Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kỹ thuật - Công nghệ Kỹ thuật viễn thông Báo cáo thực tập tốt nghiệp ngành hệ thống điện lưới...

Tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp ngành hệ thống điện lưới

.PDF
32
1754
94

Mô tả:

Báo cáo thực tập tốt nghiệp _____________________________________________________________________ MỤC LỤC: Trang Lời nói đầu………………………………………………………………………3 Phần 1: Nội dung, địa điễm, thời gian thực tập ................................................... 4 1.1: Nội dung thực tập ......................................................................................... 4 1.2: Địa điễm thực tập ......................................................................................... 4 1.3: Thời gian thực tập ......................................................................................... 4 Phần 2 :Tỗng quan về công ty điên lục quang trị điện lục cam lộ……...……….5 2.1:Thông tin chung ……………………………………………………………5 2.2:Lịch sử và tình hình phát triển của công ty…………………………………5 2.3:Đặc điển hoạt động …………………………………………………………7 2.4:Cơ cấu tổ chứ ……………………………………………………………….7 2.5:Chức năng của các phồng ban………………………………………………8 Phần 3: Khái quát về sản xuất truyền tải và phân phối điện năng………………9 3.1:Khái quát về sản suất truyền tải và phân phối điện năng………...................9 3.2:Khái quát về hệ thống điện………………………………………………….9 3.3:Vai trò của lưới điện trong hệ thống điện…………………………….........10 Phần 4:Quản lý vận hành và sủa chữa hệ thống điện ,biện pháp an toàn khi sữa chữa ………………………………………………………………...…… .12 4.1 Các thiết bị .dụng cụ công cụ …………………………………………...... 12 4.2Công các quản lý và kiểm tra lưới điên và các thiết bị đống cắt bão vệ ….. 12 4.2.1 Kiểm tra định kỳ đường dây trung áp hạ áp……………………….. ……12 4.2.2Tiêu chuẩn về hành lang bảo vệ đường dây ……………………………...13 4.2.3Kiểm tra định kỳ các thiết bị đống cắt bão vệ trung áp hạ áp…….............16 4.3 Công tác tổ chức thi công và các biện pháp an toàn lao động khi thi công .16 4.3.1 Công tác tổ chức thi công ………………………………………..........16 4.3.2 Các biện pháp an toàn lao động khi thi công sữa chữa……………...........17 4.4.3 yêu cầu chung về an toàn trông phát điện, truyền tải điện phân phối điện và sử dụng điện sản xuất………………………………………………………………18 4.4 Trình tự viết phiếu công tác, phiếu thao tác …………………………….....19 4.4.1 Trình tự cấp phiếu công tác, phiếu thao tác……………………………….19 4.4.1 Trình tự thực hiện phiếu công tác, phiếu thao tác…………………………19 4.5 Quy trình thực hiện lắp đặt mới và di dời công tơ điện 1 pha và 3 pha…….20 4.5.1 Lắp đặt mới công tơ điện 1 pha 3 pha……………………………………..20 4.5.2 Di dời công tơ điện 1 pha 3 pha…………………………………... ………21 4.5.3 Cách đấu day công tơ 1pha 3 pha ……………………………….. ……..22 4.6 cách đấu dây máy biến dong (TI) và máy biến điện áp đo lường (TU)…….. 22 4.6.1 Khái niệm chung………………………………………………….. ………22 4.6.2 Cách đấu dây TI,TU……………………………………………………….22 4.6.3 Những lưu ý khi lắp đặt TI,TU…………………………………… ……….22 4.6.4 Những nguyên nhân gây ra hư cháy TI,TU………………………. ……….23 4.7 Kiêm tra ,quản lý, đại tu sữa chữa máy biến áp phân phối (22/0,4kv)……… 23 _______________________________________________________________________ SVTH: TRẦN GIÁP 1 Báo cáo thực tập tốt nghiệp _____________________________________________________________________ 4.8 Sữa chữa đườig dây hạ thế………………………………………………….. 23 4.9 Sủa chủa cột thép xà thép thanh gác trên trụ ……………………………… . 26 4.10 Sửa chửa dây néo……………………………………………………………..27 4.11 Sửa chửa dây dẫn ,dây chống sét ………………………………………….....28 4.12 Sơ đồ lưới điện 35kV, 22kV khu vực huyện Cam Lộ……………………… Lời kết ……………………………………………………………………………..30 Lài liệu tham khảo …………………………………………………………………33 _______________________________________________________________________ SVTH: TRẦN GIÁP 2 Báo cáo thực tập tốt nghiệp _____________________________________________________________________ LỜI NÓI ĐẦU -Trong sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế xã hội cùng đất nước, điện lực đã đóng góp phần không nhỏ đáp nhu cầu phát triển của đất nước. Ngày nay khi sự phát triển đang tăng dần một cách nhanh chóng của các lĩnh vực đặc biệt là công nghiệp đòi hỏi nhu cầu tiêu thụ điện năng rất lớn để đáp ứng sản xuất - kinh doanh cũng như những hoạt động sinh hoạt chiếu sáng của xã hội đang ngày tăng cao. Việc tính toán cung cấp điện năng cho các hộ tiêu thụ đang gặp nhiều khó khăn về kỹ thuật và kinh tế nhất là đối với một nền kinh tế đang phát triển như nước ta hiện nay. Để đảm bảo được độ tin cậy cung cấp điện cần có sự nghiên cứu, khảo sát phân tích một cách chắc chắn để thiết kế một hệ thống điện có hiệu quả cao có vốn đầu tư hợp lý đạt được những yêu cầu kỹ thuật cao cũng như chi phí vận hành thấp để đảm bảo sản xuất ổn định đáp ứng đủ nhu cầu của các hộ tiêu thụ điện năng của nước ta. -Hiện tại nền kinh tế và khoa học kỹ thuật ở nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn về mọi mặt thúc đẩy sự phát triển toàn diện, một phần vào trong sự phát triển của nguồn năng lượng đưa ngành điện phát triển thêm nhiều tầm cao mới, với một đội ngũ lao động công nhân và kỹ sư có trình độ cao đáp ứng những yêu cầu khắc khe về kỹ thuật luôn được chú trọng trong an toàn lao động được bồi dưỡng kiến thức và kĩ thuật thường xuyên. - Trong thời gian thực tập vừa qua tại Điện lực Huyện Cam lộ em đã tiếp thu được rất nhiều kinh nghiệm và kỹ năng thực tế về vận hành và bảo trì hệ thống điện . Đây là bước đầu để em được làm quen với thực tế, tiếp xúc và làm việc cùng với các anh thuộc công ty Điện lực huyện Cam Lộ . Để có được những kết quả trên em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy trong Khoa Điện - Điện tử Trương Cao Đăng Phương Đông Đà Nẵng . thầy giáo chủ nhiệm th.s Phan Cường và các kỷ sư tại nơi thực tập đã hướng dẫn và giúp đỡ nhiệt tình giúp em hoàn thành tốt bản báo cáo này. _______________________________________________________________________ SVTH: TRẦN GIÁP 3 Báo cáo thực tập tốt nghiệp _____________________________________________________________________ PHẦN 1: NỘI SUNG ĐỊA ĐIỄM THỜI GIAN THỰC TẬP. 1.1nội dung thực tập - học an toàn điện .thi khao sát - Phát quang tuyến đường dây - Kiểm tra máy biến áp và các thiết bị MBA - Thay công tơ điện 1 pha 3 pha - Kiểm tra định kỳ Aptomat ở phòng thí nghiệm -kéo dây điện truyền tải hạ áp - Vệ sinh và thay xà, sứ cách điện - Vận hành, kiểm tra, bảo dưỡng , sữa chữa đường dây trung áp.hạ áp 1.2 địa điểm thực tập Điện lực Cam Lộ thuộc cơ quan chủ quản của Tổng Cty điện lực Quảng Trị 1.3 gian thực tập Thời gian từ ngày 31 tháng 4 đến ngày 9 tháng 5 năm 2014 _______________________________________________________________________ SVTH: TRẦN GIÁP 4 Báo cáo thực tập tốt nghiệp _____________________________________________________________________ PHẦN 2: TỔNG QUAN VỀ ĐIỆN LỰC CAM LỘ CÔNG TY QUANG TRỊ ĐIỆN LỰC 2.1 :Thông tin chung Cơ quan chủ quản Tên gọi :Công ty điện lực Quảng Trị Địa chỉ :Số 126 Trần Hưng Đạo ,Thành phố Đông Hà ,Tỉnh Quảng trị Điện thoại: 0532210211 fax 053 2220222 Email: [email protected] Websiter : http://pcquangtri.cpc.vn Đơn vị tiếp nhận Tên gọi : Điện lực Cam lộ Địa chỉ : Khu phố 1 thị trấn Cam lộ Điện thoại :0532213739 Email : [email protected] 2.2:Lịch sử và tình hình phát triển của công ty Năm 1973, khi chiến tranh tạm thời chấm dứt sau hiệp định Pa-ri, Bộ Điện và Than lúc bấy giờ đã cử đoàn công tác Điện lực đặc biệt vào Đông Hà – Quảng Trị (gọi tắt là đoàn Đ73), đây là đoàn chi viện Điện lực đầu tiên có quy mô cho vùng giải phóng miền Nam với nhiệm vụ khảo sát và triển khai lắp đặt các cụm phát điện nhằm đảm bảo điện phục vụ nhu cầu kinh tế, dân sinh cho Quảng Trị mà trước mắt là phục vụ cho hoạt động của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng Hòa miền Nam Việt Nam, các cơ quan, đơn vị và nhân dân tại thị xã Đông Hà, trung tâm huyện Cam Lộ và các vùng lân cận, đồng thời sẵn sàng cơ hội để cùng với toàn ngành tiếp quản các cơ sở điện khi miền Nam hoàn toàn giải phóng. Đoàn điện lực Đ73 là đơn vị hoạt động điện lực có quy mô, có ý nghĩa chính trị lớn lao cho vùng giải phóng miền Nam mà chủ yếu là khu Trị - Thiên và tỉnh Quảng Trị. Đoàn Điện lực Đ73 với số lượng cán bộ công nhân viên không nhiều, ban đầu khoảng 10 đồng chí được trang bị hơn 15 tổ máy phát điện diesel có công suất từ 10 _______________________________________________________________________ SVTH: TRẦN GIÁP 5 Báo cáo thực tập tốt nghiệp _____________________________________________________________________ đến 50 kW, nhưng phải phân tán người, máy thành nhiều cụm, mỗi cụm có nhiều điểm đặt máy, rải khắp cả vùng giải phòng từ cầu Hiền Lương đến bờ bắc cầu Thạch Hãn. Năm 1974 – 1975 đoàn Đ73 không ngừng được Trung ương chi viện đầu tư tăng đầu máy, công suất máy và nhân lực nhằm phục vụ điện cho hoạt động của chính quyền địa phương và sản xuất, sinh hoạt của nhân dân trong vùng. Đến năm 1976 Đoàn Đ73 được đổi thành tên gọi mới là Nhà máy điện Quảng Trị; phục vụ điện cho các huyện lỵ đã giải phóng năm 1972, tiếp quản lưới điện dã chiến của chế độ cũ tại thị xã Quảng Trị và huyện Hải Lăng mới giải phóng đầu năm 1975, đồng thời đang gấp rút xây dựng một nhà máy phát điện diesel Đông Hà (đặt tại Khe Mây) với 6 tổ máy G66, công suất 3240kW đầu năm 1977 nhà máy được đưa vào hoạt động cùng với đường dây 35 kV Đông Hà – Quảng Trị, trạm biến áp trung gian Thành Cổ. Đây là thời kỳ đi vào quy cũ và chiều sâu hoạt động, điện năng được phát ra nhiều hơn, đối tượng sử dụng điện được rộng rãi hơn, quy mô và trình độ được nâng cao, chuyển chế độ từ phát điện phục vụ sang hoạt động vừa phục vụ, vừa kinh doanh. Sau khi nước nhà hoàn toàn thống nhất và khi ba tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế hợp nhất, Nhà máy điện Quảng Trị được đổi tên thành Chi nhánh điện Quảng Trị, trực thuộc Sở Điện lực Bình Trị Thiên, đây là một quá trình chuyến biến thay đổi phương thức, mô hình hoạt động. Năm 1989, tỉnh Quảng Trị được tái lập, để phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh cũng như thay đổi mô hình tổ chức, ngày 07/10/1989 Bộ Năng lượng đã có Quyết định số 645 NL/TCCB-LĐ thành lập Sở Điện lực Quảng Trị trực thuộc Công ty Điện lực 3 trên cơ sở Chi nhánh điện Quảng Trị và chính thức hoạt động vào ngày 15/10/1989. Ngày đầu mới thành lập, tài sản của đơn vị chỉ có vài tổ máy phát điện Diesel G 66 và G72 đặt tại trạm phát điện Khe Mây (Đông Hà); lưới điện manh mún, chỉ tập trung ở trung tâm huyện, thị và một số vùng phụ cận. Năm 1996, ngành Điện chuyển sang hạch toán kinh doanh, bàn giao chức năng quản lý về điện cho các Sở Công nghiệp địa phương. Để phù hợp với chức năng, nhiệm vụ mới, ngày 08/3/1996 Tổng Công ty Điện lực Việt Nam (nay là Tập đoàn Điện lực Việt Nam) đã có quyết định đổi tên Sở Điện lực Quảng Trị thành Điện lực Quảng Trị. Năm 2010, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định của Bộ Công Thương, ngày 14/4/2010 Hội đồng Quản trị Tập đoàn Điện lực Việt Nam ban hành quyết định số 230/QĐ-EVN chuyển đổi các Điện lực trực thuộc Tổng công ty Điện lực miền Trung. Từ đó Công ty Điện lực Quảng Trị hình thành, là đơn vị trực thuộc Tổng công ty Điện lực miền Trung. Công ty Điện lực Quảng Trị và các Điện lực trực thuộc chính thức hoạt động theo mô hình mới, khẳng định vị trí, vai trò và những nỗ lực, đóng góp to lớn của nhiều thế hệ cán bộ công nhân viên ngành điện tỉnh Quảng Trị trong suốt quá trình xây dựng, phát triển đầy khó khăn gian khổ nhưng rất vinh dự, tự hào, góp phần quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng của địa phương. _______________________________________________________________________ SVTH: TRẦN GIÁP 6 Báo cáo thực tập tốt nghiệp _____________________________________________________________________ Đến nay lưới điện đã phát triển cả về số lượng và chất lượng, 100% xã, phường, thành phố, thị trấn trên đất liền với trên 98,3 % số hộ dân trong tỉnh được sử dụng điện lưới quốc gia. Lưới điện phủ rộng từ vùng nông thôn ven biển đến vùng sâu, vùng xa, góp phần tích cực để địa phương có điều kiện thực hiện các Chương trình, Dự án nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Thực hiện chủ trương của Chính phủ, chỉ đạo của ngành, Công ty đã đẩy mạnh và hoàn thành 100% kế hoạch về công tác tiếp nhận lưới điện hạ áp nông thôn, triển khai bán lẻ điện đến hộ tiêu thụ. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty luôn chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ có chuyên môn nghiệp vụ và trình độ tay nghề cao, có tinh thần thái độ phục vụ nhiệt tình, chu đáo. Công ty luôn chú trọng áp dụng tiến bộ của khoa học kỹ thuật trong quản lý, xây dựng và áp dụng có hiệu quả hệ thống QLCL theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Song song với việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, Công ty thường xuyên chú trọng công tác xây dựng Đảng, xây dựng đoàn thể, đẩy mạnh phong trào thi đua, tham gia tích cực các hoạt động xã hội, từ thiện. Với nhiều thành tích xuất sắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba năm 1997, Huân chương Lao động hạng Nhì năm 2005, Huân chương Lao động hạng Nhất năm 2010; đã được Chính phủ, Bộ Công Thương, UBND tỉnh Quảng Trị, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng công ty Điện lực miền Trung tặng cờ thi đua xuất sắc cùng nhiều phần thưởng cao quý khác. 2.3 Đặc điểm hoạt động - Quản lý, vận hành lưới điện phân phối. - Tư vấn lập dự án đầu tư, khảo sát, thiết kế, giám sát thi công các công đường dây và trạm biến áp đến cấp điện áp 35 kV. trình - Xây lắp và cải tạo lưới điện đến cấp điện áp 35 kV - Sửa chữa, hiệu chỉnh, thí nghiệm các thiết bị điện đến cấp điện áp 35 kV. - Hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ khác theo giấy phép hành nghề và kinh doanh _______________________________________________________________________ SVTH: TRẦN GIÁP 7 Báo cáo thực tập tốt nghiệp _____________________________________________________________________ 2.4 Cơ cấu tổ chức Điện lực Cam Lộ - Về cơ cấu tổ chức điện lực Cam lộ gồm Giám đốc Phó Giám đốc P.Kinh doanh p.Tổng hợp P.kế huật – kỹ thuẩt Đội quản lý ĐZ-TBA 2.5 Chức năng của các phồng ban - Giám đốc: phụ trách và điều hành chung toàn đơn vị - P.Giám đốc: phụ trách và điều hành mãng kỹ thuật - Phòng Kế huật-kỷ thuật: Tham mưu và thực hiện mãng kỹ thuật điện của đơn vị - Tổ Quản lý đường dây và trạm biến áp: thực hiện quản lý toàn bộ hệ thống lưới điện Khu vực huyện Cam Lộ - Phồng Kinh doanh: Thực hiện quản lý toàn bộ hệ thống do đếm và hợp đồng bán điện cho khách hàng. -Phòng Tổng hợp : Tham mưu và thực hiện điều hành mãng kinh doanh và mãng tài chính của đơn vị _______________________________________________________________________ SVTH: TRẦN GIÁP 8 Báo cáo thực tập tốt nghiệp _____________________________________________________________________ PHẦN 3:KHÁI QUÁT VỀ TRUYỀN TẢI VÀ PHÂN PHỐI ĐIỆN NĂNG 3.1:khái quát về sản suất truyền tải và phân phối điện năng - Điện năng sử dụng cho sản xuất điện năng cũng như tiêu thụ, được sản xuất từ các nhà máy điện: nhà máy nhiệt điện, nhà máy thủy điện, nhà máy điện nguyên tử... Trước đây, do nhu cầu điện năng còn ít nên các nhà máy điện thường có công suất nhỏ, được sản xuất ngay tại trung tâm tiêu thụ. Ví dụ: Như nhà máy điện Hòa Bình ,Son La, điện năg được sản xuất ra được phân bố ngay cho lưới điện phân phối. - Nhưng khi nhu cầu tiêu thụ điện ngày càng tăng, người ta xây dựng các nhà máy điện có công suất lớn ở những nơi có sẵn nguồn nhiên liệu như mỏ than, mỏ dầu hay gần đường chuyên chở như bãi, gần bờ sông của biển, để cung cấp cùng một lúc cho nhiều vùng tiêu thụ và những khu kũ nghệ cách xa nhà máy. Ví dụ: Nhà máy điện Hòa Bình, sông Đà, Đa Nhin, Trị An... - Để truyền tải đi xa và phân phối điện năng tới các hộ tiêu thụ, ta xây dựng các đường dây truyền tải, dùng để đưa trọn vẹn một công suất từ một nơi nhiều nhà máy trạm biến áp lớn cách vài trăm cây số hay hơ nữa và không có sang sẽ công suất dọc đường. Vì tải công suất đường dây truyền tải thường có điện áp cao (ví dụ 500 -220 100 -63 -35kV) để giảm tổn thất điện áp và công suất đường dây đồng thời tiết kiệm được năng lượng, mặt khác điện áp mạng điện càng cao thì vốn dầu tư xây dựng, phí hao tổn vận hành, bảo quản mạng điện càng lớn. Do đó khi chọn mạng điện tùy theo công suất truyền tải và khoảng cách dẫn điện ta phải so sánh các phương án về kỹ thuật và kinh tế để đưa ra một điện áp thích hợp nhất, người ta thường thấy các trạm tăng áp thế ở đầu đường đây truyền tải dùng để chuyển nhượng công suất giữa các nhà máy điện và các trạm biến áp lớn với nhau giữ cho việc cung cấp điện được điều hòa an toàn và kinh tế. - Lưới điện phân phối thường ở cấ điện thấp hơn (22kV trở xuống hạ thế), tuy nhiên có thể điện thế này cao hơn khi có nhu cầu công suất phân phối lớn hơn và đi xa hơn do sự phát triển mở rộng tỉnh, thị xã, thị trấn... gồm nhiều đường dây trên không xuất phát từ các nhà máy và các trạm biến áp trung gian cùng khắp khu vực, phân phối để cung cấp điện cho các trạm phân phối hạ thế rãi rác dọc những nơi mà có đường dây cao thế đi qua và từ các trạm biến đổi ra điện hạ thế cung cấp các xí nghiệp và các hộ tiêu dùng điện bằng lưới phân phối hạ thế. Như vậy đường dây phân phối chủ yếu là sang sẽ công suất theo dọc tuuyến đường dây và tùy đường dây có chiều dài hay ngắn _______________________________________________________________________ SVTH: TRẦN GIÁP 9 Báo cáo thực tập tốt nghiệp _____________________________________________________________________ 3.2. Tổng quá về hệ thống điện: - Hệ thống điện (HTĐ) bao gồm các nhà máy, trạm biến áp, các đường dây truyền tải và phân phối điện năng. - Nhà máy điện có nhiệm vụ biến năng lượng sơ cấp như: than đá, dầu, khí đốt, thủy năng, quang năng... thành điện năng và nhiệt năng. Nhà máy nối với nhau thành hệ thống nhờ các trạm biến áp - Lưới điện gồm các trạm biến áp và đường dây tải điện tùy theo nhiệm vụ và phạm vi mà người ta chia thành lưới khu vực, lưới địa phương hoặc lưới truyền tải, phân phối và cung cấp các trạm biến áp có nhiệm vụ nối các đường dây với các điện áp khác nhau trong hệ thống chung và trực tiếp cung cấp điện cho các hộ tiêu thụ. - Hệ thống điện phát triển không ngừng trong không gian và thời gian để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của phụ tải. + Nguồn điện là do các nhà máy điện quản lý. + Lưới điện siêu áp (>220kV) và trạm khu vực do công ty truyền tải quản lý. + Lưới điện truyền tải 110kV và phân phối do công ty Điện lực quản lý + Các chi nhánh Điện Lực quản lý lưới phân phối 35kVtrở xuống. - Về mặt điều độ chia làm 3 cấp: + Điều độ quốc gia (A0) + Điệu độ miền (miền Trung A3) + Điều độ Điện Lực (Điện Lực tỉnh Quảng Trị : B33) - Về mặt nghiên cứu tính toán: + Lưới hệ thống: nối kết giữa các nhà máy điện với nhau. + Lưới truyền tải (110-220kv) Đưa điện từ các nhà máy điện trạm phân phối. + Lưới phân phối trung áp (6,10,15,22,35kV) Vận chuyển điện năng đến các hộ tiêu thụ. + Lưới phân phối hạ áp: (0,4/0.2kV) Hiện tại, lưới 35k có thể dùng chi cả lưới phân phối và truyền tải. Do phụ tải ngày càng phát triển với tốc độ ngày càng cao, nên phải xây dựng các nhà máy có công suất lớn. Vì lý do kinh tế và môi trường, các nhà máy được xây ở những nơi gần nguồn nhiên liệu hoặc việc chuyên chở nhiên liệu là thuận lợi và ít tốn kém. Trong khi đó các trung tâm phụ tải ở cách xa, do vậy phải dùng lưới điện truyền tải điện năng đến các hộ phụ tải. Vì lý do kinh tế cũng như an toàn, người ta không thể cung cấp trực tiếp cho các hộ phụ tải bằng lưới điện truyền tải, do vậy phải dùng lưới phân phôi 3.3. Vai trò của lưới điện trong hệ thống điện: _______________________________________________________________________ 10 SVTH: TRẦN GIÁP Báo cáo thực tập tốt nghiệp _____________________________________________________________________ - Lưới điện phân phối thực hiện nhiệm vụ phân phối cho một địa phương ( một thành phố, quận, huyện...) có bán kính cấp điện nhỏ hơn 50km. * Lưới điện phân phối nhận điện từ các trạm phân phối khu vực gồm: - Trạm 110/35kv; 110/22kV - Trạm trung gian: 35/0,4; 22/0,4kV * Ảnh hưởng của mạng phân phối đến các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của toàn hệ thống: - Chất lượng của mạng điện phân phối đến các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của toàn hệ thống: - Chất lượng cung cấp điện: Ở đây là độ tin cậy cung cấp điện và dao động của điện áp, tần số tại hộ phụ tải. - Tổn thất điện năng: Thường tổn thất điện năng ở lưới phân phối lớn hơn gấp 3 đến 4 lần so với tổn thất điện năng ở lưới truyền tải. - Giá đầu tư xây dựng: Nếu chia theo tỷ lệ cao áp, phân phối trung áp, phân phối hạ áp thì vốn đầu tư mạng cao áp là 1, mạng phân áp trung áp là 1,5 đến 2 và mạng phân phối hạ áp là 2,5 - Xác suất sự cố: Sự cố gây ngừng cung cấp điện hoặc cắt điện để sữa chữa bảo quản theo kế hoạch, cải tạo lắp trạm lưới trên lưới phân phối cũng nhiều hơn lưới truyền tải. * Phương thức cung cấp của lưới điện phân phối: - Phân phối theo một cấp điện áp trung áp: + Trạm nguồn có thể là trạm nâng cấp của các nhà máy địa phương hoặc trạm phân phối khu vực có dạng CA/TA (110/35-22-15-10-6kV). Trạm nguồn Mạng trung áp Mạng trung áp (TA) Trạm Phân phối Hệ phụ tải Mạng hạ áp Mạng hạ áp (HA) + Trạm phân phối có dạng trung áp/hạ áp (TA/HA) 35-22-1-6/0,4kV) nhận điện từ trạm điện nguồn qua lưới trung áp, từ đó điện này được phân phối đến hộ tiêu thụ qua mạng hạ áp. _______________________________________________________________________ 11 SVTH: TRẦN GIÁP Báo cáo thực tập tốt nghiệp _____________________________________________________________________ PHẦN 4 QUẢN LÝ VẬN HÀNH VÀ KIỂM TRA LƯỚI ĐIỆN 4.1 Các thiết bị .dụng cu ,công cụ khi thao tác với lưới điện 4.1.1thiết bi -Máy biến áp. -Máy cắt tự đóng lại (Recloser). -Máy cắt phụ tải (LBS). -Dao cách ly (DS, LTD). -Cầu chì tự rơi (FCO). -Cầu chì tự rơi cắt tải (LBFCO). -Chống sét van (LA). 4.1.2 Dụng cụ và công cụ. -Sào: sào thao tác, sào tiếp địa (Sào hotline), sào thử điện. -Ampe kiềm: đo giá trị điện áp, đo giá trị dòng điện. -Camera nhiệt: Đo nhiệt độ thiết bị. -Găng, ủng cách điện, ghế cách điện. -Kích, kéo cắt thép, kéo cắt ABC. 4.2Công các quản lý và kiểm tra lưới điên trạm biến áp và các thiết bị _______________________________________________________________________ 12 SVTH: TRẦN GIÁP Báo cáo thực tập tốt nghiệp _____________________________________________________________________ 4.2.1 kiểm tra định kỳ đường dây trung áp và hạ áp -Hành lang tuyến có các tồn tại có khả năng gây sự cố; công trình, nhà cửa mới xây dựng hoặc cải tạo cơi nới trong hành lang; công trình, nhà cửa đang sửa chữa gần đường dây… tình trạng dọc hành lang đường cáp điện ngầm có gì bất thường, có bị đào bới, công trình, nhà cửa xây dựng mới đè lên, các cọc mốc còn hay mất. - Cột nghiêng, biến dạng, nứt hoặc mất thanh giằng, biển báo mờ, mất… - Móng cột lún, nứt, sói lỡ, đất khu vực xung quanh trong tình trạng bất thường, cần xử lý. - Xà và giá đỡ bị vếch, xoay, cong, biến dạng, xà thừa chưa tháo dỡ… - Sứ cách điện bị nứt mẻ, rạn, vỡ, bụi bẩn nặng, phóng điện nặng, bị cháy xém, ty sứ bị mục, rỉ, nghiêng quá 45 độ. - Dây dẫn bị tưa, xây xát một số sợi, bị vật lạ bám vào, bị vặn xoắn, bị võng không đảm bảo khoảng cách an toàn, vỏ bọc cách điện bị lão hoá, rạn nứt, mối nối bị lỏng, có nguy cơ đứt, tuột, cần xứ lý. - Dây tiếp địa bị mất, bị rỉ mục, bị kéo lên khỏi mặt đất, bị cắt, bu lông bắt tiếp địa bị lỏng, bị rỉ sét, bị mất…. -Dây néo bị chùng, bị cắt, rỉ sét, móng néo bị lún, nứt, sói lở, cọc néo chôn trong lòng đường, không đúng hướng chịu lực, đất khu vực xung quanh trong tình trạng bất thường…. - Các thiết bị chống sét có bị vỡ, đầu cực cháy…. - Các thiết bị đóng cắt trên đường dây bị hư hỏng, sứ bẩn, tiếp điểm biến dạng… cần xử lý. - Các hiện tượng bất thường khác. - Các tồn tại đã xử lý ngay trong kiểm tra. 4.2.2tiêu chuẩn về hành lang bảo vệ đường day - Hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không - Hành lang bảo vệ an toàn của đường dây dẫn điện trên không được quy định như sau: + Chiều dài hành lang được tính từ vị trí đường dây ra khỏi ranh giới bảo vệ của trạm này đến vị trí đường dây đi vào ranh giới bảo vệ của trạm kế tiếp; +Chiều rộng hành lang được giới hạn bởi hai mặt thẳng đứng về hai phía của đường dây, song song với đường dây, có khoảng cách từ dây ngoài cùng về mỗi phía khi dây ở trạng thái tĩnh theo quy định trong bảng sau: Đến 22 kV Điện áp Dây bọc Dây trần 35 Kv Dây bọc Dây trần 110 kV 220 kV 500 kV Dây trần Dây trần Dây trần _______________________________________________________________________ 13 SVTH: TRẦN GIÁP Báo cáo thực tập tốt nghiệp _____________________________________________________________________ Khoảng cách 1,0 m 2,0 m 1,5 m 3,0 m 4,0 m 6,0 m 7,0 m + Chiều cao hành lang được tính từ đáy móng cột đến điểm cao nhất của công trình cộng thêm khoảng cách an toàn theo chiều thẳng đứng quy định trong bảng sau: Điện áp Đến 35 kV 110 kV 220 kV 500 kV Khoảng cách 2,0 m 3,0 m 4,0 m 6,0 m - Hành lang bảo vệ an toàn các loại cáp điện đi trên mặt đất hoặc treo trên không được giới hạn về các phía là 0,5 m tính từ mặt ngoài của sợi cáp ngoài cùng. - Cây trong và ngoài hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không - Trường hợp cây trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không, khoảng cách được quy định như sau: + Đối với đường dây dẫn điện có điện áp đến 35 kV trong thành phố, thị xã, thị trấn thì khoảng cách từ điểm bất kỳ của cây đến dây dẫn điện ở trạng thái võng cực đại không nhỏ hơn khoảng cách quy định trong bảng sau: Điện áp Đến 35 kV Khoảng cách Dây bọc Dây trần 0,7 m 1,5 m + Đối với đường dây có điện áp từ 110 kV đến 500 kV trong thành phố, thị xã, thị trấn thì không được để cây cao hơn dây dẫn thấp nhất trừ trường hợp đặc biệt phải có biện pháp kỹ thuật đảm bảo an toàn và được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) cho phép. Khoảng cách từ điểm bất kỳ của cây đến dây dẫn khi dây ở trạng thái võng cực đại không nhỏ hơn khoảng cách quy định trong bảng sau: Điện áp 110 kV 220 kV 500 kV Dây trần Khoảng cách 2,0 m 3,0 m 4,5 m + Đối với đường dây ngoài thành phố, thị xã, thị trấn thì khoảng cách từ điểm cao nhất của cây theo chiều thẳng đứng đến độ cao của dây dẫn thấp nhất khi đang ở trạng thái võng cực đại không nhỏ hơn khoảng cách quy định trong bảng sau: Điện áp Khoảng cách Đến 35 kV Dây bọc Dây trần 0,7 m 2,0 m 110 kV 220 kV 500 kV Dây trần 3,0 m 4,0 m 6,0 m _______________________________________________________________________ 14 SVTH: TRẦN GIÁP Báo cáo thực tập tốt nghiệp _____________________________________________________________________ + Đối với đường dây dẫn điện trên không vượt qua rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất, vườn trồng cây thì khoảng cách theo phương thẳng đứng từ chiều cao trung bình của cây đã phát triển tối đa đến dây dẫn điện thấp nhất khi dây ở trạng thái võng cực đại không nhỏ hơn quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều này. - Trường hợp cây ở ngoài hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không và ngoài thành phố, thị xã, thị trấn thì khoảng cách từ bộ phận bất kỳ của cây khi cây bị đổ đến bộ phận bất kỳ của đường dây không nhỏ hơn khoảng cách quy định trong bảng sau: Điện áp Đến 35 kV 110 và 220 kV 500 kV Khoảng cách 0,7 m 1,0 m 2,0 m - Đối với cây phát triển nhanh trong khoảng thời gian 03 tháng có khả năng vi phạm khoảng cách quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này và những cây không còn hiệu quả kinh tế nếu chặt ngọn, tỉa cành, thì phải chặt bỏ và cấm trồng mới. - Lúa, hoa màu và cây chỉ được trồng cách mép móng cột điện, móng néo ít nhất là 0,5 m. - Điều kiện tồn tại nhà ở, công trình trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không có điện áp đến 220 kV Nhà ở, công trình xây dựng được tồn tại trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không có điện áp đến 220 kV nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau: - Mái lợp và tường bao phải làm bằng vật liệu không cháy. - Không gây cản trở đường ra vào để kiểm tra, bảo dưỡng, thay thế các bộ phận công trình lưới điện cao áp. - Khoảng cách từ bất kỳ bộ phận nào của nhà ở, công trình đến dây dẫn điện gần nhất khi dây ở trạng thái võng cực đại không nhỏ hơn quy định trong bảng sau: Điện áp Đến 35 kV 110 kV 220 kV Khoảng cách 3,0 m 4,0 m 6,0 m - Cường độ điện trường nhỏ hơn 5 kV/m tại điểm bất kỳ ở ngoài nhà cách mặt đất một (01) mét và nhỏ hơn hoặc bằng 1 kV/m tại điểm bất kỳ ở bên trong nhà cách mặt đất một (01) mét. - Đối với nhà ở, công trình trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không có điện áp 220 kV, ngoài đáp ứng các điều kiện trên, các kết cấu kim loại của nhà ở, công trình còn phải được nối đất theo quy định về kỹ thuật nối đất. - Hành lang bảo vệ an toàn đường cáp điện ngầm Hành lang bảo vệ an toàn đường cáp điện ngầm được quy định như sau: - Chiều dài hành lang được tính từ vị trí cáp ra khỏi ranh giới phạm vi bảo vệ của trạm này đến vị trí vào ranh giới phạm vi bảo vệ của trạm kế tiếp. _______________________________________________________________________ 15 SVTH: TRẦN GIÁP Báo cáo thực tập tốt nghiệp _____________________________________________________________________ - Chiều rộng hành lang được giới hạn bởi: + Mặt ngoài của mương cáp đối với cáp đặt trong mương cáp; + Hai mặt thẳng đứng cách mặt ngoài của vỏ cáp hoặc sợi cáp ngoài cùng về hai phía của đường cáp điện ngầm đối với cáp đặt trực tiếp trong đất, trong nước được quy định trong bảng sau: Loại cáp điện Đặt trực tiếp trong đất Đặt trong nước Đất ổn định Đất không ổn định Nơi không có tàu thuyền qua lại Nơi có tàu thuyền qua lại 1,0 m 1,5 m 20,0 m 100,0 m Khoảng cách - Chiều cao được tính từ mặt đất hoặc mặt nước đến + Mặt ngoài của đáy móng mương cáp đối với cáp đặt trong mương cáp; + Độ sâu thấp hơn điểm thấp nhất của vỏ cáp là 1,5 m đối với cáp đặt trực tiếp trong đất hoặc trong nước. - Hành lang bảo vệ an toàn trạm điện - Hành lang bảo vệ an toàn trạm điện được quy định như sau: + Đối với các trạm điện không có tường, rào bao quanh, hành lang bảo vệ được giới hạn bởi không gian bao quanh trạm điện có khoảng cách đến các bộ phận mang điện gần nhất của trạm điện theo quy định trong bảng sau: Điện áp Đến 22 kV 35 kV Khoảng cách 2,0 m 3,0 m + Đối với trạm điện có tường hoặc hàng rào cố định bao quanh, hành lang bảo vệ được giới hạn đến điểm ngoài cùng của móng, kè bảo vệ tường hoặc hàng rào; chiều cao hành lang được tính từ đáy móng sâu nhất của công trình trạm điện đến điểm cao nhất của trạm điện cộng thêm khoảng cách an toàn theo chiều thẳng đứng quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 11 của Nghị định này; + Đối với các trạm biến áp, trạm phân phối điện hợp bộ, có vỏ bằng kim loại thì hành lang bảo vệ được giới hạn đến mặt ngoài của phần vỏ kim loại. - Nhà và công trình xây dựng gần hành lang bảo vệ an toàn của trạm điện phải đảm bảo không làm hư hỏng bất kỳ bộ phận nào của trạm điện; không xâm phạm đường ra vào trạm điện; đường cấp thoát nước của trạm điện, hành lang bảo vệ an toàn đường cáp điện ngầm và đường dây dẫn điện trên không; không làm cản trở hệ thống thông gió của trạm điện; không để cho nước thải xâm nhập làm hư hỏng công trình điện. -Biển báo, tín hiệu _______________________________________________________________________ 16 SVTH: TRẦN GIÁP Báo cáo thực tập tốt nghiệp _____________________________________________________________________ - Đơn vị quản lý vận hành lưới điện cao áp phải đặt biển cấm, biển báo theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành. - Các cột điện phải được sơn màu trắng, đỏ từ khoảng chiều cao 50 m trở lên và phải đặt đèn tín hiệu trên đỉnh cột trong các trường hợp sau: + Cột điện cao từ 80 m trở lên; + Cột điện cao trên 50 m đến dưới 80 m nhưng ở vị trí có yêu cầu đặc biệt. -Tại điểm thấp nhất nơi giao chéo giữa đường dây dẫn điện trên không điện áp 220 kV trở lên với đường thủy nội địa, phải có báo hiệu phù hợp để các phương tiện giao thông đường thủy nhận biết được về ban đêm. -Trường hợp đường dây dẫn điện trên không nằm trong phạm vi vùng trời lân cận của sân bay việc sơn cột, đặt đèn báo hiệu theo quy định của pháp luật về quản lý độ cao chướng ngại vật hàng không. -Dọc theo đường cáp điện ngầm trong đất, chủ công trình phải đặt cột mốc hoặc dấu hiệu nhận biết đường cáp. -Đường cáp ngầm đặt trong nước phải có báo hiệu chỉ vị trí đường cáp, theo quy định của pháp luật về giao thông đường thủy nội địa hoặc quản lý cảng biển và luồng hàng hải 4.2.3 kiểm tra định kỳ các thiết bị đống cắt bão vệ  Thiết bị đóng cắt trung áp: cầu chì tự rơi (FCO); ; chống sét van (DS); biến dòng, biến áp; sứ cách điện.  Thiết bị đóng cắt hạ áp: cầu dao cách ly; Aptomt  Cáp lực, thanh dẫn; tình trạng các đầu tiếp xúc, đầu cáp; hệ thống tiếp đất; tủ điện; các kết cấu khác; các kết cấu xây dựng, tình trạng vệ sinh trạm.  Các hiện tượng bất thường khác.  Các tồn tại đã xử lý ngay trong kiểm tra. 4.3 Công tác tổ chức thi công & Các biện pháp an toàn lao động khi thi công: 4.3.1 Công tác tổ chức thi công: - Sau chu kì kiểm tra lưới điện của công nhân nếu có ghi nhận vị trí cần sửa chữa thì Đội quản lý lưới điện sẽ lập phương án sửa chữa thường xuyên (Khảo sát ghi nhận vật tư cần sửa chữa). - Đăng ký kế hoạch và lịch cắt điện để xử lý, sau đó chuyển phương án đến Đội trưởng để xem xét và duyệt phương án, cuối cùng phương án chuyển về Phòng Kế hoạch vật tư để xuất phiếu cung cấp vật tư. - Khi hoàn thành thi công Đội quản lý đương dây phối hợp với Phòng Kỹ thuật để nghiệm thu hoàn thành công trình. 4.3.2Các biện pháp an toàn lao động khi thi công: _______________________________________________________________________ 17 SVTH: TRẦN GIÁP Báo cáo thực tập tốt nghiệp _____________________________________________________________________ - Việc sữa chữa đường dây có thể tiến hành trong điều kiện cắt điện đường dây hoặc không cắt điện. Việc lựa chọn một trong hai phương án này phải căn cứ vào điều kiện an toàn, kinh tế, phương thức vận hành và phương án thi công đòi hỏi. - Công nhân vận hành và sữa chữa đường dây phải là những công nhân chuyên nghiệp, có đủ sức khỏe bảo đảm làm việc trên cao và phải chấp hành qui trình kỹ thuật an toàn điện cũng như các yêu cầu được nêu trong qui trình này. - Việc sữa chữa đường dây không cắt điện (sữa chữa nóng) phải có dụng cụ chuyên dùng và theo quy trình riêng. - Những công việc sữa chữa phải trèo lên cột quá 3m hoặc những công việc làm dưới đất nhưng có ảnh hưởng đến an toàn vận hành đường dây và thiết bị trên đường dây phải được tiến hành theo phiếu công tác. - Tuân thủ theo 4 “Quy tắc vàng” :  Kiểm tra sức khoẻ, hiểu rõ nội dung công việc.  Kiểm tra hiện trường: cắt điện, thử điện, tiếp địa, treo biển báo.  Kiểm tra trang bị bảo hộ lao động, mang dây da an toàn hai dây quàng khi làm việc trên cao.  Từ chối làm việc nếu không đảm bảo an toàn. - Khi nhận lệnh công tác, phiếu công tác, phiếu thao tác phải đọc kỹ lệnh công tác, phiếu công tác, phiếu thao tác; nếu chưa rõ phải hỏi lại người ra lệnh.Nếu phát hiện có những sai sót phải phản ánh ngay với người ra lệnh thao tác hoặc người viết phiếu thao tác. - Quần áo phải gọn gàng, tay áo, ống quần phải buông và cài cúc, mũ bảo hộ phải được cài quai chắc chắn xuống cằm, đi giầy bảo hộ lao động.Làm việc ở độ cao từ 3 mét trở lên phải đeo dây lưng an toàn dù thời gian làm việc rất ngắn. - Cấm tung ném dụng cụ, vật liệu.Vật nặng phải dùng puly và thừng thi công để kéo lên hoặc hạ xuống. - Cấm uống rượu, uống bia trước và trong lúc làm việc.Cấm hút thuốc trong lúc làm việc. - Kiểm tra dây lưng an toàn và thang di động trước khi dùng.Các dụng cụ nhỏ cầm tay phải chứa trong túi đựng dụng cụ có nắp đậy. - Phải có rào chắn, biển báo và người cảnh giới ở phía dưới.Người phụ việc ở dưới đất phải đội mũ bảo hộ lao động và không được đứng, làm việc trong khu vực mà dụng cụ thi công có thể rơi từ trên cao xuống. - Khi làm việc trên lưới có cắt điện phải biết chắc chắn khu vực làm việc đã hoàn toàn hết điện, các biện pháp kỹ thuật an toàn cần thiết đã được thực hiện. - Không làm việc trên cao khi có mưa to nặng hạt, có gió tới cấp 6 (60  70 km/giờ) hoặc có giông sét, thiếu ánh sáng. - Những người làm việc trên cao phải tuân theo các mệnh lệnh và các biện pháp an toàn mà người phụ trách hoặc cán bộ kỹ thuật chỉ dẫn. Khi thấy các biện pháp an _______________________________________________________________________ 18 SVTH: TRẦN GIÁP Báo cáo thực tập tốt nghiệp _____________________________________________________________________ toàn chưa được đề ra cụ thể hoặc chưa đúng với quy trình kỹ thuật an toàn thì người thực hiện có quyền không thực hiện. - Tất cả công nhân, cán bộ làm việc trên đường dây phải có trang bị bảo hộ lao động đầy đủ và đeo phù hiệu: quần áo bảo hộ phải gọn gàng, cài khuy, tay áo, không đi dép lê. - Khi làm việc trên cao phải có biện pháp đề phòng dụng cụ rơi xuống đât, dụng cụ làm việc phải có túi đựng hoặc cài chắc chắn vào người. Không đứng dưới chân cột khi bên trên có người làm việc. - Khi sữa chữa đường dây phải lưu ý không làm ảnh hưởng đến các công trình lân cận và hạn chế tới đường dây thiệt hại về hoa màu, cây cối.. và phải bảo quản tốt vật tư thu hồi về số lượng và chất lượng. - Khi kết thúc công tác sữa chữa phải tiến hành kiểm tra nghiệm thu khối lượng công việc đã hoàn thành, có biên bản xác nhận. Đối với các công trình ngầm phải có biên bản nghiệm thu trước khi lấp. - Đơn vị thực hiện phải tổ chức phổ biến đến từng công nhân về nội dung phương án và khi thực hiện phải tuân thủ nghiêm ngặt từng bước trong phương án. - Chỉ được phép thay đổi khối lượng công tác sữa chữa hoặc thay đổi biện pháp kỹ thuật khi được phép của cấp có thẩm quyền phê duyệt. - Phải đảm bảo trình tự thực hiện như sau:  Đảm bảo đã cắt điện tại tuyến đường dây thi công.  Treo biển báo nguy hiểm và có rào chắn trên đoạn đường đang thi công.  Kiểm tra đảm bảo đầy đủ và an toàn đồ bảo vệ lao động.  Kiểm tra xem đường dây còn điện hay không bằng sào thử điện.  Đặt tiếp địa di động.  Tiến hành lắp đặt thiết bị tại cột muốn lắp đặt. 4.3.3 yêu cầu chung về an toàn trông phát điện, truyền tải điện, phân phối điện và sử dụng điện sản xuẩt .- Đối với các nhà máy điện, trạm điện, đường dây dẫn điện chuẩn bị vận hành khai thác + Chủ đầu tư phải có đầy đủ các tài liệu thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, các tài liệu hoàn công xây lắp và các tài liệu kỹ thuật khác theo quy định của pháp luật về xây dựng bàn giao cho đơn vị quản lý vận hành; +Chủ đầu tư các dự án nhà máy điện, trạm điện, đường dây dẫn điện phải thực hiện công tác thí nghiệm, hiệu chỉnh từng phần và toàn bộ hệ thống các trang thiết bị trong dây chuyền công nghệ phát điện, truyền tải và phân phối điện để bảo đảm phù hợp với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, các thông số quy định trong thiết kế đã được duyệt. Hồ sơ thí nghiệm, hiệu chỉnh phải được đưa vào biên bản nghiệm thu từng phần và toàn bộ dự án. - Trong khi vận hành đường dây dẫn điện trên không đi qua khu dân cư, nơi thường xuyên tập trung đông người, không được cho đường dây mang tải vượt quá tiêu chuẩn, định mức theo quy định. _______________________________________________________________________ 19 SVTH: TRẦN GIÁP Báo cáo thực tập tốt nghiệp _____________________________________________________________________ -Có đầy đủ các tài liệu về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn điện; các hướng dẫn như: Quy trình, nội quy và biện pháp tổ chức thực hiện các quy định về an toàn điện tại cơ quan, doanh nghiệp trên cơ sở tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn điện hiện hành. Thiết lập hồ sơ, lý lịch, tài liệu kỹ thuật liên quan đến thiết bị điện và tổ chức quản lý theo quy định. - Tại các vị trí vận hành phải có đầy đủ các quy trình: Vận hành thiết bị, xử lý sự cố điện; sơ đồ lưới điện, nội quy phòng cháy, chữa cháy, sổ nhật ký vận hành, dụng cụ, trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân, biển cấm, biển báo và các dụng cụ, phương tiện khác theo quy định. - Bố trí người lao động làm công việc vận hành, thí nghiệm, xây lắp, sửa chữa đường dây điện hoặc thiết bị điện phải đảm bảo đủ các điều kiện sau: + Được đào tạo về nghiệp vụ, kỹ thuật đúng yêu cầu ngành nghề; + Được huấn luyện và cấp thẻ an toàn điện. - Sử dụng các thiết bị điện có chứng chỉ chất lượng hoặc nhãn mác đăng ký chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và các quy định pháp luật khác có liên quan. - Xây dựng, ban hành kế hoạch phòng ngừa, ngăn chặn sự cố, tai nạn. Trường hợp xảy ra sự cố, tai nạn về điện, phải nhanh chóng áp dụng các biện pháp cần thiết để cấp cứu người bị nạn, giảm nhẹ thiệt hại về người, tài sản; phải tổ chức điều tra xác định, phân tích nguyên nhân; kiểm điểm, xác định trách nhiệm. 4.4 Trình tự thực hiện phiếu công tác, phiếu thao tác: 4.4.1Trình tự cấp phiếu công tác, phiếu thao tác: - Phiếu công tác là giấy cho phép đơn vị công tác làm việc ở thiết bị điện, trong đó quy định nơi làm việc, thời gian và điều kiện tiến hành công việc, thành phần đơn vị công tác…. - Phiếu công tác phải được lập xong trước thời gian dự kiến công tác ít nhất 24h và Phiếu công tác phải có chữ ký của người cấp phiếu công tác mới có giá trị thực hiện. - Phiếu công tác phải được lập thành 02 bản: Người cấp phiếu công tác giao cả 02 bản cho người cho phép.Người cho phép sau khi làm xong thủ tục cho phép làm việc sẽ giao lại 01 bản cho người chỉ huy trực tiếp - Các phiếu công tác sau khi viết xong phải được ghi chép thống kê vào Sổ theo dõi cấp phiếu công tác.Phiếu công tác đã được viết nhưng không thực hiện cũng phải được ghi vào cột ghi chú trong sổ: “Không thực hiện”. - Sau khi hoàn thành công việc, Phiếu công tác của người chỉ huy trực tiếp giữ, được trả lại người cho phép và sau đó được giao trả lại người cấp phiếu công tác (cà 2 bản) để kiểm tra, lưu giữ ít nhất 01 tháng (kể cả những phiếu đã cấp nhưng không thực hiện).Trường hợp khi tiến hành công việc, nếu để xảy ra sự cố hoặc tai nạn thì phiếu công tác phải được lưu giữ trong hồ sơ điều tra sự cố, tai nạn lao động của đơn vị. _______________________________________________________________________ 20 SVTH: TRẦN GIÁP
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan