Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở báo cáo sáng kiến kinh nghiệm quản lý...

Tài liệu báo cáo sáng kiến kinh nghiệm quản lý

.DOC
7
397
138

Mô tả:

-1PHÒNG GD VÀ ĐT MỸ TÚ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THCS MỸ PHƯỚC A Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Mỹ Phước, ngày 11 tháng 05 năm 2016 BÁO CÁO SÁNG KIẾN ĐỀ NGHỊ XÉT TẶNG DANH HIỆU CHIẾN SĨ THI ĐUA CẤP CƠ SỞ Năm học 2015 - 2016 I. Sơ lược lý lịch: - Họ và tên: Nguyễn Quang Hưng Ngày sinh 12/08/1980; giới tính: Nam - Quê quán: xã Quỳnh Văn, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. - Chổ ở hiện nay: Ấp Phước Ninh, xã Mỹ Phước, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng. - Chức danh: Phó hiệu trưởng - Cơ quan đơn vị: Trường THCS Mỹ Phước A, thuộc PGD-ĐT huyện Mỹ Tú. II. Đề tài sáng kiến kinh nghiệm: 1. Tên đề tài: “Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo công tác chủ nhiệm lớp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện tại trường THCS Mỹ Phước A” Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về quản lý công tác chủ nhiệm lớp, thực tiễn quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở trường trung học cơ sở Mỹ Phước A, xác định các biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm góp phần nâng cao hiệu quả của công tác này nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh trong nhà trường. 2. Thời gian thực hiện sáng kiến kinh nghiệm. 2.1. Năm học 2013-2014: Khảo sát thực trạng quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở trường THCS Mỹ Phước A trong năm học 2013-2014. II.2. Năm học 2014-2015: Đưa ra biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp của cán bộ quản lý trường THCS Mỹ Phước A từ năm học 2014-2015. 2.3. Năm học 2015-2016: Sáng kiến được đánh giá thành công: Sau khi áp dụng Hội đồng khoa học cấp trường đã khảo sát và đánh giá các biện pháp trên có hiệu quả cao và tác động tích cực đến việc nâng cao chất -2lượng giáo dục. Từ cơ sở đó nhà trường đã xác nhận để sáng kiến được báo cáo rộng rãi. 3. Quá trình hoạt động để áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. 3.1. Nghiên cứu thực trạng (thực trạng về công tác chủ nhiệm và quản lý công tác chủ nhiệm ở trường THCS Mỹ Phước A). 3.1.1. Tình hình giáo dục tại trường THCS Mỹ Phước A. Trường THCS Mỹ Phước A có quy mô 9 lớp, 100% đội ngũ cán bộ, giáo viên đạt chuẩn đào tạo. Những năm gần đây, chất lượng giáo dục toàn diện được nâng cao, nhà trường tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy, đề ra các biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp phù hợp, hiệu quả, đẩy mạnh công tác vệ sinh, đảm bảo trật tự an toàn, an ninh trường học, xây dựng môi trường giáo dục trong sạch, quan tâm bồi dưỡng đội ngũ, thực hiện nghiêm túc thanh kiểm tra. Đẩy mạnh phong trào thi đua, làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục. 3.1.2. Thực trạng công tác chủ nhiệm lớp ở trường THCS Mỹ Phước A - Thực trạng về đội ngũ giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp. 100% GVCN (giáo viên chủ nhiệm) đạt chuẩn đào tạo, trên chuẩn là 70%, độ tuổi trung bình của GVCN của trường là 30 tuổi, thâm niên làm công tác CNL (chủ nhiệm lớp) là 7 năm. Số GVCN được đánh giá là làm tốt công tác CNL chưa cao, rất cần thiết được bồi dưỡng về kỹ năng và tích lũy thêm kinh nghiệm làm CNL để có thể đáp ứng với yêu cầu công việc. - Thực trạng về năng lực của GVCNL (giáo viên chủ nhiệm lớp) tại trường THCS Mỹ Phước A Qua kết quả khảo sát 9 kỹ năng cơ bản mà người GVCNL phải làm thường xuyên, số người làm tốt, làm thành thạo ít hơn nhiều so với số người còn lúng túng. Số GVCNL hoàn thành công việc được giao ở mức bình thường đạt khoảng 50%, điều đó cho ta nhận xét rằng kỹ năng, kinh nghiệm của đội ngũ GVCN nhà trường đạt ở mức trung bình, họ rất cần thiết được bồi dưỡng về nghiệp vụ và tích lũy trau dồi thêm kinh nghiệm. 3.1.3. Thực trạng quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở trường THCS Mỹ Phước A. - Thực trạng về việc phân công giáo viên làm công tác chủ nhiệm Việc phân công giáo viên làm công tác CNL cơ bản hợp lý. Các tiêu chí ưu tiên hàng đầu là :chọn những giáo viên có khả năng, uy tín và hoàn thành tốt công tác chủ nhiệm để làm chủ nhiệm lớp; chọn GVCN theo lớp cùng địa bàn với học sinh; chọn những GV có nhiều giờ dạy ở lớp đó làm GVCN. - Thực trạng về quản lý giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp -3Ban lãnh đạo trường THCS Mỹ Phước A có kế hoạch và các biện pháp quản lý GVCN nhưng việc nắm bắt tình hình công tác chủ nhiệm hàng tháng chưa được lãnh đạo quan tâm đúng mức, việc kiểm tra đánh giá, xếp loại công tác CNL theo từng học kỳ mới làm ở mức hình thức, lấy lệ, chưa qui củ. - Thực trạng về bồi dưỡng kỹ năng chủ nhiệm lớp cho GVCN Các hình thức bồi dưỡng năng lực cho GVCN không được làm thường xuyên, công việc viết sáng kiến kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm lớp là việc thường xuyên nhất nhưng mức độ thường xuyên chỉ đạt 25%. - Thực trạng sự phối hợp giữa GVCNL với các lực lượng giáo dục khác GVCNL phối hợp nhiều nhất với cán bộ Đội thiếu niên tiền phong, sau đó là với Ban giám hiệu, GVBM trong công tác phối hợp dạy học, tiếp theo là với CMHS để thông báo về tình hình học tập, tu dưỡng đạo đức của học sinh. Sự phối kết hợp với công an, chính quyền địa phương và các lực lượng GD khác còn lỏng lẻo, ít được chú trọng. 3.1.4. Đánh giá thực trạng công tác chủ nhiệm lớp và quản lý công tác chủ nhiệm ở trường THCS Mỹ Phước A. * Những thuận lợi - Đội ngũ GVCN của nhà trường có trình độ chuyên môn tốt, tâm huyết với sự nghiệp giáo dục, có uy tín trong nhà trường và với nhân dân. - GVCNL đều được tìm hiểu HS về mặt: chất lượng học tập, rèn luyện ở lớp dưới, hoàn cảnh gia đình, nhu cầu, khả năng, đặc điểm của từng HS. Từ đó xây dựng kế hoạch công tác CNL và đưa vào sổ chủ nhiệm. - GVCNL biết kết hợp với các lực lượng giáo dục trong công tác quản lý, giáo dục HS trong lớp và HS toàn trường, phối hợp với CMHS (cha mẹ học sinh) để quản lý, giáo dục HS thông qua các buổi họp CMHS. - Ban giám hiệu nhà trường nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác CNL, lựa chọn và phân công giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp hợp lý, đã có những biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp. * Những vấn đề tồn tại cần giải quyết - Kinh nghiệm và kỹ năng làm công tác chủ nhiệm lớp của GVCN còn hạn chế. - GVCN còn lúng túng trong công việc chủ nhiệm lớp, trong xử lý các tình huống sư phạm. - Công tác quản lý kế hoạch theo đặc thù lớp của GVCNL chưa được chi tiết. - Công tác bồi dưỡng kỹ năng cho đội ngũ GVCN chưa được làm thường -4xuyên, nghèo nàn về hình thức. - Các biện pháp quản lý GVCNL chưa được làm thường xuyên, chưa sâu sát, chưa hỗ trợ được nhiều cho GVCN, chưa động viên được các chủ nhiệm lớp tích cực, chưa chỉ ra được điểm yếu, điểm cần khắc phục của các chủ nhiệm lớp còn yếu kém. - Chế độ chính sách với GVCN chưa tương xứng với vai trò, trách nhiệm, thời gian mà GVCN bỏ ra. 3.2. Xây dựng và áp dụng các giải pháp. 3.2.1. Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch quản lý công tác CNL Quản lý công tác CNL cần được xây dựng thành chương trình hành động trong năm học một cách cụ thể, chi tiết trên cơ sở tình hình thực tế của nhà trường, năng lực của giáo viên, đặc điểm, trình độ của học sinh. 3.2.2. Biện pháp 2: Lựa chọn, bố trí GVCNL hợp lý Việc lựa chọn, phân công GVCNL là công việc rất quan trọng, việc lựa chọn và phân công GVCNL hợp lý sẽ cho kết quả giáo dục tốt. 3.2.3. Biện pháp 3: Bồi dưỡng kỹ năng làm công tác CNL cho giáo viên. - Bồi dưỡng kỹ năng tìm hiểu học sinh: Đây là kỹ năng cơ bản giúp GVCNL nắm được đặc điểm, hoàn cảnh, điểm mạnh, điểm yếu của học sinh qua đó có các biện pháp quản lý, giáo dục phù hợp. - Bồi dưỡng kỹ năng xây dựng kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp. Kế hoạch chủ nhiệm là chương trình hành động trong tương lai của lớp chủ nhiệm, bồi dưỡng kỹ năng xây dựng kế hoạch công tác CNL nhằm giúp GVCN xác định một cách chính xác lớp học do mình phụ trách muốn đi đến đâu và cần phải làm gì, làm như thế nào để đạt được điều đó. - Bồi dưỡng kỹ năng tổ chức giờ sinh hoạt lớp. Giúp GVCN có kỹ năng tốt trong việc điều hành tổ chức giờ sinh hoạt lớp một cách hiệu quả với mục đích cuối cùng là thông qua các giờ sinh hoạt lớp, các em HS có thể bày tỏ, chia sẻ tâm tư, tình cảm và tự đánh giá nhận xét lẫn nhau một cách thẳng thắn, tích cực. - Bồi dưỡng kỹ năng tổ chức giáo dục KNS (kỹ năng sống) cho HS. Giúp GVCN có được các kĩ năng cần thiết trong việc tổ chức giáo dục KNS cho HS vì KNS là năng lực, khả năng tâm lí - xã hội của con người. - Bồi dưỡng kỹ năng ngăn ngừa và giải quyết những xung đột trong tập thể lớp. Bồi dưỡng nhận thức và kỹ năng ngăn ngừa, giải quyết những xung đột có thể xảy ra trong lớp chủ nhiệm để họ chủ động đón nhận và có cách thức phù hợp nhất giải quyết tình huống đó. Trong cuộc sống, trong giao tiếp và đặc biệt là trong nhà trường mâu thuẫn nảy sinh là khó tránh khỏi. -5- Bồi dưỡng kỹ năng xử lí tình huống giáo dục. Giúp GVCN có được các kĩ năng cơ bản cần thiết trong quá trình xử lí các tình huống GD mang tính điển hình đối với HS nảy sinh ngay trong quá trình GD, trong đời sống nhà trường, lớp học, hoặc trong gia đình, ngoài cộng đồng, xã hội. 3.2.4. Biện pháp 4: Tăng cường kiểm tra, đánh giá công tác chủ nhiệm lớp Việc Ban giám hiệu tăng cường kiểm tra, đánh giá công tác chủ nhiệm lớp để nắm bắt kịp thời mọi diễn biến, tình hình công tác dạy và học của các lớp trong nhà trường từ đó có biện pháp tư vấn, thúc đấy kịp thời, đưa ra phương án giải quyết tối ưu những vấn đề nảy sinh, giúp GVCN phát huy những ưu điểm, khắc phục nhược điểm, điều chỉnh và thực hiện tốt kế hoạch đề ra. 3.2.5. Biện pháp 5: Xây dựng cơ chế phối kết hợp giữa GVCNL với các lực lượng GD trong và ngoài nhà trường. Giáo dục HS là nhiệm vụ chung của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường trong đó GVCNL là nhân vật trung tâm. Xây dựng cơ chế phối hợp các lực lượng giáo dục là tạo điều kiện thuận lợi cho GVCN trong công tác chủ nhiệm lớp. 3.2.6. Biện pháp 6: Xây dựng cơ chế hỗ trợ chế độ chính sách đối với giáo viên làm công tác CNL. Ngoài chế độ theo quy định hiện hành là không hợp lý, nhà trường cần hỗ trợ cho GVCNL về tinh thần, vật chất, điều kiện làm việc... để GVCNL làm tốt công tác được giao. 3.2.7. Mối quan hệ giữa các nhóm biện pháp Các biện pháp được đề xuất trên cơ sở của các chức năng quản lý trong chu trình quản lý, đó là: Lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra. Không có biện pháp nào là vạn năng, phải vận dụng một cách linh hoạt nhiều biện pháp để phối hợp giải quyết một nhiệm vụ. Phải tùy theo từng trường, từng lớp, từng hoàn cảnh điều kiện, không gian, thời gian, con người cụ thể để lựa chọn các biện pháp thích hợp. Mỗi biện pháp đều có những ưu nhược điểm nhất định do đó khi thực hiện cần phải kết hợp một cách đồng bộ, có hệ thống. Mọi hoạt động đều do con người thực hiện, công tác CNL cũng vậy, đều do GVCNL thực hiện và kết quả của công tác này là do sự nỗ lực của mỗi GVCNL quyết định. Trong biện pháp này có nói đến việc bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho các GVCNL. Đó là một công việc hết sức cần thiết vì không chỉ tích cực, nỗ lực là đủ mà còn phải biết cách tiến hành công việc đó một cách khoa học, đạt hiệu quả. -64. Hiệu quả của sáng kiến. Tất cả các biện pháp trên đều được đa số ý kiến của các cán bộ quản lý các trường, các giáo viên đã và đang làm công tác CNL đánh giá cao là rất cần thiết và cần thiết, không có ý kiến nào cho là không cần thiết. 100% số cán bộ quản lý và giáo viên chủ nhiệm tham gia khảo sát đánh giá biện pháp số 1, 2, 4, 5 là rất khả thi và khả thi, chỉ có 10% ý kiến cho rằng biện pháp số 3 - Bồi dưỡng năng lực làm công tác chủ nhiệm lớp cho giáo viên là không khả thi, biện pháp số 6 - Xây dựng cơ chế hỗ trợ chế độ chính sách đối với giáo viên chủ nhiệm có 17% ý kiến cho rằng là không khả thi, rất khó được áp dụng trong thời gian tới nếu không có sự hướng dẫn thực hiện từ các văn bản mang tính pháp quy của các cấp lãnh đạo cao hơn. 5. Mức độ ảnh hưởng: Quản lý, chỉ đạo công tác chủ nhiệm là việc làm mà tất cả các nhà quản lý ở mỗi Nhà trường đều phải thực hiện và cũng không đơn giản, song với các biện pháp đã nêu trong bài viết có thể áp dụng cho tất cả các trường trung học cơ sở. Nhằm đổi mới phương pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng yêu cầu của xã hội. Xuyên suốt quá trình thực hiện các biện pháp quản lý, chỉ đạo công tác chủ nhiệm như tôi đã trình bày đã giúp nhà trường đạt được những kết quả nhất định ngày một tốt hơn, góp một thành công đáng kể cho việc nâng cao chất lượng giáo dục của Nhà trường. Thủ trưởng đơn vị Người viết báo cáo Nguyễn Quang Hưng Xác nhận của Phòng giáo dục và đào tạo -7Hội Đồng khoa học (Hội đồng sáng kiến) Xác nhận của UBND huyện
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan