Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Đại cương Bài tập lớn môn tài chính quốc tế đề tài thực trạng vận hành chính sách tỷ giá ở...

Tài liệu Bài tập lớn môn tài chính quốc tế đề tài thực trạng vận hành chính sách tỷ giá ở việt nam và các biện pháp hoàn thiện

.PDF
14
1
57

Mô tả:

lOMoARcPSD|17838488 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA/ VIỆN NGÂN HÀNG – TÀI CHÍNH __________ BÀI TẬP LỚN Môn: Tài chính quốc tế Đề tài: Thực trạng vận hành chính sách tỷ giá ở Việt Nam và các biện pháp hoàn thiện Người thực hiện: Nguyễn Đăng Hải MSV: 11201265 1 Downloaded by hây hay ([email protected]) lOMoARcPSD|17838488 1 Thực trạng vận hành chính sách tỷ giá ở Việt Nam 1.1. Khái quát chung về chính sách điều hành tỷ giá ở Việt Nam qua từng giai đoạn 1.1.1. Giai đoạn trước năm 1989 (Chế độ tỷ giá cố định) Giai đoạn này nhà nước độc quyền về ngoại thương và ngoại hối do đó độc quyền về ban hành và ấn định tỷ giá. Việc ấn định tỷ giá không tuân theo quan hệ cung cầu trên thị trường làm bóp méo tỷ giá thực, gây khó khăn cho hoạt động xuất khẩu trong thời gian dài. Nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung mang nặng tính bao cấp, nhà nước thực hiện chính sách tỷ giá cố định. Quan hệ tỷ giá của VNĐ chủ yến là với SUR và các nước trong khối XHCN theo phương thức thỏa thuận, còn lại với các đồng tiền khác về cơ bản không xác lập quan hệ tỷ giá. 1.1.2. Giai đoạn từ năm 1989 đến năm 1996 (sau khi thị trường ngoại tệ liên ngân hàng được thành lập) Nước ta chính thức áp dụng tỷ giá thả nổi. Tỷ giá được xác định dựa hoàn toàn trên cung cầu ngoại tệ trên thị trường. Nhưng do tiềm lực NHNN còn mỏng nên khả năng điều tiết kém, đồng thời với chính sách tỷ giá thả nổi tỷ giá trên thị trường bị thay đổi liên tục bởi hoạt động đầu cơ thao túng, gây lao đao cho thị trường ngoại hối và hoạt động xuất nhập khẩu, cán cân thương mại thâm hụt Từ năm 1992, chính sách tỷ giá được điều chỉnh để chống lạm phát và thu hút đầu tư nước ngoài. NHNN quy định mức giá liên ngân hàng và cho phép giao động trong biên độ nhỏ(<1%) 1.1.3. Giai đoạn từ năm 1996 đến năm 2000 (Khủng hoảng tài chính châu Á diễn ra) 2 Downloaded by hây hay ([email protected]) lOMoARcPSD|17838488 Khủng hoảng tài chính châu Á diễn ra, ảnh hưởng đến kinh tế trong nước, tăng trưởng kinh tế chậm lại, thâm hụt thương mại. Cùng với đồng đồng tiền châu Á, VNĐ bị mất giá so với USD. Để ổn định thị trường NHNN thực hiện thả nổi có quản lý với 4 lần công bố điều chỉnh tỷ giá theo hướng nâng tỷ giá chính thức và mở biên độ giao dịch. 1.1.4. Giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2006 (Thị trường chứng khoán Việt Nam bắt đầu hoạt động) Đây là thời kỳ khu vực châu Á bắt đầu khôi phục kinh tế sau khủng hoảng. Ở Việt Nam, thị trường chứng khoán bắt đầu đi vào hoạt động và nóng lên rất nhanh thu hút một lượng vốn khổng lồ từ các nhà đầu tư. Đây là giai đoạn chế độ tỷ giá giao động với biên độ hẹp, gần như cố định. Tỷ giá danh nghĩa không có sự lên xuống thất thường, NHNN không có sự can thiệp đột xuất vào tỷ giá. 1.1.5. Giai đoạn từ năm 2006 đến nay (Thực hiện chế độ tỷ giá thả nổi có biên độ điều chỉnh) Cuối năm 2006 công cụ biên độ bắt đầu được điều chỉnh với tần suất cao hơn với chiều hướng gia tăng cho đến đầu năm 2009. Sau đó từ 11/2009 biên độ dao động bắt đầu giảm xuống +/- 3 rồi +/- 1 đến năm 2011. Đến năm 2012, NHNN đã cam kết giữ tỷ giá biến động không quá 3% và tập trung vào công cụ lãi suất với chủ trương nới lỏng tiền tệ. Như vậy, chế độ tỷ hiện tại của Việt nam vẫn đang thả nổi có quản lý với biên độ điều chỉnh. Nhà nước thực hiện công bố tỷ giá liên ngân hàng ngày hôm trước để làm cơ sở xác định cho ngày hôm sau theo biên độ giao động do nhà nước quy định, dần dần hoàn thiện các bước đi trong điều tiết tỷ giá, khiến tỷ giá trên thị trường liên ngân hàng ngày càng gần hơn so với tỷ giá trên thị trường tự do. 1.2. Phân tích thực trạng thực hiện chính sách tỷ giá của Việt Nam hiện nay 2 Downloaded by hây hay ([email protected]) lOMoARcPSD|17838488 1.2.1. Chế độ tỷ giá Theo quy định tại Nghị định 70/2014/NĐ-CP, chế độ tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam là chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý. 1.2.2. Các công cụ điều hành chính sách tỷ giá 1.2.2.1. Lãi suất VND và USD Công cụ này tác động trực tiếp đến sức mạnh đồng nội tệ so với ngoại tệ và gián tiếp tác động lên tỷ giá. Lãi suất USD hiện nay là 0%/năm, tức là người dân khi gửi | USD vào ngân hàng sẽ không thu được lãi. Để có lãi, người dân phải chuyển USD sang VND và gửi tiết kiệm bằng VND để được hưởng lãi suất 7-8%/năm hiện nay. NHNN Việt Nam đã có động thái điều hành, chỉ đạo các tổ chức tín dụng, NHTM đẩy mặt bằng lãi suất VND tại các kỳ hạn tăng lên quanh mốc 4% nhằm duy trì mức hấp dẫn đối với các tài sản ghi bằng nội tệ so với tài sản bằng ngoại tệ, qua đó giảm tâm lý đầu cơ nắm giữ tài sản bằng ngoại tệ. 1.2.2.2. Dữ trữ ngoại hối Với việc dự trữ ngoại hối cao kỷ lục, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có đủ công cụ và nguồn lực để điều hành tỷ giá theo hướng ổn định, đáp ứng cung-cầu thị trường. NHNN đã can thiệp trực tiếp thông qua việc bán ngoại tệ từ nguồn dự trữ ngoại hối nhằm cân xứng kịp thời lượng cung cầu trên thị trường ngoại hối, qua đó giảm áp lực tới tỷ giá hối đoái. Theo tính toán, dự trữ ngoại hối tại thời điểm quý III/2018 là khoảng 60 tỷ USD. Như vậy, trong giai đoạn tỷ giá căng thẳng trên thị trường ngoại hối, NHNN đã cung một lượng ngoại tệ tương ứng khoảng 3 - 4 tỷ USD ra thị trường ngoại hối nhằm bình ổn thị trường. 2 Downloaded by hây hay ([email protected]) lOMoARcPSD|17838488 1.2.2.3. Lạm phát và lạm phát kỳ vọng Lạm phát là sự mất giá của đồng tiền theo thời gian. Điều này có nghĩa là nếu tỷ lệ lạm phát cao thì tỷ giá sẽ có xu hướng tăng. Lạm phát kỳ vọng: NHNN tiếp tục phát đi thông điệp về điều hành chính sách tiền tệ thận trọng linh hoạt nhằm ổn định lạm phát, kinh tế vĩ mô. Biện pháp này góp phần làm gia tăng niềm tin của công chúng vào hoạt động điều hành của NHNN và giá trị nội tệ, qua đó góp phần ổn định thị trường tài chính nói chung và thị trường ngoại hối nói riêng. 1.2.2.4. Cán cân thương mại Tăng xuất khẩu để ổn định tỷ giá. Với bối cảnh kinh tế hiện tại, NHNN chưa thể thả nổi tỷ giá bởi có thể gây nên những tác hại khôn lường đến nền kinh tế. Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế mở, nếu thả nổi hoàn toàn, tỷ giá có thể bị thị trường đẩy lên 5%, thậm chí 10% thì hoạt động xuất nhập khẩu sẽ gặp nguy khốn. 1.2.3. Vai trò của NHNN Việt Nam NHNN sẽ can thiệp vào thị trường hối đoái với mục tiêu ổn định tỷ giá, kiểm soát lạm phát, phù hợp với các mục tiêu chung của chính sách tiền tệ. 1.2.4. Tác động của chính sách tỷ giá đến nền kinh tế 1.2.4.1. Tác động của chính sách tỷ giá đến xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Mỹ Chính sách tỷ giá của Việt Nam trong giai đoạn 2011-2020 đã bám sát diễn biến của thị trường ngoại tệ trong nước và quốc tế và được đánh giá tương đối ổn định, góp phần tác động tích cực đến xuất khẩu của Việt Nam trên thị 2 Downloaded by hây hay ([email protected]) lOMoARcPSD|17838488 trường Mỹ: kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng, cơ cấu hàng xuất khẩu chuyển biến tích cực. Mặc dù vậy, hiệu quả của chính sách tỷ giá đến xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ còn thấp, có độ trễ và chưa tận dụng được lợi thế của Việt Nam. 1.2.4.2. Tác động của chính sách tỷ giá đến cán cân thương mại Trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2020, để thích ứng với những biến động về tình hình kinh tế trên thế giới và khu vực cũng như những thay đổi kinh tế trong nước, NHNN Việt Nam đã có những điều hành tỷ giá linh hoạt, thực hiện được các mục tiêu của chính sách tỷ giá, đảm bảo thanh khoản ngoại tệ của hệ thống ngân hàng, góp phần thúc đẩy xuất khẩu, hạn chế nhập siêu, kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô. Ví dụ: - Ngày 09/02/2011, NHNN ban hành Quyết định số 230/QĐ-NHNN điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng. - Trong năm 2013, NHNN đề ra mục tiêu duy trì tỷ giá trong biên độ không quá 2-3% nhằm kiểm soát kỳ vọng về sự mất giá của VND, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chủ động trong kế hoạch sản xuất kinh doanh, đặc biệt là những doanh nghiệp xuất khẩu. 1.2.4.3. Tác động của chính sách tỷ giá đến nguồn vốn đầu tư Thời gian gần đây, tỷ giá ở thị trường phi chính thức luôn luôn vượt mức trần, có khi tới 10%. Bên cạnh đó, dòng vốn nước ngoài (FDI, ODA, kiều hối) tuy lớn nhưng không đủ bù đắp thâm hụt thương mại. Kết quả là cán cân thanh toán luôn bị thâm hụt và dự trữ ngoại hối tụt đến mức thấp. Về nguyên tắc, nếu phá giá để đưa tỷ giá về mức bền vững thì nền kinh tế sẽ ổn định hơn, dù trong ngắn hạn tốc độ tăng trưởng có thể bị ảnh hưởng. Trong trường hợp này, đầu tư nước ngoài sẽ gia tăng vì các nhà đầu tư được giải tỏa rủi ro, tỷ giá 2 Downloaded by hây hay ([email protected]) lOMoARcPSD|17838488 trong tương lai. Tuy nhiên, nếu phá giá không đủ mạnh và uy tín của NHTW không cao thì các nhà đầu tư có thể vẫn ngần ngại. 1.2.5. Nhận xét ưu, nhược điểm của chính sách tỷ giá ở Việt Nam 1.2.5.1. Ưu điểm - Cơ chế điều hành tỷ giá trên quy định tỷ giá chính thức tạo điều kiện cho Ngân hàng trung ương dễ dàng kiểm soát, điều tiết được thị trường hối đoái, góp phần không nhỏ để đạt mục tiêu ổn định và tăng trưởng cho nền kinh tế. - Thông qua tỷ giá của các Ngân hàng thương mại trong biên độ quy định, ngân hàng nhà nước có thể dễ dàng nắm bắt được diễn biến cung cầu ngoại tệ thực tế của nền kinh tế, nhận biết được xu hướng vận động của tỷ giá hối đoái để có kế hoạch điều chỉnh kịp thời. - Cơ chế tỷ giá thống nhất đã tạo ra một môi trường pháp lý vững chắc cho các hoạt động kinh tế - thương mại trong tổng hóa các mối quan hệ của nền kinh tế. Đồng thời tỷ giá chính thức tạo ra được một cơ sở pháp lý, mang tính chủ quyền cho đồng tiền Việt nam trong các quan hệ đối ngoại. - Một số thành công đã đạt được trong thời gian qua: Thâm hụt cán cân vãng lai giảm: Tính đến cuối năm 2011, đầu 2012, mức thâm hụt cán cân vãng lai đã giảm từ hơn 6% GDP (2009) xuống còn khoảng 4% GDP. Có được kết quả này 2 Downloaded by hây hay ([email protected]) lOMoARcPSD|17838488 một phần là nhờ sự hỗ trợ của chính sách tỷ giá, sau một giai đoạn VND giảm giá liên tục đã có sự ổn định, tạo động lực cho các doanh nghiệp xuất khẩu yên tâm về giá, tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm. Lạm phát giảm: Tỷ lệ lạm phát cũng đã giảm từ 11,8% năm 2010 xuống còn 9,5% năm 2011. Đây là kết quả của sự kết hợp nhiều biện pháp của Chính phủ như thực hiện chương trình hỗ trợ, bình ổn giá, thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm thu hút nội tệ vào hệ thống ngân hàng như giảm lãi suất huy động ngoại tệ, phát hành Trái phiếu Chính phủ. 2.2.5.2. Nhược điểm - Việc điều hành chính sách tỷ giá của NHNN thường không theo kịp biến động của thị trường và có độ trễ nhất định. Tỷ giá chưa thực sự được xác định theo quan hệ cung cầu trên thị trường. VND thường xuyên bị định giá cao so với USD và các đồng tiền khác làm ảnh hường không nhỏ đến năng lực cạnh tranh hàng xuất khẩu. - NHNN đã thể hiện sự yếu kém của mình trong việc điều hành chính sách tỷ giá và dự báo tỷ giá. - Một số hạn chế: Mặc dù tỷ lệ lạm phát cũng đã giảm từ 11,8% năm 2010 xuống còn 9,5% năm 2011, nhưng nền kinh tế chưa thực sự ổn định. Mức giảm thâm hụt cán cân vãng lai chưa thực sự bền vững. 2. Biện pháp hoàn thiện chính sách tỷ giá ở Việt Nam 2.1. Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam Chính sách tỷ giá và tiền tệ hiện tại của các nước châu Á 2 Downloaded by hây hay ([email protected]) lOMoARcPSD|17838488 Tuy nhiên, trước khi các nước này hoàn thiện chính sách tỷ giá của mình bên cạnh những thành công thì họ cũng phải trải qua rất nhiều thất bại và chịu ảnh hưởng nặng nề của các cuộc khủng hoảng tài chính. Vậy những bài học kinh nghiệm của họ mà Việt Nam có thể học hỏi là gì? 2.1.1. Thái Lan Quay ngược trở khoảng thời gian khủng hoảng tài chính châu Á 1997, Thái Lan được xem là quốc gia châm ngòi cho cuộc khủng hoảng này. Một trong những nguyên nhân chính là do nước này đã quá vội vã trong việc tự do hóa tài khoản vốn và áp dụng cơ chế neo cố định tỷ giá với đồng USD (tỷ giá được giữ gần như cố định ở mức 25 Baht ăn 1 USD quá lâu) khi mà nền kinh tế chưa 2 Downloaded by hây hay ([email protected]) lOMoARcPSD|17838488 thực sự ổn định, khu vực tài chính ngân hàng còn bộc lộ nhiều yếu kém cộng với sự lỏng lẻo trong việc kiểm soát các khoản nợ vay. Và điều gì phải đến đã đến. Áp lực của những khoản nợ đến hạn, áp lực của thâm hụt ngoại thương liên tục đã vượt quá sức chịu đựng của nền kinh tế, nhu cầu ngoại tệ gia tăng đột biến. Mặc dù đã có những hành động để can thiệp nhưng với nguồn dữ trữ ngoại hối khiêm tốn và tiềm lực kinh tế chưa đủ mạnh khiến quốc gia này không đủ sức giữ được tỷ giá. Điều này làm cho đồng Baht bị phá giá và tác động tiêu cực tới nền kinh tế, tới cán cân thương mại, hoạt động xuất nhập khẩu. 2.1.2. Trung Quốc Cũng giống một số nước khác, vào năm 1994, Trung Quốc đã cố định tỷ giá 8,28 Nhân dân tệ đổi 1 USD Mỹ. Điều thú vị ở đây là khác với nhiều nước Đông Á, với tỷ giá này, đồng Nhân dân tệ đã bị định giá thấp, nhưng tạo được lợi thế xuất khẩu gia tăng. Cộng với những yếu tố thuận lợi khác, sức mạnh về ngoại thương và tiềm lực tài chính vững mạnh, Trung Quốc đã khiến cho tất cả các đối tác thương mại, kể cả Hoa Kỳ phải e ngại. Trong tiến trình tự do hóa tài chính của mình, Trung Quốc đã có kế hoạch cụ thể, hợp lý và không nóng vội. Trong quá trình đó không phải lúc nào cũng suôn sẻ đối với Trung Quốc, điển hình là sau cuộc khủng hoảng năm 1997, sức ép phá giá lên đồng Nhân dân tệ rất nhiều, nhưng nhờ sức mạnh sẵn có của nền kinh tế cộng với một lượng ngoại tệ dự trữ tương đối lớn mà Trung Quốc đã thành công trong việc duy trì chính sách tỷ giá của mình. Điều này cũng đã giúp Đông Á không chìm sâu vào khủng hoảng. 2.1.3. Bài học cho Việt Nam 2 Downloaded by hây hay ([email protected]) lOMoARcPSD|17838488 Một trong những sai lầm lớn nhất gây ra cuộc khủng hoảng năm 1997 là việc Thái-lan phụ thuộc quá nhiều vào dòng vốn nước ngoài, nhất là nợ ngắn hạn kết hợp với chính sách cố định tỷ giá ở mức cao, đồng tiền kém sức cạnh tranh, dự trữ ngoại hối còn khiêm tốn làm thâm hụt thương mại gia tăng và nền kinh tế rơi vào khủng hoảng. Trái lại, thành công của Trung Quốc có được là do nước này đã định giá đồng tiền ở mức thấp tạo ra lợi thế cạnh tranh ngoại thương cộng với một tiến trình cải cách thương mại và cải cách tài chính hợp lý. Có thể thấy, kinh nghiệm từ Thái Lan và Trung Quốc có giá trị tham khảo rất lớn cho Việt Nam trong việc xây dựng những biện pháp để hoàn thiện chính sách tỷ giá của mình. 2.2. Đánh giá một số phương án hoàn thiện chính sách tỷ giá ở Việt Nam trong thời gian qua - Phương án 1 – Phá giá nội tệ (VND) Xét trong mối quan hệ với lạm phát: Khi phá giá, tỷ giá danh nghĩa tăng, ban đầu chỉ số giá tiêu dùng không tăng mà lại giảm, nhưng sau đó bắt đầu tăng lên liên tục. Như vậy, dù mục tiêu cuối cùng là kiềm chế lạm phát hay đảm bảo tăng trưởng, NHNN đều không nên phá giá nội tệ. Xét trong mối quan hệ với cán cân thương mại của Việt Nam: Về dài hạn, việc phá giá VND không tốt cho cán cân thương mại của Việt Nam. Rõ ràng là, trong vài năm gần đây, NHNN Việt Nam thực hiện phá giá VND nhưng trên thực tế, số liệu đã chứng minh; phá giá đã không giúp cải thiện cán cân thương mại của Việt Nam. 2 Downloaded by hây hay ([email protected]) lOMoARcPSD|17838488 - Phương án 2 – Không phá giá nội tệ, giá dầu thế giới tăng Giá hàng hóa nhập khẩu ngay lập tức sẽ tăng, khiến cán cân thương mại của Việt Nam trở nên xấu đi. Giá hàng hóa tiêu dùng và lãi suất cũng tăng ngay sau đó, và khi lãi suất tăng thì tỷ giá cũng tăng theo, cái vòng luẩn quẩn với lạm phát cao điều không tránh khỏi. - Phương án 3 – Không phá giá nội tệ, nhưng tác động tăng lãi suất Hệ quả của việc làm này là tỷ giá tăng. Nếu NHNN muốn tránh ảnh hưởng của tỷ giá tới tăng lạm phát, cần phải giữ cho tỷ giá đi xuống. Như vậy, NHNN buộc phải tung dự trữ ngoại hối ra thị trường để giảm áp lực tăng tỷ giá. Tuy nhiên, điều này yêu cầu NHNN phải đảm bảo nguồn dự trữ dồi dào và nếu dự trữ ngoại hối giảm lại khiến cho nền kinh tế có nguy cơ bị tấn công tiền tệ, khủng hoảng là rất gần. Dự trữ ngoại hối giảm cũng khiến rủi ro cán cân thanh toán gia tăng: nhập khẩu giảm sút, dẫn đến sản lượng giảm và kết quả là giảm tăng trưởng trong dài hạn. - Phương án 4 – Không phá giá nội tệ, giảm lãi suất để khuyến khích doanh nghiệp vay vốn, đẩy mạnh xuất khẩu Đây chính là điều đang diễn ra ở Việt Nam, khi 6 tháng đầu năm 2012 GDP chỉ tăng 4,38%, là mức thấp so với cùng kỳ năm ngoái. Việc giảm lãi suất có thể khiến lạm phát tăng cao, đặc biệt khi càng về cuối năm. Cung ngoại tệ giảm trong khi cầu ngoại tệ tăng càng tạo nên áp lực cho tỷ giá và lạm phát. 2.3. Đề xuất một vài biện pháp hoàn thiện chính sách tỷ giá ở Việt Nam 2.3.1. Đề xuất với NHNN 2 Downloaded by hây hay ([email protected]) lOMoARcPSD|17838488 - Lựa chọn chế độ tỷ giá cần thận trọng - Không phá giá tiền tệ với mục đích cải thiện cán cân vãng lai - Nới rộng biên độ dao động tỷ giá 2.3.2. Đề xuất với Quốc hội, Chính phủ và các bộ ngành 2.3.2.1. Đề xuất với Quốc hội và Chính phủ - Thống nhất chủ trương chuyển đổi mô hình tỷ giá. - Xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm của NHNN là kiềm chế lạm phát, ổn định tiền tệ. Quốc hội cần sớm quyết định việc rút bớt trách nhiệm chi trả cho các khoản chi tiêu công của Chính phủ khỏi vai của NHNN, tạo điều kiện để cơ quan này tập trung vào nhiệm vụ kiềm chế lạm phát. - Quốc hội và Chính phủ cần xác định rõ vị thế pháp lý của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia.Ủy ban này cần được giao nhiệm vụ là cơ quan chịu trách nhiệm nghiên cứu, xây dựng hệ thống cảnh báo tài chính sớm (Early Warning System), nhằm giúp Chính phủ phát hiện những dấu hiệu có thể dẫn hệ thống tài chính và nền kinh tế tới bên bờ vực khủng hoảng. - Chính phủ nỗ lực hỗ trợ công cuộc khai thác dầu mỏ và tăng cường năng suất lọc dầu. 2.3.2.2. Đề xuất với Bộ Công thương - Cần rà soát lại các ngành nghề xuất khẩu, thúc đẩy các doanh nghiệp xuất khẩu thay đổi về chất lượng hàng hóa, tận dụng lợi thế cạnh tranh để từ đó tăng cường xuất khẩu cho Việt Nam. 2 Downloaded by hây hay ([email protected]) lOMoARcPSD|17838488 - Bộ cần hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu về đổi mới kỹ thuật sản xuất, nâng cao năng suất lao động, đồng thời phối hợp với NHNN, Bộ Tài chính để có cơ chế hỗ trợ, ưu đãi về vốn cho những doanh nghiệp này. 2 Downloaded by hây hay ([email protected])
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan