Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Báo cáo cá nhân ln...

Tài liệu Báo cáo cá nhân ln

.DOC
49
405
131

Mô tả:

Báo cáo môn CTXH Cá nhân và gia đình GVHD: TS. Nguyễn Minh Tuấn BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI (CS II) KHOA CÔNG TÁC XÃ HỘI BÁO CÁO THỰC HÀNH MÔN HỌC CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN VÀ GIA ĐÌNH ĐỀ TÀI: KẾT NỐI TRẺ EM BỊ BỎ RƠI VỀ TÌM KIẾM VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM GVHD: TS. NGUYỄN MINH TUẤN SVTH: NGUYỄN TẤN LỰC LỚP: ĐH VLVH QUẢNG NGÃI NGÀNH: CÔNG TÁC XÃ HỘI KHÓA: K 2014 - 2018 Quảng Ngãi, tháng 10 năm 2017 SVTH: Nguyễn Tấn Lực 1 Báo cáo môn CTXH Cá nhân và gia đình GVHD: TS. Nguyễn Minh Tuấn NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN BỘ MÔN ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................................... ĐIỂM Ghi bằng số Chữ kí của giảng viên Ghi bằng chữ Giảng viên 1 Giảng viên 2 MỤC LỤC SVTH: Nguyễn Tấn Lực 2 Báo cáo môn CTXH Cá nhân và gia đình GVHD: TS. Nguyễn Minh Tuấn LỜI CẢM ƠN …………………………..………………………………….......4 PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................6 PHẦN NỘI DUNG……………………..……………………………………..11 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ THỰC HÀNH……………………11 1/ Lịch sử hình thành ………………………………….…………………………11 2/ Đặc điểm tình hình Trung tâm …………………..…………………………....12 CHƯƠNG II: TIẾN TRÌNH CTXH CÁ NHÂN VỚI TRẺ EM BỊ BỎ RƠI TẠI TRUNG TÂM CÔNG TÁC XÃ HỘI TỈNH QUẢNG NGÃI ……………….19 1. Tiếp nhận ca và nhận diện vấn đề ban đầu …………………………………..19 2. Giai đoạn thu thập thông tin ………………………………………………….26 3. Giai đoạn chẩn đoán, đánh giá và xác định vấn đề của thân chủ …………….31 4. Giai đoạn lập kế hoạch giúp đỡ thân chủ……………………………………..34 5. Giai đoạn triển khai kế hoạch giúp đỡ thân chủ ……………………………...37 6. Giai đoạn lượng giá và kết thúc……………………………………………….41 PHẦN KẾT LUẬN ……………………………………….….……………….46 TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………….50 SVTH: Nguyễn Tấn Lực 3 Báo cáo môn CTXH Cá nhân và gia đình GVHD: TS. Nguyễn Minh Tuấn LỜI CẢM ƠN! Trong cuộc sống xưa và nay mỗi con người chúng ta luôn gặp phải những khó khăn và những vấn đề phức tạp mà có khi ta không tự giải quyết được. Vấn đề mà con người gặp phải rất đa dạng và vô định hình, không giống như nghèo đói hay bệnh tật… Mà điều quan trọng nhất ở đây là khi gặp khó khăn cần phải làm gì, giải quyết như thế nào và có khả năng giải quyết nó hay không? Thông thường những lúc gặp vấn đề chúng ta thường rơi vào trạng thái bối rối, mất bình tĩnh, thiếu tự chủ để vượt qua vấn đề đó hoặc tự giải quyết theo sự chủ quan của mình để rồi lún sâu vào bế tắc. Chính vì vậy, nghề công tác xã hội ra đời và được xem là nghề giúp đỡ. Đối tượng phục vụ - thân chủ của công tác xã hội là những nhóm, cá nhân yếu thế được nhân viên Công tác xã hội vận dụng chuyên môn nghiệp vụ của mình sẽ giúp thân chủ phục hồi các chức năng, khơi dậy các khả năng tiềm ẩn của bản thân thân chủ để họ tự giải quyết vấn đề gặp phải. Nhân viên công tác xã hội không “ làm hộ, làm cho, làm thay” mà chỉ làm cùng, làm với thân chủ. Như vậy trên cơ sở đó ta có thể nhận định rằng: “ Công tác xã hội tuy là một ngành khoa học mới, một nghề mới nhưng là một ngành, một nghề có tính nhân văn sâu sắc, nghề của tình thương, trách nhiệm và lòng nhân ái”. Thực hành công tác xã hội sẽ giúp cho sinh viên thấy được vai trò, vị trí trách nhiệm của công tác xã hội đối với cá nhân, nhóm, gia đình và cộng đồng. Để việc đi thực tế đạt được những hiệu quả cao trước tiên mỗi sinh viên, nhân viên công tác xã hội có được thông tin cơ bản, sự đồng cảm và gần gũi của những đối tượng đã và đang yếu thể, có hoàn cảnh khó khăn dễ bị tổn thương mà ta đang muốn tìm hiểu. Trong thời gian vừa qua, với yêu cầu của môn học “ Công tác xã hội cá nhân và gia đình”, sau khi kết thúc nội dung học lý thuyết ở trường, tôi đã tiến hành liên hệ thực hành tại Trung tâm Công tác xã hội Tỉnh Quảng ngãi ( Phường Nghĩa Chánh, TP Quảng ngãi, Tỉnh Quảng Ngãi). Thời gian thực hành diễn ra trong gần hai tháng từ ngày 18 tháng 10 đến ngày 25 tháng 12 năm 2017. SVTH: Nguyễn Tấn Lực 4 Báo cáo môn CTXH Cá nhân và gia đình GVHD: TS. Nguyễn Minh Tuấn Trong suốt quá trình thực hành tại Trung tâm công tác xã hội tỉnh, tôi đã nhận được sự quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi tốt nhất từ lãnh đạo và cán bộ của trung tâm, sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy hướng dẫn khoa Công tác xã hội của Trường Đại học Lao động – Xã hội (CSII), đã tạo điều kiện cho tôi vận dụng lý thuyết vào thực tế, giúp tôi nâng cao tính thực hành của môn học, tích lũy kinh nghiệm thực tế, thực hiện đúng tiến độ và chương trình đào tạo của nhà trường, tăng cường tính chủ động sáng tạo của sinh viên trong việc tiếp nhận thân chủ; thu thập thông tin; chẩn đoán, đánh giá, xác định vấn đề; lập kế hoạch; triển khai thực hiện kế hoạch và lượng giá. Tuy nhiên, do thời gian thực hành ngắn, còn nhiều hạn chế trong quá trình thực hành và vận dụng kiến thức vào hỗ trợ thân chủ cho nên kết quả hỗ trợ cho thân chủ chưa cao như mong đợi. Do vậy, rất mong lãnh đạo trung tâm và quý thầy cô thông cảm và đóng góp ý kiến để giúp tôi hoàn thiện kiến thức hơn. Sau cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến Ban giám đốc cũng như các nhân viên trong Trung tâm Bảo trợ tỉnh Quảng Ngãi đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi, cùng với sự chỉ dẫn tận tình của TS. Nguyễn Minh Tuấn đã giúp đỡ tôi hoàn thành tốt đợt thực hành này. Tôi xin chân thành cảm ơn! SVTH: Nguyễn Tấn Lực 5 Báo cáo môn CTXH Cá nhân và gia đình GVHD: TS. Nguyễn Minh Tuấn PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Như chúng ta đã biết trẻ em là thế hệ tương lai của đất nước Việt nam hay bất cứ quốc gia nào trên thế giới đều quan tâm đến sự phát triển toàn diện của trẻ em, bảo vệ quyền và lợi ích của trẻ em. Được học tập, vui chơi, giải trí là nhu cầu, vấn đề không thể thiếu đối với trẻ em, đó càng là một nhu cầu cần thiết đối với trẻ em mồ côi, mất nguồn nuôi dưỡng. Trẻ em mồ côi tại Trung tâm công tác xã hội tỉnh Quảng Ngãi là nhóm đối tượng được tiếp nhận và chăm sóc nuôi dưỡng, sống cách biệt về địa lý với gia đình, người thân. Ngành công tác xã hội đã có nhiều đóng góp quan trọng trong công tác với trẻ em, thanh thiếu niên, đặc biệt là nhóm trẻ em mồ côi và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Không chỉ trợ giúp về mặt kinh tế, tài chính mà những trợ giúp về mặt chức năng xã hội, tâm lý, tình cảm, các kỹ năng đối phó với thách thức của công tác xã hội đối với trẻ em là không thể thiếu. Trong nhóm đối tượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ em mồ côi là một nhóm đặc thù và có những đặc điểm riêng biệt cả về hoàn cảnh lẫn đặc tính xã hội, chịu nhiều tổn thương và thiệt thòi.Trẻ em mồ côi, không nơi nương tựa và bị bỏ rơi là những trường hợp trẻ không có được sự chăm sóc, giáo dục của gia đình và người giám hộ, Đảng và nhà nước ta đã tăng cường sự quan tâm, chăm sóc đặc biệt tới nhóm trẻ em mồ côi thông qua các chương trình, chính sách có liên quan,để giúp các em có được một cuộc sống đầy đủ cả vật chất lẫn tinh thần, các em luôn được tạo mọi điều kiện để có thể đến trường như các bạn đồng trang lứa. Chính vì muốn hiểu thêm về tâm lý và vận dụng các kiến thức và kỹ năng của mình để có thể đưa ra các biện pháp hỗ trợ về mặt tâm lý, xây dựng các chương trình can thiệp để giúp các em hòa nhập tốt hơn trong xã hội, giúp các em có một cuộc sống lành mạnh và một tương lai tốt đẹp để xã hội ngày càng tiến bộ hơn. Vì vậy, với lí do chọn trên, tôi lựa chọn vấn đề “CTXH kết nối cộng đồng trẻ em bị bỏ rơi về tìm kiếm và giải quyết việc làm” với mong muốn đi SVTH: Nguyễn Tấn Lực 6 Báo cáo môn CTXH Cá nhân và gia đình GVHD: TS. Nguyễn Minh Tuấn sâu tìm hiểu về nhu cầu của các em, đặc biệt là nhu cầu việc làm để hỗ trợ; tìm ra những trở ngại và khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu của trẻ. 2. Cơ sở lý luận và một số khái niệm 2.1. Khái niệm trẻ em bị bỏ rơi Trẻ em mồ côi, không nơi nương tựa và bị bỏ rơi là những trường hợp trẻ không có được sự chăm sóc, giáo dục của gia đình và người giám hộ như: + Sau khi sinh con, cha mẹ bỏ con, không chăm sóc, nuôi dưỡng. + Cha mẹ, người giám hộ để trẻ em cho người khác nuôi, cắt đứt quan hệ, không thực hiện nghĩa vụ đóng góp nuôi dưỡng trẻ em mặc dù có khả năng thực hiện nghĩa vụ. 2.2. Khái niệm chính sách xã hội Chính sách xã hội bao gồm tập hợp các chính sách cụ thể, là sự thể chế hóa, cụ thể hóa các giải pháp của Nhà nước trong việc giải quyết vấn đề xã hội liên quan đến từng nhóm người hay toàn bộ dân cư, trên cơ sở phù hợp với quan điểm đường lối của Đảng nhằm hướng tới công bằng, tiến bộ xã hội và phát triển toàn diện con người. 3. Mục đích Giúp thân chủ từng bước tiếp cận với các chính sách xã hội theo quy định hiện hành. Về chăm sóc sức khoẻ, điều kiện ăn học thành đạt và vươn lên trong cuộc sống, sau này trở thành người có ích cho xã hội. Đồng thời, cũng giúp thân chủ nhận thấy được sự quan tâm của cộng đồng dành cho mình từ đó thân chủ có được niềm tin trong cuộc sống. Đồng thời giúp cho bản thân tôi có cơ hội hiểu biết thêm nhiều hơn về chuyên ngành công tác xã hội, cọ xác với thực tế, tôi sẽ áp dụng được kiến thức đã học, kỹ năng của thầy, cô truyền đạt được trên giảng đường vào thực tiễn để thực hiện tốt vai trò của người nhân viên làm Công tác xã hội. 4. Thân chủ, hoàn cảnh của thân chủ, phạm vi giúp đỡ - Đối tượng Họ và tên: T.T.B.N, SVTH: Nguyễn Tấn Lực Giới tính: Nữ 7 Báo cáo môn CTXH Cá nhân và gia đình GVHD: TS. Nguyễn Minh Tuấn Sinh ngày: 07/4/1997 Dân tộc: Kinh, Tôn giáo: Không - Lý lịch và hoàn cảnh của thân chủ Em T.T.B.N, em đang sống trong Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Quảng Ngãi. Sinh ngày: 07/4/1997. Em là đối tượng Trẻ em bị bỏ rơi. Em là một đứa trẻ bị bỏ rơi, không nơi nương tựa, không người nuôi dưỡng và không may mắn như các bạn cùng lứa tuổi với mình, được sinh ra ở nơi nào, ba mẹ em là ai, ở đâu em cũng không hề hay biết. Vì em là một đứa trẻ bị bỏ rơi tại Bến xe Quảng Ngãi lúc vừa tròn 5 tuổi. Em có tội gì ?vậy mà tại sao những người làm cha, làm mẹ nỡ lòng vứt đi ruột thịt của mình? Vào ngày 22 tháng 12 năm 2002, em được chú xe ôm chở từ Bến xe Quảng Ngãi đến Trung tâm Công tác xã hội và giao em cho Trung tâm nhận nuôi cho đến ngày hôm nay. Có lẽ cha mẹ không đủ điều kiện nuôi dưỡng hoặc muốn từ bỏ đứa con của mình sinh ra ngoài mong muốn. Đó là sự tổn thương về mặt tâm tý, tinh thần, mặc cảm tự ti, thậm chí là bi quan tạo nên những vết thương lòng sẽ không bao giờ có thể xóa đi được trong tâm trí của em. Trung tâm đã mang đến một điểm tựa, là nơi đỡ đầu chăm sóc, nuôi dưỡng để em không bị bơ vơ giữa dòng đời cho đến khi em trưởng thành. Nơi đây, em được các má yêu thương, thấu hiểu, cảm thông và dạy dỗ nên người. Bước đầu vào sống ở môi trường nơi đây, em vô cùng bỡ ngỡ và rất mặc cảm với mọi người. Thế nhưng, được sự theo dõi của lãnh đạo Trung tâm động viên, an ủi, chăm sóc dạy dỗ tận tình, chu đáo của các má tại Trung tâm nên em đã dần dần thích nghi và sống hòa nhập, vui vẻ hơn với các anh, chị, em, ở Trung tâm và em được cắp sách đến trường như bao đứa trẻ khác. Ngoài giờ học ở trường, về Trung tâm thời gian rãnh rỗi em tự học để trở thành học sinh chăm ngoan và đạt thành tích giỏi. Tuy môi trường học tập mới, em cũng có rất nhiều mặc cảm, các bạn nhìn em với nhiều ánh mắt lạ lẫm, những câu hỏi tò mò của các bạn đặt ra mà em không thể nào trả lời được, em chỉ biết im lặng và khóc. Sau một thời gian học tập tại đây, được sự quan tâm, gần gũi và dạy bảo của cô giáo chủ nhiệm, đã giúp em vượt qua mặc cảm để SVTH: Nguyễn Tấn Lực 8 Báo cáo môn CTXH Cá nhân và gia đình GVHD: TS. Nguyễn Minh Tuấn hòa đồng cùng với các bạn. Vì thế từ học sinh cấp I cho đến cấp II và cấp III em đạt được nhiều thành tích học sinh giỏi của trường trong nhiều năm liền. Hiện nay, em là sinh viên năm 2 lớp CKT15 – chuyên ngành sư phạm ngoại ngữ Trường đại học Phạm Văn Đồng, thành phố Quảng Ngãi. Ước mơ của em khi ra trường sẽ tìm được một công việc phù hợp và trở thành một công dân có ích cho xã hội. - Phạm vi giúp đỡ: Nghiên cứu những tác động hỗ trợ thân chủ: + Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Quảng Ngãi + Nhân viên xã hội (NVXH) - Phương pháp và các kỹ năng áp dụng giúp trong quá trình giúp đỡ thân chủ. - Vấn đàm: + Từ các cô, chị phụ trách ở trung tâm Công tác xã hội tỉnh Quảng Ngãi nơi thân chủ T.T.B.N đang cư trú và sinh sống. - Quan sát: + Hành vi, cử chỉ của thân chủ trong giao tiếp. + Trong các buổi sinh hoạt, nghỉ, ngủ, vui chơi. + Cử chỉ thái độ, biểu cảm của sinh viên khi trao đổi với thân chủ. + Sử dụng các kỹ năng trong giao tiếp: Lắng nghe, quan sát, thấu cảm và khích lệ,... 5. Phương pháp thực hành Phương pháp thực hành là tiến trình công tác xã hội cá nhân, gồm 6 giai đoạn: + Giai đoạn tiếp nhận ca và nhận diện vấn đề ban đầu; + Giai đoạn thu thập thông tin; + Giai đoạn chẩn đoán, đánh giá, xác định vấn đề; + Giai đoạn lập kế hoạch; + Giai đoạn triển khai thực hiện kế hoạch; + Giai đoạn lượng giá và kết thúc. 6. Kết cấu bài báo cáo SVTH: Nguyễn Tấn Lực 9 Báo cáo môn CTXH Cá nhân và gia đình GVHD: TS. Nguyễn Minh Tuấn Bài báo cáo được kết cấu với 03 phần và 02 chương như sau: Phần I: Phần mở đầu Phần II: Phần nội dung Chương I: Giới thiệu tổng quan về Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Quảng Ngãi. Chương II: “ Tiến trình Công tác xã hội cá nhân với trẻ bị bỏ rơi tại Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Quảng Ngãi ”. Phần III: Kết luận và kiến nghị SVTH: Nguyễn Tấn Lực 10 Báo cáo môn CTXH Cá nhân và gia đình GVHD: TS. Nguyễn Minh Tuấn PHẦN II: PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TRUNG TÂM CÔNG TÁC XÃ HỘI TỈNH QUẢNG NGÃI 1. Lịch sử hình thành Trung tâm Bảo trợ xã hội được thành lập theo Quyết định số 1600/QĐUB ngày 31/12/1991 của UBND tỉnh Quảng Ngãi và hoạt động chính thức vào ngày 08/3/1993 với tên gọi là Trung tâm nuôi dưỡng đối tượng chính sách Năm 2005 Trung tâm nuôi dưỡng đối tượng chính sách đổi thành Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Quảng Ngãi cho đến ngày 31/10/2017. Bắt đầu từ ngày 01/11/2017 trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Quảng Ngãi đổi tên thành trung tâm Công tác xã hội tỉnh Quảng Ngãi dựa trên cơ sở hợp nhất giữa trung tâm Giáo dục – Lao động xã hội và Trung tâm Bảo trợ xã hội trực thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội theo Quyết định số 737/QĐUBND ngày 17/10/2017 của UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc thành lập Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Quảng Ngãi. Cổng ra vào của Trung tâm Bảo Trợ Xã Hội Tỉnh Quảng Ngãi SVTH: Nguyễn Tấn Lực 11 Báo cáo môn CTXH Cá nhân và gia đình GVHD: TS. Nguyễn Minh Tuấn 2. Đặc điểm tình hình của Trung tâm Công tác xã hội Tỉnh Quảng Ngãi 2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 2.1.1. Điều kiện tự nhiên Quảng Ngãi là một tỉnh duyên hải miền Trung Trung Bộ nên khí hậu khắc nghiệt, đất đai cằn cỗi, mùa khô nắng nóng, mùa mưa thì mưa dầm kéo dài, ẩm thấp se lạnh, nhiệt độ trung bình hằng năm là 25,80C, giờ nắng trung bình năm là 2010 giờ, lượng mưa trung bình cả năm là 2222 mm, độ ẩm tương đối trung bình cả năm là 82%, đặc biệt thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai như bão lụt, sạt lở đất đai ở miền núi. Trung tâm công tác xã hội tỉnh Quảng Ngãi nằm ở phường Nghĩa Chánh, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi. Trung tâm có diện tích 10.724,4 m 2, nằm trên đường Trà Bồng Khởi Nghĩa, tp. Quảng Ngãi, là nơi tập trung dân cư đông đúc. Khuôn viên Trung tâm công tác xã hội tỉnh Quảng Ngãi 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội Trong những năm qua, nền kinh tế của tỉnh Quảng Ngãi đã có những bước tăng trưởng đáng kể. Trong bối cảnh khó khăn chung, nhưng kinh tế của Quảng Ngãi vẫn tiếp tục tăng trưởng. Cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động chuyển dịch đúng hướng. Quy mô tổng sản phẩm tăng lên. Các ngành, thành phần, vùng kinh tế đều phát triển. Khu Kinh tế Dung Quất tiếp tục là động lực to lớn, trực tiếp SVTH: Nguyễn Tấn Lực 12 Báo cáo môn CTXH Cá nhân và gia đình GVHD: TS. Nguyễn Minh Tuấn thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển. Giáo dục và đào tạo; khoa học và công nghệ, y tế... có bước chuyển biến tích cực. Các vấn đề xã hội được chú trọng thực hiện. Đời sống của nhân dân được nâng lên. Quốc phòng, an ninh được giữ vững. Chính trị - xã hội ổn định… Được sự quan tâm, hỗ trợ kịp thời, có hiệu quả của Trung ương; sự lãnh đạo, điều hành tích cực, chủ động của các cấp ủy đảng, chính quyền; sự nỗ lực, phấn đấu của cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân trong tỉnh, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh tiếp tục được duy trì ổn định, phát triển. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước đạt 44.202,18 tỷ đồng, tăng 5,0% so với năm 2015, bằng 100,6% kế hoạch, trong đó GRDP không tính sản phẩm lọc hóa dầu ước đạt 27.291,79 tỷ đồng, tăng 8,2% so với năm trước, bằng 99,4% kế hoạch; GRDP bình quân đầu người đạt 50 triệu đồng/người, tương đương 2.293 USD/người. Giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 108.919,52 tỷ đồng, tăng 2,0% so với năm 2015, vượt 1,9% kế hoạch. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng ước đạt 41.616,3 tỷ đồng, tăng 10,1% so với năm 2015, đạt 98,7% kế hoạch. Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 334,43 triệu USD, giảm 14,9% so với năm 2015, đạt 81,6% kế hoạch. Kim ngạch nhập khẩu ước đạt 299,69 triệu USD, giảm 0,5% so với năm 2015, đạt 80,6% kế hoạch. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản ước đạt 13.164,47 tỷ đồng, tăng 4,7% so với năm 2015, vượt 2,8% kế hoạch. Tổng thu cân đối ngân sách trên địa bàn ước khoảng 17.299 tỷ đồng, giảm 37,8% so với năm 2015, đạt 77,4% dự toán. Tổng vốn đầu tư xã hội tăng 5,11%. Về Chương trình xây dựng nông thôn mới: Dự kiến đến cuối năm có 13 xã đạt chuẩn nông thôn mới, lũy kế có 24 xã đạt chuẩn, đạt tỷ lệ 14,6% số xã. Lĩnh vực văn hóa, xã hội có chuyển biến tích cực. Các chính sách an sinh xã hội được triển khai đầy đủ, kịp thời. Quốc phòng, an ninh tiếp tục được giữ vững; trật tự an toàn xã hội được bảo đảm. Đầu tư phát triển công nghiệp trong nhiệm kỳ qua đạt nhiều kết quả quan trọng. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 4,6%/năm. Hạ tầng Khu Kinh tế Dung Quất, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp được đầu tư nâng cấp, mở rộng. Nhà máy lọc dầu Dung Quất đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế, đồng SVTH: Nguyễn Tấn Lực 13 Báo cáo môn CTXH Cá nhân và gia đình GVHD: TS. Nguyễn Minh Tuấn thời là hạt nhân tạo động lực thu hút đầu tư. Khu Công nghiệp - Đô thị và Dịch vụ VSIP Quảng Ngãi đang hoàn thành giai đoạn I, tạo động lực mới cho sự phát triển công nghiệp, đô thị và dịch vụ của tỉnh những năm đến. Khu Công nghiệp Tịnh Phong và Quảng Phú về cơ bản đã đạt tỷ lệ lấp đầy. Với sự tăng trưởng nền kinh tế của tỉnh trong những năm qua đã góp phần không nhỏ trong việc chú ý, đầu tư cơ sở vật chất cho Trung tâm công tác xã hội tỉnh cũng như có sự quan tâm hơn nữa đến trẻ em mồ côi của tỉnh nhà. 2.2. Hệ thống tổ chức bộ máy và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn 2.2.1. Hệ thống tổ chức bộ máy GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐỐC BỘ PHẬN HÀNH CHÍNH BỘ PHẬN KẾ TOÁN BỘ PHẬN Y TẾ BỘ PHẬN PHỤC VỤ Sơ đồ về cơ cấu tổ chức bộ máy của Trung tâm : Quan hệ chỉ đạo. : Quan hệ chức năng. 2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn a. Chức năng Trung tâm thực hiện chức năng tiếp nhận, quản lý, chăm sóc và nuôi dưỡng các đối tượng được quy định tại Điều 5 của Nghị định số 68/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội, bao gồm: SVTH: Nguyễn Tấn Lực 14 Báo cáo môn CTXH Cá nhân và gia đình GVHD: TS. Nguyễn Minh Tuấn - Các đối tượng bảo trợ xã hội quy định tại các khoản 1, 2, 6 Điều 4 của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội. - Các đối tượng bảo trợ xã hội quy định tại các khoản 1,2,5,6 Điều 5; khoản 1 Điều 25 của Nghị định 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội. - Những người không thuộc đối tượng bảo trợ xã hội nêu tại Khoản 1 Điều trên nhưng không có điều kiện sống ở gia đình và có nhu cầu vào sống tại Trung tâm, tự nguyện đóng góp kinh phí hoặc có người thân, người nhận bảo trợ đóng góp kinh phí (sau này gọi chung là đối tượng tự nguyện). - Các đối tượng xã hội khác do cấp có thẩm quyền quyết định b. Nhiệm vụ và quyền hạn - Tiếp nhận, quản lý, chăm sóc và nuôi dưỡng các đối tượng như đã nêu trên - Tổ chức các hoạt động lao động sản xuất, văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao và các hoạt động khác phù hợp với lứa tuổi, sức khỏe của từng nhóm đối tượng; bố trí sắp xếp nơi ăn ở, sinh hoạt, học nghề, phục hồi chức năng cho đối tượng một cách hợp lý - Phối hợp với các trường để tổ chức tốt việc học văn hoá cho đối tượng nằm trong độ tuổi đến trường, giúp đối tượng phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và nhân cách. Đồng thời, tăng cường công tác hướng nghiệp, dạy nghề nhằm giúp đối tượng có nghề nghiệp trước khi tái hoà nhập cộng đồng - Chủ trì, phối hợp với chính quyền địa phương đưa đối tượng có đủ điều kiện hoặc tự nguyện xin ra khỏi Trung tâm tái hòa nhập cộng đồng và hỗ trợ, giúp đỡ cho đối tượng ổn định cuộc sống - Công tác chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng: + Đảm bảo tốt bữa ăn đúng tiêu chuẩn, chất lượng đã được quy địn + Ngoài chế độ trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng theo quy định, Trung tâm được phép huy động và tiếp nhận các nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh để cải thiện đời sống cho đối tượng SVTH: Nguyễn Tấn Lực 15 Báo cáo môn CTXH Cá nhân và gia đình GVHD: TS. Nguyễn Minh Tuấn - Hàng năm lãnh đạo Trung tâm tổ chức buổi gặp mặt cho các cháu mồ côi đã tái hòa nhập cộng đồng nhân dịp đầu năm mới tại Trung tâm - Khi đối tượng từ trần, Trung tâm có trách nhiệm phối hợp với gia đình, địa phương tổ chức mai táng theo quy định hiện hành của Nhà nước. - Tổ chức các hoạt động sinh hoạt cộng đồng cho đối tượng nhằm huy động sự giúp đỡ của các nguồn lực xã hội - Xây dựng kế hoạch quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, viên chức công tác tại Trung tâm - Thực hiện chế độ tiền lương, BHXH, BHYT, chính sách, chế độ đãi ngộ và khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, viên chức theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của UBND tỉnh. - Quản lý và sử dụng tài sản, tài chính, cơ sở vật chất của Trung tâm có hiệu quả và đúng quy định của pháp luật. - Đảm bảo chế độ báo cáo định kỳ cũng như báo cáo đột xuất về hoạt động của Trung tâm với cấp có thẩm quyền theo quy định. - Thực hiện những nhiệm vụ và quyền hạn khác do UBND tỉnh hoặc Giám đốc Sở Lao động - TB&XH tỉnh giao phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Trung tâm. 2.3. Qui mô, cơ cấu đối tượng tại Trung tâm Công tác xã hội Tỉnh * Trung tâm đã xây dựng 06 dãy nhà ở cho đối tượng gồm 60 phòng - Hiện nay, Trung tâm đang sử dụng 22 phòng ở, trong đó: + 06 phòng ở cho người già thuộc chế độ Chính sách + 10 phòng ở người già thuộc chế độ xã hội + 05 phòng ở cho các cháu nam + 04 phòng ở cho các cháu nữ + 01 phòng ở cho cháu khuyết tật + 01 phòng ở cho cháu sơ sinh 2.4. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức lao động Tổng số cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của Trung tâm là 29 người, trong đó: SVTH: Nguyễn Tấn Lực 16 Báo cáo môn CTXH Cá nhân và gia đình GVHD: TS. Nguyễn Minh Tuấn - Trong đó: + 02 Lãnh đạo (01 Giám đốc, 01 Phó giám đốc). + 02 Kế toán + 02 nhân viên y tế. + 01 Văn thư. + 01 Thủ kho + thủ quỹ. + 02 nhân viên văn phòng + 03 hợp đồng lao động theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP ( 01 lái xe và 02 bảo vệ) + 13 Nhân viên quản lý, phục vụ trực tiếp đối tượng. + 03 hợp đồng lao động vụ việc. 2.4.1. Chính sách chế độ với cán bộ nhân viên Cán bộ công nhân viên trong Trung tâm được hưởng lương theo cấp bậc và theo qui định của Nhà nước. Nhân các dịp lễ, ngày thành lập Trung tâm cán bộ, nhân viên ở đây được đi tham quan để học hỏi kinh nghiệm, nghỉ mát, được họp mặt để nâng cao tinh thần đoàn kết giữa lãnh đạo và nhân viên. 2.4.2. Cơ quan, đối tác tài trợ của Trung tâm Công tác xã hội Tỉnh Quảng Ngãi Trung tâm luôn được sự giúp đỡ khá lớn từ Ngân sách tỉnh, được sự chung tay giúp sức của Đài Phát thanh - Truyền hình Quảng Ngãi, Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Quảng Ngãi, Tổ chức Word- concern-Việt Nam và các mạnh thường quân trong và ngoài tỉnh. 2.5. Thuận lợi và khó khăn của Trung tâm 2.5.1. Thuận lợi Trung tâm công tác xã hội tỉnh Quảng Ngãi hiện đang đóng tại Phường Nghĩa Chánh, Thành phố Quảng Ngãi, ở đây giao thông đi lại rất thuận tiện, gần trường học, bệnh viện, chợ trung tâm thành phố, các khu vui chơi giải trí, gần công viên Quảng trường... vừa thuận tiện cho việc học tập và vui chơi giải trí của các em. SVTH: Nguyễn Tấn Lực 17 Báo cáo môn CTXH Cá nhân và gia đình GVHD: TS. Nguyễn Minh Tuấn Dân cư xung quanh Trung tâm khá đông đúc, phần lớn là cán bộ công nhân viên chức Nhà nước, các tiểu thương và người buôn bán nhỏ. Họ cũng thường xuyên quan tâm vào Trung tâm thăm hỏi, tặng quà động viên các cháu học tốt. Trung tâm công tác xã hội tỉnh Quảng Ngãi có phòng ở rộng rãi và thoáng mát. Các phòng ở của trẻ được nâng cấp sửa chữa lại và có một số phòng được xây mới hoàn toàn nên rất thuận tiện cho các cháu. Trong những năm qua, Trung tâm luôn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ về vật chất cũng như tinh thần của các cấp Ủy Đảng, chính quyền các cấp, các ngành, các đơn vị, tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh cho nên đời sống của đối tượng ngày càng được nâng cao và dần đi vào ổn định. 2.5.2. Khó khăn Do nguồn kinh phí hoạt động của Trung tâm còn hạn hẹp cho nên đời sống của đối tượng hiện đang được nuôi dưỡng tại Trung tâm còn gặp nhiều khó khăn, nhất là trong việc học tập của các cháu mồ côi còn thiếu thốn về phương tiện phục vụ việc học tập, dụng cụ phục vụ việc học tập cũng như các khoản tiền phải đóng góp cho nhà trường, phương tiện vui chơi giải trí cho các cháu còn thiếu rất nhiều, vừa phải lo sinh hoạt, vừa phải lo chi phí học hành... Các em chưa có phòng riêng để đọc sách, chưa tổ chức được nhiều hoạt động giúp các em hoà nhập xã hội, trang thiết bị và phương tiện phục vụ còn nghèo nàn, đặc biệt kinh phí Trung tâm còn hạn hẹp nên việc hỗ trợ cho các em đi học nghề, học đại học, cao đẳng, còn gặp rất nhiều khó khăn. Do hầu hết các em là người đồng bào, còn nhỏ tuổi, lứa tuổi không đồng đều nên nhận thức chưa đầy đủ và còn ham chơi, thiếu tính tự giác trong các hoạt động học tập cũng như sinh hoạt hằng ngày, mặt khác do các em có tính đoàn kết chưa cao vì thế gây khó khăn cho việc quản lý. Đối tượng người già ngày còn tăng nên việc ốm đau thường xuyên xảy ra nhưng phương tiện ô tô để đưa đối tượng đi cấp cứu, khám và điều trị bệnh chưa có. SVTH: Nguyễn Tấn Lực 18 Báo cáo môn CTXH Cá nhân và gia đình GVHD: TS. Nguyễn Minh Tuấn Số lượng đối tượng đang được nuôi dưỡng tại Trung tâm khá đông. Trong khi đó, đội ngũ cán bộ còn thiếu, ảnh hưởng đến công tác quản lý, chăm sóc và nuôi dưỡng đối tượng còn gặp không ít khó khăn, kinh phí hoạt động của Trung tâm hạn hẹp. Hơn nữa, Chính sách đãi ngộ độc hại cho các nhân viên Trung tâm chưa có nên phần nào ảnh hưởng đến tinh thần nhiệt huyết trong công việc của họ. Trung tâm cũng mong hơn nữa các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước với tấm lòng nhân ái tạo điều kiện về mọi mặt để Trung tâm phát huy tốt chức năng và nhiệm vụ mang lại sự cân bằng cho xã hội. CHƯƠNG II: TIẾN TRÌNH CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN VỚI TRẺ EM BỊ BỎ RƠI TẠI TRUNG TÂM BẢO TRỢ TỈNH QUẢNG NGÃI 1. Tiếp nhận ca và nhận diện vấn đề ban đầu Được sự hướng dẫn của Thầy Nguyễn Minh Tuấn - Khoa Công tác xã hội trường Đại học Lao động – Xã hội (CSII), nhóm chúng tôi đã đến Trung tâm công tác xã hội tỉnh Quảng Ngãi để thực hành môn Công tác xã hội. Được sự giới thiệu và cho phép của lãnh đạo Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Quảng Ngãi. Vào lúc 08 giờ ngày 18 tháng 10 năm 2017 nhóm chúng tôi thuộc lớp: Đại học công tác xã hội, chuyên ngành xã hội có mặt tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Quảng Ngãi gồm 20 sinh viên. Đến để gặp gỡ Ban lãnh đạo của Trung tâm gồm: 1. Cô Cao Thị Tuyết Sa – Giám đốc. 2. Cô Nguyễn Thị Chín – Quản lý hồ sơ. 3. Cô Lê Thị Xuân – Chăm sóc trẻ. Khi đến đây nhóm chúng tôi được các chị lãnh đạo Trung tâm giới thiệu tổng quan về tình hình kinh tế, chính trị xã hội của Trung tâm và một số các cháu, các em không nơi nương tựa được vào trung tâm bao bọc và toàn xã hội giúp đỡ. Hôm nay tôi bước vào thực tế vận dụng những kiến thức đã học lý thuyết tại trường, đồng thời áp dụng trong cuộc sống hiện tại cố gắng giải quyết những vấn đề khó khăn mà họ đang gặp phải thông qua các tiến trình công tác xã hội. SVTH: Nguyễn Tấn Lực 19 Báo cáo môn CTXH Cá nhân và gia đình GVHD: TS. Nguyễn Minh Tuấn Sau khi được nghe các chị lãnh đạo Trung tâm giới thiệu một số em trong Trung tâm đang quản lý nuôi dưỡng được Nhà nước và xã hội quan tâm giúp đỡ các em, các cháu vẫn còn tồn tại nhiều mặt khó khăn. Qua tìm hiểu, tôi đã chọn em T.T.B.N thuộc đối tượng trẻ em bị bỏ rơi nhằm giúp đỡ em để thực hành môn công tác xã hội cá nhân. Phúc trình công tác xã hội cá nhân Phúc trình lần thứ 1 Người phỏng vấn: Lê Thị Xuân. Vai trò: Chăm sóc trẻ Địa điểm thực hiện: Tại Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Quảng Ngãi, vào lúc 13h30p ngày 18 tháng 10 năm 2017. Mục tiêu cuộc phúc trình: - Tạo lập mối quan hệ với lãnh đạo Trung tâm và cán bộ trực tiếp chăm sóc theo dõi đối tượng. - Tiếp nhận thân chủ. Người thực hiện: Sinh viên Nguyễn Tấn Lực Nhận xét cảm Nội dung cuộc vấn đàm Cảm xúc kỹ xúc hành vi của năng sinh viên sử đối tượng SVTH: Dạ. Em chào chị, dụng Vui vẻ cùng Nói Nhận xét của cán bộ hướng dẫn hoặc kiểm huấn viên điềm em là Tấn Lực sinh viên trò chuyện đạm, tế nhị, vui CTXH ah, lúc sáng em có vào vẻ đây được thăm quan và cũng đã giao lưu cùng với các anh chị ở đây, em cũng có hẹn chiều hôm nay em đến gặp chị SVTH: Nguyễn Tấn Lực 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan