Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Đại cương Báo cáo thực tập tìm hiểu quy trình nhập khẩu hàng lẻ lcl của công ty tnhh tiếp ...

Tài liệu Báo cáo thực tập tìm hiểu quy trình nhập khẩu hàng lẻ lcl của công ty tnhh tiếp vận quốc tế delta

.PDF
41
1
80

Mô tả:

lOMoARcPSD|17838488 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM KHOA KINH TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG BÁO CÁO THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH TÌM HIỂU QUY TRÌNH NHẬP KHẨU HÀNG LẺ LCL CỦA CÔNG TY TNHH TIẾP VẬN QUỐC TẾ DELTA Họ tên SV: Vũ Thị Mai Hoa Mã SV: 75886 Lớp: KTN58DH Nhóm: N08 Người hướng dẫn: Th.s Bùi Thị Thanh Nga HẢI PHÒNG – 2020 Downloaded by hây hay ([email protected]) lOMoARcPSD|17838488 MỤC LỤC Downloaded by hây hay ([email protected]) lOMoARcPSD|17838488 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU FWD MBL HBL B/L D/O C/O EIR LCL CFS THC WTO CISG ASEAN CFS Forwarder – người giao nhận vận tải Master bill of lading – vận đơn chủ House bill of lading – vận đơn phụ Bill of lading Delivery order – Lệnh giao hàng Certificate of Origin – Giấy chứng nhận xuất xứ Equipment Interchange Receipt – Phiếu giao nhận Less than a container load – Hàng lẻ Container freight station – Nơi thu giao nhận hàng hóa Terminal Handling Charge – Phí xếp dỡ tại cảng World Trade Organization Công ước viên 1980 Association of South East Asian Nations Container Freight Station – Kho hàng lẻ Downloaded by hây hay ([email protected]) lOMoARcPSD|17838488 CIC CONT D/O ETA LCL THC TNHH Container Imbalance Charge - Phí phụ trội hàng nhập Xe container Delivery Order - Lệnh giao hàng Estimate Time Arrival – Thời gian hàng đến dự kiến Less than Container Load – Hàng lẻ Terminal Handling Charge – Phí làm hàng tại đầu cầu cảng Công ty Trách nhiệm hữu hạn DANH MỤC CÁC BẢNG Downloaded by hây hay ([email protected]) lOMoARcPSD|17838488 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Downloaded by hây hay ([email protected]) lOMoARcPSD|17838488 LỜI MỞ ĐẦU Hiện nay, quá trình hội nhập kinh tế cũng như xu hướng toàn cầu hóa diễn ra ngày một mạnh mẽ. Các quốc gia rất quan tâm đến việc mở rộng hoạt động ngoại thương cùng với đó là lĩnh vực xuất nhập khẩu cũng gia tăng, kéo theo sự xuất hiện của nhiều loại hình dịch vụ hỗ trợ trong đó có giao nhận, trong đó có Việt Nam. Hơn nữa Việt Nam cũng có nhiều ưu thế vượt trội với nhiều cảng lớn nhỏ được xây dựng, ngành vận tải đường biển nhờ đó mà cũng có bước tiến lớn. Số lượng hàng hóa giao nhận bằng đường biển luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị hàng hóa giao nhận quốc tế của Việt Nam. Công ty TNHH TIẾP VẬN QUỐC TẾ DELTA tuy còn non trẻ song đã cho thấy mức độ hoạt động hiệu quả trong lĩnh vực vận tải và đang dần khẳng định mình trên thị trường. Sau quá trình thực tập chuyên ngành tại công ty, dưới sự hướng dẫn của các thầy cô trường Đại học Hàng Hải Việt Nam và các nhân viên tại công ty, em đã tìm hiểu về các nghiệp vụ có liên quan rồi tổng hợp lại để hoàn thiện bài báo cáo thực tập với các nội dung chính sau: Chương 1: Cơ sở lý luận Chương 2: Thực trạng hoạt động tại công ty Chương 3: quy trình giao nhận hàng nhập LCL của Công Ty TNHH TIẾP VẬN QUỐC TẾ DELTA Downloaded by hây hay ([email protected]) lOMoARcPSD|17838488 Downloaded by hây hay ([email protected]) lOMoARcPSD|17838488 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG HOÁ 1.1 Khái quát về dịch vụ giao nhận nhập khẩu hàng hóa ( Freight Forwarding) Việc lưu thông hàng hóa giữa mỗi quốc gia luôn giữ một vai trò quan trọng trong nền kinh tế, đặc biệt là trong thành phần kinh tế đối ngoại. Với Việt Nam, một đất nước đang mở cửa, hòa mình vào xu hướng phát triển của kinh tế thế giới thì việc lưu thông hàng hóa càng giữ vai trò vô cùng quan trọng, giúp các mặt hàng trong nước trở lên phong phú, giúp các doanh nghiệp có cơ hội phát triển các thị trường rộng mở, giúp nền kinh tế bắt kịp xu hướng toàn cầu. Do đó, hoạt động giao nhận nhập khẩu hàng hóa ngày càng được trú trọng nhằm kết nối các đơn vị nói riêng và các quốc gia nói chung. Chúng ta cần có cái nhìn toàn diện về hoạt động này. 1.1.1 Khái niệm về dịch vụ giao nhận Với vai trò là một mắt xích vô cùng quan trọng của quá trình lưu thông hàng hóa nhằm đưa sản phẩm từ tay người sản xuất đến tận tay người tiêu dung, hiện nay có rất nhiều khái niệm về dịch vụ giao nhận. Theo Qui tắc mẫu của FIATA về dịch vụ giao nhận:“Dịch vụ giao nhận là bất kì loại dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như dịch vụ tư vấn hay có liên quan đến các dịch vụ trên, kể cả các vấn đề hải quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu thập chứng từ liên quan đến hàng hóa.Dịch vụ giao nhận bao gồm cả dịch vụ logistic cùng các công nghệ thông tin hiện đại liên quan chặt chẽ đến quá trình vận tải, xếp dỡ hoặc lưu kho bãi và quản lý chuỗi cung trên thực tế. Những dịch vụ này có thể được cung cấp để đáp ứng với việc áp dụng linh hoạt các dịch vụ được cung cấp” Theo Điều 136 Luật Thương mại Việt Nam: “Dịch vụ giao nhận hàng hóa là hành vi Thương mại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa nhận hàng từ người gửi, tổ chức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan đến giao hàng cho người nhận theo sự ủy thác của chủ hàng, của người vận tải hoặc của người giao nhận khác.” Downloaded by hây hay ([email protected]) lOMoARcPSD|17838488 Như vậy, ta có thể hiểu đơn giản: : Giao nhận là tập hợp những nghiệp vụ, thủ tục có liên quan đến quá trình vận tải nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hóa từ nơi gửi hàng( người bán ) đến nơi nhận hàng( người mua ). Người giao nhận có thể làm các dịch vụ một cách trực tiếp hoặc thông qua đại lý và thuê dịch vụ của người thứ 3 khác. 1.1.2 Vai trò của dịch vụ giao nhận Với xu thế của thời đại ngày nay là gia tăng sự trao đổi hàng hóa giữa các nước, đẩy mạnh xuất nhập khẩu hàng hóa làm phát sinh nhiều thương vụ buôn bán ngoại thương. Điều này khiến dịch vụ giao nhận trở thành một giải pháp hữu hiệu giúp các đơn hàng được giao nhận một cách nhanh chóng, chính xác và tiết kiệm chi phí. Nhìn chung, dịch vụ giao nhận có 3 vai trò chính sau đây: 1. Với những công ty sản xuất trực tiếp, không có nhiều mối quan hệ với hãng tàu, không có kinh nghiệm và chuyên môn về thủ tục hải quan cũng như nghiệp vụ vận tải quốc tế thì sử dụng dịch vụ giao nhận là cần thiết và tối ưu hơn cả. 2. Dịch vụ giao nhận với việc chuyên môn hóa các thủ tục và vận tải hàng hóa giúp tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp, góp phần giảm giá thành sản phẩm, cho khách hàng có nhiều sự lựa chọn và tăng yếu tố cạnh tranh giúp các doanh nghiệp phát triển. 3. Việc chuyên môn hóa lĩnh vực này khiến các công ty giao nhận giảm thiểu đáng kể rủi ro, tổn thất phát sinh cho hàng hóa, đảm bảo an toàn và giúp cho khách hàng, đặc biệt là những công ty sản xuất yên tâm hơn. 1.1.3 Các phương thức giao nhận cơ bản - Phương thức giao nhận bằng đường biển: Đây là phương thức vận tải được sử dụng sớm nhất và nhiều nhất tính đến thời điểm hiện tại. Các doanh nghiệp thường sử dụng loại hình này bởi chí phí thấp, năng lực chuyên chở cao, thích hợp với mọi loại mặt hàng, cùng lúc có thể khai thác nhiều chuyến tàu khác nhau trong khi giá thành lại rẻ hơn rất nhiều so với các phương thức vận tải khác. Tuy nhiên, nhược điểm của phương thức này là Downloaded by hây hay ([email protected]) lOMoARcPSD|17838488 thời gian giao hàng chậm hơn, dễ gặp những rủi ro, thiên tai đồng thời phải đầu tư cơ sở vật chất ban đầu một cách đồng bộ và tốn kém. - Phương thức giao nhận bằng đường hàng không: Đối với những lô hàng nhỏ, giá trị cao, đòi hỏi thời gian giao hàng nhanh, an toàn và chính xác thì các doanh nghiệp thường sử dụng loại hình vận tải này. Ưu điểm của nó là thời gian vận chuyển nhanh vì vận chuyển hàng không không qua các trạm trung gian,an toàn và chính xác, tận dụng được sự phát triển của khoa học công nghệ, chứng từ và thủ tục cũng đơn giản hơn. Nhược điểm lớn nhất của loại hình dịch vụ này là chi phí đắt đỏ, chỉ phù hợp với hàng hóa có giá trị cao. - Phương thức giao nhận bằng đường bộ: Đây là phương thức phổ biến bởi sự linh hoạt. Ưu điểm nổi bật là tiện lợi, cơ động, thích nghi với các loại địa hình; nhanh và hiệu quả với cự ly vận chuyển thấp, chủ động về thời gian và đa dạng trong vận chuyển hàng hóa. Nhược điểm của loại hình này là hạn chế về khối lượng và kích thước hàng hóa cũng như khó có thể áp dụng với những cự ly vận tải lớn nên thường chỉ dùng trong vận tải nội địa. - Phương thức vận tải bằng đường sắt: Giao nhận hàng hóa bằng đường sắt giúp tiết kiệm chi phí tuy nhiên thời gian là khá lâu hơn nữa buộc phải sử dụng kết hợp các phương tiện khác như xe tải, xe cont,… Tùy thuộc vào nhu cầu của khách hàng, tính chất hàng hóa cũng như điều kiện thực tế mà mỗi một phương thức được sử dụng sao cho hiệu quả và tiết kiệm nhất. Vận tải sử dụng duy nhất một phương tiện xuyên suốt là vận tải đơn phương thức. Vận tải kết hợp nhiều phương tiện vận tải khác nhau được gọi là vận tải đa phương thức. Ngày nay, vận tải đa phương thức được sử dụng phổ biến, việc phối hợp của nhiều phương thức vận tải đem lại lợi ích tối ưu cho khách hàng. 1.2 Khái quát về người giao nhận (Freight Forwarder) 1.2.1 Khái niệm về người giao nhận Rreight Forwarder, gọi tắt là Forwarder là thuật ngữ chỉ những cá nhân hoặc doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giao nhận. Đây là bên trung gian hoạt động dưới sự ủy thác của người xuất khẩu, người nhập khẩu vận chuyển hàng hóa theo yêu cầu một cách nhanh nhất, an toàn nhất và tiết kiệm chi phí nhất. Forwarder thường gom nhiều lô hàng nhỏ (consolidation) thành những lô hàng lớn, thuê người vận tải ( hãng tàu, hãng hàng không…) và vận chuyển tới điểm đích. Downloaded by hây hay ([email protected]) lOMoARcPSD|17838488 Forwarder cũng có thể được coi như một nhà cung cấp dịch vụ Logistics bên thứ 3 (Third-party logisrics – 3PL) thay mặt khách hàng giải quyết các thủ tục có liên quan và kết nối với đơn vị vận chuyển. 1.2.2 Vai trò của người giao nhận Với việc là trung gian kết nối giữa người xuất khẩu, nhập khẩu và người chuyên chở cũng như các cơ quan chức năng, người giao nhận có vai trò vô cùng quan trọng trong việc tổ chức vận chuyển hàng hóa: 1 . Người giao nhận có khả năng chuyên môn cao, có thể tìm được tuyến đường vận chuyển tốt nhất với phương thức và hãng vận tải phù hợp nhất với nhu cầu của khách hàng. 2. Người giao nhận hiểu rõ thị trường, có thể dễ dàng liên hệ với các hãng tàu, hãng vận tải và có khả năng thương lượng về chi phí sao cho tiết kiệm nhất. 3. Với những chủ hàng với lô hàng ít, hàng lẻ thì qua nhà giao nhận có thể đóng ghép hàng vận chuyển, tránh lãng phí và tiết kiệm cho từng chủ hàng riêng lẻ. 1.2.3 Các dịch vụ của người giao nhận Thông thường, các Forwarder sẽ thay chủ hàng làm hầu hết các thủ tuc, công việc liên quan tới vận chuyển hàng hóa, họ thường chủ yếu đóng hàng trong container để có thể dễ dàng vận chuyển. Các dịch vụ chủ yếu được các công ty Forwarder cung cấp bao gồm: - Thông quan hàng hóa:Forwarder có thể thay mặt chủ hàng làm các thủ tục liên quan tới việc thông quan, hoàn tất hồ sơ thông quan và nộp thuế xuất nhập khẩu. - Các vấn đề phát sinh liên quan đến chứng từ như B/L, C/O, giấy phép xuất nhập khẩu,… - Quản lý hàng tồn kho, logistics, các hoạt động quản lý chuỗi cung ứng - Vận chuyển trong nội địa, thu xếp lưu kho quá cảnh, khiếu lại đối với người chuyên chở nếu cần thiết. Ngoài ra, đối với những khách hàng mới tham gia vào ngoại thương, Forwarder có thể dùng kinh nghiệm của mình tư vấn cho khách hàng về nhu cầu tiêu dùng nước ngoài, những thị trường tiềm năng, các đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước cũng như những điều khoản nên đưa vào hợp đồng. 1.3 Vận tải bằng container 1.3.1 Tìm hiểu chung về Container hàng hóa 1.3.1.1 Khái niệm Downloaded by hây hay ([email protected]) lOMoARcPSD|17838488 Đối với những người trong ngành, container không phải là một thuật ngữ xa lạ, song với những người chưa tiếp xúc nhiều với mảng vận tải có thể chưa có sự hiểu biết rõ ràng về container. Một chiếc xe vận tải container đường bộ thông thường gồm 3 bộ phận: - Đầu kéo - Rơ mooc - Container Container là một công cụ vận tải hình khối có thể tích bằng hoặc hơn 1 mét khối, được thiết kế để có thể chở hàng bằng nhiều phương thức vận chuyển mà không động chạm tới hàng hóa bên trong. Container chắc chắn và có thể tái sử dụng nhiều lần, có thể đảm bảo an toàn cho hàng hóa ở mọi thời tiết và dễ dàng trong việc xếp dỡ từ thiết bị này sang thiết bị khác. 1.3.1.2 Kích thước container Container có chiều rộng theo tiêu chuẩn quốc tế vào khoảng hơn 2,4m và chiều cao là khoảng 2,6m. Về chiều dài có 3 loại phổ biến sau: - 20” hay 20 feet: 6,1m - 30” hay 30 feet: 9,1m - 40” hay 40 feet: 12,2m Về tải trọng, thì dù là cont 20”, cont 30” hay cont 40” đều có tải trọng tối đa vào khoảng 28 tấn. Hiện nay, cont 40 feet là loại cont được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới. 1.3.1.3 Phân loại container Container bao gồm những loại chính sau: Downloaded by hây hay ([email protected]) lOMoARcPSD|17838488 - DC - Cont thường hay cont khô (Standard/Dry container): Như tên gọi của mình, loại cont này thường dùng cho hàng khô, nặng và không yêu cầu nhiều về thể tích (gạo, xi măng, bột, thép…) - HC - Cont cao (High cube): Đặc điểm nổi bật là sức chứa lớn, thích hợp chứa hàng có kích cỡ và khối lượng lớn. Loại này chỉ có cont 40 HC chứ không có cont 20 HC. Loại cont này còn được sử dụng làm văn phòng hoặc nhà ở. - OT –Cont mở nắp trên (Open top): Loại này được thiết kế mở lắp trên để dễ dàng trong việc rút hàng ra khỏi cont, thường là cont chở máy móc thiết bị. Khi chở hàng phía trên công được phủ bạt để bảo vệ hàng hóa bên trong Downloaded by hây hay ([email protected]) lOMoARcPSD|17838488 - RE – Cont lạnh (Reefer): Đây là loại cont được thiết kế với kho làm lạnh, thích hợp với hàng hóa cần yêu cầu nghiêm ngặt về nhiệt độ để bảo quản, chi phí lưu kho với loại cont này là khá tốn kém. - FR – Cont trần (Flat rack): Là loại container được thiết kế không vách, không mái mà chỉ có sàn là mặt bằng vững chắc, chuyên dùng để vận chuyển hàng nặng như máy móc thiết bị, sắt thép,… Container mặt bằng có loại có vách hai đầu (mặt trước và mặt sau), vách này có thể cố định, gập xuống, hoặc có thể tháo rời. Downloaded by hây hay ([email protected]) lOMoARcPSD|17838488 - Một số loại cont chuyên dụng khác để chở chất lỏng, chất khí như Isotank, Flexitank… Downloaded by hây hay ([email protected]) lOMoARcPSD|17838488 1.3.1.4 Cấu tạo Tuy có nhiều loại container khác nhau song các loại container này vẫn mang những tiêu chuẩn cấu tạo thống nhất. Cấu tạo cơ bản của một container bao gồm những phần sau: - Khung: làm bằng thép và là nơi chịu lực chính của container. - Gù công: là thiết bị giúp cố định khung đặt ở 8 góc. - Gầm: Nó bao gồm nhiều thanh thép ngang dọc để chịu lực hàng hóa trong công. - Nóc trần và mặt xung quanh làm bằng thép tấm trơn hoặc uốn lượn. Ngoài ra cũng có loại bằng nhôm, gỗ có phủ hóa chất gia cố… (một số loại cont sẽ không có nóc trần hay các mặt xung quanh) - Sàn: cách ly gầm với hàng hóa, người ta dùng ván ép phổ biến hơn là bằng thép đối với hàng hóa thông thường. 1.3.2 Các hình thức vận tải bằng container 1.3.2.1. Vận tải hàng hoá nguyên cont(Full container load) Downloaded by hây hay ([email protected]) lOMoARcPSD|17838488 FCL được hiểu làđóng hàng và vận chuyển bằng nguyên container. Khi người gửi hàng có khối lượng hàng đồng nhất đủ để chứa đầy một container hoặc nhiều container, người ta thuê một hoặc nhiều container để gửi hàng. Người xuất khẩu có trách nhiệm đóng hàng hóa vào cont và giao cont đóng hàng hoàn chỉnh này cho đơn vị vận chuyển; người nhập khẩu có trách nhiệm lấy hàng hóa ra khỏi cont; và trải lại vỏ cont cho nhà vận chuyển trong tình trạng vỏ cont nguyên vẹn để tái sử dụng. 1.3.2.2. Vận tải hàng lẻ (Less than container load) LCL là những lô hàng đóng chung trong một container mà người gom hàng (người chuyên chở hoặc người giao nhận) phải chịu trách nhiệm đóng hàng và dỡ hàng vào – ra container. Khi gửi hàng, nếu hàng không đủ để đóng nguyên một container, chủ hàng có thể gửi hàng theo phương pháp hàng lẻ. Người kinh doanh chuyên chở hàng lẻ gọi là người gom hàng (consolidator) sẽ tập hợp những lô hàng lẻ của nhiều chủ, tiến hành sắp xếp, phân loại, kết hợp các lô hàng lẻ đóng vào container, niêm phong kẹp chì theo quy chế xuất khẩu và làm thủ tục hải quan, bốc container từ bãi chứa cảng gửi xuống tàu chở đi, dỡ container lên bãi chứa cảng đích và giao cho người nhận hàng lẻ. Thông thường, hàng lẻ LCL được các doanh nghiệp sử dụng với các mục đích sau: + Hàng mới xuất khẩu lần đầu, khách hàng chưa biết rõ thủ tục xuất nhập khẩu, rủi ro xuất nhập khẩu cao, hàng có thể bị từ chối. + Gửi hàng mẫu cho đối tác, thường là máy móc, thiết bị trước khi gửi lô hàng lớn. + Một số mặt hàng có tính chất và số lượng phù hợp với hình thức LCL. 1.4 Những chứng từ liên quan trong giao nhận 1.4.1 Certificate of Origin (C/O) Downloaded by hây hay ([email protected]) lOMoARcPSD|17838488 Certificate of Origin – giấy chứng nhận xuất xứ: là chứng từ do nhà sản xuất hoặc cơ quan có thẩm quyền (phòng công thương hoặc VCCI) cấp để xác nhận nơi sản xuất hoăc khai thác hàng hóa. 1.4.2 Hợp đồng mua hàng (Sale contract) Là sự thỏa thuận của bên mua và bên bán giữa hai nước khác nhau, trong đó quy định bên bán phải cung cấp hàng hóa và chuyển giao các chứng từ có liên quan đến hàng hóa và quyền sở hữu đối với hàng hóa cho bên mua và bên mua phải thanh toán tiền hàng. 1.4.3 Commercial Invoice Commercial Invoice là chứng từ thương mại được sử dụng cho việc thanh toán giữa hai bên xuất và nhập khẩu, yêu cầu người nhập khẩu chi trả đúng đủ số tiền đã ghi cho người xuất khẩu 1.4.4 Packing list Công Dụng: Packing list giúp cho việc kiểm đếm hàng hóa được thuận lợi hơn. Về cơ bản sẽ gồm những nội dung chính sau: - Số & ngày lập hóa đơn (thường người ta không hay dùng số Packing List) - Tên, địa chỉ người bán & người mua - Cảng xếp, dỡ - Tên tàu, số chuyến… - Thông tin hàng hóa: mô tả, số lượng, trọng lượng, số kiện, thể tích 1.4.5Giấy báo hàng đến (Arrival notice) Là giấy thông báo chi tiết của Hãng tàu. Đại lý hãng tàu hay một công ty Logistics thông báo cho bạn biết về lịch trình (Lô hàng khởi hành từ cảng nào? Đến cảng nào?), thời gian (ngày lô hàng xuất phát, ngày lô hàng đến), số lượng, chủng loại (hàng cont hay hàng lẻ, số lượng bao nhiêu?), trọng lượng (trọng lượng hàng, số khối_CBM) tên tàu, chuyến của lô hàng mà công ty nhập khẩu từ nước ngoài về. 1.4.6 Bill of lading Vận tải đơn (thường hay gọi là vận đơn đường biển, vận đơn hàng không, giấy gửi hàng đường sắt,…) là một chứng từ vận tải do người vận chuyển, hoặc thuyền trưởng (đường biển) hoặc đại lý của người vận chuyển ký phát sau khi hàng hóa đã được xếp lên tàu hoặc hàng hóa đã được nhận và chờ xếp lên tàu. Downloaded by hây hay ([email protected]) lOMoARcPSD|17838488 1.5 Local charge Local charge là phụ phí địa phương ở hai đầu cảng xếp hàng và dỡ hàng, được áp dụng đối với hàng cont. Local charges được thu theo hãng tàu và cảng, mỗi hãng tàu có sự chênh lệch khác nhau về phụ phí local charges. 1.5.1 Đối với hàng xuất - Terminal Handling Charge (THC) – Phụ phí xếp dỡ tại cảng, là phụ phí cho việc di chuyển cont trong CY và từ CY đến cầu cảng. - Container Imbalance Charge (CIC) – Phí cân bằng container, phụ phí này sinh ra do cont hàng được xuất khẩu ra nước ngoài quá nhiều mà chưa kịp chuyển vỏ cont về trong nước dẫn đến thiếu hụt cont, đây chính là chi phí vận chuyển cont trở lại nước. - Seal: Phí chì - Doc: Document – Phí chứng từ - Telex (nếu có): Phí điện giao hàng - Phí khai quan 1.5.2 Đối với hàng nhập - THC - CIC - Phí D/O: là phí lệnh giao hàng, là phụ phí thu cho việc phát hành D/O của hãng tàu và Forwarder. - Phí vệ sinh công (Cleaning fee): sau khi cont được sử dụng để vận chuyển thì cần được vệ sinh làm sạch để tiếp tục sử dụng. - Handling: Phí làm hàng Downloaded by hây hay ([email protected]) lOMoARcPSD|17838488 CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH TIẾP VẬN QUỐC TẾ DELTA 2.1 Giới thiệu chung về công ty Tên công ty bằng tiếng Việt: Công ty TNHH Tiếp Vận Quốc Tế Delta Tên công ty bằng tiếng Anh: Delta International Logistics Co.,LTD Số điện thoại: (0225) 3821525 Email: www.deltalogistics.com.vn Mã số thuế: 0200912821 Tình trạng hoạt động: Đang hoạt động Loại hình hoạt động: Công ty TNHH Hai Thành Viên trở lên Địa chỉ: Tầng 17, Tòa nhà Cát Bi Plaza, Số 1, Lê Hồng Phong, Q.Ngô Quyền, Tp. Hải Phòng. Đại diện pháp luật: Đinh Văn Hưng Ngày cấp giấy phép: 2009 Ngày bắt đầu hoạt động: 2009 Website: www.deltalogistics.com.vn Downloaded by hây hay ([email protected])
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan