Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Đại cương Báo cáo thực tập tốt nghiệp tìm hiểu quy trình giao nhận hàng nhập khẩu nguyên c...

Tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp tìm hiểu quy trình giao nhận hàng nhập khẩu nguyên container tại công ty cổ phần phát kinh tế hải nam

.PDF
67
1
136

Mô tả:

lOMoARcPSD|17343589 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM KHOA KINH TẾ CHUYÊN NGÀNH LOGISTICS BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TÌM HIỂU QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG NHẬP KHẨU NGUYÊN CONTAINER TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT KINH TẾ HẢI NAM Họ và tên Mã sinh viên Lớp Nhóm Người hướng dẫn : : : : : Ngô Lê Anh 77083 LQC59DH N31 TS. Phạm Thị Yến Hải Phòng – 2022 Downloaded by v? ngoc ([email protected]) lOMoARcPSD|17343589 MỤC LỤC MỤC LỤC..................................................................................................................................i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU............................................................iii DANH MỤC CÁC BẢNG.......................................................................................................iii DANH MỤC HÌNH ẢNH........................................................................................................iv LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................................1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN.................................................................................................3 1.1. Tổng quan về hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển.. .3 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm về giao nhận hàng hóa................................................................3 1.1.2. Vai trò của dịch vụ giao nhận............................................................................................4 1.1.3. Người giao nhận trong vận tải quốc tế..............................................................................4 1.2. Khái quát về quy trình nhập hàng nguyên container......................................6 1.3. Các chứng từ liên quan đến hàng hóa nhập khẩu nguyên container......7 1.4 Quy trình chung giao nhận hàng nhập nguyên container................................8 CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG NHẬP KHẨU NGUYÊN CONTAINER TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT KINH TẾ HẢI NAM...........................10 2.1. Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần phát triển kinh tế Hải Nam..............10 2.1.1. Sơ lược về công ty..........................................................................................................10 2.1.2. Lĩnh vực kinh doanh chính.............................................................................................10 2.1.3. Môi trường kinh doanh của công ty................................................................................11 2.2.4. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty...................................................................................12 2.2.6. Cơ cấu nhân sự................................................................................................................13 2.2.7. Tình hình kết quả kinh doanh.........................................................................................14 2.2. Quy trình chung giao nhận hàng hóa nhập nguyên container tại Công ty cổ phần phát triển kinh tế Hải Nam.........................................................................16 2.3. Quy trình nhập nguyên container lô hàng keo dán công nghiệp của Công ty Cổ phần phát triển kinh tế Hải Nam....................................................................19 2.3.1: Thông tin về lô hàng và các bên liên quan......................................................................19 2.3.2. Các bước thực hiện quy trình giao nhận nhập khẩu lô hàng keo dán công nghiệp nguyên container (FCL) tại Công ty cổ phần phát triển kinh tế Hải Nam.............................................21 2.4 Đánh giá quy trình xử lý chứng từ hàng nhập FCL tại công ty cổ phần phát triển kinh tế Hải Nam..........................................................................................36 2.4.1 Phương pháp đánh giá......................................................................................................36 2.4.2 Kết quả đánh giá..............................................................................................................37 2.4.3 Nguyên nhân....................................................................................................................38 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG NHẬP KHẨU KHẨU NGUYÊN CONTAINER BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY HẢI NAM................................................................................................................................41 3.1. Định hướng phát triển của Công ty Hải Nam...............................................41 3.2 Nhận xét........................................................................................................41 i Downloaded by v? ngoc ([email protected]) lOMoARcPSD|17343589 3.3 Một số đề xuất biện pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình giao nhận hàng nhập khẩu nguyên container tại Công ty Hải Nam.....................................43 3.2.1 Đề xuất biện pháp với Công ty........................................................................................43 Ý KIẾN ĐỀ XUẤT..................................................................................................................46 KẾT LUẬN..............................................................................................................................47 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................48 PHỤ LỤC.................................................................................................................................49 ii Downloaded by v? ngoc ([email protected]) lOMoARcPSD|17343589 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU XK Xuất khẩu NK Nhập khẩu TKHQ Tờ khai hải quan Cont Container TNHH Trách nhiệm hữu hạn FCL Full container load (Phương thức đóng hàng nguyên container) LCL Less than container load (Phương thức đóng hàng lẻ) AN Arrival Notice (Giấy báo hàng đến) B/L Bill of Lading (Vận đơn) P/L Packing List (Phiếu đóng gói hàng hóa) FOB Điều kiện giao hàng Free on Board DANH MỤC CÁC BẢNG Số bảng Tên bảng Số trang 2.1 Cơ cấu nhân sự theo độ tuổi 13 2.2 2.3 2.4 Bảng kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 20192021 của Công ty Cổ phần phát triển kinh tế Hải Nam Bảng phí Cước biển và Local Charge thanh toán cho hãng tàu Đánh giá quy trình xử lý chứng từ hàng nhập FCL tại công ty cổ phần phát triển kinh tế Hải Nam DANH MỤC HÌNH ẢNH iii Downloaded by v? ngoc ([email protected]) 14 25 36 lOMoARcPSD|17343589 Số hình Tên hình ảnh Trang 2.1 Logo công ty 10 2.2 2.3 2.4 2.5 2.6 2.7 2.8 2.9 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Phát Triển Kinh Tế Hải Nam Biểu đồ cơ cấu nhân viên theo độ tuổi Quy trình giao nhận hàng nhập khẩu nguyên container tại Công ty Hải Nam Điền thông tin doanh nghiệp nhập khẩu Kết quả khai báo thông tin Nhóm loại hình – Thông tin chung Kết quả khai báo thông tin Đơn vị xuất nhập khẩu – Thông tin chung Kết quả khai báo thông tin Vận đơn – Thông tin chung Kết quả khai báo thông tin Tờ khai trị giá – Thông tin chung 2 iv Downloaded by v? ngoc ([email protected]) 12 13 17 27 28 29 30 31 lOMoARcPSD|17343589 LỜI MỞ ĐẦU Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng trở nên quan trọng và là một yếu tố không thể thiếu thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế thế giới. Xuất nhập khẩu giúp cho mỗi đất nước có thể cắt giảm chi phí cho những lĩnh vực mà mình không có thế mạnh, đồng thời vẫn giữ được sự đa dạng lựa chọn trong nước. Để có thể bắt kịp tốc độ phát triển toàn cầu, Viê ̣t Nam đã nỗ lực đẩy mạnh hoạt đô ̣ng ngoại thương, mở cửa nền kinh tế. Một kết quả tất yếu của viê ̣c mở cửa thị trường là khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu ngày càng lớn, mang lại nhiều cơ hội cho ngành giao nhận, cho thấy tiềm năng phát triển dịch vụ giao nhận tại Việt Nam. Trong đó, hoạt động giao nhận hàng hóa bằng đường biển đóng vai trò quan trọng và phổ biến trong các doanh nghiệp hiện nay. Đây cũng là lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của Công ty cổ phần phát triển kinh tế Hải Nam. Thông qua thời gian thực tập, tìm hiểu và nghiên cứu về hoạt động giao nhận tại công ty, em đã chọn đề tài: "Quy trình giao nhận lô hàng Keo dán công nghiệp nhập khẩu nguyên container tại Công ty cổ phần phát triển kinh tế Hải Nam" làm đề tài cho báo cáo thực tập của mình. Đề tài này với mục đích tìm hiểu rõ hơn về hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu nguyên container bằng đường biển, tình hình hoạt động kinh doanh của công ty cũng như những thuận lợi và khó khăn. Với những kiến thức và hiểu biết mà bản thân học hỏi được trên giảng đường cũng như trong thời gian thực tập, em mong muốn được đóng góp một số đề xuất và kiến nghị để hoàn thiện hơn hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu nguyên container của công ty trong thời gian tới. Do đó, bài báo cáo gồm những nội dung chính sau: 1. Cơ sở lý luận về hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu nguyên container. 2. Quy trình giao nhận nhập khẩu lô hàng FCL tại Công ty cổ phần phát triển kinh tế Hải Nam. 1 Downloaded by v? ngoc ([email protected]) lOMoARcPSD|17343589 3. Một số giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng nhập khẩu FCL bằng đường biển tại Công ty Cổ phần phát triển kinh tế Hải Nam. Tuy nhiên, với vốn kiến thức hạn chế cũng như còn ít kinh nghiệm thực tiễn nên trong bài báo cáo chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Vì vậy, em rất mong nhận được sự góp ý từ các thầy cô để bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! 2 Downloaded by v? ngoc ([email protected]) lOMoARcPSD|17343589 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN 1.1. Tổng quan về hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển. 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm về giao nhận hàng hóa. a. Khái niệm về giao nhận hàng hóa. Thương mại quốc tế là hình thức trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các quốc gia thông qua quy tắc trao đổi ngang giá nhằm đem lại lợi ích. Trong quá trình trao đổi hàng hóa từ tay người xuất khẩu tới tay người nhập khẩu một cách thuận lợi bao gồm nhiều công việc khác nhau như: đóng gói, lưu kho, vận chuyển hàng ra cảng, làm thủ tục hải quan, xếp dỡ hàng lên tàu… Những công việc đó cần một số lượng nhân viên nhất định, tuy nhiên không phải công ty xuất nhập khẩu nào cũng đủ nhân lực cho việc tự mình thực hiện cả quy trình. Chính vì lí do đó mà dịch vụ giao nhận ra đời. Dịch vụ giao nhận (Freight Forwarding) được định nghĩa theo Quy tắc mẫu của FIATA là “bất kỳ loại dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như dịch vụ tư vấn hay có liên quan đến các dịch vụ trên, kể cả các vấn đề hải quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu thập chứng từ liên quan đến hàng hóa”. Theo Khoản 1 Điều 28 của Bộ Luật Thương Mại Việt Nam năm 2005, quy định: “Nhập khẩu hàng hoá là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật” Tóm lại, giao nhận là tập hợp những nghiệp vụ và thủ tục có liên quan đến quá trình vận tải nhằm vận chuyển hàng hóa từ nơi gửi hàng (người gửi hàng) đến nơi nhận hàng (người nhận hàng). Người giao nhận có thể làm các dịch vụ một cách trực tiếp hoặc thông qua đại lý và thuê dịch vụ của bên thứ ba khác. 3 Downloaded by v? ngoc ([email protected]) lOMoARcPSD|17343589 1.1.2. Vai trò của dịch vụ giao nhận. Dịch vụ logistics có tác dụng tiết kiệm, giảm chi phí trong quá trình lưu thông phân phối (ở đây, chủ yếu là phí vận tải chiếm tỷ lệ lớn, chi phí này cấu thành giá cả hàng hóa trên thị trường. Dịch vụ logistics càng hoàn thiện và hiện đại sẽ tiết kiệm cho chi phí vận tải và các chi phí khác phát sinh trong quá trình lưu thông.Do đó, giảm thiểu được chi phí này sẽ góp phần làm cho giá cả hàng hóa trên thị trường giảm xuống, mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng, tăng yếu tố cạnh tranh trong các doanh nghiệp. 1.1.3. Người giao nhận trong vận tải quốc tế. a. Khái niệm người giao nhận. Về người giao nhận, hiện tại chưa có một khái niệm thống nhất được Quốc tế công nhận. Người ta thường hiểu người kinh doanh dịch vụ giao nhận hay các doanh nghiệp giao nhận là người giao nhận (Forwarder, Freight Forwarder, Forwarder Agent). Theo Liên đoàn quốc tế các Hiệp hội giao nhận FIATA: “Người giao nhận là người lo toan để hàng hoá được chuyên chở theo hợp đồng uỷ thác và hành động vì lợi ích của người uỷ thác mà bản thân anh ta không phải là người chuyên chở. Người giao nhận cũng đảm nhận thực hiện mọi công việc liên quan đến hợp đồng giao nhận như bảo quản, lưu kho trung chuyển, làm thủ tục hải quan, kiểm hoá …” Nói một cách ngắn gọn, giao nhận là tập hợp những nghiệp vụ, thủ tục có liên quan đến quá trình vận tải nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hoá từ nơi gửi hàng (người gửi hàng) đến nơi nhận hàng (người nhận hàng). Người giao nhận có thể làm các dịch vụ một cách trực tiếp hoặc thông qua đại lý và thuê dịch vụ của người thứ ba khác. b. Cơ sở pháp lý của hoạt động giao nhận. - Tại Việt Nam. + Số: 95/2015/QH13 - Bộ luật hàng hải Việt Nam ban hành ngày 25 tháng 11 năm 2015. 4 Downloaded by v? ngoc ([email protected]) lOMoARcPSD|17343589 + Số: 36/2005/QH11 - Luật thương mại ban hành ngày 14 tháng 06 năm 2005. + Số: 54/2014/QH13 - Luật Hải quan ban hành ngày 23 tháng 06 năm 2014. + Số: 12/2015/TT-BTC - Thông tư quy định chi tiết thủ tục cấp Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan; cấp và thu hồi mã số nhân viên đại lý làm Thủ tục hải quan; trình tự, thủ tục công nhân và hoạt động của đaị lý làm thủ tục hải quan. + Số: 38/2015/TT-BTC, Thông tư hướng dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. + Số: 45/2005/QH11 – Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. + Số 71/2014/QH13 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2015. + Các loại hợp đồng làm cơ sở giao nhận như: Hợp đồng mua bán, Hợp đồng thuê tàu, Hợp đồng bảo hiểm,… + Điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn Việt Nam do VIFFAS ban hành trên cơ sở của FIATA. - Các công ước quốc tế. + Incoterms 2010 – bộ quy tắc quốc tế để giải thích những điều kiện thương mại thông dụng nhất trong ngoại thương do Phòng Thương Mại Quốc Tế (ICC) ban hành, trong đó làm rõ sự phân chia trách nhiệm, chi phí, rủi ro trong quá trình chuyển hàng từ người bán đến người mua. + Công ước Viên năm 1980 về buôn bán quốc tế. + Công ước quốc tế về thống nhất một số quy tắc về vận đơn đường biển, ký tại Bruseels ngày 25/08/1924. + Nghị định thư sửa đổi Công ước quốc tế để thống nhất một số quy tắc về vận đơn đường biển (Nghị định thư Visby năm 1968). + UCP 600 các quy tắc và thực hàng thống nhất về tín dụng chứng từ. + URC 522 quy tắc thống nhất và nhờ thu. 5 Downloaded by v? ngoc ([email protected]) lOMoARcPSD|17343589 1.2. Khái quát về quy trình nhập hàng nguyên container. a. Khái niệm hàng nguyên container: Hàng nguyên (Full Container Load – FCL) là lô hàng của một người gửi hàng, có khối lượng tương đối lớn, đòi hỏi phải xếp trong một hoặc nhiều container. Nhận nguyên, giao nguyên tức là người chuyên chở nhận nguyên từ người gửi hàng (shipper) ở nơi đi và giao nguyên cho người nhận (consignee) ở nơi đến. b. Trách nhiệm về giao nhận, bốc dỡ và các chi phí khác được phân chia như sau: - Trách nhiệm của người gửi hàng (Shipper): + Thuê và vận chuyển container rỗng về kho hoặc nơi chứa hàng của mình để đóng hàng. + Đóng hàng vào container kể cả việc chất xếp, chèn lót hàng trong container + Đánh kí mã hiệu hàng cà kí hiệu chuyên chở. + Làm thủ tục hải quan và niêm phong kẹp chì theo quy chế xuất khẩu. + Vận chuyển và giao container cho người chuyên chở tại bãi container (CY), đồng thời nhận vận đơn do người chuyên chở cấp. + Chịu các chi phí liên quan đến các thao tác nói trên. + Việc đóng hàng vào container cũng có thể tiến hành tại trạm đóng hàng hoặc bãi container của người chuyên chở. Người gửi hàng phải vận chuyển hàng hóa của mình ra bãi container và đóng hàng vào container. - Trách nhiệm của người chuyên chở (Carrier): + Phát hành vận đơn cho người gửi hàng. + Quản lí, chăm sóc, gửi hàng hóa chất xếp trong container từ khi nhận container tại bãi container cảng gửi đến khi giao hàng cho người nhận tại bãi container cảng đích. + Bốc container từ bãi container cảng gửi xuống tàu để chuyên chở, kể cá việc chất xếp container lên tàu. 6 Downloaded by v? ngoc ([email protected]) lOMoARcPSD|17343589 + Dỡ container khỏi tàu và vận chuyển về bãi container cảng đích. + Giao container cho người nhận có vận đơn hợp lệ tại bãi container. + Chịu mọi chi phí về thao tác nói trên. - Trách nhiệm của người nhận hàng (Cosnignee): + Thu xếp giấy tờ nhập khẩu và làm thủ tục hải quan cho lô hàng. + Xuất trình vận đơn hợp lệ với người chuyên chở để nhận hàng tại bãi container. + Vận chuyển container rỗng về kho bãi của mình và nhanh chóng rút hàng và hoàn trả container cho người chuyên chở (hoặc công ty cho thuê container). + Chịu mọi chi phí liên quan đến các thao tác nói trên, kể cá chi phí chuyên chở container về bãi chứa container. 1.3. Các chứng từ liên quan đến hàng hóa nhập khẩu nguyên container. a. Arrival notice (Giấy báo hàng đến cảng). Được bên vận chuyển (hãng tàu) gửi đến cho người nhận hàng. Trên giấy báo hàng đến sẽ thông báo cho người nhận hàng địa điểm tàu đến, tên tàu, các chi phí chứng từ mà người nhận phải đóng cho bên vận chuyển để lấy chứng từ, … b. Bill of lading (vận đơn). Là một chứng từ chứng minh cho một hợp đồng vận tải đường biển, cho việc nhận hàng hoặc xếp hàng của người chuyên chở và bằng vận đơn này, người chuyên chở cam kết sẽ giao hàng khi xuất trình nó. c. Giấy giới thiệu của công ty nhập khẩu. Công ty nhập khẩu cung cấp giấy giới thiệu cho nhân viên giao nhận để đi làm lệnh cho lô hàng, nhân viên giao nhận sẽ cần phải có giấy giới thiệu để có thể lấy được lệnh giao hàng cũng như làm các thủ tục thông quan cho lô hàng. 7 Downloaded by v? ngoc ([email protected]) lOMoARcPSD|17343589 d. Hợp đồng mua bán, hóa đơn thương mại, packing list, C/O e. Tờ khai hải quan hàng nhập khẩu. Bên nhập khẩu cần phải khai báo lô hàng cho đơn vị hải quan qua tờ khai hải quan điện tử trên phần mềm ECUSVN5 để từ đó có thể biết được lô hàng của mình thuộc luồng nào( xanh, vàng, đỏ). f. Phí local charge tại cảng đến: ( THC, D/O, vệ sinh cont, CIC, DEM..) Đây là các phí mà bên đơn vị nhập khẩu phải đóng cho hãng tàu để có thể lấy được lệnh giao hàng với THC( phí dỡ container từ tàu xuống cảng), D/O( phí chứng từ lệnh giao hàng), CIC( phí cân bằng vỏ), DEM( phí lưu bãi). g. Thuế nhập khẩu. h. Hóa đơn nâng cont, hạ vỏ rỗng. Hóa đơn mà bên nhập khẩu phải đóng cho cảng để có thể nâng container về kho để khai thác sau đó hạ vỏ về bãi để trả container cho cảng. i. Phiếu tạm thu cược vỏ cont. Khi nhân viên giao nhận đến hãng tàu trước khi lấy lệnh sẽ phải đóng phí cược vỏ để có thể kéo container hàng về kho để khai thác. j. Phiếu tạm thu phí sử dụng tiện ích công trình cảng biển. Phí mà mọi lô hàng đều phải đóng với mức phí chung 250,000VNĐ/cont 20’ và 500,000 VNĐ/cont 40’. k. Các chi phí phát sinh (nếu có). l. Bảng kê vận chuyển cont. 1.4 Quy trình chung giao nhận hàng nhập nguyên container. - Khi nhận được thông báo hàng đến do hãng tàu gửi, chủ hàng mang vận đơn gốc kèm giấy giới thiệu của cơ quan, giấy ủy quyền (nếu có) đến hãng tàu để lấy lệnh giao hàng D/O. - Chủ hàng mang lệnh giao hàng đến hải quan làm thủ tục và đăng kí kiểm hóa (có thể đề nghị đưa cả container về kho riêng hoặc ICD để kiểm tra hải quan nhưng phải trả vỏ đúng hạn nếu không sẽ bị phạt). 8 Downloaded by v? ngoc ([email protected]) lOMoARcPSD|17343589 - Sau khi hoàn thành thủ tục hải quan, chủ hàng mang bộ chứng từ nhận hàng cùng lệnh giao hàng đến văn phòng quản lý tàu tại cảng để xác nhận lệnh giao hàng. - Lấy phiếu giao nhận cotainer và nhận hàng. - Nhân viên giao nhận sẽ giao phiếu cho tài xế xe được ra khỏi cảng. 9 Downloaded by v? ngoc ([email protected]) lOMoARcPSD|17343589 CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG NHẬP KHẨU NGUYÊN CONTAINER TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT KINH TẾ HẢI NAM 2.1. Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần phát triển kinh tế Hải Nam 2.1.1. Sơ lược về công ty - Tên Tiếng Việt : Công ty Cổ phần Phát Triển Kinh Tế Hải Nam - Tên Tiếng Anh : HAI NAM ECONOMIC DEVELOPMENT JOINT STOCK COMPANY - Tên viết tắt : HAI NAM.EDT.JSC - Logo : Hình 2.1: Logo công ty - Điện thoại : 0913242702 - Email : [email protected] - FAX : 735399 - Mã doanh nghiệp : 0200631108 - Ngày cấp : 14-06-2005 - Nơi cấp : Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hải Phòng - Địa chỉ khi thành lập : Số 456 Lê Thánh Tông – phường Vạn Mỹ - quận Ngô Quyền – Hải Phòng - Văn phòng hiện tại : 90 Chùa vẽ, đường bao Trần Hưng Đạo, Hải Phòng. - Người đại diện : Ông Nguyễn Ngọc Kiên - Chức vụ : Giám đốc - Tài sản cố định : 16 xe đầu kéo Mỹ và 25 loại sơ-mi-rơ-moóc khác nhau đủ để đáp ứng nhu cầu vận tải. 2.1.2. Lĩnh vực kinh doanh chính. - Vận tải hàng hóa bằng đường bộ 10 Downloaded by v? ngoc ([email protected]) lOMoARcPSD|17343589 - Hàng hóa vận chuyển đa dạng bao gồm: dây cáp điện, gỗ, hàng bách hóa, thực phẩm, bao bì, nhựa PVC,…. - Thực hiện thủ tục hàng hóa nhập khẩu - Ngoài ra còn có một số dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải như giao nhận, bảo dưỡng sửa chữa động cơ ô tô, xe máy 2.1.3. Môi trường kinh doanh của công ty - Có lịch xe chạy liên tỉnh mỗi ngày, tranh trường hợp hàng hóa bị quá ngày lưu kho, lưu bãi hay trễ hẹn giao hàng. - Có đội ngũ xe lớn luôn đảm bảo đáp ứng tối đa nhu cầu vận chuyển hàng hóa. - Đội ngũ nhân viên, đội ngũ kĩ thuật chuyên nghiệp, hiểu biết chuyên sâu về nghiệp vụ nhiệt tình, tư vấn giúp khách hàng lựa phương thức vận chuyển, tuyến đường hợp lý đảm bảo chi phí vận chuyển là thấp nhất; luôn luôn hoàn thành công việc một cách nhanh chóng và chính xác. - Có đội bốc xếp, đóng gói, gia cố hàng hóa trước khi hàng lên xe, đảm bảo hàng hóa được an toàn nhất, sẽ không có trường hợp hàng bị móp mép, ẩm ướt, rách bao bì… - Đối với khách hàng luôn rõ ràng, minh bạch về các khoản thu phí liên quan, giấy tờ, 2.2.4. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN KINH TẾ HẢI NAM BAN GIÁM ĐỐC P.KẾ TOÁN P.KINH DOANH P.LOGISTICS P.NHÂN SỰ 11 Downloaded by v? ngoc ([email protected]) lOMoARcPSD|17343589 B.P CHỨNG TỪ B.P CHẠY LỆNH B.P HẢI B.P SỬA QUAN B.P CHỮA VẬNXE TẢI ĐỘI LÁI XE Hình 2.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Phát Triển Kinh Tế Hải Nam Nguồn: Phòng nhân sự Công ty 12 Downloaded by v? ngoc ([email protected]) lOMoARcPSD|17343589 2.2.6. Cơ cấu nhân sự. Bảng 2.1. Cơ cấu nhân sự theo độ tuổi Độ tuổi <25 tuổi 25 – 30 tuổi 31 – 40 tuổi 41 – 50 tuổi Số lượng (người) 4 15 7 2 Tỷ lệ phần trăm (%) 14,3% 53,6% 25% 7,1% BIỂU ĐỒỒ CƠ CẤẤU NHẤN VIÊN THEO ĐỘ TUỔI < 25 tuổi 25 - 30 tuổi 31 - 40 tuổi 41 - 50 tuổi Hình 2.3. Biểu đồ cơ cấu nhân viên theo độ tuổi (nguồn: phòng Nhân sự công ty)  Nhận xét: Qua biểu đồ ta thấy, số lượng nhân viên trong độ tuổi từ 25 – 30 tuổi chiếm tỉ trọng cao nhất, chiếm hơn 1 nửa số nhân viên với 53,6% . Nhân viên ở độ đuổi này đều là những người dày dặn kinh nghiệm, có hiểu biết chuyên sâu về nghiệp vụ, thành thạo về quy trình, thường xuyên tham gia vào các buổi đào tạo kĩ năng chuyên môn nên có thể nói đây là tập hợp những nhân viên cứng, cốt cán của công ty. Nhân sự trong độ tuổi này chủ yếu thuộc các phòng kinh doanh, phòng kế toán, chạy lệnh. Nhân viên trong độ tuổi từ 31-40 chiếm tỉ trọng cao thứ hai với 7 người, chiếm 25%. Đa phần nhân viên trong độ tuổi này thuộc bộ phận lái xe. Đây là bộ phận quan trọng trong công ty vì đây được xem là ngành nghề kinh doanh chính. Những người trong độ tuổi này cũng đều là những người đã có nhiều năm kinh nghiệm. Hằng năm, bộ phận vận tải nhận được rất nhiều đơn 13 Downloaded by v? ngoc ([email protected]) lOMoARcPSD|17343589 hàng vận chuyển nên đây cũng là bộ phận tạo ra lượng doanh thu nhiều nhất cho công ty. Độ tuổi dưới 25 chiếm tỉ trọng khoảng 14%. Họ có sự nhiệt tình, năng động, ham học hỏi nhưng do chưa có kinh nghiệm nhiều nên đôi khi vẫn gây ra một vài sai sót cho công ty 2.2.7. Tình hình kết quả kinh doanh Năm 2021 là một năm kinh tế đầy biến động không chỉ riêng với nền kinh tế trong nước mà còn đối với toàn thế giới do chịu ảnh hưởng nghiêm trọng từ đại dịch Covid-19. Vận chuyển hàng hóa chậm trễ giữa các quốc gia kéo theo hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Logistic cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Dưới đây là bảng kết quả kinh doanh của Công ty Cổ phần phát triển kinh tế Hải Nam giai đoạn 2019-2021: Kết quả kinh doanh STT 1 2 3 4 5 6 Chỉ tiêu Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ Giá vốn hàng bán Lợi nhuận gộp về bán hàng ( Đơn vị: triệu đồng) 2019 2020 2021 1,176,413 1,231,416 798,482 1,075,782 1,152,999 749,721 100,631 78,417 48,761 và cung cấp dịch vụ Lợi nhuận thuần từ hoạt 16,487 13,015 3,289 động kinh doanh Lợi nhuận trước thuế 17,515 9,915 3,296 Lợi nhuận sau thuế 14,503 7,249 2,691 ( Nguồn: báo cáo tài chính phòng kế toán Công ty năm 2019-2021) Bảng 2.2: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2019-2021 của Công ty Cổ phần phát triển kinh tế Hải Nam Dựa vào bảng số liệu đã nêu trên cho ta thấy được rằng kết quả kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2019-2021 biến động theo chiều hướng giảm và đặc biệt giảm mạnh trong giai đoạn năm 2020-2021. 14 Downloaded by v? ngoc ([email protected]) lOMoARcPSD|17343589 Cụ thể là lợi nhuận trong giai đoạn 2019-2021 có chiều hướng giảm nhẹ giai đoạn 2019-2020 và giảm xuống tới trên 50% trong năm 2021 khi so sánh với lợi nhuận 2020. Đặc biệt phần lợi nhuận thuần từ hoạt đông kinh doanh giảm mạnh từ 13,015 (triệu đồng) tại năm 2020 xuống còn 3,289 (triệu đồng) trong năm 2021, chỉ bằng khoảng 1/3 so với năm 2020. Doanh thu và giá vốn hàng bán trong khoảng 2019-2020 có phần tăng nhẹ khoảng 5%, tuy nhiên sang tới năm 2021 lại có chiều hướng giảm mạnh tới hơn 30%. Để lí giải về xu hướng biến động của kết quả kinh doanh của công ty có lẽ phải nói đến nguyên do ảnh hưởng lớn nhất là đại dịch Covid-19 đang diễn ra vô cùng phức tạp trên toàn cầu với nhiều biến chủng mới nguy hiểm hơn. Trong năm 2021, nền kinh tế thế giới bị suy giảm nặng nề, các quốc gia có số ca nhiễm ngày càng tăng, điều này đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc vận chuyển hàng hóa giữa các quốc gia. Thành phố lockdown, cảng biển quá tải, thiếu container, thiếu nhân viên làm trực tiếp dẫn đến công việc bị chậm trễ, hàng không thể giao đúng thời hạn, nhiều hợp đồng bị hoãn hay có thể bị hủy, và các doanh nghiệp forwarder nói chung và Hải Nam nói riêng cũng không thể tránh khỏi việc bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ đại dịch bệnh toàn cầu này dẫn đến doanh thu và lợi nhuận giảm mạnh. 15 Downloaded by v? ngoc ([email protected])
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan