Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Báo cáo Công tác kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể ở địa bàn quận Sơn Trà thành...

Tài liệu Báo cáo Công tác kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể ở địa bàn quận Sơn Trà thành phố Đà Nẵng

.PDF
52
360
132

Mô tả:

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH CÔNG TÁC KIỂM KÊ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN SƠN TRÀ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Đà Nẵng, tháng 12 năm 2015 MỤC LỤC ............................................................................................................ 1 MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 2 1. Lý do kiểm kê................................................................................................. 2 2. Đối tượng và phạm vi kiểm kê ....................................................................... 2 a) Đối tượng kiểm kê: ..................................................................................... 2 b) Phạm vi kiểm kê ......................................................................................... 3 3. Phương pháp kiểm kê..................................................................................... 3 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC KIỂM KÊ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ ........................................................................................... 4 CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ CHI TIẾT TỪNG LOẠI HÌNH DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ ........................................................................................... 6 1. Nhận diện từng loại hình di sản văn hóa phi vật thể...................................... 6 a) Ngữ văn dân gian ........................................................................................ 6 b) Nghệ thuật trình diễn dân gian ................................................................... 8 c) Tập quán xã hội......................................................................................... 10 d) Lễ hội truyền thống................................................................................... 27 e) Nghề thủ công truyền thống...................................................................... 30 f) Tri thức dân gian ....................................................................................... 32 2. Một số di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu………………………………34 CHƯƠNG III: HIỆN TRẠNG VÀ GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ..................................................................................................................... 39 1. Đánh giá thực trạng di sản văn hóa phi vật thể ............................................ 39 2. Giá trị của di sản văn hóa phi vật thể ........................................................... 43 CHƯƠNG IV: GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ ............................................................................... 46 1. Định hướng trong công tác bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn thành phố Đà Nẵng........................................................................................... 46 2. Các giải pháp cụ thể trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể đã được kiểm kê ...................................................................... 47 MỞ ĐẦU 1. Lý do kiểm kê Văn hóa phi vật thể (hay văn hóa vô thể, văn hóa ẩn) là một bộ phận quan trọng của một nền văn hóa, là sự kết tinh cao độ những giá trị mang bản sắc của mỗi dân tộc, mỗi vùng miền. Văn hóa phi vật thể nằm trong trí nhớ con người và thể hiện trong các hành động phong tục, tập quán, nếp sống, cách ứng xử, các loại hình văn học nghệ thuật. Ngày nay, vai trò của văn hóa phi vật thể trở nên quan trọng hơn, trước những thay đổi nhanh chóng, mang tính thời đại ở các phương diện kinh tế - xã hội. Kinh nghiệm xây dựng và phát triển văn hóa – xã hội ở nhiều nước cho thấy: dân tộc nào giữ được vốn văn hóa phi vật thể thì dân tộc đó giữ được bản sắc văn hóa của mình. Những năm gần đây, do hiểu được tầm quan trọng của di sản văn hóa phi vật thể, Nhà nước ta đã có chủ trương đầu tư kinh phí và chất xám cho hoạt động sưu tầm và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể. Điều này được cụ thể hóa ở mục tiêu IV của Chương trình mục tiêu Quốc gia về văn hóa. Trong công tác quản lý văn hóa – xã hội, việc nắm bắt được thực trạng cũng như tiềm năng văn hóa nói chung, văn hóa phi vật thể nói riêng một cách cụ thể và hệ thống sẽ đem lại căn cứ khoa học để các nhà quản lý có thể điều chỉnh, tác động tích cực đến quá trình xây dựng đời sống văn hóa cho nhân dân một cách hiệu quả hơn. Riêng đối với thành phố Đà Nẵng, vấn đề văn hóa phi vật thể được đặt ra một cách cấp bách hơn. Là một thành phố có tốc độ phát triển kinh tế, cũng như đô thị hóa nhanh nhất cả nước, Đà Nẵng đang phải đối mặt với nhiều mặt trái không mong muốn của sự phát triển là những biến đổi, tác động lớn đến diện mạo và cấu trúc của các giá trị văn hóa truyền thống. Công tác kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể sẽ gi p các tổ chức, cá nhân làm công tác uản lý di sản và các chủ thể văn hóa có thể nâng cao nhận thức về di sản và tầm uan trọng của nó đối với các cá nhân và cộng đồng sở hữu, uản lý. ên cạnh đó, có kế hoạch bảo vệ khẩn cấp đối với các di sản văn hoá phi vật thể đang bị mất dần và lựa chọn các di sản tiêu biểu có giá trị để lập hồ sơ đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. 2. Đối tượng và phạm vi kiểm kê a) Đối tượng kiểm kê: Đối tượng kiểm kê là những di sản văn hóa phi vật thể đang tồn tại trên địa bàn quận Sơn Trà, bao gồm các loại hình di sản được uy định tại Thông tư số 2 1 TT- V TTDL ngày 3 tháng năm 2 1 của ộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch. Cụ thể như sau: - Ngữ văn dân gian; - Nghệ thuật trình diễn dân gian; 2 - Tập quán xã hội; - Lễ hội truyền thống; - Nghề thủ công truyền thống; - Tri thức dân gian. Ưu tiên kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể đang bị mai một cần bảo vệ khẩn cấp. b) Phạm vi kiểm kê Về phạm vi kiểm kê, chú trọng khảo sát điểm, lựa chọn các địa bàn được đánh giá giàu trữ lượng di sản văn hóa ở quận Sơn Trà để triển khai kiểm kê. 3. Phương pháp kiểm kê Phương pháp tiến hành kiểm kê: Thu thập, nghiên cứu và phân tích các tài liệu hiện có (sách, báo, tạp chí, chuyên luận...) liên uan đến từng loại hình văn hoá phi vật thể trên địa bàn; khảo sát điền dã; phỏng vấn, ghi chép, tư liệu hóa các thông tin thu thập được trong uá trình điền dã; thống kê, phân loại và phân tích tài liệu thu được tại thực địa từng địa phương (bảng, biểu phỏng vấn, băng ghi âm, ghi hình...); đồng thời tổng hợp, so sánh, đối chiếu, tư liệu hóa, hệ thống hóa, thư mục hóa các thông tin, các phiếu kiểm kê và các tài liệu, tư liệu có liên uan đã thu thập được. 3 CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC KIỂM KÊ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ Với sự nỗ lực, cố gắng của toàn đội ngũ cán bộ kiểm kê và sự phối hợp chặt chẽ, nhiệt tình tham gia của cán bộ Ph ng Văn hóa – Thông tin các uận, cán bộ văn hóa các phường trên địa bàn quận Sơn Trà và đại diện chủ thể di sản văn hoá, công tác kiểm kê đã đạt được một số kết quả khả quan. Tổng số phiếu kiểm kê thu được là 28 phiếu. Trong các đối tượng kiểm kê, có nhiều di sản văn hóa tồn tại như là một phức thể văn hóa với nhiều yếu tố, nhiều loại hình di sản văn hóa cùng xuất hiện, dẫn đến việc phân chia về mặt loại hình có tính phức tạp. Với những trường hợp đó, tùy vào tính chất trội của một mặt, một yếu tố nào đó, để chúng tôi xếp chọn vào loại hình di sản văn hóa phù hợp nhất. - Về loại hình ngữ văn dân gian Ngữ văn dân gian là một bộ phận quan trọng của văn hóa dân gian, nó vừa có tính bản địa sâu sắc, vừa có sự tiếp thu ảnh hưởng từ bên ngoài. Loại hình này vốn hình thành, tồn tại thông qua hình thức truyền miệng và trí nhớ của nhân dân, nay chỉ còn rải rác trong dân gian. Cùng với uá trình đô thị hóa đã và đang diễn ra hết sức mạnh mẽ, các câu ca dao, tục ngữ, câu đố, truyện dân gian… đã bị mai một. Ngoài ra, dân cư trên từng địa bàn quận không ổn định, có sự di cư của các bộ phận người lao động từ nơi khác đến, gây ra sự xáo trộn và mất dần di sản văn hóa phi vật thể. Số phiếu thu được ở loại hình này chỉ có 03 phiếu. - Về loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian Nghệ thuật trình diễn dân gian là một trong những thành tố của di sản văn hóa phi vật thể. Đó là hình thức hoạt động của con người thông qua âm thanh, ngôn ngữ, diễn xướng… để chuyển tải một thông điệp nào đó đến khán giả. Trong phạm vi kiểm kê, loại hình này thu được 02 phiếu, đó là: Hát bả trạo của ngư dân ven biển và hát Bài chòi. - Về loại hình tập quán xã hội Đây là loại hình mang tính phổ biến nhất của di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn quận Sơn Trà nói riêng và thành phố Đà Nẵng nói chung, bao gồm các luật tục, hương ước, chuẩn mực đạo đức, nghi lễ và các phong tục khác. Những phong tục tập quán xã hội này vừa mang những điểm chung vừa có nét đặc trưng riêng của vùng đất, con người nơi đây. Trong tập quán xã hội, tập trung chủ yếu vào nghi lễ cúng tế và các phong tục trong lao động sản xuất, đời sống sinh hoạt của người dân lao động. Số phiếu thu được ở loại hình này là 17 phiếu. - Về loại hình lễ hội truyền thống 4 Trong đời sống tín ngưỡng và tâm linh của người Việt, đã từ lâu lễ hội truyền thống chiếm một vị trí rất quan trọng trong sinh hoạt làng xã, nó biểu hiện các giá trị xã hội của một cộng đồng. Lễ hội được tổ chức định kỳ hàng năm và diễn ra một cách khá trang nghiêm, sùng kính. Trên địa bàn quận Sơn Trà, chủ yếu là loại hình: Lễ hội tín ngưỡng ngư nghiệp, số phiếu thu được về loại hình này là 03 phiếu. - Về loại hình nghề thủ công truyền thống Số phiếu kiểm kê thu được về nghề thủ công truyền thống là 01 phiếu. - Về loại hình tri thức dân gian Tri thức dân gian (c n được hiểu tương ứng với các thuật ngữ như tri thức bản địa, tri thức địa phương), đó là toàn bộ những hiểu biết của cộng đồng về thiên nhiên, đời sống con người, lao động sản xuất, y dược học cổ truyền, ẩm thực, trang phục và các tri thức dân gian khác được tích lũy trong một thời gian dài qua kinh nghiệm của bản thân cộng đồng đó. Số phiếu kiểm kê thu được là 02 phiếu, trong đó tập trung vào tri thức y học cổ truyền và tri thức về nghề biển. 5 CHƯƠNG II ĐÁNH GIÁ CHI TIẾT TỪNG LOẠI HÌNH DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ 1. Nhận diện từng loại hình di sản văn hóa phi vật thể a) Ngữ văn dân gian - Ch ện tình i t (Phường ân Thái, uận Sơn Trà, Tp Đà Nẵng) Chuyện kể rằng: Ngày xưa, vùng đất nơi đây c n rất hoang vu, dân chài sống ven biển Sơn Trà gặp rất nhiều khó khăn trong việc đánh bắt cá trên biển. Nhiều chuyến ra khơi của bà con ngư dân trở về tay trắng. Những con sóng dữ luôn lật úp từng chiếc thuyền khi ra khơi. Chưa kể, mỗi năm bà con hứng chịu hàng chục cơn bão biển càn quét vùng quê nghèo. Cuộc sống luôn diễn ra trong sự nghèo khó, túng thiếu. Trong làng có một gia đình trẻ, chồng làm nghề chài lưới, vợ ngày ngày lên n i đốn củi, chăm lo vườn tược. Họ sống với nhau rất hạnh phúc, êm ấm. Thế rồi, vào một ngày cũng như thường lệ, người vợ ra bến tiễn chồng cùng một số đàn ông trong làng lên tàu đi đánh cá. Chồng đi được vài hôm, ở nhà, trời bỗng nhiên đổ mưa to, sấm chớp đùng đùng, những cơn gió làm ngọn sóng tung lên cao trắng xóa. Đoán chuyện chẳng lành xảy ra với chồng, người vợ đội mưa gió ra bến đợi chồng về. Nhưng nàng đợi ngày này qua ngày khác mà chồng vẫn không trở lại. Trong nỗi đau khổ tột cùng khi người chồng không bao giờ trở về, nàng đã tìm đến cái chết. Hiểu được nỗi đau khổ của nàng, bụt đã hiện lên nói rằng sấm chớp là lẽ vô thường của cõi nhân sinh và khuyên nàng nên bình tâm trở lại. Sau đêm gặp bụt tại bãi biển, nàng trở về nhà, thu xếp quần áo rồi tìm đến ngôi chùa gần đó để đi tu. Có một điều lạ là, từ ngày bụt xuất hiện trên bãi biển và nghe lại câu chuyện của người đàn bà trẻ, dân làng liên tục được mùa cá, cuộc sống yên ấm, mưa thuận gió hòa. Biết ơn đôi vợ chồng trẻ, người dân đặt tên bãi biển nơi nàng đứng chờ chồng là Bãi Bụt và truyền tai nhau câu chuyện tình đẹp và thiêng liêng này. Xung quanh khu du lịch Bãi Bụt còn có một tích khác kể lại rằng, vào thời vua Minh Mạng, dân chài nơi đây đã phát hiện một tượng Phật trên bãi cát bèn lập am thờ tự. Và rồi, Ngài Quán Thế Âm cứu khổ cứu nạn xuất hiện cứu con người vượt kiếp trầm luân, sóng yên biển lặng, dân chài yên ổn làm ăn. Từ đó, nơi đây có tên gọi là Bãi Bụt, hay còn gọi là Cõi Phật giữa chốn trần gian. Theo quan niệm của người dân, “bãi” tức là bãi biển, “ ụt” tức là Phật. Câu chuyện ẩn chứa giá trị nhân văn cao cả, đó là ngợi ca tình yêu, sự chung thủy và ước nguyện của nhân dân về cuộc sống yên ấm, mưa thuận gió hòa, sóng yên biển lặng, dân chài yên ổn làm ăn. - Ch ện tình Tiên Sa (Phường Thọ uang, uận Sơn Trà, Tp. Đà Nẵng) ưa Sơn Trà là nơi có thắng cảnh tuyệt đẹp và ngày nào các nàng tiên cũng xuống trần gian để tha hồ ngắm nhìn n i đồi hùng vĩ, biển xanh bao la, say 6 sưa nghe tiếng chim kêu, dừng chân sát bãi biển để nghe sóng vỗ, dõi theo cánh bay của những con chim yến đi làm tổ, hướng về các bờ đá chênh vênh, thăm những con suối thơ mộng bên chân n i, nước triều lên xuống đều đặn hàng triệu năm bào m n và lau sạch những tảng đá chồng chất ven bờ, ngắm nhìn những bãi cát v ng uanh bán đảo sạch sẽ và mịn màng… Khi đã thưởng thức mê say vẻ đẹp của Sơn Trà các nàng tiên cởi những đôi cánh của mình ra để trên bờ, trên những ghềnh đá và đắm mình xuống dòng xanh, mát lạnh của biển, các nàng nô đùa với cảnh thiên nhiên sông nước. Khi chiều về các nàng tiên đắm say, mê mẩn cảnh trần gian lưu luyến không muốn về. Có một chàng trai chài lưới mình trần, ngực đỏ, khi nhìn thấy các nàng tiên tắm, trong lòng cảm thấy xôn xao, rạo rực. Chưa bao giờ trong đời, người thanh niên này lại thấy những người phụ nữ đẹp đến như vậy và cứ thế khi chiều về, chàng lại ra nấp sau các ghềnh đá để lén ngắm nhìn các nàng tiên tắm và anh đã nghĩ cách chờ l c các nàng tiên đang say sưa nô đùa, anh vội lấy một đôi cánh dấu vào hang đá. Đến lúc mặt trời sắp lặn, các nàng lắp đôi cánh vào để bay về trời, chỉ còn một nàng tiên không bay về được vì không tìm ra đôi cánh của mình, đành phải ở lại với trần gian, với chàng trai chài lưới và hai người sống với nhau rất hạnh phúc. Sau một thời gian sống hạnh phúc bên nhau, một hôm, nàng được Ngọc oàng cho người đến báo rằng nàng phải trở về với Thiên đình, nếu không, Ngọc Hoàng sẽ không để cho trần gian yên ổn. Tin đã được truyền đi nhưng chờ mãi vẫn chưa thấy con trở về, Ngọc oàng đã thật sự nổi giận. Ngài cho sấm chớp, bão giông, làm cho hạ giới đổ nát, điêu tàn. Lo sợ trước cơn thịnh nộ của vua cha, nàng tâm sự với chồng “Em là tiên, chàng là người trần tục, chúng ta không thể ở mãi bên nhau được. Em phải trở về tiên giới theo lệnh vua cha, nếu không chàng và tất cả trần gian sẽ phải chịu nhiều tai ương”. Dù không muốn chia xa nhưng rồi nàng cũng phải trở về với trời. Chàng đau khổ, nhớ thương vợ không nguôi, ngày ngày ra ngồi bên tảng đá chờ đợi người vợ của mình trở lại. Chờ mãi, chờ mãi đến khi sức tàn lực kiệt, chàng hóa thành tảng đá rất đẹp, vẫn đứng đợi chờ mãi không thôi. Từ đó, trần gian trời yên biển lặng. Để tưởng nhớ đến mối tình chung thủy của hai người và tạ ơn nàng tiên đã hy sinh hạnh phúc của mình để mang lại cuộc sống thanh bình, sung t c, người ta đã lập làng, đặt tên là Vĩnh Yên (sau này đổi thành Mân Quang), xây một am thờ bên tảng đá gọi là Am Bà. Chuyện tình Tiên Sa là câu chuyện tình rất đẹp và lãng mạn thể hiện tình yêu chân thành, mộc mạc của chàng trai chài lưới với tiên nữ trên trời. Tuy rằng, câu chuyện được sáng tạo theo tâm thức dân gian mang nhiều đường nét hư cấu huyền ảo, phần nào thỏa mãn trí t m của người dân đối với thiên nhiên xung uanh mình, song đó cũng chính là khát vọng về hạnh phúc lứa đôi, ước nguyện về cuộc sống ấm no, bình yên, hạnh phúc của người dân nơi đây. 7 - S t h Miế Ông Chài (Phường Đà Nẵng) ân Thái, uận Sơn Trà, thành phố Sự tích về miếu Ông Chài có từ lâu và tồn tại đến nay trong nhân dân. Chuyện kể rằng, ngày xưa có một người đàn ông làm nghề chài lưới góa vợ từ rất lâu, nhưng ông ở vậy để nuôi dưỡng đứa con gái của vợ chồng ông sinh ra. Dân trong vùng không ai biết biết quê quán, nhà cửa ông ở đâu, ngay cả tên họ cũng không biết, chỉ thấy hằng ngày ông thường đến bãi Đá đánh cá. Nên người dân quanh vùng gọi ông là ông Chài. Cô con gái của ông, ngày càng lớn khôn xinh đẹp và hiếu hạnh. Cuộc đời của cha con ông Chài tuy sống đạm bạc đơn côi, nhưng rất tôn trọng đạo lý can thường. Tình phụ tử, lễ giáo và hiếu hạnh luôn được đề cao, gắn bó. Một hôm, đang ngồi trong lều chờ cha đánh lưới trở về, trời bỗng nổi giông tố sấm sét, mưa tr t xuống xối xả. Bị mưa ướt gió lạnh, ông Chài vội vàng về lều. Ngồi trong lều thấy cha ướt lạnh run rẩy, động l ng thương cha, bất chấp mưa to gió lớn, cô liền vụt chạy ra dìu cha. Trước hai chuyển động ngược chiều, cô con gái ông Chài từ trên đồi chạy xuống, ông Chài bị trượt ngã chồm đến trước, bất ngờ tay ông chạm mạnh vào “nhũ hoa” con gái mình và làm s t n t cài, để phô bộ ngực nõn nà của đứa con gái yêu quý của ông. Khi về nhà ngồi nhìn con mình, ông Chài vô cùng xấu hổ và day dứt. Ông bèn nói dối với con gái rằng ông lên đồi có công chuyện. Cô con gái chờ mãi không thấy ông trở lại lều, bèn đi tìm cha, thì ôi thôi, thấy cha cô đã đập đầu vào gốc cây chết thê thảm. Đau đớn tột cùng, cô ôm cha vào lòng khóc than khôn xiết. Sau đó không lâu, người ta không còn thấy cô có mái tóc dài mượt mà, mà thay vào đó đầu cô trùm kín bởi chiếc mũ vải. Và cũng kể từ đấy, biền biệt không thấy cô trở lại viếng mộ cha. Cảm động và thương xót cha con ông Chài, người dân quanh vùng đã lập miếu thờ tại nơi ông mất. Miếu này hiện nay vẫn c n trên n i Sơn Trà. Sự tích miếu ông Chài, đề cao những truyền thống tốt đẹp vốn có từ bao đời của ông cha ta, đó là: tình phụ tử, lễ giáo, hiếu hạnh và sự gắn bó. b) Nghệ th ật trình diễn dân gian - Hát bả trạo của ngư dân ven biển (Phường Mân Thái, quận Sơn Trà, Thành phố Đà Nẵng) Hát bả trạo là hình thức diễn xướng dân gian xuất phát từ tín ngưỡng thờ cá ông (Đại Đức Ngư ông) của ngư dân ven biển. “ ả” là nắm chắc, “trạo” là mái chèo. át “bả trạo” là hát vững tay chèo theo động tác chèo thuyền. Hát bả trạo c n được gọi bằng nhiều cái tên khác nhau như: hát chèo bả trạo, chèo cầu ngư, chèo cạn, h rước Ông. Hình thức diễn xướng này được tổ chức theo tục lệ hàng năm trong lễ hội Cầu ngư, hoặc trình diễn nhân dịp đưa tang cá Ông. Đây là loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian mang tính nghi lễ của ngư dân ven biển. 8 - Đội hát bả trạo, gồm có: + Tổng mũi (tổng thuyền): Đứng trước mũi thuyền, người chỉ đường, hai tay cầm cặp sanh để gõ chỉ huy đội hát bả trạo từ đầu đến cuối buổi diễn. + Tổng khoang (tổng thương): Đứng ở khoang thuyền, khi thuyền neo lại thì canh gác, tay cầm cần câu và gàu tát nước. + Tổng lái (tổng hậu): Đứng cuối đuôi thuyền, hai tay nắm chèo lái để điều khiển con thuyền đi đ ng hướng. Trước năm 1975, trang phục của ba ông Tổng rất đơn giản, chỉ là áo dài đen, uần trắng, chân đi tất. Hiện nay, để buổi biểu diễn trở nên sống động, trang phục cũng mang nhiều màu sắc hơn. Ông Tổng mũi: trang phục áo dài màu xanh, cổ tay bóp màu tím, lưng thắt dây màu tím, quần tím, đầu đội mão, chân quấn xà cạp, đi giày vải. Ông Tổng khoang: mặc áo ngắn màu xanh nước biển viền cổ trắng xanh, lưng thắt dây màu xanh, quần màu xanh nước biển, chân quấn xà cạp, đi giày vải, đầu đội nón lá. Ông Tổng lái: đầu đội mão, áo dài màu tím nhạt, viền áo màu xanh nước biển, lưng thắt dây màu xanh nước biển, quần dài màu tím, chân quấn xà cạp, mang giày vải. Khuôn mặt của ba ông Tổng được vẽ như trong hát Tuồng. + Con trạo: gồm 12 đến 1 người, tùy theo biên chế của từng địa phương. Trước năm 1975, con trạo thường là thanh niên còn trẻ, từ 17 đến 20 tuổi, có sức khỏe, chưa vợ. Hiện nay, con trạo là các em nữ, độ tuổi từ 13 đến 15 tuổi. Con trạo mặc áo xanh lá cây, đầu đội nón lá, lưng thắt đai xanh, chân mang xà cạp, tay cầm mái chèo dài 1,2m sơn đỏ, vàng. Trong buổi biểu diễn, ông Tổng mũi sử dụng cặp sanh điều khiển cả đội. Theo hiệu lệnh, các con trạo có sự phối hợp nhịp nhàng, các con trạo nghiên mình tư thế giống như đang chèo thuyền, vừa hát vừa múa mái chèo. Ba ông Tổng thì xướng theo các làn: thán, lụy, ngâm, bình thơ, nam ai. C n các tay chèo thì xô theo hiệu lệnh của ông Tổng. - Dàn nhạc cụ biểu diễn gồm có: trống, chiêng, kèn, đàn c , sênh. * Hát bả trạo trong lễ hội Cầu ngư, diễn ra theo trình tự sau: - Trong lễ Nghinh thần, còn gọi là lễ rước thần Nam Hải về tham dự lễ hội Cầu ngư, sau khi ba vị chủ tế thực hiện xong nghi lễ, đội hát bả trạo theo hiệu lệnh tiếng sênh của Tổng mũi tiến vào biểu diễn. Nội dung của buổi diễn là ca ngợi công đức của Ngư ông và nghinh Ông về tham dự lễ hội cùng ngư dân. Sau đó, đội hát tham gia vào đội hình rước Ông về tham dự lễ Cầu ngư. - Khi lễ tế chính vừa kết thúc, là chương trình nghi lễ của đội hát bả trạo. Ông chánh tế đứng lên niệm hương xin phép cho đội hát bả trạo vào trình diện. Sau khi 3 ông Tổng thắp hương làm lễ, đội hát theo hiệu lệnh bằng tiếng sênh của Tổng mũi, chạy xoắn ốc ra giữa sân, mái chèo dựng đứng sắp thành 3 hàng dọc, 3 ông Tổng đứng hàng giữa theo vị trí: Tổng mũi đứng đầu, Tổng khoang 9 đứng giữa, Tổng lái cuối cùng, con trạo đứng hai bên, tạo thành hình chiếc thuyền giữa biển khơi. Tiếng sanh của Tổng mũi gõ 2 tiếng vang lên, toàn đội quỳ lạy Ông 3 lạy. Nội dung của buổi biểu diễn có kịch bản rõ ràng, gồm 3 đoạn: Ra khơi, bủa lưới đánh cá; Thuyền gặp bão tố bị tai nạn được Ông cứu giúp; Kể về công đức của Ông và cầu mong Ông luôn cứu gi p ngư dân bình an. Nội dung hát bả trạo trong lễ Cầu ngư nhằm ca ngợi công đức của cá Ông đối với ngư dân hoặc mô tả quá trình lao động vất vả của ngư dân giữa biển khơi, đồng thời ca ngợi sự giàu có của biển, sự đoàn kết của bạn chèo vươn tới cuộc sống ấm no đầy đủ. át bả trạo gắn liền với lễ Cầu ngư cũng như tín ngưỡng thờ cúng Cá Ông của ngư dân ven biển. Đây cũng là một hình thức thể hiện tín ngưỡng của cư dân vạn chài đối với đức Ngư Ông, có tác động sâu sắc đến yếu tố an dân trong hành nghề đi biển và niềm tin trong sự an cư lạc nghiệp của cộng đồng vạn chài. ) Tập q án x hội - Lễ tang ma ở Sơn Trà (Quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng) ột lễ tang ma có đầy đủ các nghi lễ chính như: Khâm liệm, thần phục, di uan, hạ huyệt….Các vùng Thọ uang, Nại iên Đông và n ải Tây chỉ khác nhau về một số hình thức và uan niệm: Khi gia đình có người mất thì phải cử người đi xem thầy để chọn giờ tốt, ngày tốt khâm liệm, động uan, thần phục, di quan và hạ huyệt. em được ngày giờ rồi báo với chính quyền địa phương. Chính uyền sẽ họp toàn dân làng để phân công trách nhiệm phục vụ việc tang lễ. Gia đình nhờ (hoặc thuê) một người chuyên liệm xác để liệm cho người đã mất. Lúc liệm để 7 hạt gạo 7 hạt muối vào miệng (nếu người mất là đàn ông) hoặc 9 hạt gạo 9 hạt muối (nếu người mất là đàn bà). Có l c người ta bỏ gần người chết 50 hoặc 100 ngàn tiền thật coi như là lộ phí đi đường cho người đó. Từ l c người đó mất đến lúc khâm liệm phải che bàn thờ tổ tiên trong nhà lại. Sau khi triệu tổ xong mới mở và thắp hương trên bàn thờ. Sau đó, những người đại diện làng đứng ra tổ chức lễ cúng cáo Thành hoàng làng ở đình. Từ lúc liệm cho đến khi động uan, người ta thắp dĩa dầu dưới 4 chân giường (dưới uan). Người chết đầu uay vào trong, chân uay ra ngoài (người chết bất đắc kì tử thì ngược lại) lúc di quan mới uay đầu đi ra trước với quan niệm là để người chết nhìn lại nhà và người thân. Người chết khi liệm mặc áo trắng vải thô, cột hai cẳng chân, bụng (có cả 2 tay) lại với nhau. Bên trong quan tài để trà, bông gòn hoặc đất ở bên trong. Bên ngoài quan, hai phần đầu đuôi dùng ba vòng lạt dẻo cột lại và có đóng néo. L c di uan, đập vỡ một hủ sành hoặc một tràng pháo nổ (xưa) hoặc tạt một ca nước vôi từ trong nhà (nơi để uan) ra. Người dân quan niệm làm như vậy để hồn người chết đi theo xác. Di quan có ba lần nghỉ giữa đường (nếu nghỉ ở địa phận làng khác thì phải cúng tế độ trung, còn nếu nghỉ ở địa phận làng 10 mình thì không cúng). Đến huyệt, đặt quan xuống nghỉ, đ ng giờ thì hạ huyệt. Ba ngày sau thì mở cửa mã. Nhạc cổ dùng trong tang lễ có thể là của làng hoặc thuê từ làng khác. Âm công: do làng sắp đặt. Người mới chết không được thờ chung với bàn thờ tổ tiên mà thường được lập một bàn thờ riêng. Đến hết 49 ngày, mới làm lễ rước bát hương lên bàn thờ tổ tiên. Có nơi tập tục lại uy định sau 100 ngày, thậm chí có những gia đình lại để sau giỗ đầu mới rước bát hương người mới mất lên bàn thờ tổ tiên. Hằng ngày, tính từ ngày đã an táng xong, người nhà đều đặn thắp hương, cơm, canh vào các bữa chính, trước khi gia đình ăn cơm, hoặc những món ăn mà lúc còn sống người chết thích ăn, mời người chết về cùng hưởng thụ. Lễ tang ma là sự thể hiện tình cảm của cộng đồng làng xã, của người thân trong gia đình đối với người mất. Đối với người sống, lễ tang ma có sự gi p đỡ, giúp sức của cộng đồng người dân sống trong khu vực đó. Đó là tình đoàn kết, gắn bó, mang tính qua lại. - Tập t ư i h i ở Sơn Trà (Quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng) Dựng vợ gã chồng là một vấn đề trọng đại của cuộc đời mỗi con người. Chính vì vậy, mọi người ai cũng coi trọng và tuân thủ theo những kinh nghiệm từ trước đến nay của ông bà đi trước, nhằm cầu mong điều may mắn, niềm vui, hạnh phúc. Sau khi bàn bạc kĩ lưỡng, gia đình nhà trai đến chơi nhà gái và xin phép ngày nào đó gia đình nhà trai sang nói chuyện cưới xin. Đ ng ngày, nhà trai mang sang 1 chai rượu, 1 dĩa trầu cau bàn bạc chọn ngày, lễ vật như thế nào… ột số nhà muốn đơn giản hoặc do điều kiện gia đình khó khăn thì có thể gộp cả đám cưới và đám hỏi vào cùng 1 ngày. Gia đình nhà trai đưa cho cô dâu tương lai một số tiền nhất định để mua sắm áo uần và nữ trang. Đến ngày cưới ngoài các công việc phụ như rạp, âm nhạc, mời họ hàng, bạn bè… thì uan trọng nhất vẫn là lễ xin dâu và rước dâu về nhà chồng. Nhà trai cử 1 số người đến rước dâu ở nhà gái, số người đi phải chẵn và không uan niệm 1 cặp phải là 1 nam 1 nữ, mà có thể là 2 nam hoặc 2 nữ. Những người đi xin dâu là họ hàng thân thiết của ch rể, nhất thiết phải có cha. Nếu cha mất hoặc bị bệnh tật không đại diện được thì ch hoặc bác hoặc ông nội, ông ngoại của ch rể thay mặt. Người này dẫn đầu đoàn xin dâu và có trách nhiệm mở lời xin, đồng thời giới thiệu vị trí những người đi cùng nhà gái rõ. Những người khác không yêu cầu phải song toàn nhưng nhất thiết không bị tàn tật. Lễ vật xin dâu gồm 5 khay, trên có phủ vải đỏ, bao gồm: trầu, rượu, bánh, chả nem, trà. Tất cả phải đủ đôi chứ không được lẻ. Sau khi giới thiệu 2 bên gia đình, đ ng giờ thì rước dâu. Người dân ở đây uan niệm cô dâu mang bầu trước khi cưới thì không được đi vào nhà bằng cửa 11 chính mà bằng cửa phụ và không được thắp hương trên bàn thờ tổ tiên. a mẹ cô dâu sẽ đến nhà trai sau khi đoàn dẫn đã rước dâu về nhà trai. Sau khi làm lễ c ng bái gia tiên, ch c rượu mọi người, hôn lễ coi như kết th c. a ngày sau, cô dâu cùng chồng mới cưới về lại mặt ba mẹ, lễ vật mang theo là trầu, rượu, bánh trái. Trường hợp ở xa thì cô dâu, ch rể được miễn “lại mặt”. Đám cưới ngày nay thường diễn ra ở nhà hàng. ọi thứ có sẵn và thủ tục hết sức đơn giản.. Vì vậy, lớp trẻ ngày nay, ít biết đến các nghi thức cưới hỏi truyền thống. Đó là do sự phát triển kinh tế kéo theo sự giao lưu văn hóa làm thay đổi uan niệm của người dân. - Nghi thức truyền thống ình làng Tân Thái (Làng Tân Thái, phường ân Thái, uận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng). Đình Tân Thái thuộc khối Tân n, phường Mân Thái, quận Sơn Trà, là ngôi đình cổ ghi dấu nhiều sự kiện lịch sử và là nơi sinh hoạt văn hóa của nhân dân địa phương. Đình là nơi thờ phụng Thành hoàng cùng các vị tiền hiền và cũng nơi sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân địa phương. Hằng năm, vào ngày mồng 1 tháng Chạp là ngày Tảo mộ Tiền nhân, ngày 20 tháng 6 âm lịch dân làng tổ chức lễ cầu an tại đình. Trước khi tổ chức lễ cầu an, mọi công tác về người, địa điểm, lễ vật, thời gian… đều được chuẩn bị kĩ lưỡng. Kinh phí do dân làng đóng góp. Lễ cầu an lớn hay nhỏ tùy vào kinh phí đóng góp hằng năm. Trước một ngày, tập trung cúng và thắp hương ở đình để mời thành hoàng bổn xứ về dự. Sau khi mọi công tác chuẩn bị về rạp, người, âm thanh, ban nội trợ … xong xuôi thì sáng ngày 20, khoảng giờ, lễ tế và cầu an sẽ bắt đầu. Ông chủ tế (do dân bầu) đứng ra chịu trách nhiệm c ng bái và đọc văn tế. ài văn tế này do một người cao niên trong làng chuyên việc soạn văn tế soạn ra. Nội dung của nó là cầu mong sự chứng giám của thần linh, báo cáo tình hình làng xã và mong một vụ mùa bội thu, sức khỏe dồi dào, xóm làng yên ổn. Nếu năm nào tổ chức lễ lớn thì sẽ có sự góp mặt của đội ngũ học trò gia lễ. Nhạc cổ như trống cái, chiêng (chinh), lệnh (thanh la) của làng đã có sẵn và sẽ do người trong làng đánh. C n các loại nhạc cụ như kèn, trống nhỏ… phải thuê ở nơi khác đến. Lễ vật dâng cúng thần bao gồm heo, gà, vịt, hương hoa… Lễ vật do làng mua sống về và tự làm để không bị ô uế. Nghi lễ truyền thống đình làng Tân Thái đã trở thành tín ngưỡng văn hoá ở làng uê, yếu tố tâm linh từ ngàn xưa không thể tách khỏi cộng đồng sinh hoạt làng xã. Đây là một cách để ông cha ta kể lại cho con cháu nguồn gốc, lịch sử, cũng như các giá trị văn hóa, xã hội của làng. ơn nữa đây c n là dịp để nhân 12 dân trong làng thể hiện sự đoàn kết, gắn bó, đùm bọc lẫn nhau, cùng nhau phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của cha ông ta để lại. - Nghi thức truyền thống lăng Âm linh Mân Thái (Làng Tân phường ân Thái, uận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng). n, Lăng Âm linh phường ân Thái được xây dựng năm 19 3 là nơi thờ những chiến sĩ vô danh đã hi sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, và những người chết biển vô danh. Tại đây, hằng năm người dân làng Tân Thái, Cổ Mân (xưa) và Tân n, Tân Thái, phường ân Thái (ngày nay) đều tổ chức các hoạt động lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa đặc trưng của vùng biển Sơn Trà như: Lễ cầu an nhằm cầu cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an; đồng thời cũng là dịp để tưởng nhớ đến những công lao của các anh hùng liệt sĩ, các bậc tiền bối đã có công xây dựng lăng Âm linh. Hằng năm, vào ngày 15 tháng 3 âm lịch, dân làng tổ chức lễ cúng tại lăng âm linh. Kinh phí do nhân dân đóng góp. Lễ cúng lớn hay nhỏ tùy vào kinh phí đóng góp hằng năm. Phần nghi lễ gồm: - Lễ Nghinh thần: Sáng sớm ngày 15/3, những người trong ban tế lễ, đi nghinh rước các vị thần hoàng bổn xứ về tại lăng. Gồm lễ nghinh tại bãi Bắc và Nghê, nghinh các sở tại địa phương, nghinh à bá. - Lễ Vọng và lễ tế chiến sỹ. - Lễ Chánh tế: Có học trò diễn lễ, có chánh tế và bồi tế, đọc văn tế có hô, xướng đi nhịp nhàng theo đội hình. Nhạc cổ như trống cái, chiêng (chinh), lệnh (thanh la) của làng đã có sẵn và sẽ do người trong làng đánh. C n các loại nhạc cụ như kèn, trống nhỏ… phải thuê ở nơi khác đến. Thời gian cúng tế khoảng 1 tiếng rưỡi. Lễ vật dâng cúng tại lăng bao gồm heo, gà, vịt, hương hoa… Lễ vật do làng mua sống về và tự làm để không bị ô uế. Ông chủ tế (do dân bầu) đứng ra chịu trách nhiệm làm lễ và đọc văn tế. ài văn tế này do một người cao niên trong làng chuyên việc soạn văn tế soạn ra. Nội dung của nó là cầu mong sự chứng giám của thần linh, báo cáo tình hình làng xã và mong một vụ mùa bội thu, sức khỏe dồi dào, xóm làng yên ổn và tưởng nhớ đến những công lao của các anh hùng liệt sĩ, các bậc tiền bối đã có công xây dựng lăng Âm linh. - Lễ xây chầu – hát lễ (hát Tuồng cổ): Diễn ra trang nghiêm, người được chọn xây chầu phải là người song toàn, giờ xây chầu cũng phải chọn giờ tốt. Sau lễ xây chầu là biểu diễn tuồng cổ, hát phúc, lộc, thọ. - Lễ tạ: Đốt văn tế, sau đó chủ lễ và các lễ sinh cùng ban tế lễ, dân làng thắp hương và bái. Nghi lễ truyền thống tổ chức tại lăng âm linh đã trở thành tín ngưỡng văn hóa, yếu tố tâm linh của cộng đồng làng ngư nghiệp nơi đây. 13 - Nghi thức truyền thống ình làng Cổ Mân (Làng Cổ ân Thái, uận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng) ân, phường Vào thế kỷ 17, khu vực Cổ ân là vùng đất cát bằng phẳng, các bậc tiền nhân đã dừng chân tại đây định cư và lập nghiệp. Đình làng Cổ ân được xây dựng bằng phên tre mái lá để có nơi thờ tự những vị thần linh, cầu mong trời đất cho mưa thuận gió hòa, sản xuất phát triển. Ngôi đình là nơi các họ tộc, nhân dân trong làng tham gia sinh hoạt. Qua thời gian, ngôi đình làng được xây dựng, trùng tu lại bằng vật liệu kiên cố: gạch, đá, ngói, vôi, cát, sạn, mật đường. Đây c n là địa điểm thuận lợi để cán bộ cách mạng hội họp, triển khai xây dựng cơ sở cách mạng trong những năm chống Pháp và chống Mỹ. Đình làng Cổ Mân là một trong tám ngôi đình ở khu vực phía đông sông àn thường gọi khu Đông. Với ước nguyện cầu mong trời đất cho mưa thuận gió hòa, sản xuất phát triển, hằng năm, vào ngày 25 tháng Chạp âm lịch, tại đình Cổ Mân, dân làng tập trung tu bổ phần mộ, thắp hương tưởng niệm, tổ chức nghi lễ đón Tết Nguyên đán, treo cờ, cắm phướn, dựng nêu, chọn người hiền xông đất đầu năm, chuẩn bị lễ vật, hoa, cây trái, bánh chưng, bánh tét bày cúng trong 3 ngày Tết, tổ chức văn hóa, vui chơi giải trí, dân làng mến mộ nhất là loại nghệ thuật tuồng, hát bội. Ngoài ra, đến ngày 16/3 âm lịch làm lễ cầu an, 16/8 làm lễ tế thu, trùng với lễ c ng cơm mới, đây là những kỳ lệ được tổ chức trang nghiêm tại đình làng, thể hiện nét đẹp văn hoá truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc. Những năm có kinh phí, làng còn tổ chức thêm phần hội. - Nghi thức truyền thống ình làng Mân Q ang (Làng phường Thọ uang, uận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng) ân uang, Đình làng ân uang hiện thuộc tổ 33, phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng. Tương truyền làng ân uang được khai phá vào nửa cuối thế kỷ 15, do các cư dân người Việt ở vùng oan, Ái di cư vào, trong đó những người được coi là có công đầu là các cụ Lê Phước Thọ, Trần Văn ỹ, Võ Văn Linh, Thái Công ạ, Nguyễn Văn Thành và Đinh Vạn Khang. Cùng với việc khai phá lập làng thì ngôi đình làng được dựng lên để thờ thần thành hoàng và nhiều vị thần khác trong tín ngưỡng dân gian của người Việt. Sau này, nhiều vị tiền hiền, hậu hiền, những người có công với làng cũng được nhân dân địa phương thờ tại đình làng. Hằng năm, tại khu di tích đình làng ân uang diễn ra các hoạt động cúng tế, lễ hội do nhân dân địa phương tổ chức, gồm: - Cúng tại miếu Táo uân và lăng Nghề cá (tức lăng Ông) vào các ngày 12 tháng 2 và 12 tháng 7 âm lịch. - Cúng tại miếu Quan Thánh và miếu Thành hoàng vào các ngày 13 tháng 1, 13 tháng 5 và 24 tháng 6 âm lịch. - Cúng tại miếu Cao Các, miếu Bà và miếu Âm linh vào ngày 25 tháng 1 âm lịch. 14 Đặc biệt vào hai ngày 15, 16 tháng 3 (Âm lịch), nhân dân Mân Quang lại tề tựu về đình để tổ chức lễ hội đình làng. Trong suốt hai ngày này, các nghi thức tế lễ và các hoạt động diễn xướng, tr chơi dân gian của người dân địa phương diễn ra liên tục trong đại điện và trước sân đình. Trước khi tổ chức lễ hội, dân làng họp trước một tháng để bàn bạc xem xét tổ chức lễ như thế nào, kinh phí đóng góp bao nhiêu, lễ vật ra sao, ai làm việc gì. Chiều 15/3, tại sân đình, dân làng đặt bàn án với các lễ vật như cơm, xôi, gà, vịt, heo, bánh trái, hương đèn, cháo trắng, hạt nổ, vàng bạc… để làm lễ vọng cúng âm linh. Ngày 1 3, giờ sáng, dân làng tổ chức lễ chánh tế trong đình với đầy đủ các nghi thức dâng trà, rượu, hương, bái lạy với sự tham gia của chánh tế, bồi tế, và đội ngũ học trò gia lễ. Đây là dịp con dân của làng bày tỏ sự ngưỡng vọng, l ng tri ân đến thánh thần và các bậc tiền nhân đã phù trợ, gi p đỡ dân làng xây dựng uê hương. Đồng thời, thông ua đó lễ hội đình làng c n có tác dụng thắt chặt mối quan hệ tình làng nghĩa xóm, cũng như việc gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của địa phương. - Nghi lễ truyền thống ình An Hải (Phường An Hải Tây, quận Sơn Trà, Thành phố Đà Nẵng) Theo như lời kể của cụ Lê Đức Ngọ, người có công đầu trong việc khai phá lập làng n ải là một phụ nữ có tên gọi là à Thân (tên của bà trở thành địa danh cho một vùng đất sát ven sông àn, về sau gọi chệch thành à Thân. Ngày nay, tại phường n ải Tây, có một ngôi chợ người dân thường gọi là chợ à Thân hoặc à Thân). à là một lưu dân từ phía ắc vào lập làng từ thời vua Lê Thánh Tông lập đạo Thừa tuyên uảng Nam (năm 1 71). Năm 1 30, nhân dân làng An Hải góp của và trích quỹ ruộng hương hỏa cho xây dựng ngôi đình mái lợp tại địa điểm như hiện nay. Thời vua Tự Đức thứ 3 (1 77), đình được trùng tu lần thứ nhất và cách đây hơn năm (vào năm Giáp Thìn) sửa chữa lần thứ hai. Đình làng được vua Tự Đức ban tặng 4 chữ lớn tại bức hoành “Thiện Tục Khả Phong” nghĩa là nếp sống an lành đáng khen. Tự ngàn xưa, yếu tố tâm linh của người dân Việt Nam không thể tách khỏi cuộc sống hàng ngày trong mỗi con người. Ngôi đình làng trở thành thiết chế tín ngưỡng văn hóa ở làng uê. ỗi làng đều dựng một ngôi đình làng để có nơi thờ c ng, sinh hoạt văn hóa, hội họp. Từ khi xây dựng đình làng, nghi thức lễ cúng truyền thống đình n ải đã được nhân dân duy trì và gìn giữ đến ngày hôm nay. Lễ chính đình n ải được tổ chức vào ngày 10/8 âm lịch, gọi là lễ tế thu cầu an. àng năm, lễ được tổ chức dưới dạng “trung lễ”, thông lệ 3 năm tổ chức lễ lớn một lần. Kinh phí chủ yếu do nhân dân đóng góp, chính uyền chỉ hỗ trợ về mặt an ninh, trật tự. 15 Trước lễ chính 1 ngày, các chư phái tộc trong làng họp lại để thảo luận, phân công nhiệm vụ. Vào ngày 9/8 âm lịch, nhân dân đã tụ tập tại đình để dọn dẹp, trang trí chuẩn bị cho lễ chính. Tối ngày 9/8, tổ chức lễ Vọng ngoài sân đình. Khoảng 8h ngày 10/8 âm lịch, lễ tế chính thức được diễn ra với các nghi lễ đ ng theo các nghi thức cổ truyền của dân tộc. Trong lễ chính có nhạc bát âm, đọc văn tế với nội dung cầu mong mưa thuận gió hòa, nhân dân ấm no, hạnh phúc. Ban nghi lễ gồm có 1 vị chủ bái, 2 vị bồi bái, 1 vị tư lễ, 1 vị xướng lễ và 12 học trò gia lễ. Trang phục của ban nghi lễ đình làng gồm: - Chủ tế: mũ đỏ, áo đỏ sau lưng có hình con rồng, quần trắng. - 02 vị bồi bái: áo lam, quần trắng, mũ hia màu xanh. - 01 vị tư lễ, 01 vị xướng lễ: áo đen, uần trắng, mũ hia màu đen. - 12 học trò lễ: áo lam, quần trắng, mũ hia màu xanh. Đồ c ng thường là gà, thịt, trái cây, rượu, trà. Ngoài ra, đình làng n ải còn có các ngày lễ: - Ngày mùng 2/3 âm lịch, ngày giỗ tiền hiền - Ngày mùng 6/ âm lịch, giỗ hậu hiền, đồng thời kỷ niệm ngày mất danh nhân Khâm sai thống chế Thoại Ngọc ầu. Lễ nghi đình làng n ải nhắc nhở mọi người luôn tự hào về uê hương, đất nước. Đây cũng là dịp để nhân dân trong làng có thể gặp gỡ, giao lưu, giáo dục con cháu biết gìn giữ và phát huy các giá trị truyền thống. - Nghi lễ Cầ ngư tr Thành phố Đà Nẵng) ền thống (Phường An Hải Tây, quận Sơn Trà, “Lăng Ông vạn tứ chánh Nam Hải” của An Hải Tây được xây dựng hơn 1 năm. Lăng thờ vị thần Nam Hải cùng với những vị chư thần biển, các vị tiền bối hậu bối đã sáng lập ra nghề biển tại vùng đất này. Cùng với sự hình thành lăng Ông, nghi thức lễ cầu ngư đã được nhân dân duy trì và gìn giữ cho đến ngày nay. Hàng năm, nghi thức cầu ngư truyền thống được tổ chức vào ngày 20 tháng 02 âm lịch. Lễ được tổ chức dưới dạng “tiểu lễ”, với sự tham gia của các ngư dân phường An Hải Tây. Điều hành lễ cúng gồm có: 01 vị chủ bái và 02 vị văn hiến. Trang phục của chủ tế: quần áo gấm đỏ, mũ hia đỏ; 02 vị văn hiến: quần áo gấm xanh, mũ xanh. Thức c ng thường là hoa uả, heo, gà và trà rượu. Ngoài ngày lễ chính, trong năm c n có 2 ngày lễ: - Ngày 25 tháng chạp: lễ thượng cờ - Ngày 7 tháng giêng: lễ hạ cờ. 16 Lễ cầu ngư là một tập uán có ý nghĩa. Từ bao đời nay, ngư dân vùng n Hải Tây vẫn giữ và lưu truyền nó với mục đích truyền tải ước vọng tâm linh. Nhưng hiện nay, với quá trình chuyển đổi cơ cấu ngành nghề, lực lượng ngư dân làm biển đã giảm đi rất nhiều. Theo thống kê của phường, số lượng tàu cá kể cả lớn nhỏ chỉ còn lại khoảng 40 thuyền. Đây chính là nguyên nhân chính làm cho lễ cầu ngư truyền thống không còn sức sống trong cộng đồng. - Lễ tang cá Ông của ngư dân i biển (Phường Mân Thái, Thọ Quang, Nại iên Đông, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng) Quận Sơn Trà là địa phương ven biển, người dân sinh sống chủ yếu bằng nghề đánh bắt thủy, hải sản. Cả quận có hơn % dân số trực tiếp sống về nghề biển. Ngoài ra, số còn lại làm các dịch vụ liên uan đến nghề biển như: cung cấp lưới, làm các công cụ đánh bắt, buôn bán tôm cá…Ngư dân đánh bắt trong khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 8 âm lịch và tấp nập nhất là từ tháng 4 đến tháng 6 âm lịch. Cộng đồng ngư dân uan niệm cá voi như là thần biển rất linh thiêng và gọi một cách tôn kính là cá Ông, cá Ông Voi hay Ngài Ngư, Đức Ngư Ông. Theo quan niệm của họ thì Đức Ngư Ông luôn theo sát người dân đi biển, trong l c bão gió ngoài khơi để cứu vớt người dân. Và họ tin rằng cá Ông (cá voi) chính là sự hiển linh của thần biển có mặt ở biển khơi và xuất hiện khi có bão tố để cứu độ dân chài. Vì thế, dân chài quận Sơn Trà rất tôn sùng cá Ông, coi cá Ông như là ph c thần của dân chài. Khi đi biển gặp cá voi, họ coi đó là điềm lành báo hiệu ngày đó đi biển đánh bắt sẽ được nhiều. Đang giăng lưới đánh bắt ở ngoài khơi, nếu gặp cá voi họ thu lưới tránh đường cho ngài đi, với niềm tin và nghiệm thấy làm vậy hôm đó đánh bắt được nhiều rõ rệt. Gặp cá Ông lụy (cá voi chết) ngư dân ở đây coi đó là điềm lành, chẳng những đối với người nhìn thấy đầu tiên, mà c n đối với cả vạn chài, cả làng, cả xã, không những năm ấy mà còn nhiều năm sau nữa dân chài trong vùng vẫn được mùa đánh cá. Người dân tìm cách đưa cá Ông lên bờ và tiến hành mai táng, hay còn gọi là lễ tang cá Ông. Khi gặp cá Ông bị chết trên biển hay trôi dạt, ngư dân tìm cách dìu thi hài cá Ông vào bờ. Nếu trường hợp cá Ông uá to, không đưa lên bờ được thì dùng đăng uây lại, cử người canh giữ cho đến khi thịt rữa hết dưới nước, rửa sạch hài cốt để mai táng. Người đầu tiên phát hiện được xem như là người được “Ông” tín nhiệm và vinh dự làm “trưởng nam”, tức là thân chủ thay mặt dân làng bịt khăn tang bằng vải điều đỏ, chịu tang trong vòng 100 ngày. Theo phong tục, nếu phụ nữ mà phát hiện cá Ông lụy thì phải nhanh chóng đi thông báo cho một người đàn ông khác trong làng để người đó đứng ra chịu tang. Sau khi đưa cá Ông vào bờ, dân chài cắm một lá cờ thần trên bãi biển báo hiệu cho mọi người biết. Không khí tang lễ không phải ai oán, bi thương như đám ma của người bình thường mà rất hồ hởi, vui vẻ. Việc tổ chức chôn vào ngày, giờ nào, ở đâu phải được bàn bạc trước đó khi người “ được Ông” trình 17 vạn tại nhà, có mời chính quyền địa phương và các bạn chài. Lễ mai tang cá Ông được tiến hành theo trình tự như sau: - Ngày thứ nhất: Lập tang chủ, dùng vải điều đỏ và rượu trắng lau rửa sạch sẽ để tiến hành liệm. Những tấm vải đỏ lớn khâm liệm thi thể ngài cẩn thận trước khi mang chôn. Nhiều người còn dùng giấy bản thấm nước miếng (dãi) của Ông về phơi khô hoặc lấy giấy vàng mã đắp vào hai mắt của Ngài để thắm một ít dịch nước mắt, rồi sau đó phơi khô, gấp lại làm tư và cho vào một miếng vải mới khâu lại thành lá bùa, đeo vào cổ trẻ em để chống lại ma quỷ, bệnh tật. Ngư dân tiến hành nhập quan, lập bàn thờ, lập bài vị ghi ngày tháng phát hiện cá Ông lụy trên giấy điều. - Ngày thứ hai: ngư dân tổ chức cúng tế, đốt nhan trên bàn thờ, người “trưởng nam” túc trực trong suốt uá trình mai táng… ọi ngư dân ai cũng đến thắp hương vái lạy cầu an, cầu phúc. Ngay cả các ngư dân, vạn chài ở làng khác nghe tin nơi nào có cá Ông “lụy” vào, dù xa xôi đến đâu cũng mang hương hoa đến để cúng tế Ngài. - Ngày thứ ba: Tổ chức đám tang, hát m a bả trạo bản “Đưa Ngư Ông”. Nếu Ông lớn thì chôn tại bãi biển, còn Ông nhỏ thì đan rọ bằng tre, dưới rải vàng bạc, áo giấy, đặt cá Ông vào, phía trên phủ vải điều đỏ đem về chôn tại lăng Ông (thường là phía sau lăng). Trên đường đi, có đầy đủ cờ xí và chiêng trống linh đình, bát hương đặt trên bàn thờ cũng được thỉnh về an vị tại lăng Ông. Huyệt mộ cá Ông được đào rộng hẹp tùy theo kích thức của Ông, có thể dài tới 20 – 30 mét và rộng chừng 5 mét. Trên mộ đặt một bàn thờ nhỏ bằng gỗ trên có bày đồ thờ như bát hương, bình hoa, chén… Sau ba ngày tổ chức đám tang, tiến hành lễ mở cửa mã. Sau đó, ngư dân tiến hành cúng tuần 7 ngày, 21 ngày, 9 ngày, 1 ngày. Đ ng 1 ngày thì làm lễ dỡ bỏ tang phục cho vị trưởng nam thân chủ. Đủ ba năm tiến hành lễ cải táng, ngư dân đào mộ cá Ông lên, rốc thịt lấy xương, dùng nước lạnh, sau đó là rượu trắng rửa sạch, xếp thứ tự vào và đưa vào để trong khám của lăng. Đến lúc này, người “được Ông” coi như mãn tang (trong thời gian phục tang, người này không phải kiêng kị gì cả). àng năm, vào ngày phát hiện cá Ông lụy, ngư dân đều tổ chức ngày kỵ Ông. Nghi thức tang cá Ông vừa bày tỏ lòng biết ơn đối với đức Ngư Ông linh thiêng, vừa hàm chứa niềm ước vọng của những người làm nghề sông nước, mong một mùa bội thu tôm, cá. Đây cũng là dịp thể hiện tính gắn kết cộng đồng, cùng nhau hợp sức chống chọi với thiên nhiên, xây dựng tình làng nghĩa xóm, gi p đỡ nhau l c khó khăn, hoạn nạn. - Lễ tống ôn của ngư dân i biển (Phường Mân Thái, Thọ Quang, Nại iên Đông, uận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng) 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan