197 Danh mục tài liệu tham khảo........................................................... 203 Phụ lục.................................................................................................... 213 DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẤT BĐKH: BĐT: GDP: QĐ: GD&ĐT: TN&MT: NN&PTNT: LHQ: VFEJ: EJN: BC&TT: KLTN: HDTV: VTV: VOV: TTXVN: ĐBSCL: IPCC: Biến đổi khí hậu Báo điện tử Thu nhập quốc nội Quyết định Giáo dục và Đào tạo Tài nguyên và Môi trường Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Liên hợp quốc Diễn đàn các nhà báo môi trường Việt Nam Mạng lưới báo chí trái đất Báo chí và Tuyên truyền Khóa luận Tốt nghiệp Truyẽn hình độ phân giải cao Đài Truyền hình Việt Nam Đài Tiếng nói Việt Nam Thông tẩn xã Việt Nam Đổng bằng Sông Cửu Long ủy ban liên chính phủ về BĐKH LỜI TỰA Cuốn Chuyên khảo này là kết quả chính từ đề tài nghiên cứu khoa học cấp Đại học Quốc gia Hà Nội Báo chí với vấn đềbiêh đổi khí hậu ở Việt Nam hiện nay, mã số QG.15.57, được thực hiện từ năm 2015 đến năm 2017 do PGS.TS. Đinh Văn Hường làm Chủ nhiệm và các cộng sự thực hiện. Nay Chủ nhiệm đề tài cùng TS. Nguyễn Minh Trường tiếp tục biên tập, bổ sung, chỉnh sửa để chính thức xuất bản và công bô'. Cuốn sách được câu trúc thành 4 chương: - Chương 1: Biến đổi khí hậu và vai trò của báo chí; - Chương 2: Một số phương thức truyền thông trên thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam; - Chương 3: Thực tiễn thông tin, truyền thông về BĐKH của báo chí Việt Nam; /'— 1 1 1 II /\t* » 1 /V A' \ • • ?• 1 / A 1 /\>, - Chương 4: Bôi cảnh, yêu câu và giải pháp nâng cao chât lượng báo chí về BĐKH. Nội dung cuốn sách đề cập đến vâín đề tuy không mới nhung vẫn cấp thiết, quan trọng và hữu ích, tuy nhiên cũng rất khó và phức tạp. Vậy nên mặc dù các tác giả đã có nhiều nỗ lực, cố gắng nhung chắc chắn sẽ còn nhiều hạn chê' khiếm khuyết. Rất mong được các đồng nghiệp, bạn bè và độc giả quan tâm chân thành góp ý để lần xuât bản tiếp theo được tốt hơn. 10 BÁO CHÍ VỚI VẤN ĐÉ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM Nhân dịp này, các tác giả xin gửi lời cảm ơn và tri ân tới Đại học Quốc gia Hà Nội, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Khoa Báo chí và Truyền thông (Trường ĐHKHXH&NV), GS.TS. Nguyễn Hữu Đức - Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, PGS.TS. Vũ Văn Tích - Trưởng ban Khoa học và Công nghệ Đại học Quốc gia Hà Nội và các cộng sự, các đổng nghiệp, sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh... đã có nhiều sự trợ giúp, động viên và cộng tác để cuốn sách được ra mắt bạn đọc. Trân trọng cảm ơn./. Hà Nội, tháng 3 năm 2017 Các tác giả Đinh Văn Hường - Nguyễn Minh Trường Chương 1 BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ VAI TRÒ CỦA BÁO CHÍ 1.1. Các khái niệm cơ bản 1.1.1. Khí hậu Quan niệm của Alixop về khí hậu: Khí hậu của một nơi nào đó là chế độ thời tiết đặc trưng xảy ra trong một khoảng thời gian nhâ't định được tạo nên bởi bức xạ mặt trời, đặc tính của mặt đệm về hoàn lưu khí hậu. Các nhân tố hình thành khí hậu: nhân tố bức xạ, cân bằng bức xạ mặt đất, cân bằng bức xạ khí quyển, cân bằng bức xạ mặt đât - khí quyên, cân bằng nhiệt Trái đât. Thời tiết trung bình của một vùng riêng biệt nào đó, tồn tại trong khoảng thời gian dài, thông thường 30 năm (theo WMO) bao gồm các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, các hiện tượng xảy ra trong khí quyển và nhiều yếu tố thời tiết khác là một trạng thái, là bảng thống kê mô tả của hệ thông khí hậu. Các yếu tố khí tượng: bức xạ mặt trời, lượng mây, khí áp (áp suâ't khí quyển), tốc độ và hướng gió, nhiệt độ không khí, lượng nước rơi (lượng giáng thủy), bốc hơi và độ ẩm không khí, hiện tượng thời tiết. 12 BÁO CHÍ VỚI VẤN ĐÊ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ở VIỆT NAM Theo tác giả Bùi Thu Vân, Đại học Sư phạm Hà Nội: Khí hậu là mức độ trung bình của thời tiết trong một khoảng thời gian và không gian nhât định. Khí hậu bao gồm các yê'u tố nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, áp suất khí quyển, gió, các hiện tượng xảy ra trong khí quyến và nhiều yếu tố khí tượng khác trong khoảng thời gian dài ở một vùng, miền xác định. Khí hậu là trung bình theo thời gian của thời tiết, trung bình thời gian chuẩn thường được tính là 30 năm trở lên, nghĩa là, thời tiết ở tại một vùng, miền trong một khoảng thời gian 30 năm trở lên thì được gọi là khí hậu. Tóm lại: Khí hậu là sự tổng hợp các yêu tố của thời tiết bao gồm các hiện tượng nhiệt độ, độ ẩm, gió, lượng mưa, sương mù, nắng... Khí hậu bao gồm cả hệ thống khí quyên, thủy quyển, băng quyển, sinh quyển, thạch [¡uyển và bê' mặt của trái đất. 1.1.2. Biến đổi khí hậu (BĐKH - Climate change) Hệ thống khí hậu Trái đất bao gồm khí quyển, lục địa, đại dương, băng quyển và sinh quyên. Các quá trình khí hậu diễn ra trong sự tương tác liên tục của nhũng thành phần này. Quy mô thời gian của sự hổi tiếp ở mỗi thành phần khác nhau rất nhiều. Nhiều quá trình hổi tiếp của các nhân tố vật lý, hóa học và sinh hóa có vai trò tăng tường sự BĐKH hoặc hạn chê sự BĐKH. Công ước khung của Liên hiệp quốc về BĐKH đã định nghĩa: "BĐKH ỉà "những ảnh hưởng có hại của BĐKH", là nhũng biến đổi trong môi trường vật lý hoặc sinh học gây ra những anh hưởng có hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hổi hoặc sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên và được quản lý hoặc đến hoạt động của các hệ thống kinh tê - xả hội hoặc đến sức khỏe và phúc lợi của con người". Chương 1. BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ VAI TRÒ CLIA BÁO CHÍ 13 BĐKH trái đâ't là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thủy quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo. Sự thay đổi về khí hậu gây ra trực tiếp hay gián tiếp từ hoạt động của con người làm thay đổi câu thành của khí quyển trái đât, mà cùng với BĐKH tự nhiên, đã được quan sát trong một thời kì nhất định (UNFCCC). BĐKH là sự biến động trạng thái trung bình của khí quyển toàn cầu hay khu vực theo thời gian từ vài thập kỷ đến hàng triệu năm... Những biên đổi này được gây ra do quá trình động lực của trái đất, bức xạ mặt trời, và có sự tác động từ các hoạt động của con người. BĐKH trong thời gian từ thế kỷ XX đến nay được gây ra chủ yếu do con người, do vậy thuật ngữ BĐKH (hoặc còn được gọi là sự ấm lên toàn cầu - Global warming) được coi là đồng nghĩa với BĐKH hiện tại. Theo chương trình Mục tiêu Quốc gia năm 2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường đã giải thích: BĐKH là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình/ hoặc giao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là vài thập kỷ hoặc dài hơn. BĐKH có thê là do các quá trình tự nhiên bên trong, hoặc các tác động bên ngoài, hoặc do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí quyển. Theo từ điển Wikipedia, BĐKH là "Sự thay đôi của hệ thống khí hậu gổm khí quyển, thủy quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo trong một giai đoạn nhất định từ tính bằng thập kỷ tới hàng triệu năm. Sự biến đổi có thể là thay đổi thời tiết bình quân hay thay đổi sự phân bố các sự kiện thời tiết quanh một 14 BÁO CHÍ VỚI VẤN ĐỂ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM mức trung bình. Sự BĐKH có thế giới hạn trong một vùng nhâ't định hay có thể xuất hiện trên toàn Địa cầu". Như vậy, khái niệm BĐKH có thể còn nhiều định nghĩa, cách hiểu khác nhau và chưa có hổi kết. Vì vậy quan điểm của chúng tôi là đổng tình cơ bản với định nghĩa trong công ước khung của Liên hiệp quốc về BĐKH như trích dẫn ở trên. 1.1.3. Biểu hiện và tác động của BĐKH BĐKH mà tiêu biểu là sự nóng lên toàn cầu, nước biên dâng đã được phát hiện từ nửa cuối thế kỷ XX và được khẳng định dần qua các kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học. Biểu hiện rõ ràng và dễ nhận thây nhâ't của BĐKH gồm những hiện tượng sau: + Băng tan: Điều này dễ nhận thấy diện tích của các dòng sông băng trên toàn thế giới đang dần bị thu hẹp lại, vùng lãnh nguyên (vùng đất cao nơi cây cối không thể sinh trưởng và phát triển) từng bị lớp băng vĩnh cửu bao phu nay dưới tác động của nhiệt độ cao, lớp băng đã tan chảy và sự sống của các loài thực vật trên vùng này cũng đã xuât hiện. + Mực nước biển dâng: Nước biêh dâng cao là do nhiệt độ trái đất ngày càng gia tăng, nhiệt độ tăng khiến các tàng băng tan nhanh hơn, làm mực nước biến và đại dương trên toàn thê giới tăng theo. Trong 50 năm qua nước biển dâng khoảng 20 cm. + Nắng nóng: Trong 50 năm trở lại đây tần suất xảv ra các đợt nắng nóng đã tăng 2 - 4 lần, nhiều khả năng trong 40 nám tới, số đợt nắng nóng sẽ tăng 100 lần. Trong 50 năm qua nhiệt độ trung bình ở nước ta tăng từ 0,5 - 0,7°c. Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, cuối thế kỷ XXI nhiệt độ trung bình ỏ Việt Nam có thể tăng 2,3°c. Chương 1. BIỂN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ VAI TRÒ CỦA BÁO CHÍ 15 Năm 2015 được dự báo là năm kỷ lục nắng nóng như: đợt nắng nóng kinh hoàng với nhiệt độ trung bình 45°c kéo vài hàng tuần vào cuối tháng 5/2015 ở Ấn Độ đã khiến cho hơn 2.000 người thiệt mạng. Ở Việt Nam, đợt nắng nóng trong đầu tháng 5/2015 có nơi lên đến 42,7°c, ngày 29/5/2015 tại Hà Nội nhiệt độ lên đến 41°c, cao nhất trong 40 năm qua. + Dịch bệnh: Nhiệt độ tăng kết hợp với hạn hán và lũ lụt đã trở thành mối đe dọa với sức khỏe dân sô' toàn cầu. Bởi đây là môi trường sống lý tưởng cho các loài muỗi, chuột và nhiều sinh vật mang bệnh khác phát triển mạnh như bệnh cúm A/H5N1, cúm A/H1N1, tiêu chảy, dịch tả... BĐKH làm tăng khả năng xảy ra một số dịch bệnh nhiệt đới như: viêm não Nhật Bản, sốt rét, sốt xuất huyết... Tầng ôzôn bị phá hủy dẫn đến sự tăng cường độ bức xạ tia tử ngoại là nguyên nhân gây bệnh ung thư da và các bệnh về mắt. + Giảm đa dạng sinh học (tuyệt chủng, giảm số lượng loài): nhiệt độ tăng đẩy nhiều loài sinh vật tới bờ vực suy giảm số lượng hoặc tuyệt chủng. Nếu nhiệt độ trung bình tăng từ l ,l ° c - 6,4°c, 30% loài động thực vật hiện nay sẽ có nguy cơ tuyệt chủng năm 2050; nguyên nhân là do môi trường sông ngày càng bị thu hẹp, hiện tượng sa mạc hóa, phá rừng và nước trên các đại dương ngày càng ấm lên. Và khi đó con người cũng bị ảnh hưởng, giảm thu nhập vì mất nguồn cung cấp thực phẩm, nhiên liệu ... + Hủy diệt hệ sinh thái: Những thay đổi trong điều kiện khí hậu và lượng khí carbon dioxide tăng nhanh chóng đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái, nguồn cung cấp nước ngọt, không khí, nhiên liệu, năng lượng sạch, thực phẩm và sức khỏe. Dưới tác động của nhiệt độ, không khí và băng tan, số 16 BÁO CHÍ VỚI VẤN ĐẾ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM lượng các rạn san hô ngày càng có xu hướng giảm. Điều đó cho thấy cả hệ sinh thái trên cạn và dưới nước đều đang phài chịu những tác động từ BĐKH trong đó có lũ lụt, cháy rừng, cũng như hiện tượng axit hóa đại dương. + Sự nóng lên của khí quyển và trái đất nói chung. Sự thay đổi thành phần và chât lượng khí quyển có hại cho môi trường sống của con người và các sinh vật trên Trái đất; sự dâng cao mực nước biển do băng tan, dẫn tới sự ngập úng ở các vùng đất thấp, các đảo nhỏ trên biển; sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các vùng khác nhau của Trái đất dẫn tới nguy cơ đe dọa sự sống của các loài sinh vật, các hệ sinh thái và hoạt động của con người. Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu trình tuần hoàn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa khác... + Hiệu ứng nhà kính: Kết quả của sự trao đổi không cân bằng về năng lượng giữa trái đất với không gian xung quanh, dẫn đến sự gia tăng nhiệt độ của khí quyển trái đất được gọi là hiệu ứng nhà kính. Hiệu ứng nhà kính, dùng đê chỉ hiệu ứng xảy ra khi năng lượng bức xạ của tia sáng mặt trời, xuyên qua các cửa SỔ hoặc mái nhà bằng kính, được hâ'p thụ và phân tán trờ lại thành nhiệt lượng cho bầu không gian bên trong, dẫn đến việc sưởi ấm toàn bộ không gian bên trong chứ không phải chỉ ở những chỗ được chiêu sáng. Có nhiều khí gây hiệu ứng nhà kính, gồm CCb, CHí, CFC, SCh, hơi nước... Khi ánh sáng mặt trời chiếu vào trái đất, một phần được Trái đất hâp thu và một phần được phản xạ vào không gian. Các khí nhà kính có tác dụng giữ lại nhiệt của mặt trời, không cho nó phản xạ đi, nếu các khí nhà kính tồn tại vừa phải thì chúng giúp cho nhiệt độ Trái đất không quá lạnh nhưng nếu chúng có quá nhiều trong khí quyển thì kết quả là Trái đâ't nóng lên. Vai trò gây nên Chương 1. BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ VAI TRÒ CỦA BÁO CHÍ 17 hiệu ứng nhà kính của các chất khí được xếp theo thứ tự sau: CÖ 2=> CFC => CH4 => O3 => NO 2 . Việc tăng nồng độ các khí nhà kính do loài người gây ra, hiệu ứng nhà kính nhân loại, sẽ làm tăng nhiệt độ trên toàn cầu (sự nóng lên của khí hậu toàn cầu) và như vậy sẽ làm thay đổi khí hậu trong các thập kỷ và thập niên tới. Các nguồn nước: Chất lượng và sô' lượng của nước uống, nước tưới tiêu, nước kỹ nghệ và cho các máy phát điện, và sức khỏe của các loài thủy sản có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi sự thay đổi của các trận mưa rào và bởi sự tăng khí bốc hơi. Mưa tăng có thê gây lụt lội thường xuyên hơn. Khí hậu thay đổi có thể làm đầy các lòng chảo nối với sông ngòi trên thế giới. Các tài nguyên bờ biển: Chỉ tại riêng Hoa Kỳ, mực nước biển dự đoán tăng 50cm vào năm 2100, có thế làm mât đi 5.000 dặm vuông đất khô ráo và 4.000 dặm vuông đất ướt. Sự nóng lên của trái đâ't làm thay đổi điều kiện sống bình thường của các sinh vật trên trái đâ't. Một số loài sinh vật thích nghi với điều kiện mới sẽ thuận lợi phát triển. Trong khi đó nhiều loài bị thu hẹp sô lượng hoặc bị tiêu diệt, v ề sức khỏe, nhiều loại bệnh tật mới đối với con người xuất hiện, các loại dịch bệnh lan tràn, sức khỏe của con người bị suy giảm. Số người chết vì nóng có thế tăng do nhiệt độ cao trong những chu kì dài hơn trước. Sự thay đổi lượng mưa và nhiệt độ có thể gây gia tăng các bệnh truyền nhiễm. Nhiệt độ tăng cao khiến nạn cháy rừng dễ xảy ra hơn. Nhiệt độ tăng cao cũng tác động tiêu cực đến giao thông, vận tải mà điển hình là vận chuyển đường thủy có thê bị ảnh hưởng bởi số trận lụt tăng hay bởi sự giảm mức nước sông. Xa hơn nữa nếu nhiệt độ trái đất đủ cao thì có thể làm tan băng tuyết ở j 18 BÁO CHÍ VỚI VẤN ĐỂ BIỂN ĐỔI KHÍ HẬU ở VIỆT NAM + Thủng tầng ozon: Ozon là một châ't khí có trong thiên nhiên, nằm trên tầng cao khí quyến của Trái đất, ở độ cao khoảng 25km trong tầng bình lun, gồm 3 nguyên tử oxy (03), hấp thụ phần lớn những tia tử ngoại từ mặt trời chiếu xuống gây ra các bệnh về da. Chất khí ấy tập hợp thành một lớp bao bọc quanh hành tinh thường được gọi là tầng ozon. Lớp ozon ngăn cản phần lớn các tia cực tím có hại không cho xuyên qua bầu khí quyển Trái đât. Tầng ozon như lớp áo choàng bào vệ Trái đâ't trước sự xâm nhập và phá hủy của tia tử ngoại. Tầng ozon là lớp lọc bức xạ mặt trời, một phần lớp lọc này nếu bị mât sẽ làm cho bề mặt Trái đâ't nóng lên. "Chiếc áo choàng quý giá" ây bị "rách" cũng có nghĩa sự sông của muôn loài sẽ bị đe dọa. Lỗ thủng tầng ozon được các nhà khoa học phát hiện lẩn đầu tiên năm 1987 ở Nam Cực đã làm chân động dư luận toàn cầu, dây lên những mối quan ngại sâu sắc về môi trường và sức khỏe con người. Theo các nghiên cứu, hoạt động của núi lửa phóng thích một lượng lớn HC1 (Axit Clohydric) vào khí quyển; muôi biển cũng chứa rất nhiều Clor, nếu các hợp chất Clor này tích trụi ở tầng bình lưu sẽ là nguyên nhân chính làm suy giảm tầng ozon. Tuy nhiên, hoạt động của núi lửa rất yêu đế có thể đẩy HC1 lên đến tầng bình lưu. Mặt khác các chất này cần phai có "tuổi thọ" trong khí quyển từ 2 - 5 năm mới lên được tầng bình lưu theo cơ chế giống như CFCs (Clorofluorocarbon). Các chất này râ't dễ hòa tan trong hai nước của khí quyển, do đó nó sẽ nhanh chóng theo mưa chảy xuống mặt đất. Theo các kết quả đo đạc cho thấy mặc dầu hoạt động của núi lửa El Chichon (1982) có làm tăng hàm lượng HC1 ở tầng bình lưu lên 10% nhưng lượng này biến mâ't trong vòng 1 năm. Hoạt động của núi lửa Pinaturbo (1991) không làm tăng hàm lượng clor ờ tầrt£ bình lưu. Các nhà khoa học đã làm các phép tính chính xác cho Chương 1. BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ VAI TRÒ CÙA BÁO CHÍ 19 thấy trong tổng lượng clo ở tầng bình lưu 3% là HC1 (có lẽ từ các hoạt động của núi lửa), 15% là methyl chloride, 82% là các ODS từ viết tắt chỉ các chât làm suy giảm tẩng ozon (trong đó hơn phân lửa là CFC11 và CFC). Đối với con người, sự suy giảm tầng ozon sẽ làm tăng cường độ tia cực tím lên bề mặt trái đất là nguyên nhân gây ra nhiều hậu quả trong sinh học như làm da cháy nắng, lóa mắt, lão hóa da, đục thủy tinh thể, ung thư mắt, gia tăng các khối u ác tính (19% các khôi u ác tính ở đàn ông và 16% ở phụ nữ bệnh ung thư da). Đối với thực vật, tăng cường bức xạ tia cực tím có thể tiêu hủy các sinh vật phù du trong tầng có ánh sáng của biển, đây là loại thực vật có liên quan trực tiếp đến năng suât sinh học của đại dương. 70% lượng thực vật phù du xuất phát từ đại dương ở vùng cực. Đây là nơi xảy ra tình trạng suy giảm tầng ozon đáng lưu ý nhâ't. Đối với mùa màng, sản lượng nhiều loại cây trồng có tầm quan trọng về kinh tế như lúa phụ thuộc vào quá trình cố định nitơ của vi khuẩn lam cộng sinh ở rễ cây. Mà vi khuẩn lam râ't nhạy cảm với ánh sáng cực tím và có thê bị chết khi hàm lượng tia cực tím gia tăng. Bên cạnh các ảnh hưởng trực tiếp của bức xạ cực tím đối với sinh vật, gia tăng tia cực tím trên bề mặt trái đâ't sẽ làm gia tăng lượng ozon ở tầng đối lưu. Ở mặt đất, ozon thông thường được công nhận là một yếu tố gây nguy hiểm đến sức khỏe vì ozon có độc tính thể theo tính chất ôxy hóa mạnh. Vào thời điểm này, ozon trên mặt đất được tạo thành chủ yếu qua tác dụng của bức xạ cực tím đối với các khí thải từ xe cộ. Các hóa chất gây suy giảm tầng ozon còn góp phần gây nên tình trạng nóng lên toàn cầu bởi phát thải trực tiếp các khí nhà kính tiềm tàng. Thiên tai và các hiện tượng khí hậu cực 20 BÁO CHÍ VỚI VẤN ĐẾ BIẾN ĐỒI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM đoan khác cũng đang gia tăng ở hầu hết các nước trên thế giới; nhiệt độ và mực nước biên toàn cẩu tiếp tục tăng nhanh đang là mối lo ngại của các quốc gia. + Bão: Bão là trạng thái nhiễu động của khí quyển và là một loại hình thời tiết cực đoan. Ở Việt Nam, thuật ngữ "bão" thường được hiểu là bão nhiệt đới, là hiện tượng thời tiết đặc biệt nguy hiểm chỉ xuâ't hiện trên các vùng biển nhiệt đới. Bão là hiện tượng gió mạnh kèm theo mưa rât lớn do có sự xuât hiện và hoạt động của các khu áp thấp (low pressure area) ngoài khơi sâu. Bão có nhiều tên gọi khác nhau tùy vào khu vực phát sinh: - Bão hình thành trên Đại Tây Dương: hurricanes - Bão hình thành trên Thái Bình Dương: typhoons - Bão hình thành trên biên Dông: cycnes Nguyên nhân cúa bão: Điểu kiện cơ bản đế hình thành bão ỉà nhiệt độ cao và những vùng dổi dào hơi nước. Khi nhiệt độ cao sẽ làm cho hơi nước bốc lên mạnh và bị đấy lên. + Lũ: Lũ là hiện tượng nước sông dâng cao trong một khoảng thời gian nhất định, sau đó giảm dần. Lũ ỉà hiện tượng dòng nước do mưa lớn tích lũy từ nơi cao tràn về dữ dội làm ngập lụt một khu vực hoặc một vùng trũng, thâp hơn. Nếu mưa lớn, nước mưa lại bị tích lũy bới các chướng ngại vật như đâ't đá, cây cối cho đến khi lượng nước vượt quá sức chịu đụng của vật chắn, phá võ vật chắn, đổ xuống câp tập (râ't nhanh), cuốn theo đất đá, cây cối và quét đi mọi vật có thể cuốn theo dòng chảy thì được gọi là lũ quét (hay lũ ống), thường diễn ra rât nhanh, khoảng 4 - 6 giây. Lũ quét được hình thành bởi một lượng mưa có cường độ lớn, kéo dài trên một khu vực nào đó. Lượng mưa hình thành dòng chảy trên mặt đất và các dòng Chương 1. BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ VAI TRÒ CỦA BÁO CHÍ 21 chảy được tập trung cùng nhau sinh ra một dòng chảy lớn hơn với lưu lượng và vận tốc râ't lớn, chúng có thể cuốn tất cả những gì có thể trên đường đi qua, đó chính là mối nguy hiểm tiềm tàng của lũ quét. Có râ't nhiều nhân tố tác động và trực tiếp hình thành lũ quét: điều kiện khí tượng, thủy văn (cường độ mưa, thời gian mưa, lưu lượng và mực nước trên các sông, suối...) và điều kiện về địa hình (phân bố địa hình, đặc điểm thô nhưỡng, độ dốc lưu vực, độ dốc lòng sông, suối...). Tác hại của lũ rất lớn trong đó gây ra thiếu nước sạch, lương thực, nơi ở, nguy cơ bị dịch bệnh tăng cao. v ề kinh tế, lũ lụt tàn phá các công trình, giao thông, nhà cửa, tài sản..., chưa kế tới thương vong cho con người. Lũ lụt ảnh hưởng đến nước sinh hoạt nói riêng và nguồn nước nói chung. Lũ lụt còn gây thiệt hại nghiêm trọng cho nông nghiệp. Đây là những thiệt hại không nhỏ đối với nền kinh tế xã hội, hơn nữa thiệt hại đó lại tập trung chủ yếu ở những vùng cao, vùng sâu, nơi trình độ cũng như kinh tế còn thâ'p. Đặc biệt là lũ quét đã gây ra nhưng thiệt hại to lớn về người, của đối với một bộ phận nhân dân thuộc vùng sâu, vùng xa mà đại bộ phận là thuộc nhóm dân tộc thiểu số. + Hạn hán: Hạn hán là hiện tượng lượng mưa thiếu hụt nghiêm trọng kéo dài, làm giảm hàm lượng ẩm trong không khí và hàm lượng nước trong đất, làm suy kiệt dòng chảy sông suối, hạ thấp mực nước ao hổ, mực nước trong các tầng chứa nước dưới đất, gây ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng của cây trồng, làm môi trường suy thoái, gây đói nghèo dịch bệnh... Nguyên nhân khách quan: Do khí hậu thời tiết bất thường gây nên lượng mưa thường xuyên ít ỏi hoặc nhât thời thiếu hụt. Mưa râ't ít, lượng mưa không đáng kể trong thời gian dài hầu như quanh năm, đây là tình trạng phổ biến trên các vùng khô 22 BÁO CHÍ VỚI VẤN ĐỂ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM hạn và bán khô hạn. Lượng mưa trong khoảng thời gian dài đáng kể thấp hơn rõ rệt mức trung bình nhiều năm cùng kỳ. Tình trạng này có thể xảy ra trên hầu khắp các vùng, kê cả vùng mưa nhiều. Mưa không ít lắm, nhưng trong một thời gian nhâ't định trước đó không mưa hoặc mưa chi đáp ứng nhu cầu tôi thiểu của sản xuât và môi trường xung quanh. Đây là tình trạng phổ biên trên các vùng khí hậu gió mùa, có sự khác biệt rõ rệt về lượng mưa giữa mùa mưa và mùa khô. Bản châ't và tác động của hạn hán gắn liền với định loại về hạn hán. Nguyên nhân chủ quan: Do con người gây ra, trước hết là do tình trạng phá rừng bừa bãi làm mâ't nguồn nước ngầm dẫn đến cạn kiệt nguồn nước. Việc trổng cây không phù hợp, vùng ít nước cũng trồng cây cần nhiều nước (như lúa) làm cho việc sử dụng nước quá nhiều, dẫn đến việc cạn kiệt nguồn nước. Thêm vào đó công tác quy hoạch sử dụng nước, bô' trí công trình không phù hợp, làm cho nhiều trình không phát huy được tác dụng Chât lượng thiết kế, thi công công trình chưa được hiện đại hóa và không phù hợp. Thêm nữa, tình trạng hạn hán, thiếu nước trong mùa khô (mùa kiệt) là do không đủ nguồn nước và thiếu những biện pháp cần thiết đê đáp ứng nhu cẩu sử dụng ngày càng gia tăng do sự phát triển kinh tế - xã hội ở các khu vực, các vùng chưa có quy hoạch hợp lý hoặc quy hoạch phát triến không phù hợp với mức độ phát triển nguồn nước, không hài hòa với tụ nhiên, môi trường vốn là nhũng vấn đề vân tồn tại lâu nay. Mức độ nghiêm trọng của hạn hán, thiêu nước càng tăng cao do nguồn nước dễ bị tôn thương, suy thoái lại chịu tác động mạnh của con người. Hạn hán có tác động tơ lớn đến môi trường, kinh tế, chính trị xã hội và sức khỏe con người. Hạn hán là nguyên nhân dẫn đến đói nghèo, bệnh tật thậm chí là chiến tranh do tranh giành nguồn nước. Hạn hán tác động đến môi trường như huỷ hoại
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan