Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Đại cương Bài tập lớn chủ nghĩa xã hội khoa học lý luận của mác lenin về giai cấp công nhâ...

Tài liệu Bài tập lớn chủ nghĩa xã hội khoa học lý luận của mác lenin về giai cấp công nhân

.PDF
16
1
72

Mô tả:

lOMoARcPSD|17343589 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA BẤT ĐỘNG SẢN VÀ KINH TẾ TÀI NGUYÊN ⸻⸻⸻⸻⸻⸻⸻⸻⸻ BÀI TẬP LỚN MÔN HỌC: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC ĐỀ BÀI: Lý luận của Mác – Lenin về giai cấp công nhân và sự vận dụng của Đảng trong xây dựng và phát triển giai cấp công nhân hiện tại Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thu Thủy Mã SV : 11218597 Lớp tín chỉ : Chủ nghĩa xã hội khoa học (LLNL1107(122)_04) Giảng viên : TS. Nguyễn Văn Thuân Hà nội, tháng 10 -2022 1 Downloaded by v? ngoc ([email protected]) lOMoARcPSD|17343589 MỤC LỤC A, Lời mở đầu.......................................................................................3 B, Lý luận của Mác – Lenin về giai cấp công nhân .............................4 1. Khái niệm và đặc điểm của giai cấp công nhân ................................4 2. Vai trò của giai cấp công nhân ...............................................................6 3. Sứ mệnh lịch sử của công nhân ..............................................................6 4. Quá trình hình thành và phát triển ..........................................................7 C. Sự vận dụng của Đảng trong xây dựng và phát triển giai cấp công nhân hiện tại .................................................................................................................9 1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về giai cấp công nhân hiện đại ......................................................................................................................9 2. Lịch sử hình thành giai cấp công nhân Việt Nam….............................10 3. Đặc điểm giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay…................................11 4. Vai trò lãnh đạo, định hướng của Đảng đối với giai cấp công nhân..........12 5. Giải pháp cơ bản để xây dựng giai cấp công nhân hiện đại của Việt Nam.....................................................................................................................13 D. Kết luận .....................................................................................................14 A. LỜI MỞ ĐẦU 2 Downloaded by v? ngoc ([email protected]) lOMoARcPSD|17343589 Tuyên ngôn của Đảng Cộng sán (1848) đã viết: "Tất cả các giai cấp khác đều suy tàn và tiêu vong cùng với sự phát triển của đại công nghiệp, còn giai cấp vô sản lại là sản phẩm cùa bản thân nền đại công nghiệp " (C. Mác và Ph. Angghen, 1996, tr.610). Qua đó cho thấy, chủ nghĩa Mác - Lênin luôn đề cao vai trò của giai cấp công nhân đối với sự phát triển xã hội, là giai cấp quyết định sự tồn tại, phát triển của xã hội hiện đại và thông qua đó, chuẩn bị những tiền đề vật chất cho xã hội tương lai. Từ khi giành được chính quyền đến nay, giai cấp công nhân nước ta đã có những biến đổi rất to lớn, từ người làm thuê cho tư bản, đế quốc trở thành người làm chủ đất nước. Giai cấp công nhân phát triển mạnh mẽ về số lượng, cơ cấu, trình độ, tay nghề, bản lĩnh chính trị,… thể hiện và khẳng định vị thế của người chủ đất nước, đóng góp to lớn vào công cuộc đổi mới, xây dựng CNXH và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN. Từ thực tế đó và trên cơ sở những chỉ dẫn của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin và Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta xác định: “Giai cấp công nhân là một lực lượng xã hội to lớn, đang phát triển, bao gồm những người lao động chân tay và trí óc, làm công hưởng lương trong các loại hình sản xuất kinh doanh và dịch vụ công nghiệp, hoặc sản xuất kinh doanh và dịch vụ có tính chất công nghiệp” Với vai trò quan trọng như vậy của giai cấp công nhân nên em quyết định chọn đề tài “Lý luận của Mác Lenin về giai cấp công nhân và sự vận động của Đảng trong xây dựng và phát triển giai cấp công nhân hiện tại” để tìm hiểu, nghiên cứu về giai cấp công nhân nói chung và giai cấp công nhân Việt Nam nói riêng qua đó có thể thấy được mục tiêu và cách hành động của Đảng trong xây dựng và phát triển giai cấp công nhân hiện tại B, LÝ LUẬN CỦA MÁC – LENIN VỀ GIAI CẤP CÔNG NHÂN 3 Downloaded by v? ngoc ([email protected]) lOMoARcPSD|17343589 I, Khái niệm và đặc điểm của giai cấp công nhân Giai cấp công nhân theo Karl Marx là giai cấp của những người công nhân và người lao động phải bán sức lao động để đổi lấy tiền lương và họ không phải là chủ sở hữu của phương tiện sản xuất. Cũng theo Marx, giai cấp công nhân là giai cấp tạo ra các giá trị thặng dư và sự giàu có cho xã hội. Ngày nay, đây là giai cấp lao động sản xuất ra của cải vật chất trong lĩnh vực công nghiệp với trình độ kỹ thuật và công nghệ ngày càng hiện đại. Sản phẩm thặng dư do họ làm ra là nguồn gốc chủ yếu cho sự giàu có và phát triển xã hội.[1] Có thể thấy giai cấp công nhân là giai cấp tiên tiến nhất và cách mạng nhất, là lực lượng xã hội duy nhất có sứ mệnh lịch sử: xóa bỏ chủ nghĩa tư bản, xóa bỏ chế độ người bóc lột người, giải phóng giai cấp công nhân, nhân dân lao động và giải phóng toàn thể nhân loại khỏi mọi sự áp bức, bóc lột, nghèo nàn lạc hậu, xây dựng xã hội mới – xã hội xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa. Với vai trò lịch sử của giai cấp công nhân đã được khẳng định tới hiện tại thì họ rất xứng đáng bởi xuất thân của giai cấp công nhân không có tư liệu sản xuất nên buộc bán sức lao động của mình cho nhà tư bản để sống. Họ bị giai cấp tư sản bóc lột giá trị thặng dư mà họ đã tạo ra trong thời gian lao động. Không chỉ yếu thế về tư liệu sản xuất mà từ đó cũng khiến cho địa vị kinh tế xã hội của họ thấp kém, những nó cũng giúp cho giai cấp công nhân trở thành giai cấp cách mạng triệt để và có khả năng thực hiện sứ mệnh lịch sử, đó là khả năng đoàn kết toàn thể giai cấp công nhân và các dân tộc bị áp bức trên quy mô quốc tế chống chủ nghĩa đế quốc. Đặc điểm của giai cấp công nhân được thể hiện qua một số vấn đề sau: Thứ nhất: Giai cấp công nhân là giai cấp của những người lao động sản xuất vật chất là chủ yếu (với trình độ trí tuệ ngày càng cao, đồng thời cũng ngày càng có những sáng chế, phát minh lý thuyết được ứng dụng ngay trong sản xuất). Vì thế, giai cấp công nhân có vai trò quyết định nhất sự tồn tại và phát triển xã hội. C.Mác và Ph.Ăngghen dựa trên cơ sở địa vị kinh tế – xã hội của giai cấp công nhân để luận chứng cho sứ mệnh lịch sử của giai cấp đó, chứ không phải xuất phát từ ý muốn chủ quan của bất kỳ một cá nhân hoặc một lực lượng xã hội nào. C.Mác và Ph.Ăngghen cho rằng, chế độ TBCN đã từng chiến thắng chế độ phong kiến bởi vì giai cấp tư sản đại diện cho lực lượng sản xuất hiện đại, đại diện cho phương thức sản xuất mới, đại diện cho nhân tố mới trong thực tiễn xã hội đang mục ruỗng, lạc hậu của chế độ phong kiến. 4 Downloaded by v? ngoc ([email protected]) lOMoARcPSD|17343589 Và giai cấp công nhân chính là một lực lượng mới trong xã hội tư bản, là sản phẩm của nền đại công nghiệp, là lực lượng sản xuất tiên tiến đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến, phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa. Thứ hai: Giai cấp công nhân là giai cấp đối lập với lợi ích cơ bản của giai cấp tư sản. Giai cấp công nhân góp phần xóa bỏ chế độ tư hữu, xóa bỏ áp bức bóc lột, giành chính quyền và làm chủ xã hội. Trong khi giai cấp tư sản là giai cấp bóc lột và không bao giờ tự rời bỏ những vấn đề cơ bản đó. Do vậy, giai cấp công nhân có tinh thần cách mạng triệt để. Đây là “giai cấp dân tộc” – vừa có quan hệ quốc tế, vừa có bản sắc dân tộc và chịu trách nhiệm trước hết với dân tộc mình. Nói về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, C.Mác và Ph.Ăngghen viết, “Trong tất cả các giai cấp hiện đang đối lập với giai cấp tư sản thì chỉ có giai cấp công nhân là giai cấp thực sự cách mạng. Tất cả các giai cấp khác đều suy tàn và tiêu vong với sự phát triển của đại công nghiệp, còn giai cấp vô sản thì trái lại, là sản phẩm của bản thân nền đại công nghiệp”(2). Chính vì bị đẩy xuống đáy tận cùng của nấc thang xã hội, giai cấp công nhân trở thành nơi hội tụ của những khao khát được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột mà tất cả những người lao động có thể gửi gắm ủy thác. Cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân gắn liền với cuộc đấu tranh giải phóng xã hội. Giai cấp công nhân có quyền nhân danh lợi ích toàn xã hội để đứng ra tập hợp các giai cấp, các tầng lớp bị áp bức, bóc lột, những phần tử tiên tiến trong cuộc đấu tranh đó. Cuộc đấu tranh ấy được bắt đầu ngay từ khi giai cấp công nhân ra đời, trải qua nhiều giai đoạn phát triển từ tự phát đến tự giác, cuối cùng kết thúc bằng cuộc cách mạng XHCN, trong đó giai cấp công nhân lãnh đạo tất cả những người lao động dùng bạo lực lật đổ quyền thống trị của giai cấp tư sản, giành lấy chính quyền. Thứ ba, giai cấp có hệ tư tưởng riêng của giai cấp mình. Hệ tư tưởng đó là chủ nghĩa Mác-Lênin phản ánh sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, đồng thời hệ tư tưởng đó dẫn dắt quá trình giai cấp công nhân thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình nhằm giải phóng xã hội, giải phóng con người. Giai cấp công nhân ở Đảng tiên phong của mình là Đảng Cộng Sản (Đảng Mác-Lênin). II, Vai trò của giai cấp công nhân Từ các phân tích chúng tôi đưa ra như trên ta cũng đã thấy công nhân có vai trò rất quan trọng đối với xã hội hiện nay lao động nước ta hiện nay có trên 11 triệu người, chiếm khoảng 13,5% dân số, 26,46% lực lượng lao động xã hội.. Giai 5 Downloaded by v? ngoc ([email protected]) lOMoARcPSD|17343589 cấp công nhân lao động Việt Nam ngày càng đa dạng về cơ cấu ngành nghề, trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp. Đã hình thành ngày càng đông đảo bộ phận CN trí thức (có trình độ ĐH, CĐ trở lên) làm công tác quản lý, nghiên cứu và quản lý khoa học kỹ thuật gắn với sản xuất kinh doanh. Theo các số liệu đã ghi lại ta thấy giai cấp công nhân Việt Nam chiếm tỷ lệ không lớn so với dân số cả nước nhưng hằng năm đóng góp trên 50% tổng sản phẩm xã hội và bảo đảm hơn 60% ngân sách nhà nước. Đó là những giá trị thực không thể phủ nhận. Những chuẩn mực về lối sống, tác phong của công nhân: lao động, bình đẳng, liên kết xã hội… cũng đang là mẫu số chung của xã hội hiện đại. Giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiền phong là Đảng Cộng sản Việt Nam, giai cấp tiên phong trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế; có nhiều cố gắng để phát huy vai trò là lực lượng nòng cốt trong liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng. Trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, giai cấp công nhân đã đóng góp trực tiếp to lớn vào quá trình phát triển của đất nước, cùng với các giai cấp, tầng lớp và thành phần xã hội khác, giai cấp công nhân nước ta là cơ sở chính trị – xã hội vững chắc của Đảng và Nhà nước. III, Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân c. Mác là người đầu tiên phát hiện, luận giải tính khách quan và tự giác về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân hiện đại. Theo ông, giai cấp có năng lực tự giải phóng và sẽ giải phóng nhân loại thoát khỏi ách áp bức bóc lột cuối cùng của lịch sử - chế độ bóc lột giá trị thặng dư của phương thức sản xuất tư bản chù nghĩa - là giai cấp công nhân hiện đại. Sứ mệnh lịch sừ của giai cấp công nhân là một quá trình cách mạng toàn diện để xây dựng một hình thái kinh tế - xã hội mới trên các phương diện kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, tư tưởng. Nó làm xuất hiện hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa mà giai đoạn đầu là chủ nghĩa xã hội. Lần đầu tiên ưong lịch sử, có “một cuộc cách mạng của đại đa số mưu lợi ích cho tuyệt đại đa số” (C. Mác và Ph. Ăngghen, 1996, tr.611), nhờ việc hướng tới xây dựng một xã hội trên cơ sờ công hữu những tư liêu sản xuất chủ yếu. Tuy nhiên, trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0, internet vạn vật, dữ liệu lớn (Big data), các nhà sản xuất đã sử dụng nhiều robot, dây chuyền tự động hóa nhằm giảm giá thành sản xuất, tăng năng suất lao động. Lợi dụng tinh hình này, nhiều ý kiến cho rằng học thuyết về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân của chủ nghĩa Mác - Lênin không còn đúng nữa. Nhưng thực tế là nếu không có người công nhân chế tạo, lập trinh, sử dụng, bảo dưỡng, sửa chừa 6 Downloaded by v? ngoc ([email protected]) lOMoARcPSD|17343589 robot, dây chuyền tự động, thì tất cả chỉ là đống sắt vụn vô tri, vô giác. Trong mối quan hệ giữa người lao động và máy móc (robot, dây chuyền tự động), người lao động, ở đây là người công nhân, đóng vai trò quyết định. Mặc dù người công nhân hiện nay có sự thay đổi về cơ câu như công nhân “cô xanh”, công nhân “cổ cồn”, công nhân “cổ vàng”, nhưng họ đều là công nhân, đều là người lao động và nếu thiếu họ thi nền sản xuất hiện đại không thể tồn tại. Hon nữa, nếu xét về kinh tế, công nhân hiện đại vẫn là người sản xuất chính ra của cải vật chất của xã hội hiện đại. Xét về mặt chính trị, tư tưởng thì chỉ có giai cấp công nhân hiện đại mới có thể đoàn kết với nông dân, những người lao động khác và dẫn dắt họ xây dựng xã hội mới (ở đó có công bằng, tự do, bác ái, mọi người có cuộc sống tự do, hạnh phúc). Xét về mặt văn hóa, đạo đức, chỉ có giai cấp công nhân hiện đại mới xây dựng được những giá trị văn hóa, đạo đức mới như công bằng, chân, thiện, mỳ, bình đẳng, tôn trọng... Do đó, giai cấp công nhân hiện đại vẫn đóng vai trò sứ mệnh lịch sử toàn thế giới là lật đổ chủ nghĩa tư bản bóc lột, áp bức và nô dịch con người. Đúng như c. Mác nói: “Trong cuộc cách mạng ấy, những người vô sàn chẳng mất gi hết, ngoài những xiềng xích trói buộc, họ sẽ được cả thế giới” (C. Mác và Ph. Ăng-ghen, 1996, tr.646). Thời đại ngày nay đang có nhiều biến đồi khó lường. Nhiều học thuyết, nhiều trào lưu tư tường tìm cách len lỏi vào phong trào công nhân, chống phá chù nghĩa Mác - Lênin, nhưng những quan niệm cùa chủ nghĩa Mác - Lênin về sứ mệnh lịch sử cùa giai cấp công nhân vẫn còn nguyên giá trị. IV, Quá trình hình thành và phát triển của giai cấp công nhân Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, giai cấp công nhân Việt Nam ra đời và phát triển gắn liền với chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở đây. Bên cạnh những đặc điểm của giai cấp công nhân nói chung, giai cấp công nhân Việt Nam còn có những đặc điểm riêng: - Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời trước giai cấp tư sản, là giai cấp đối kháng trực tiếp với tư bản thực dân Pháp và bè lũ tay sai. -Giai cấp công nhân Việt Nam nhanh chóng trưởng thành về ý thức chính trị, sớm giác ngộ lý tưởng, mục tiêu cách mạng; có mối quan hệ gắn bó mật thiết với giai cấp nông dân và các tầng lóp nhân dân lao động. Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, giai cấp công nhân Việt Nam đã giác ngộ về sứ mệnh lịch sử của giai cấp mình, thể hiện là lực lượng chính trị tiên phong trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp. Nghị quyết Trung ương 6 khóa X (2008) “Về việc tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” khái quát: “Giai cấp công nhân nước ta có sứ mệnh lịch sử to lớn: Là giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiền phong là Đảng Cộng sản Việt Nam; giai cấp đại diện 7 Downloaded by v? ngoc ([email protected]) lOMoARcPSD|17343589 cho phương thức sản xuất tiên tiến; giai cấp tiên phong trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đât nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; lực lượng nòng cốt trong liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2008, tr.72-73). Dưới tác động của quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa, cùa nền kinh tế thị trường, xu hướng quốc tế hóa nền kinh tế đã làm biến đổi cơ cấu giai cấp trong xã hội, đặc biệt là giai cấp công nhân. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trong giai đoạn hiện nay. Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, giai cấp công nhân Việt Nam đang có những biến đổi tích cực: (i) Giai cấp công nhân phát triển nhanh về số lượng, đa dạng về cơ cấu thành phần và ngành nghề. Trong quá trình đổi mới, mở cửa và hội nhập quốc tế, chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần đã tạo nên sự chuyên biến trong cơ cấu lực lượng lao động xã hội. Giai cấp công nhân nước ta đang tiếp tục tăng nhanh về số lượng, đa dạng về cơ cấu theo ngành nghề và thành phần kinh tế. Trong đó, số công nhân trong khu vực kinh tế tư nhân và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh, chiếm tỷ trọng ngày càng lớn. Đồng thời, xuất hiện ngày càng đông bộ phận công nhân làm việc trong các ngành dịch vụ. (ii) Giai cấp công nhân ngày càng được nâng cao về trình độ chuyên môn nghề nghiệp, hình thành tác phong và kỷ luật lao động theo hướng hiện đại .Quá trình hội nhập quốc tế đã tiếp nhận những thành tựu khoa học, kỹ thuật và công nghệ hiện đại vào sản xuất, tạo động lực để giai cấp công nhân nước ta ngày càng phát triển cao về trình độ chuyên môn nghề nghiệp; hình thành ngày càng đông đảo bộ phận công nhân trí thức (có trình độ cao đắng, đại học trở lên) làm công tác quản lý sản xuất kinh doanh, nghiên cứu và quản lý khoa học kỹ thuật gắn với sản xuất kinh doanh hoặc trực tiếp sản xuất. Công nhân là cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, công nhân bậc cao và thợ giỏi đã năng động, sáng tạo, có nhiều sáng kiến giá trị cao được áp dụng. Đây là bộ phận đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tể thời kỳ hội nhập; góp phần nâng cao chất lượng, bảo đảm giữ vững sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam. Bên cạnh đó, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế giúp giai cấp công nhân rèn luyện tính kỷ luật, tác phong công nghiệp, đáp ứng được yêu cầu của các nhà tuyển dụng lao động quốc tế... (Hi) Giai cấp công nhân có nhiều cơ hội việc ỉàm, đời sống vật chất và tinh thần ngày càng được cải thiện .Nhờ những cải cách thể chế để hội nhập nền kinh tế thế giới nên khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có sự chuyển biến mạnh mẽ, tạo nhiều việc làm cho người lao động. Số lượng công nhân trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh. Với lộ trình hội nhập hiện nay, trong thời gian tới, việc làm cho công nhân sẽ tiếp tục tăng nhanh, nhất là ở những ngành nghề đòi hòi trinh độ lao động kỹ thuật cao. Trong hội nhập quốc tế, các rào cản 8 Downloaded by v? ngoc ([email protected]) lOMoARcPSD|17343589 pháp lý về di chuyển pháp nhân được nới lỏng, các quan hệ kinh tế, đối ngoại, lao động được thiết lập sẽ tạo điều kiện cho lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc. Từ đó, góp phân nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người công nhân, đồng thời thúc đẩy nền kinh tế đất nước phát triển. Hiện nay, giai cấp công nhân Việt Nam không ngừng gia tăng về số lượng, trưởng thành về trình độ, ý thức, kỹ năng... Giai cấp công nhân lãnh đạo xã hội qua đội tiền phong là Đảng Cộng sản Việt Nam. Đảng lấy chù nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tàng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành động. Để giai cấp công nhân tiếp tục thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình, đúng như Dự thảo Các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng khẳng định, cần phải “phát triển giai cấp công nhân cả về số lượng và chất lượng; nâng cao bản lĩnh, trình độ, kỹ nàng nhằm thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2020, tr.31). Hiện nay, giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng khẳng định vị trí quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. C. SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG TRONG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN GIAI CẤP CÔNG NHÂN HIỆN TẠI 1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về giai cấp công nhân hiện đại C.Mác và Ph.Ăngghen đã đề cập các khái niệm “cách mạng công nghiệp”, “công nghiệp hiện đại”, “giai cấp công nhân hiện đại” ngay trong tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản. Sau này, V.I.Lênin nhấn mạnh: “Điểm chủ yếu trong học thuyết của Mác là ở chỗ nó làm sáng rõ vai trò lịch sử thế giới của giai cấp vô sản là người xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa”. Trước hết, C.Mác và Ph.Ăngghen nói đến “cách mạng công nghiệp” - một thực tiễn rất mới trong lịch sử nhân loại kể từ khi có máy hơi nước do Giêm Oát phát minh năm 1765 tại Xcốtlen. Cùng với một số nhà khoa học, C.Mác và Ph.Ăngghen đã gọi cái “mốc lịch sử” đó là cuộc “cách mạng công nghiệp lần thứ nhất” và sau đó nhận định rất đúng về việc hình thành một giai cấp mới: GCCN “do cuộc cách mạng công nghiệp sản sinh ra” và giai cấp vô sản “là sản phẩm của bản thân nền đại công nghiệp”. C.Mác và Ph.Ăngghen cũng đã nghiên cứu về “các thời đại” kế tiếp nhau trong lịch sử nhân loại (ngoài lý luận về các hình thái kinh tế - xã hội), trong đó có “thời đại mông muội”, “thời đại dã man”, “thời đại văn minh nông nghiệp”, “thời đại văn minh công nghiệp”. Theo C.Mác và Ph.Ăngghen, khi vận dụng cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, nhân loại đã bước vào thời kỳ sản xuất hiện đại, với các công cụ sản xuất mới là bằng máy móc của “công nghiệp hiện đại”. Từ đó, C.Mác và Ph.Ăngghen đưa ra khái niệm 9 Downloaded by v? ngoc ([email protected]) lOMoARcPSD|17343589 phản ánh một tập đoàn người lao động đông đảo - chủ thể trực tiếp nhất vận hành sản xuất công nghiệp - là “giai cấp công nhân hiện đại” 2. Lịch sử hình thành giai cấp công nhân Việt Nam: Quá trình phát triển của giai cấp công nhân Việt Nam là một quá trình lâu dài gắn liền với cuộc đấu tranh đầy gian khổ của dân tộc Việt Nam. Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời vào cuối thế kỉ XIX, gắn liền với cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp. Năm 1858, thực dân Pháp bắt đầu nổ súng xâm lược nước ta tại bán đảo Sơn Trà, tuy đã chống trả quyết liệt nhưng với hỏa lực vượt trội của thực dân Pháp, nước ta bị biến thành một nước thuộc địa nửa phong kiến, nơi tiêu thụ hàng hóa của chúng. Trước khi thực dân Pháp xâm lược, nước ta dưới triều đại nhà Nguyễn là một nước có nền kinh tế lạc hậu dựa vào sản xuất tiểu nông là chính, các loại hình công nghiệp dịch vụ kém phát triển. Sau khi xâm chiếm và biến nước ta thành thuộc địa, thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất tại Đông Dương. Chúng tăng cường đầu tư xây dựng nhiều nhà máy, xí nghiệp, thúc đẩy các hoạt động công nghiệp và thương mại trong nước nhằm phục vụ cho nhu cầu của chính quốc. Nhiều nhà máy rượu bia, vải sợi, điện nước ra đời, nhiều hầm mỏ, đường sắt, đồn điền cà phê, cao su, … cũng được tích cực xây dựng. Sự ra đời của những khu sản xuất công nghiệp đó chính là nguyên nhân trực tiếp cho sự ra đời của một bộ phận người lao động làm việc trong đó mà được gọi chung là giai cấp công nhân. Như vậy có thể thấy sự ra đời của giai cấp công nhân Việt Nam gắn liền với sự phát triển của nền công nghiệp, dịch vụ trong nước khi thực dân Pháp tiến hành cuộc 10 Downloaded by v? ngoc ([email protected]) lOMoARcPSD|17343589 khai thác thuộc địa lần thứ nhất. Đây là đội ngũ công nhân đầu tiên được hình thành tại Việt Nam, họ là những người nông dân bị tước đoạt ruộng đất, những người thợ thủ công bị phá sản buộc phải vào làm việc trong các nhà máy, hầm mỏ cho thực dân Pháp để kiếm cái ăn, bị tước đoạt tự do và công sức lao động mà mình làm ra. Theo số liệu thống kê trước chiến tranh thế giới lần thứ nhất, tổng số công nhân của Việt Nam khoảng trên 10 vạn người, chủ yếu tập trung ở một số thành phố lớn như: Hà Nội, Sài Gòn - Chợ Lớn, Hải Phòng và vùng mỏ Quảng Ninh,… Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, để khắc phục hậu quả nặng nề của chiến tranh, các chính quyền Đế quốc đã tiến hành nhiều biện pháp nhằm khôi phục lại kinh tế của chính quốc. Tại Đông Dương lúc này, thực dân Pháp đã tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai với sự mở rộng cả về quy mô và tốc độ; tăng cường đầu tư vào các ngành khai thác khoáng sản, giao thông vận tải, đồn điền, công nghiệp chế biến, dệt may, … tăng cường vơ vét, bóc lột ở các nước thuộc địa. Theo số liệu thống kê, trong thời kì này số lượng công nhân Việt Nam đã có sự phát triển nhanh chóng về số lượng lên tới trên 22 vạn người đầu năm 1929. Dù thực dân Pháp đầu tư nhiều vốn vào Đông Dương nhưng mục tiêu của chúng cũng chỉ là bóc lột thuộc địa để làm giàu cho chính quốc. Đời sống của nhân dân lao động gặp nhiều khó khăn, phải làm việc trong môi trường khổ cực mà đồng lương chẳng được bao nhiêu. Do đó, giai cấp công nhân đã tự đoàn kết lại, tổ chức, tập hợp nhau đấu tranh đòi quyền lợi dẫn đến sự ra đời của các Hội ái hữu, Hội tương tế, ... Cuối năm 1920, công hội Ba Son ở Sài Gòn được thành 11 Downloaded by v? ngoc ([email protected]) lOMoARcPSD|17343589 lập, mở đầu cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp. 3. Đặc điểm giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay: Ngày nay, dưới tác động của tình hình kinh tế - xã hội trong nước và những tác động của tình hình quốc tế và thế giới, những đặc điểm vốn có của giai cấp công nhân đã có những biến đổi rõ rệt. Giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay đã và đang tăng nhanh về cả số lượng lẫn chất lượng, là giai cấp đi đầu trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, gắn liền với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên môi trường. (Tính đến tháng 10/2021, tổng số lao động làm công hưởng lương trong các loại hình doanh nghiệp ở nước ta có khoảng 24,5 triệu người, trong đó công nhân, lao động trong các doanh nghiệp chiếm khoảng 60%). Giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay đa dạng về cơ cấu nghề nghiệp, có mặt trong mọi thành phần kinh tế, đội ngũ công nhân trong khu vực nhà nước là tiêu biểu, đóng vai trò nòng cốt, chủ đạo. Hằng năm, giai cấp công nhân Việt Nam đã tạo ra trên 65% giá trị tổng sản phẩm xã hội và hơn 70% giá trị thu ngân sách nhà nước. Giai cấp công nhân hiện nay khá đa dạng, phức tạp về thành phần xã hội, về chuyên môn nghề nghiệp, vẫn còn những hạn chế nhất định so với yêu cầu, nhiệm vụ mới đặt ra. Cụ thể: Trình độ học vấn, chuyên môn, nghề nghiệp của công nhân lao động còn thấp so với yêu cầu phát triển của đất nước. Lao động chất lượng cao còn hạn chế về số lượng. 12 Downloaded by v? ngoc ([email protected]) lOMoARcPSD|17343589 Công nhân tri thức, nắm vững khoa học - công nghệ tiên tiến, và công nhân trẻ được đào tạo nghề theo chuẩn nghề nghiệp, học vấn, văn hóa, được rèn luyện trong thực tiễn sản xuất và thực tiễn xã hội, là lực lượng chủ đạo trong cơ cấu giai cấp công nhân, trong lao động và trong vai trò công đoàn. => Đại hội XIII của Đảng đã nêu quan điểm, chủ trương mới về xây dựng giai cấp công nhân (GCCN) hiện đại. Đây là sự kế thừa và phát triển quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về cách mạng công nghiệp, công nghiệp hiện đại và giai cấp công nhân hiện đại… gắn với sứ mệnh lịch sử của giai cấp này trong thời đại hiện nay. Trên cơ sở lý luận đúng và những đặc thù của thực tiễn Việt Nam, cần có giải pháp xây dựng GCCN hiện đại của Việt Nam đến năm 2030 và năm 2045 Một trong những điểm mới và quan trọng trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng là lần đầu tiên trong Văn kiện của Đảng ta nêu quan điểm, chủ trương lớn: “xây dựng giai cấp công nhân hiện đại”. Điểm mới này là rất xác đáng, khả thi và nhất quán với mục tiêu đến năm 2030, nước ta “có công nghiệp hiện đại”, trong đó công nghiệp hiện đại không chỉ là cơ sở vật chất hiện đại, mà quan trọng hơn là “phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao”. GCCN hiện đại của Việt Nam chẳng những là chủ thể trực tiếp nhất trong sản xuất công nghiệp hiện đại, mà còn là giai cấp lãnh đạo xã hội thông qua Đảng ta. 4. Vai trò lãnh đạo, định hướng của Đảng đối với giai cấp công nhân Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn kiên định lập trường giai cấp công nhân; khẳng định địa vị lãnh đạo của giai cấp công nhân trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong công cuộc đổi mới, Đảng ta xác định sứ mệnh lịch sử to lớn của giai cấp công nhân: Là giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiền phong là Đảng Cộng sản Việt Nam; giai cấp đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến; giai cấp tiên phong trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; lực lượng nòng cốt trong liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng. Tư tưởng, quan điểm của Đảng được thể hiện xuyên suốt trong văn kiện các kỳ đại hội, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, đặc biệt là Nghị quyết Trung ương 6 khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công 13 Downloaded by v? ngoc ([email protected]) lOMoARcPSD|17343589 nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Trong đó xác định rõ địa vị của giai cấp công nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đồng thời nhấn mạnh: Xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách của Đảng, Nhà nước, hệ thống chính trị, của mỗi người công nhân và toàn xã hội. Nghị quyết đã chỉ rõ quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục xây dựng, phát huy vai trò, địa vị của giai cấp công nhân, tạo điều kiện tiên quyết bảo đảm thành công của công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Qua 35 năm đổi mới, hơn 12 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 khóa X, giai cấp công nhân Việt Nam đã tăng về số lượng, trưởng thành về chất lượng và khẳng định, phát huy vai trò, địa vị của mình trong thực tiễn xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Theo Tổng cục Thống kê, hiện nay, tổng số lao động làm công hưởng lương trong các loại hình doanh nghiệp ở nước ta có khoảng 24,5 triệu người, trong đó công nhân, lao động trong các doanh nghiệp chiếm khoảng 60%, chiếm tỉ lệ khoảng 14% số dân và 27% lực lượng lao động xã hội. Trình độ học vấn và trình độ chuyên môn, nghề nghiệp, chính trị của giai cấp công nhân ngày càng được cải thiện. Số công nhân có tri thức, nắm vững khoa học - công nghệ tiên tiến đã tăng lên. Hình thành lớp công nhân trẻ có trình độ học vấn, văn hóa, được đào tạo nghề theo chuẩn nghề nghiệp, được rèn luyện trong thực tiễn sản xuất hiện đại, phương pháp làm việc ngày càng tiên tiến. Tuy nhiên, nhìn chung, số lượng, cơ cấu và trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp của giai cấp công nhân nước ta vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Mặt bằng chung về trình độ văn hóa và tay nghề của công nhân nước ta dù được cải thiện, song vẫn còn thấp, kỷ luật lao động, tác phong công nghiệp chưa cao, năng suất lao động còn thấp… ảnh hưởng chất lượng và tính cạnh tranh của sản phẩm. 5. Giải pháp cơ bản để xây dựng giai cấp công nhân hiện đại của Việt Nam Trước hết, các tư liệu thực tế cho thấy, có đủ căn cứ vững chắc để đề xuất những giải pháp cơ bản xây dựng GCCN hiện đại của Việt Nam theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng ta. Mới đây, trong lễ kỷ niệm 135 năm Ngày Quốc tế lao động, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã công bố số liệu khái quát: tuy GCCN Việt Nam hiện nay chỉ chiếm khoảng 14% dân số, 27% lực lượng lao động, song hằng năm GCCN đã tạo ra trên 65% giá trị tổng sản phẩm xã hội và hơn 70% giá trị thu ngân sách nhà nước… Với bản lĩnh cách mạng và tính chính trị - xã hội tích cực, GCCN nước ta thật sự là nòng cốt của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đi đầu trong sự nghiệp CNH, HĐH, xứng đáng là giai cấp lãnh đạo xã hội thông qua Đảng ta... Tổng cục Thống kê nước ta công bố: lực lượng lao động nước ta năm 2020 ước tính là 48,3 triệu người (nếu cộng cả số giảm đi trong năm 2019 thì “tính tròn” khoảng 50 triệu người). Trong 50 triệu người đó, có 64,8% ở khu vực thành thị, bao gồm nhiều loại công nhân, trong đó số được đào tạo chuyên môn kỹ thuật chiếm 23,1%. Với đà phát triển mới, khoảng 10 đến 20 14 Downloaded by v? ngoc ([email protected]) lOMoARcPSD|17343589 năm nữa, việc GCCN Việt Nam trở thành GCCN hiện đại là khả thi. Tuy nhiên, cần có một số giải pháp cơ bản, khả thi và quyết liệt thì mục tiêu này mới thành hiện thực. Một là, thống nhất và nâng cao nhận thức về xây dựng GCCN hiện đại Cần triển khai tuyên truyền, giáo dục thông qua hệ thống tuyên giáo, hệ thống các trường chính trị, qua các phương tiện thông tin đại chúng của cả nước về quan điểm, chủ trương của Đại hội XIII của Đảng về xây dựng GCCN Việt Nam hiện đại - tầm nhìn đến năm 2030 và 2045, gắn liền với mục tiêu nước ta trở thành nước công nghiệp hiện đại, theo đúng định hướng XHCN. Việc tuyên truyền, giáo dục này phải được tiến hành thường xuyên từ trong các tổ chức đảng, cơ quan nhà nước, công đoàn, đoàn thanh niên các cấp, các loại doanh nghiệp, nòng cốt là doanh nghiệp nhà nước. Đối với cán bộ, đảng viên, khẩn trương mở các đợt tập huấn về những cái mới của GCCN hiện đại Việt Nam từ cán bộ cấp chiến lược đến các cấp dưới, để đội ngũ này làm nòng cốt, hướng dẫn việc tuyên truyền, giáo dục cho toàn xã hội… Hai là, cụ thể hóa mục tiêu xây dựng GCCN hiện đại Sớm cụ thể hóa Văn kiện Đại hội XIII của Đảng bằng việc xây dựng một nghị quyết mới về xây dựng giai cấp công nhân hiện đại của Việt Nam. Sau đó, xây dựng Chiến lược phát triển GCCN Việt Nam đến năm 2030, 2045; cụ thể hóa tiếp thành Chương trình hành động, kế hoạch… Tập trung đào tạo công nhân chất lượng cao về trình độ học vấn, khoa học - công nghệ, tay nghề, chính trị, đạo đức…, trước hết ở các ngành mũi nhọn, nòng cốt, tiêu biểu. Xây dựng các cơ chế cụ thể hơn để giám sát được việc thực thi quyền dân chủ của công nhân trong các đơn vị, tạo việc làm đúng tay nghề, sử dụng, đãi ngộ công nhân, nâng cao chất lượng lao động, chất lượng sống về vật chất, tinh thần của công nhân. Có kế hoạch bồi dưỡng, kết nạp công nhân ưu tú vào Đảng và bố trí cán bộ xuất thân từ công nhân tham gia cấp ủy các cấp. Đảng lãnh đạo Nhà nước đưa các nội dung đó vào một số luật, chính sách mới của Nhà nước để các doanh nghiệp, công đoàn thực hiện. D. KẾT LUẬN 15 Downloaded by v? ngoc ([email protected]) lOMoARcPSD|17343589 Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam là xóa bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa, xóa bỏ chế độ bóc lột, tự giải phóng, giải phóng nhân dân lao động và toàn thể nhân loại khỏi sự áp bức, bóc lột, xây dựng thành công xã hội cộng sản chủ nghĩa. Để phát triển giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay, Đảng đã có phương hướng: xây dựng giai cấp công nhân vững mạnh, bản lĩnh, nhạy cảm với biến động trong nước và tình hình quốc tế; phát triển công nhân cả về số lượng và chất lượng. Về giải pháp, Đảng cần: nâng cao nhận thức kiên định về giai cấp công nhân có vai trò lãnh đạo cách mạng, phát huy sức mạnh của liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí trí thức và doanh nhân, gắn chiến lược giai cấp công nhân với chiến lược tình hình kinh tế, bồi dưỡng nâng cao trình độ về mọi mặt. 16 Downloaded by v? ngoc ([email protected])
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan