Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Đại cương Bài tập lớn chủ nghĩa xã hội khoa học phân tích vị trí của gia đình trong xã hội...

Tài liệu Bài tập lớn chủ nghĩa xã hội khoa học phân tích vị trí của gia đình trong xã hội

.PDF
11
1
110

Mô tả:

lOMoARcPSD|17343589 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN VIỆN TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG BÀI TẬP LỚN MÔN: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC Đề bài: Phân tích vị trí của gia đình trong xã hội? Là một thành viên trong gia đình em thấy mình cần phải có trách nhiệm gì để làm cho gia đình mình thực sự là một tế bào tốt của xã hội, một tổ ấm mang lại các giá trị hạnh phúc và sự hài hòa trong đời sống cá nhân của mỗi thành viên? Lớp: Chủ nghĩa xã hội khoa học Hà Nội, 2022 Downloaded by v? ngoc ([email protected]) lOMoARcPSD|17343589 MỤC LỤC MỞ ĐẦU...............................................................................................................2 NỘI DUNG...........................................................................................................3 Phần 1: Cơ sở lý luận.......................................................................................3 1.1. Khái niệm gia đình...................................................................................3 1.2. Vị trí của gia đình trong xã hội................................................................3 1.2.1. Gia đình là tế bào của xã hội..............................................................3 1.2.2. Gia đình là tổ ấm, mang lại các giá trị hạnh phúc, sự hài hòa trong đời sống cá nhân của mỗi thành viên...........................................................5 1.2.3. Gia đình là cầu nối giữa cá nhân với xã hội.......................................6 Phần 2: Liên hệ thực tế....................................................................................7 KẾT LUẬN..........................................................................................................9 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................10 1 Downloaded by v? ngoc ([email protected]) lOMoARcPSD|17343589 MỞ ĐẦU Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Cương lĩnh 1991) của Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định “Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi thân yêu nuôi dưỡng cả đời người, là môi trường quan trọng giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách. Các chính sách của Nhà nước phải chú ý tới xây dựng gia đình no ấm, hoà thuận, tiến bộ. Nâng cao ý thức về nghĩa vụ gia đình đối với mọi lớp người”. Bổ sung, phát triển Cương lĩnh (năm 2011), Đảng tiếp tục khẳng định: “Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, thật sự là tế bào lành mạnh của xã hội, là môi trường quan trọng, trực tiếp giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách”. Như chúng ta đã biết, gia đình là môi trường sống đầu tiên và quan trọng nhất của mỗi con người. Gia đình là một thiết chế xã hội và nó chịu sự tác động của hệ thống chính sách và những biến đổi của xã hội Trải qua nhiều năm tháng, kết quả của giáo dục gia đình đã hình thành nên gia phong. Gia phong là nếp nhà trong sự hội tụ của các giá trị văn hóa, các chuẩn mực giá trị của đạo đức nếp sống dân tộc Việt Nam được sàng lọc qua thời gian và tồn tại lâu dài trong một gia đình, một dân tộc - bộ phận hợp thành văn hóa Việt Nam. Với tư cách là tế bào của xã hội, gia đình tiếp nhận từ hệ giá trị văn hóa dân tộc đã được lưu giữ trong đời sống tâm hồn, tình cảm của mỗi con người Việt Nam từ khi chào đời cho đến khi nhắm mắt xuôi tay. Với chức năng giáo dục, xã hội hóa, gia đình là môi trường giáo dục đầu tiên và suốt đời tác động đến con người một cách trực tiếp và toàn diện nhất. Chính vì lẽ đó, em đã chọn đề tài “ Phân tích vị trí của gia đình trong xã hội? Là một thành viên trong gia đình em thấy mình cần phải có trách nhiệm gì để làm cho gia đình mình thực sự là một tế bào tốt của xã hội, một tổ ấm mang lại các giá trị hạnh phúc và sự hài hòa trong đời sống cá nhân của mỗi thành viên? “ 2 Downloaded by v? ngoc ([email protected]) lOMoARcPSD|17343589 NỘI DUNG Phần 1: Cơ sở lý luận 1.1. Khái niệm gia đình Gia đình là một cộng đồng người đặc biệt, có vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của xã hội. C.Mác và Ph.Ăngghen, khi đề cập đến gia đình đã cho rằng: “ Quan hệ thứ ba tham dự ngay từ đầu vào quá trình phát triển lịch sử: hàng ngày tái tạo ra đời sống của bản thân mình, con người bắt đầu tạo ra những người khác, sinh sôi, nảy nở - đó là quan hệ giữa chồng và vợ, cha mẹ và con cái, đó là gia đình ”. Cơ sở hình thành gia đình là hai mối quan hệ cơ bản quan hệ hôn nhân (vợ và chồng ) và quan hệ huyết thống ( cha mẹ và con cái …). Những mối quan hệ này tồn tại trong sự gắn bó, liên kết, ràng buộc và phụ thuộc lẫn nhau, bởi nghĩa vụ, quyền lợi và trách nhiệm của mỗi người, được quy định bằng pháp lý hoặc đạo lý. Các quan hệ này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và biến đổi, phát triển phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế và thể chế chính trị - xã hội. Như vậy, gia đình là một hình thức cộng đồng xã hội đặc biệt, được hình thành, duy trì và củng cố chủ yếu dựa trên cơ sở hôn nhân, quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng, cùng với những quy định về quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình. 1.2. Vị trí của gia đình trong xã hội 1.2.1. Gia đình là tế bào của xã hội Gia đình có vai trò quyết định đối với sự tồn tại, vận động và phát triển của xã hội. Ph.Ăngghen đã chỉ rõ: “ Theo quan điểm duy vật thì nhân tố quyết định trong lịch sử, quy cho đến cùng, là sản xuất và tái sản xuất ra đời sống trực tiếp. Nhưng bản thân sự sản xuất đó lại có hai loại. một mặt là sản xuất ra tư liệu sinh hoạt: thực phẩm, quần áo, nhà ở và những công cụ cần thiết để sản xuất ra những thứ đó; mặt khác là sự sản xuất ra bản thân con người, là sự truyền nòi giống. Những trật tự xã hội, trong đó những con người của một thời đại lịch sử nhất định và của một nước nhất định đang sống, là do hai loại sản xuất quyết định: một mặt là do trình độ phát triển của lao động và mặt khác là do trình độ phát triển của gia đình”. Với việc sản xuất ra tư liệu tiêu dùng, tư liệu sản xuất, tái sản xuất ra con người, gia đình như một tế bào tự nhiên, là một đơn vị cơ sở để tạo nên cơ thể xã hội. Không có gia đình để tái tạo ra con người thì xã hội không thể tồn tại và phát triển được. Vì vậy, muốn có một xã hội phát triển lành mạnh thì phải quan tâm xây dựng tế bào gia đình tốt, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “ Nhiều gia 3 Downloaded by v? ngoc ([email protected]) lOMoARcPSD|17343589 đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình càng tốt thì xã hội mới tốt. Hạt nhân của xã hội chính là gia đình”. Tuy nhiên, mức độ tác động của gia đình đối với xã hội lại phụ thuộc vào bản chất của từng chế độ xã hội, vào đường lối, chính sách của giai cấp cầm quyền, và phụ thuộc vào chính bản thân mô hình, kết cấu, đặc điểm của mỗi hình thức gia đình trong lịch sử. Vì vậy, trong mỗi giai đoạn lịch sử, tác động của gia đình đối với xã hội là không hoàn toàn giống nhau. Khi xã hội loài người còn ở giai đoạn sơ khai, quan hệ gia đình chịu sự chi phối rất rõ của quy luật tự nhiên. Cộng đồng người nguyên thủy sống chung trong một khu vực, hôn phối ngẫu nhiên tạo thành một gia đình lớn, chung huyết thống. Tuy nhiên, khi gia đình lớn trở nên quá đông, hôn nhân cận huyết làm suy giảm chất lượng các thế hệ con cháu, đã có sự tách ra ở riêng của một số cá thể hoặc cặp đôi trẻ để mở rộng địa bàn cư trú, tăng cơ hội sinh sống. Dù quần tụ hay phân tán thì ý thức về trách nhiệm, nghĩa vụ giữa các cá thể đối với cộng đồng, giữa các thế hệ và các thành viên trong gia đình với nhau đều được hình thành từ nhu cầu sống, tồn tại và phát triển qua hàng ngàn năm, được thực hiện một cách tự nguyện trên cơ sở phân công, lâu dần thành phong tục, tập quán, lề thói. Khi nhà nước ra đời, quan hệ xã hội nói chung và quan hệ gia đình nói riêng chịu sự chi phối bởi pháp luật nhà nước, do các giai cấp cầm quyền quy định, song vẫn thấm đẫm những phong tục, tập quán, lề thói cộng đồng ấy. Các giá trị văn hóa truyền thống gia đình từ đó mà ra, phản ánh quan niệm về quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của các thành viên. Chúng tiếp tục vun đắp, hiện thực hóa qua bao thế hệ, giúp cho thiết chế gia đình bền vững, làm chỗ dựa cho sự bền vững của cộng đồng tự quản, làm cơ sở xã hội cho sự bền vững của một quốc gia, dân tộc. Ở nước ta, pháp luật phong kiến về hôn nhân và gia đình được xây dựng dựa trên nền tảng tư tưởng Nho giáo. Dù với nguyên tắc cơ bản là hôn nhân sắp đặt, không tự do, đa thê, gia trưởng, phụ quyền, bất bình đẳng, nhưng chính tác động của các giá trị gia đình được hình thành qua hàng ngàn năm trước đó đã giúp gia đình Việt tự mình tháo gỡ được sự “trói buộc” bất bình đẳng ấy, để cùng nhau xây nên tổ ấm cho mình. Từ sau Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công, pháp luật bất bình đẳng về hôn nhân và gia đình của nhà nước thực dân – phong kiến bị xóa bỏ. Thay vào đó, với “Tuyên ngôn độc lập”, Hồ Chủ tịch đã tuyên bố với cả thế giới về quyền bình đẳng, về quyền được hưởng tự do và độc lập của dân tộc và con người Việt Nam. Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (Hiến pháp 1946) khẳng định về mặt nguyên tắc “Tất cả công dân Việt Nam đều 4 Downloaded by v? ngoc ([email protected]) lOMoARcPSD|17343589 ngang quyền về mọi phương diện: chính trị, kinh tế, văn hoá”; “Tất cả công dân Việt Nam đều bình đẳng trước pháp luật”; “Đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện”. Từ các giá trị cơ bản về quyền con người ấy, trên con đường xây dựng một nước Việt Nam độc lập – tự do – hạnh phúc, các giá trị gia đình Việt Nam mới được xác lập, gìn giữ, phát huy. Hiến pháp 2013 của Nhà nước xác định rõ hơn quyền và trách nhiệm của Nhà nước, gia đình và xã hội trên lĩnh vực hôn nhân và gia đình: “Nam, nữ có quyền kết hôn, ly hôn. Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau”; “Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình, bảo hộ quyền lợi của người mẹ và trẻ em (Điều 36). “Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục”; “Thanh niên được Nhà nước, gia đình và xã hội tạo điều kiện học tập, lao động, giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ, bồi dưỡng đạo đức, truyền thống dân tộc, ý thức công dân”; “Người cao tuổi được Nhà nước, gia đình và xã hội tôn trọng, chăm sóc và phát huy vai trò trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” (Điều 37). “Nhà nước, xã hội tạo môi trường xây dựng gia đình Việt Nam ấm no, tiến bộ, hạnh phúc” (Điều 60). Luật Hôn nhân và Gia đình (2014) cụ thể hóa Hiến pháp, xác định những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình, trong đó có “Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng”; “Xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; các thành viên gia đình có nghĩa vụ tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; không phân biệt đối xử giữa các con”; “Kế thừa, phát huy truyền thống văn hóa, đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam về hôn nhân và gia đình”. 1.2.2. Gia đình là tổ ấm, mang lại các giá trị hạnh phúc, sự hài hòa trong đời sống cá nhân của mỗi thành viên Từ khi còn nằm trong bụng mẹ, đến lúc lọt lòng và suốt cả cuộc đời, mỗi các nhân đều gắn bó chặt chẽ với gia đình. Gia đình là môi trường tốt nhất để mỗi cá nhân được yêu thương, nuôi dưỡng, chăm sóc, trưởng thành và phát triển. Sự yên ổn, hạnh phúc của mỗi gia đình là tiền đề, điều kiện quan trọng cho sự hình thành, phát triển nhân cách, thể lực, trí lực để trở thành công dân tốt cho xã hội. Chỉ trong môi trường yên ấm của gia đình, cá nhân mới cảm thấy bình yên, hạnh phúc, có động lực để phấn đấu trở thành con người xã hội tốt. Trong quan hệ vợ – chồng, giá trị của sự đồng thuận, chung góp trách nhiệm tạo nên sức mạnh cho mọi gia đình: “thuận vợ thuận chồng, tát bể Đông cũng cạn”. Các giá trị phản ánh trách nhiệm, nghĩa vụ trong quan hệ con cái với cha mẹ rất cụ thể, rõ ràng: “cha từ”, “con hiếu”, “con dại cái mang”. Giữa các anh chị em thì giá trị nghĩa tình, đùm bọc được đặt lên hàng đầu, bởi “anh em như thể tay chân”, “một giọt máu đào hơn ao nước lã” nên “chị ngã em nâng”, “gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau”. Gia đình nhiều thế hệ cùng chung sống, 5 Downloaded by v? ngoc ([email protected]) lOMoARcPSD|17343589 “đông con hơn đông của”, trên gương mẫu, dưới hiếu thuận, “đói cho sạch, rách cho thơm” trở thành khuôn mẫu chuẩn mực của gia đình truyền thống Việt Nam. Trong xã hội hiện đại, mối quan hệ giữa các thành viên gia đình là mối liên kết tình cảm, tâm lý đặc biệt, gắn bó với nhau về quyền lợi và trách nhiệm trong suốt cuộc đời, từ lúc sinh ra cho đến khi từ giã cuộc đời. Dưới cơn lốc của kinh tế thị trường, cùng với những ảnh hưởng của quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế trong thời kỳ công nghệ lên ngôi, mỗi chúng ta phải luôn tỉnh táo, phải giữ một cái đầu lạnh và một trái tim nóng khi tiếp cận những luồng tư tưởng văn hóa khác nhau sao cho lành mạnh, vừa tiếp thu vừa kế thừa những giá trị truyền thống văn hóa bao đời ông cha để lại. Dù thời gian có chảy trôi như nào, những giá trị thiêng liêng cao đẹp trong các mối quan hệ vợ chồng, cha mẹ con cái, ông bà con cháu, anh chị em trong gia đình vẫn còn mãi những giá trị tốt đẹp, đó là giá trị của lòng chung thủy, bình đẳng bình quyền, tôn trọng tự do, đoàn kết, yêu thương vừa mang tính truyền thống, vừa mang tính hiện đại. 1.2.3. Gia đình là cầu nối giữa cá nhân với xã hội Gia đình là cộng đồng xã hội đầu tiên mà mỗi cá nhân sinh sống, có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách từng người. Chỉ trong gia đình, mới thể hiện được quan hệ tình cảm thiêng liêng, sâu đậm giữa vợ và chồng, cha mẹ và con cái, anh chị em với nhau mà không cộng đồng nào có được và có thể thay thế. Tuy nhiên, mỗi cá nhân lại không thể chỉ sống trong quan hệ tình cảm gia đình, mà còn có nhu cầu quan hệ xã hội, quan hệ với những người khác, ngoài các thành viên trong gia đình. Mỗi cá nhân không chỉ là thành viên của gia đình mà còn là thành viên của xã hội. Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình đồng thời cũng là quan hệ giữa các thành viên của xã hội. Không có cá nhân bên ngoài gia đình, cũng không thể có cá nhân bên ngoài xã hội. Gia đình là cộng đồng xã hội đầu tiên đáp ứng nhu cầu quan hệ xã hội của mỗi cá nhân. Gia đình cũng chính là môi trường đầu tiên mà mỗi cá nhân học được và thực hiện quan hệ xã hội. Không môi trường nào có ảnh hưởng đến hành vi của con người bằng gia đình. Gia đình là môi trường giáo dục đầu tiên, thiêng liêng đối với mọi người. Gia đình rất cần có những quy tắc, chuẩn mực để hình thành bệ phóng cho những nhân cách tốt đẹp. Giá trị gia đình có thể hình thành từ các sinh hoạt thông thường qua thói quen ứng xử, mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình và trong các mối quan hệ xã hội khác...Chính những giá trị này có tác dụng sâu sắc đến nhận thức, hành vi của mỗi thành viên. Cha mẹ là những người đầu 6 Downloaded by v? ngoc ([email protected]) lOMoARcPSD|17343589 tiên có ảnh hưởng đến quá trình hình thành niềm tin và hành vi đạo đức của con trẻ. Cha mẹ là tấm gương phản chiếu để nuôi dạy con trở thành những con người mẫu mực và hình thành nên văn hóa gia đình. Xã hội phát triển cũng làm cho cuộc sống của các gia đình bận rộn hơn, do đó, sự quan tâm của cha mẹ tới con cái cũng chưa toàn diện, một số gia đình thường quan tâm chú trọng tới thành tích học tập, điều kiện vật chất của con hơn là đời sống tâm lý, tình cảm. Con cái thường sống khép kín, ngại chia sẻ, dẫn tới tình trạng bệnh lý tâm lý – tự kỷ, nghiện mạng xã hội, smartphone hoặc game… Khi đó, con cái tìm đến “thế giới ảo” – mạng xã hội, tệ nạn xã hội để “làm bạn” và thể hiện cái “tôi” của bản thân, hình thành nhân cách lệch lạc. Thống kê của Bộ Công an cho biết, tỷ lệ gây án ở tuổi vị thành niên trên cả nước là 5,2% đối với người dưới 14 tuổi, 24,5% đối với người từ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi và 70,3% đối với người từ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi. Những biểu hiện khiếm khuyết, sai lệch trong tâm hồn trẻ em là nguyên nhân tác động tới sự phát triển không hoàn thiện về thể chất và tinh thần thế hệ tương lai của xã hội. Phần 2: Liên hệ thực tế Hạnh phúc gia đình là sự tổng hòa của hạnh phúc các thành viên trong gia đình. Chính vì thế gia đình phải là sự gắn kết của các thành viên với nhau. Với vai trò là một thành viên trong gia đình, em thấy mình cần phải có trách nhiệm để làm cho gia đình mình thực sự là một tế bào tốt của xã hội, một tổ ấm mang lại các giá trị hạnh phúc và sự hài hòa trong đời sống cá nhân của mỗi thành viên. Một là, với độ tuổi vẫn còn là sinh viên, đang ngồi trên ghế giảng đường, bản thân em luôn nhắc nhở mình phải cố gắng học tập, rèn luyện thật tốt. Bởi sự nhắc nhở đó không chỉ hướng đến tương lai sau này, mà còn vì mồ hôi, công sức của ba mẹ để em có thể được bồi dưỡng tri thức. Không chỉ nhắc nhở bản thân, em còn nhắc nhở cả em gái mình, luôn cố gắng, phấn đấu để không phụ sự kỳ vọng của ba mẹ. Thêm nữa, em tự ý thức được trách nhiệm của mình trong gia đình. Ngoài lo toan công việc nhà, em cũng đã và đang hỗ trợ gia đình về mặt tài chính. Tuy không nhiều, nhưng em mong mình có thể san sẻ, giảm được phần nào áp lực ba mẹ đang gánh vác. Hai là, đối với mọi thành viên trong gia đình, em nghĩ nên lắng nghe, thấu hiểu nhau, thường xuyên trò chuyện, chia sẻ. Tuy chỉ là những hành động rất đỗi bình dị nhưng đôi khi rất khó 7 Downloaded by v? ngoc ([email protected]) lOMoARcPSD|17343589 để thực hiện, nhất là đối với xã hội hiện nay – khi con người ngày càng khép mình lại, không muốn bộc lộ suy nghĩ bản thân. Việc chia sẻ giúp các thành viên hiểu về nhau hơn, yêu thương và gắn bó hơn rất nhiều. Có như vậy mới có động lực để cùng nhau vun đắp cho cuộc sống hiện tại và tương lai. Ba là, mọi người trong gia đình cũng nên chia sẻ trách nhiệm, công việc với nhau. Trong ngôi nhà, có rất nhiều công việc không tên. Chính vì thế, mọi người nên phân công, giao nhiệm vụ sao cho phù hợp với sức lực và nguyện vọng của đối phương. Khi mỗi người tự giác làm công việc của mình, hay đôi khi hỗ trợ những thành viên khác, ngôi nhà sẽ càng thêm gọn gàng, ngăn nắp, khiến cho ai cũng muốn về nhà sau một ngày dài mệt mõi ngoài xã hội. Bốn là, em nghĩ các thành viên nên duy trì những cử chỉ tình cảm với nhau. Việc thể hiện tình cảm trực tiếp và nhanh nhất chính là thông qua những cử chỉ, lời nói. Các thành viên trong gia đình em luôn dành cho nhau những cái hôn, cái ôm và cả những lời nói yêu thương. Có thể nhiều người sẽ chỉ thực hiện những điều đó khi còn bé, rồi khi lớn dần sẽ thấy ngại và thấy khó có thể làm được. Nhiều bạn bè của em khá ngạc nhiên khi thấy gia đình em vẫn duy trì thói quen đó. Tuy nhiên, việc thể hiện trực tiếp như vậy giúp gia đình thực sự thêm gắn kết, biến định nghĩa về ngôi nhà không chỉ là thứ vật chất lạnh lẽo mà còn là thứ chứa đựng nhiều tình cảm, yêu thương hơn – “mái ấm”. 8 Downloaded by v? ngoc ([email protected]) lOMoARcPSD|17343589 KẾT LUẬN Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: "Nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình". Tư tưởng Hồ Chí Minh đã được Đảng và Nhà nước quán triệt trong Nghị quyết của các kỳ Đại hội Đảng và trong các bộ luật liên quan, với các nội dung hướng tới việc củng cố vị trí, vai trò và chức năng của gia đình. Trải qua nhiều thế hệ, gia đình Việt Nam được hình thành và phát triển với những chuẩn mực đạo đức có giá trị tốt đẹp. Những truyền thống quý báu như lòng yêu nước, yêu quê hương, kính già, yêu trẻ, tình nghĩa, thuỷ chung, cần cù và sáng tạo trong lao động, bất khuất kiên cường vượt qua mọi khó khăn thử thách đã được gia đình Việt Nam gìn giữ, vun đắp và phát huy trong suốt quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước. Nhiệm vụ của thế hệ trẻ ngày nay là cần tiếp nối những giá trị tốt đẹp mà ông cha ta đã đổ máu xương để gìn giữ, nhất là trong xã hội công nghiệp hóa, hiện đại hóa – khi ngày càng có nhiều vụ ly hôn xảy ra, những vụ bạo lực gia đình vẫn hiện hữu, các tệ nạn xã hội dần thâm nhập vào từng gia đình, tâm lý chuộng con trai vẫn còn phổ biến. Chính vì lẽ đó, mỗi người cần tự ý thức về trách nhiệm, sứ mệnh của bản thân, học hỏi để phát triển bắt kịp xu hướng thời đại nhưng vẫn cần bảo tồn, gìn giữ và phát huy những giá trị tình cảm cốt lõi tốt đẹp. 9 Downloaded by v? ngoc ([email protected]) lOMoARcPSD|17343589 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII9 Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 2. Quốc hội số 52/2014/QH13, Luật Hôn nhân và Gia đình, ban hành ngày 19 tháng 6 năm 2014. 3. Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 Quyết định số 629/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 29 tháne 5 năm 2012. 4.Đặng Cảnh Khanh. Lê Thị Quý (2007), Gia đình học, Nxb Thanh niên, Hà Nội. 5.Lê Ngọc Văn (2011), Gia đình và biến đổi gia đình ờ Việt Nam, Nxb 6.http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/nguyen-cuu-ly-luan/item/693van-de-gia-dinh-trong-tu-tuong-triet-hoc-cua-cmac-phangghen.html. 7. http://giadinh.bvhttdl.gov.vn/gia-dinh-viet-nam-trong-tien-trinh-lich-su/ 10 Downloaded by v? ngoc ([email protected])
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan