Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Đại cương Bài tập lớn chủ nghĩa xã hội khoa học vấn đề tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên c...

Tài liệu Bài tập lớn chủ nghĩa xã hội khoa học vấn đề tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩ xã hội

.PDF
12
1
140

Mô tả:

lOMoARcPSD|17343589 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN -------***------- BÀI TẬP LỚN MÔN: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC ĐỀ TÀI: CÁC NGUYÊN TẮC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TÔN GIÁO TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI? LÀ MỘT SINH VIÊN EM THẤY MÌNH CÓ TRÁCH NHIỆM GÌ ĐỐI VỚI VÁN ĐỀ TÔN GIÁO Ở NƯỚC TA HIỆN NAY Họ và tên: Lê Thu Thùy Mã sinh viên: 11217180 Lớp học phần: Chủ nghĩa xã hội khoa học_36 Giảng viên: Nguyễn Thị Hào Hà Nội, ngày 30 tháng 9 năm 2022 Downloaded by v? ngoc ([email protected]) lOMoARcPSD|17343589 M ỤC L ỤC LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................................................2 Chương 1: Thời kỳ quá độ lên CNXH và các nguyên tắc giải quyết vấn đề tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên CNXH......................................................................................................................................3 I. SỰ HÌNH THÀNH THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CNXH................................................................3 1. Chủ nghĩa xã hội........................................................................................................................3 2. Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội............................................................................................3 II. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TÔN GIÁO TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CNXH...........4 III. CÁC NGUYÊN TẮC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TÔN GIÁO TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CNXH............................................................................................................................................4 1. Tôn trọng, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân................4 2. Khắc phục dần những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo phải gắn liền với quá trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới.........................................................................................................5 3. Phân biệt hai mặt chính trị và tư tưởng của tôn giáo trong quá trình giải quyết vấn đề tôn giáo 6 4. Quan điểm lịch sử cụ thể trong giải quyết vấn đề tín ngưỡng tôn giáo..................................7 Chương 2: Trách nhiệm của sinh viên đối với vấn đề tôn giáo ở Việt Nam...........................................7 I. VẤN ĐỀ TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM............................................................................................7 II. TRÁCH NHIỆM CỦA SINH VIÊN ĐỐI VỚI CÁC VẤN ĐỀ TÔN GIÁO Ở NƯỚC TA HIỆN NAY.............................................................................................................................................8 KẾT LUẬN..............................................................................................................................................10 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................................................11 1 Downloaded by v? ngoc ([email protected]) lOMoARcPSD|17343589 LỜI MỞ ĐẦU Từ trước đến nay, tôn giáo luôn là vấn đề phức tạp và nhạy cảm. Thực tiễn lịch sử ở nhiều khu vực và nhiều quốc gia trên thế giới đã cho chúng ta thấy rằng, không có gì gắn kết con người với nhau chặt chẽ như tôn giáo, nhưng có lẽ cũng không có gì gây chia rẽ, phân ly và lòng hận thù một cách đáng sợ như tôn giáo. Một trong những nội dung quan trọng trong Báo cáo về chương trình Thiên niên kỉ của Liên hợp quốc (2002) về “Mục tiêu cụ thể nhưng có tính chiến lược to lớn của nhân loại mang tinh thần nhân văn cao cả của thiên niên kỉ này, đến năm 2052” là “xóa tận gốc sự chia rẽ tôn giáo, dân tộc, để chung sống hòa bình” .Tại Việt Nam, Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa X tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng nêu rõ “Tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo phù hợp với quan điểm điểm của Đảng trong giai đoạn mới của đất nước; tôn trọng những giá trị đạo đức, văn hoá tốt đẹp của các tôn giáo; động viên chức sắc, tín đồ, các tổ chức tôn giáo sống tốt đời, đẹp đạo, tham gia đóng góp tích cực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Chính vì thế, trong mỗi quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng, việc nhận thức và xử lý đúng đắn vấn đề tôn giáo và các vấn đề liên quan đến tín ngưỡng tôn giáo để phát huy những yếu tố tích cực trong các tín ngưỡng tôn giáo, là góp phần quan trọng trong việc xây dựng đồng thuận xã hội, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Bởi vậy mà em chọn đề tài “Các nguyên tắc giải quyết vấn đề tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên CNXH? Là một sinh viên em thấy mình cần phải có trách nhiệm gì đối với vấn đề tôn giáo ở nước ta hiện nay?” Em xin gửi lời cảm ơn đến cô Nguyễn Thị Hào đã trang bị cho em những kiến thức để có thể hoàn thành bài tập này. 2 Downloaded by v? ngoc ([email protected]) lOMoARcPSD|17343589 Chương 1: Thời kỳ quá độ lên CNXH và các nguyên tắc giải quyết vấn đề tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên CNXH I. SỰ HÌNH THÀNH THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CNXH 1. Chủ nghĩa xã hội Chủ nghĩa xã hội được hiểu là các phong trào đấu tranh của nhân dân lao động chống lại áp bức, bất công. Hay nói cách khác, chủ nghĩa xã hội là lý luận về lý tưởng giải phóng nhân dân lao động khỏi áp bức, bất công; là một khoa học – Chủ nghĩa xã hội khoa học, khoa học về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân; là một chế độ xã hội, giai đoạn đầu của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa. 2. Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội 2.1. Tính tất yếu khách quan của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Có thể nói rằng, giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa cộng sản, có một thời kỳ quá độ nhất định. Thời kỳ đó được chia làm hai loại đó là thời kỳ quá độ trực tiếp đối với những nước đã trải qua chủ nghĩa tư bản phát triển và thời kỳ quá độ gián tiếp đối với những nước chưa trải qua chủ nghĩa tư bản phát triển. Leenin khằng định rằng: “Với sự giúp đỡ của giai cấp vô sả các nước tiên tiến, các nước lạc hậu có thể tiến tới chế xô – viết, và qua những giai đoạn phát triển nhất định, tiến tới chủ nghĩa cộng sản không phải trải qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa”. 2.2. Đặc điểm thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Đặc điểm nổi bật của thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội là sự tồn tại của những yếu tố của xã hội cũ bên cạnh những nhân tố mới của chủ nghĩa xã hội trong mối quan hệ vừa thống nhất vừa đấu tranh với nhau trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Trên lĩnh vực kinh tế, thời kỳ quá độ là thời kỳ tất yếu còn tồn tại một nền kinh tế nhiều thành phần. Đây là bước quá độ trung gian tất yếu trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, không thể dùng ý chí để xóa vỏ ngay kết cấu nhiều thành phần của nền kinh tế, nhất là đối với những nước còn ở trình độ chưa trải qua sự phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Trên lĩnh vực chính trị, do kết cấu kinh tế của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội đa dạng, phức tạp nên kết cấu giai cấp của xã hội trong thời kỳ này cũng đa dạng, phức tạp. Nói chung, thời kỳ này thường bao gồm: giai cấp công nhân, nông dân, tầng lớp tri thức, những người sản xuất nhỏ, tầng lớp tư sản và 3 Downloaded by v? ngoc ([email protected]) lOMoARcPSD|17343589 một số tầng lớp xã hội khác tùy theo từng điều kiện cụ thể của mỗi nước. Các giai cấp, tầng lớp này vừa hợp tác, vừa đấu tranh với nhau. Trên lĩnh vực tư tưởng – văn hóa, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội còn tồn tại nhiều yếu tố tư tưởng và văn hóa khác nhau. Bên cạnh tư tưởng xã hội chủ nghĩa còn tồn tại tư tưởng tư sản, tiểu tư sản, tâm lý tiểu nông,.. Những yếu tố văn hóa cũ và văn hóa mới thường xuyên đấu tranh với nhau. Trên lĩnh vực xã hội, thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội là thời kỳ đấu tranh chống áp bức, bất công, xóa bỏ tệ nạn xã hội và những tàn dư của xã hội cũ để lại, thiết lập công bằng xã hội trên cơ sở thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động là chủ đạo II. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TÔN GIÁO TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CNXH Theo chủ nghĩa Mác – Leenin, tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội phản ánh hư ảo hiện thực khách quan; thông qua sự phản ánh đó, các lực lượng tự nhiên và xã hội trở thành siêu nhiên, thần bí. Theo Ph.Ăngghen, tất cả một tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo vào trong đầu óc của con người – của những lực lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ; chỉ sự phản ánh trong số những lực lượng ở trần thế mang hình thức những lực lượng siêu trần thế. Trong xã hội công xã nguyên thủy, do thiên nhiên tác động và chi phối khiến con người không giải thích được, nên con người đã gán cho tự nhiên những sức mạnh, quyền lực thần bí. Nhưng khi xuất hiện nạn áp bức, giai cấp ra đời, những nô lệ trong xã hội chiếm hữu nô lệ bị bóc lột, bần cùng,.. Họ bị cầm tù trong hiện thực nên họ tìm đến sự giải thoát về mặt tư tưởng. Họ tin tưởng có một năng lực siêu nhiên, một thế giới nào đó không có áp bức và đấu tranh mà chỉ có sự bình yên, tự do, hạnh phúc. Vì thế, tốn giáo ra đời. III. CÁC NGUYÊN TẮC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TÔN GIÁO TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CNXH 1. Tôn trọng, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân Tín ngưỡng tôn giáo là niềm tin sâu sắc của quần chúng vào đấng tối cao, đấng thiêng liêng nào đó mà họ tôn thờ, thuộc lĩnh vực ý thức, ý tưởng. Do đó, tự do tín ngưỡng và tự do không tín ngưỡng thuộc quyền tự do của nhân dân. Quyền này nói lên rằng việc theo đạo hay không theo đạo là quyền tự do của mỗi người dân. Không một cá nhân, tổ chức, tôn giáo hay kể cả những chức sắc tôn giáo, tổ chức 4 Downloaded by v? ngoc ([email protected]) lOMoARcPSD|17343589 hội giáo ,.. được quyền can thiệp, tham gia vào sự lựa chọn này. Mọi hành vi cấm đoán, ngăn cản tự do theo đạo hay không theo đạo, đổi tôn giáo hay bỏ tôn giáo; bắt buộc, đe dọa người dân phải theo một tôn giáo đều xâm phạm quyền tự do tư tưởng của họ. Tôn trọng, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng cũng chính là tôn trọng quyền con người, thể hiện bản chất phát triển của chế độ xã hội chủ nghĩa. Nhà nước xã hội chủ nghĩa không can thiệp và không cho bất kỳ ai can thiệp, tham gia, xâm phạm đến quá trình lựa chọn tín ngưỡng, tôn giáo; quyền lựa chọn theo hay không theo một tổ chức tôn giáo nào là của nhân dân. Các tôn giáo và hoạt động tôn giáo bình thường, các cơ sở thờ tự, các phương tiện phục vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng của người dân được nhà nước Xã hội chủ nghĩa tôn trọng và bảo hộ. 2. Khắc phục dần những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo phải gắn liền với quá trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới Đây có thể coi là một nguyên tắc để khẳng định chủ nghĩa Mác – Leenin chỉ hướng vào việc giải quyết những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo đối với quần chúng nhân dân mà không chủ trương can thiệp vào công việc nội bộ của các tôn giáo. Ví dụ: Việt Nam bài trừ các “tà đạo”, các giáo hội không được Nhà nước cho phép như Hội Thánh Đức Chúa Trời tại thành phố Hồ Chí Minh; trừng phạt những người mạo danh là các mục sư đi lang thang ngoài đường hòng trục lợi từ lòng tin, lòng hướng Phật của người dân\. Chủ nghĩa Mác – Leenun chỉ ra rằng, muốn thay đổi ý thức xã hội, trước hết cần phải thay đổi bản thân tồn tại xã hội; muốn xóa bỏ ảo tưởng này sinh trong tư tưởng con người, phải xóa bỏ nguồn gốc sinh ra ảo tưởng áy. Điều cần thiết trước hết là phải xác lập được một thế giới hiện thực không có áp bức, bất công, nghèo đói và thất học,.. cũng như những tệ nạn nảy sinh trong xã hội. Đó là một quá trình lâu dài và không thể thực hiện được nếu tách rời việc cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới. Ví dụ: Việt Nam hiện nay đi trên con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội – một xã hội “dân giàu, nước mạnh, công bằng, bình đẳng, văn minh”, thực hiện tiêu chí đó để người dân sẽ xóa bỏ đi những ảo tưởng, những tư tưởng xa vời, tiêu cực, cực 5 Downloaded by v? ngoc ([email protected]) lOMoARcPSD|17343589 đoan như minh hôn trong các gia đình nhà giàu có con, cháu chưa lập gia đình mà mất sớm. 3. Phân biệt hai mặt chính trị và tư tưởng của tôn giáo trong quá trình giải quyết vấn đề tôn giáo Trong xã hô ̣i công xã nguyên thuỷ, tín ngưỡng, tôn giáo chỉ biểu hiê ̣n thuần tuý về tư tưởng. Nhưng khi xã hô ̣i đã xuất hiê ̣n giai cấp thì dấu ấn giai cấp - chính trị ít nhiều đều in rõ trong các tôn giáo. Từ đó, hai mặt chính trị và tư tưởng thường thể hiê ̣n và có mối quan hê ̣ với nhau trong vấn đề tôn giáo và bản thân mỗi tôn giáo. Hai mặt tư tưởng và chính trị luôn tồn tại trong vấn đề tôn giáo. Ta có phân biệt đúng hai mặt này thì ta mới có phương hướng giải quyết đúng đắn. Mặt tư tưởng phản ánh những mâu thuẫn không mang tính đối kháng nảy sinh giữa các tôn giáo và giữa những người không theo tôn giáo. Ví dụ: Mâu thuẫn về niềm tin giữa những người theo đạo và không theo đạo, giữa đạo Phật với đạo Thiên chúa,.. về thần thánh. Để giải quyết được những vấn đề về mặt tư tưởng, ta cần kiên trì giải quyết dần dần, từng bước. Trong đó phải lấy giáo dục thuyết phục là chính, (tuyệt đối không dùng vũ lực) kết hợp với quá trình xây dựng xã hội mới. Mặt chính trị phản ánh mâu thuẫn giữa một bên là sự lợi dụng vấn đề tôn giáo của các thế lực thù địch để chống phá cách mạng và một bên là quần chúng nhân dân lao động và nhà nước xã hội chủ nghĩa. Ví dụ: Thực dân Pháp đã sự dụng tôn giáo để đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân: “các sứ giả của Chúa nộp những người An Nam nước cho bọn chiến thắng đem lên lấy máy chém hay giá treo cổ”. Trái lại, trong Kinh thánh của Đạo Thiên Chúa đã truyền lại rằng: Mọi con người tạo nên theo hình ảnh của Chúa và được ban quyền làm vũ trụ, làm chủ thế giới Với những vấn đề về mặt chính trị, ta cần phát hiện và giải quyết ngay; phải tổ chức phân hóa, bắt những kẻ cầm đầu; xóa bỏ các tiềm lực kinh tế, chính trị; vạch rõ âm mưu thủ đoạn của kẻ thù; tuyên truyền giáo dục.. 6 Downloaded by v? ngoc ([email protected]) lOMoARcPSD|17343589 Phân biệt hai mặt chính trị và tư tưởng trong giải quyết vấn đề tôn giáo thực chất là phân biệt tính chất khác nhau của hai loại mâu thuẫn luôn tồn tại trong bản thân tôn giáo và trong vấn đề tôn giáo. Sự phân biệt này không đơn giản. Bởi lẽ, trong đời sống xã hội, hiện tượng nhiều khi phản ánh sau lệch bản chất, mà vấn đề chính trị và tôn giáo thường đan xen vào nhau. 4. Quan điểm lịch sử cụ thể trong giải quyết vấn đề tín ngưỡng tôn giáo. Tôn giáo không phải là mô ̣t hiê ̣n tượng xã hô ̣i bất biến, ngược lại, nó luôn luôn vâ ̣n đô ̣ng và biến đổi không ngừng tuỳ thuô ̣c vào những điều kiê ̣n kinh tế - xã hô ̣i lịch sử cụ thể. Mỗi tôn giáo đều có lịch sử hình thành, có quá trình tồn tại và phát triển nhất định. Ở những thời kỳ lịch sử khác nhau, vai trò, tác đô ̣ng của từng tôn giáo đối với đời sống xã hô ̣i không giống nhau. Quan điểm, thái đô ̣ của các giáo hô ̣i, giáo sĩ, giáo dân về những lĩnh vực của đời sống xã hô ̣i luôn có sự khác biê ̣t. Vì vâ ̣y, cần phải có quan điểm lịch sử cụ thể khi xem xét, đánh giá và ứng xử đối với những vấn đề có liên quan đến tôn giáo và đối với từng tôn giáo cụ thể. Giải phóng quần chúng nhân dân khỏi ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo là lập trường nhất quán của những người cộng sản; đồng thời đây là một vấn đề phức tạp, tế nhị và lâu dài. Để giải quyết được những vấn đề tín ngưỡng tôn giáo, ta cần đặt nó trong cuộc đấu tranh giai cấp, gắn với nhiệm vụ cách mạng từng bước. Chương 2: Trách nhiệm của sinh viên đối với vấn đề tôn giáo ở Việt Nam I. VẤN ĐỀ TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM Việt Nam là quốc gia có nhiều tôn giáo. Hiện nay, ở Việt Nam có 13 tôn giáo đã được công nhận tư cách pháp nhân; trên 40 tổ chức tôn giáo đã được công nhận về mặt tổ chức hoặc đã đăng ký hoạt động với khoảng 24 triệu tín đồ, 95.000 chức sắc, 200.000 chức việc và hơn 23.250 cơ sở thờ tự. Các tổ chức tôn giáo có nhiều hình thức tồn tại khác nhau. Có tôn giáo du nhập từ bên ngoài, với những thời điểm, hoàn cảnh khác nhau, như Phật giáo, Công Giáo, Tin lành, Hồi giáo. Có tôn giáo nội sinh, như Cao Đài, Hòa Hảo. Tôn giáo ở Việt Nam đa dạng, đan xen, chung sống hòa bình và không có xung đột, chiến tranh tôn giáo. Việt Nam là nơi giao lưu của nhiều luồng văn hóa thế giới. Mỗi tôn giáo ở Việt Nam có quá trình lịch sử tồn tại và phát triển khác nhau, nên sự gắn bó với dân tộc cũng khác nhau. Tín đồ các tôn giáo Việt Nam phần lớn là nhân dân lao động, có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc. các tín đồ tôn giáo thành phần rất đa dạng, chủ yếu là người lao 7 Downloaded by v? ngoc ([email protected]) lOMoARcPSD|17343589 động. Tín đồ các tôn giáo Việt Nam có thành phần rất đa dạng, chủ yếu là người lao động, bao gồm nông dân, công nhân... Các tôn giáo ở Việt Nam đều có quan hệ với các tổ chức, cá nhân tôn giáo ở nước ngoài. Các tôn giáo ngoại nhập, tôn giáo nội sinh ở nước ta đều có quan hệ với các tổ chức, cá nhân tôn giáo ở nước ngoài hoặc các tổ chức tôn giáo quốc tế. Những năm qua, Nhà nước Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao cũng là điều kiện gián tiếp củng cố và phát sinh mối quan hệ giữa các tôn giáo Việt Nam với thế giới ở các nước trên thế giới. Do đó, việc giải quyết vấn đề tôn giáo ở Việt Nam phải đảm bảo kết hợp giữa mở rộng giao lưu hợp tác quốc tế với việc bảo đảm độc lập, chủ quyền, không để cho kẻ địch lợi dụng dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo để chống phá, can thiệp vào công việc nội bộ của Nhà nước Việt Nam nhằm thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình” đối với nước ta. II. TRÁCH NHIỆM CỦA SINH VIÊN ĐỐI VỚI CÁC VẤN ĐỀ TÔN GIÁO Ở NƯỚC TA HIỆN NAY Để vô hiệu hóa sự lợi dụng vấn đề tôn giáo ở Việt Nma của các thế lực thù địch thì giải pháp chung cơ bản nhất là thực hiện tốt chính sách kinh tế xã hội, mà trực tiếp là vấn đề dân tộc, tôn giáo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân các dân tộc, các tôn giáo, củng cố xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới, theo mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Là một sinh viên của trường Đại học Kinh tế Quốc dân nói riêng, sinh viên của đất nước nói chung, với tư cách là mầm non tương lai của đất nước, chúng ta cần tự nhận thấy cảm thấy bản thân có vai trò, trách nhiệm góp phần xây dựng khối đại đoàn kết của dân tộc ta trong vấn đề dân tộc tôn giáo. Đầu tiên, chúng ta cần nhận thức đúng cuộc đấu tranh chống lại các thế lực thù địch các vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá các mạng Việt Nam là cuộc đấu tranh phức tạp, quyết liệt và lâu dài. Các thế lực thù địch vô cùng thủ đoạn, gian xảo, mà hiện nay chúng đang hướng đến các trường đại học, cao đằng, trung cấp chuyên nghiệp: lợi dụng, lừa gạt học sinh, sinh viên – những người năng động, sáng tạo, mong muốn cống hiến cho đất nước nhưng chưa có nhiều trải nghiệm. Do đó chúng ta cần phải tích cực cảnh giác, tích cực đấu tranh với những hành động sai trái của các thành phần biết chất. Tiếp theo, chúng ta cần sống hòa đồng, không phân biệt vùng miền, dân tộc, tôn giáo với các bạn cùng trang lứa, những người xung quang, góp phần xây dựng nền 8 Downloaded by v? ngoc ([email protected]) lOMoARcPSD|17343589 móng vững chắc cho khối đại đoàn kết dân tộc. Ra sức tuyên truyền các chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng, Nhà nước; về âm mưu, thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam của thế lực thù địch toàn dân. Hơn hết, chúng ta cần tích cực học tập, nâng cao trình độ văn hóa, để có thể nhận thức rõ về các vấn đề cũng như nắm rõ tình hình thời thế của đất nước, thế giới về nhiều mặt của đời sống xã hội. 9 Downloaded by v? ngoc ([email protected]) lOMoARcPSD|17343589 KẾT LUẬN Vấn đề tôn giáo trên thế giới hiện nay đang là một vấn đề nóng, không chỉ riêng đối với Chủ nghĩa xã hội. Chính vì thế việc giải quyết các vấn đề tôn giáo cần phải được đặt ra như là một vấn đề cấp thiết, đòi hỏi phải có những phương pháp giải quyết đúng đắn. Chủ nghĩa Mác – Lênin đã chỉ ra rằng: “Chỉ những kẻ ngu ngốc mới tuyên chiến với tôn giáo”! Như vậy có nghĩa là trong công tác tôn giáo thì tuyệt đối không bao giờ được dùng vũ lực để giải quyết các vấn đề đặt ra mà phải dùng tổng hợp các biện pháp chính trị, kinh tế, xã hội mà nòng cốt là công tác vận động quần chúng. Có thể nói, các nước Xã hội Chủ nghĩa chưa bao giờ chống lại tôn giáo mà chỉ thực hiện các chính sách để chống lại những kẻ lợi dụng tôn giáo nhằm mục đích chính trị phản động. Chỉ có quán triệt sâu sắc và toàn diện nội dung quan điểm trên đồng thời vận dụng linh hoạt, khoa học vào thực tiễn thì ta mới có thể đấu tranh có hiệu quả với hoạt động lợi dụng tôn giáo xâm phạm đến an ninh Quốc gia, bảo vệ vững chắc an ninh Quốc gia trên lĩnh vực tôn giáo. Với không gian nhỏ hẹp của một đề tài tiểu luận, em đã cố gắng chỉ ra những nét chung nhất về tình hình tôn giáo đang diễn ra ở Việt Nam đồng thời đưa ra những nguyên tắc giải quyết vấn đề Về sinh viên Việt Nam, đây là những thế hệ dễ bị dẫn dắt, dụ dộ nhất vào những tôn giáo xấu, cũng như bị những kẻ xấu lợi dụng lòng tin vào tôn giáo để vụ lợi. Do đó, sinh viên, học sinh cũng cần phải cẩn thận hơn với những đối tượng này. Ngoài ra, còn có Hội Sinh viên Việt Nam, tổ chức này chỉ cần đẩy mạnh việc giáo dục tư tưởng, đạo đức, rèn luyện, trau dồi cho những thế hệ sinh viên những kĩ năng cần thiết. Đẩy mạnh tổ chức hoạt hoạt động tham quan tìm hiểu về các hoạt động tôn giáo chính thống. 10 Downloaded by v? ngoc ([email protected]) lOMoARcPSD|17343589 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC 2. https://www.quanlynhanuoc.vn/2021/09/23/thuc-hien-chinh-sach-phap-luatve-tin-nguong-ton-giao-o-viet-nam-hien-nay/ 3. https://bandantoc.camau.gov.vn/wps/portal/? 1dmy&page=bdt.trangchitiet&urile=wcm%3Apath %3A/bandantoclibrary/siteofbandantoc/noidungtrangrss/tintucsukien/chutru ongchinhach/congtacdantoctongiao 4. https://tuyengiao.vn/nghien-cuu/ly-luan/chinh-sach-phap-luat-bao-damquyen-tu-do-tin-nguong-ton-giao-116576 11 Downloaded by v? ngoc ([email protected])
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan