Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Đại cương Bài tập lớn chủ nghĩa xã hội khoa học phân tích và đánh giá vai trò của gia đình...

Tài liệu Bài tập lớn chủ nghĩa xã hội khoa học phân tích và đánh giá vai trò của gia đình đối với cá nhân

.PDF
12
1
95

Mô tả:

lOMoARcPSD|17838488 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN BÀI TẬP LỚN HỌC PHẦN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC Đề tài: Phân tích và đánh giá vai trò của gia đình đối với cá nhân Họ và tên sinh viên : Bùi Thị Mai Phương Mã sinh viên : 11214725 Lớp học phần : Chủ nghĩa xã hội khoa học (221 )_47 Lớp sinh viên : Tài chính doanh nghiệp CLC 63D Giảng viên hướng dẫn : Võ Thị Hồng Hạnh Hà Nội, tháng 6 năm 2022 Downloaded by hây hay ([email protected]) lOMoARcPSD|17838488 NỘI DUNG I. KHÁI NIỆM, VỊ TRÍ VÀ CHỨC NĂNG CỦA GIA ĐÌNH 1.1. Khái niệm gia đình Gia đình là một hình thức cộng đồng xã hội đặc biệt được hình thành, duy trì và củng cố chủ yếu dựa trên cơ sở hôn nhân, quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng, cùng với những quy định về quyền và nghĩa vụ các thành viên trong gia đình. 1.2. Vị trí của gia đình trong xã hội 1.2.1. Gia đình là tế bào xã hội - Gia đình có vai trò quyết định đối với sự tồn tại, vận động và phát triển của xã hội. - Không có gia đình để tái tạo ra con người thì xã hội không thể tồn tại và phát triển được; muốn có một xã hội lành mạnh thì phải quan tâm xây dựng một gia đình tốt. - Mức độ tác động của gia đình đối với xã hội phụ thuộc vào bản chất của từng chế độ xã hội, đường lối, chính sách của giai cấp cầm quyền. Vậy nên tác động của gia đình ở mỗi giai đoạn lịch sử là khác nhau. 1.2.2. Gia đình là tổ ấm, mang lại các giá trị hạnh phúc, sự hài hòa trong đời sống cá nhân của mỗi thành viên. Gia đình là môi trường phát triển tốt nhất để mỗi cá nhân được yêu thương, nuôi dưỡng, chăm sóc, trường thành và phát triển. Sự yên ổn, hạnh phúc của gia đình là tiền đề phát triển toàn diện cho thành viên thành công dân tốt của xã hội. 1.2.3. Gia đình là cầu nối giữa cá nhân với xã hội - Gia đình là cộng đồng xã hội đầu tiên đáp ứng nhu cầu quan hệ xã hội của mỗi cá nhân, là môi trường đầu tiên giúp cá nhân học và thực hiện quan hệ xã hội. - Gia đình cũng là một trong những cộng đồng để xã hội tác động đến cá nhân. Downloaded by hây hay ([email protected]) lOMoARcPSD|17838488 1.3. Chức năng cơ bản của gia đình 1.3.1. Chức năng tái sản xuất ra con người Chức năng đặc thù của gia đình, đáp ứng nhu cầu tâm, sinh lý tự nhiên của con người, đáp ứng nhu cầu duy trì nòi giống của gia đình, sức lao động và duy trì sự trường tồn xã hội. 1.3.2. Chức năng nuôi dưỡng giáo dục - Thể hiện tình cảm thiêng liêng, trách nhiệm của cha mẹ với con cái, đồng thời thể hiện trách nhiệm của gia đình với xã hội - Hình thành nhân cách đạo đức, lối sống của mỗi người. 1.3.3. Chức năng kinh tế và tổ chức tiêu dùng - Gia đình tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất và tái sản xuất ra tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dung. - Gia đình còn là một đơn vị tiêu dung trong xã hội - Tùy theo giai đoạn phát triển của xã hội mà chức năng kinh tế của gia đình có sự khác nhau. - Gia đình đảm bảo nguồn sinh sống, đáp ứng nhu cầu vật chất, tinh thần của các thành viên trong gia đình. 1.3.4. Chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý, duy trì tình cảm gia đình - Gia đình là chỗ dựa tình cảm cho mỗi cá nhân là nơi nương tựa về mặt tinh thần, vật chất của con người. - Gia đình có ý nghĩa quyết định đến sự ổn định và phát triển của xã hội. 1.3.5. Chức năng văn hóa, chính trị… - Gia đình là nơi lưu truyền truyền thống văn hóa dân tộc cũng như tộc người. - Gia đình là nơi sáng tạo và thụ hưởng những giá trị văn hóa đạo đức xã hội. Downloaded by hây hay ([email protected]) lOMoARcPSD|17838488 - Gia đình là một tổ chức chính trị của xã hội, là nơi tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật của nhà nước và quy chế làng xã, hưởng lợi từ hệ thống pháp luật. II. CƠ SỞ XÂY DỰNG GIA ĐÌNH TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 2.1. Cơ sở kinh tế - xã hội - Là sự phát triển của lực lượng sản xuất và tương ứng trình độ của lực lượng sản xuất, là quan hệ sản xuất mới, xã hội chủ nghĩa. - Cốt lõi của quan hệ sản xuất mới ấy là chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa đối với tư liệu sản xuất từng bước hình thành và củng cố thay thế chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. 2.2. Cơ sở chính trị - xã hội - Là việc thiết lập chính quyền nhà nước của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, nhà nước xã hội chủ nghĩa. - Nhà nước xã hội chủ nghĩa với tính cách là cơ sở của việc xây dựng gia đình trong thời kỳ quá độ lên CNXH, thể hiện rõ nét nhất ở vai trò của hệ thống pháp luật. - Hệ thống pháp luật và chính sách xã hội đó vừa định hướng, vừa thúc đẩy quá trình hình thành gia đình mới trong thời kỳ quá độ lên CNXH. 2.3. Cơ sở văn hóa - Những giá trị văn hóa xây dựng trên nền tảng hệ tư tưởng chính trị của giai cấp công nhân từng bước hình thành và dần dần giữ vai trò chi phối nền tảng văn hóa, tình thần của xã hội, đồng thời các yếu tố văn hóa, phong tục tập quán, lối sống lạc hậu do xã hội cũ để lại dần bị loại bỏ. - Thiếu đi cơ sở văn hóa, hoặc cơ sở văn hóa không đi liền với cơ sở kinh tế, chính trị thì việc xây dựng gia đình sẽ lệch lạc, không đạt hiệu quả. 2.4. Chế độ hôn nhân tiến bộ 2.4.1. Hôn nhân tự nguyện Downloaded by hây hay ([email protected]) lOMoARcPSD|17838488 - Đảm bảo cho nam nữ có quyền tự do trong việc lựa chọn người kết hôn, không chấp nhận sự áp đặt từ cha mẹ. - Bao hàm quyền tư do ly hôn khi tình yêu không còn nhưng không khuyến khích việc ly hôn. 2.4.2. Hôn nhân một vợ, một chồng, vợ chồng bình đẳng - Đây là điều kiện để đảm bảo hạnh phúc gia đình, đồng thời phù hợp với quy luật tự nhiên, tâm lý, tình cảm, đạo đức con người. - Vợ chồng bình đẳng trong quyền lợi và nghĩa vụ trong mọi vấn đề cuộc sống gia đình. 2.4.3. Hôn nhân được đảm bảo về pháp lý III. Xây dựng gia đình Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên CNXH 3.1. Sự biến đổi của gia đình Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên XHCN 3.1.1. Biến đổi mô hình, kết cấu của gia đình Gia đình Việt Nam được coi là gia đình quá độ trong bước chuyển biến từ xã hội nông nghiệp cổ truyền sang xã hội công nghiệp hiện đại. Gia đình hạt nhân đang trở nên phổ biến ở các đô thị thay thế cho gia đình truyền thống; quy mô gia đình Việt Nam ngày càng thu nhỏ, đáp ứng được những nhu cầu và điều kiện của thời đại mới đặt ra. Khó khăn: Tạo ra những khó khăn, trở lực trong việc gìn giữ tình cảm cũng như các giá trị văn hóa truyền thống của gia đình mình. 3.1.2. Biến đổi các chức năng của gia đình Chắc năng tái sản xuất ra con người. Chức năng kinh tế và tổ chức tiêu dùng. - Từ kinh tế tự cấp tự túc thành kinh tế hang hóa. - Từ đơn vị kinh tế mà đặc trưng là sản xuất hang hóa đáp ứng nhu cầu thị trường quốc gia thành tổ chức kinh tế của nền thị trường hiện đại. Downloaded by hây hay ([email protected]) lOMoARcPSD|17838488 3.1.3. Biến đổi chức năng giáo dục (xã hội hóa) - Nội dung giáo dục gia đình hiện nay không chỉ nặng về giáo dục đạo đức, ứng xử mà hướng đến giáo dục kiến thức khoa học hiện đại, trang bị công cụ để con cái hòa nhập với thế giới. - Có sự phát triển của hệ thống giáo dục xã hội, cùng với sự phát triển kinh tế hiện này, vai trò giáo dục của các chủ thể trong gia đình có xu hướng giảm. - Tuy nhiên, có sự gia tăng về các hiện tượng tiêu cực trong xã hội và nhà trường. 3.1.4. Biến đổi chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý, duy trì tình cảm - Nhu cầu thỏa mãn tâm lý – tình cảm tang do gia đình có xu hướng chuyển từ đơn vị kinh tế sang đơn vị tình cảm, tác động đến sự tồn tại, bền vững của hôn nhân và hạnh phúc gia đình. - Tác động của công nghiệp hóa và toàn cầu hóa dẫn tới sự phân hóa giày nghèo sâu sắc. - Vấn đề đặt ra là cần thay đổi tâm lý truyền thống về vai trò của con trai, tạo dựng quan niệm bình đẳng giữa con trai và con gái trong trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc cha mẹ già và thờ phụng tổ tiên; có những biện pháp an toàn tình dục, giáo dục giới tính,…. 3.1.5. Sự biến đổi quan hệ gia đình Biến đổi quan hệ hôn nhân và quan hệ vợ chồng - Do sự tác động của cơ chế thị trường, toàn cầu hóa,… gia đình chịu nhiều mặt trái mang tính tiêu cực, xuất hiện nhiều bi kịch, thảm án gia đình, người già neo đơn,…. - Do vậy, giá trị truyền thống gia đình bị coi nhẹ, kiểu gia đình truyền thống bị phá vỡ, lung lay và hiện tượng gia tang số hộ gia đình đơn thân, độc than, kết hôn đồng tính,… - Không còn mô hình duy nhất là đàn ông làm chủ gia đình. Downloaded by hây hay ([email protected]) lOMoARcPSD|17838488 Biến đổi quan hệ giữa các thế hệ, các giá trị, chuẩn mực văn hóa gia đình - Việc giáo dục trẻ em gần như phó mặc cho nhà trường, thiếu đi sự dạy bảo thường xuyên của ông bà và cha mẹ. Đồng thời, người cao tuổi thường phải đối mặt với sự cô đơn thiếu thốn tình cảm. - Thách thức lớn nhất đặt ra cho gia đình Việt Nam là mâu thuẫn giữa các thế hệ do sự khác biệt về mặt tuổi tác khi cùng chung sống với nhau. - Xuất hiện nhiểu hiện tượng trước đây chưa tùng có hoặc ít có như bạo lực gia đình, ly hôn, ly thân,… làm rạn nứt phá hoại sự bền vững của gia đình. 3.2. Phương hướng cơ bản xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên CNXH Một là, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao nhận thức của xã hội về xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam. Hai là, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, kinh tế hộ gia đình. Ba là, kế thừa những giá trị của gia đình truyền thống đồng thời tiếp thu những tiến bộ của nhân loại về gia đình trong xây dựng gia đình Việt Nam hiện nay. Bốn là, tiếp tục phát triển nâng cao chất lượng phong trào xây dựng gia đình văn hóa. IV. CẢM NGHĨ CỦA BẢN THÂN KHI XEM PHIM NGẮN “ LINH HỒN VÀ THỂ XÁC ” C. Mác và Ph. Ăngghen khi đề cập đến gia đình đã cho rằng: “ Quan hệ thứ ba tham dự ngay từ đầu vào quá trình phát triển của lịch sử: hằng ngày tái tạo ra đời sống của bản thân mình, con người bắt đầu tạo ra những con người khác, sinh sôi nảy nở- đó là quan hệ giữa vợ và chồng, cha mẹ và con cái, đó là gia đình.” Gia đình là cái nôi nuôi dưỡng con người ngay từ giây phút mới chào đời, giúp con người hình thành nên thế giới quan cũng như là cách cư xử với xã hội, vì vậy mà gia đình có vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên thì dường như giới trẻ hiện nay đang bị mai một dần đi những giá trị quan trọng và nhận thức đúng đắn về gia đình do những tác động mà ta đã đề cập đến trong phần lý thuyết. Vì vậy mà khi em xem Downloaded by hây hay ([email protected]) lOMoARcPSD|17838488 được bộ phim ngắn “ Linh hồn và thể xác ”, phần nào hiểu và giác ngộ được vai trò vị trí quan trọng của gia đình. Tuy rằng thế giới quan cũng như kinh nghiệm hiểu biết về cuộc sống chưa được sâu sắc nhưng em vẫn muốn đóng góp một phần suy nghĩ của sau khi xem xong bộ phim. Đầu tiên, ta đến với phần nền tảng quan trọng xây dựng nên nhân cách và thế giới quan của con người, đó là khoảng thời gian thời thơ ấu (là khoảng tuổi từ khi sinh ra đến tuổi thiếu niên. Theo lý thuyết về phát triển nhận thức của Piaget, thời thơ ấu bao gồm hai giai đoạn: giai đoạn tiền hoạt động và giai đoạn vận hành cụ thể. Trong tâm lý học phát triển, tuổi thơ được chia thành các giai đoạn phát triển: trẻ mới biết đi (học đi bộ), thời thơ ấu (tuổi chơi), tuổi giữa thơ ấu (tuổi đi học) và tuổi thiếu niên (dậy thì đến sau tuổi dậy thì). Các yếu tố thời thơ ấu khác nhau có thể ảnh hưởng đến sự hình thành thái độ của một người). Nhân vật Triệu Đức đã từng có một gia đình hạnh phúc và êm ấm, đem lại cho cậu nhiều tiếng cười và tràn ngập sự hạnh phúc tươi vui, không lo âu về thế giới. Tuy nhiên, hạnh phúc đó đã bị phá vỡ bởi một lần lỡ dại chạy ra ngoài đường để nhặt chai nước, do không để ý xe cộ nên ngay lúc cậu lao ra, đã có một chiếc xe không kịp phanh. Với tình mẫu tử bao la và thiêng liêng, bản năng của một người mẹ thúc giục mẹ của Triệu Đức xông ra cứu lấy cậu, hy sinh thân mình để đổi lấy mạng sống cho con. Mối quan hệ gia đình tưởng chừng càng phải đậm sâu, gắn bó khi gia đình cậu chỉ còn lại mỗi cậu và cha, nhưng không, cha cậu lại đổ hết mọi tội lỗi lên đầu cậu, cho cậu là kẻ giết đi người vợ yêu dấu nhất của mình. Kể từ đó quãng thời gian đau khổ nhất của Triệu Đức bắt đầu. Không những thiếu đi sự quan tâm chăm sóc của mẹ mà ngay cả người thân còn lại duy nhất của mình - cha cậu cũng ruồng bỏ cậu. Đối với một cậu bé non nớt, chưa có cái nhìn sâu sắc thì việc bố cậu chửi mắng, đánh đập, bợm rượu khiến cho cậu càng bị thu mình, cảm giác tội lỗi chồng chất. Nhiều lần muốn ăn cơm cùng bố, muốn tiếp xúc với bố để hưởng chút niềm yêu thương nhưng những gì cậu nhận lại chỉ toàn là đau khổ, đến cơm cũng không dám ăn chung. Lúc này, vai trò như là nuôi dưỡng, giáo dục hay thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý đã biến mất, ngay cả chức năng kinh tế xã hội cũng không còn. Bố không có công việc làm ăn ổn định, ích kỷ không nghĩ tới con cái khiến cho xã hội thêm một thành phần vô dụng, ảnh hưởng đến cả đời con cái. Downloaded by hây hay ([email protected]) lOMoARcPSD|17838488 Qua đây, ta thấy được rằng những vai trò chức năng cơ bản của gia đình đã bị biến mất ngay từ khi Triệu Đức còn bé, chưa đủ nhận thức suy nghĩ, việc này là một đòn đánh tâm lý lớn đối với cậu hình thành nên tâm lý méo mó, không nhận thức đúng được việc làm của chính mình. Khi Triệu Đức lớn lên, một trong những biến cố ảnh hưởng to lớn đến Triệu Đức đó chính là nhìn thấy chính bố ruột của mình hãm hiếp người vợ yêu thương của mình. Phim ở giai đoạn này được chia ra làm hai trường hợp, viễn cảnh chiều hướng khác nhau. Thứ nhất là khi nghe được tiếng kêu cứu của vợ mình, Triệu Đức đã chạy lên nhà. Trực tiếp đập vào mắt anh là cảnh bố đang cố gắng, ép buộc vợ mình phải phục vụ ông ta. Chính khoảng khắc này, tất cả những ấm ức dồn lên khiến anh bị lu mờ đi phần người, phần con trỗi dậy, xông tới kéo, đánh bố. Tâm lý con người một khi đã nóng giận thì không kiềm chế được hành động của mình, thêm vào việc người vợ, nơi an ủi tâm hồn duy nhất của anh lại bị bố hãm hại càng khiến anh mất đi lý trí của mình và manh động, cầm lấy kéo đâm chết bố mình. Đương nhiên, anh phải trả giá cho chính hành động của mình – vào tù, trải qua những năm tháng cô đơn và dằn vặt. Chính vì vậy mà ở đầu phim ta có cảnh nửa đêm, anh bị tỉnh giấc do mảng kí ức đen tối, rửa đi rửa lại đôi tay của mình nhưng vẫn không hết được máu ngày hôm đó nhuộm đỏ tay anh. Sự bất lực, ăn năn dằn vặt và hối hận khiến anh không ngày nào có thể yên giấc. Đây cũng là tâm lý chung của đa phần những con người phạm tội bởi lẽ nào đó, trong Triệu Đức vẫn còn một phần thiện lương, bản chất vẫn có thể là một người tốt nếu như không có cái chết của mẹ anh. Một phút nóng giận phá hoại cả một đời con người. Sau khi hết thời gian thụ án, anh được trả tự do, điều đầu tiên mà Triệu Đức làm sau khi ra tù đó chính là tìm lại người vợ yêu dấu của mình, với một suy nghĩ hy vọng cô tiếp tục là chỗ dựa tinh thần của mình, vì trong suốt quãng thời gian quá khứ của anh, vợ là người đem lại sự yêu thương, vừa đóng vai trò làm mẹ vừa làm vợ chăm sóc anh, nuôi dưỡng phần nào tâm hồn chắp vá vết thương của Triệu Đức. Nhưng sự thật như một cái tát mạnh vào mặt anh, khi tìm được vợ của mình, bao cảm xúc dồn nén được giấu kín chịu đựng chuẩn bị được tuôn trào thì anh thấy vợ anh đã có một gia đình nhỏ, một hạnh phúc mới. Anh đứng từ xa dõi theo cô, ánh mắt đượm vẻ đau buồn và thất vọng, tất cả ký ức vui vẻ như một thước phim chạy ngang qua đầu anh, nhưng Triệu Đức không chạy ra, không mắng chửi chất vấn cô mà chỉ đứng nhìn. Bởi lẽ một phần đó không phải là bản chất của anh, anh đứng nhìn xa xăm, đau đớn, còn nỗi đau nào Downloaded by hây hay ([email protected]) lOMoARcPSD|17838488 hơn nỗi đau này, vừa hụt hẫng lại vừa chấp nhận. Anh nhận thức được rằng bản thân mình không còn phù hợp với cô nữa, việc cô đi tìm hạnh phúc mới là không thể tránh khỏi, chỉ trách anh đã suy tư hy vọng quá nhiều để rồi khi không nhận lại được thứ mình mong muốn, cảm giác bản thân mình như chết đi. Nếu thời gian quay trở lại, một lần nữa anh muốn thay đổi quá khứ, không còn hành động nông nổi như trước. Viễn cảnh thứ hai bắt đầu, quay lại những giây phút anh nghe thấy tiếng kêu cứu của vợ, chạy lên. Nhưng lần này anh lựa chọn đứng nhìn, chấp nhận bố hãm hiếp vợ mình. Tâm lý ở đây có lẽ là sự hèn nhát yếu đuối, không dám đối diện với nỗi sợ đã ám ảnh của mình cả một quãng thời gian tuổi thơ bé, trái ngược với cảnh một, anh dám đứng lên đấu tranh lại nhưng không ngăn cảm được hành động bản thân. Tuy nhiên, dù trường hợp nào thì đều có cái giá riêng của nó. Vợ anh vì qua tủi nhục và thất vọng, không dám đối diện với chính bản thân mình lẫn Triệu Đức, cô đã lựa chọn cái chết như một phương thức giải thoát cho bản thân. Khi Triệu Đức nghe thấy tiếng ghế đổ, khi tận mắt chứng kiến xác vợ treo trên không trung, anh rã rời, ngồi bệt xuống đất, bởi đây không phải là cái anh nghĩ đến. Albert Schweitzer từng nói: “ The tragedy of life is what dies inside a man while he lives.” – bi kịch của cuộc đời là những gì chết đi bên trong một người khi anh ta còn sống. Tâm trạng của Triệu Đức lúc này cũng vậy, một phần con người anh chết đi theo người vợ của mình, người đồng hành và giúp anh cảm nhận được hơi thở ấm áp của gia đình. Chuyển cảnh, Triệu Đức một mình ra ngoài, tâm trạng rối bời sau cái chết của vợ mình. Sự hỗn độn ngoài đường cũng không thể thắng được sự rối loạn trong đầu anh, tất cả cảm xúc trộn lẫn vào với nhau, không thể tìm ra lối đi. Anh bơ vơ, chông chênh không biết làm gì, chỗ dựa tinh thần duy nhất đã mất. Đầu óc trống rỗng, một chiếc xe ô tô lao vào người anh, nhưng dù anh có bị thương, dù anh có ngã xuống đất cũng không một ai ra đỡ, lúc này có lẽ Triệu Đức càng thấm thía được cái lạnh lẽo của xã hội. Vật vờ, không về nhà, cuộc sống lang chạ, không nơi để về. Đêm thì ngủ ngoài đường, đói thì bới rác ăn, mất đi những gì trân quý nhất đã vắt kiệt anh, giờ anh chỉ còn thể xác, sống không có linh hồn, không mục đích không ước mơ. Nhưng rồi trong quãng thời gian đau khổ đó, sự nhân hậu vô tình của một cô bé đã lần nữa khiến anh thoát ra khỏi bóng ma tâm lý, anh đấu tranh tâm lý, nhận thức, giác ngộ được lẽ sống của mình, một lần nữa sống lại. Chạy mãi, chạy mãi, muốn đi tìm ánh sáng trong bóng tối, trên tay anh nâng niu cái cây nhỏ được cô bé đó cho. Nhưng chạy mãi, chạy mãi khắp nơi vẫn là bóng tối, anh Downloaded by hây hay ([email protected]) lOMoARcPSD|17838488 bất lực, tưởng chừng như sự cố gắng của bản thân cũng không được đền đáp. Anh vẽ một bức tranh, như giải tỏa tất cả tâm lý đau khổ của bản thân. Lấy lại tinh thần, trồng cây nhỏ xuống nơi đất cằn sỏi đá như một cách khẳng định lại được sức sống mãnh liệt đã được hồi sinh lại trong anh thì cũng chính lúc này, xã hội, những người xa lạ đã đưa đôi tay ra, nắm lấy tay anh, cứu vớt tâm hồn. Qua phim ngắn, em thấy được rằng vai trò của gia đình rất quan trọng, không những về mặt tâm lý con người mà cả xã hội. Triệu Đức bởi vì hồi nhỏ bị tổn thương quá nhiều, những nỗi đau tâm lý khiến anh không biết rõ được liệu hành động của mình có đúng với lẽ phải hay không. Cuộc đời Triệu Đức phải trải qua hai cú shock lớn liên quan tới hai người phụ nữ quan trọng nhất đời anh, thiếu đi sự mềm mại của mẹ và sự dạy dỗ chỉ bảo của cha. Tua lại một lần trong quá khứ, mẹ anh đem đến cho anh sự hạnh phúc trong gia đình, vợ anh thì là người an ủi tâm lý, giúp anh lần nữa cảm nhận được sự yêu thương mà anh đã mất đi từ khi còn nhỏ. Cha Triệu Đức thì ích kỷ, đổ hết tội lỗi cho con mà không đứng lên nhìn nhận vào sự thật, chấp nhận nó. Hơn thế nữa còn phá hoại hạnh phúc sau này anh có được. Tưởng chừng chỉ toàn bi kịch nhưng may thay sao, phía cuối con đường vẫn có ánh sáng đang đợi anh. Có lẽ để lại ấn tượng nhất trong em là phân cảnh vợ Triệu Đức bị hãm hiếp. Một bên là anh dám đối diện với nỗi đau của mình, dám vùng lên; còn một bên là anh yếu đuối, không dám đánh trả với nỗi sợ lớn nhất của mình từ bé đến giờ. Nhưng tất cả đều có cái kết riêng, không ai có thể biết trước tương lai cũng như là không ai có thể biết được liệu hành động của mình có đúng hay không. Chuẩn mực xã hội khiến Triệu Đức đau đớn, ám ảnh, vào tù vẫn không thoát khỏi được nhưng vợ anh lại không như anh đã mơ. Còn tòa án tâm lý trong anh khi không cứu vợ càng dằn vặt hơn, vì hai cái chết của hai người phụ nữ đều gián tiếp do anh gây ra. Kết lại, vai trò chức năng của gia đình là nền tảng hình thành lên một con người, thế giới quan của người đó, cách cư xử nhận thức… Gia đình là một tế bào cơ bản và tự nhiên cấu thành nên từng cộng đồng, xã hội. Gia đình giữ vai trò trung tâm trong đời sống của mỗi con người, là nơi bảo đảm đời sống vật chất và tinh thần của mỗi cá nhân, là một trong những giá trị xã hội quan trọng bậc nhất của con người. Vì vậy mà ta càng phải trân trọng và yêu quý gia đình của mình. Trên thế giới còn rất nhiều những mảnh đời bi kịch khác nhau, ta nên biết và học cách yêu thương gia đình. Phá bỏ đi những sự mai một nhận thức của giới trẻ ngày nay với gia đình. Qua bộ phim này, em thấm thía được rất nhiều bài học bổ ích, đặc biệt Downloaded by hây hay ([email protected]) lOMoARcPSD|17838488 chúng ta phải biết ơn, để ý và quan sát những sự cực khổ của bố mẹ mà cố gắng. Gia đình là một tế bào cơ bản và tự nhiên cấu thành nên từng cộng đồng, xã hội. Trên đây là một vài những cảm nhận và suy nghĩ của em, có thể là em không thể diễn tả hết được cảm xúc tâm trạng nhưng những gì mà bộ phim muốn gửi gắm vẫn đọng lại trong đầu em một cách xúc cảm và chân thực nhất. Em xin chân thành cảm ơn cô đã giúp đỡ chúng em trong quá trình học tập, truyền tải kiến thức và giúp bọn em giác ngộ nhiều điều, bài vẫn còn nhiều thiếu xót, mong cô bỏ qua. Downloaded by hây hay ([email protected])
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan