Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Máy đo tọa độ CMM

.DOCX
25
1100
81

Mô tả:

Máy đo tọa độ CMMMáy đo tọa độ CMMMáy đo tọa độ CMMMáy đo tọa độ CMMMáy đo tọa độ CMMMáy đo tọa độ CMMMáy đo tọa độ CMMMáy đo tọa độ CMM
Máy đo tọa độ – CMM Máy đo 3D hay còn gọi là máy đo toạ độ (Coordinate Measuring Machine, viết tắt là CMM) hoạt động theo nguyên lý dịch chuyển một đầu dò để xác định tọa độ các điểm trển một bề mặt của vật thể. CMM thường thiết kế với 4 phần chính: Thân máy, Đầu do, Hệ thống điều khiển hoặc máy tính, Phần mềm đo. Máy CMM có nhiều chủng loại khác khác nhau về kích cỡ, thiết kế và công nghệ đo. Máy có thể chỉ có hệ điều khiển cơ (Manual), hoặc có hệ điều khiển số CNC/PC. Các máy CMM thường được sử dụng để đo lường về kích thước, đo kiểm mẫu, lược đồ góc, hướng hoặc chiều sâu, đo chép mẫu hoặc tạo hình. Các tính năng chung của máy CMM là có hệ thống bảo vệ chống va đập, khả năng lập trình offline, thiết kế ngược, phần mềm SPC và bù nhiệt độ. Các thông số cơ bản được quan tâm của máy là các hành trình đo theo trục X,Y,Z; độ phân giải và trọng lượng vật đo của máy. Máy CMM kiểu horizon đo các vật thể lớn Về kết cấu, máy CMM gồm nhiều loại: tay gấp (artigulated arm), kiểu cầu (bridge), kiểu chìa đỡ (cantilever), kiểu giàn (gantry) hay trục ngang (horizonal arm). - Kiểu tay gấp thường là loại máy nhỏ cầm tay, cho phép đầu dò xoay đặt theo nhiều hướng khác nhau. - Máy kiểu cầu là loại có trục đo được lắp thẳng đứng với một dầm ngang đặt trên 2 ụ đỡ. Máy đo kiểu cầu (theo trục X) giúp mở rộng phạm vi của vật thể đo. - Với máy đo kiểu chìa đỡ, trục đo được đỡ bởi một kết cấu đỡ. - Máy kiểu giàn có kết cấu khung treo trên các ụ đỡ để có thể mở rộng pham vị trên các vật được đo. Các máy đo kiểu giàn có cấu trúc tương tự như thiết kế kiểu cầu. - Đối với máy đo kiểu trục ngang, trục lắp đầu dò được đặt ngang chìa ra, một đầu gắn trên giá đỡ thẳng đứng có thể dịch chuyển được. Máy CMM kiểu gantry Về hệ thống đầu do cho máy CMM, người ta có thể sử dụng loại đầu dò tiếp xúc hay đo điểm rời rạc, hệ thống đầu đo laser, hoặc camera. Máy đo CMM đa cảm biến có thể được trang bị một lúc nhiều hơn một cảm biến, camêra hoặc đầu dò. (Phúc An – theo Metalex Magazin) Xem thêm tại : Máy đo tọa độ - CMM | Ngôi nhà nhỏ trên thảo nguyên... Máy đo toạ độ (Coordinate Measuring Machine –CMM Máy đo toạ độ (Coordinate Measuring Machine –CMM) là tên gọi chung của các thiết bị vạn năng có thể thực hiện việc đo các thông số hình học theo phương pháp toạ độ. Thông số cần đo đựoc tính từ các toạ độ điểm đo. Các loại máy này còn được gọi là máy quét hình vì chúng còn được dùng để quét hình dáng của vật thể. Có hai loại máy đo toạ độ thông dụng là máy đo bằng tay (đầu đo được dẫn động bằng tay) và máy đo CNC (đầu đo được điều khiển tự động bằng chương trình số). Máy đo toạ độ thường là các máy đo các 3 phương chuyển vị đo X, Y, Z. Bàn đo được làm bằng đá granít. Đầu đo được gắn trên giá đầu đo lắp trên thân trượt theo phương Z. Khi đầu đo được điều chỉnh đến một điểm đo nào đó thì 3 đầu đọc sẽ cho ta biết 3 toạ độ X, Y, Z tương ứng với độ chính xác có thể lên đến 0,1 micromét. Đầu đo CNC em kiếm dc một máy như sau : Tính năng chính của máy : ·Đo kiểm tra kích thước 3D của các chi tiết cơ khí… ·Cho phép quét lấy mẫu 3D ·Có chức năng thiết kế ngược ·Có độ chính xác cao và thời gian đáp ứng nhanh ·Giải pháp kinh tế cho thiết bị đo 3D với Manual Software ·Có hỗ trợ tính năng cập nhật các phiên bản mới đối với phần mềm chuyên dùng Thông số của máy ·Dải đo : üX : 300 mm (12”) üY : 300 mm (12”) üZ : 250 mm (10”) ·Kích thước của máy : üX: 325mm(25") üY: 650mm(26") üZ: 950mm(38") Máy đo tọa độ kiểu tiếp xúc Máy đo toạ độ (Coordinate Measuring Machine — CMM) là tên gọi chung của các thiết bị vạn năng có thể thực hiện việc đo các thông số hình học theo phương pháp toạ độ. Thông số cần đo được tính từ các toạ độ điểm đo. Các loại máy này còn được gọi là máy quét hình vì chúng còn được dùng để quét hình dáng của vật thể. Máy CMM có thể được chia ra 2 loại: loại tiếp xúc và không tiếp xúc. Loại máy đo kiểu tiếp xúc sử dụng đầu dò và trong quá trình đo thì đầu dò này tiếp xúc với bề mặt chi tiết cần đo. Còn loại máy còn lại sử dụng “đầu dò” quang học chẳng hạn như dùng tia laser, dùng sóng siêu âm tần số thấp,… Ngoài việc đo kích thước của vật thể, các máy CMM còn có một số ứng dụng khác. Cấu hình máy đo kiểu tiếp xúc Máy đo toạ độ thường là các máy đo các 3 phương chuyển vị đo X, Y, Z. Cấu hình vật lý của máy đo CMM kiểu tiếp xúc khá đa dạng nhưng chúng đều có điểm chung là cung cấp các chuyển động tương đối cho đầu đo theo 3 trục đối với chi tiết. Theo tiêu chuẩn ANSI/ASME B89.1.12M thì có 10 cấu hình khácnhau. Tuy nhiên các loại hay được sử dụng là: kiểu dầm công-xôn (cantilever arm), kiểu cầu (bridge), kiểu trụ (column) kiểu tay đòn nằm ngang (horizontal arm) và kiểu giàn (gantry). Ở kiểu dầm công-xôn, đầu đo được di chuyển theo phương Z nhờ một bộ phận gắn trên dầm công-xôn và dầm này di chuyển theo phương Y. Dầm này cũng di chuyển theo phương X. Kiểu cầu là kiểu phổ biến nhất. Loại máy này có một “cầu” có thể cố định hoặc di động. Nói chung nó cũng tương tự như kiểu dầm công- xôn nhưng kết cấu của nó vững chắc hơn. Kiểu dầm công-xôn Kiểu trụ có kết cấu tương tự như kiểu công-xôn nhưng các chuyển động theo phương X, Y do bàn máy thực hiện còn trụ đứng yên. Kết cấu kiểu trụ cho phép máy CMM đạt độ cứng vững và độ chính xác rất cao. Vì thế loại máy này thường được sử dụng ở phòng hiệu chuẩn, kiểm định (gage room) hơn là kiểm tra (inspection) thông thường. Kiểu giàn Kiểu đòn nằm ngang là cấu hình lý tưởng cho đo lường các chi tiết ô tô. Kiểu này có loại bàn máy di động, loại tay đòn di động và loại tay đòn kép. Ưu điểm của kiểu đòn nằm ngang là có thể đo được tất cả các phía (mặt) của chi tiết. Tuy nhiên độ chính xác của loại này bị hạn chế. Kiểu giàn thích hợp cho các chi tiết cỡ lớn, có thể tích 10 mét khối trở lên. Nền xưởng cho máy này phải được thiết kế đặc biệt nhằm giới hạn độ võng gây ra do bộ khung máy quá nặng và do trọng lượng của chi tiết. Độ chính xác đo của kiểu máy này chỉ đạt mức trung bình. Kiểu tay đòn nằm ngang Các thành phần cơ bản của máy CMM Hệ thống máy CMM bao gồm: Máy chính, hệ thống điều khiển, đầu đo và phần mềm. Máy chính Máy chính với các cấu hình cơ bản như đã giới thiệu ở trên. Bàn máy được làm bằng đá granít. Máy CNC CMM có chuyển vị rất êm, nhẹnhàng nhờ dùng dẫn trượt trên đệm khí nén và động cơ servo. Các ổ đỡ khí (air bearing) thường được dùng trên máy này nhằm cho các đường dẫn hướng không bị mài mòn, đảm bảo độ chính xác. Để kết quả đo tin cậy, áp suất khi nén cần phải được bảo đảm như điều kiện kỹ thuật của máy đã ghi nhằm đảm bảo đệm khí đủ áp suất và làm việc ổn định. Các máy của hãng Mitutoyo thường có yêu cầu áp suất khi nén là 0,4MPa với lưu lượng 40 lít/phút ở trạng thái bình thường. Máy phải được vận hành ở nhiệt độ thấp, thường từ 16 độ C đến 26 độ C. Kiểu cầu Loại máy được dẫn động bằng tay vận hành đơn giản, nhẹ nhàng nhờ dùng dẫn trượt bi, tuy nhiên loại này có độ chính xác thấp hơn. Hệ thống điều khiển Hệ thống điều khiển trên máy CMM có thể phân thành 4 loại sau:   CMM được dẫn động bằng tay. CMM được dẫn động bằng động cơ với quá trình dò tự động.   CMM được điều khiển trực tiếp bằng máy tính. CMM liên kết với CAD, CAM, FMS,… Đối với CMM được điều khiển trực tiếp bằng máy tính thì hệ điều khiển chịu trách nhiệm với chuyển động của các bộ phận trượt, đọc các giá trị đầu ra từ các bộ chuyển đổi dịch chuyển và thông tin dữ liệu. Đối với các chuyển động của các bộ phận trượt thì các chiến lược điều khiển khác nhau được sử dụng là:    Điều khiển điểm (point-to-point) Điều khiển đường liên tục Điều khiển vector. Đầu đo Đầu đo được gắn trên giá đầu đo lắp trên thân trượt theo phương Z. Khi đầu đo được điều chỉnh đến một điểm đo nào đó trên bề mặt chi tiết thì trên bộ hiển thị sẽ cho ta biết 3 toạ độ X, Y, Z tương ứng của điểm đo, với độ chính xác có thể lên đến 0,1 micromét. Trước đây chỉ có loại đầu đo cứng với các dạng mũi cầu, côn, đĩa và trụ. Ngày nay hầu như người ta chỉ sử dụng loại đầu đo cơ điện. Các đầu đo có thẻ được dẫn động bằng tay hoặc bằng động cơ. Đầu đo dẫn động bằng động cơ Đầu đo bằng tay Phần mềm Để dễ dàng cho việc tính toán kết quả đo, kèm theo máy là phầnmềm thiết kế trước cho từng loại thông số cần đo. Cũng nhờ phần mềm mà việc vận hành máy CMM đạt tốc độ cao và đạt độ chính xác cao. Mỗi hãng chế tạo máy CMM đề có viết riêng cho các máy của mình những phần mềm khác nhau. Mỗi phần mềm có thể có nhiều môđun riêng biệt ứng dụng cho từng loại thông số cần đo. Nói chung, các gói phần mềm cho máy CMM có thể có các chức năng chuẩn sau:           Cho phép lựa chọn độ phân giải. Chuyển đổi hệ đơn vị đo lường giữa hệ SI và hệ Anh. Chuyển từ hệ tọa độ Đề-cát sang hệ tọa độ cực. Xác định tỉ xích trục. Chọn và reset chuẩn. Đo đường kính và xác định tâm đường tròn. Đo đường kính và xác định tâm vòng tròn lỗ bu-lông (bolt-circle). Lưu và gọi chuẩn trước đó. Nhập kích thước danh nghĩa và dung sai. Tính toán dung sai. Một số chức năng tính toán chuẩn khác của các phần mềm này là đo khoảng cách, góc, đối xứng, giao nhau,.. Ngoài ra còn có thể có các chương trình đo khác như: đo một số thông số của ren và bánh răng; các đường cong không gian, đường cong phẳng; đo cam, trục cam, piston; đo trục vít, bánh vít, cánh tuabin… Một số ưu điểm và ứng dụng So sánh với phương pháp đo truyền thống, đo trên máy CMM có những ưu điểm vượt trội sau: - Không cần phải gióng chi tiết theo các trục của máy vì sử dụng hai hay nhiều hệ tọa độ hơn trong đo lường tọa độ. Điều này đã làm giảm thời gian đo. - Giảm nhu cầu sử dụng thêm các dụng cụ phụ như các vít/hệ thống điều chỉnh và một số đồ gá khác. - Có thể xác định được kích thước, hình dáng, vị trí và hướng của đối tượng trong một lần gá đặt trên một máy đ, sử dụng một hệ tham chiếu. Kết quả là làm giảm sai số đo. Phần mềm CMM Máy đo 3 toạ độ kiểu tiếp xúc có phạm vi sử dụng lớn. Nó có thể đo kích thước chi tiết, đo profile, đo góc, đo sâu... Nó cũng có khả năng đo các thông số phối hợp trên một chi tiết như độ song song, độ vuông góc, độ phẳng. ...Đặc biệt máy có thể cho phép đo các chi tiết có biên dạng phức tạp, các bề mặt không gian, ví dụ như bề mặt khuôn mẫu, cánh chân vịt, mui xe ô tô... Đặc biệt là nó được ứng dụng trong kỹ thuật ngược. Máy đo toạ độ (Coordinate Measuring Machine –CMM) là tên gọi chung của các thiết bị vạn năng có thể thực hiện việc đo các thông số hình học theo phương pháp toạ độ. Thông số cần đo đựoc tính từ các toạ độ điểm đo. Các loại máy này còn được gọi là máy quét hình vì chúng còn được dùng để quét hình dáng của vật thể. Có hai loại máy đo toạ độ thông dụng là máy đo bằng tay (đầu đo được dẫn động bằng tay) và máy đo CNC (đầu đo được điều khiển tự động bằng chương trình số). Máy đo toạ độ thường là các máy đo các 3 phương chuyển vị đo X, Y, Z. Bàn đo được làm bằng đá granít. Đầu đo được gắn trên giá đầu đo lắp trên thân trượt theo phương Z. Khi đầu đo được điều chỉnh đến một điểm đo nào đó thì 3 đầu đọc sẽ cho ta biết 3 toạ độ X, Y, Z tương ứng với độ chính xác có thể lên đến 0,1 micromét. Đầu đo CNC Đầu đo bằng tay Loại máy đo này có chuyển vị rất êm, nhẹ nhàng nhờ dùng dẫn trượt trên đệm khí nén. Để kết quả đo tin cậy, áp suất khi nén cần phải được bảo đảm như điều kiện kỹ thuật của máy đã ghi nhằm đảm bảo đệm khí đủ áp suất và làm việc ổn định. Các máy của hãng Mitutoyo thường có yêu cầu áp suất khi nén là 0,4MPa với lưu lượng 40 lít/phút ở trạng thái bình thường. Máy phải được vận hành ở nhiệt độ thấp, thường từ 16 độ C đến 26 độ C. Loại máy được dẫn động bằng tay vận hành đơn giản, nhẹ nhàng nhờ dùng dẫn trượt bi, tuy nhiên loại này có độ chính xác thấp hơn. Máy đo 3 toạ độ có phạm vi sử dụng lớn. Nó có thể đo kích thước chi tiết, đo profile, đo góc, đo sâu... Nó cũng có khả năng đo các thông số phối hợp trên một chi tiết như độ song song, độ vuông góc, độ phẳng. ...Đặc biệt máy có thể cho phép đo các chi tiết có biên dạng phức tạp, các bề mặt không gian, ví dụ như bề mặt khuôn mẫu, cánh chân vịt, mui xe ô tô... Đặc biệt là nó được ứng dụng trong kỹ thuật ngược. Để dễ dàng cho việc tính toán kết quả đo, kèm theo máy là phần mềm thiết kế trước cho từng loại thông số cần đo. Mỗi hãng chế tạo máy CMM đề có viết riêng cho các máy của mình những phần mềm khác nhau. Mỗi phần mềm có thể có nhiều môđun riêng biệt ứng dụng cho từng loại thông số cần đo. Ví dụ máy CMM của hãng Mitutoyo có các phần mềm (môdun) như sau : - GEOPAK : có nhiều cấp độ khác nhau, dùng cho đo lường vật thể 3D, có thể xuát sang file dạng .gws để chuyển đổi dữ liệu đo thành dữ liệu chuỗi điểm cho thiết kế chi tiết bằng phần mềm Pro/Engineer hoặc các phần mềm khác. - SCANPAK : dùng để số hoá biên dạng 3D của vật thể, chuyên dùng cho kỹ thuật ngược. - STATPAK : chuyên dùng để xử lý số liệu đo. - GEARPAK INVOLUTE/BEVEL : chuyên dùng cho đo bánh răng, chuyển dữ liệu từ máy CMM sang máy kiểm tra bánh răng. - TRACEPAK : chương trình quét vật thể 3D cho máy CMM vận hành bằng tay. - Ngoài ra còn một số phần mềm khác như : COM3D, PLOT-GEO, 3DTOL Tài liệu tham khảo: 1. http://www.mitutoyo.com/ 2. http://en.wikipedia.org/wiki/Coordin...suring_machine (Theo http://boltsnutsvta.com/forum) ============================= Nguồn: http://svdanang.com/@pbkok/showthread.php?t=1953 Tổng quát về máy đo toạ độ 3D Máy đo 3D hay còn gọi là máy đo toạ độ (Coordinate Measuring Machine, viết tắt là CMM) hoạt động theo nguyên lý dịch chuyển một đầu dò để xác định tọa độ các điểm trển một bề mặt của vật thể. CMM thường thiết kế với 4 phần chính: Thân máy, Đầu do, Hệ thống điều khiển hoặc máy tính, Phần mềm đo. Máy CMM có nhiều chủng loại khác khác nhau về kích cỡ, thiết kế và công nghệ đo. Máy có thể chỉ có hệ điều khiển cơ (Manual), hoặc có hệ điều khiển số CNC/PC. Các máy CMM thường được sử dụng để đo lường về kích thước, đo kiểm mẫu, lược đồ góc, hướng hoặc chiều sâu, đo chép mẫu hoặc tạo hình. Các tính năng chung của máy CMM là có hệ thống bảo vệ chống va đập, khả năng lập trình offline, thiết kế ngược, phần mềm SPC và bù nhiệt độ. Các thông số cơ bản được quan tâm của máy là các hành trình đo theo trục X,Y,Z; độ phân giải và trọng lượng vật đo của máy. Về kết cấu, máy CMM gồm nhiều loại: tay gấp (artigulated arm), kiểu cầu (bridge), kiểu chìa đỡ (cantilever), kiểu giàn (gantry) hay trục ngang (horizonal arm). - Kiểu tay gấp thường là loại máy nhỏ cầm tay, cho phép đầu dò xoay đặt theo nhiều hướng khác nhau. - Máy kiểu cầu là loại có trục đo được lắp thẳng đứng với một dầm ngang đặt trên 2 ụ đỡ. Máy đo kiểu cầu (theo trục X) giúp mở rộng phạm vi của vật thể đo. - Với máy đo kiểu chìa đỡ, trục đo được đỡ bởi một kết cấu đỡ. - Máy kiểu giàn có kết cấu khung treo trên các ụ đỡ để có thể mở rộng pham vị trên các vật được đo. Các máy đo kiểu giàn có cấu trúc tương tự như thiết kế kiểu cầu. - Đối với máy đo kiểu trục ngang, trục lắp đầu dò được đặt ngang chìa ra, một đầu gắn trên giá đỡ thẳng đứng có thể dịch chuyển được. Về hệ thống đầu do cho máy CMM, người ta có thể sử dụng loại đầu dò tiếp xúc hay đo điểm rời rạc, hệ thống đầu đo laser, hoặc camera. Máy đo CMM đa cảm biến có thể được trang bị một lúc nhiều hơn một cảm biến, camêra hoặc đầu dò. Chia sẻ một chút thông tin nghiên cứu về máy đo toạ độ (Chủ yếu tổng hợp theo tài liệu của B&S) Công tác quản lý & đảm bảo chất lượng trong các hoạt động sản xuất gia công hiện đại ngày càng sử dụng nhiều các thiết bị đo toạ độ (CMM). Trong vòng hơn 20 năm qua, các máy CMM đã dần thay thế các phương pháp kiểm tra truyền thông sử dụng thước đo và gá kẹp; giúp giảm thời gian và nhân lực trong hoạt động quản lý chất lượng. Các máy CMM không chỉ có khả năng kiểm tra các kích thước hình học tiêu chuẩn mà cho áp dụng cho nhiều chi tiết đặc biệt như bánh răng, trục khuỷu... mà nếu trong môi trường sản xuất truyền thống, mỗi công việc kiểm tra này đòi hỏi một thiết bị đo kiểm chuyên dụng. Quá trình quản lý chất lượng không chỉ phụ thuộc vào chất lượng của hệ thống máy gia công mà còn phụ thuộc vào độ chính xác, tin cậy của các thiết bị đo, kiểm. Bài viết này với mong muốn đưa ra một số kinh nghiệm giúp bạn lựa chọn được một chiếc máy đo toạ độ CMM đáp ứng các yêu cầu chính xác và ứng dụng chuyên biệt của mình. Yếu tố quan trọng đầu tiên là xác định phạm vi đo tối thiểu cần thiết của máy. Nhìn chung, phạm vi đo này phụ thuộc trên kích thước của vật thể cần đo, nhưng cũng thường không chỉ đơn giản như vậy. Chẳng hạn, đối với một chi tiết đòi hỏi phức tạp, đòi hỏi các bộ nối mở rộng đầu dò hoặc đồ gá kẹp; phạm vi đo tối thiểu thực tế cần thiết có thể phải lớn hơn rất nhiều kích thước vật đo. Máy CMM có kích thước hợp lý nên được lựa chọn có giải hành trình trục X,Y,Z lớn gấp 2 lần chiều dài, rộng, và cao tối đa của chi tiết bạn cần đo. Yếu tố quan trọng thứ 2 là độ bất định đo lường cần thiết tối thiểu. Các chỉ số độ bất định và quy trình kiểm tra cho máy đô toạ độ được quy định trong tiêu chuẩn ISO 10360-2. Một số nhà sản xuất máy CMM không theo tiêu chuẩn ISO 10360-2, mà có thể áp dụng các tiêu chuẩn khác như CMMA, VDI/VDE 2617, B89 và JIS . Do vậy để so sánh các thông số máy CMM của các nhà sản xuất khác nhau, hãy chắc chắc là bạn đã đánh giá trên cùng một mặt bằng. Nhìn chung, để đáp ứng yêu khách hàng trên thị trường toàn cầu, hầu hết các nhà sản xuất máy CMM đã cung cấp bảng thông số theo các tiêu chuẩn khác nhau để tiện tham khảo. Và tiêu chuẩn ISO 10360-2 được coi là tiêu chuẩn chung toàn cầu. Tiêu chuẩn ISO 10360-2 (có hiệu lực từ năm 1994) quy định 2 chỉ số độ bất định : chỉ số (E) độ bất định đo lường chiều dài thể tích và chỉ số (R) độ bất định đầu dò thể tích. (Về phần này, mình sẽ viết chi tiết khi có thời gian) Độ bất định của các máy CMM phụ thuộc lớn vào các điều kiện môi trường. Do vậy các nhà sản xuất máy CMM thường quy định phạm vi nhiệt độ môi trường làm việc, dải thay độ nhiệt độ trên mỗi giờ; mỗi ngày và trên mét.; trong phạm vi này máy CMM mới đạt được các thông số hoạt động quy định. Do vậy cũng rất cần chú ý đến các yếu tố biên độ này khi lựa chọn một máy CMM phù hợp. Ngoài ra, mức độ ổn định (không bị rung chấn) của nền đặt máy là rất quan trọng để tối ưu hóa hoạt động của máy CMM. Hầu hết các nhà sản xuất đều cung cấp thông số độ rung tối đa mà máy có thể chịu được mà vẫn đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật quy định. Bạn cũng có thể đặt mua các (tuỳ chọn ) hệ thống giảm chấn nếu máy hoạt động trọng môi trường có khả năng rung chấn. Tốt nhất, bạn nêu nghiên cứu một cách tổng thể về độ rung chất của môi trường lắp máy,nếu bạn cảm thấy vấn đề này không đảm bảo. Tất cả các nhà sản xuất máy CMM đều cung phần mềm thực hiện các công việc đo cơ bản. Một số cũng cung cấp phần mềm để đo các chi tiết có hình dạng phức tạp hơn như bánh răng, côn xoắn, trục vít ... Do vậy hãy đảm bảo bạn hiểu rõ độ phức tạp của vật đo để lựa chọn gói phần mềm phù hợp. Ngoài ra, bạn cũng có thể lựa chọn thê số lượng, kiểu đầu dò, hệ thống gá kẹp và các thiết phụ trợ để khai thác tối ưu hoạt động của máy CMM Máy CMM đo không gian 3 chiều Brown and Sharpe – Mỹ Máy đo không gian 3 chiều Brown and Sharpe – Mỹ Model: Global Classic Hãng sản xuất: Brown and Sharpe – Mỹ Model: Global Classic mang lại các giải pháp hiệu quả nhất để đánh giá đo lường cơ sở và kiểm tra ứng dụng. Sản phẩm classic đạt tiêu chuẩn với trang bị dò bấm nút, phần mềm, hướng dẫn sử dụng và bảo hành. Tiêu chuẩn đóng gói: - Đầu dò: Tesastar-I, đầu dò điều chỉnh bằng tay - Phần mềm: PC – DMIS PRO chuyên nghiệp bao gồm các tiêu chuẩn đo lường và khả năng GD&T - Điều khiển: Khả năng điều khiển bấm nút theo tiêu chuẩn cơ bản. - Các điều kiện phụ: Máy tính nguyên kiện, bàn đặt máy, cài đặt, hướng dẫn sử dụng và bảo hành. - Phụ kiện chọn thêm: Đầu dò tự động, phần mềm nâng cao. - Hiệu suất hoạt động: Vận tốc 520 mm/s, gia tốc 1732 mm/s2 Thông số kỹ thuật chính xác của máy: Thiết kế theo tiêu chuẩn ISO-10360 Thiết kế theo tiêu chuẩn ASME B98 Khoảng nhiệt độ chuẩn: Nhiệt độ xung quanh 18 – 22oC; Mức độ biến đổi nhiệt độ không khí lớn nhất: 1oC/h - 2oC/24h; Trường nhiệt độ lớn nhất trong khoảng không: Đối với chiều dọc là 1oC/m, chiều ngang là 1oC/m. Khoảng nhiệt độ mở rộng: Nhiệt độ xung quanh 16 – 26oC; Mức độ biến đổi nhiệt độ không khí lớn nhất: 1oC/h - 5oC/24h; Trường nhiệt độ lớn nhất trong khoảng không: Đối với chiều dọc là 1oC/m, chiều ngang là 1oC/m. Cấu hình đầu dò đối với hiệu suất quá trình thử: - TESASTAR – i: Chiều dài đầu dò 30 mm, đường kính đỉnh 4 mm - TESASTAR-p/TP20-5W/TP200: Cơ cấu Module chuẩn, chiều dài đầu dò 10 mm, đường kính đỉnh 4 mm Công ty TNHH Thương mại Điện tử và Công nghệ Việt Nam Vecomtech Co., Ltd Trụ sở chính: Phòng 203 Số 120- Đường Trần Quốc Hoàn, Q. Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam Tel: 84-4 754 9061 # Fax: 84-4 754 9063 Email: [email protected] # Website: www.vecomtech.com. Văn phòng đại diện: Số 3A Điện Biên Phủ, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP HCM Tel: 84-8 5127911 # Fax: 84-8 512 7912 Em xin bon chen vào đây chút về CMM MÁY ĐO CMM C3V CMM C3 V rất tiên dụng cho tất cả các giải pháp lớn, nhỏ. Đặc trưng: • Có thể điều khiển quá trình đo tự động thông qua điều khiển CNC hoặc bộ điều khiển bằng tay • Độ phân giải • Có bảo vệ rãnh dẫn hướng theo tất cả các trục • Chống dao động trên bàn máy • Rãnh dẫn hướng theo trục Y và Z bằng vật liệu nhôm • Bàn làm việc và rãnh dẫn hướng theo trục X làm băng đá Granite • Có đệm không khí theo tất cả các trục Những lợi thế của việc sử dụng máy: • Gia tốc cao • Độ chính xác và khả năng lặp lại tốt nhất • Nhiều loại cảm biến đo: đo tiếp xúc, Scan số… • Vết tiếp xúc nhỏ • Chịu được tải trọng lớn đặt lên bàn máy • Thích hợp cho môi trường tại xưởng sản xuất Ứng dụng đặc trưng: • Trong sản xuất các chi tiết máy • Trong ngành sản xuất khuôn nhựa • Trong ngành đúc và ngành rèn • Đo kiểm tra Đặc tính kỹ thuật: Độ chính xác 2.0μm+L/333 Vận tốc 52m/min Gia tốc 9360m/min2 Kích thước rãnh trượt X 500 đến 3300mm Y 400 đến 2000mm Z 400 đến 1500mm MÁY ĐO CMM C3V-GP Máy đo CMM cỡ lớn C3 V-GP Máy đo CMM C3 V-GP là loại máy đo dạng cổng trục cỡ lớn nó có đầy đủ các tính năng đo như các máy đo CMM thông thường và đặc biệt nó rất thích hợp với việc sử dụng để đo kiểm tra các cấu kiện có kích thước lớn. Thông số kỹ thuật: Độ chính xác 5.0μm+L/167 Vận tốc 40 m/min Gia tốc 5400 m/min2 Kích thước băng X 2500 đến 12000mm trượt Y 1500 đến 3500mm Z 1000 2500mm đến MÁY ĐO CMM LKV-GP Máy đo CMM LK V-GP dạng cổng trục có độ chính xác cao Đây là máy đo CMM dạng cổng trục cỡ lớn sở dĩ nó có vùng làm việc lớn là do nó được lắp trên các day trượt và đặc biệt là máy đo này cho ra độ chính xác rất cao. Độ chính xác Kích thước máy 4.00 ÷ L/250 X 3000mm ÷ 16000mm Y 4500mm ÷ 6000mm Z 2000mm ÷ 3000mm Vận tốc của máy 22m/min Gia tốc của máy 1700m/min² Nguồn cấp khí nén 90PSI PHẦN MỀM SỬ DỤNG CHO CMM CAMIO CMM Software Camio là phần mềm được đưa ra thoả mãn tốt nhất yêu cầu cần thiết của nghành đo lường học. Camio miêu tả một cáchhoàn hảo toàn bộ quá trình đo và toàn bộ sự phát triển của phần mềm đều được sự kiểm tra chặt chẽ bởi các chuyên gia của nhà cung cấp. Vì phần mềm này được tạo ra bởi nhà sản xuất máy cho nên phần mềm luôn có sự tương thích tốt nhất với máy. Hiện nay đang lưu hành phiên bản Camio 4.5. CMM-Manager CMM-Manager là phần mềm điều khiển khiển đo cho máy CMM đây là phần mềm trong môi trường của nó đãđược tích hợp sẵn walk-in quick-measure, one-click CAD-measure, collision-free CAD-teach, virtual simulation, real-time verification, advanced path planning, CAD alignment and Datum alignment. CMM-Manager là phần mềm rất thân thiện, rễ ràng sử dụng. ARCO ARCO là một phần mềm đo của môđun DMIS-based và nó gồm có ARCO Quick, ARCO Graphics và ARCO CADvà đó là sự phát triển bởi MetroStaff. Đây là phần mềm đo rất mạnh cho các máy đo CMM kiểu cổng trục, kiểu tay đòn ngang.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan